MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI NÓI ĐẦU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thiết nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………......5 8. Kết cấu đề tài 6 B. PHẦN NỘI DUNG 7 CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 7 1.1. Khái niệm tuyển dụng công chức 7 1.1.1. Khái niệm Công chức 8 1.1.2. Khái niệm tuyển dụng 9 1.1.3. Tuyển dụng công chức 10 1.2. Vai trò của tuyển dụng công chức 11 1.2.1. Vai trò của tuyển dụng công chức đối với xã hội 11 1.2.2. Vai trò của tuyển dụng công chức đối với tổ chức 11 1.2.3.Vai trò tuyển dụng công chức đối với ứng viên 12 1.2.4. Vai trò của công chức trong nền hành chính Quốc gia 12 1.3. Các nguyên tắc quản lý và phân loại công chức 13 1.4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 14 1.5. Các môn thi và hình thức tuyển dụng công chức 14 1.6. Điều kiện miễn thi một số môn trong thi tuyển công chức 16 1.7. Cách tính điểm và điều kiện trúng tuyển trong thi tuyển công chức 16 1.8. Quy trình tuyển dụng 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC GIANG 22 2.1. Tổng quan về Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Giang 22 2.1.2. Tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang 25 2.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang 27 2.1.4. Nhiệm vụ của các bộ phận trong Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 28 2.1.5. Mối quan hệ công tác 30 2.2. Thực trạng tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 30 2.2.1. Đặc điểm về đội ngũ công chức của Tỉnh Bắc Giang trong những năm qua 30 2.2.2. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức của Tỉnh Bắc Giang 34 2.2.3. Nguyên tắc trong tuyển dụng công chức Nhà nước Tỉnh Bắc Giang 35 2.2.4. Những đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng công chức của Tỉnh Bắc Giang 36 2.2.5. Hình thức tuyển dụng công chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang 36 2.2.6. Quy trình tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 38 2.2.7. Kết quả của quá trình tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 43 2.3. Nhận xét, đánh giá về hoạt động tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 48 2.3.1. Nhận xét chung về công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội Vụ Tỉnh Bắc Giang 48 2.3.2. Ưu điểm của công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 48 2.3.3. Hạn chế của công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 49 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 50 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC GIANG 52 3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức tỉnh Bắc Giang 52 3.1.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 53 3.1.2. Nhóm giải pháp về phía Tỉnh Bắc Giang 55 3.1.3. Nhóm giải pháp về phía người dự tuyển công chức của Tỉnh 58 3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức Tỉnh Bắc Giang 59 3.2.1. Đối với Nhà nước 59 3.2.2. Đối với Tỉnh Bắc Giang 60 3.2.3. Đối với các ứng viên dự tuyển công chức của Tỉnh 60 C.PHẦN KẾT LUẬN 62 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 E. PHỤ LỤC
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC GIANG
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Người hướng dẫn : PGS TS TRẦN ĐÌNH THẢO
Sinh viên thực hiện : TRỊNH THỊ HOA
Mã số SV, khóa, lớp : 1407QTNB018, 2014 - 2016, 1407QTNB
HÀ NỘI - 2016
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Tổ chức và Quản lýnhân lực – Trường Đại học Nội vụ Hà nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình củathầy cô, gia đình, bạn bè và người thân, Tôi đã hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ
Tỉnh Bắc Giang”
Để hoàn thành bài khóa luận này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến PGS.TS Trần Đình Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ Tôi trongsuốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Đồng thời Tôi cũng xin cám ơn cácthầy cô trong khoa nhân lực đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốtthời gian Tôi học tập tại trường
Bên cạnh đó, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, trực tiếp là phòng Xây dựng chính quyền đã giúp đỡTôi hoàn thành bài khóa luận này Trong thời gian nghiên cứu Tôi đã được sựgiúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng, đặc biệt là chị Trần Kim Dung –người đã trực tiếp hướng dẫn Tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin,tài liệu về cơ quan và những tài liệu liên quan đến việc viết khóa luận
Cuối cùng Tôi xin chúc Quý Thầy, Cô khoa Tổ chức và Quản lý nhânlực – Trường Đại học Nội vụ Hà nội mạnh khỏe, công tác tốt Chúc Sở Nội
Vụ Tỉnh Bắc Giang ngày càng thịnh vượng hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Hoa
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:“cán bộ, công chức là gốccủa vấn đề” Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của bộmáy hành chính Nhà Nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân
Đội ngũ cán bộ công chức cũng là nhân tố quan trọng, quyết định đến sựtồn tại và phát triển của Nhà nước, trực tiếp thực hiện quyền lực trong quản lý
xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quảcủa nền hành chính Trong điều kiện cải cách hành chính, hướng tới xây dựngmột nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hóa thì vấn đềtuyển dụng và xây dựng đội ngũ công chức càng có ý nghĩa quyết định hơn baogiờ hết
Đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước ta rất nhiều
cơ hội cũng như thách thức Trước tình hình đó, đòi hỏi những cán bộ côngchức trong cơ quan Nhà nước, không chỉ ở cấp Trung ương và cả cấp địaphương phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩn chất chính trịmới có thể đưa nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn, để có thể tiến
xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chính vì ý nghĩa to lớn đó, Tôi đã chọn đề tài:“Nâng cao chất lượngtuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứukhóa luận của mình Tôi muốn đóng góp một chút công sức của mình vào việcnghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quảcông tác tuyển dụng công chức của Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang để hoàn thiệnhơn nữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán
bộ công chức
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thiết nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu……… 5
8 Kết cấu đề tài 6
B PHẦN NỘI DUNG 7
CHUƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 7
1.1 Khái niệm tuyển dụng công chức 7
1.1.1 Khái niệm Công chức 8
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng 9
1.1.3 Tuyển dụng công chức 10
1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức 11
1.2.1 Vai trò của tuyển dụng công chức đối với xã hội 11
1.2.2 Vai trò của tuyển dụng công chức đối với tổ chức 11
1.2.3.Vai trò tuyển dụng công chức đối với ứng viên 12
1.2.4 Vai trò của công chức trong nền hành chính Quốc gia 12
1.3 Các nguyên tắc quản lý và phân loại công chức 13
1.4 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 14
Trang 51.5 Các môn thi và hình thức tuyển dụng công chức 14
1.6 Điều kiện miễn thi một số môn trong thi tuyển công chức 16
1.7 Cách tính điểm và điều kiện trúng tuyển trong thi tuyển công chức 16
1.8 Quy trình tuyển dụng 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC GIANG 22
2.1 Tổng quan về Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Giang 22
2.1.2 Tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang 25
2.1.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang 27
2.1.4 Nhiệm vụ của các bộ phận trong Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 28
2.1.5 Mối quan hệ công tác 30
2.2 Thực trạng tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 30
2.2.1 Đặc điểm về đội ngũ công chức của Tỉnh Bắc Giang trong những năm qua 30
2.2.2 Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức của Tỉnh Bắc Giang 34
2.2.3 Nguyên tắc trong tuyển dụng công chức Nhà nước Tỉnh Bắc Giang 35
2.2.4 Những đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng công chức của Tỉnh Bắc Giang 36
2.2.5 Hình thức tuyển dụng công chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang 36
2.2.6 Quy trình tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 38
Trang 62.2.7 Kết quả của quá trình tuyển dụng công chức Nhà nước tại Sở Nội
vụ Tỉnh Bắc Giang 43
2.3 Nhận xét, đánh giá về hoạt động tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 48
2.3.1 Nhận xét chung về công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội Vụ Tỉnh Bắc Giang 48
2.3.2 Ưu điểm của công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 48
2.3.3 Hạn chế của công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 49
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang 50
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC GIANG 52
3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức tỉnh Bắc Giang 52
3.1.1 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 53
3.1.2 Nhóm giải pháp về phía Tỉnh Bắc Giang 55
3.1.3 Nhóm giải pháp về phía người dự tuyển công chức của Tỉnh 58
3.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức Tỉnh Bắc Giang 59
3.2.1 Đối với Nhà nước 59
3.2.2 Đối với Tỉnh Bắc Giang 60
3.2.3 Đối với các ứng viên dự tuyển công chức của Tỉnh 60
C.PHẦN KẾT LUẬN 62
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 7E PHỤ LỤC
Trang 8SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển dụng công chức
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng công chức Nhà nước tỉnh Bắc giangtại Sở Nội vụ
Bảng 2.1: Thống kê số lượng công chức của Tỉnh Bắc Giang 2015)
Bảng 2.2: Thống kê về độ tuổi công chức của Tỉnh Bắc Giang 2015)
(2013-Bảng 2.3: Thống kê về năng lực, chuyên môn của đội ngũ công chứccủa Tỉnh Bắc Giang (2013- 2015)
Bảng 2.4: Số thí sinh bỏ thi tuyển công chức Nhà nước tỉnh Bắcgiang( giai đoạn 2013-2015)
Bảng 2.5: Số thí sinh vi phạm Nội quy, quy chế dự thi tuyển công chứcNhà nước tỉnh Bắc giang (2013-2015)
Bảng 2.6: Kết quả trúng tuyển thi tuyển công chức Nhà nước tỉnh BắcGiang tại Sở Nội vụ (2013-2015)
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 10A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã từng nói rằng:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Người luôn tin tưởng vào nhân dân, đặc biệt là cán bộ công chức nhànước, cán bộ có vững thì dân mới tin tưởng vào đảng và nhà nước Xây dựngđội ngũ công chức hành chính nhà nước (HCNN) là mối quan tâm hàng đầucủa Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới tronggiai đoạn hiện nay Trong các hoạt động quản trị nhân lực, công tác tuyểndụng là bước đầu quyết định chất lượng nhân lực Công tác tuyển dụng cóthực hiện tốt thì tổ chức mới có vốn nhân lực đủ khả năng thực hiện côngviệc, đảm bảo cho tổ chức phát triển vững mạnh.Tuyển dụng công chức Nhànước là một khâu trọng yếu của công tác tổ chức nhân sự hành chính nhằmtuyển dụng được người có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện công vụ
Tuyển dụng chính là khâu then chốt của Quản trị nhân lực mà tất cả các
cơ quan tổ chức dù lớn hay nhỏ đều phải thực hiện Nhân lực chính là tài sản,
là “huyết mạch” đối với mỗi tổ chức Tuyển dụng là khâu đầu tiên, quan trọng để lựa chọn “huyết mạch” ấy đạt hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho sự phát triển của cả tổ chức Có thể so sánh rằng: “Con người giống như những sợi dây đàn và công tác tuyển dụng giống như những chiếc đàn bầu tạo nên âm hưởng và cộng hưởng cho một bản nhạc lớn – chính là tạo nên sự thành công cho một tổ chức”
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, có nhiềudoanh nghiệp mới hình thành và phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là sựcạnh tranh ngày càng gay gắt trên thương trường Vì thế, bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng ý thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị nhân lực,trong một tổ chức, doanh nghiệp dù có cơ sở vât chất hiện đại, nguồn tài
Trang 11chính dồi dào mà chất lượng nhân lực kém thì cũng không thể thành côngđược Muốn làm tốt hoạt động quản trị nhân lực, doanh nghiệp cần thực hiệntốt từng khâu trong hoạt động đó Công tác tuyển dụng nhân lực là một trongnhững khâu đầu tiên và quan trọng nhất của hoạt động quản trị nhân lực.
Tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng đều biết cách tìm kiếm, sửdụng và khai thác nguồn lực này sao cho có hiệu quả Quy trình tuyển dụngcông chức vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng“ đầu vào” vẫn còn chưa cao, cònnhiều hạn chế trong quá trình tuyển dụng tại các cơ quan nhà nước Trongnhững năm qua, công tác tuyển dụng công chức hành chính của tỉnh Bắc
Giang được thực hiện theo Luật Cán bộ công chức năm 2008 và các văn bản
của Chính phủ đã đạt được những thành quả đáng kể, song vẫn còn nhiều bấtcập Chất lượng của đội ngũ công chức trúng tuyển vẫn chưa cao và chưa đápứng nhu cầu thực sự của nền hành chính hiện nay
Từ việc nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, kết hợp những kiếnthức đã được học tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và qua thời gian thực tập
tại Sở Nội Vụ Tỉnh Bắc Giang, Tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Với đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ
Tỉnh Bắc Giang” đã có rất nhiều người chọn và viết về đề tài này, như tại các
trường Đại học Lao Động Xã Hội và trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Được học và tiếp xúc với chuyên ngành Quản trị nhân lực, sâu hơn là bộmôn chuyên ngành Quản trị nhân lực I và II, đã giúp Tôi hiểu rõ hơn cơ sở lýluận về công tác tuyển dụng nhân sự ở các công ty, doanh nghiệp, tổ chức…Qua tìm hiểu và nghiên cứu Tôi đã có một khối lượng kiến thức để tuy duy và
hình thành nên cơ sở khi nghiên cứu về đề tài “Nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang”.
Tham khảo Giáo trình Quản trị nhân lưc - Th.s Nguyễn Vân Điềm –
Trang 12PGS TS Nguyễn Ngọc Quân, năm xuất bản 2007, trường đại học Kinh Tế
Quốc Dân; Giáo trình Quản trị nhân lực, Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải ( 2010), Nxb Thống kê, Hà Nội
Tham khảo Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm
2008 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở nội vụ tỉnh Bắc Giang Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày
23 tháng 7 năm 2013 về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức
bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
Các công trình nghiên cứu về tuyển dụng công chức Nhà nước:
- Đề tài nghiên cứu : “ Đánh giá công tác tuyển dụng công chức tại Ủy
ban Nhân dân xã Huyện Lục Nam Tỉnh Bắc Giang” của tác giả Phan Thị Hằng
( năm 2013), Đại học Công Đoàn
- Đề tài : “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công
tác tuyển dụng công chức cấp cơ sở tại trường chính trị tỉnh Bắc giang” của tác giả Nguyễn Thị Liên ( năm 2005)”, Học viện Hành Chính quốc gia Hà nội
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả thi tuyển cán bộ, công chức cấp xã của
Ủy ban Nhân dân huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình” của Nguyễn Quỳnh Trang( năm 2008 ), Đại Học Lao động và Xã hội
- Đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển
dụng cán bộ công chức tại Sở Khoa học và Công Nghệ Tỉnh Bắc Giang” của tác
giả Hà Thu An ( năm 2011), Đại học Công Đoàn
* Bài học kinh nghiệm rút ra từ các đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, phải xây dựng được khung cơ sở lí luận chính xác và cụ thể vềvấn đề cần nghiên cứu để có thể triển khai phân tích thực trạng được chính xác
Thứ hai, phải biết kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau,không chỉ là những phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích… mà nên sửdụng cả việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng hỏi
Thứ ba, sau mỗi phần phân tích thực trạng nên có những đánh giá ưuđiểm, nhược điểm để người đọc có thể tổng hợp được luôn vấn đề đang
Trang 13nghiên cứu.
