Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao ch
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ
TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông
Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI có hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế”
Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
Trang 2dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm non
Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học của từng cơ sở giáo dục Muốn nâng cao chất lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết
bị trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải kiến thức, tư duy cho trẻ
Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là điều kiện, phương tiện để nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục Song, trong thực tế, theo phân cấp quản
lý thì Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chưa thực sự đầu tư nhiều cho mầm non,
cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng với sự nghiệp phát triển giáo dục Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non một cách có hiệu quả nhất Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình
với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật
chất ở trường Mầm non"
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng vững mạnh
Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Một số giải pháp trong công tác tham mưu
để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non" tôi đang nghiên cứu, tích lủy
tại đơn vị hiện tôi đang công tác
2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
*Đặc điểm tình hình:
Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 02 điểm trường (01 điểm lẻ
và 01 điểm trunng Tâm) gồm có 9 lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ cộng đồng với 326
Trang 3cháu trong đó có 03 lớp mẫu giáo lớn: 106 cháu, 04 lớp mẫu giáo nhỡ: 127 cháu,
02 lớp mẫu giáo bé: 66 cháu, 01 nhóm trẻ 24-36 tháng: 27 cháu Tổng số 10 phòng học, 05 phòng chức năng, 01 phòng bảo vệ, 02 bếp bán trú, 01 nhà xe, 03 phòng kho, 07 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời 05 loại
Song được sự hổ trợ của UBND Huyện Lệ Thủy, tham mưu tích cực với UBND xã về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, chú trọng phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường mà cụ thể là qua duyệt kế hoạch phát triển đầu năm và kế hoạch xây dựng, mua sắm trong năm học:
Bảng thống kê dự trù xây dựng, mua sắm CSVC, trang thiết bị
Năm học 2013-2014:
1 Xây dựng 03 công trình vệ sinh 180,0 triệu đồng
2 Mua sắm trang thiết bị văn phòng, dạy học) 10.500.000
3 Mua giá đồ chơi trong phòng học 5 giá 15.000.000
7 Mua 04 quạt treo tường, 02 quạt cây 2.600.000
8 Mua 01 bình đựng nước Inooc 700L 2.300.000
9 Mua sắm trang thiết bị phục vụ nhà bếp 10.000.000
Với tình hình thực tế chung ở địa phương và Nhà trường, để thực hiện được đề tài của mình bản thân tôi may mắn có nhiều thuận lợi cơ bản đó là
- Thuận lợi:
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, thường vụ Huyện ủy, sự quan tâm của HĐND, UBND Huyện và lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, hội cha mẹ học sinh ở địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường và các cấp học ở trên địa bàn
- Khó khăn:
Trang 4Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, nhận thức của lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý thức mong chờ Ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục Mầm non Phòng học chủ yếu là nhà cấp 4, điểm lẽ đã xuống cấp trầm trọng; một số phòng chức năng còn thiếu; trang thiết bị nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học
* Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên
- Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, khu vực điểm lẽ thường hay bị ngập lũ, các phòng học và trang thiết bị đã xuống cấp
- Kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà
nước
- Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao từng ở điểm lẻ đang còn chậm
- Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực
giáo dục trẻ trong nhà trường Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, nhân dân còn nghèo Tôi cũng đã nghiên cứu các Chỉ thị; Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mong sao tìm được giải pháp, và rồi tôi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia? Có
lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của mình, thì chỉ bằng “con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy nhanh việc xây dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham mưu
để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non” là để xác định vai trò của người
Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường có CSVC, trang
Trang 5thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội
2.2 Các giải pháp và việc làm cụ thể
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để duy trì phát triển số lượng Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể để tham mưu, phối hợp cùng tích cực tham gia thực hiện các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất
Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác tham mưu
là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ quản lý Muốn làm tốt công tác tham mưu trong việc tăng trưởng CSVC của nhà trường cần có những giải pháp sau:
2.2.1 .Giải pháp1: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu
- Ban giám hiệu nhà trường phải là những người nắm vững chuyên môn, hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về bậc học Mầm non
để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trò, vị trí của bậc học Mầm non nhất là trong giai đoạn hiện nay
- Xây dựng đề án phát triển dài hạn của nhà trường, giai đoạn 2011 - 2020 cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi, được HĐND xã nhất trí thông qua và trở thành Nghị quyết
- Dựa trên kế hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm sát đúng với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường đảm bảo tính đồng bộ hóa cao
- Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch tích lũy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng duy trì vững chắc trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2
- Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường
Trang 6- Thực hiện đúng việc thu theo Công văn số 2093/SGDĐT-KHTC ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác Kế hoạch - Tài chính năm học 2013-2014; Công văn
số 1196/UBND-TCKH-GDĐT-NV ngày 10 tháng 9 năm 2013 về việc thực hiện các khoản thu, chi tại các trường học thuộc Phòng GD&ĐT
- Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với việc tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh, thu hút mọi người quan tâm đến sự phát triển giáo dục Mầm non
- Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các lớp
- Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao
- Khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh phí, công sức để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non
- Tận dụng mọi cơ hội của các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị
- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn xã, thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Mầm non phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
2.2.2 Giải pháp 2 : Công tác tham mưu của Hiệu trưởng
Muốn làm tốt công tác tham mưu, trước hết người Hiệu trưởng cần xác định
rõ đối tượng mình cần tham mưu đó là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, thôn, xóm,… và Phòng GD&ĐT - người trực tiếp quản lý, chỉ đạo về chuyên môn
Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất những vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến hành trong năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau,…
Chính vì làm được như vậy, cho nên, nhiều năm qua, hầu hết các ý kiến đề xuất của tôi được các cấp lãnh đạo địa phương cơ bản nhất trí, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện, như:
Trang 7- Mở rộng diện tích đất ở điểm lẽ để quy hoạch xây dựng nhà cao tầng, đảm bảo diện tích cho trẻ theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia
- Tập trung kinh phí xây dựng một số hạng mục còn thiếu như: xây 03 phòng
vệ sinh, 01 phòng kho, làm nhà xe ở cụm lẻ, lát sân ở điểm trường Trung Tâm, đang tiến hành xây 01 phòng học ở điểm trường Trung tâm, ( tu sửa hệ thống mái tôn các phòng học ở điểm trường lẽ theo hướng chuẩn quốc gia
2.2.3 Giải pháp 3 : Công tác xã hội hóa giáo dục
Để tăng trưởng CSVC trong trường học nói chung, trường Mầm non nói riêng, công tác xã hội hóa giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng Muốn thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cần quan tâm các đối tượng sau:
a) Đối với phụ huynh
- Tiến hành tổ chức họp Ban chấp hành (BCH) Hội phụ huynh ngay từ đầu năm học, thông qua kết quả đạt được của năm học trước và kế hoạch, nhiệm vụ năm học mới, trao đổi, bàn bạc các nội dung trong kế hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường và thống nhất hướng giải quyết
- Tiếp theo, tổ chức họp phụ huynh các lớp, thông qua kết quả họp BCH Hội phụ huynh Tiếp tục trao đổi, bàn bạc và thống nhất các nội dung trong kế hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ tình hình của nhà trường để chung tay, góp sức xây dựng trường học, đảm bảo đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay
- Tổ chức trưng bày sản phẩm của trẻ, thi làm đồ dùng dạy học, mời phụ huynh tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức, như hội thi “Bé với ca dao dân
ca, Hò khoan Lệ thủy”; “ Dinh dưỡng trẻ thơ qua mạng” "Bé khéo tay"…tạo không khí vui tươi, cởi mở, chia sẻ thuận lợi cũng như khó khăn để rồi cùng chung tay xây dựng trường lớp
b) Đối với các ban ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể trong địa phương
- Tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương
để tập hợp được lực lượng giúp nhà trường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào xây dựng trường học, một trong những tiêu chí quan trọng về giáo dục để đạt chuẩn nông thôn mới
- Tạo mối quan hệ công tác gắn bó mật thiết với các tổ chức chính trị, đoàn thể trong địa phương, như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội
Trang 8người cao tuổi, Hội nông dân, Hội khuyến học, Trạm Y tế,…để được ủng hộ về tinh thần và ngày công lao động như tham gia làm vệ sinh, san lấp mặt bằng sân trường, trồng cây xanh, cây bóng mát,…(Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh); tổ chức các hội thi: “Con khỏe con ngoan, mẹ tài năng duyên dáng”, giao lưu văn nghệ, giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, …(Hội Phụ nữ), nhằm không ngừng ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức uống vacxin, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
2 lần/năm và phòng chống các dịch bệnh Kết hợp với Hội khuyến học để tổ chức phát thưởng những trẻ và cô giáo có thành tích cao trong năm học và tặng thưởng những trẻ nghèo vượt khó, các cháu tham gia hội thi cấp huyện, tỉnh đạt giải,
c) Đối với các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, nhà hảo tâm
Nhà trường kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm từ thiện hỗ trợ kinh phí để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho nhà trường
Đầu năm học nhà trường đã tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, qua trang websi của trường để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kinh phí, góp phần xây dựng, củng cố, duy trì vững chắc trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, giữ vững cơ quan văn hoá, tập thể lao động xuất sắc, xứng đáng với địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT xã nhà ngày càng phát triển đi lên
Tóm lại, mỗi tổ chức chính trị, đoàn thể có một sức mạnh riêng, Hiệu trưởng nhà trường cần phải biết dựa vào từng sức mạnh đó để tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo xây dựng cho sự nghiệp giáo dục mầm non
2.3 Hiệu quả của đề tài
Nhờ làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, phòng GD&ĐT; sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể
ở địa phương; sự khéo léo vận động với các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,… nên cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường ngày càng được tăng trưởng và theo hướng đồng bộ hóa
Bảng thống kê xây dựng và mua sắm CSVC, trang thiết bị
Trang 9Năm học 2013-2014:
1 Xây dựng 03 công trình vệ sinh, tường rào 280,0 triệu đồng
2 Xây một phòng kho, 01 nhà xe, làm sân 100.000.000
3 Mua sắm trang thiết bị văn phòng, dạy học) 10.500.000
4 Mua giá đồ chơi trong phòng học 5 giá 15.000.000
5 Mua 01 ty vi, âm ly, loa máy 17.000.000
8 Mua 04 quạt treo tường, 02 quạt cây 2.600.000
9 Mua 01 bình đựng nước Inooc 700L 2.300.000
10 Mua sắm trang thiết bị phục vụ nhà bếp 10.000.000
11 Tu sữa hệ thống điện cụm lẽ 12.000.000
Cụ thể, chỉ tính riêng trong năm học 2013 - 2014, đã xây dựng 50m2 tường rào, xây 03 phòng vệ sinh, xây 01 phòng kho, tu sửa hệ thống mái tôn ở các phòng học, làm nhà xe ở điểm trường lẽ; lát sân bằng gạch xi măng, xây 01 phòng học ở điểm trường Trung tâm với số tiền là 456,400 triệu đồng Trong đó, UBND huyện
hỗ trợ 180,0 triệu đồng, số tiền còn lại chủ yếu là ngân sách địa phương đầu tư và
hỗ trợ của các tổ chức chính trị, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm, Dự kiến, công trình xây 01 phòng học và tu sửa, lợp lại hệ thống mái tôn các phòng học, khoảng tháng 8/2014 hoàn tất và đưa vào sử dụng cho năm học 2014 - 2015
Trong năm học 2013 - 2014, nhà trường còn mua sắm trang thiết bị dạy học như đồ chơi ngoài trời, đồ chơi cho trẻ với tổng kinh phí đầu tư là 30 triệu đồng Kinh phí này được sự hỗ trợ của Đoàn phật tử Hải Phòng: 20 triệu đồng, số tiền còn lại là huy động các nhà hảo tâm ủng hộ
Từ việc làm tốt công tác tham mưu, hiện nay CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ, hiện đại hoá, tạo điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ và tạo được lòng tin trong phụ huynh, trong nhân dân
3 PHẦN KẾT LUẬN
Trang 103.1 Ý nghĩa của đề tài
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội Do đó, nhà trường phải tạo cho được mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,…để không ngừng huy động sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh
Qua thời gian làm công tác tham mưu để thực hiện tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
+ Trong tham mưu phải khéo léo, kiên trì, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, có hiệu quả
+ Phải xây dựng kế hoạch một cách chu đáo, đề ra chỉ tiêu cụ thể, đề xuất những biện pháp có tính khả thi cao và có lộ trình từng bước đi vững chắc trong việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Mầm non hiện nay
+ Bám sát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và sự quan tâm đúng đắn của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng Giáo dục xã Dựa vào đề án phát triển Giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất cụ thể của từng năm
+ Thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường công tác làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm và tạo lòng tin ở phụ huynh
+ Người cán bộ quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu, công tác vận động xã hội hóa giáo dục, gắn bó mật thiết với các cấp lãnh đạo, các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương để tận dụng triệt để sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân vì sự nghiệp giáo dục
+ Bảo quản tốt cơ sở vật chất, tránh thất thoát trong xây dựng và sử dụng tối
đa nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường Mầm non
+ Phối hợp chặt chẽ với BCH Hội phụ huynh để làm nòng cốt thúc đẩy sự tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường