Vì vậy, công tác tham mưu xây dựng CSVC trong nhà trường phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụ
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cơ sở vật chất trong trường mầm non”.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong lĩnh vực tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác tham mưu xây dựng CSVC của hiệu trưởng
3 Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thơi Nam (nữ): Nữ
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non
- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường mầm non Bắc An
- Điện thoại di động: 0974 363 259
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Tên đơn vị: Trường mầm non Bắc An
- Địa chỉ: Xã Bắc An - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03202 223 962
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; Sự khéo léo, nhạy bén, hiểu biết, kinh nghiệm của đội ngũ bộ quản lý, giáo viên nhân viên; Sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội, các bậc phụ huynh và sự hưởng thụ từ người học
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sáng kiến này được áp dụng trong nhà trường từ năm học 2010-2011
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thơi
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đáp ứng với nhu cầu của Hội nhập Quốc tế hiện nay Muốn thực hiện được điều đó cần phải có những con người mới mà những con người mới là do chính giáo dục tạo ra Muốn có được con người mới (tài, giỏi) thì việc đào tạo, bồi dưỡng con người ngay từ tuổi còn nhỏ là một nhiệm
vụ rất quan trọng Đảng ta đã khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục là quốc sách
hàng đầu”, trong đó có giáo dục bậc học mầm non Việc quan tâm, đầu tư,
chăm lo cho giáo dục hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết Đòi hỏi phải được toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội quan tâm và chăm lo thì giáo dục mới có thể chuyển mình một cách mạnh mẽ và mới có thể đào tạo, bồi dưỡng
ra những con người mới (tài, giỏi) thành công được
Muốn thực hiện thành công được điều đó thì công tác tham mưu xây dựng CSVC để chăm lo cho giáo dục ngày nay là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm góp phần cho việc tạo ra những con người mới Vì vậy, cần được quan tâm và làm tốt công tác tham mưu để xây dựng CSVC ngay từ bậc học MN để góp phần vào việc phát triển nhân cách cho con người
Việc đẩy mạnh công tác tham mưu xây dựng CSVC nhằm tranh thủ huy động mọi nguồn vốn từ nhà nước và phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất của nhân dân Việc huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà là rất cần thiết
Vì vậy, công tác tham mưu xây dựng CSVC trong nhà trường phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được hiệu quả hơn
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1 Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; Sự khéo léo, nhạy bén, hiểu biết, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên; Sự hỗ
Trang 3trợ của các lực lượng xã hội, các bậc phụ huynh và sự hưởng thụ từ người học
2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng trong nhà
trường từ năm học 2010-2011
2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến: Tại các trường mầm non.
3 Nội dung sáng kiến:
Trong phạm vi của đề tài “Một số giải pháp tham mưu nhằm nâng cao
hiệu quả công tác xây dựng cơ sở vật chất trong trường mầm non”, tôi đã tập
trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến thực trạng về CSVC trong nhà trường do tôi phụ trách Từ đó, đưa ra những giải pháp áp dụng để thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng CSVC nhằm đảm bảo các điều kiện để
tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường được tốt và đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp Các giải pháp tôi đã nghiên cứu và áp dụng đều dựa trên cơ sở thực tế những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện công tác tham mưu của nhà trường Đặc biệt, các giải pháp đưa ra đều phù hợp, thiết thực đúng với chủ trương, đường lối; Giúp cho nhà lãnh đạo các cấp, các ngành luôn luôn quan tâm chăm lo cho GD Đồng thời, còn giúp cho công tác tuyên truyền được nhân rộng trong toàn xã hội và cùng bắt tay vào việc chăm lo cho giáo dục Hơn nữa, còn giúp cho việc nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ giáo viên, củng cố, bổ sung CSVC, thiết bị, ĐDĐC nhằm nâng cao chất lượng ND-CS-GD trẻ trong nhà trường được tốt
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Các giải pháp mà tôi nghiên cứu để đưa vào áp dụng thực tế đã mang lại hiệu quả rất cao ở tại nhà trường do tôi quản lí
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Những khó khăn trong việc thực hiện công tác tham mưu xây dựng CSVC trong trường mầm non do tôi phụ trách cũng là những khó khăn chung của các trường mầm non trên toàn địa bàn thị xã Các giải pháp mà tôi nghiên cứu để áp dụng tại trường mầm non của tôi đã mang lại hiệu quả rất cao
Trang 4Do vậy, tôi nghĩ rằng với những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong trường của tôi, các trường MN đều có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng CSVC của trường mình và mong muốn được các cấp quan tâm
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trường mầm non có nhiệm vụ: "Tiếp nhận và tổ
chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi" Ở độ tuổi này, trẻ đến
trường còn rất nhiều bỡ ngỡ chưa cả biết đi, biết nói mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào cô giáo Có phụ huynh đưa con đến trường còn lo lắng sợ các cô giáo chăm sóc con không được chu đáo Đặc biệt, những trẻ ăn uống kém cha mẹ rất băn khoăn trăn trở, thậm trí còn đến tận trường xem con cái mình ra sao?,
ăn uống thế nào? Để các bậc cha mẹ yên tâm khi gửi con vào trường, chúng tôi đều có chung suy nghĩ: Mình vừa là cô giáo, vừa phải là người mẹ hiền
thứ hai để nuôi, dạy trẻ thật tốt: "Nuôi trẻ khoẻ, dạy trẻ ngoan và tạo cho trẻ
có những cảm giác an toàn khi ở trường” Với mục tiêu như vậy, trên thực tế
trường mầm non nơi tôi quản lý còn gặp vô vàn những khó khăn trong công tác ND-CS-GD trẻ: Trường thuộc xã miền núi, mới được khôi phục lại sau thời kỳ xóa bao cấp; Đời sống kinh tế của người dân nghèo nàn, trình độ dân trí thì thấp Hơn nữa, là một xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn Do vậy, việc chăm lo xây dựng CSVC cho nhà trường còn nhiều hạn chế Năm học 2010 - 2011 nhà trường có 10 nhóm lớp, số học sinh là 247 cháu với 20 cô giáo; CSVC nhà trường vô cùng khó khăn có 10 phòng học đều là cấp 4 nằm rải rác ở các thôn còn từ tường bao cho đến sân chơi, bãi tập, đặc biệt là bếp ăn còn thiếu Đây là một trong những khó khăn thử thách rất lớn đối với cô và trò trong nhà trường, nhất là đối với người Hiệu trưởng
Xuất phát từ thực trạng CSVC nhà trường như vậy, là người quản
lý (HT) cần có những giải pháp, biện pháp hợp lý, đúng đắn và kịp thời trong việc xây dựng CSVC Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực thi đề
tài “Một số giải pháp tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
Trang 5CSVC trong trường mầm non”, để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng CSVC ở trường MN, qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng ND-CS-GD trẻ ngày càng được tốt hơn
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường mầm non”.
1.3 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm ra một số giải pháp hữu hiệu, thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng CSVC ở trường mầm non, đặc biệt là trường mầm non do tôi quản lý Trên cơ sở đó có những đề xuất, khuyến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện công tác xây dựng CSVC cho nhà trường
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn
1.4.2 Phương pháp quan sát, điều tra thực trạng, trao đổi và thảo luận 1.4.3 Phương pháp thực nghiệm
1.4.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
1.4.5 Phương pháp so sánh và khái quát hóa
1.5 Điểm mới của đề tài:
Đề tài nghiên cứu về công tác tham mưu xây dựng CSVC là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Việc đẩy mạnh công tác tham mưu để xây dựng CSVC nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ, vật chất trong nhà nước và nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà Chính vì vậy, ngày nay với công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên, liên tục ở trong các nhà trường, nhất là đối với các trường mầm non khó khăn, để góp
Trang 6phần vào việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ngày một tốt hơn
2 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu
quan trọng của giáo dục; Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: Trường mầm non là trường tự nguyện
do chính quyền địa phương quản lý, trẻ em 5 tuổi có thể theo học không mất tiền; Luật hệ thống Giáo dục Quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Ngày nay, Đảng và Nhà nước cũng rất coi trọng giáo dục mầm non Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng BGD&ĐT
Nguyễn Thiện Nhân; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc
học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non Đây
