1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học theo chủ đề tích hợp môn tin học 8

20 3,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 13,44 MB

Nội dung

* Vận dụng kiến thức của các môn: Toán, Vật lí, Giáo dục công dân: - Toán: + Xác định giả thiết kết luận của một bài toán hình học.. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn không chỉ nắm

Trang 1

Phụ lục III PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên dự án dạy học:

TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (Tiết 1)

2 Mục tiêu dạy học: Bài học phải đảm bảo các yêu cầu về:

a Kiến thức:

- Biết khái niệm bài toán, thuật toán

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính

- Biết chương trình là thể hiện của thuận toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể

- Bước đầu biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước

b Kĩ năng:

- Xác định được điều kiện cho trước (Input), kết quả cần thu được (Output), biết

mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán

- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng của một số môn để làm nổi bật trọng tâm bài học

c Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có thái độ học tập tích cực.

- Tư duy: Thu thập, phân tích và xử lí thông tin

- Đảm nhận trách nhiệm

- Thể hiện sự tự tin

- Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe phản hồi tích cực, hợp tác khi làm việc theo nhóm

* Vận dụng kiến thức của các môn: Toán, Vật lí, Giáo dục công dân:

- Toán:

+ Xác định giả thiết kết luận của một bài toán hình học

+ Nêu (hiểu rõ) các bước cần thực hiện để giải bài toán

+ Công thức tính diện tích hình tam giác (khi biết một cạnh và chiều cao tương ứng), hình vuông

- Vật lí:

+ Xác định được các dữ kiện đề cho, tóm tắt được bài toán

Trang 2

+ Công thức tính quãng đường, vận tốc thời gian.

- Giáo dục công dân: Giáo dục học sinh:

+ Tự tin

+ Siêng năng, kiên trì

+ Tự giác, sáng tạo

- Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục học sinh:

+ Có ý thức ham học hỏi

+ Biết giúp đỡ gia đình

+ Động viên khích lệ học sinh tìm hiểu và khám phá các kiến thức nâng cao (có các ý tưởng làm phần mềm sáng tạo, tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật…)

3 Đối tượng dạy học của dự án:

Đối tượng dạy học của dự án là học sinh

Số lượng: 27 em

Số lớp thực hiện: 1

Thời gian thực hiện: 01 tiết (45 phút)

Khối: 8, lớp 8A1

Đặc điểm: Học sinh lớp 8A1 có đặc điểm là đa số đều có học lực khá, giỏi vì vậy các em rất chủ động trong khâu tìm tòi và khám phá tri thức đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo, đây là tiền đề đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của lớp

4 Ý nghĩa của dự án:

Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức chuyên môn của mình mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác, các kiến thức xã hội để tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách hiệu quả giúp học sinh khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động tích cực hơn trong học tập, từ đó nâng cao chất lượng của môn học, giúp học sinh nắm chắc hơn các kiến thức liên môn (trong nội dung bài học) Nhận thức được tầm

Trang 3

quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi thực hiện thử nghiệm một bài giảng đối với môn Tin học lớp 8: Vận dụng kiến thức các môn Tin học, Toán học, Vật lý, Giáo dục công dân để thực hiện tiết dạy “Tiết 20 – Bài 5: Từ bài toán đến chương trình”

Việc kết hợp các kiến thức liên môn là cần thiết và quan trọng, nó giúp cho học sinh hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn về việc tiếp thu những kiến thức của bài học Giúp các em ôn tập và hiểu biết thêm về các kiến thức thuộc các môn học liên môn trong bài học từ đó giúp học sinh có kĩ năng, thái độ và hành động đúng đắn, có trách nhiệm đối với vấn đề tiếp thu kiến thức; giúp các em tự tin thể hiện chính kiến của mình, khơi gợi niềm yêu thích tìm hiểm, khám phá, có các ý tưởng sáng tạo

Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động tích cực, sáng tạo trong việc tiếp nhận tri thức; giáo dục cho các em ý thức học đi đôi với hành; rèn cho các em các kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng các kiến thức được học từ sách vở vào thực

tế đời sống của bản thân, gia đình, xã hội

5 Thiết bị dạy học, học liệu:

- Sách giáo khoa Tin học 8

- Sách giáo viên Tin học 8

- Sách bài tập Tin học 8

- Sách Toán học

- Sách Vật lý 7

- Sách Giáo dục công dân

- Tìm hiểu thông tin, tư liệu trên mạng Internet

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ

- Hình ảnh

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

a Ổn định tổ chức lớp

- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số

b Kiểm tra bài cũ

Trang 4

Câu hỏi 1: Em hãy nêu cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

Khai báo biến a, S kiểu số nguyên?

Đáp án:

Var <Danh sách biến>:<Kiểu dữ liệu>;

Trong đó:

- Var là từ khóa

- Danh sách biến là danh sách gồm một hoặc nhiều biến và được cách nhau bởi dấu “,”

- Kiểu dữ liệu là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal

Var a, S: Integer;

Câu hỏi 2: Em hãy nêu cú pháp khai báo hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Khai báo hằng ngay có giá trị bằng 20?

Đáp án:

Const <Tên hằng>=<Giá trị>;

Trong đó:

- Const là từ khóa

Const ngay = 20;

c Bài mới

c.1 Đặt vấn đề

GV: Như vậy trong các bài học trước các em đã được làm quen với cấu trúc của một chương trình trong Pascal, biến và hằng Cô có một bài toán như sau:

Em hãy viết chương trình tính diện tích hình vuông có

độ dài cạnh là a, với a là số nguyên và được nhập vào từ bàn phím

Em sẽ phải viết một chương trình để có thể tính diện tích của mọi hình vuông có độ dài cạnh là số nguyên

Vậy từ bài toán này để có thể viết một chương trình em phải thực hiện những bước nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm

hiểu nội dung bài học hôm nay Tiết 20 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình.

c.2 Bài mới

Trang 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán và xác định bài toán

GV: Yêu cầu học sinh cho các ví dụ về

bài toán trong các môn học: Toán học,

vật lí, hóa học

GV: Cho ví dụ về các bài toán trong

cuộc sống

GV: Nêu các công việc

GV: Chiếu hình ảnh về em Nguyễn

Dương Kim Hảo, học sinh Trường

THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân

Bình, TPHCM)

GV: Cô nghĩ rằng các em sẽ rất bất

ngờ về thông tin sau: Ba công việc

trên đã được một bạn học sinh giải

1 Bài toán và xác định bài toán

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bài toán trong các môn học:

Môn toán: Tính diện tích hình tròn, tính giá trị các biểu thức… Môn vật lí: Tính vận tốc, tính quãng đường …

Môn hóa học: Tính khối lượng, số mol …

Bài toán trong cuộc sống hàng ngày:

- So sánh chiều cao của hai bạn trong lớp

- Tính tổng số tiền mua hàng

- Tính điểm trung bình môn các môn học

- Bảng tắt mở điện từ xa thông qua điện thoại di động

- Máy tính hóa học

Trang 6

quyết đó là bạn Nguyễn Dương Kim

Hảo Khi thấy ba mò mẫn tính toán

cộng điểm cho học sinh vào cuối kỳ,

Hảo đã suy nghĩ và muốn tìm cách

giúp ba làm việc dễ dàng hơn Lúc đó,

chưa hiểu thế nào là lập trình điện tử,

Hảo đã lên mạng và mày mò tự học.

Rồi phần mềm chấm điểm do Hảo

sáng chế đã giúp cho ba tính toán

nhanh chóng, dễ dàng hơn Sau đó,

lần lượt là bảng điều khiển thông

minh, giúp mẹ Hảo tắt - mở điện từ xa

thông qua điện thoại di động, rồi

chiếc máy tính hóa học giúp người chị

họ của Kim Hảo dễ dàng tìm kiếm các

phương trình hóa học (khi Hảo làm ra

chiếc máy tính hóa học em mới chỉ là

học sinh lớp 7)

GV: Lồng ghép giáo dục kĩ năng

sống: Bạn Hảo cũng là một bạn học

sinh như các em, xuất phát từ việc

muốn giúp đỡ gia đình bạn ấy đã suy

nghĩ ra các ý tưởng, cố gắng để thực

hiện nó

GV: Giáo dục học sinh biết giúp đỡ

gia đình.

GV: Động viên khích lệ học sinh tìm

hiểu và khám phá các kiến thức

nâng cao, xây dựng các ý tưởng

GV: Khuyến khích học sinh tham

Nguyễn Dương Kim Hảo, học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM) giới thiệu về sản phẩm Máy tính hóa học tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ Châu Á

2014

HS: Chú ý lắng nghe

HS: Chú ý lắng nghe

Trang 7

gia các cuộc thi: Khoa học kĩ thuật,

tin học trẻ không chuyên, viết phần

mềm sáng tạo

GV: Tích hợp môn giáo dục công

dân: Khi các em suy nghĩ ra một ý

tưởng nào đó các em cần phải siêng

năng, kiên trì, tự tin vào bản thân, đặt

ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch để

đạt được mục tiêu đó.

GV: Trong các môn học, trong cuộc

sống hàng ngày em vẫn thường gặp và

giải quyết các bài toán Vậy bài toán là

gì ?

GV: Nhận xét, chốt nội dung

GV: Nêu ví dụ 1.a

GV: Liên môn môn Toán: Yêu cầu

học sinh vận dụng kiến thức toán học

để tóm tắt bài toán, xác định giả thiết,

kết luận của bài toán, tìm ra dữ kiện

đề cho và giá trị cần thu được.

GV: Nhận xét

GV: Liên môn môn Toán: Trong

môn toán phân môn hình học, trước

khi bắt đầu giải một bài toán, em

thường tìm giả thiết và kết luận.

GV: Trong Tin học phần giả thiết là

các điều kiện cho trước (Input), phần

kết luận là kết quả thu được (Output)

HS: Chú ý lắng nghe

HS: Suy nghĩ, trả lời

- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết

Ví dụ 1.a: Cho hình vuông ABCD, độ dài cạnh hình vuông là a

HS: Suy nghĩ, trả lời

Điều kiện cho trước: Hình vuông

ABCD, AD = a

Kết quả cần thu được: Diện tích

Trang 8

GV: Để giải quyết một bài toán cụ thể

ta cần xác định bài toán, tức là xác

định các điều kiện cho trước và kết

quả cần thu được

GV: Xét bài toán rô bốt nhặt rác, yêu

cầu học sinh xác định bài toán

GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập:

GV: Chia nhóm thảo luận: mỗi bàn là

1 nhóm, Yêu cầu học sinh thảo luận

làm bài tập (thời gian 2 phút)

GV: Sau khi hết thời gian, yêu cầu các

hình vuông

- Xác định bài toán là xác định các điều kiện cho trước (Input) và kết quả cần thu được (Output)

Ví dụ 1.b Đối với bài toán rô bốt nhặt rác

HS: Suy nghĩ, trả lời

Điều kiện cho trước: Vị trí của rô bốt, rác và thùng rác

Kết quả cần thu được: Rô bốt nhặt được rác và bỏ rác vào thùng

Bài tập: Em hãy xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được của các bài toán sau:

a Môn Toán (hình học): Cho tam giác ABC biết rằng độ dài cạnh

đáy BC =

9 cm;

đường cao tương ứng AH = 7 cm Tính diện tích tam giác ABC ?

b Môn Vật lí: Tính quãng đường

ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60km/h?

HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời

HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên

a

đường cao tương ứng AH = 7 cm Tính diện tích

 ABC?

a Môn Toán (hình học): Cho  ABC

biết rằng độ dài cạnh đáy BC = 9 cm;

A

A

A

Tóm tắt:

Trang 9

nhóm chấm chéo bài nhau.

GV: Nhận xét bài làm của học sinh

GV: Liên môn môn Toán: Khi cho

tam giác, biết độ dài cạnh đáy và

chiều cao tương ứng, để tính diện tích

tam giác em làm như thế nào?

GV: Muốn tính diện tích một tam giác

khi biết độ dài cạnh đáy và chiều cao

tương ứng, nếu chưa cùng hơn vị em

sẽ đổi về cùng đơn vị và thực hiện tính

toán theo công thức: S = (1/2).a.h

GV: Liên môn môn Vật lí: Trong bài

toán ở môn vật lí khi biết thời gian và

vật tốc, để tính được quãng đường đi

được em vận dụng công thức nào ?

GV: Trong môn vật lí 7 em biết rằng

để tính quãng đường khi biết vận tốc

và thời gian thì em sẽ tính bằng công

thức: S = v.t (với công thức này khi

biết được giá trị của hai đại lượng em

sẽ tính được giá trị của đại lượng còn

lại)

GV: Vậy trong lập trình sau khi xác

định bài toán (các điều kiện cho trước

và kết quả cần thu được) em sẽ thực

Input: BC = 9 cm , AH = 7 cm Output: Diện tích tam giác ABC

b

Input: t = 3h , v = 60km/h Output: S = ?

HS: Lắng nghe

HS: Suy nghĩ, trả lời

S = (1/2).a.h

HS: Suy nghĩ, trả lời

S = v.t

HS: Lắng nghe

Trang 10

hiện thao tác gì tiếp theo để viết được

chương trình ra lệnh cho máy tính là

việc? chúng ta cùng tìm hiểu mục 2 để

trả lời cho câu hỏi này

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Giải toán trên máy tính

GV: Liên môn môn Toán: Xét lại ví

dụ bài toán tính diện tích hình vuông

ở phần kiểm tra bài cũ, sau khi tóm tắt

bài toán bước tiếp theo em sẽ làm gì ?

GV: Sau khi xác định bài toán, để máy

tính có thể ‘giải’ được bài toán thì con

người cần chỉ dẫn cho máy tính, sự chỉ

dẫn đó phải cụ thể, chi tiết và đặc biệt

là máy tính phải ‘hiểu’ được những chỉ

dẫn này

GV: Hướng dẫn HS phân tích ví dụ rô

bốt nhặt rác Yêu cầu HS nêu lại

phương án để rô bốt nhặt được rác đã

học ở bài 1

Bước 1: Tiến hai bước;

Bước 2: Quay trái, tiến một bước;

Bước 3: Nhặt rác;

Bước 4: Quay phải, tiến ba bước;

Bước 5: Quay trái, tiến hai bước;

Bước 6: Bỏ rác vào thùng;

GV: Dãy hữu hạn các bước (thao tác)

cần thực hiện để giải một bài toán gọi

là thuật toán

2 Quá trình giải toán trên máy tính

HS: Suy nghĩ, trả lời

Tóm tắt bài toán  Tìm cách giải

 Trình bày bài làm.

HS: Lắng nghe

HS: Suy nghĩ, trả lời

Trang 11

GV: Vậy thuật toán là gì?

GV: Yêu cầu HS tìm cách khác để có

thể đi từ vị trí hiện tại, nhặt rác và bỏ

rác vào thùng

GV: Yêu cầu HS nêu thêm các cách

khác

GV: Nhận xét phần trả lời của học

sinh

GV: Liêm môn môn toán: Trong các

môn học khi giải một bài toán các em

có thể có nhiều cách để giải nhưng

chúng ta phải lựa chọn cái giải tối ưu

nhất.

HS: Suy nghĩ, trả lời

- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán

HS: Thảo luận tìm các cách hướng dẫn rô bốt

Dự kiến cách 2:

Bước 1: Tiến hai bước;

Bước 2: Quay trái, tiến một bước; Bước 3: Nhặt rác;

Bước 4: Tiến hai bước;

Bước 5: Quay phải, tiến ba bước; Bước 6: Bỏ rác vào thùng;

HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời

Trang 12

GV: Trong lập trình cũng vậy từ một

bài toán cụ thể để viết được chương

trình có thể có nhiều thuật toán, tuy

nhiên các em phải lựa chọn thuật toán

tối ưu nhất, dễ hiểu, thời gian chạy

nhanh, ít tốn bộ nhớ

GV: Một bài toán có thể có nhiều

thuật toán khác nhau, nhưng mỗi thuật

toán chỉ dùng để giải một bài toán cụ

thể

GV: Sau khi mô tả thuật toán thì máy

tính có hiểu được thuật toán chưa?

GV: Con người có thể nói chuyện để

ra lệnh cho máy tính thực hiện chương

trình không?

GV: Vậy con người phải làm gì để

máy tính hiểu được thuật toán?

GV: Chốt nội dung: Cần thể hiện thuật

toán bằng ngôn ngữ lập trình

GV: Vậy quá trình giải bài toán trên

máy tính gồm những bước nào?

GV: Nhận xét

GV: Quá trình giải bài toán trên máy

tính gồm 3 bước: Xác định bài toán,

mô tả thuật toán, viết chương trình

HS: Chú ý lắng nghe

HS: Chú ý lắng nghe

HS: Chú ý lắng nghe

HS: Suy nghĩ, trả lời

HS: Suy nghĩ, trả lời

HS: Suy nghĩ, trả lời

HS: Suy nghĩ, trả lời

HS: Suy nghĩ, trả lời

- Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau:

+ Xác định bài toán: Input, Output + Mô tả thuật toán: Diễn tả cách

Trang 13

GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết nội

dung tiết học bằng bản đồ tư duy, yêu

cầu học sinh điền thông tin vào các ô

số

giải bài toán bằng dãy các thao tác cần thực hiện

+ Viết chương trình: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình thích hợp

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung

GV: Tổng kết nội dung

HS: Chú ý lắng nghe

Trang 14

IV Củng cố, nhận xét, dặn dò

1 Củng cố

GV: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu Bài tập 1

HS: Thực hiện

GV: Yều cầu học sinh suy nghĩ và trả lời

HS: Thực hiện

GV: Yêu cầu học sinh giải thích (yêu cầu học sinh khác bổ sung nếu cần thiết) GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2:

Ngày đăng: 02/11/2017, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w