Là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật qua nhiều năm học, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em học tốt phân môn Vẽ theo mẫu, nếu các em luôn có thói quen quan sát kỹ mẫu để vận dụng vào
Trang 1PHẦN MỘT: THÔNG TIN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ và tên tác giả sáng kiến:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Mĩ thuật
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh trong phân môn
Vẽ theo mẫu
- Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp trường
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo
Trang 2PHẦN HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1- Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan đơn vị:
1 Đặc điểm tình hình chung:
Trường được xây dựng tại thôn I của xã - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của xã , là xã vùng cao vùng đặc biệt khó khăn của Huyện Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, chỉ có đường bộ duy nhất Năm
2005 trường được thành lập có tên là trường trung học cơ sở , 4 lớp /4 khối Đến năm 2011, trường đã được xây dựng thành Trường PTDTBT- THCS : Hiện nay nhà trường được sử dụng khuôn viên với diện tích trên 6000 m2 Trường tập trung ở một khu, nằm ở trung tâm của xã nên thuận tiện cho việc đến trường ở bán trú của học sinh Trường có 6 phòng học hai tầng được xây dựng khang trang
và 01phòng học nhà C4, một khu nhà ở bán trú cho học sinh, một nhà ăn tập thể (nhà tạm), sân trường có nhiều cây xanh thoáng mát Cảnh quan sư phạm xanh -sạch - đẹp tạo niềm vui cho giáo viên và học sinh mỗi khi đến lớp
Hệ thống tổ chức của nhà trường gồm: Cấp uỷ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đội thiếu niên và các tổ chuyên môn Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 28 đồng chí (nữ 14 đồng chí) Số học sinh toàn trường là 443 em được biên chế vào 12 lớp/ 4 khối Chất lượng dạy và học ngày càng được khẳng định, chất lượng học sinh đại trà ngày càng được nâng lên Nhà trường thường xuyên chăm lo công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục Nhà trường đã triển khai tốt nhiệm vụ của các năm học đặc biệt là thực hiện
tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào xây “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự phối hợp tích cực của các bậc phụ huynh, các tập thể xã hội trên địa bàn cùng với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể thầy và trò trong nhà trường, nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến Tập thể Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động xuất sắc Nhà trường có nhiều thầy cô giáo dạy giỏi cấp huyện Chi bộ Đảng nhà trường liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, hằng năm Tổ chức Công đoàn đều đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc Liên đội nhiều năm liền đạt Liên đội mạnh cấp huyện
Trang 3- Khó khăn: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu so với nhu cầu, một số
phòng học chức năng chưa có ( phòng MT ) nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, hiện nhà trường chưa có nhà làm việc hiệu
bộ, phòng ở bán trú cho học sinh chưa đủ, các em còn ở với số lượng đông hs/ phòng Ý thức một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình về mọi mặt ( học tập, tu dưỡng, kinh phí đóng góp xây dựng cơ sở vật chất) nên công tác xã hội hóa giáo dục phần nào còn hạn chế
2- Lý do chọn sáng kiến:
Giáo dục thẩm mĩ nói chung, mĩ thuật nói riêng đã được xác định trong mục tiêu giáo dục của bậc THCS ở Luật Giáo dục Chương trình THCS đã đưa các môn nghệ thuật trở thành môn học bắt buộc, bình đẳng với các môn học khác Như vậy tư tưởng chỉ đạo và định hướng đã rõ ràng, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về một nền giáo dục toàn diện, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa với đầy đủ Đức- Trí - Thể- Mĩ
Mĩ thuật là một môn học sáng tạo, phát triển tư duy hình tượng và trí tưởng tượng, tình yêu cái đẹp và ý thức hành động theo cái đẹp; vì thế rất có ích cho các
em nhỏ và góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người trong tương lai Vẽ theo mẫu cũng là một trong những phân môn quan trọng và cần quan tâm đến trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học
Từ xưa tới nay, nghiên cứu đối tượng có thật trước mắt luôn được các họa sĩ, các trường đào tạo mĩ thuật quan tâm và coi đó là môn học cơ bản của hội họa, điêu khắc, và có vai trò quan trọng trong việc học tập và sáng tác Có nhiều cách gọi tên phương pháp nghiên cứu đó như: Vẽ hình họa; Vẽ tả thực, Vẽ theo mẫu Như vậy, tuy có rất nhiều cách gọi tên phương pháp nghiên cứu đó nhưng về
cơ bản, khái niệm đều giống nhau là vẽ mẫu thật do mắt quan sát được
Chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS ( Chương trình Mĩ thuật Cao đẳng Sư phạm THCS) gọi là phân môn "Vẽ theo mẫu" với mục đích giúp giáo viên và học sinh dễ hiểu, dễ tiếp nhận khi dạy và học
Vẽ theo mẫu là một phân môn cơ bản trong chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS, nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích cấu trúc cũng như màu sắc, đường nét, ánh sáng của mẫu Có được những kỹ năng này, học sinh sẽ vận dụng để phát triển khả năng vẽ theo mẫu một cách khoa học, từng bước từ thấp đến cao, chứ không phải là vẽ một cách cảm tính Đồng thời rèn các
Trang 4kỹ năng vẽ theo mẫu cũng chính là nền tảng để phát triển các kỹ năng khác như:
Vẽ trang trí; Vẽ tranh đề tài; Nặn tạo dáng; Xem tranh
Là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật qua nhiều năm học, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em học tốt phân môn Vẽ theo mẫu, nếu các em luôn có thói quen quan sát kỹ mẫu để vận dụng vào các bài thực hành, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu và từ đó ham thích học phân môn này hơn Vì thế tôi nghĩ đến phương pháp " Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh trong phân môn Vẽ theo mẫu"
để nghiên cứu và áp dụng vào việc dạy học Và tôi đã thử nghiệm cho học sinh các khối lớp trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy kết quả thu được hết sức khả quan trong phân môn Vẽ theo mẫu
3- Mục đích của sáng kiến:
Với việc nghiên cứu thành công sáng kiến này sẽ giúp giáo viên có được kinh nghiệm sau:
- Chuẩn bị mẫu vẽ.
- Tổ chức lớp học
- Bày mẫu
- Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu và hướng dẫn vẽ mẫu
- Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cuối tiết dạy
- Kinh nghiệm khi áp dụng " Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh trong phân môn Vẽ theo mẫu" ở bậc Tiểu học
4- Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý có liên quan đến sáng kiến:
Vẽ theo mẫu không phải là vẽ lại mẫu trước mặt một cách tùy tiện theo ý
thích mà phải tiến hành bài vẽ theo trình tự đã được nghiên cứu một cách khoa học Từ quan sát mẫu, phân tích cấu trúc mẫu, đến các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu đều phải có sự rèn luyện từ dễ đến khó Vẽ theo mẫu yêu cầu người vẽ phải ghi nhớ, tuân theo những quy định một cách nghiêm túc; đặc biệt đối với học sinh tiểu học, nếu không dễ sa vào vẽ theo ý thích, vẽ các chi tiết không cần thiết, thậm chí vẽ sai mẫu hoàn toàn Bởi vậy việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng quan sát, phân tích mẫu đối với bộ môn này là rất quan trọng
Trang 5CHƯƠNG II: NỘI DUNG
1- Thực trạng của việc rèn kỹ năng quan sát cho học sinh trong phân môn Vẽ theo mẫu.
Theo quan sát của tôi trong quá trình giảng dạy phân môn Vẽ theo mẫu ở bậc
THCS thì có rất nhiều học sinh không thực hiện bước quan sát, phân tích mẫu trước khi vẽ Một số học sinh tự ý sắp xếp bố cục không theo góc nhìn của mình, hoặc không quan sát, không so sánh tỷ lệ giữa các vật mẫu và hay dựa vào bài mẫu có sẵn trong vở để chép lại Bài vẽ của các em thường mất cân đối về bố cục
do kỹ năng thể hiện từng đường nét, từ nhiều đường nét kết hợp thành một hình đơn giản và cuối cùng là phối hợp nhiều hình đó để thành một hình phức tạp hơn còn hạn chế.Các em không vẽ mẫu vật giống như mẫu vật bày trước mắt, chẳng hạn như khi vẽ cái lọ hoa ở dưới đường tầm mắt thì miệng có hình elip nhưng các
em lại vẽ thành hình tròn Các em thường đặt bút là vẽ ngay, mà không quan sát theo các bước hướng dẫn, không dựng khung hình hoặc nếu có dựng khung hình
và ước lượng tỉ lệ các vật mẫu thì các em lại dùng thước vẽ một cách vuông vắn từng khung, rồi mới bắt đầu vẽ chi tiết vật mẫu, hay cả khi vẽ từng cạnh của đồ vật các em cũng sử dụng đến thước mà không biết rằng đối với vẽ theo mẫu hoàn toàn phải vẽ bằng tay Đặc biệt kỹ năng thể hiện đậm nhạt trên mẫu vẽ còn kém, nguyên nhân do các em chưa vận dụng hết khả năng quan sát kỹ mẫu để thấy được các độ đậm, đậm vừa và nhạt của mẫu Trước thực trạng như vậy, bản thân tôi suy nghĩ và quyết định nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm để dạy tốt môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng
Vì Vẽ theo mẫu là phân môn đòi hỏi học sinh phải kết hợp quan sát trực tiếp mẫu vật để vẽ hình , yêu cầu hình vẽ phải có đặc điểm gần giống với mẫu vật Tôi tự hỏi làm thế nào để học sinh thích học và học tốt môn Vẽ theo mẫu từ câu hỏi đó, tôi đã tìm thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: các em chưa hiểu được cụ thể cách vẽ, chưa hiểu trọn vẹn các câu hỏi gợi ý khi phân tích cấu trúc mẫu, chưa có óc tư duy sáng tạo, chưa vận dụng hết khả năng quan sát kỹ đặc điểm của mẫu vật một cách tổng hợp sau đó mới quan sát đến chi tiết
Năm học 2015-2016, bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm" Rèn kĩ năng Vẽ theo mẫu cho học sinh ở THCS", và đã được áp dụng giảng dạy vào các khối lớp trong nhà trường Song thực tế kinh nghiệm đó còn mang tính chung chung về phương pháp giảng dạy nên hiệu quả giờ dạy chưa cao Từ đó, bản thân tôi suy nghĩ và quyết định nghiên cứu kinh nghiệm" Rèn kỹ năng quan
Trang 6sát cho học sinh trong phân môn Vẽ theo mẫu" và được áp dụng vào giảng dạy tại các khối lớp trong năm học 2016- 2017
2- Nội dung:
2.1 Giải quyết vấn đề:
Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát trong phân môn Vẽ theo mẫu,
giáo viên cần phải có những phương pháp cụ thể và hiệu quả như sau:
a) Chuẩn bị mẫu vẽ:
Đối với phân môn Vẽ theo mẫu thì nhất thiết phải chuẩn bị mẫu vẽ Giáo viên
tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị Nếu mẫu vẽ sơ sài, đơn điệu sẽ không tạo được hứng thú cho học sinh khi quan sát Mỗi lớp học phải có ít nhất hai mẫu vẽ ( nếu có lớp học riêng cần có ít nhất 4 mẫu vẽ cho 4 nhóm) Khi chuẩn bị mẫu cần phải lựa chọn mẫu vẽ có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán Đặc biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần chọn các loại hoa, quả có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú
Ví dụ: Khi chuẩn bị mẫu vẽ cho bài ( Vẽ theo mẫu: Vẽ quả - Lớp 7), giáo viên
và học sinh cần chuẩn bị các loại quả tròn, bầu dục hoặc các hình dạng khác như: khế ớt, bí ngô, dứa những loại quả dễ tìm và có sẵn ở địa phương
Tuy vậy cũng không nên chọn mẫu quả có nhiều màu sắc đối chọi nhau,vì đó cũng là nguyên nhân làm cho bài vẽ không có tính chủ đạo
Với những mẫu vẽ đẹp, học sinh sẽ có hứng thú quan sát, đó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào các bước tiếp theo của bài vẽ Như vậy, ngay từ bước đầu chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên đã bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát mẫu
b) Tổ chức lớp học:
Lớp học giờ học Vẽ theo mẫu cần được sắp xếp hợp lí đảm bảo cho tất cả học
sinh đều có thể quan sát mẫu một cách dễ dàng Có thể sắp xếp thành 4 nhóm ngồi xung quang mẫu hoặc xếp học sinh ngồi thành 2 hàng dọc hai bên, một dãy mẫu ở giữa lớp tùy theo ánh sáng của lớp học Nếu lớp học quá đông học sinh,
Trang 7không gian chật chội và chưa có phòng học riêng thì có thể bày mẫu chung cho cả lớp vẽ hoặc bày mẫu cho học sinh vẽ theo nhóm( tùy theo từng điều kiện thực tế)
c) Bày mẫu:
Giáo viên có thể cùng học sinh chọn vật mẫu, gợi ý cho học sinh đặt vật mẫu
hợp lí và bản thân giáo viên phải chủ động chọn vị trí đặt mẫu vật để tất cả học sinh trong lớp đều có hướng nhìn mẫu đẹp, mẫu vẽ cần được bày phong phú và đảm bảo có nhiều góc vẽ đẹp, nhất là phải đặt mẫu thấp so với tầm mắt một chút
để học sinh dễ nhận ra mặt trên của vật mẫu có dạng hình gì Đặc biệt đối với giờ
Vẽ theo mẫu giáo viên nên yêu cầu học sinh phải tự quan sát mẫu và vẽ mẫu đúng với góc nhìn của mình
VD: Cách bày mẫu ở bài ( Vẽ theo mẫu: Mẫu vật có dạng hình trụ và hình
cầu)
d) Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu:
*) Cách đặt câu hỏi:
Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần phải bám sát mẫu để đặt câu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung chung Khi đặt câu hỏi giáo viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh vào mẫu vẽ
Ví dụ : Bài Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả
?- Mẫu vẽ gồm có mấy đồ vật?
?- Mẫu vẽ là những vật mẫu nào?
?- Vị trí của các vật mẫu được sắp xếp như thế nào?
?- So sánh tỷ lệ chiều cao của quả so với lọ hoa?
?- So sánh tỷ lệ chiều ngang của quả so với lọ hoa?
?- Lọ hoa bao gồm có những phần nào?
?- So sánh tỷ lệ giữa các phần của lọ hoa?
Trang 8?- So sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của quả?
?- Hướng ánh sáng nào mạnh nhất?
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt các độ đậm, đậm vừa và nhạt thay đổi trên mẫu
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu trước khi trả lời, như thế mới có thể phân tích được cấu trúc của mẫu và đưa ra những nhận xét chính xác Các bước
vẽ theo mẫu là một chuỗi lôgic, nếu không thực hiện tốt bước thứ nhất thì sẽ không thể thực hiện các bước tiếp theo Chẳng hạn , nếu không quan sát kỹ mẫu thì sẽ không hiểu cấu trúc của mẫu, không nhìn ra các độ đậm nhạt, không nắm được tỉ lệ thì không thể phác hình chính xác
Trong quá trình phân tích mẫu, giáo viên có thể đặt các câu hỏi suy luận( đối với học sinh khối 7-8 như:
?- Lọ hoa được biến dạng từ khối hình gì?
?- Vì sao miệng ấm lại phải ngang với vòi ấm?
?- Ánh sáng thay đổi trên khối lập phương khác với trên khối cầu như thế nào?
Song ở lứa tuổi các lớp 6, các em chưa phân tích được cấu trúc của mẫu, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh quan sát và cảm nhận riêng về hình mẫu hơn là theo cái nhìn cụ thể Vì vậy, nên khi vẽ theo mẫu ở các khối lớp này cũng chỉ đặt ra yêu cầu: vẽ " phỏng" theo mẫu thật hoặc tập vẽ mẫu thật ở mức độ đơn giản Với lứa tuổi này giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tính chất gợi mở như:
?- Các em cho biết tên của đồ vật, tên của loại hoa quả này là gì?
?- Hình dáng của nó thế nào? Màu sắc ra sao?
?- Em hãy cho biết đồ vật hoặc loại hoa quả này, có những bộ phận nào?
*) Cách quan sát mẫu:
+ Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát mẫu từ bao quát đến chi tiết,
không sa vào chi tiết, bộ phận để nhận ra:
- Hình dáng bề ngoài của mẫu ( chiều cao, chiều ngang và những nét cơ bản)
- Đặc điểm chính của mẫu ( qua cấu trúc và các kích thước)
- Các mảng đậm nhạt lớn
+ Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục:
- Vẽ hình trong trang giấy ngang hay dọc là hợp lí
- Hình vẽ bằng nào thì vừa, đặt nó ở giữa hay lệch sang phải, sang trái hoặc lên trên, xuống dưới trang giấy để có bố cục cân đối
Trang 9Ngoài việc quan sát mẫu thật ra, giáo viên cần vẽ minh họa một số góc nhìn cho một mẫu: chẳng hạn nhìn miệng cốc ở các độ cao khác nhau thì ta sẽ thấy nó
có hình dạng khác nhau: hình tròn, hình elip, thậm chí là một đường thẳng nằm ngang Hoặc minh họa nhiều mẫu ở một góc nhìn để học sinh thấy được sự phong phú của mẫu vẽ, từ đó gợi ý cho các em về cách lựa chọn mẫu cũng như các góc
vẽ đẹp
Bên cạnh đó giáo viên có thể hỏi học sinh các câu hỏi kiểm tra trí nhớ cũng như thói quen quan sát hàng ngày của học sinh
Chẳng hạn:
- Khi đứng ở một điểm cố định nhìn một hàng cây có kích thước bằng nhau thì càng nhìn xa ta càng thấy nó thay đổi như thế nào?
- Khi nhìn ngôi nhà em đang ở với các góc nhìn khác nhau như: phía trước, phía sau, mặt bên của ngôi nhà, thì em thấy có sự khác nhau như thế nào?
*) Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu:
Khi hướng dẫn học sinh vẽ theo mẫu, giáo viên vẽ minh họa trên bảng lớp đó
là một trong những cách thức của phương pháp dạy học trực quan Vẽ minh họa trên bảng có tác dụng gây sự chú ý của học sinh vào bài học, giúp các em nhận thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu bởi tính sinh động của hình vẽ Vì vậy, khi dạy các bài vẽ theo mẫu, việc sử dụng phương pháp vẽ minh họa trên bảng là rất cần thiết bởi nó phát huy được khả năng quan sát trực tiếp của học sinh một cách linh hoạt hơn Đối với việc hướng dẫn cách vẽ theo mẫu, mặc dù một số bài đã có hình gợi
ý cách vẽ trong bộ đồ dùng dạy học, nhưng vẽ minh họa trên bảng của giáo viên
sẽ giúp HS quan sát kĩ được các thao tác cũng như trình tự các bước vẽ Do đó học sinh sẽ nắm được cách vẽ nhanh hơn để thực hành có hiệu quả hơn Lưu ý, khi vẽ minh họa trên bảng cần phù hợp với đối tượng học sinh ở các khối lớp Cụ thể:
VD: vẽ minh họa các bước vẽ trên bảng bài ( Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả-Lớp 6)
Trang 10B1 B2 B3
B4
VD: vẽ minh họa các bước vẽ trên bảng bài ( vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình
trụ và hình cầu- Lớp 6)
VD: Vẽ minh họa bài Vẽ quả- Lớp 6.
B1 B2 B3
B4
VD: vẽ minh họa bài Vẽ cá- Lớp 6.