là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần
cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất” Điều 12 Luật giáo dục 2005
đã nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà
nước và của toàn dân”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng
nêu rõ: “ Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì
dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Có thể nói GD có vai trò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều
đến các thành tựu của các nước trên thế giới nói chung, của nước ta nói riêng Trên thực tế cho thấy, công tác tham mưu xây dựng CSVC chủ yếu là vận dụng nên nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung
Trang 7Những nơi nào cấp uỷ, chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp GD chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của ngành GD và đương nhiên là hiệu quả giáo dục sẽ thấp
3 Thực trạng của vấn đề:
3.1 Về quy mô trường lớp:
Trường mầm non nơi tôi công tác thuộc xã miền núi có địa bàn rộng, dân cư ở thưa thớt chiếm tới 95% chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên đời sống kinh tế của người dân vô cùng nghèo nàn và lạc hậu Hơn nữa, trình
độ dân trí thì thấp dẫn đến sự nhận thức của người dân cũng như các bậc phụ huynh về mọi mặt của cuộc sống xã hội, đặc biệt là về ngành giáo dục nhất là đối với giáo dục mầm non còn hạn chế rất nhiều Hơn nữa, là trường có nhiều điểm trường do địa bàn rộng, dân cư ở thưa thớt không thể quy hoạch vào một điểm được, do vậy nhà trường vẫn còn nhiều điểm trường Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo địa phương còn mang nặng tư tưởng cũ, chưa có tầm nhìn xa và rộng nên chưa có sự quan tâm đúng mực và đầu tư thích đáng cho giáo dục toàn xã nói chung, mầm non nói riêng Chính vì thế, giáo dục mầm non của địa phương vẫn còn nghèo nàn và khó khăn rất nhiều so với các trường khác trên toàn thị xã: Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới đối với giáo dục hiện nay Từ phòng học cho đến tường bao, sân chơi, bãi tập nhất là bếp ăn còn thiếu mà nhu cầu người dân cho con
đi học đều muốn được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đầy đủ như những trường có điều kiện CSVC tốt Đây là một trong những khó khăn rất lớn đối với nhà trường Ngoài ra, công tác tuyên truyền trong nhà trường còn chưa thể đồng nhất và mang lại hiệu quả: Do đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm chiếm số lượng lớn nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục Với số điểm trường nhiều nằm rải rác không tập trung, sự quan tâm chăm lo của các cấp ngành, đoàn thể trong địa phương còn nhiều hạn chế Vì vậy, rất khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường
* Khảo sát thực trạng về quy mô trường lớp:
Năm học
Số trẻ điều tra
Số trẻ ra lớp Số trẻ ăn bán trú Tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng
Trang 8lượng lượng
3.2 Về cơ sở vật chất:
Là trường mới được khôi phục sau thời kỳ nhà nước xóa bao cấp nên cơ
sở vật chất hầu như còn thiếu rất nhiều, ít được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện, phụ huynh lại phó mặc và trông chờ vào nhà nước Chính vì vậy, cơ sở vật chất nhà trường vô cùng thiếu thốn
* Khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất nhà trường:
Năm
học
Số phòng học
Bếp ăn
Tường bao
Sân chơi
Sân có
đồ chơi
Nhà bảo vệ
Tổng K.Cố
3.3 Về tình hình đội ngũ:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ hầu như là mới, kinh nghiệm trong nghề còn hạn chế Về trình độ chuyên môn của giáo viên mới chỉ ở mức đạt chuẩn, thậm trí vẫn còn có cô chưa đạt chuẩn, về năng lực chuyên môn không đồng đều, đa số chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ nên có sự ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và học tập nâng cao trình độ của các cô Đặc biệt, rất khó khăn trong việc điều hành của nhà trường
* Khảo sát thực trạng về đội ngũ:
Năm học Tổng Trình độ chuẩn Trình độ trên chuẩn
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Đứng trước tình hình thực trạng của nhà trường như vậy Bản thân tôi
là người Quản lí (HT) đã rất băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ tìm để ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tham mưu xây dựng CSVC nhằm khắc phục tình trạng khó khăn đã nêu trên, góp phần vào việc duy trì, ổn định và phát triển giáo dục của nhà trường Đồng thời, góp phần vào việc nâng cao chất lượng ND-CS-GD trẻ ngày càng hiệu quả hơn
Trang 94 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1 Giải pháp thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng CSVC.
Muốn thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường thì việc làm đầu tiên đó chính là: Cần phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ngành Để các cấp, các ngành hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ của ngành học, nhất là về công tác ND-CS-GD trẻ ở lứa tuổi mầm non
Đảng và Nhà nước những năm qua cũng đã quan tâm đến giáo dục, coi
"
Giáo dục là quốc sách hàng đầu" trong đó có giáo dục mầm non Giáo dục
mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với giáo dục Bởi vậy, Đảng, Nhà nước đã ban hành ra nhiều các chính sách đối với giáo dục mầm non Song việc thực hiện các chính sách ở địa phương còn chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng với tầm quan trọng của bậc học Vì vậy, bản thân tôi là người quản lí đã rất nhiều lần gặp
gỡ để có ý kiến Thậm trí còn làm rất nhiều các văn bản, tờ trình lên Đảng, chính quyền các cấp đề đạt những nguyện vọng, những nhu cầu cần thiết, cấp bách phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường Qua nhiều lần đề đạt, nhà trường cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo: Quy hoạch đất ở các điểm trường theo hướng liên thôn cho trường, giải phóng mặt bằng, đầu
tư xây dựng các phòng học kiên cố với trị giá trên 3 tỷ đồng và còn xây dựng tường bao, sân chơi, mua sắm thiết bị dạy học cho các nhóm lớp nhất là lớp 5 tuổi và đồ chơi ngoài trời với số tiền trên 1 tỷ đồng Đây chính là, nguồn động lực rất lớn và cũng là cơ sở để nhà trường chúng tôi tổ chức thực hiện tốt việc ND-CS-GD trẻ trong nhà trường
4.2 Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Như chúng ta ai cũng biết, xã hội hoá giáo dục là quá trình vận động rộng rãi và tổ chức để mọi cộng đồng cùng tham gia làm giáo dục Trách nhiệm của ngành giáo dục và của nhà trường là phải tuyên truyền cho mọi người hiểu và thấy được lợi ích, bản chất của giáo dục nhất là đối với GDMN
Trang 10Sự thành công hay chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện công tác XHHGD chính là vấn đề về mặt nhận thức Tất cả mọi cộng đồng cần phải hiểu đúng nghĩa và sự cần thiết của việc XHHGD để rồi cùng tham gia làm giáo dục Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền một cách đầy đủ về các Chủ trương, Đường lối, mục đích, yêu cầu và những thuận lợi, khó khăn, sự cần thiết nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức xã hội và nhân dân để họ chủ động tham gia vào GD Để mọi cộng đồng đều nhận thức được và cùng tham gia thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong nhà trường thì tôi đã quan tâm, chú trọng tới một số vấn đề sau:
- Tham mưu với Lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để mở hội nghị triển khai về các văn bản, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và XHHGD tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và các ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ và toàn thể dân để mọi người đều hiểu và nắm vững được các Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác XHHGD sau đó vận dụng vào thực tiễn
- Chú trọng việc chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền ở các nhóm, lớp, lựa chọn những địa điểm phù hợp tại nhà trường làm góc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh; Tại đó, có các tranh ảnh…có những nội dung thiết thực về tổ chức nuôi dạy trẻ, những yêu cầu mà các bậc phụ huynh và cộng đồng cần phối hợp với nhà trường để tuyên truyền
- Bên cạnh, công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và công tác chỉ đạo trong nhà trường thì công tác tuyên truyền tới nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày cũng rất cần thiết Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức rộng rãi trong nhân dân trong công tác tham gia XHHGD
Từ những việc làm như vậy, môi trường giáo dục ở nhà trường đã có sự
"Thay da đổi thịt" Cán bộ, các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức
được rằng chỉ có thể làm tốt công tác XHHGD mới có thể đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chỉ có thể làm tốt XHHGD mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội được tốt