1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

5 287 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

Kiểm tra đánh giá là một thành tố trong hoạt động dạy học dạy học, thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm chứng được sản phẩm của mình đó là sự tiến bộ của học sinh. Nhưng việc đánh giá như thế nào để thể hiện đúng năng lực và phẩm chất và vì sự phát triển của từng học sinh là một vấn đề hiện đang được đổi mới hiện nay. Từ việc đánh giá bằng điểm số, với mong muốn có được kết quả toàn diện hơn trong việc kiểm tra đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 302014TTBGDĐT và bắt đầu thực hiện từ năm học 20142015. Sau một năm triển khai trên khắp cả nước tiếp nhận nhiều thông tin phản hồi từ thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời Thông tư 222016TTBGDĐT và có hiệu lực thi hành từ 6112016 với một số điểm mới để hoàn thiện bổ sung những bất cập khi thực hiện thông tư 30

Trang 1

Kiểm tra đánh giá là một thành tố trong hoạt động dạy học dạy học, thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm chứng được sản phẩm của mình đó là sự tiến bộ của học sinh Nhưng việc đánh giá như thế nào

để thể hiện đúng năng lực và phẩm chất và vì sự phát triển của từng học sinh là một vấn đề hiện đang được đổi mới hiện nay Từ việc đánh giá bằng điểm số, với mong muốn có được kết quả toàn diện hơn trong việc kiểm tra đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 30/2014/TT-BGDĐT và bắt đầu thực hiện từ năm học 2014-2015 Sau một năm triển khai trên khắp cả nước tiếp nhận nhiều thông tin phản hồi từ thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và có hiệu lực thi hành từ 6/11/2016 với một số điểm mới để hoàn thiện

bổ sung những bất cập khi thực hiện thông tư 30

Sau một thời gian triển khai, Thông tư 22/2016/BGD-ĐT đã làm thay đổi căn bản hình thức kiểm tra đánh giá đối với học sinh tiểu học Thông tư 22 đã bổ sung những thiếu sót của thông tư 30 khi thực hiện nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc thực hiện Thông tư này Nhưng phần đa đều tán thành nội dung của Thông tư 22/2016/BGD-ĐT chỉ là chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu

để áp dụng thông tư một cách có hiệu quả Xuất phát từ tình hình trên đòi hỏi người cán bộ quản lý cần có những đánh giá chính xác về thực trạng việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá theo thông tư 22/2016/BGD-ĐT và đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá Đó cũng là lý do thôi thúc tôi thực hiện tiểu luận “Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và đề xuất những biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá ở trường Tiểu học Lục

Sĩ Thành B”

II Yêu cầu về đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá.

Từ chỗ kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng điểm số và chủ yếu hướng vào ghi nhớ kiến thức trước đây, được thay bằng đánh giá thường xuyên thông qua nhận xét và kiểm tra đánh giá hướng vào năng lực, chú ý nhận xét, tư vấn, phản biện, mức độ thể hiện năng lực, phẩm chất học sinh Đặc biệt, cách đánh giá mới, không xếp loại học tập theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, không so sánh học sinh này với học sinh khác, học sinh được khen thưởng và động viên ở nhiều mặt khác nhau đã khuyến khích được các em tự nỗ lực vươn lên, góp phần đáng kể trong việc giảm áp lực điểm số, căn bệnh thành tích trong giáo dục mà học sinh được tiếp cận những lời nhận xét đầy nhân văn của thầy cô Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này đồng thời để Thông tư đi vào cuộc sống với mục đích mang lại hiệu quả tốt nhất không phải việc làm đơn giản có thể làm được trong một sớm, một chiều mà đòi hỏi cần có cả một quá trình thay đổi từ nhận thức đến cách làm,

ở cả trong và ngoài ngành giáo dục, cả giáo viên lẫn cha mẹ học sinh cũng như toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong hành động

Nhiều diễn đàn, báo chí, dư luận xã hội đã bàn thảo những thông tin liên quan ngay sau khi Thông tư 22/2016/BGD-ĐT được ban hành Cũng đã có nhiều ý kiến đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá học sinh theo Thông

tư 22/2016 Điều đó cho thấy cần phải có những đổi mới trong việc quản lý việc kiểm tra đánh giá sao cho thông tư 22 được thực hiện một cách có hiệu quả nhất

III Thực trạng hạn chế của đơn vị :

Trang 2

1 Về phía nhà trường:

Gặp lúng túng khi triển khai thực hiện đánh giá nhận xét học sinh theo thông tư 22

Việc triển khai tập huấn thông tư 22 còn bị động và bộc lộ hạn chế về năng lực tiếp thu của từng giáo viên

Việc phổ biến việc kiểm tra đánh giá theo thông tư mới đến phụ huynh, học sinh còn hạn chế

2 Về phía giáo viên:

Giáo viên thực hiện nhận xét đánh giá bằng lời chưa thể hiện được hết năng lực phẩm chất của từng đối tượng học sinh

Giáo viên nhận xét bài kiểm tra thường xuyên chưa ghi cụ thể những ưu điểm, hạn chế bài làm của học sinh, vẫn còn tồn tại nhiều lời phê, lời nhận xét của giáo viên chưa khuyến khích động viên học sinh cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa nhận xét về kiến thức với năng lực, phẩm chất lời nhận xét chưa phản ánh được những kỹ năng học sinh đã đạt được sau khi học xong nội dung các môn học.Ví dụ: “Chăm học” thuộc nội dung đánh giá về phẩm chất, nhưng giáo viên nhận xét trong phần kiến thức

Đối với việc ghi nhận xét các môn học và hoạt động giáo dục (trong sổ học bạ), giáo viên còn nhận xét chung chung, chưa dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học trong từng tháng, từng học kì

Phần lớn giáo viên còn nhiều lúng túng khi chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét biểu hiện Cụ thể là, còn nhiều giáo viên vẫn dựa trên kết quả kiểm tra cuối kì I hay cuối năm học là chính, chưa dựa trên kết quả kiểm tra thường xuyên của các tháng để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo từng học kỳ hay năm học

Trong quá trình đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất học sinh cuối học kì 1, giáo viên chưa liên hệ và thu nhận được ý kiến đánh giá của phụ huynh nên việc đánh giá học sinh chưa đảm bảo tính toàn diện

3 Về phía học sinh:

Học sinh khá mơ hồ và còn lúng túng trong việc hiểu lời nhận xét của giáo viên về năng lực, phẩm chất của mình, lời nhận xét trên phiếu học tập của học sinh với một số từ chuyên môn sẽ khiến các em khó hiểu hơn là điểm số

Việc phân loại học sinh theo năng lực Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu vốn giúp học sinh biết mức độ của mình để phấn đấu Nay chỉ khen thưởng chung cho một

số em trong học tập còn những em còn lại thì không biết thực sự mình đang ở mức

độ nào để vươn lên

Mặt khác tâm lý học sinh tiểu học từ xưa đến nay rất thích được chấm điểm Giáo viên chấm điểm thường xuyên là một động lực thúc đẩy ý thức học tập của học sinh Nếu không chấm điểm thường xuyên thì có một số học sinh sẽ ít có động lực để phấn đấu trong học tập

4 Về phía phụ huynh học sinh.

Những lời nhận xét của giáo viên thường mang tính chất định tính Nên những phụ huynh từ trước đến nay, theo dõi việc học tập của con hàng ngày qua điểm số, nay được giáo viên nhận xét, họ sẽ rất băn khoăn không biết kết quả học tập của con mình đạt hay không đạt, cụ thể ở mức nào Nhiều phụ huynh còn phản

Trang 3

lời nhận xét là con lười học hơn, chểnh mảng hơn, mặc dù đã động viên con em hết mình

Từ những thực trạng trên đòi hỏi cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể ể khắc phục những hạn chế trong việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá

IV Các giải pháp thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá theo thông tư 22:

1 Xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới đánh giá theo TT22/2016/ BGD-ĐT ngay từ khi có công văn của PGD & ĐT

Xây dựng kế hoạch và chương trình nội dung tập huấn thông tư đến từng đối tượng giáo viên cụ thể:

Phối hợp vận dụng nhiều hình thức hoạt động tích cực vào việc triển khai tập huấn giúp giáo viên có tinh thần học tập nhẹ nhàng thoải mái Tổ chức làm việc theo nhóm một cách nghiêm túc; phân công giao việc từng thành viên trong nhóm làm việc; tham gia trình bày, hỏi đáp, góp ý xây dựng kế hoạch đánh giá trong tiết dạy- đánh giá hàng tháng

Giúp cán bộ giáo viên nắm được nguyên tắc đánh giá là đánh giá sự tiến bộ

và vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh phát huy nội lực, tiềm năng của mình, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh …

Các bậc phụ huynh sẽ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục

Tổ chức thêm các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong đó có lồng ghép việc đánh giá thường xuyên tại các cụm trường để tháo gỡ được những vướng mắc trong việc thực hiện TT22/2016/BGD-ĐT

Tổ chức tham quan các mô hình trường học mới tại các tỉnh trọng điểm để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

2 Nâng cao nhận thức cho giáo viên và phụ huynh trong việc đổi mới đánh giá theo TT22/2016/ BGD-ĐT

Trước hết lãnh đạo nhà trường phải phổ biến, quán triệt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường hiểu rõ ưu điểm và tầm quan trọng của việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 Ngoài ra, trong quá trình học còn chú trọng đến việc HS tự đánh giá lẫn nhau, cha mẹ HS cũng tham gia đánh giá Với cách làm này sẽ góp phần làm tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục HS Đây là một bước tiến quan trọng của ngành giáo dục trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng HS Việc nhận xét sự tiến bộ, thành công trong học tập của

HS sẽ mang lại hứng thú, niềm vui cho các em Mặt khác, khi đánh giá bằng nhận xét, GV sẽ gần gũi, sâu sát và hiểu HS hơn Đặc biệt, chúng ta không thể so sánh

em này với em khác vì điều kiện học tập hay khả năng tiếp thu của các em

Sau khi nắm rõ mục đích và cách đánh giá theo TT22/2016, yêu cầu giáo viên tổ chức họp phụ huynh để nhằm mục đích tuyên truyền và cho phụ huynh hiểu rõ về cách thay đổi đánh giá học sinh tiểu học mới để từ đó phụ huynh có sự phối kết hợp với giáo viên trong công tác dạy học và giáo dục

Trang 4

3 Chỉ đạo nâng cao kĩ năng quan sát, theo dõi, tư vấn cho học sinh về kiến thức các môn học, năng lực, phẩm chất Lời nhận xét phải cụ thể, dễ hiểu.

Để bao quát được hoạt động quan sát, theo dõi, tư vấn cho HS yêu cầu mỗi giáo viên nên có quyển sổ nhật kí cho riêng mình để sẽ cập nhật hàng ngày, hàng tuần những kết quả mà học sinh đã làm được hoặc chưa làm được trong học tập hay một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh

Ngoài ra, để tránh việc đánh giá cuối tháng một cách cảm tính, yêu cầu giáo viên nên lập một bản tiêu chí và có nhật kí theo dõi từng ngày, từng tuần của từng học sinh, nếu học sinh thể hiện được tiêu chí nào thì đánh dấu tích vào tiêu chí đó, đặc biệt đối với các nội dung đánh giá năng lực và phẩm chất

Lập kế hoạch đánh giá, tùy theo từng môn học, đối tượng học sinh giáo viên lập kế hoạch đánh giá thường xuyên theo năm, tháng, tuần, bài, từng hoạt động, từng mạch kiến thức… Đối với giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đánh giá theo

TT 30/2014/BGD-ĐT tương đối dễ dàng và thuận lợi tuy nhiên đối với giáo viên

bộ môn còn gặp khó khăn trong vấn đề về thời gian

Chính vì vậy, giáo viên cần linh hoạt, chủ động lập kế hoạch đánh giá: xác định nhóm đối tượng? Thời gian nhận xét? Cách nhận xét sao cho gọn và rõ, ưu tiên cho nhóm đối tượng chưa hoàn thành, nhóm đối tượng phát triển năng khiếu

Khi đưa ra nhận xét GV cần nêu cụ thể ưu điểm, tồn tại và giải pháp để giúp

HS tiến bộ trong học tập Lời nhận xét cần căn cứ vào:

- Mục tiêu của bài học

- Chuẩn KTKN

- Sản phẩm ( KQ) HS làm được

Giáo viên nâng cao trách nhiệm và lương tâm nhà giáo khi tiến hành đánh giá và nhận xét học sinh

Giáo viên phối hợp việc ghi nhận xét với nhận xét bằng lời trực tiếp để chỉnh sửa kịp thời cho học sinh Việc luân phiên giữa hai hình thức này vừa đảm bảo thẩm mỹ bộ vở vừa giúp giáo viên có thêm thời gian rèn kĩ năng cho học sinh

Mỗi lời nhận xét phải là thông điệp của người thầy đối với học sinh và phải đảm bảo được hai yếu tố đó là: Khẳng định trên cơ sở thực tiễn và tư vấn, động viên các em học sinh Mỗi lời nhận xét viết ra phải chứa đựng tình cảm của người thầy

4 Chỉ đạo phối hợp với giáo viên bộ môn, lực lương phụ huynh trong nhận xét đánh giá và khen thưởng.

Thường xuyên hội ý với các giáo viên bộ môn để thống nhất lời nhận xét cho phù hợp với từng học sinh

Rèn cho các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để qua đó mình có những lời nhận xét khách quan và xác thực nhất

Trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và tổ bạn để tìm hiểu và học hỏi thêm cách ghi nhận xét đối với từng môn học và từng phân môn cụ thể

Trước khi đưa ra danh sách khen thưởng, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp cho tập thể lớp bình xét lẫn nhau, sau đó tham khảo ý kiến của học sinh và một số giáo viên bộ môn Tổ chức họp phụ huynh công bố danh sách dự kiến khen thưởng

để phụ huynh cho ý kiến Học sinh giỏi lĩnh vực nào thì khen lĩnh vực đó

Trang 5

lý về ý thức chờ đợi, kì vọng các con về điểm số, chủ động trao đổi bằng nhiều hình thức trong từng tháng để phụ huynh đánh giá học sinh

Ngoài việc thực hiện thay đổi cách đánh giá học sinh, công tác tuyên truyền

có ý nghĩa hết sức quan trọng; vì vậy, mỗi giáo viên phải là một tuyên truyền viên xuất sắc tuyên truyền tinh thần đổi mới của Thông tư 22/2016/BGD-ĐT đến các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng để nhân dân thấy rõ được con đường Học mà con mình đang đi sẽ tạo ra một thế hệ tương lai - những con người mới có kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội Khi tuyên truyền tốt, cộng đồng sẽ tin tưởng và ủng hộ cách đánh giá mới này

V Kết luận:

Hiệu quả của hoạt động dạy học đòi hỏi sự hiệu quả của nhiều yếu tố, và công tác kiểm tra đánh giá là một thành tố vô cùng quan trọng trong quá trình ấy Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá một cách hiệu quả sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện học sinh Với những đánh giá thực trạng về công tác quản lý kiểm tra đánh giá tại trường Tiểu học Lục Sĩ Thành B và đề xuất những giải pháp thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo thông tư 22/2016 Mong rằng sự hiệu quả của tiểu luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và sự phát triển toàn diện của học sinh trong thời gian tới

Ngày đăng: 01/11/2017, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w