1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công nghệ sản xuất amoniac NH3

29 2,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 372,5 KB

Nội dung

Từ NH3 có thể điều chế HNO3 để sản xuất các hợp chất như: di, trinitrotoluen, nitroglyxêrin, nitroxenlulo, pentaerythrytol tetryl, và amoni nitrat dùng Trong công nghiệp dầu mỏ, NH3 được

Trang 1

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT AMONIAC

Trong công nghiệp thuốc nổ, Amôniac có vai trò quyết định trong việc sản xuất

ra thuốc nổ Từ NH3 có thể điều chế HNO3 để sản xuất các hợp chất như: di, trinitrotoluen, nitroglyxêrin, nitroxenlulo, pentaerythrytol tetryl, và amoni nitrat dùng

Trong công nghiệp dầu mỏ, NH3 được sử dụng làm chất trung hòa để tránh sự ănmòn trong các thiết bị ngưng tụ axit, thiết bị trao đổi nhiệt của quá trình chưng cất

NH3 dùng để trung hòa HCl tạo thành do quá trình phân hủy nước biển lẫn trongdầu thô NH3 cũng dùng để trung hòa các vết axit trong dầu bôi trơn đã axit hóa.Trong quá trình cracing xúc tác lớp sôi, NH3 thêm vào dòng khí trước khi đưavào thiết bị kết tủa cottrell để thu hồi xúc tác đã sử dụng

NH3 dùng để điều chế aluminu silicat tổng hợp làm xúc tác trong thiết bịcracking xúc tác lớp cố định Trong quá trình hydrat hóa silic, NH3 kết tủa với nhômsunfat ( Al2(SO4)3) để tạo một dạng gel Sau đó rửa tạp chất Al2(SO4)3 được sấy khô

và tạo hình

Trang 2

Trong công nghiệp sản xuất thuốc trị bệnh, NH3 là một chất độn quan trọng đểsản xuất các dạng thuốc như sunfanilamide, sunfaliazole, sunfapyridine Nó cũngđược sử dụng để sản xuất các loại thuốc vitamin.

Ngoài ra, NH3 còn được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để chuyển hoá

SO2 và NOx từ khí ống khói Dung dịch NH3 21% còn dùng làm dung môi rất tốt.Amoniac tạo được các nitrua để tôi cứng bề mặt thép, sử dụng Amoniac làm tácnhân lạnh trong các thiết bị lạnh

Amoniac có nhiều ứng dụng trong thực tế như vậy cho nên bài tiểu luận nàychúng ta sẽ đi tìm hiểu về “ Công nghệ sản xuất Amoniac” Mục đích của tiểu luận

là tìm hiểu lí thuyết về amoniac, tính chất và dây chuyền sản xuất của nó trong côngnghiệp Ngoài ra chúng ta còn tìm hiểu thêm về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ quátrình sản xuất amoniac và ứng dụng, tình hình sản xuất amoniac ở nước ta và trênthế giới

Nội dung đồ án gồm các phần sau:

Phần II: Nguyên liệu, nhiên liệu

Phần III: Công nghệ sản xuất Amoniac

Phần IV: Vấn đề an toàn lao động

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AMONIAC

1.1 Lịch sử phát triển ammoniac:

Amoniac đã được ngành giả kim thuật biết đến vào khoảng thế kỉ XIII bởi Albertus Magnus Nhưng khí amoniac được tinh chế lần đầu tiên bởi Joseph Priestley năm 1774 Năm 1785, Clause Louis Berthollet tìm đucợ cấu trúc chính xác của nó

Fritz Haber và Carl Bosch là những người phát hiện quy trình sản xuất amoniac vào năm 1909 Công trình này đã được đăng ký phát minh vào năm 1910 Nhà máy thương mại đầu tiên sản xuất amoniăc được khánh thành ở Đức năm 1911 Ở Mỹ, sản xuất amôniăc được bắt đầu từ năm 1921, dùng hơi nước làm nguồn tạo hyđrô

Trang 3

Ngày nay, công nghệ sản xuất ammoniac ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãitrên toàn thế giới.

