1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo viên địa ly nen biết

13 310 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 202 KB

Nội dung

Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới” Cách đây tròn hai mươi năm, mùa xuân năm 1986, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải đăng trên báo Tiền Phong đã gây xôn xao dư luận cả nước. Bài thơ được nhiều bạn đọc đánh giá là "trái bom" là "ngòi nổ" đã được châm mồi, có sức công phá lớn, đột phá mạnh góp phần phá vỡ cái bảo thủ trì trệ, thêm một tiền đề tạo nên Cái Mới tiến bộ, thể hiện ở công cuộc Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Phạm Thị Xuân Khải là ai? Vì sao lại viết bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác"? Sau khi đăng bài thơ, chuyện gì đã đến với Xuân Khải? . Đó là những câu hỏi mà bạn đọc của hai mươi năm và cả bây giờ quan tâm muốn tìm câu trả lời. Phóng viên Tiền Phong đã tìm gặp tác giả bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" và kể từ số báo này Tiền Phong sẽ khởi đăng loạt bài phóng sự dài kỳ về cuộc đời nhiều biến cố của bà Phạm Thị Xuân Khải và những câu chuyện xung quanh bài thơ được ví như "trái bom" này. Kỳ I: “Đêm trước” đổi mới và "trái bom" thơ Thoắt cái đã 20 năm. Kể từ ngày bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" đột ngột xuất hiện trên báo Tiền Phong và gây ra những làn sóng dư luận chưa từng có. Tác giả bài thơ - nữ sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phạm Thị Xuân Khải - lúc ấy đang lặng lẽ đèn sách trong khu KTX nghèo, vốn vẫn thích ẩn mình bỗng dưng nổi tiếng cả nước, bỗng dưng trở thành tâm điểm của cơn “địa chấn" mà cô không ngờ lại do chính mình gây ra . Thời gian chẳng quên ai cả, nữ sinh văn khoa ngày nào giờ đây đã hằn những nếp nhăn trên gương mặt của tuổi ngũ tuần mà mới nhìn qua cũng biết là lắm nỗi truân chuyên. Sau chuyến hành trình lắm trục trặc từ Bình Định ra Hà Nội, bà ngồi trước mặt tôi để kể câu chuyện dài về bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" (MXNB). Im lặng. Dường như chẳng dễ dàng nói ngay được về cái thời ấy. Cảm xúc căng nén lại. Nhưng rồi bà cũng cất lời, đôi mắt đỏ hoe: “Bài "Mùa xuân nhớ Bác” ra đời sau Tết Bính Dần năm 1986, thời điểm trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - giai đoạn đầy gian khó của đất nước. Cái “thời xa vắng” ấy đã qua 20 năm rồi mà nhiều khi cứ ngỡ như vừa mới hôm qua .". Cứ ngỡ như mới vừa hôm qua, nên lời kể của bà về "bối cảnh ra đời bài thơ" tươi roi rói. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nền kinh tế quốc gia “tuột dốc theo chiều rơi thẳng đứng” (chữ dùng của nhà thơ Tố Hữu – Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ). Tổng biên tập báo Tiền Phong Dương Xuân Nam tặng hoa tác giả Phạm Thị Xuân Khải sau 20 năm gặp lại Cả nước đói ăn. Hoà bình rồi, bữa cơm vẫn “điệp khúc” độn sắn, độn khoai, bo bo, mì hột .Nhiều gia đình “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. Hồi đó có những câu chuyện cười ra nước mắt như một giáo sư có tên tuổi nhưng cũng trong cảnh “chạy gạo” đã phải nuôi lợn trên căn phòng ở tầng 5 của khu chung cư. Khi người ta thắc mắc sao lại nuôi lợn ở trên cao như vậy? Vị giáo sư trả lời: Lợn nó nuôi tôi, chứ tôi đâu có nuôi lợn. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng nuôi lợn trên lầu ba và ông cay đắng viết là "nâng con lợn lên ngang tầm thời đại". Nguyễn Duy đã "vẽ" bức tranh đất nước thời ấy bằng những câu thơ trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực”: “Này, đất nước của 3 miền cày ruộng/ Chưa đủ no cho đều khắp 3 miền/ Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ Tiềm lực còn ngủ yên". “Sau chiến tranh đã hơn 10 năm mà đời sống nhân dân mỗi ngày khó khăn chồng chất thêm: Những người thợ mỏ than phải ăn gạo mốc, gạo hẩm. Nông dân mùa màng thất bát, vất vả quanh năm mà không đủ nộp thuế. Công chức nhà nước vẫn tiếp tục sống trong cảnh bao cấp ngặt nghèo, xếp hàng đong từng cân gạo. Học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề. Bộ đội giữa thời bình vẫn tiếp tục với những bữa ăn "canh toàn quốc, nước chấm đại dương". Cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến nghỉ hưu rồi mà vẫn phải đối mặt với cảnh: "Lương hưu hết rồi/ Buổi chiều biết tính sao đây?”. Đời sống nhân dân đã khổ lại ngày càng khó khăn hơn với những giáo điều cứng nhắc, như sợi dây rất chắc, giằng buộc nhau, không thoát ra được. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ lại thoái hóa, bê tha, phá hoại nền kinh tế đất nước, khiến cho nhân tâm ly tán. Điều đó làm tôi nhớ đến một câu nói của nhà văn Pháp thế kỷ XIX rằng: “ Người thất bại trong mọi cuộc chiến tranh là nhân dân. Không. Không thể nào như thế được! Nhân dân ta đã thắng và sẽ thắng mọi nghèo nàn lạc hậu, mọi cản trở khó khăn…". Bà nói như độc thoại. Mắt lại đỏ hoe. Một đêm mùa xuân của năm 1986, cô sinh viên văn khoa với nỗi đau đáu thế sự ấy đã thức dậy lúc 2 giờ sáng làm bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác". Đôi mắt cũng đỏ hoe như lúc đang ngồi với tôi đây. Xuân Khải trước khi tình nguyện đi B (ảnh chụp cuối năm 1975) Khi đó, Xuân Khải đã "cả gan" gửi bài thơ cho đồng chí Lê Đức Thọ - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Cô không có ý định đăng báo vì nghĩ "không có Tổng Biên tập nào vào thời điểm đó đơn phương dám duyệt đăng bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác". Đó là ngày 25/3/1986, Xuân Khải không bao giờ có thể quên được. Bài thơ in trang trọng trên số báo đặc biệt kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Ngay lập tức số báo ấy được bạn đọc cả nước “săn lùng" mua cho bằng được. Một hiện tượng hiếm có trong làng báo đã diễn ra. Báo vừa phát hành đã hết veo. Thời gian ấy máy photocopy còn hiếm, các cơ quan, công sở hầu hết còn dùng máy chữ và in rônêô, chưa có điều kiện nhân bản, in ấn với số lượng nhiều và nhanh như bây giờ. Mặc dù vậy, nhưng mọi người đều cố tìm mua báo Tiền Phong, mua lại những tờ đánh máy, in rônêô với giá cao gấp nhiều lần so với bình thường. Nhiều người phải chép tay bài thơ và nhanh chóng thuộc lòng . Bà Xuân Khải vẫn nhớ như in những ngày đó: “Tôi được biết lúc ấy đồng chí Nguyễn Văn Linh – Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội họp cũng tìm báo Tiền Phong để đọc bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác". Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi xin tờ báo, tôi đã tặng Đại tướng tờ báo duy nhất tôi còn lại. Một người bạn tôi thiết tha đề nghị tôi kiếm cho tờ báo Tiền Phong có bài thơ để anh ta biếu cho ông Viện sỹ khoa học người Nga sang công tác tại Việt Nam. Ông Viện sỹ này muốn tận mắt nhìn thấy bài thơ là có thật. Khắp nơi trong cả nước từ cán bộ công chức đương nhiệm, đến các cụ đã nghỉ hưu, từ công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ đến những người nông dân đang một nắng hai sương, các bạn sinh viên, các anh bộ đội .đều quan tâm đến bài thơ. SV nước ngoài tại trường Đại học Bách khoa tổ chức sinh nhật cho Xuân Khải (ảnh chụp 1/3/1989) Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là bài thơ đã rất thu hút nhiều em học sinh phổ thông. Tôi và có lẽ cả độc giả đều không ngờ bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" lại “lách” qua được “khe cửa hẹp” của bức tường bảo thủ trì trệ cản trở sự đi lên của đất nước”. Trong sự sôi nổi ấy, vẫn dờn dợn một khoảng lặng nào đó và dường như những người có quan điểm đổi mới lẫn bảo thủ nhất đều tự hỏi: Phạm Thị Xuân Khải là ai? Và điều gì sẽ đến với nữ sinh viên khoa Văn Tổng hợp, tác giả của bài thơ chỉ mới đăng báo ít ngày đã làm "động trời dư luận”, như cách nói của bạn đọc lúc bấy giờ? Kỳ II: Ba ngàn lá thư, hàng triệu tấm lòng. Mùa xuân nhớ Bác Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ "Lẽ sống" và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ "Đọc thơ anh". Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết Vần thơ thân thiết Ấm áp lòng người Bác đã đi xa rồi Để lại chúng con bao nỗi nhớ Người cha đã đi xa. Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn Làm sao có thể quên Mỗi lần gặp Bác Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết Người thường nhắc nhở: Yêu nước, thương dân Dẫu thân mình có phải hy sinh Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt. Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt Day dứt vì mình chưa làm được Những điều hằng ước mơ Những điều chúng tôi thề Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp, Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết Được Đảng chăm lo Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất Nhưng tuổi trẻ chúng tôi Không ít người đang lỡ thì, mai một. Theo năm tháng cuộc đời Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ Thanh niên chúng tôi thường nghĩ: Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng Mỗi vụ gieo trồng Có phải đâu là lép cả? Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào Những trang sử vẻ vang dân tộc Chúng tôi được học Được thử thách nhiều trong chiến tranh Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách. Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt Có học hành, lại phải sống cầu an Phải thu mình, xin hai chữ "bình yên" Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được? Đồng chí không bằng đồng tiền Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp Có ai thấu chăng Và ai phải sửa? Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác Lòng vẫn thầm mơ ước Bác Hồ được sống đến hôm nay Làm nắng mặt trời xua tan hết mây Trừ những thói đời làm dân oán trách Có mắt giả mù, có tai giả điếc Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ? Tham quyền cố vị Sợ trẻ hơn già Quên mất lời người xưa: "Con hơn cha là nhà có phúc" Thời buổi này, Không thiếu người xông pha thuở trước Nay say sưa trong cảnh giàu sang Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan? Mùa xuân đất nước Nhớ mãi Bác Hồ Ta vẫn hằng mong tưởng của Người Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi. Xuân Bính Dần LTS: “Đêm trước đổi mới” - thời bao cấp đã sinh ra bao chuyện ngộ nghĩnh và được “chuyển tải” trong văn học dân gian. Mong bạn đọc nào có sưu tập được thơ - văn truyền miệng đóng góp cho chuyên mục này . Ở nhiều vùng trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ địa phương, những người ở nơi khác mới đến không thể hiểu được. Tiếng địa phương “phong phú” nhất có lẽ là Quảng Bình. Bọ là bố, cưới gấy là cưới vợ, để gấy là bỏ vợ, lông cây là trồng cây . Có một câu chuyện vui của thời bao cấp: Ở vùng quê ấy, dân cả xã đều nghiện thuốc lào, mà ở các chợ người ta cấm thuốc lào ngặt lắm. Ai buôn bán, vận chuyển thuốc lào không những bị tịch thu mà còn bị dẫn về địa phương để “quản chế tại gia”. Dân kiến nghị, làm đơn xin mãi, cuối cùng ủy ban xã cũng đồng ý cho mỗi nhà trồng 30 cây thuốc lào. Tuy ít như vậy nhưng dân lại quá đông, nên diện tích trồng thuốc lào lên đến 3 mẫu đất (1,5 ha). “Xé rào” kiểu này là vi phạm chính sách lương thực, là tự tiện chuyển đổi qui hoạch. Hai tội này rất nặng nên ai cũng lưỡng lự không dám ký. Cuối cùng, ông trưởng Ban tài chính xã (mà nhân dân thường gọi với cái tên thân mật là “ông Tài”) nhận ký, với yêu cầu phải qui hoạch thành vùng cho dễ quản lý. Để đạt được sự thống nhất cao, ông mạnh dạn hứa sẽ một mình chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra. Ký xong triển khai ngay. Các điều cho phép, các điều cấm kỵ được niêm yết cụ thể như sau: Tuyệt đối tuân theo lệnh “ông Tài” Lông ít, lông nhiều cũng phải khai Lông quá ba mươi thì phải nhổ Lông trong khu vực, chớ lông ngoài! Có một bà khách từ xa đến. Khi đọc bảng niêm yết lúc đầu mặt đỏ tía lên, sau đó thì tái dần: “Mình đã ngoài 30 rồi, lò dò vào đây thì gay go. Mà phải khai thì xin tờ khai ở đâu? Cái lệnh quái đản như thế này mà phải “tuyệt đối tuân theo” thì ông Tài chắc chắn phải là nhà độc tài rồi .”. Bà khách đứng lặng lẽ, mắt đăm đăm nhìn vào con đường, chờ có ai ra thì hỏi, hai tay nắm chắc ghi-đông, chuẩn bị tư thế . chạy! 15 phút sau mới gặp được người dân. Sau khi nghe giải thích tường tận nội dung bảng niêm yết, bà khách thở phào nhẹ nhõm: “À, ra thế!”. Vui vẻ được 3 năm thì bị lộ. Ông Tài bị bắt giam vì 2 tội: Phá hoại chính sách lương thực và khuyến khích kinh tế tư nhân ngóc đầu dậy! Do nhân dân trong xã làm đơn xin hộ, lại được mấy ông trong ủy ban “bao che” nên ông được thả, không bị ra tòa, chỉ bị kỷ luật cách chức, may quá! Ông Tài ra đi, “khu kinh tế mở” cũng đi theo, nhưng “bài thơ tứ tuyệt” thì còn ở lại mãi mãi với người dân lam lũ. Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979. Tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam 1939. Năm 1954, Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc. Năm 1958, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ năm 1968 đến 1978, Bí Thư tỉnh Vĩnh Phú. Kim Ngọc được coi là cha đẻ của khoán hộ mà người ta quen gọi là “khoán 10”, và đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam. 1. Thời ăn bo bo Năm 1980, rằm tháng Giêng, tôi, anh lính binh nhì viết văn phong trào của Trung tâm huấn luyện chiến sĩ mới - Sư đoàn 411, nằm khoèo nơi trạm khách dưới chân tháp cảnh giới của người Pháp sót lại trên đồi Ga Vĩnh Yên. Những cơn đói quằn quại ẩn trong mỗi nơ ron thần kinh, mỗi tế bào tuổi 20 khát thèm tinh bột và protein, cấu xé rùng rùng từ đầu tới chân. Tiêu chuẩn lính chiến đấu 24 kg lương thực, nhưng bữa ăn đại táo bày ra trên chiếc vung xoong quân dụng chỉ là những cục bo bo rã rời hăng mùi cứt mọt (thứ mà ở Đông Âu người ta cũng không dám cho gia súc ăn) và rúm rau muống luộc ố vàng như gốc rạ. Gió trung du đồi sỏi khan lạnh lùa qua kẽ nứa thưa đan, tôi ngắm cánh đồng chưa kịp cấy lúa lõng bõng nước, mấp mô luống cày. Đám nông phu còm cõi, uể oải níu vai chiếc bừa đeo bám đít trâu bò gầy mõ bương đi dật dờ trong cơn mê ngủ. Sát hàng rào kẽm gai, vạt ruộng rau muống váng phèn ám đỏ như ngấm a-xít, lơ phơ màu hoa trắng tím. Bà già trùm áo tơi lá và đứa cháu trai áo sợi quân dụng, nhưng quần lửng đùi chừa ra đôi chân như ống tre còi. Bà và cháu khua liềm làm cỏ rau muống. Bà và cháu cùng mót những cọng rau muống trụi lá, cứng dai như tay tre gai đồi sỏi. Bà và cháu trịnh trọng bỏ từng cọng rau vào chiếc rổ thưa méo miệng… Bỗng tôi nhận được lệnh tháp tùng hai sĩ quan: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển - Trưởng Ban tuyên huấn và trung tá Phạm Quế Dương- Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn ra bên ngoài doanh trại. Cho đến bây giờ, tôi cũng chẳng hiểu tại sao hai sĩ quan trải qua hai cuộc kháng chiến đó, giỏi tiếng Pháp, thích ô-pê-ra, chơi vi-ô-lông, rèn luyện bóng bàn lại chiếu cố đến tôi. Quân phục mới nức, hai viên sĩ quan quân hàm quân hiệu sáng chói khoác va-rơi màu cỏ, bước nhanh ra khỏi tầng hầm trại lính cũ, nghiêm trang, trịnh trọng và trầm buồn. Tôi giập gót, giơ tay lên đầu, đáng lẽ nói: Chào các thủ trưởng ạ, thì tôi lại cháu chào hai bác ạ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển cau mày. Tượng đồng nhà cải cách Kim Ngọc - Cậu định làm nông dân đến bao giờ nữa đây. Gần quá tuổi quân rồi. Trung tá Phạm Quế Dương mải nghĩ gì đó nhưng tâm vẫn dính vào vụ việc. Ông phẩy tay. - Chậc, nước Việt ta thì có làm vua 13 đời thì cắt gân gót vẫn còn máu nông dân. Có lẽ tại chúng ta sắp đi thắp hương cho anh Kim Ngọc - một đảng viên của những đảng viên - một nông dân của những nông dân nên linh ứng chăng. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển nhìn cấp trên đắn đo. - Có gọi xe không anh ? Tôi sợ anh sẽ lạnh… - Đi thăm Kim Ngọc mà đi ô tô được sao. Kim Ngọc từng xắn quần lội ruộng lầy mùa đông thăm lúa, thăm ngô quanh năm. Ta cuốc bộ. Sĩ quan bộ đội Việt thì khác gì Chủ nhiệm HTX nông nghiệp. Tắt qua đại đội vận tải đã là Xí nghiệp nung vôi liền kề ga Vĩnh Yên. Khói than. Bụi vôi. Bụi than. Bụi từ người lính, bụi người dân tứ xứ đứng, ngồi dồn ứ hai bên đường ke thành màn sương xám tê tái lơ lửng nhấn chìm mọi vật vào âm u. Bộ đội quân phục nhàu nhò, súng đạn lấm lem. Nông dân thì vàng ệch, bao tải, quang sọt, đòn sóc, thừng chão quấn ngang lưng. Sắn tươi, sắn khô, su hào, bắp cải, cá mắm, măng khô, chè tươi, cắp nách, bưng bê, giấu giếm đâu đó. Mùi thối rữa. Mùi tanh ngắt. Phòng thuế, công an thi thoảng lại thổi còi choe choé đuổi bắt. Tiếng chân chạy thục mạng. Hơi thở hồng hộc. Vấp, ngã. Xin xỏ. Van lạy. Thề thốt. Đầu tàu già cỗi, oằn oại kéo theo những toa hàng han rỉ… Ngôi nhà lè tè nhưng vẫn có cảm giác chênh vênh bởi sự đơn độc của nó. Tường trát thiếu vôi, thiếu xi nổi cát. Ngói lợp khập khiễng, lệch xô. Đống sạn cát, gạch vỡ, ngói thủng được chủ nhân tận dụng để chờ xây dựng tiếp chỗ nào đó, xếp gọn gàng phía sau nhà. Xung quanh là nước đầm Vạc đục ngầu và nghĩa địa nhấp nhô. Con chó gié từ đâu xộc ra oẳng lên rủa ngân nga, sầu muộn. Hai vị sĩ quan chỉnh đốn quân phục, trước khi bước qua cánh cổng khép hờ. Ven bờ rào, căng dây thép gai rỉ, ngang thân cọc tre, dăm cây xoan, dăm cây mít mới độ bén đất ấm rễ. Hàng chè để hái lá tươi vươn cao, nhưng còn mảnh mướt lả ngọn. Vườn táo lai Thiện Phiến bắt đầu trổ búp mới. Người đàn bà trắng xanh, tầm ngoại ngũ tuần, khăn len kẻ trùm đầu, kính râm, áo len dài tay màu mận, quần lụa đen óng, đôi dép nhựa xanh ngọc. Hai cánh tay đặt trước bụng, người đàn bà từ tốn cất giọng trầm, và ấm. Nhưng sao tôi vẫn cảm được sự xa cách, hờ hững thấp thoáng nỗi buồn không thể cởi gỡ. Bà Lê Thị Liên, người bạn đời của Bí thư Kim Ngọc. - Các ông đến thăm nhà ạ. Xin mời các ông vào. Tiếng dép lạch xạch lướt đi chầm chậm. Bà đi ra từ cửa ngách, nhưng lại vòng ra trước rẻo sân lát gạch, xanh rêu, có cửa gian khách. Hai cánh cửa sơn xanh, khẽ một cái đẩy tay, hai cánh cửa sơn xanh đã lật úp vào hai bên tường. Mùi hương trầm ào ra. Một bàn thờ đơn sơ. Mâm ngũ quả. Bát hương, dày đặc chân nhang. Những que hương cháy hết uốn cong cong ôm lấy bát hương y như những bông lúa cháy đen ôm gốc rạ sau vụ hỏa hoạn. Bức chân dung Kim Ngọc trịnh trọng trong bộ vest. Tóc rẽ ngôi lệch cổ điển. Khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, hồn hậu. Đâu đó ẩn trong khoé miệng nụ cười hơi diễu cợt nhưng viên mãn. Kim Ngọc đang chào một ai đó. Kim Ngọc đang khuyến khích một ai đó. Kim Ngọc đang chờ đợi một ai đó. Rõ ràng người trong ảnh đang rất tự tin và chẳng hề lo nghĩ bất cứ điều gì. Có vẻ như ông đã chụp ảnh trước khi đi dự hội nghị hay là chuẩn bị bước lên máy bay. Bay cao. Tôi có cảm giác nghi ngờ về những thông tin ông xuất thân từ nông dân, am hiểu nông dân như là hiểu những vết sước trên mỗi ngón tay mình. Trông ông cứ như là cán bộ đối ngoại chuyên nghiệp. Cởi áo khoác, hai sĩ quan nhìn quanh tìm chỗ treo áo. Tôi nhanh nhảu định đỡ áo, thì người đàn bà đã vội đón trước tôi, móc lên chiếc móc áo gắn trên tường ngoài hiên. Tôi nghĩ thầm, đó là chiếc móc áo những ngày trước bà Lê Thị Liên vẫn thường treo móc áo cho chồng. Trung tá Phạm Quế Dương nói: - Thưa chị Kim Ngọc. Tôi quen anh nhà. Từ hồi anh làm Cục trưởng dân quân tự vệ. Còn anh Chiển vốn là chiến sĩ cũ của anh ấy. Năm ngoái anh mất, tôi ở xa. Hôm nay nhân ngày rằm, và cũng là dịp tôi được điều về nhận nhiệm vụ ở gần đây, hai chúng tôi xin chị, cho phép chúng tôi được thắp cho anh Kim Ngọc nén hương. Những mong linh hồn anh phù hộ độ trì cho đất nước. Phù hộ độ trì cho người nông dân cơm no ấm áo. Mong anh siêu thoát. Đặt đồ cúng lên mặt bàn thờ đơn sơ. Hai viên sĩ quan dàn ngang, rập gót giơ tay chào kiểu quân sự. Tôi đứng sau nên lúng túng giây lát mới có thể lóng ngóng làm theo. Bà Lê Thị Liên bất ngờ ngẹn ngào, chắp tay đáp lễ. Tôi lặng quan sát. Nhiều ảnh đen trắng trong khung kính. Mấy tấm bằng khen, giấy khen, huân, huy chương. Gắn dọc hai bên bức tường lồi lõm, của gian khách chật hẹp. Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế kiểu Minh triện, đơn giản, trang nhã làm bằng gỗ gụ là trau chuốt. Nước vối nóng hổi rót liền trong ấm giỏ. Đĩa kẹo chanh Hải Châu đã lọt gió, thuốc lá Tam Đảo trịnh trọng mời khách. Bà Liên nhìn sang tôi: - Gày xanh như thế này thì đi giữ chốt làm sao. Ăn đi con…Tuổi này thì bữa cứ phải bảy bát cơm trắng, niêu cá kho, nửa rổ xề rau muống thì khoẻ như ông voi hết… Hai thủ trưởng của tôi lảng cái nhìn đi đâu đó. Câu chuyện rời rạc, khó ăn nhập. Toàn chuyện gạo, lúa, bo bo, thời tiết, sức khoẻ họ hàng đôi bên. Họ cứ muốn nói to một điều ấm ức nào đấy mà không tiện. Không thể kết thúc ngay câu chuyện. Nhưng để kéo dài câu chuyện thì lại không biết bám víu vào đâu. Trong ánh mắt ba người từng trải qua hai cuộc chiến gần suốt cuộc đời, tôi thấy bao nhiêu là sự ngậm ngùi, cam chịu mà sẻ chia thông cảm. Họ vẫn còn giữ được niềm tin vững chắc vào những chân thuộc về lẽ công bằng. Tin vào sự thiêng gọi là tình đồng chí. Người đàn bà nhìn lên di ảnh chồng, tĩnh lặng. - Ông nhà cháu đã bảo với tôi rằng, ông như cây lúa trổ bông cho hạt rồi. Chỉ còn rạ với rơm. Rạ thì cày ải úp xuống cho đất ruộng thêm tơi nhuần. Rơm thì phơi khô dự trữ cho trâu bò tăng sức cày kéo mùa vụ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển ái ngại. - Vĩnh Yên còn mênh mông ruộng đất. Sao anh chị không chọn điểm nào bằng phẳng, gần đường, gần chợ sinh hoạt cho tiện sinh hoạt. Đây tuy cao, nhưng là chỗ lò chum vại cũ, xung quanh hãy còn mồ mả, lối vào lầy thụt…Già cả rồi mà anh chị lại chọn chỗ chông gai để ở… Bà Lê Thị Liên cười hồn hậu. - Ông Kim Ngọc bảo ruộng đất rồi sẽ quí lắm. Không phải vô cớ ông cha nói tấc đất tấc vàng. Nếu thích lấy chỗ bằng phẳng đông vui thì phải xén vào ruộng đất canh tác. Ông ấy thích có vườn rộng. Mơ sẽ có một vườn táo sum suê. Muốn tự mình thực hiện khoán quản cho mình ngay trên mảnh đất mình khai hoang vỡ rậm… Dường như hồn Kim Ngọc đã trở về. Nụ cười bỗng rạng trên gương mặt héo khô của cô sơn nữ xứ Tuyên thuở nào. Hào hứng bà bước ra hiên chỉ tay ra mấy phía vườn. - Trước khi về hưu, ông Kim Ngọc đã nhờ mấy chú bên Xí nghiệp cơ khí Vĩnh Yên rèn nào cuốc bàn, cuốc chim, nào xẻng. Mấy ông già Sán Dìu bạn thân thuở tá điền trong Thanh Lanh mang cho mấy khúc tre đực làm cán. Tôi và ông ấy, tự khoán mỗi ngày cuốc 4 mét vuông vườn, nhặt sạch sỏi đá, mảnh sành, mảnh vại. Đứa cháu gái con thằng cả cũng theo ông bà ra vườn. Cháu nhỏ nhưng cũng biết gom nhặt mảnh sành, mảnh vại giúp ông giúp bà. Chẳng may, tay cháu bị cứa đứt, máu chảy tóa ngón tay. Cháu cứ giơ lên trời kêu khóc sợ hãi. Ông Kim Ngọc nhà tôi lấy vạt áo lau sơ qua bùn đất trên ngón tay cháu rồi đưa vào miệng ngậm một lúc rồi mới băng bó. Lúc sau cháu gái hỏi tại sao ông lại ngậm ngón tay đầy những máu. Ông cháu bảo rằng: Cháu là máu thịt của ông bà. Máu của cháu cũng là máu của ông bà. Tay chảy máu ngậm vào miệng mãi cũng hết chảy cháu ạ… Gió thổi bùng mái tóc pha sương thoát khỏi vành khăn len, xoà kín mặt người đàn bà. Hình như trong khóe mắt bà có nước mắt, nhưng trên môi bà sao tôi lại thấy nụ cười rạng niềm tin. Câu chuyện tôi nghe bập bõm ngày xưa về khoán trong nông nghiệp và số phận người đảng viên Kim Ngọc, khai sinh ra nó là đề tài lúc rầm rì lúc công khai có ở mỗi tổ đội sản xuất, ở mỗi quán nước chè, quán cà-phê trong suốt mấy chục năm, suốt từ Móng Cái đến mũi Cà Mau. Và, cho đến thời điểm này, khi người nông dân toàn quốc, đã thừa lúa gạo xuất khẩu, họ dù không biết chữ, hay nghễng ngãng điếc lác còn biết Kim Ngọc là ai, thì dường như vẫn chưa có hồi kết câu chuyện về ông. Người ta đang hồi cố về Kim Ngọc với bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn. Người ruột thịt xung quanh tôi phần đông là nông dân. Nên ít nhiều tôi thấm hiểu thế nào là sự biết ơn của họ với nhà cải cách Kim Ngọc. Và, chính tự thân tôi cũng muốn một lần chính thức cảm ơn ông, với tư cách là một con người với một con người. Ông đã làm vợi bớt đi bao nhiêu là gánh nặng trách nhiệm lo toan bất lực của tôi với người thân ở làng ở xóm, vì thóc nghĩa vụ vì chỉ tiêu lợn hơi. Và, những người thân cuả tôi ở xóm ở làng cũng không còn thắc thỏm thương các con cháu ở thành phố ăn gạo hẩm, ăn sắn khô mốc. Ở mỗi bến tàu bến xe không còn cảnh bà mẹ nông dân còng lưng van xin quản thị trường khi mang theo một vài cân chè khô. Những chuyện thật mà ngỡ như không có. Không ngờ phải mất khoảng thời gian tính cho một thế hệ trưởng thành, tôi mới có do để trở lại ngôi nhà mà nhà cải cách nông nghiệp Kim Ngọc đã sống mấy tháng cuối đời. Tham vọng giải hiện tượng Kim Ngọc với vô số câu hỏi và nhiệm vụ tự đặt ra, tôi những mong điều đó khiến mình yên lòng. Và, phần nào giúp bạn đọc phác họa chân dung một ngưỡi Cộng sản, dám xác quyết hy sinh sinh mạng chính trị đang thăng tiến vì bát cơm của mỗi người nông dân. Một người dám nói ngược chân chính thống nuôi dưỡng ý chí thích công to, việc lớn và lòng tự hào của cả một quốc gia đang nồng nàn, phăng phăng cuộn chảy, phấn đấu cho thế giới đại đồng. 2. Mối tình đầu của cô sơn nữ Với cô sơn nữ Lê Thị Liên sinh năm 1921 ở làng Sơn Nam ven sông Lô của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì buổi chiều mùa xuân năm 1943 là buổi chiều định mệnh. Người thiếu nữ, tóc dài da trắng, tính tình bộc trực, thẳng thắn con gái út của hào phú yêu nước Lê Khắc Cần từ ngoài bãi dâu ven sông Lô về nhà, treo cái cuốc lên đầu hồi tường bếp vừa buông quần, bỗng lúng túng. Một người trai lạ đang đứng trước sân. Người trai tầm thước, tóc ngắn, vẻ ưu tư, khắc khổ, quần áo nâu sờn mòn, đôi bàn chân trần nứt nẻ, choãi ngón bám chặt lấy mặt sân, tay khoanh trước ngực. Chiếc túi vải chàm đeo chéo hông. Đôi mắt sáng trầm. Anh ta khẽ gật đầu chào. Phong thái đàng hoàng tự chủ, cứ y như anh ta mới là chủ nhà, còn cô là khách. Người con trai ấy chính là Kim Ngọc. Anh được Việt Minh phân công về vùng Sơn Nam, tổ chức và huấn luyện chính trị và quân sự cho lực lượng cách mạng ở đây. Cô không dám đáp lễ mà chạy ngay vào bếp hỏi mẹ. - Bầm ơi. Hình như lại có cán bộ Việt Minh đến ở nhà mình. - Anh Nguộc sẽ ở nhà ta lâu lâu. Con nhớ cơm nước chu đáo. Việc gì cần hỏi thì hãy hỏi, không tò mò. Người lạ thắc mắc thì bảo anh họ ở dưới quê lên tậu trâu chọi… Vừa lúc ấy, người thanh niên ngó vào khuôn cửa bếp chập chờn ánh lửa, lễ phép. -Thưa bá, bá cho cháu mượn con dao rựa. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương thắp hương trước vong linh ông Kim Ngọc. [...]... chẳng được Ai khiến anh… Nguộc nổi nóng, giậm chân - Phải, cô không khiến tôi Tôi tự khiến tôi đấy Nhưng đã là người nông dân làm ruộng chăn tằm thì phải biết thương biết xót con giống cây của chứ Như thế thì mới hòng có miếng mà ăn chứ Cô không biết là bố mẹ, anh em nhà cô đã vất vả bao nhiêu mới dư chút ít đồng tiền bát gạo đóng góp cho Việt Minh không Của riêng mà cô thịa thế này, thì mai mốt cô... hay Mùa kén ươm tơ vàng năm ấy, cô đã khâu bộ quần áo đũi và mua một đôi dép cao-su trắng tặng anh Còn anh, chép lại những bài học chính trị trên những trang giấy trắng trong vở ghi của cô đầy đủ hơn Biết cô ưa hình thức, anh Nguộc đã lựa khẩu súng mới nhất dành cho cô luyện tập Nương dâu bãi bồi ven sông Lô vào mùa cắm hom mới Nguộc và Liên tranh thủ cuốc đất đêm trăng, bởi việc rèn luyện chiến thuật... Lê Thị Liên cũng bị cuốn theo vào công tác đoàn thể Vợ chồng mới cưới, nhưng hóa ra vẫn không thể sống chung một nhà Thi thoảng hai vợ chồng gặp nhau ở đâu đó trên đường công tác Nhưng cả hai cũng chỉ biết nhìn ngắm nhau suông Ngủ nhà cơ sở, mỗi người ở mỗi giường Thấy con dâu muộn cháu, mẹ chồng đã toan bắt Kim Ngọc lấy vợ khác để có người nối dõi tông đường Chuyện đó rồi cũng đến tai tổ chức, từ đó . làm ruộng chăn tằm thì phải biết thương biết xót con giống cây của chứ. Như thế thì mới hòng có miếng mà ăn chứ. Cô không biết là bố mẹ, anh em nhà cô. "Lương hưu hết rồi/ Buổi chiều biết tính sao đây?”. Đời sống nhân dân đã khổ lại ngày càng khó khăn hơn với những giáo điều cứng nhắc, như sợi dây rất

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w