Giới thiệu quỹ đầu tư: Viet Investment ( VI ) là quỹ đầu tư với sứ mệnh đem lại lợi ích và mức sinh lời hợp lý cho các cổ đông và các khách hàng. Chúng tôi áp dụng nguyên tắc đầu tư theo định hướng giá trị trong dài hạn đối với các danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong nước, thay vì đi theo đuổi chính sách tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Đối tượng của quỹ chủ yếu là các công ty có hệ số PE ở mức trung bình, có tiềm năng tạo ra mức sinh lời tốt trong dài hạn. Chúng tôi luôn đảm bảo danh mục đầu tư được đa dạng hóa, chú trọng vào việc nhận diện và kiểm soát rủi ro.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
****
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
LỚP: CA 1,2 THỨ 3 GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ THU HƯƠNG
NHÓM 06 THÀNH VIÊN:
1 Lê Thị Huyền (NT) – 17A4010121
2 Công Ngọc Linh – 17A4010162
3 Nguyễn Thị Thanh Lịch – 17A4010159
4 Đậu Thị Trinh – 17A4010303
5 Trần Minh Trang – 17A4050226
6 Lường Thị Hương -
HÀ NỘI, NĂM 2017
I
Trang 2II XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Giới thiệu quỹ đầu tư: Viet Investment ( VI ) là quỹ đầu tư với sứ mệnh đem lại lợi ích
và mức sinh lời hợp lý cho các cổ đông và các khách hàng Chúng tôi áp dụng nguyên tắcđầu tư theo định hướng giá trị trong dài hạn đối với các danh mục đầu tư cho các nhà đầu
tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong nước, thay vì đi theo đuổi chính sách tăng trưởngnhanh trong ngắn hạn Đối tượng của quỹ chủ yếu là các công ty có hệ số P/E ở mứctrung bình, có tiềm năng tạo ra mức sinh lời tốt trong dài hạn Chúng tôi luôn đảm bảodanh mục đầu tư được đa dạng hóa, chú trọng vào việc nhận diện và kiểm soát rủi ro
1 Mục tiêu đầu tư
- Giả thiết: nhóm khách hàng cốt lõi mà Quỹ hướng tới là đối tượng các nhà đầu tư độ
tuổi từ 30 – 45 với thu nhập khá Đối tượng khách hàng này là những người có nhu cầuđầu tư lớn, đã có khả năng chi tiêu thường xuyên, vì vậy nên rất phù hợp với định hướngđầu tư dài hạn của quỹ Nhóm nhà đầu tư này có thể sẽ không chịu ảnh hưởng của nhữngbiến động thất thường trong ngắn hạn, và chấp nhận khoản đầu tư được ủy thác cho quỹtrong dài hạn cho đến khi các khoản đầu tư của chúng tôi bắt đầu tạo ra mức sinh lời
- Thời gian đầu tư: từ 3 – 5 năm.
Hàng năm, chúng tôi tiến hành xem xét lại danh mục đầu tư 2 lần vào cuối 6 tháng đầunăm và vào cuối năm Việc xem xét lại danh mục này nhằm mục đích để quỹ cập nhậttình hình đầu tư của mình, mức sinh lời hiện tại, xem xét lại các giả định điều kiện nềnkinh tế thay đổi có thể ảnh hưởng tới mức định giá của các công ty cũng như giá của các
cổ phiếu trên thị trường
- Mục tiêu đầu tư: tỉ suất sinh lời nằm trong khoảng 15% – 25% (0.00041 – 0.00070)
Trang 3- Trong thời gian vừa qua, các chỉ số kinh tế tại tất cả các khu vực trên thế giới,đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đều có sự khởi sắc Nhờ vào các biện phápkích thích trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã
ổn định trở lại Trong khi đó, tín hiệu tích cực đã được ghi nhận tại các nền kinh tếmới nổi như Ấn Độ hay những nước châu Á khác, thậm chí là cả Nga và Brazil,những nước đã trải qua suy thoái trong giai đoạn 2014-2016
- Theo dự báo mới nhất của WB, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong nămnay, và dự kiến đạt con số 2,9% vào năm 2018 Theo WB, kinh tế Mỹ sẽ đạt nhịp
độ tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, song còn xa so vớimức cam kết tăng 3% trong trung hạn của Tổng thống Donald Trump
- Trong khi đó, WB cũng nâng mức dự báo tăng trưởng đối với Khu vực sử dụngđồng tiền chung châu Âu (Euro) so với hồi tháng Một, với GDP dự kiến sẽ tăng1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm %) Ngược lại, định chế tài chính toàn cầu nàygiảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và
Ấn Độ xuống 7,2%
* Khó khăn
- Nếu ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử (trong đó có việc hạnchế thương mại toàn cầu và tập trung vào nền kinh tế nội địa) sẽ ảnh hưởng tiêu
Trang 4cực tới những quốc gia xuất khẩu và nhận đầu tư như Việt Nam khi Mỹ chiếm tới1/5 lượng xuất khẩu từ Việt Nam Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chínhsách thương mại nghiêng về bảo hộ của Mỹ từ đó dẫn tới cầu về hàng hóa nhậpkhẩu từ Việt Nam giảm xuống, gây ảnh hưởng gián tiếp tiêu cực tới Việt Nam.
- Trung Quốc suy giảm mạnh hơn dự kiến, tình hình chính trị bất định và viễncảnh thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Tình hình thịtrường tài chính chưa khởi sắc và dễ gặp phải những biến động bất ngờ
- Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đã leo thang hơn khi tổng thống DonaldTrump hứa rằng sẽ có “biển lửa, cuồng nộ và sức mạnh mà thế giới này chưa baogiờ được thấy” Triều Tiên đã đáp họ sẽ xem xét một vụ tấn công bằng tên lửa vàohòn đảo Guam trên Thái Bình Dương, nơi căn cứ quân sự của Mỹ
- Nhu cầu mua tài sản trú ẩn đã tăng vọt sau các thông tin trên Yên Nhật có lúclên 110,37 đồng một USD Giá vàng hiện giao dịch quanh 1,264 USD một ounce,tăng khoảng 4 USD so với đầu phiên
- Số liệu lạm phát Trung Quốc tháng 7 vừa được công bố, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) của nền kinh tế lớn nhì thế giới chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái,không đạt kỳ vọng của giới phân tích Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 5,5%
- Giá dầu sau tin tức xuất khẩu của các nước OPEC tiếp tục tăng do sản lượng tạiNigeria và Libya lên cao Giá dầu thô Brent hiện còn 51,93 USD một thùng Trongkhi đó, dầu WTI hiện có giá 49 USD một thùng
* Lãi suất
- Fed tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi mở khả năng sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trongnăm 2017 Động thái này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn ảnhhưởng tới kinh tế toàn cầu Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá củađồng USD Trong khi đó, đồng Việt Nam hiện vẫn đang được neo giữ với USD sẽ
có xu hướng tăng giá thực so với các đồng tiền còn lại Điều này có thể gây ra
Trang 5những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và làm trầm trọng hơn tình trạngthâm hụt cán cân thương mại trong năm tới.
* Lạm phát
- Việc các nước xuất khẩu dầu đạt được đồng thuận về việc cắt giảm sản lượngkhai thác kể từ tháng 1/2017 có thể đẩy giá dầu tăng trở lại Mặc dù điều này là cólợi cho cán cân ngân sách, những việc giá dầu thô và các mặt hàng năng lượngtăng trở lại có thể tạo ra sức ép lên lạm phát trong nước, vốn đã bị đẩy lên trongthời gian gần đây do việc điều chỉnh giá các nhóm dịch vụ công
- Hơn nữa, ảnh hưởng của việc Donald Trump phản đối ký kết TPP, có thể khiếnlàn sóng FDI vào Việt Nam suy giảm Điều này có thể gây ra một số hệ lụy nhấtđịnh, đòi hỏi sự cải cách tốt hơn điều kiện kinh doanh và năng lực sản xuất trongnước, nâng cao sức cạnh tranh, nhằm duy trì động lực tăng trưởng cho Việt Nam
* Tỷ giá hối đoái
- Đồng euro lội ngược dòng tăng lên mức 1,1905 USD vào cuối phiên 31/8 tạiNew York Đồng euro tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm do nền kinh châu Âu tăngtrưởng bất ngờ, rủi ro chính trị lắng xuống và các đồng tiền khác yếu đi Tăngtrưởng kinh tế Mỹ chậm chạp và áp lực địa chính trị khiến đồng USD kém hấp dẫnhơn
Trong khi đó, đồng bảng Anh lại chịu áp lực do Anh quyết định rời khỏi EU Giáđồng tiền này giảm 18% so với đồng euro tính từ đợt trưng cầu dân ý hồi tháng6/2016 do những bất ổn về mối quan hệ ngoại giao giữa Anh và EU trong tươnglai
Trang 7- Nền tảng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố nhưtriển vọng khả quan của kinh tế thế giới, cũng như tín hiệu tích cực từ các nền kinh
tế chủ chốt sẽ tác động tích cực tới triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
Sự tăng giá của một số đồng tiền và triển vọng phục hồi kinh tế, có thể giúp ViệtNam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn qua đó thể phục hồiđược tốc độ tăng trưởng thương mại Cùng với đó là sự cải thiện của cả 3 động lựctăng trưởng là khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ
Trang 8* Khó khăn
- Mặc dù kinh tế Việt Nam đã chuyển biến tích cực, nhưng trong bối cảnh kinh tếquốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn Nhữngthách thức từ bên ngoài do bất ổn địa chính trị thế giới, xu hướng gia tăng bảo hộmậu dịch, việc Mỹ rút ra khỏi TPP và vấn đề chính trị hóa vốn đầu tư của Mỹ cóthể tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài củaViệt Nam
- Cùng với đó, chính sách bảo hộ thương mại và thuế biên giới mà Mỹ đề xuất sẽkhiến cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều khó khăn, trong khi Mỹ làthị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
- Chưa hết, giá dầu đổi chiều đi xuống dưới 50 USD/thùng, cho thấy sự khó đoánđịnh của thị trường này Nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sâu thêm nữa Việt Nam cầncân nhắc thêm việc tăng sản lượng khai thác dầu cho mục tiêu tăng trưởng Giácác mặt hàng nông sản tiếp tục giảm sâu có thể sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu nôngsản của Việt Nam
* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 5,73% so với cùng kỳnăm trước Với kết quả này, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt6,7% thì những tháng cuối năm sắp tới phải tăng 7,4%
- Đặc biệt, trong giai đoạn tới ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Namcũng có nhiều cơ hội để phát triển từ nay đến cuối năm, một số dự án thép lớn sẽ
đi vào hoạt động tương lai sắp tới Một số ngành như dược phẩm, sản xuất vẫn còn
dư địa trong những tháng cuối năm Ngành xây dựng dự kiến tăng trưởng trên10% cũng sẽ có đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của thị trường
* Lãi suất
Trang 9- Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu từ nay đến cuối năm giảm lãi suất thêm0,5% là có khả thi Những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay Cụ thể,
áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn do chỉ số Bloomberg Dollar Index đã giảm khámạnh so với đầu năm (giảm 9,3%) Bên cạnh đó, lạm phát nhiều khả năng trongtầm kiểm soát (dưới 4%) trong khi áp lực từ phía phát hành trái phiếu Chính phủcũng không còn nhiều (vì 8 tháng đầu năm đã hoàn thành 78,5% kế hoạch năm2017) Ngoài ra, nỗ lực từ phía nhà điều hành về xử lý nợ xấu sẽ đóng góp tích cựchơn trong việc giảm lãi suất
- Bên cạnh đó, lãi suất điều hành đã giảm 0,25%, giúp các ngân hàng giảm chi phívốn Đặc biệt, lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (chiếm thịphần trên 50% về huy động tiền gửi tại Việt Nam, gồm Vietcombank, Vietinbank,BIDV, Agribank) luôn duy trì ở mức thấp so với các ngân hàng thương mại giúpcho lãi suất huy động trên thị trường ổn định và định hướng cho mặt bằng lãi suấttrên thị trường
- Cuối tháng 8, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặt bằng lãi suất huy động VNDphổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12tháng ở mức 6,4-7,2%/năm
- Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 9-10%/năm ddooid với trung và dài hạn Lãisuất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/nămđối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn Đặc biệt, đối với nhómkhách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắnhạn từ 4-5%/năm
* Nguồn vốn FDI
- Nửa cuối năm 2017, vốn FDI được dự báo sẽ đạt nhiều kết quả tích cực nhờhưởng lợi từ nhiều yếu tố thuận lợi của nền kinh tế như môi trường kinh doanh
Trang 10ngày càng được cải thiện, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiềuhiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệulực, sự đánh giá tích cực của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài về triển vọngđầu tư tại Việt Nam.
- Đồng thời, tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại, thực hiện các giải pháp tăngcường thu hút FDI và triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi cũng như nâng caonăng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, vốn FDI thực hiện năm
2017 duy trì mức tăng trưởng khá so với năm 2016 Tổng vốn FDI đăng ký cấpmới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần trong 8 tháng năm 2017 ước đạt 23,36 tỷUSD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước Lượng khách quốc tế đến Việt Namtăng mạnh
- Dòng vốn FDI tăng được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng giúp hồi phục tăngtrưởng xuất khẩu của cả năm 2017
* Lạm phát
- Lạm phát so với cùng kỳ sau 6 tháng liên tục giảm đã có dấu hiệu tăng trở lạitrong tháng 8 (lạm phát cơ bản tháng 8 vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ tăng1,31% so với cùng kỳ) khi CPI tháng 8 đã tăng 0,92% so với tháng trước và tăng3,35% so với cùng kỳ năm 2016
- Cơ quan này phân tích, nguyên nhân tăng chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công(y tế, giáo dục) bởi nếu không tính tăng giá dịch vụ công, lạm phát tháng 8 chỉtăng 0,52% so với cùng kỳ và không tăng so với đầu năm
- Phân rã các thành phần của lạm phát cho thấy, thành phần lạm phát do yếu tốmùa vụ đóng góp 0 điểm %, trong khi thành phần chu kì (lạm phát do yếu tố giá)đóng góp 0,1 điểm % vào lạm phát tổng thể của tháng 8 (tháng 6 và 7 thành phầnchu kì đóng góp lần lượt -0,6 và -0,7 điểm % vào lạm phát tổng thể)
Trang 11- Đây có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy một chu kì tăng giá mới có thể bắt đầutrong những tháng tiếp theo, cần được theo dõi để kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụcông trong những tháng tới nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
c Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
- NHNN xem xét tiếp tục các giải pháp để hạ lãi suất Báo cáo tình hình kinh tếtháng 7/2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định, đang có các yếu
tố hỗ trợ từ phía trong nước và quốc tế cho việc giảm lãi suất những tháng cuốinăm như áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn (đồng USD đã giảm hơn 7% so vớiđầu năm và khả năng Fed tăng lãi suất trong năm nay hiện xuống dưới 50%); Lạmphát nhiều khả năng đạt dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (4%); Việc phát hành tráiphiếu Chính phủ 5 tháng còn lại của năm 2017 chỉ còn khoảng 25% kế hoạchtrong khi lợi suất các kỳ hạn đã giảm 0,2-0,3 điểm % so với thời điểm cuối tháng 6
và thấp hơn khoảng 1% so với cùng kỳ 2016 giúp giảm bớt áp lực với lãi suất
- Chính phủ đã đưa ra một lộ trình thoái vốn rõ ràng đối với những tập đoàn,doanh nghiệp Nhà nước Thủ tướng Chính phủ đã công bố lộ trình thoái vốn từ giờcho đến năm 2020 của phần lớn những tập đoàn Chính phủ đang nắm vốn Bêncạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra biện pháp trừng phạt mang tính chất răn đe mạnh
mẽ Đối với những doanh nghiệp đại chúng, Chính phủ yêu cầu phải niêm yết trênsàn chứng khoán UPCoM Chính phủ còn nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụngkhiến các ngân hàng có xu hướng giữ lại nguồn để cho vay thay vì đầu tư vào Tráiphiếu Chính phủ
- Sự quyết tâm mạnh mẽ và hành động rõ ràng, cụ thể của Chính phủ là động lực
để khiến những doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp Nhà nước vượt quanhững trở ngại về sự bất ổn để lên sàn
* Nguồn vốn FDI
- Vốn FDI thực hiện năm 2017 cũng duy trì ở mức tăng trưởng khá so với năm
2016, đạt khoảng 15,3 tỷ USD và được dự báo trong những tháng còn lại cuối năm
sẽ đạt kết quả tốt nhờ các yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế như: môi tường kinh
Trang 12doanh cải thiện, kinh tế hội nhập sâu, nhiều hiệp định thương mại quan trọng được
ký kết
d Chu kỳ kinh doanh
- Thị trường chứng khoán Việt Nam có tiềm năng để phát triển nhờ sự tăng trưởngkinh tế ổn định trong thời gian dài, và nguồn cung cho thị trường chứng khoán cònkhá dồi dào Thời gian qua, chính sách gắn cổ phần hóa với niêm yết đã giúp choquy mô thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng Từ 2014 đến nay, quy
mô vốn lớn thị trường đã tăng gấp đôi, đạt 86,5 tỷ USD vào ngày 29/8/2017, và cóthể sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020
-Tuần quan, chỉ số chứng khoán trong nước cũng vừa có một tuần hồi phục khámạnh, chỉ số VN-Index tăng 3,12%, trong khi VN30 - Index tăng 5,52% so vớimức thấp nhất tháng Lĩnh vực bất động sản, vận tải, cảng biển, thép, dệt may,điện, chứng khoán và ngân hàng đều phục hồi tốt, trong khi nông nghiệp, xâydựng và xây lắp, xi măng, thủy sản và dược sụt giảm Độ rộng của thị trường tốttrở lại nhờ số đông cổ phiếu tham gia đà tăng chung
- Trong khu vực tư nhân, vốn rất năng động, nhiều doanh nghiệp đã trưởng thànhhơn và thấy được cơ hội dùng thị trường chứng khoán hỗ trợ cho chiến lược pháttriển dài hạn Đây cũng là yếu tố tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng quy mô củathị trường chứng khoán Việt Nam
- Thực tế là dù đang được xếp hạng là thị trường cận biên theo tiêu chuẩn củaMSCI, Việt Nam hiện có số lượng công ty niêm yết có giá trị giao dịch hàng ngàybình quân trên 1 triệu USD nhiều hơn gấp đôi so với Pakistan là thị trường đượcxếp hạng cao hơn (thị trường mới nổi)
Trang 13Qua những yếu tố vừa được đưa ra và phân tích trên, chúng tôi nhận định đầu tư cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và có xu hướng phát triển trong thời gian tới.
Căn cứ trên định hướng của quỹ đầu tư là đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu ổn định,
có khả năng sinh lời trong tương lai, tập trung vào các ngành có tiềm năng tăng trưởngtrong dài hạn Cùng với đó, quỹ cũng kết hợp xem xét các yếu tốc trong tương lại và quákhứ để xác định các ngành sẽ đầu tư, đặc biệt là các ngành sẽ hưởng được nhiều ưu đãi từcác hiệp định TPP và AEC Qua việc nghiên cứu và phân tích kĩ lưỡng, chúng tôi quyếtđịnh đầu tư vào các ngành – nhóm ngành sau:
+ Tốc độ tăng trưởng cao
+ Các ngân hàng đã có tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần, kèm theo đó là giảm dần sự phụthuộc vào vai trò của Nhà nước
+ Tỉ lệ tiết kiệm của người dân ngày càng cao do thu nhập tăng lên
+ Số lượng các ngân hàng giảm rõ rệt, giúp thanh lọc và nâng cao chất lượng các Ngânhàng
+ Hệ thống Ngân hàng hoạt động theo hướng ngày càng tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩnquốc tế, dưới sự điều hành ổn định của Ngân hàng Nhà nước
Trang 14+ Triển vọng lợi nhuận tích cực Tn lãi thuần các NH thống kê tăng trưởng trung bình22,5% và lợi nhuận ròng tăng 25% trong năm 2016 Năm 2017 kỳ vọng tốc độ tăngtrưởng tiếp tục cải thiện, nhờ :
++ Tín dụng mở rộng, ước tăng 17%-18% nhằm hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăngtrưởng GDP 6,7% ( thông qua các gói ưu đãi tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, cắt giảm thủtục hành chính…)
++ Thị trường tín dụng bán lẻ sôi động hơn nhờ nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình
++ Các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua kỳ vọng sẽ ghi nhận mứctăng trưởng LN vượt trội nhờ CPDP giảm
+ Kế hoạch nới room đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng Room ngoại các NH VNđang bị giới hạn ở mức 30%, thấo hơn Thái Lan 45%, Indonesia 40% …
+ Làn sóng niêm yết mới ( Techcombank, Vpbank, Maritimes, Hdbank…) giúp đa dạng
cơ hội đầu tư vào nhóm ngân hàng
+ Hoạt động tái cơ cấu diễn ra mạnh mẽ xoay quanh STB,EIB và 3 ngân hàng 0 đồng( Oceanbank, Gpbank,VNCB )giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống
Điểm yếu
+ Ngân hàng trong nước vẫn cần nguồn vốn và kỹ thuật lớn để duy trì tăng trưởng cao vềtín dụng
+ Cơ cấu thu nhập chưa đa dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng
+ Tíng dụng kinh doanh bất động sản gặp thách thức khu áp dụng hệ số rủi ro mới 150%-> 200% (2017) -> 250% (2018)
+ Chi phí dự phòng tiếp tục là gánh nặng đối với các NH có chất lượng tài sản kém
+ Việc áp dụng BASEL II gây áp lực tăng vốn tự có đồng thời tạo ra rủi ro pha loãng
Trang 15+ Dân số sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã tăng lên, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớndân cư để khai thác trong tương lai.
+ Nền kinh tế hồi phục, nhu cầu vốn tăng lên thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng Việchồi phục của các doanh nghiệp sẽ làm giảm đi gánh nặng nợ xấu đang đè lên các ngânhàng thương mại trong thời gian tới
+ Ngành ngân hàng có khả năng dẫn dắt thị trường do tỷ lệ vốn hóa của các Ngân hàng làrất lớn, vì vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới khi nền kinh tế vĩ mô đang cócác dấu hiệu tăng trưởng khả quan
+ Các vụ sáp nhập M&A thời gian gần đây có thể sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động củacác ngân hàng lớn nếu như không có những chính sách phù hợp Điều này đòi hỏi cácNgân hàng phải có những chi thị giúp phát huy vai trò của các NHTM đứng vững khi hộinhập kinh tế thế giới
- Ngành Thực phẩm
Điểm mạnh
+ Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành côngnghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hútrất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, đại diện là một số doanhnghiệp như Unilever, Nestlé và San Miguel
Trang 16+ Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâmnhiều hơn đến các sản phẩm có thương hiệu Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng củaphương Tây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình tiếp thị và khuyến mại, đangrất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
+ Các trung tâm đô thị sang trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trởthành những thị trường khách hàng rất tiềm năng
+ Các sản phẩm nông nghiệp trong nước đa dạng và phong phú tạo sự ổn định về nguồncung ứng nguyên liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong nước - một thế mạnh quantrọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay
+ Xét trong dài hạn, ngành nông nghiệp của Việt Nam bị cho là quá chậm chạp trong việc
áp dụng những công nghệ mới để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, mặc dùChính phủ đang nỗ lực hiện thực hóa điều này
+ Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu Trục đường bộ, đường sắt và hải cảng khôngđáp ứng đủ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như liên kết với thế giới bênngoài
Cơ hội
+ Gia nhập WTO vào tháng 1/2007 sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩuViệt Nam; do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại đượcthiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh