Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, xác định tầm quan trọng của việc đổi mới phương phápdạy học, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp, trong những năm qua, các nhàtrường đã tập trung đổi mớ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Lệ Thủy, ngày 21 tháng 5 năm 2015
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở TRƯỞNG TIỂU HỌC
Họ và tên: Nguyễn Văn Dũng Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học số 1 An Thủy
Lệ Thủy, ngày 21 tháng 5 năm 2015
1 PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 31.1 Lí do chọn sáng kiến
Từ trước đến nay công tác chủ nhiệm có một vị trí vai trò quan trọngtrong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện trong nhà trường Đến nay nó càng có ý nghĩa và trò quan trong quyếtđịnh hơn trong việc thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới và hưởngứng phong trào xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh tích cực" Trongnhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy đã coi trọng và triển khaiđổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc đổi mới không gian lớp học bắtđầu từ việc xây dựng nền nếp lớp học theo mô hình trường học mới Thực hiện
sự chỉ đạo của cấp trên, xác định tầm quan trọng của việc đổi mới phương phápdạy học, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp, trong những năm qua, các nhàtrường đã tập trung đổi mới đối mới việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm nhằm đápứng yêu cầu mới trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học sinh, nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt phong trào xây dựng "Trường học thânthiện, học sinh tích cực" Sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách củamỗi học sinh chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và nhàtrường cùng có biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả tác động đếntừng học sinh, từng lớp học trong nhà trường Song không phải địa phương nào,trường nào, giáo viên nào cũng thực hiện tốt vấn đề này
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quantrọng trong việc giáo dục học sinh Họ là đại diện của Hiệu trưởng quản lí hoạtđộng học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường Vì vậy giáo viên chủnhiệm được coi như một “hiệu trưởng nhỏ” Họ là cầu nối giữa hiệu trưởng (Bangiám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thểhọc sinh lớp chủ nhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đạidiện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặtkhác đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tậpthể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới họcsinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tậpthể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sựthuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, đểmục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện Với
Trang 4những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hànhđộng của tập thể lớp và của mỗi học sinh Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp làngười tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệutrưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn Giáo viênchủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảmbảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể họcsinh Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp có thể xử lí kịp thờingay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Tuy nhiên, không phải giáo viên
chủ nhiệm nào cũng có phương pháp tốt để quản lý lớp; thậm chí, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm Một phần do chưa
xác định đúng vai trò, vị trí của mình, một phần do chưa chú trọng công tác nàynên hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao Thực tế cho thấy, giáo viên nào làmtốt công tác chủ nhiệm lớp thì chất lượng giáo dục của lớp đó sẽ cao hơn
Trên thực tế đã có nhiều nhà giáo dục đưa ra nhiều giải pháp nhằm bồidưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tuy nhiên, các tác giả mới chỉdừng lại ở các giải pháp chung chứ chưa đi sâu vào các giải pháp cụ thể đối vớitừng địa phương, từng vùng miền Để nâng cao năng lực cho đội ngũ, tôi đãcùng Ban giám hiệu nhà trường chủ động trong tất cả các khâu của quá trìnhquản lí, từ việc lập kế hoạch, bồi dưỡng năng lực và kỹ năng sống cho đội ngũgiáo viên chủ nhiệm ; tổ chức triển khai các nội dung, chỉ đạo thực hiện, kiểmtra đánh giá theo hướng đổi mới Vì vậy, tôi đã mạnh dạn vận dụng “Một số biệnpháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới ở trường tiểuhọc” nhằm khẳng định những việc đã làm được của bản thân tại trường tôi nóiriêng, đồng thời trao đổi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng công tácchủ nhiệm lớp, chất lượng giáo dục ở trường tiểu học trên địa bàn huyện nóichung
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Trang 5Điểm mới của sáng kiến là chỉ ra được các biện pháp cụ thể chỉ đạo côngtác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới nhằm góp phần nâng cao chấtlượng công tác chủ nhiệm lớp, chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu họctrên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và các huyện khác trong tỉnh nói chung
1.3 Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Do điều kiện và thời gian không cho phép nên sáng kiến chỉ tập trungnghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hìnhtrường học mới nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, chất lượnggiáo dục giáo dục ở trường tiểu học mà tôi đang công tác
2 PHẦN NỘI DUNG
Trang 62.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG.
2.1.1 Thực trạng tình hình công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học
2.1.1.1 Về phía cán bộ quản lí
Để tìm hiểu thực trạng tình hình công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã tiến hànhkhảo sát ý kiến của 8 cán bộ quản lí ở trường tôi công tác và một số trường bạnqua mẫu phiếu điều tra và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1 Mức độ quan tâm của cán bộ quản lí đối với công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên
Mức độ quan tâm của CBQL Số lượng Tỉ lệ (%)
Từ bảng thống kê 1, tôi nhận thấy : Hầu hết cán bộ quản lí đều quan tâmđến công tác chủ nhiệm của giáo viên Tỉ lệ 87,5% cán bộ quản lí rất quan tâm làmột tỉ lệ tương đối cao Điều này cho thấy, các cán bộ quản lí của các trường đãchú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh Mức độ quan tâm của họ sẽảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung trong xây dựng kế hoạch công tác chủnhiệm lớp của giáo viên
Bảng 2 Hiệu quả chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp của cán bộ quản lí
Hiệu quả chỉ đạo công tác chủ
nhiệm lớp của cán bộ quản lí Số lượng Tỉ lệ (%)
Qua bảng thống kê 2 cho thấy: Có 12,5% đạt hiệu quả rất cao và 37,5%đạt hiệu quả cao trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp Có 50,0% đạt hiệuquả bình thường Điều đó cho thấy hiệu quả chỉ đạo công tác chủ nhiệm trongcác trường học còn khiêm tốn
2.1.1.2 Về phía giáo viên
Trang 7Để tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm, tôi đã tiến hành khảo sát ýkiến của 13 giáo viên chủ nhiệm ở trường tôi công tác qua mẫu phiếu điều tra và
đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3 Vai trò của công tác chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Vai trò của của công tác chủ nhiệm
trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện
Số lượng giáo viên Tỉ lệ (%)
Bảng 4 : Mức độ quan tâm của GVCN đối với công tác chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Mức độ quan tâm của giáo viên Số lượng GV Tỉ lệ (%)
Trang 8Từ bảng thống kê trên, tôi nhận thấy : Hầu hết giáo viên đều quan tâm đến vaitrò của công tác chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Tỉ lệ 84,6%giáo viên rất quan tâm là một tỉ lệ tương đối cao Mức độ quan tâm của giáoviên sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung trong xây dựng kế hoạch công tácchủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng nền nếp học tập.
Bảng 5 : Hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Hiệu quả của công tác chủ nhiệm
lớp trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện
Số lượng giáo viên Tỉ lệ (%)
Qua bảng thống kê 5 cho thấy: Có 30,8% giáo viên đã đạt hiệu quả cao vàrất cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm, trong đó 23,1%đạt hiệu quả cao Có 69,2% giáo viên làm chủ nhiệm đạt hiệu quả bình thường
và 0% đạt hiệu quả thấp Điều đó cho thấy hiệu quả của công tác chủ nhiệmtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục còn khiêm tốn
2.1.2 Nguyên nhân
2.1.2.1 Về phía cán bộ quản lí
Mặc dù đã có không ít cán bộ quản lí quan tâm đến công tác chủ nhiệmcủa giáo viên, đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủnhiệm lớp Tuy nhiên, không phải cán bộ quản lí nào cũng làm tốt điều này Từthực trạng nêu trên, tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau:
- Một bộ phận cán bộ quản lí chưa chú trọng nâng cao nhận thức của giáoviên chủ nhiệm về vai trò, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm
- Việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chưađảm bảo khoa học, hợp lí, thiếu cụ thể
Trang 9- Chưa xây dựng tổ chủ nhiệm và tổ giáo viên giảng dạy của một lớp đểcùng phối hợp trong việc giáo dục học sinh.
- Chưa lượng hoá các tiêu chí đánh giá xếp loại lớp và giáo viên chủnhiệm theo từng tuần, học kì và cả năm
- Chưa chỉ đạo tổ chức họp để lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tácchủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp một cách thường xuyên
- Việc tổ chức tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp và thi giáo viên chủnhiệm giỏi còn hạn chế
-Việc tôn vinh khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi còn làm hình thức,chưa tương xứng với công sức giáo viên bỏ ra
- Công tác kiểm tra, đánh giá trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhàtrường chưa chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp
2.1.2.2 Về phía giáo viên
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa xây dựng được kế hoạch chủ nhiệmđảm bảo khoa học, hợp lí, cụ thể; thiếu điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp vớitình hình thực tế
- Chưa tổ chức họp để lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tác quản lícủa mình một cách thường xuyên để rút kinh nghiệm, điều chỉnh biện pháp quản
lí học sinh
- Công tác chủ nhiệm lớp lâu nay chỉ được coi là nhiệm vụ kiêm nhiệm.Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn, chưa hoặc ít quan tâmbồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp
- Do việc coi đây không phải là nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên nênnhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà không nắm vững : vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ, biện pháp của người giáo viên chủ nhiệm lớp Cho nênthiếu quan tâm hoặc quan tâm nhưng thiếu biện pháp xây dựng lớp trở thànhmột tập thể vững mạnh, và khó hơn trong việc phát huy tính tích cực trong mọihoạt động của học sinh
- Trong quá trình quản lí tổ chức lớp do thiếu nghiệp vụ về công tác chủnhiệm lớp, thiếu tình cảm, trách nhiệm nên tỏ thái độ không đúng mức với tập
Trang 10thể lớp, thường mệnh lệnh, thiếu dân chủ, chưa tôn trọng học sinh, áp dụng hìnhthức trách phạt nhiều hơn giáo dục hướng dẫn, chỉ bảo và động viên các em
2.1.3 Nhận xét chung
Qua khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ quản lí đều quan tâm chỉ đạo côngtác chủ nhiệm lớp Tuy nhiên, do chưa có các giải pháp hữu hiệu nên chất lượngcông tác chủ nhiệm lớp chưa cao
Mặt khác, mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo viên chủnhiệm trong giáo dục học sinh ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục rất khácnhau Từ nhận thức khác nhau về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp nên còn cónhững giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đầu tư cho công tác chủ nhiệm lớp dẫntới kết quả giáo dục của lớp chưa cao
Bên cạnh đó, một số giáo viên trẻ còn thiếu kiến thức thực tế, kinhnghiệm làm công tác giáo dục
Tóm lại, thực trạng trên cho thấy vấn đề quản lí chỉ đạo và bồi dưỡngnghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên đang trở nên cấp thiết, đặc biệt
là phương pháp quản lí và giáo dục học sinh, giáo dục kỹ năng sống cho các em
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Từ thực trạng nêu trên, nhằm cải tiến việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm đểnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện hiệu quả phong trào xâydựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong năm học vừa qua, tôi đãmạnh dạn vận dụng một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường tôicông tác dưới đây:
2.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
Nhận thức vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng caochất lượng giáo dục, bản thân tôi và Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọngcông tác bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Cụ thể:Tôi đã đề xuất nhà trường tổ chức được 3 buổi học tập về công tác chủ nhiệmlớp để giúp giáo viên nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên
Trang 11chủ nhiệm, qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò quan trọng củagiáo viên chủ nhiệm.
Tôi đã tổ chức thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các văn bản: Luật Giáo dục,
Điều lệ Trường Tiểu học, các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp, …
Bước 2: Cho giáo viên đối chiếu những thông tin thu thập được với quá
trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp của mình để rút kinh nghiệm
Bước 3: Giới thiệu một số gương tiêu biểu trong công tác chủ nhiệm, so
sánh chất lượng giáo dục của những lớp có giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệmvới chất lượng lớp có giáo viên chủ nhiệm trẻ thiếu kinh nghiệm
* Điều kiện thực hiện
Nhà trường cung cấp dữ liệu cho giáo viên, có chỉ dẫn cụ thể từng bướccho giáo viên
Tạo môi trường sinh hoạt thuận lợi phù hợp với điều kiện cụ thể của giáoviên
Việc tổ chức các buổi tập huấn đã làm sáng tỏ các đặc điểm, những khókhăn, thuận lợi của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay Định hướng đổi mới nội dung, phương pháp công tác chủnhiệm lớp ở trường phổ thông, tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớpcho giáo viên trong nhà trường Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủnhiệm lớp về nội dung phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác của giáo viênchủ nhiệm lớp; những kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ;phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho giáoviên ; …
Các nội dung tập huấn trên được tôi phân công cho một số giáo viênchuẩn bị trước (TTCM, TPCM, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp), mỗi ngườichuẩn bị một đến hai nội dung và mỗi nội dung có 2 - 3 người chuẩn bị
Thông qua các buổi tập huấn, giáo viên trường tôi đã nhận thức được vaitrò, vị trí rất quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục họcsinh Việc nhận thức được hay không nhận thức được vai trò, vị trí và nhiệm vụcủa mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu giáo dụctoàn diện của chính mỗi giáo viên và của nhà trường ngay từ khi xây dựng kếhoạch năm học
Trang 122.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm một cách khoa học, hợp lí ngay từ đầu năm học.
Thực tế, nhiều giáo viên xem nhẹ việc lập kế hoạch làm công tác chủnhiệm, kế hoạch xây dựng chiếu lệ, sơ sài dẫn tới mục tiêu không rõ, hiệu quảhoạt động của giáo viên chủ nhiệm chưa cao Khi lập kế hoạch hoạt động củalớp giáo viên chưa bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện nhà trường đặt ra, hầuhết là việc giải quyết sự vụ chưa có kế hoạch tổng thể xuyên suốt năm học Mộtkhâu rất quan trọng mà ít giáo viên thực hiện trước khi lập kế hoạch là địnhhướng cho ban cán sự lớp tự tổ chức các hoạt động giáo dục Mỗi học sinh tự tổchức hoạt động giáo dục đối với bản thân mình, chính vì thế học sinh chưa tíchcực thực hiện các họat động giáo dục Đây là điểm yếu trong công tác xây dựng
kế hoạch công tác chủ nhiệm của giáo viên Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học nhằm trang
bị cho giáo viên kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp đáp ứngyêu cầu đổi mới
Tôi đã hướng dẫn cho giáo viên thực hiện các nội dung và quy trình như sau:
Bước 1: Hướng dẫn giáo viên khảo sát đối tượng học sinh lớp mình chủnhiệm để giáo viên hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý học sinh;tình hình chất lượng học sinh, sở thích, nhu cầu, thói quen…
Bước 2: Căn cứ mục tiêu của nhà trường, giáo viên xác định mục tiêuxuyên suốt năm học, chia nhỏ mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn cụ thểphù hợp với tập thể lớp, với nhóm đối tượng học sinh…
Bước 3: Chỉ đạo giáo viên dự kiến các biện pháp thực hiện để đạt mụctiêu đã đề ra, xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, dựkiến giao từng phần nội dung cho nhóm, tổ học sinh
Bước 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn tập thể lớp thảo luận kế hoạch.Bước 5: Chỉ đạo xây dựng một số kế hoạch mẫu, tổ chức thực hiện thửnghiệm để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm
Bước 6: Đưa ra tiêu chí để thực hiện, triển khai đến tất cả giáo viên
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của kế hoạch đốivới công tác chủ nhiệm, tâm huyết, trách nhiệm
Có đội ngũ tư vấn là những giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp