LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, ngành điện lực Việt Nam là một ngành có vị trí rất quan trọng. Cung cấp năng lượng và thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện lực cũng đánh giá sự phát triển, tiến bộ của toàn xã hội. Với những đặc trưng riêng của mình là sản xuất và tiêu thụ phải đi đôi với nhau. Do đó để đáp ứng tốt giữa cung và cầu thì đòi hỏi ngành điện phải có sự phát triển hợp lý: Vừa có khả năng đáp ứng những nhu cầu hiện tại vừa phải có sự chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy không những ngành điện là động lực cho các ngành kinh tế khác mà chính ngành điện cũng phải hiện đại hoá quá trình sản xuất sớm nhất để kịp thời cung cấp cho đất nước những nguồn điện năng có chất lượng cao. Để hoàn thành đợt thực tập này em xin chân thành cảm ơn Khoa Hóa học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, giúp em có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho bản thân. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới cô giáo T.s Bùi Minh Quý đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ tại Bộ phận Hóa – Phân xưởng Vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập. Đây là lần đầu tiên em chính thực được ra ngoài thực tập chuyên môn cọ sát làm quen với công việc theo chuyên ngành em học trên trường. Tuy nhiên do thời gian có hạn và khả năng kiến thức của bản thân còn hạn chế, vì vậy bản báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT
SV thực hiện: Lại Kim Thúy Lớp: Cử nhân Hóa K11 GVHD: T.s Bùi Minh Quý Địa điểm thực tập: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, ngành điện lực Việt Nam là một ngành có vị trí rất quan trọng Cung cấp năng lượng và thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của ngành điện lực cũng đánh giá sự phát triển, tiến bộ của toàn xãhội Với những đặc trưng riêng của mình là sản xuất và tiêu thụ phải đi đôi với nhau
Do đó để đáp ứng tốt giữa cung và cầu thì đòi hỏi ngành điện phải có sự phát triển hợp lý: Vừa có khả năng đáp ứng những nhu cầu hiện tại vừa phải có sự chuẩn bị cho tương lai Vì vậy không những ngành điện là động lực cho các ngành kinh tế khác mà chính ngành điện cũng phải hiện đại hoá quá trình sản xuất sớm nhất để kịpthời cung cấp cho đất nước những nguồn điện năng có chất lượng cao
Để hoàn thành đợt thực tập này em xin chân thành cảm ơn Khoa Hóa học đãtạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, giúp
em có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho bản thân
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới cô giáo T.s Bùi Minh Quý đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ tại Bộ phận Hóa – Phânxưởng Vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em trong thời gian thựctập
Đây là lần đầu tiên em chính thực được ra ngoài thực tập chuyên môn cọ sátlàm quen với công việc theo chuyên ngành em học trên trường Tuy nhiên do thờigian có hạn và khả năng kiến thức của bản thân còn hạn chế, vì vậy bản báo cáo của
em không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy,
cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Thái Nguyên, ngày 15 tháng 03 năm 2017
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1 Tên công ty thực tập
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN – VINACOMIN
2 Địa điểm thực tập
Trang 4Phòng thí nghiệm thuộc Bộ phận Hóa – Phân xưởng Vận hành
3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty được thành lập theo Quyết định số 171/2003/QĐ – BCN ngày 24tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc thành lập Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Tổng công
ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam) Sau khi Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được thành lập, công ty được đổi tên thành Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn – TKV theo Quyết định số 2466/QĐ – HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Nhiệm vụchính của công ty là thay mặt Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn và sản xuất kinh doanh điện
Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn – TKV thuộc Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam, được xây dựng trên nền nhà máy Nhiệt điện Thái Nguyên cũ ở Phường Quán Triều – TP Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80km, là nhà máy nhiệt điện đốt than theo công nghệ mới “công nghệ tầng sôituần hoàn – CFB”, công suất hơi 220 tấn/giờ do hãng ALSTOM của Đức thiếtkế chế tạo và nhà thầu Trung Quốc HPE lắp đặt chạy thử Gồm 2 tổ máy côngsuất định mức của 2 tổ máy là 115 MW, công suất Max: 128MW Được đưa vào vận hành thương mại từ năm 2006, hàng năm nhà máy cung cấp lên hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 780 triệu KWh điện Nhà máy nhiệt điện CaoNgạn sẽ được vận hành ở chế độ phụ tải nền (Phần gốc của biểu đồ phụ tải), hệ số tải sẵn sàng của mỗi tổ máy là 70% số giờ vận hành đầy tải
Công ty nhiệt điện Cao Ngạn được xây dựng để sử dụng than chất lượng thấp, lấy từ hai mỏ Khánh Hoà, Núi Hồng của tỉnh Thái Nguyên để sản xuất, kinh doanh điện góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Nguyên nói riêng và góp
Trang 5phần nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước nói chung.Than cung cấp cho nhà máy được lấy từ 2 mỏ than Khánh Hòa và Núi Hồng: Than Khánh Hoà cách nhà máy khoảng 3km và than Núi Hồng cách nhà máy khoảng 40km, là loại than non chất lượng thấp có nhiệt lượng trung bình 4500kcal/kg, hàm lượng lưu huỳnh từ 1 đến 3% Trước khi đưa than vào nhà máy, than từ mỏ Khánh Hòa và Núi Hồng được vận chuyển bằng tàu hoả về tập kết tại kho than của mỏ Khánh Hoà, sau khi trộn lại chúng được vận
chuyển vào Nhà máy theo đường băng tải
Với công nghệ đốt tầng sôi tuần hoàn, có nhiệt độ buồng lửa thấp (800 –
9600C) và quá trình cháy than trong buồng lửa cùng với đá vôi cung cấp cho nhà máy để khử lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than được vận chuyển từ mỏ than Khánh Hoà bằng ôtô vào kho đá vôi của nhà máy, nhà máy sử dụng lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất khử bụi là 99,9% nên đảm bảo khí phát thải không gây ô nhiễm môi trường Đồng thời có các sản phẩm tro bay, tro đáy đặc thù được tận dụng để làm vật liệu không nung (gạch block), rải nền đường
Hệ thống điều khiển đo lường và bảo vệ sử dụng công nghệ của hãng EMERSON (Mỹ), với hệ thống PLC và hệ thống DCS điều khiển toàn bộ hoạtđộng của nhà máy thông qua phòng điều khiển trung tâm và các trạm điều khiển Hệ thống điều khiển được nối với trung tâm điều độ điện A0 và A1 bằng hệ thống SCADA, điều này cho phép điều khiển một số chức năng của
tổ máy và hiển thị toàn bộ trạng thái thiết bị cấp 110kV của nhà máy tại phòngđiều hành A0, A1
Hệ thống phát điện và phân phối điện: Máy phát công suất 57.5 MW, điện áp đầu cực 10.5 kV thông qua các máy biến áp tổ máy nâng điện áp lên 110kV và nối với hệ thống điện Việt Nam thông qua 2 lộ xuất tuyến bằng cáp ngầm sang trạm truyền tải 220KV Thái Nguyên
Trang 6Theo tổng sơ đồ quy hoạch điện V của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn sẽ là
nguồn cung cấp điện quan trọng ở vùng Việt Bắc Góp phần giữ ổn định và chất lượng trong cung cấp điện, đồng thời làm giảm tổn thất điện năng do phảitruyền tải điện đi xa từ Đông Anh, Hoà Bình lên Thái Nguyên
Việc thành lập Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn không chỉ là một mắt xích trong quá trình phát triển kinh doanh đa ngành dựa trên nền tảng công nghiệp khoáng sản của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, mà còn là một nguồn động lực giúp cho vùng mỏ Thái Nguyên và kinh tế địa phương phát triển, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá trong khu vực.Cục Điều tiết Điện lực trực thuộc Chính phủ ra đời trong năm 2005 đã đánh dấu một trong những cố gắng của Chính phủ trong công cuộc xoá bỏ tình trạng độc quyền về sản xuất kinh doanh điện ở Việt Nam, từng bước xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh Khi thị trường này ra đời, sự phụ thuộc của bên bán vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ giảm, đồng thời mỗi bên bán cũng phải nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là về giá.Sự phát triển mạnh mẽ cả về thế và lực cùng với sự chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trở thành Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con) là sự đảm bảo vững chắc cho định hướng phát triển của Công ty
4 Chức năng nhiệm vụ của công ty và phân xưởng
Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất điện năng và sửa chữathiết bị điện
Nhiệm vụ của Phân xưởng Vận hành:
Trang 7- Quản lý, vận hành hệ thống thiết bị điện, lũ hơi, tua bin, các hệ
thống phụ trợ của cả nhà máy đảm bảo mục tiêu phát điện an toàn, ổn định và kinh tế
- Đảm bảo công tác sửa chữa, bảo trợ, bảo dưỡng hệ thống đo lường
điều khiển, các xe máy phục vụ của nhà máy, duy trì công tác vệ sinh môi trường công nghiệp
- Phương thức đi ca: 3 ca/ 4 kíp.
5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty nhiệt điện Cao Ngạn gồm có 350 CB CNV, trong đó chia thành
2 khối: Khối sản xuất và khối hành chính
Khối hành chính gồm 09 phòng ban
- Phòng Hành chính Tổng hợp.
- Phòng Tài Chính - Kế toán.
- Phòng Vật tư.
- Phòng Kế hoạch.
- Phòng Nhân sự
- Phòng Kỹ thuật.
- Phòng Bảo vệ quân sự
- Phòng An toàn - Môi trường.
- Phòng Thi đua VHTT (TVT)
Khối sản xuất gồm 2 phân xưởng
- Phân xưởng Vận hành
- Phân xưởng Sửa chữa
Phân xưởng Vận hành
Kíp vận hành số 1
Kíp vận hành số 2
Trang 8 Kíp vận hành số 3
Kíp vận hành số 4
Tổ sửa chữa C&I
Tổ vệ sinh công nghiệp
Tổ xe
Tổ thí nghiệm
Bộ phận quản lý hành chính
6 Những đặc điểm chính của đơn vị
- Về sản xuất kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh điện là một trong những hướng phát triển mới đa ngành của Tập đoàn Áp dụng công nghệ hiện đại lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) có yếu tố bảo vệ môi trường cao nhằm tiêu thụ có hiệu quả than chất lượng thấp từ hai mỏ Khánh Hòa và Núi Hồng, đồng thời góp phần tăng cường khả năng cung cấp điện cho khu Việt Bắc của hệ thống mạng lưới điện Quốc gia
- Về địa lý: Đơn vị nằm trên mặt bằng nhà máy điện Cao Ngạn cũ
cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 2 km về phía Tây Bắc, giápranh giữa hai phường Quán Triều, Quang Vinh thuộc thành phố Thái Nguyên và xã Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ Tổng diện tích đất do đơn vị quản lý là 15 ha, phần tiếp giáp với sông Cầu có độ dài 388,9 mét
7 Các hệ thống và thiết bị chính trong nhà máy
- Lò hơi và thiết bị phụ
- Turbin - Máy phát và thiết bị phụ
- Hệ thống điện nhà máy
- Hệ thống đo lường điều khiển
Trang 9- Hệ thống xử lý và vận chuyển than
- Hệ thống xử lý và vận chuyển đá vôi
- Hệ thống xử lý và vận chuyển tro xỉ
- Hệ thống xử lý nước và nước thải
- Hệ thống dầu đốt
Trang 10PHẦN II TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
I Tình hình sản xuất nhiệt điện ở nước ta hiện nay
Hiện tại, phần lớn các nhà máy nhiệt điện đốt than chủ yếu tập trung ởphía Bắc, do gần nguồn than Tổng công suất các nhà máy nhiệt điện đang vậnhành tính ở thời điểm tháng 5/2005 là 1.450 MW
Trong giai đoạn 2005 - 2010 đã xây dựng một số nhà máy điện có côngsuất lớn như Hải Phòng (600 MW), Quảng Ninh (1.200 MW), Uông Bí mởrộng 1 và 2 (600 MW), Ninh Bình mở rộng (300 MW) Giai đoạn 2010 –
2020 sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn như Mông Dương(2.000 MW), Nghi Sơn (3.000 MW), Vũng Áng (2.000 MW), Trà Vinh (3.800MW), Sóc Trăng (4.400 MW), Kiên Giang (1.200 MW) Theo thông tin từBộ Công Thương, cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hànhvới tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấnthan/năm, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm Dựkiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện được đưa vào hoạt động vàtổng công suất lắp đặt nhà đầu tư là 24.370 MW
Tại nhà máy nhiệt điện sử dụng than, trong quá trình đốt tạo ra lượng trovà xỉ rất lớn, chiếm khoảng 30% đến 35% lượng than sử dụng Trong đókhoảng 20% xỉ hình thành rơi xuống đáy lò hơi thành xỉ đáy lò còn gọi là xỉđơn, phần còn lại khoảng 80% theo khói lò gọi là tro bay Than năng lượngvùng Quảng Ninh có nhiệt năng cao nhưng khó cháy Trong quá trình đốt,hàm lượng than chưa kịp cháy và chưa cháy hết, cuốn theo khói lò, lẫn trongtro bay chiếm đến 20%, thậm chí tới 30% Với chất lượng như vậy, tro baycủa nhà máy nhiệt điện chỉ là phế thải Nhà máy nhiệt điện phải đầu tư xâydựng bãi thải để lưu giữ tránh gây ô nhiễm môi trường Với hiệu suất tiêu hao
Trang 11than trung bình khoảng 500g/kWh, tổng lượng than sử dụng cho nhiệt điện vàlượng tro tạo thành là rất lớn
Nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 100MW, hàng năm nhàmáy nhiệt điện này tiêu thụ khoảng 450.000T than khai thác tại mỏ Núi Hồng,mỏ Khánh Hòa Thái Nguyên
II Quy trình sản xuất điện của công ty nhiệt điện Cao Ngạn
Nhà máy có hai tổ máy, mỗi tổ công suất 50MW, sử dụng công nghệ lòhơi tầng sôi tuần hoàn, thiết bị do hãng ALSTOM (Đức) cung cấp giám sátlắp đặt, trang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện hiệu suất lọc đạt 99,98% bảo đảmcác thông số thải vào môi trường đựng bụi khí lưu huỳnh ngay trong buồngđốt, ứng dụng công nghệ hiện đại tự động hóa trong đo lường, kiểm soát, điềukhiển, xử lí, quản lý…
Quy trình sản xuất điện được thể hiện ở sơ đồ sau:
Trang 12Hình 5.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất điện
Nhập nhiên liệu đầu vào: Than được vận chuyển từ mỏ than Núi Hồng vàKhánh Hòa theo đường băng tải than tới trạm cân định lượng than trong nhàmáy Tại trạm nhận than, than được chia làm hai đường, một đường vào khothan dự trữ, một đường cấp thẳng lên boongke than Tại boongke than, than sẽđược cấp vào lò nhờ 2 máy cấp than
Trong lò quá trình sinh hơi được diễn ra liên tục trong các tường lạnh nhờnhiệt độ cháy của than đạt 85000C Hơi sinh ra được đi qua các bộ trao đổinhiệt để nâng nhiệt độ đến nhiệt độ được yêu cầu 53500C sau đó được đưa vàobao hơi Hơi từ bao hơi sẽ được cấp từ turbin với thông số áp lực và nhiệt độđịnh mức P = 8,83MPA, nhiệt độ 53500C Hơi được đưa qua các tầng cánhcủa turbin sinh công là quay turbin, một phần hơi được trích xuống bộ phậngia nhiệt làm nhiệm vụ nâng nhiệt nước ngưng và nước cất tới nhiệt độ yêucầu Nước được bổ sung vào bình ngưng lấy từ sông Cầu, qua bể lắng lọc tớihệ thống xử lý nước của phân xưởng Hóa để đảm bảo chất lượng nước theoyêu cầu vào bình ngưng Toàn bộ lượng hơi thoát còn lại được đưa về bìnhngưng, tại đây hơi thoát sẽ được ngựng tụ thành nước ngưng và được phânxưởng Hóa kiểm tra chất lượng theo thông số yêu cầu Sau đó, nước ngưngđược 2 bơm ngưng qua các bình trao đổi nhiệt để nâng nhiệt độ trước khi đưavào khử khí Bình khử khí có chức năng dự trữ nước ngưng và khử khí CO2
trong nước ngưng, nước trong bình khử khí sẽ được 2 bơm cao áp cấp nướcvào các dàn tường lạnh của lò Quá trình sinh hơi, ngưng tụ diễn ra một cáchliên tục và tuần hoàn kín, lượng nước hao hụt trong chu trình tuần hoàn sẽđược bổ sung trực tiếp vào bình ngưng
Turbin được nối cứng trục của máy phát, khi turbin quay trục của máyphát cũng quay theo và đưa dòng kích tử của stato vào máy phát, các cuộn dây
Trang 13roto của máy phát sẽ cảm ứng sinh ra sức điện động tạo ra hiệu điện thế phát
ra đầu cực của máy phát và được đưa lên lưới
Sản phẩm cháy của than đốt trong lò được chia làm 2 loại là tro thô và trobay Tro thô có trọng lượng lớn hơn sẽ được thải trực tiếp dưới đáy lò nhờmáy thải tro và được vận chuyển trực tiếp tới tháp tro đáy Tro bay có trọnglượng nhẹ sẽ đi theo đường khói tới bộ lọc bụi tĩnh điện ESP Bộ lọc bụi tĩnhđiện làm việc với điện thế cao 72KV một chiều sẽ từ hóa hoàn toàn những hạttro nhẹ và thu chúng lại (hiệu suất đạt 99,9%), tro bay sẽ được vận chuyển tớitháp tro bay nhờ áp lực của khí nén Tại tháp tro bay và tro đáy, tro bay và trođáy sẽ được các xe chuyên dụng chở ra hồ thải xỉ
III Quy trình phân tích than, tro, xỉ
A LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU PHÂN TÍCH
I Định nghĩa
- Lô than: Là khối lượng than quy định cần lấy một mẫu cơ sở để xác
định chất lượng
- Mẫu đơn: Là phần lấy được từ một điểm của lô than tĩnh hoặc một
lần cắt dòng than
- Mẫu cơ sở: Là mẫu hợp thành từ số mẫu đơn được lấy trực tiếp từ lô
than theo quy định
- Mẫu thí nghiệm: Là phần mẫu nhận được sau khi gia công mẫu cơ
sở đến cỡ hạt không lớn hơn 3mm để thí nghiệm và chuẩn bị mẫu phân tích
- Mẫu phân tích: Là phần mẫu nhận được sau khi gia công mẫu thí
nghiệm đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,2mm
II Nguyên tắc chung
Trang 141 Lấy mẫu cơ sở của từng lô than
- Than ở trạng thái di động: Lấy mẫu ở vị trí chuyển tải hoặc lấy từ bề
mặt thiết bị vận tải
- Than ở trạng thái tĩnh: Lấy từ các vị trí phân bố trên bề mặt lớp than
đã chất trên phương tiện vận tải
2 Sai số lấy mẫu khi xác định độ tro, độ ẩm với xác suất 95% được nêu ở bảng sau:
Tên chỉ tiêu Mức chỉ tiêu (%) Sai số chuẩn ∆0
Độ tro (Alv) Nhỏ hơn 20 ±0,2% giá trị tuyệt đối
Lớn hơn 20 ±2,0% giá trị tương đối
Độ ẩm (Wlv) Nhỏ hơn 11,5 ±0,1% giá trị tuyệt đối
Lớn hơn 11,5 ±2,0% giá trị tương đối
3 Số lượng tối thiểu các mẫu đơn lấy từ một lô than có khối lượng trên
500 tấn đến 2500 tấn được ghi ở bảng sau:
Loại than
Số lượng mẫu đơn (không nhỏ hơn)
Lấy từ dòng Lấy từ ô tô,
tàu hỏa
Lấy từ tàuthuyền xà lan vàkho bãi
III Dụng cụ lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
1 Để lấy mẫu cần phải có các dụng cụ sau:
- Các xô tôn hoặc xô nhựa có thể tích từ 15 – 20 lít
- Các loại xẻng, xông… chuyên dùng.
2 Các loại dụng cụ lấy mẫu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Trang 15- Xông lấy mẫu cho phép lấy được mẫu đến độ sâu ít nhất là 4m và
lấy được khối lượng một mẫu đơn
- Xẻng lấy mẫu phải có kích thước sao cho khoảng 2 lần xúc ở một
điểm thì lấy được khối lượng một mẫu đơn
- Xẻng dùng để phân chia, giảm lược mẫu có kích thước 20*15cm và
được cuốn một phía làm tay cầm
3 Để chuẩn bị mẫu cần phải sử dụng các dụng cụ sau:
- Dụng cụ đập và nghiền mẫu (các máy đập và máy nghiền…)
- Dụng cụ giảm lược và phân chia mẫu (xẻng, chạc chữ thập, máng
phân chia…)
- Các loại sàng rây có kích thước 1, 3, 4 và 0,2mm
- Sàn trộn mẫu bằng tôn không gồ ghề, diện tích không nhỏ hơn 1m2,không bị han gỉ
4 Các dụng cụ để chuẩn bị mẫu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Máy đập và nghiền mẫu phải đảm bảo kích thước quy định
- Các dụng cụ phân chia đảm bảo chia mẫu đến khối lượng theo yêu cầu,chênh lệch giữa các phần mẫu so với khối lượng trung bình không vượt quá10%, chênh lệch độ tro và độ ẩm không được vượt quá sai số phân tích mẫuđúp
- Dụng cụ giảm lược mẫu đảm bảo giảm lược khổi lượng mẫu theo tỷlệ quy định và không làm thay đổi tính đại diện của mẫu
- Các dụng cụ khi sử dụng phải sạch sẽ, tốt, khi gia công không đượclàm thay đổi chất lượng mẫu
5 Bảo quản và ghi nhãn mẫu:
- Mẫu thí nghiệm và mẫu phân tích được chứa trong lọ nút nhám hoặc
cao su Đựng trong các hộp có nắp kín hoặc gói bằng giấy dày và có
Trang 16nhãn tên phương tiện, nơi lấy mẫu, ký hiệu mẫu, ngày lấy mẫu, ngàygia công, người lấy mẫu, người gia công mẫu.
- Một nhãn dán vào lọ (hộp gói) chứa mẫu và một nhãn đặt trong lọ
(hộp gói) chứa mẫu rồi đậy kín
- Thời hạn mẫu lưu tùy thuộc vào thực tế sản xuất và không nhỏ hơn 3
tháng, mẫu lưu có ghi nhãn cẩn thận
IV Phương pháp lấy mẫu
1 Lấy từ kho, bãi
Lấy mẫu từ kho, bãi điều đầu tiên của người lấy mẫu là phải xác địnhđược khối lượng của đống than, để từ đó xác định được khối lượng mẫucần lấy theo nguyên tắc đã trình bày ở trên
Dụng cụ lấy mẫu gồm có: xông chuyên dùng, xẻng, thùng đựng mẫu,xẻng (hoặc chạc) chia mẫu, túi đựng mẫu
Phương pháp lấy như sau:
- Lấy từ bãi: Người lấy mẫu có thể chia ô bàn cờ, các điểm giao nhau
khoảng 2m Tại các điểm lấy mẫu được lấy cách 1 lần lấy bề mặt 1 lần lấymặt đáy như lấy ở toa xe hay xà lan Tùy thuộc vào khối lượng mẫu màngười lấy mẫu có thể gộp từ 5 hoặc 6 mẫu đơn để phân chia giảm lược
Trang 17nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện như đã trình bày ở trên: mẫu đơn →mẫu cơ sở → mẫu chung.
- Lấy mẫu ở đống
Lấy mẫu ở đống gặp rất nhiều khó khăn do đống than được vun quácao, không thuận lợi cho người lấy mẫu Để lấy được mẫu một cách cóhiệu quả, đảm bảo an toàn cho con người và tính chất đại diện của mẫu,người ta lấy mẫu có thể đi lấy theo hình xoáy trôn ốc Có thể biểu diễn nhưsau:
Các điểm lấy mẫu cách đều nhau 2m và cũng tiến hành lấy 1 điểm bềmặt đến 1 điểm mặt đáy
Mẫu được lấy tại các điểm đánh dấu
Trang 18- Nếu đống than có hình chóp cụt hoặc hình thang thì phải chia mặt
hông và mặt đỉnh để lấy mẫu Cũng theo phương pháp như trên, điểm nàycách đến điểm kia 2m, bất đầu đến kết thúc cũng được lấy 1 điểm bề mặtđến một điểm mặt đáy Với cách lấy này đảm bảo mẫu được lấy toàn bộ bềmặt và các độ sâu của đống Cách phân chia được mô tả như sau:
Chú ý: Tất cả các mẫu đơn sau khi đã được lấy cho vào hộp đựng mẫu hoặc túi đựng chuyên dùng cần phải được bảo quản cẩn thận và đưa ngay về nơi chuẩn bị mẫu Vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh làm thay đổi chất lượng mẫu và làm mất mẫu
2 Lấy mẫu than trên băng tải
Khi lấy mẫu than trên băng tải, để mép gáo múc mẫu vuông góc với băng tải đang chuyển động của dòng, sao cho khi cắt dòng gáo cắt được toàn bộ tiết diện than, tốc độ cắt dòng đều đặn (cứ 5 phút lấy mẫu một lần)
Trang 19Khi dòng có năng suất lớn hơn 500T/h cho phép chia dòng ra thành 2 phần đều nhau, lấy mẫu đơn từ từng phần rồi gộp lại thành một mẫu đơn, số lượng vẫn theo như đã quy định.
Chú ý: Tất cả các mẫu đơn sau khi đã được lấy cho vào hộp đựng mẫu hoặc túi đựng chuyên dùng cần phải được bảo quản cẩn thận và đưa ngay về nơi chuẩn bị mẫu Vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh làm thay đổi chất lượng mẫu và làm mất mẫu
V Chuẩn bị mẫu
1 Chuẩn bị mẫu
- Việc gia công mẫu được tiến hành sau khi kết thúc lấy các mẫu đơn
của lô than Phòng gia công phải đủ chiếu sáng, sạch sẽ, chắn gió, tránh mưa nắng và không để các thiết bị làm tăng nhiệt độ trong phòng
- Chuẩn bị mẫu gồm các khâu: trộn đều, sàng, đập, nghiền, giảm lược
và phân chia mẫu tuần tự kế tiếp nhau nhằm chuẩn bị đến khối lượng và cỡhạt phù hợp với yêu cầu thí nghiệm và phân tích
- Đối với mẫu xác định độ ẩm chuẩn bị mẫu được tiến hành theo sơ
Trang 20Lưu ý, than về nhà máy đã qua sàng tuyển nên việc lấy mẫu xác định xác định độ ẩm có thể thao tác phân chia giảm lược nhanh và ngay trên phương tiện, sau đó mẫu có thể được gửi đi phân tích ngay.
- Đối với mẫu xác định các thành phần cần phải được thực hiện qua
các bước sau:
Phân chia mẫu trên máy phân chia, lấy khối lượng mẫu còn 3 – 5kg
Cho máy vào máy đập, đập đến cỡ hạt 2 – 3mm
Tiến hành phân chia giảm lược mẫu bằng xẻng hoặc chạc chữ thập trên khay đựng mẫu đến khối lượng mẫu còn khoảng 0,5 – 1kg
Tiến hành xay (nghiền mẫu) trên máy xay đến cỡ hạt 0,2mm
Đựng mẫu trong túi chuyên dùng, ghi rõ nhãn mác
Gửi mẫu đi phân tích và lưu mẫu
2 Phương pháp phân chia giảm lược mẫu.
a Ý nghĩa của việc phân chia giảm lược mẫu.
Việc phân chia giảm lược mẫu đóng vai trò quan trọng trong công tác lấy mẫu và gia công mẫu Từ mẫu đơn, mẫu cơ sở ta được mẫu chung Do khối lượng mẫu lớn không phù hợp cho phép phân tích thí nghiệm cũng như việc vận chuyển, nên để có được một mẫu cho phân tích thí nghiệm cần phải được phân chia giảm lược (công việc này được bắt đầu từ khi lấy các mẫu đơn để được mẫu cơ sở) Nếu việc phân chia giảm lược không đúng quy trình, quy tắc sẽ dẫn đến mẫu bị sai, không đại diện, mặc dù mẫuđã được lấy đúng lấy đủ
b Phân chia:
- Dùng xẻng phân chia theo ô bàn cờ:
Trang 21Trộn đều mẫu, sau đó dàn trải mẫu lên khay chứa mẫu Dùng xẻng
kẻ ô bàn cờ lên mẫu, lấy mẫu cách ô (như hình vẽ) đến khối lượng mẫu theo yêu cầu
Lấy mẫu ở phần gạch chéo, bỏ phần bỏ trống
- Dùng xẻng hoặc chạc chữ thập chia mẫu:
Trộn đều mẫu, sau đó vun mẫu thành đống hình chóp, dùng xẻng hoặc chạc chữ thập chẻ khối mẫu thành 4 phần đều nhau Lấy 2 phần đối xứng, bỏ 2 phần còn lại Gộp 2 phần đã lấy lại tiếp tục trộn đều sau đó lại vun thành đống, rồi lại chẻ đống mẫu thành 4 và lấy 2 phần đối xứng, bỏ 2 phần còn lại Cứ như thế cho đến khi được khối lượng mẫu theo yêu cầu
3 Thao tác trên các máy tại Phòng gia công mẫu
a Máy nghiền mẫu:
Máy nghiền mẫu GJ – 1A cho phép mẫu sau khii nghiền có cỡ hạt < 0,2mm Máy hoạt động theo nguyên tắc: Nghiền – rung Một động cơ đượcgắn dưới cối nghiền mẫu Cối nghiền mẫu được gắn vào thân máy nghiền bởi hai cái khe giữ cho cối không bị di chuyển trong khi nghiền Trong cối nghiền mẫu có các vòng làm bằng hợp kim đặc có tác dụng nghiền mẫu than khi động cơ rung cối nghiền
Trang 22Người vận hành trước khi thao tác phải nắm vững nguyên tắc an toàn điện và an toàn bảo hộ lao động Trước khi vận hành phải kiểm tra toàn bộ máy móc, các bulông, ốc vít… đã chắc chắn và an toàn hay chưa.
Quy trình vận hành được thao tác theo các bước sau:
1 Tháo cối nghiền mẫu, các bộ phận của phần cối nghiền ra vệ sinh sạch sẽ sau đó lắp trả lại bình thường cho máy
2 Cho một ít mẫu vào máy, khởi động cho máy chạy bằng cách cái đặtthời gian nghiền rồi nhấn nút “ON”, khi nghiền xong (hết thời gian cài đặt) máy sẽ tự động ngừng
3 Tháo vệ sinh như mục (1)
4 Cho toàn bộ mẫu vào máy, khởi động chạy máy cho đến khi hết mẫuthì ngừng máy (như mục 2)
5 Lấy mẫu từ cối nghiền mẫu ra và tiếp tục làm các phần việc đối với mẫu
Chú ý:
- Để tránh sai số trong phân tích, cối nghiền mẫu cần phải được
vệ sinh thật cẩn thận
- Khi có sự bất thường phải báo cho người có trách nhiệm để
xử lý
b Máy lắc rây kiểu nằm
Máy lắc rây kiểu nằm Retsch cho phép sàng rây mẫu từ cỡ hạt 10mm đến 0,09mm theo từng cỡ lỗ rây Máy hoạt động theo nguyên tắc: Lắc – rung, thân máy được lắp một động cơ hoạt động theo nguyên tắc rung, trụcđộng cơ được gắn với giá đỡ rây Khi động cơ làm việc thì làm cho toàn bộgiá đỡ rây rung, lắc theo
Máy cho phép người vận hành khi cài đặt thời gian, kiểu rây và tốc độ hoạt động