1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình (tt)

26 367 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 373,88 KB

Nội dung

Quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất cũng đ bộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước như:sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất trái th

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆU HOA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

M s : 6034010

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học x hội, Viện Hàn lâm Khoa học X hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Bùi Quang Tuấn

Phản biện 1: Hoàng Văn Tú

Phản biện 2: Vũ Thư

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học x hội 10 giờ 50 phút ngày 08 tháng 08 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học x hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Yêu cầu thực tế nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trong b i cảnh phát triển, hội nhập kinh tế qu c tế Công tác quản lý và sử dụng đất cũng vì thế mà trở thành một trong những nội dung quan trọng của QLNN để đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững Quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất cũng đ bộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước như:sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất trái thẩm quyền, tranh chấp

và lấn chiếm đất đai, Vì vậy, tôi đ chọn đề tài “Quản lý nhà nước

về đất đai tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài

cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, pháp luật vấn đề quản lý nhà nước về đất đai được giới nghiên cứu khoa học pháp lí nghiên cứu khá nhiều ở các khía cạnh và phương diện khác nhau Điển hình là hàng loạt các công trình, các bài viết, các sách chuyên khảo đ và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như:

- Cu n Sách: “Quản lý nhà nước về đất đai” do Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái Sơn (chủ biên), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, năm 2007: Nêu lên một s vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai

và bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

- Bài tạp chí “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai” của Tiến sỹ Phạm Việt Dũng, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày

11 tháng 2 năm 2013

Trang 4

- “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị x

An Nhơn, tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sỹ của Ngô Tôn Thanh, Trường Đại học Đà Nẵng, thực hiện năm 2012

-“Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thanh Tâm, trường Đại học Kinh tế - Đại học Qu c gia Hà Nội, thực hiện năm 2014

Đó là nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có được những s liệu

và thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận văn của mình Có thể thấy, đ có một s công trình khoa học có liên quan đến

đề tài, và các công trình này đ đề cập những khía cạnh khá đa dạng

về vấn đề cấp GCNQSDĐ Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của học viên, hiện chưa có một công trình nào chuyên sâu nghiên cứu vấn đề quản

lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Ninh Bình Do vậy, tác giả chọn đề tài như hiện tại để làm đề tài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của các công trình đ kể trên là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đ i với học viên khi thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có mục tiêu làm sáng tỏ thực trạng QLNN về đất đai, qua đó đề xuất một s giải pháp, chủ yếu để hoàn thiện quản lý Nhà

nước về đất đai tại thành ph Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận văn có các nhiệm

Trang 5

nguyên nhân và các tác động của các hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế x hội của tỉnh Ninh Bình

- Đề xuất một s giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai tại thành ph Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Hệ th ng quan điểm, đường l i chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương và quan điểm chỉ đạo của chính quyền tỉnh Ninh Bình về hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn và thực tiễn thực hiện

* Phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai có nội dung rất rộng Tuy nhiên Đề tài chủ yếu nghiên cứu về 3 hoạt động quản lý cụ thể là: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo luận văn có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn các mục tiêu đề ra và cũng để đảm bảo đúng dung lượng s trang theo quy định của học viện Từ đó góp phần xác định

rõ phương hướng và có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành

ph Ninh Bình

Trang 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả sử dụng các phương pháp như: Phân tích th ng kê, khái quát, so sánh, đánh giá, tổng hợp…., Thực hiện qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá các nghin cứu lý luận thực tiễn khi thực hiện chính sách đất đai Trên cơ

sở đó, cùng với tình hình thực tế và đặc điểm của thành ph Ninh Bình, tác giả chọn các chỉ tiêu và nội dung đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là hữu ích của các cơ quan hữu quan trong hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đất đai liên quan tới công tác quản lý nhà nước về đất đai Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác tổ chức thực thi pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận văn được cơ cấu thành

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý

nhà nước đất đai tại thành ph Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Kết Luân

Trang 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Quản lý nhà nước về đất đai

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

- Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN): Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh Vậy Quản lý nhà

nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành

vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

- Khái niệm QLNN về đất đai:

QLNN về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đ i với đất đai Đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân ph i và phân ph i lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các

nguồn lợi từ đất đai

1.1.2 Vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai

1.1.2.1 Vai trò quản lý nhà nước về đất đai

- Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai: Luật Đất đai 2013

quy định Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất đ i với đất đai bằng việc thực hiện những quyền năng cụ thể: quyết định mục đích sử dụng đất, quy định thời hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, định giá đất Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng, nhằm:

Trang 8

- Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả;

- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất, Nhà nước nắm được tổng thể quỹ đất và cơ cấu từng loại đất;

- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai;

- Phát hiện ra những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm

1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai

Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:

a Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước

b Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền

sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

c Tiết kiệm và hiệu quả

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai

- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả và công bằng: Đất đai cần được

sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm nhằm mang lại nguồn lợi cao nhất

- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Nhà nước có chính sách phát huy tạo nguồn v n từ đất đai thông qua việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế thu từ đất, từ đó điều tiết hợp

lý các khoản thu – chi ngân sách

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai có nội dung rất rộng, theo quy định tại Luật Đất đai 2013 có nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trang 9

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

7 Th ng kê, kiểm kê đất đai;

8 Quản lý tài chính về đất đai;

9 Quản lý và phát triển thị trường QSD đất trong thị trường bất động sản;

10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, t cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

1.3 Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 1.3.1 Công cụ quản lý nhà nước về đất đai

1.3.1.1 Công cụ pháp luật

Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế độ, chính sách của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn Trong hệ th ng pháp luật của Nhà nước Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

Trang 10

đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông tư, các chỉ thị, các nghị quyết của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các ngành có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương

1.3.1.2 Công cụ quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự l nh đạo, chỉ đạo một cách th ng nhất trong quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch, kế hoạch đ được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được b trí, sắp xếp một cách hợp lý

1.3.1.3 Công cụ tài chính

Tài chính là tổng hợp các m i quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân ph i và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội

1.3.2 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai

Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ th ng đất đai và chủ

sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu đ đề ra trong những điều kiện

cụ thể về không gian và thời gian nhất định Các phương pháp quản

lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ th ng quản lý

1.5 Những yếu t ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất

đai tại địa phương

1.5.1 Điều kiện tự nhiên của địa phương

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc quản

lý đất đai bị chi ph i bởi điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ở đây

Trang 11

chủ yếu xét đến các yếu t như: khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, khoáng sản dưới lòng đất,… Nó ảnh hưởng lớn đến công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất

1.5.2 Hệ thống luật pháp về đất đai

Kinh tế càng phát triển, các m i quan hệ sử dụng đất đai càng phức tạp đòi hỏi hệ th ng luật pháp nói chung và hệ th ng luật pháp về đất đai nói riêng phải đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để công tác quản lý nhà nước được hiệu quả và thuận lợi

1.5.3 Tình hình kinh tế, xã hội của địa phương

Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra

1.5.4 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương

Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền địa phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản,

có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Ninh Bình

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã, phường hội

Trang 12

* Về vị trí địa lý

Thành ph Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của tỉnh Ninh Bình Thành ph này cũng nằm ở vị trí giao điểm của qu c lộ 1A với 2 qu c lộ 10 và Qu c lộ 38B đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ Gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn, Phúc Thành, Tân Thành, Thanh Bình, Vân Giang và 3 x , phường: Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến

* Về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và dân s :

Thành ph Ninh Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, x , phường hội, an ninh qu c phòng của tỉnh Ninh Bình [Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành ph Ninh Bình]

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành ph là 4.671,67 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp là 1.930,68 ha, chiếm 41,33%,

+ Đất phi nông nghiệp là 2.647,86 ha, chiếm 56,68%

+ Đất chưa sử dụng là 93,13 ha, chiếm 1,99%

Dân s trên toàn thành ph là: 116.266 người

* Kết cấu hạ tầng kinh tế - x , phường hội

Kết cấu hạ tầng KT- XH ở thành ph Ninh Bình đ và đang được nâng cấp, cải tạo, đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực như giao thông vận tải, viễn thông… tạo tiền đề cho quá trình CNH-HĐH

Văn hóa - x , phường hội có nhiều tiến bộ: Công tác giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm và đạt được kết quả cao; Sinh hoạt văn hóa quần chúng được tổ chức thường xuyên, góp phần giáo dục truyền

th ng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước phát triển nền văn hóa tiên tiến

Trang 13

Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe, dân s , gia đình và trẻ em được thực hiện t t

2.1.2 Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại thành ph Ninh Bình

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

- Đ i với cấp thành ph

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành ph Ninh Bình có 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng và 10 công chức chuyên môn nghiệp vụ

Biên chế công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của thành ph được cấp có thẩm quyền giao

-Đ i với cấp x , phường, phường:

Thực hiện Thông tư liên tịch s BNV, UBND thành ph đ b trí cán bộ địa chính cho 14 x , phường, phường trên địa bàn thành ph

50/2014/TTLT-BTNMT-2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

Theo Thông tư liên tịch s BNV Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc

50/2014/TTLT-BTNMT-Ủy ban nhân dân thành ph thực hiện chức năng tham mưu, giúp 50/2014/TTLT-BTNMT-Ủy ban nhân dân thành ph quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đ i với các thành ph có biển, đảo)

2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình

Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, công tác

Ngày đăng: 04/11/2017, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w