Thứ tư, trong phần đánh giá chung về công tác tuyển dụng, nêu ranhững ưu nhược điểm của quy trình nhưng đồng thời cũng phải chỉ ra nhữngnguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại đó Chỉ ra được nguyên nhânđúng thì mới có thể đề xuất được các giải pháp chính xác
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức Nhànước, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tuyển dụng côngchức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
Thứ hai, đánh giá thực trạng công tuyển dụng công chức, tìm ra nhữngnguyên nhân, hạn chế cũng như ưu nhược điểm của công tác tuyển dụng côngchức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệuquả tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyển dụng, công chức, tuyểndụng công chức
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tuyển dụng công chức quathực tiễn tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
Thứ ba, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nhằm đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụTỉnh Bắc Giang
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công tác tuyển dụng công chức tại
Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
- Địa điểm: Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
- Thời gian: giai đoạn 2013-2015
6 Giả thiết nghiên cứu
Trong những năm qua công tác tuyển dụng công chức Tỉnh Bắc Giang
Trang 14đã có bước phát triển; tuy nhiên, so với yêu cầu còn yếu về mặt chất lượngcủa đội ngũ cán bộ công chức vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của công việc, vềnăng lực chuyên môn cũng như đạo đức chính trị, chưa có quy chế quy định
rõ ràng trong hoạt tuyển dụng
Căn cứ vào giáo trình, các văn bản pháp luật quy định về công táctuyển dụng công chức kết hợp với hệ thống số liệu thực tế, đề tài đã phân tích
rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn tuyển dụng cán bộ, công chức Đánhgiá đúng thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại Sở Nội Tỉnh BắcGiang, vận dụng kết quả đạt được vào việc tổ chức, quản lý cũng như đào tạonâng cao chất lượng cán bộ công chức của Tỉnh
Vì vậy nếu đề xuất các giải pháp phù hợp đối với thực tiễn công táctuyển dụng tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang, sẽ giúp công tác này thực hiện tốthơn từ đó sẽ đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao để phát huy những thếmạnh của Tỉnh Bắc Giang, để phát triển kinh tế xã hội của toàn Tỉnh
7 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng do đặc thù của đề tài cũngnhư đặc thù của Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang nên tôi đã lựa chọn các phươngpháp sau để nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu: dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành
thu thập tài liệu theo không gian và thời gian tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang vàcác tài liệu liên quan đến tuyển dụng công chức Nhà Nước
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp so sánh đánh giá dựa
trên các nguồn số liệu từ sách báo và số liệu thực tế thu thập được tại SởNội vụ Tỉnh Bắc Giang
- Phương pháp khảo sát thực tế, kiểm tra thực tế để thấy được thực
trạng của công tác tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chínhNhà Nước
- Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: sơ đồ mô hình hoá,
thống kê kinh tế, xử lý thông tin, quan sát
Trang 158 Kết cấu đề tài
Ngoài lời cám ơn, lời nói đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận này được trìnhbày gồm 3 chương:
A PHẦN MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
Phần nội dung bao gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức Nhà nước
Chương II: Thực trạng tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh BắcGiang
Chương III: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chấtlượng tuyển dụng công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
C PHẦN KẾT LUẬN
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
E PHỤ LỤC
Trang 16B PHẦN NỘI DUNG CHUƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
1.1 Khái niệm tuyển dụng công chức
Công chức – khái niệm về công chức có lịch sử khá lâu dài, trải quanhiều thời gian sau thì cho đến thế kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bắt đầuhình thành và phát triển ở Châu Âu phong kiến Tuy nhiên thuật ngữ côngchức chính thức được ra đời tại Nước Anh trong thế kỷ XIX( năm 1847)
Tại Hoa Kỳ, nước này đảm bảo được chât lượng công chức ngay từ
đầu vào bằng việc thực hiện sự minh bạch, nghiêm ngặt trong khâu tuyểndụng công chức
Ở Singapore họ có quan niệm về công chức chính là chìa khóa thành
công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài
Trung Quốc cũng chú trọng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất,
năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức và coi đây là một phầntrong chiến lược thực hiện và đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống công vụ
Để làm được công chức và được tuyển dụng, các ứng viên tham dự phải trảiqua một kỳ thi tương đối khó khăn và khắc nghiệt
Tại Nhật Bản, hình ảnh các công chức Nhật Bản là một trong những
biểu tượng nổi bật của đất nước này Công chức Nhật có tác phong làm việctập trung và thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc, tạo hiệu quả cao khiến cho
họ được đề cao so với thế giới
Bên cạnh những đóng góp, những thành tựu đã đạt được của đội ngũ cán
bộ công chức Nhà nước, thì còn rất nhiều hạn chế, sai xót cần phải sửa đổi Saukhi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm côngchức là công bộc của dân, Bác phê phán thói ngông nghênh cậy thế cậy quyền
của công chức và cho rằng : “Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái
tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền… Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết
Trang 17sức tránh Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân.…”[ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.47-48]
1.1.1 Khái niệm Công chức
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008,
ngày 13 tháng 11 năm 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Theo điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức và điều 2 Nghị định số117/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, điều 1 Thông tư09/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đinh 117/2003/
NĐ- CP, đã quy định: “công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng
vào biên chế, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên, hưởng lương từ ngân sách, làm việc trong các cơ quan nhà”.
Theo khoản 3 điều 23 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh cán bộ,
công chức thì, “người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại
điểm b và điềm c khỏan 1 điều 1 của Pháp lệnh này phải thực hiện chế độ
Trang 18công chức dự bị” Khoản 6 mục 2 phần II thông tư 09/2004/TT-BNV cũng đã
quy định một số trường hợp tuyển dụng vào công chức không qua chế độ công chức dự bị
Như vậy những người được tuyển vào làm công chức trong cơ quanNhà nước nói chung, cơ quan Hành chính Nhà nước nói riêng bao gồm nhữngngười phải qua giai đoạn công chức dự bị là đối tượng thuộc phạm vi điềuchỉnh của Nghị định 115/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ công chức dự
bị, và những người không phải qua chế độ công chức dự bị thuộc phạm viđiều chỉnh của Nghị định 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyểndụng, sử dụng, và quản lí cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng
Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi vì: vớibất cứ tổ chức nào, để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốttrình độ chuyên môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng.Tuyển dụng giúp những nhà quản lý có thể lựa chọn được người phù hợp vớitừng vị trí trong tổ chức Có thể khẳng định đây chính là tiền đề, là nền tảngcho sự phát triển của bất kỳ tổ chức, đơn vị nào
Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc
có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổchức Đồng thời, là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khácnhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợpvới yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được
Theo nghĩa rộng: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn
và sử dụng người lao động Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụng bắt đầu
từ khi thu hút ứng viên đến khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị
nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội: “Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm
kiếm, thu hút và lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng và bổ sung
Trang 19lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp”
Theo ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2010),Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: Tuyểndụng là quá trình bao gồm quá trình “ tuyển mộ” và quá trình “ tuyển chọn”
“ Tuyển mộ” là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ
lực lượng lao động xã hội và lực lượng bên trong tổ chức Mọi tổ chức phải
có đầy đủ khả năng để thu hút số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạtđược các mục tiêu của mình Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hướng rất lớn đếnhiệu quả của quá trình tuyển chọn
“ Tuyển chọn” là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh
khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phùhợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quátrình tuyển mộ
Như vậy, tuyển dụng người mới cho tổ chức là một hoạt động khôngthể thiếu cho bất kì cơ quan, tổ chức nào Hoạt động này nhằm mục tiêu đápứng nhu cầu nhân sự của cơ quan tổ chức( bao gồm việc xây dựng, duy trì và
mở rộng nhân sự), phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức
Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003
về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan
Nhà nước thì“ tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế
của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”.
Trang 20Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người được tuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự, quá trình tuyển dụng bao gồm các giai đoạn:
- Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức
- Thu hút người lao động tham gia dự tuyển
- Tuyển chọn ra những người đáp ứng được yêu cầu do tổ chức đặt ra
- Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ
- Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức
1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức
1.2.1 Vai trò của tuyển dụng công chức đối với xã hội
Đối với xã hội, hoạt động tuyển dụng công chức tốt sẽ giúp xã hội sửdụng hợp lý tối đa hóa nguồn nhân lực Như đã biết nước ta là một nước cónguồn nhân lực dồi dào (dân số đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á), vìvậy nếu sử dụng tốt nguồn nhân lực này, không chỉ có lợi cho tổ chức, ngườilao động, mà còn tác động rất lớn đến xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triểnmạnh mẽ
Mặt khác, tuyển dụng công chức sẽ giúp giải quyết được vấn đề việclàm trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽgiảm đáng kể, đồng thời, nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cảthiện hơn rất nhiều Tuyển dụng công chức tốt sẽ góp phần vào việc xây dựngmột xã hội văn minh, giàu đẹp Giúp xã hội sử dụng hợp lý tốt đa nguồn lực,
là đầu ra của đào tạo nguồn nhân lực, có thể giải quyết vấn đề việc làm xã hội
1.2.2 Vai trò của tuyển dụng công chức đối với tổ chức
Đối với tổ chức, tuyển dụng công chức được xem là điều kiện tiênquyết cho sự thắng lợi của bất kỳ tổ chức nào, bởi vì mọi hoạt động là do conngười thực hiện và con người chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổchức khi đáp ứng nhu cầu công việc
Tuyển dụng công chức thành công giúp cho tổ chức tránh được nhữngrủi ro như: tuyển lại, tuyển mới, sa thải
Trang 21Tuyển dụng công chức sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả cáchoạt động quản trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bốtrí, tạo động lực, thù lao lao động, kỷ luật lao động
Tuyển dụng công chức thành công góp phần thúc đẩy văn hóa của tổchức ngày càng lành mạnh Có được đội ngũ nhân viên có trình độ, kinhnghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển, có tính cạnh tranh cao Ngược lại
có thể dẫn tới hoạt động kém hiệu quả, lãng phí nguồn nhân lực
1.2.3.Vai trò tuyển dụng công chức đối với ứng viên
Công tác tuyển dụng công chức tốt sẽ mang lại cho các ứng viên nhiềulợi ích: họ được đánh giá đúng năng lực trình độ, được bố trí vào công việcphù hợp với khả năng và nguyện vọng, họ tích cực và đóng góp nhiều hơn
cho sự phát triển của tổ chức
Tuyển dụng công chức giúp các ứng viên có thể lựa chọn công việc phùhợp với trình độ chuyên môn của mình, đồng thời họ có cơ hội được thăngtiến, cơ hội để khẳng định mình ở một vị trí khác thông qua tuyển dụng, họđược đánh giá đúng năng lực, trình độ chuyên môn, được bố trí vào công việcphù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình từ đó mà họ đóng gópnhiều hơn cho cơ quan, tổ chức sự nghiệp
1.2.4 Vai trò của công chức trong nền hành chính Quốc gia
Nền hành chính theo nghĩa rộng là hoạt động quản lý, điêu hành côngviệc của mọi tổ chức Nhà nước cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức chínhtrị xã hội theo chức năng nhiệm vụ Điều lệ của từng tổ chức Hành chínhNhà nước là hoạt động chính của cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước đểquản lý, điều hành các hoạt động trong các lĩnh vực đời sống xã hội theo phápluật Nền hành chính Nhà nước có 3 yếu tố cấu thành là:
Thứ nhất, hệ thống thể chế để quản lý xã hội theo pháp luật, bao gồm
hệ thống các văn bản pháp luật là cơ sở để quản lý Nhà nước
Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính cáccấp, các ngành từ chính phủ đến chính quyền cơ sở
Trang 22Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính bao gồm những ngườithực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền.
Như vậy cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếucủa bất kỳ nền hành chính nào Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật đểquản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thểchế của giải cấp cầm quyền
1.3 Các nguyên tắc quản lý và phân loại công chức
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân
và phân công, phân cấp rõ ràng
- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trênphẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ
- Thực hiện bình đẳng giới
Phân loại công chức
Theo điều 34, Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, ngày13/11/2008 của Quốc Hội đã quy định:
- Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên caocấp hoặc tương đương;
Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênchính hoặc tương đương;
Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênhoặc tương đương;
Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc
Trang 23tương đương và ngạch nhân viên.
- Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1.4 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Theo điều 36, Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, ngày13/11/2008 của Quốc Hội đã quy định:
- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
Đủ 18 tuổi trở lên;
Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
Không cư trú tại Việt Nam;
Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấphành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa ántích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh,
cơ sở giáo dục
1.5 Các môn thi và hình thức tuyển dụng công chức
Môn thi:
Theo điều 8, Nghị định của Chính phủ số 24/2010/NĐ-CP, ngày
15 tháng 03 năm 2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
đã quy định:
Trang 24- Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộmáy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chínhnhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài
về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm
Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học,môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nộidung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp vớiyêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng Trong trường hợp này, người dựtuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin họcvăn phòng quy định tại khoản 4 Điều này
- Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứtiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầucủa vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụngcông chức quyết định
Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thimôn ngoại ngữ được thay thề bằng thi tiếng dân tộc thiểu số Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nộidung thi tiếng dân tộc thiểu số
- Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩmquyền tuyển dụng công chức quyết định
Hình thức tuyển dụng
- Thông qua thi tuyển: Việc tuyển dụng công chức phải được thông
qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 3 của Luật cán bộ
Trang 25công chức Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành
nghề,bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lựcđáp ứng yêu cầu công việc Trong hình thức thi tuyển tùy theo yêu cầu đặt ranên tiêu chuẩn cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định về đối tượng, trình độđào tạo Thi tuyển có thể thực hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyênmôn, khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực
cụ thể
- Thông qua xét tuyển: Là những người có đủ điều kiện quy định tại
khoản 1 điều 3 của Luật CB, CC cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở
lên ở miền núi, biên giới, hải đảo,vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiếu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụngthông qua hình thức xét tuyển
1.6 Điều kiện miễn thi một số môn trong thi tuyển công chức
Theo điều 9, Nghị định 24/2010/NĐ- CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì:
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳthi tuyển công chức như sau:
- Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyênngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệpđại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam
- Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp
từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên
1.7 Cách tính điểm và điều kiện trúng tuyển trong thi tuyển công chức
Cách tính điểm
Theo điều 10, Nghị định của Chính phủ số 24/2010/NĐ-CP, ngày
15 tháng 03 năm 2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
đã quy định:
Trang 26- Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
- Điểm các môn thi được tính như sau:
+ Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắcnghiệm tính hệ số 1;
+ Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, môn tin học văn phòng: tính
hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi
- Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thứcchung và môn nghiệp vụ chuyên ngành tính theo quy định tại khoản 2 Điềunày cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này
Điều kiện trúng tuyển
Theo điều 11, Nghị định của Chính phủ số 24/2010/NĐ-CP, ngày
15 tháng 03 năm 2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
đã quy định:
- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điềukiện sau đây:
Có đủ các bài thi của các môn thi;
Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trongphạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vịtrí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngànhcao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyênngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyênngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được ngườitrúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứcquyết định người trúng tuyển
Trang 27- Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không đượcbảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
1.8 Quy trình tuyển dụng
Sơ đồ 1.1 Quy trình tuyển dụng công chức
Bước 1: Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển
Việc xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển làkhâu vô cùng quan trọng và phải được thực hiện đầu tiên trong quy trìnhtuyển dụng
Cần xác định rõ nguồn lực của tổ chức đang thiếu hụt như thế nào, từ
đó đưa ra những chỉ tiêu để tuyển dụng Với vị trí khác nhau thì yêu cầu đòi
Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển
Thu hút người tham gia quá trình
dự tuyển
Chọn người mới cho tổ chức
Tập sự hoặc thực hiện chế độ công chức dự bị
Ngạch công chức và bổ nhiệm ngạch công chức
Quy
trình
tuyển
dụng
Trang 28hỏi về năng lực chuyên môn khác nhau, các bộ phận căn cứ vào nhân lựcphòng mình và nhu cầu công việc để lập kết hoạch tuyển dụng.
Phòng Nhân sự phải tiến hành các bước sau:
a) Xác định lại nhu cầu tuyển dụng của các Phòng/ban/đơn vị về sốlượng, yêu cầu phục vụ cho công việc
b) Nếu xét thấy còn có một vài chi tiết chưa hợp lý thì trao đổi trực tiếpvới Trưởng Phòng/ban/đơn vị liên quan để thống nhất việc tuyển dụng
c) Sau khi thống nhất nhu cầu cần tuyển dụng thì tiến hành tổng hợptheo từng đối tượng, số lượng cần tuyển;
d) Lập kế hoạch tuyển dụng
Bước 2: Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển
Đối với người tham gia dự tuyển là người bên trong tổ chứcc
Tiến hành thu hút thông qua bảng thông báo tuyển dụng, đây là bảnthông báo về các vị trí công việc cần tuyển người Bản thông báo này đượcgửi đến các phòng ban trong tổ chức, thông báo này bao gồm các thông tin vềnhiệm vụ thuộc công việc và yêu cầu về trình độ của vị trí cần tuyển dụng
Thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công hân trong tổ chức, quakênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người có năng lựcphù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển một cách cụ thể và nhanh
Thu hút thông qua việc dán các thông báo tuyển dụng tại cơ quan, trangthông tin điện tử của cơ quan về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng
Đối với người tham gia dự tuyển bên ngoài tổ chức
Thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công chức từ bên trong cơquan, tổ chức
Thu hút thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như:trên các kênh của đài truyền hình phát thanh, trên các trang báo mạng điện tử,qua webside của cơ quan tổ chức
Bước 3: Chọn người mới cho tổ chức
Là quá trình thi tuyển và kết quả tuyển dụng chính là cái để mà quản lý
Trang 29lựa chọn người mới cho vị trí cần tuyển của mình.
Việc lựa chọn người mới cho tổ chức phải căn cứ vào kết quả thi tuyển,căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như phẩn chất cá nhân để tiến hành lựachọn ngời phù hợp nhất cho tổ chức
Bước 4: Tập sự hoặc thực hiện chế độ công chức dự bị
Theo mục 5, Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2010quy định: người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự
để làm quen với môi trường công tá, tập làm những công việc của vị trí việclàm được tuyển dụng
Thời gian tập sự được quy định như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
- Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01năm 2010 theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức thì chuyển sangthực hiện chế độ tập sự
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời giannghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định củapháp luật không được tính vào thời gian tập sự
Nội dung tập sự bao gồm:
- Nắm vững quy định của Luật cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụcủa công chức, những việc công chức không được làm
- Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầucủa vị trí việc làm dược tuyển dụng
- Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm tuyểndụng
Chế độ chính sách đối với người tập sự
Trong thời gian tập sự, ngươi tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợpvới yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch
Trang 30tuyển dụng.
Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạchtuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều nàytrong các trường hợp sau: làm việc miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; làmtrong các ngành nghề độc hại, nguy hiểm
Bước 5: Ngạch công chức và bổ nhiệm ngạch công chức
Theo điều 42, Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán bộ côngchức
Ngạch công chức bao gồm:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên
Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ củangạch;
- Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấucông chức của cơ quan, đơn vị, tổ chức
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong cáctrường hợp sau:
- Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự
- Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch
- Công chức chuyển sang ngạch tương đương
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH
BẮC GIANG
2.1 Tổng quan về Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Giang
( Một góc của Thành Phố Bắc Giang)
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùngtrung du và miền núi phía Bắc Là tỉnh miền núi có địa hình đa dạng, khí hậutương đối ôn hoà, ít bị ảnh hưởng của bão lụt cũng như hạn hán Hệ thống giaothông thuận lợi với đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và gần sân bay quốc tếNội Bài đã tạo nên nhưng điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế, củng cố
chính trị Bắc Giang còn là vùng đất một thời được ví là phiên dậu, là tứ
trấn trọng yếu của đất nước, với những chiến công vang dội mãi mãi đi vào
Trang 32lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Đó mãi là những giá trị văn hoá vô cùngquý giá.
Lịch sử xây dựng và phát triển của ngành tổ chức Nhà nước (TCNN)gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy Nhà nước Cáchmạng và quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốcqua các thời kỳ với những tên gọi khác nhau: Bộ Nội vụ (1945-1963), Ban Tổchức Dân chính (1963-1973), Ban Tổ chức Chính phủ (1973-1990), Ban Tổchức cán bộ Chính phủ (1990-2002) và hiện nay là Bộ Nội vụ Cùng với Lịch
sử, tên gọi của ngành qua các thời kỳ, ngành tổ chức Nhà nước tỉnh BắcGiang cũng có các tên gọi khác nhau, theo đó nhiệm vụ được giao từng thời
kỳ cũng khác nhau:
- Trước năm 1963 cơ quan làm công tác TCNN là Phòng Tổ chức cán
bộ thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh Phòng có chức năng, nhiệm vụ là: Nghiêncứu tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan hành chính, các xí nghiệp,nông, lâm trường trong tỉnh; thực hiện công tác tuyển dụng, điều động, đàotạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân, viênchức
- Từ năm 1963- 1968, do yêu cầu nhiệm vụ, tỉnh thành lập Ban Tổ chứcdân chính trên cơ sở sáp nhập 02 phòng trực thuộc UBHC tỉnh, đó là phòng
Tổ chức cán bộ và phòng Dân chính Nhiệm vụ của Ban Tổ chức Dân chínhlà: Xây dựng và kiện toàn bộ máy Chính quyền địa phương; phân nhiệm vàphân cấp quản lý; xây dựng và sửa đổi chế độ công tác; nghiên cứu việc điềuchỉnh địa giới; tổ chức phục vụ Bầu cử; kiện toàn Chính quyền cấp xã; huấnluyện ủy viên UBHC cấp xã; quản lý phân bổ biên chế;
- Từ 1968- 2003 có tên gọi là Ban Tổ chức Chính quyền (Ban TCCQ).Thời kỳ đầu, Ban Tổ chức Chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tham mưucho UBND tỉnh quản lý và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về các mặt công tác như: Công tác Tổ chức cán bộ; công tác bầu cửQuốc hội và HĐND các cấp; công tác địa giới hành chính; công tác xây dựng
Trang 33chính quyền các cấp; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Từ năm 2004 đến nay, Ban Tổ chức Chính quyền được đổi tên là Sở Nội
vụ Về nhiệm vụ của Sở Nội vụ (Khi mới được thành lập) nhìn chung không có
gì thay đổi so với Ban Tổ chức Chính quyền, tuy nhiên Tổ chức bộ máy của Sở
có sự thay đổi đáng kể, khi còn là Ban TCCQ bộ máy gồm có 03 phòng; khi là
Sở Nội vụ bộ máy của Sở gồm 05 phòng Đến năm 2006, do yêu cầu của đấtnước, Chính phủ đã giao cho ngành nhiệm vụ thường trực BCĐ cải cách hànhchính Đến năm 2008, do yêu cầu cải cách bộ máy, Sở Nội vụ được tiếp nhận Tổchức và nhiệm vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng, Ban Tôn giáo và Trung tâmlưu trữ tỉnh để trở thành Sở có chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh
Hiện nay Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang được đặt tại:
Địa chỉ: Tầng 2 và tầng 3, Tòa nhà khối cơ quan chuyên môn, Khu liên cơquan Tỉnh Bắc Giang, Quảng trường 3/2, Phường Ngô Quyền, TP.Bắc Giang -Tỉnh Bắc Giang
ĐT: (0240)3 854 350
Fax: (0240)3 858 450
Email : so_noivu_vt@bacgiang.gov.vn
Website: http//sonoivubacgiang.gov.vn/
Trang 342.1.2 Tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang:
Các tổ chức tương đương
Tổ chức sự nghiệp trực thuộc
Văn
phòng
Sở
Thanh tra Sở
Phòng
tổ chức
bộ máy
và Biên chế
Phòng Công chức, Viên chức
và Đào tạo
Phòng Xây dựng chính quyền
Phòng Cải cách hành chính
Trung tâm lưu trữ
tỉnhBan tôn giáo
Ban thi đua
khen thưởng
Phó Giám đốc
Phó Giám đốcLãnh đạo Sở
Trang 35 Lãnh đạo Sở
- Sở Nội vụ có Giám đốc và 04 Phó Giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang, chịu tráchnhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội Vụ; thực hiện các chức trách,
nhiệm vụ của Giám đốc Sở quy định tại điều Nghị định số 24/2014/NĐ-CP
ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan cuyên môn
thuộc UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặtcông tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm
vụ được phân công Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở đượcGiám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
+ Một Phó Giám đốc: Phụ trách về tổ chức bộ máy và biên chế, quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và các chính sách khác đối với cán bộ,công chức, viên chức;
+ Một Phó Giám đốc: Phụ trách công tác xây dựng chính quyền, tôngiáo;
+ Một Phó Giám đốc: phụ trách công tác thi đua - khen thưởng, vănthư, lưu trữ
+ Một Phó Giám đốc: phụ trách công tác cải cách hành chính, thanh traphụ trách về tổ chức biên chế, công chức và viên chức
Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở
Trang 36Các tổ chức tương đương Chi cục trực thuộc Sở
- Ban Thi đua - Khen thưởng;
- Ban tôn giáo
Tổ chức sự nghiệp thuộc Sở:
Trung tâm lưu trữ (Sở Nội Vụ tiếp nhận nguyên trạng về tổ chức, biênchế, chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Trung tâmLưu trữ từ trực thuộc Văn phòng UBN tỉnh sang trực thuộc Sở Nội vụ)
2.1.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang
Vị trí, chức năng
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chứcnăng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềnội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhànước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổchức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua -khen thưởng
Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịuchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thờichiu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nộivụ
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các đề án, dự án; chương trình thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền,hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước được giao