1.2 Cấu tạo phân tử NH 3

NH3 có một nguyên tử nitơ và 3 nguyên tử hiđrô Nguyên tử N có 7 electron ởlớp vỏ, tương ứng với số điện tích hạt nhân của nó Trong đó, một cặp electron ởtrạng thái 1s, còn 5 electron kia phân bố vào 4 obitan với số lượng tử chính là 2.Trong 5 electron này thì có một cặp chiếm obitan 2s và 3 electron không cặp đôiphân bố ở 3 obitan 2Px, 2Py, 2Pz :

Các electron không cặp đôi của N có thể kết hợp với electron 1s của nguyên tửH

Vì vậy ta có: Nguyên tử N nằm trên một đỉnh của hình tứ diện nằm trên mộtphằng của 3 nguyên tử H, 3 nguyên tử H xếp theo 1 hình tam giác đều, góc liên kếtN-H-H khoảng 107o

Hình 1: Cấu tạo phân tử NH 3

Mặc dù các liên kết N-H là những liên kết cộng hóa trị nhưng chúng có phầngiống như liên kết ion, tại vì ngyên tử N có độ âm điện lớn hơn H rất nhiều Do sựphân cực hóa của các liên kết và cách sắp xếp bất đối của phân tử NH3 mà nó cómột mômen lưỡng cực khoảng 1,46 Debye Vì phân tử NH3 có cùng cấu hình

Trang 4

electron với nước, góc hóa trị cũng tương tự như nước nên NH3 và H2O có nhiềutính chất giống nhau, đều là những chất nghịch từ.

 4NH3 + 3O2 ↔ 2N2 + 6H2O

NH3 có thể bị oxy hóa tạo NO khi ở trong hỗn hợp 100 % NH3 với không khí và

có mặt của xúc tác Pt ở nhiệt độ cao:

4NH3 + 5O2→ 4NO + 6H2O

 Trong điều kiện thích hợp, hỗn hợp NH3- không khí sẽ phát nổ khi cháy hỗnhợp nổ của NH3 khô với không khí là 16-25% thể tích NH3 Giới hạn này được mởrộng khi trộn lẫn với các khí cháy như H2 trộn O2 hay không khí ở nhiệt độ và ápsuất cao hơn

Trang 5

 Khí NH3 bị oxi hóa tạo H2O và N2 bởi nhiều hợp chất oxyt như CuO Nếudòng khí NH3 được chuyển qua CuO nung nóng thì có phản ứng:

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2OLoại phản ứng này xảy ra khi NH3 được nung nóng tới nhiệt độ cao với oxyt củakim loại xác định vì lúc này liên kết trong oxy kém bền vững Các chất oxy hóa nếu

đủ mạnh sẽ xảy ra phản ứng tương tự ở nhiệt độ thường Ví dụ với KMnO4:

2NH3 + 2KMnO4 ↔ 2KOH + 2MnO2 + 2H2O + N2

 Phản ứng giữa Cl2 với NH3 cũng có thể xem là phản ứng oxy hóa khử

 Khi nung NH3 cùng với một kim loại hoạt động như Mg thì nitrit (hợp chất

cơ kim) sẽ tạo thành

3Mg + 2NH3→Mg3N2 + 3H2

 NH3 phản ứng với P hơi nóng đỏ tạo N2 và PH3: 2NH3 + 2P →2PH3 + 3N2

 Hơi S phản ứng với NH3 tạo amoni sunfit và nitơ S cùng phản ứng với NH3

lỏng tạo nitơ sunfit: 8NH3 + 3S → 2(NH4)2S + N2

 S cũng phản ứng với NH3 lỏng tạo nito sunfit: 10S + 4NH3→6H2S + N2S4

 NH3 có thể tạo thành vô số các hợp chất cộng hợp hay hợp chất phối trí Cáchợp chất cộng có tính chất tương tự như các hyđrat Vì thế CaCl2.6NH3 và CuSO4

giống như CaCl2.6H2O và CuSO4.5H2O

Trang 6

 Các hợp chất phối trí gọi là ammines và viết giống như một phức[Cu(NH4)4]SO4.

 Một trong những tính chất quan trọng nhất của NH3 là tính kiềm ở dung dịchnước của nó Dung dịch NH3 biến quỳ đỏ thành xanh, là chất chỉ thị cho metyldacam và metyl đỏ

 Khí NH3 có thể trung hòa axit mà không tạo thành nước Dung dịch NH3 cótác dụng như một bazơ ở chỗ tạo kết tủa hydroxyt từ dung dịch của chúng Một vàihợp chất khó tan, nhưng trong dung dịch NH3 dư nó tạo phức ion Ví dụ như cácmuối sắt thì các hợp chất sắt hydroxyt sẽ bị kết tủa

FeCl3 + 3NH4OH→ b Fe(OH)3 + 3NH4ClDung dịch đồng sunfat trong dung dịch amoni hydroxyt dư tạo thành phức:

• Sản xuất NH3 luôn chiếm vị trí quan trong trong cân bằng ngân sách thế giới

• Sản lượng NH3 hàng năm đạt triệu tấn/năm

• Sản lượng NH3 dự kiến sẽ tăng bình quân 7%/năm

• Tây Á có thể chiếm 1/3 mức gia tăng sản lượng trong khoảng thời gian tới

 Việt Nam

Một số công ty sản xuất ở Việt Nam : Phân Đạm Bắc Giang(VINACHEM), Phân Đạm Ninh Bình, Phân Đạm Phú Mỹ (Petro Việt Nam),Phân Đạm Cà Mau…

• Lượng NH3 cho sản xuất phân bón trong nước là khoảng 500-540nghìn tấn /năm

• Hiện không phải nhập khẩu thêm

• Một số nhà máy DAP sắp xây dựng cũng sẽ sử dụng NH3 lỏng

• Tiêu thụ NH3 lỏng làm chất làm lạnh < 1000 tấn/năm

Trang 7

NGUYÊN LIỆU TỔNG HỢP AMONIAC

Có nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau sử dụng cho quá trình tổng hợp NH3 như:than đá, dầu nặng naphta, khí tự nhiên, khí đồng hành

Nguyên liệu quan trọng nhất hiện nay là các nhiên liệu rắn, khí lò cốc, H2 củaquá trình điện phân Các nguyên liệu này chỉ được dùng trong điều kiện đặc biệt vàngày nay có rất ít

Khí than ướt là nguyên liệu tương lai để sản xuất NH3 Ngoài ra H2 sản xuất bằngquá trình điện phân nước cũng là nguyên liệu sản xuất NH3

18501319

460032100107003600

963217

Bảng số liệu các nguồn nguyên liệu thô dùng sản xuất NH 3

Theo bảng số liêu trên thì ta thấy các nhà máy sản xuất NH3 mới hầu như dựa vào nguồn nguyên liệu chính là khí tự nhiên và naphta Xu hướng này cũng tiếp tục trong tương lai

Trang 8

CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP AMONIAC

Thường duy trì nhiệt độ của phản ứng này là 450oC do khi tăng dần nhiệt độ, tốc

độ phản ứng ở giai đoạn đầu tăng dần, hệ nhanh đạt đến trạng thái cân bằng

• Nếu tăng nhiệt độ quá nhiều, hiệu suất chuyển N2 → NH3 giảm do ở nhiệt độcao NH3 bị phân hủy trở lại H2 và N2 Cân bằng chuyển dịch về phía trái

• Ở nhiệt độ áp suất dưới 400oC tốc độ phản ứng nhỏ, nên không có lợi cho sảnxuất

 Áp suất (P):

Trong sản xuất, thực hiện phản ứng này ở áp suất thấp 100-150at, hoặc trungbình 250-600at hoặc áp suất cao 600-1000at Phản ứng theo chiều thuận là quátrình làm giảm P của hệ, nên tăng P phản ứng sẽ chuyển dịch cân bằng về phía tạothành NH3, H chuyển hóa cũng cao hơn Sau khi tạo thành NH3 cần được tách ra đểcân bằng luôn chuyển dịch theo chiều thuận Vì H chuyển hóa nitơ thành NH3 thấp,

H2 và N2 chưa tham gia phản ứng phải quay trở lại tháp tổng hợp nhiều lần nên tỉ lệgiữa H2 và N2 được giữ đúng tỉ lệ 3:1

 Chất xúc tác (C):

Cũng như những phản ứng thuận nghịch, tỏa nhiệt khác, để nâng cao nồng độ

NH3 ở trạng thái cân bằng, cần hạ thấp nhiệt độ Nhưng như vậy không thể tăngnhanh tốc độ phản ứng, cho nên phải dùng xúc tác để nâng cao tốc độ phản ứng.Các nguyên tử có đặc điểm là ở lớp vỏ điện tử thứ hai tính từ ngoài vào mà khôngbão hòa thì đều có thể làm xúc tác cho quá trình tổng hợp

Thí dụ: Os, U, Fe, Mo, Mn, W, … Trong đó U và Os có hoạt tính cao nhất.Nhưng Os thì quá đắt còn U thì dễ bị ngộ độc bởi hơi nước, nên chúng rất ít được

Trang 9

sử dụng Fe nguyên chất có hoạt tính trung bình, nhưng tuổi thọ ngắn và dễ mấthoạt tính; còn Mn, Mo, W,… hoạt tính không bằng sắt.

Qua nhiều thí nghiệm và nghiên cứu, cho đến nay hầu hết đều dùng xúc tác cóthành phần chủ yếu là Fe và thêm một số phụ gia

Trong công nghiệp đã sử dụng hai loại xúc tác sắt: Một loại ở dạng oxyt sắt, mộtloại ở dạng feric cyanua Loại feric cyanua trước kia dùng cho quá trình áp suấtthấp, tuy hoạt tính cao nhưng dễ vỡ và dễ trúng độc cho nên hiện nay ít dùng Xúctác dùng chủ yếu hiện nay là xúc tác oxyt sắt Thành phần chủ yếu của oxyt sắt làoxyt sắt II và oxyt sắt III, thành phần phụ gia là các oxyt kim loại: Al2O3, CaO,

Hg2O,…

Nói chung trong xúc tác oxyt sắt hàm lượng FeO vào khoảng 24 - 38% trọnglượng Nếu tăng hàm lượng FeO một cánh hợp lí thì có thể nâng cao tính chịu nhiệt

và tăng độ bền của xúc tác Tỉ lệ Fe2+ /Fe3+ xấp xĩ bằng 0,5 tương đương với Fe3O4

Có thể giải thích tác dụng của phụ gia như sau:

Mạng lưới tinh thể của Fe3O4(FeO.Fe2O3) khi thêm Al2O3 vào thì nó có thể tácdụng với FeO hình thành Fe.Al2O4(FeO.Al2O3) Cho nên Fe3O4 và Fe.Al2O4 dẽ hìnhthành hỗn tinh(hỗn hợp tinh thể) Sau khi xúc tác sắt bị H2 hoàn nguyên thành α- Fe,còn Al2O3 không bị hoàn nguyên Nếu không thêm Al2O3 thì do khoảng cách mạnglưới tinh thể của Fe3O4 và α- Fe khác nhau, cho nên khi kết tinh sắt rất dễ xảy rahiện tượng kết tinh lại, khi có Al2O3 thì nó nằm kẹt giữa, ngăn ngừa sự lớn lên củanhững tinh thể sắt nhỏ Khi đó diện tích bề mặt lớn, nâng cao năng lượng dư của bềmặt làm cho hoạt tính cũng tăng Ngoài ra khi hàm lượng Al2O3 tương đối cao thìtính chịu nhiệt của xúc tác cũng tăng

Ví dụ: Các xúc tác chứa 3,5 - 4,5% Al2O3 ; 4,5 - 5,5% Al2O3 và 11 - 12% Al2O3(còn có 2% K2O) thì phạm vi nhiệt độ sử dụng dưới 500oC , 500 - 570oC và 600 -

650oC Nhưng nếu hàm lượng Al2O3 quá nhiều cũng có hại vì khi đó khó tiến hànhhoàn nguyên xúc tác oxit sắt, mặt khác do Al2O3 thể hiện tính axit nên gây khó khăncho quá trình nhả NH3 sinh ra ở bề mặt

Tác dụng của K2O: Theo thuyết điện tử về xúc tác thì trong quá trình hấp phụ N2

và H2 ở trạng thái khí để tạo thành NH3 và trong quá trình giải hấp NH3, khí hấp phụ

Trang 10

đều cần điện tử từ xúc tác cho nên khi thêm K2O vào xúc tác sẽ làm cho điện tử dễthoát ra, do đó có lợi cho quá trình này Cho nên sau khi thêm Al2O3 thì nên thêm

KO Theo nghiên cứu gần đây, người ta cho rằng khi thêm K2O thì còn làm tăngkhả năng chịu độc của xúc tác khi gặp H2S Ngoài ra, gần đây còn có xu hướngthêm các phụ gia như CaO, SiO2 Sau khi thêm thì tăng được tính ổn định

3.2 Công nghệ sản xuất NH 3

Hình 2: Quy trình công nghệ sản xuất amoniac

Trong công nghiệp, quá trình sản xuất NH3 gồm các giai đoạn chính sau :

Trang 11

 Reforming hơi nước.

 Oxy hóa không hoàn toàn (oxi hóa một phần)

Một cách tổng quát ta thấy sự hóa khí của các hydrocacbon hay than đá có thểxem như quá trình oxy hóa một phần ở nhiệt độ cao Sản phẩm chính của quá trìnhnày là CO và H2 Nếu quá trình có sử dụng xúc tác và tận dụng hơi nước làm môichất thì gọi là reforming hơi nước Còn nếu chất phản ứng là oxy hay không khí màkhông sử dụng xúc tác thì gọi là quá trình oxy hóa một phần

Đặc điểm cơ bản của các công nghệ hiện đại là sử dụng áp suất khí hóa cao ápsuất giới hạn khoảng 4MPa (40 bar) Việc sử dụng công nghệ nào là thích hợp phụthuộc vào nguyên liệu thô Nếu nguyên liệu để sản xuất NH3 là khí tự nhiên haynaphta thì sử dụng công nghệ reforming hơi nước

Phương pháp oxi hóa không hoàn toàn chỉ áp dụng đối với việc khí hóa nguyênliệu thô rắn

3.2.1.1 Phương pháp reforming hơi nước

Như vậy trong thành phần sản phẩm sau quá trình reforming luôn có H2, CO,

CO2, H2O và CH4 Nói chung, nhiệt cung cấp cho phản ứng lấy từ quá trình cấpnhiệt trực tiếp của thiết bị phản ứng hình ống, bên trong chứa đầy xúc tác Ni và đểhỗn hợp khí đi qua Vì xúc tác rất dễ bị ngộ độc cho nên trước khi cho khí nguyênliệu đi qua cần tách S thật cẩn thận

Xét lưu trình chuyển hóa khí thiên nhiên bằng hơi nước với xúc tác Ni

Trang 12

Hình 3 : Sơ đồ công nghệ chuyển hóa metan bằng hơi nước có xúc tác Chú thích:

1,3: Thiết bị trao đổi nhiệt 2: Thiết bị làm sạch khí sơ bộ

Khí thiên nhiên đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt (1), nâng nhiệt độ 380-400oC Sau

đó làm sạch khí sơ bộ (2), dùng ZnO để hấp thụ hợp chất lưu huỳnh (H2S, các hợpchất hữu cơ chứa S) để chúng khỏi làm nhiễm độc xúc tác (ra khỏi tháp các hợpchất này phải<2-3mg/m3)

Hơi nước dùng để chuyển hóa cũng được gia nhiệt ở tháp (3) với nhiệt độ

380-400oC Sau đó được hòa vào khí với hỗn hợp khí-hơi ở tỉ lệ 1/2.5 (thể tích)

Hỗn hợp khí hơi vào lò ống (4), tại đây khí đi trong ống có đựng xúc tác Ni, sựchuyển hóa xảy ra theo phản ứng (1) Đây là phản ứng thu nhiệt nên để cung cấpnhiệt cho phản ứng, người ta đốt khí ở ngoài ống Tại đây, hỗn hợp khí-hơi đượcchuyển hóa đến 75% mêtan và nhiệt độ đạt đến 700-750oC Ở đây hỗn hợp khí đivào tháp chuyển hóa mêtan thứ 2(5) để tiếp tục chuyển hóa mêtan còn lại Ở thápnày người ta cho thêm không khí vào nhằm mục đích đưa N2 vào hỗn hợp Lượngkhông khí cho vào tỉ lệ: H2/N2 = 3/1 (tỉ lệ cần thiết để tổng hợp NH3) Oxy trongkhông khí oxy hóa mêtan theo phản ứng (2) ở trên tháp, phản ứng này tỏa nhiệt làm

Trang 13

tăng nhiệt độ của hỗn hợp khí lên 950-1000oC Do đó ở cuối tháp tiếp tục phản ứngthu nhiệt (1) và một phần phản ứng (3)

Ở thiết bị (5) ra hỗn hợp đi vào nồi hơi thu hồi (6), được làm lạnh xuống nhiệt

độ khoảng 400oC Để điều chỉnh quá trình được chính xác một phần khí được đưavào tháp tăng ẩm (7) mà không qua nồi hơi Tháp này được phun nước để hạ nhiệt

độ hỗn hợp khí, đồng thời làm hỗn hợp bão hòa hơi nước Lượng nước phun phảilàm sao cho khí đạt nhiệt độ 380- 400oC là nhiệt độ cần thiết để chuyển hóa COtheo phản ứng (3) Trước khi vào thiết bị chuyển hóa CO hỗn hợp khí qua thiết bịtrộn (8) Tại đây người ta bổ sung hơi nước với tỉ lệ hơi/khí = 0.35/1

Thiết bị (9) gồm hai tầng xúc tác Fe-Cr thực hiện chuyển hóa hai cấp Lần đầuthực hiện ở nhiệt độ 400oC, phản ứng tỏa nhiệt tăng nhiệt độ 10 hỗn hợp khí lên

500oC Trước khi vào lớp xúc tác tiếp theo hỗn hợp khí qua lớp đệm được tưới nướctrực tiếp để hạ nhiệt độ xuống 420-440oC (nhiệt độ tối ưu để chuyển hóa lần hai).Khí ra khỏi tháp (9) được chia làm hai đi qua thiết bị (1) vả (3)

Kết thúc quá trình chuyển hóa hỗn hợp khí gồm N2, H2, CO2 một ít CO, CH4 vớithành phần (% thể tích) như sau:

N2 = 20.6; H2 = 59.8; CO2 = 15.2 ; CO = 4; CH4 = 0.4

Hỗn hợp này đưa đi làm sạch

Ưu diểm của quá trình mêtan hoá là đơn giản và giá thành thấp nhưng cũng là

có nhược điểm là tiêu tốn nhiều H2 và có thêm khí trơ trong sự tạo thành khí để tổnghợp

3.2.1.2 Phương pháp oxi hóa không hoàn toàn.

Hydro cacbon hay than đá có thể phản ứng với oxy không cần xúc tác và phảnứng oxy hóa một phần xảy ra như sau:

Trang 14

Quá trình oxi hóa một phần các hydrocacbon: Trong các công nghệ Texaco vàshell, các chất phản ứng được gia nhiệt sơ bộ rồi chuyển hóa trong một thiết bị phảnứng dạng ống chịu lửa và chịu áp suất trong Nhiệt độ phản ứng trong ống khoảng

1200 ÷ 1500oC, kết quả trong khí thô có chứa muội than, cần phải tách ra

Ưu điểm của quá trình oxi hóa một phần là không đòi hỏi chất lượng nguyên liệu

thô Nguyên liệu chứa lưu huỳnh cũng không quan trọng

3.2.2 Làm sạch khí hỗn hợp: mục đích loại H 2 S, CO, CO 2

Quá trình tinh chế khí bao gồm quá trìng tách triệt để S trong khí nguyên liệu và

CO2 trong hỗn hợp khí sản phẩm quá trình reforming Các phương pháp tinh chế và

vị trí của chúng trong toàn bộ quá trình phụ thuộc vào hệ thống sản xuất khí, vào sựchuyển hóa, vào nguyên liệu

3.2.2.1 Tách khí CO 2 và H 2 S:

CO2 và H2S đều tan nhiều trong nước khi tăng áp suất và hạ nhiệt độ, nên hỗnhợp khí được rữa bằng nước ở áp suất cao là phương pháp tốt nhất để tách hai khínày

Trong công nghiệp thiết bị làm sạch khí là một tháp đệm Khí đi từ dưới lên,nước bơm từ trên xuống với áp suất hơi lớn hơn áp suất khí Phương pháp này cóthể tách từ 80-95% CO2, và được dùng để sản xuất xôđa urê,

Hiện nay người ta sử dụng monoetanolamin (CH2CH2(OH)NH2) để tách CO2 và

H2S Dung dịch này hấp thụ tốt ở nhiệt độ 25-35oC

2CH2CH2(OH)NH2 + H2O + CO2 ↔ (CH2CH2(OH)NH3)2CO3

CH2CH2(OH)NH2 + H2O + CO2 ↔ (CH2CH2(OH)NH3)HCO3

2CH2CH2(OH)NH2 + H2S ↔ (CH2CH2(OH)NH3)2S

CH2CH2(OH)NH2 + H2S ↔ (CH2CH2(OH)NH3)HSTăng nhiệt độ dung dịch đã hấp thụ CO2, H2S lên 105-125oC, quá trình xảy ra,sau đó làm lạnh dung dịch và dung dịch monoetanolamin được dùng trở lại Phươngpháp này tách CO2 lên đến 99%

3.2.2.2 Tách khí CO:

Hàm lượng CO trong khí tổng hợp phải < 0.001- 0.002%

Phương pháp tách CO là phương pháp Cu-NH3 Tức dùng muối đồng acetattrong nước amoniac để hấp thụ

Ngày đăng: 26/12/2016, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w