NCKH ĐánhgiácácyếutốảnhhưởngđếnđốitượngkháchhànglàkhángiảtrênđịabànTP.HCMkhiquyếtđịnhchọncoiphimViệttạirạp Đây là cơ sở để tạo nền tảng lý thuyết cho những chương tiếp theo, đưa ra những khái niệm cơ bản của Marketing Mix về ngành điện ảnh, cũng từ đó xây dựng mô hình đề xuất nhằm phân tích rõ hơn các yếu tố làm tác động đến lựa chọn xem phim của khách hàng. Ngoài ra, ở chương này cũng liệt kê ra các nghiên cứu thực nghiệm trước đó làm tăng tính thuyết phục của đề tài. Đây sẽ là nền móng vững chắc để các chương tiếp theo dựa vào và phân tích sâu hơn.
Trang 1của con người khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về giải trí cũng tăngtheo, đòi hỏi ngành điện ảnh cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu đó Ở một sốnước ngành điện ảnh phát triển rất mạnh và trở thành ngành trọng điểm Ở nước tangành điện ảnh có phần tụt hậu hơn so với nước ngoài, nhưng gần đây cũng có nhữngbước tiến đáng kể để có thể bắt kịp nền điện ảnh thế giới về cả phương diện nghệthuật cũng như doanh thu Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đếnđối tượng khách hàng là khán giả trên địa bàn TP.HCM khi quyết định chọn coi phimViệt tại rạp” nhằm tiếp nối và phát huy nền điện ảnh Việt.
Thực tế cho thấy ngành điện ảnh Việt Nam đang phát triển nhưng chưa thật sựnổi bật và đủ sức để sánh với nước ngoài Vì vậy các hãng phim trong nước cần làmthế nào để các có chỗ đứng trên trường quốc tế, đưa nền điện ảnh Việt đi theo hướng
đi nào để tối đa hóa nguồn lực cũng như nâng cao chất lượng ngành giải trí ở ViệtNam? Đề tài của chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi trên thông qua khảo sát, thống kê
số liệu thu thập được, nêu ra thực trạng nền điện ảnh Việt và các rào cản đối với phimViệt khi xâm nhập thị trường thế giới từ đó nêu ra một số giải pháp kiến nghị cho cáchãng phim Đề tài được biên soạn với nhiều nội dung cung cấp thông tin, những kiếnthức cơ bản và đề ra một số hướng đi mới cho ngành điện ảnh Việt Nam Hi vọng đềtài sẽ đóng góp được những kiến thức bổ ích và làm nền tảng thông tin để nhữnghãng phim trong nước có thể tham khảo và giúp phim Việt trở thành sự lựa chọn hàngđầu của khán giả Việt
Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ các thầy cô khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐHKinh tế - Luật, đặc biệt là Th.S Trần Thiện Trúc Phượng, đã góp ý cũng như hướngdẫn tận tình để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Nhóm tác giả
Trang 3Hình 2.2 Các chiến lược trong mô hình Marketing Mix 7P
Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyết định xem phim Việt
Hình 3.1 Mức độ thường xuyên đến rạp chiếu phim
Hình 3.2 Mức độ thường xuyên đến rạp ảnh hưởng bởi nhóm tuổi
Hình 3.3: Thể loại phim được yêu thích nhất ảnh hưởng bởi giới tính
Hình 3.4: Thể loại phim yêu thích theo giới tính và nhóm tuổi
Hình 3.5: Thể loại phim đã xem trong 6 tháng gần đây
Hình 4.1: Sơ đồ về tỉ lệ giới tính của khách hàng
Hình 4.2: Sơ đồ về tỉ lệ độ tuổi của khách hàng
Hình 4.3: Sơ đồ về tỉ lệ thu nhập của khách hàng
Hình 4.4: Sơ đồ về tần suất đi xem phim của khách hàng
Hình 4.5 : Sơ đồ phân bố điểm số của phim nước ngoài
Hình 4.6 : Sơ đồ phân bố điểm số của phim Việt
Hình 4.7: Mức độ đồng ý với kiến nghị thay đội phim Việt của khán giả
Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1: Bảng các giả thuyết nghiên cứu và kì vọng về dấu
Bảng 4.1-1,2: Điểm trung bình các yếu tố khán giả quan tâm trước khi xem phimnước ngoài
Bảng 4.2-1,2: Điểm trung bình các yếu tố khán giả quan tâm trước khi xem phim ViệtBảng 4.3: Điểm trung bình các yếu tố khán giả đánh giá sau khi xem phim nướcngoài
Bảng 4.4: Điểm trung bình các yếu tố khán giả đánh giá sau khi xem phim Việt
Bảng 4.5: Correlation Matrix
Bảng 4.6: Kiểm định giả thuyết
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Để hiểu tính cấp thiết của đề tài cũng như mục đích, phương pháp, đối tượng, của đề tài thì chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về tất cả những nội dung được đề cậptới trong đề tài Mọi doanh nghiệp của hàng đều cần có bảng hiệu để thể hiện đượcnhững thông tin cần thiết để gắn kết với khách hàng thì chương 1 được xem như mộtbảng hiệu của đề tài để trình bày những nội dung cần thiết trong quá trình nghiên cứu.1.1 Lý do chọn đề tài
Vừa qua, nền điện ảnh Việt đã có rất nhiều đột phá mới trong kỹ thuật lẫn nộidung, ý tưởng phim Điều này đã thu hút được sự chú ý của phần đông khán giả Nổibật nhất trong thời gian vừa rồi đó là một vài bộ phim như “Tấm Cám - Chuyện chưakể”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Sài Gòn, anh yêu em”,… Nhưng đó chỉ là số
ít những bộ phim gây được tiếng vang gần đây, còn lại hầu hết các bộ phim Việt đềukhông tạo được sự hấp dẫn đối với khán giả Liệu đó phải do sự ảnh hưởng của lànsóng điện ảnh Hàn Quốc, và đặc biệt là những bộ phim bom tấn với kỹ xảo và dàndiễn viên hàng đầu của phương Tây đã tác động nhiều đến chỗ đứng của phim Việttrong lòng khán giả?
Mặc dù trong nước cũng có nhiều nhà sản xuất đủ tiềm năng để có thể phát triểnnền điện ảnh nước nhà nhưng hầu hết các bộ phim Việt vẫn trở nên lép vế so với các
bộ phim nước ngoài ngay từ khi ra mắt Các nền điện ảnh của nước ngoài đều lànhững đối thủ cạnh tranh “chiếm hữu” thị trường phim điện ảnh tại Việt Nam
Tại TP.HCM, đây là tỉnh thành có đa dạng các hệ thống rạp chiếu phim và đượcphân bố dày đặc nhất cả nước, đây là thị trường lớn nhất cho sự khai thác, đầu tư pháthành các bộ phim từ các nhà sản xuất phim cả trong và ngoài nước Việc tập trungkhai thác ngành dịch vụ phim của các nhà sản xuất phim Việt tại thị trường này manglại nguồn lợi rất lớn và thật sự rất cần thiết, đồng thời cũng nhằm mang lại chất lượngcho ngành công nghiệp giải trí phục vụ cho người dân cả nước nói chung, và ngườidân tại địa bàn TP.HCM nói riêng
Tuy nhiên, việc phát triển nền công nghiệp phim Việt vẫn chưa mang lại hiệu quảcao, bởi những nhà sản xuất vẫn luẩn quẩn trong lối mòn chỉ chú trọng về lượng màkhông quan tâm nhiều đến chất lượng phim Thực tế các nhà sản xuất chỉ chạy theo
Trang 5xu hướng để sản xuất mà không đâu tư nhiều vào nội dung làm cho phim Việt rơi vàotình trạng số lượng thì nhiều chất lượng thì ít Vì vậy, cần những giải pháp để cảithiện và phát triển chất lượng của ngành công nghiệp phim tại Việt Nam.
Vấn đề cấp thiết được đưa ra, vậy nên nhóm chúng tôi tập trung tìm hiểu và xâydựng đề tài để đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phim Việt dựavào những chiến lược Marketing Mix 7P nhằm có những hướng đi có ích cho ngànhcông nghiệp phim Việt hiện nay
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến quyết đinh lựa chọn xem phim Việt từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghịcho các nhà sản xuất phim nhằm thu hút khán giả tại địa bàn TP.HCM
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu những đề tài trước đó
Dù không quá ồn ào nhưng vấn đề phim ảnh luôn là đề tài muôn thuở gây sự tò
mò đối với các tác giả Thật vậy, trước đó đã có nhiều đề tài về nội dung này như củatác giả Vũ Ngọc Thanh (2000) đã nêu lên được những bức xúc trước thực trạng pháttriển của điện ảnh Việt Nam, Đào Thị Thu Thuỷ (2013) đã trình bày rõ xu hướng pháttriển của nền điện ảnh nước Việt từ khi ra đời, Bonnie Wilcox (2012) đã đưa ranghiên cứu của mình nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về sự tác động của mạng xã hộikhi Marketing cho những bộ phim mới, Nhưng những đề tài trước đó chưa phântích sâu vào vấn đề, chỉ đề cập được những nội dung khái quát chứ không làm rõđược vấn đề, thêm vào đó nội dung nghiên cứu đã không còn phù hợp với tình hìnhthị trường phim ảnh hiện tại Tuy nhiên, những đề tài được nghiên cứu trước đó cũng
có những nội dung làm nền tảng để tham khảo và từ đó phát triền thành đề tài rộnghơn, sâu hơn, bởi những đề tài này cũng đã tham khảo nhiều tài liệu uy tín và đáng tincậy cung cấp được những kiến thức cần thiết cho quá trình nghiên cứu, đáng học hỏi.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương nghiên cứu: Khán giả xem phim tại rạp trên địa bàn TP.HCM
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 2016-2017
Không gian: Địa bàn TP.HCM
Trang 61.5 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Chọn đề tài, xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết liên quan, tìm hiểu các nghiên cứutương tự trước đây
Bước 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo kết quả nghiên cứu
1.6 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Đề tài đóng vai trò như nguồn dữ liệu tham khảo để đưa ra giải pháp thích hợp đốivới phim Việt nhằm thu hút khán giả trên địa bàn TP.HCM
● Dự kiến kết quả giúp phim Việt được chú ý hơn, quan tâm hơn bởi chính khángiả Việt
● Nâng cao sức cạnh tranh cho phim Việt, khai thác tốt các thế mạnh làm phim ởViệt Nam
1.7 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả
Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hạn chế đề tài
Trang 7CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đây là chương cơ sở để tạo nền tảng lý thuyết cho những chương tiếp theo,Chương 2 sẽ nêu đưa ra những khái niệm cơ bản của Marketing Mix về ngành điệnảnh, cũng từ đó xây dựng mô hình đề xuất nhằm phân tích rõ hơn các yếu tố làm tácđộng đến lựa chọn xem phim của khách hàng Ngoài ra, ở chương này cũng liệt kê racác nghiên cứu thực nghiệm trước đó làm tăng tính thuyết phục của đề tài Đây sẽ lànền móng vững chắc để các chương tiếp theo dựa vào và phân tích sâu hơn
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm Marketing
Theo Kotler (1980), Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việcđáp ứng nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.Qua thời gian nghiên cứu thì các nhà nghiên cứu đã công nhận khái niệm thể hiệnkhái niệm đúng nhất các vấn đề trong Marketing là của McCarthy (1993) Theo ông,Marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần gì và muốn gì, làm thếnào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp bằngcách: cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàngchấp nhận trả, đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, và cung cấp thông tin/giaotiếp với khách hàng
2.1.2 Khái niệm Marketing Mix
Thuật ngữ “Marketing Mix” được Borden (1952) lần đầu tiên sử dụng từ sự gợi ýcủa Culliton (1948) Marketing Mix là một khái niệm cơ bản trong Marketing là một
hệ thống hay một tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để thỏamãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu Marketing Mix được dùng đểđánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước những biến động của thị trường
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong Marketing Mix, nhưng theoMcCarthy (1993), có thể nhóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P: Sản phẩm (Product), Giá
cả (Price), Phân phối (Place) và Quảng bá (Promotion) Các doanh nghiệp thực hiệnchiến lược Marketing Mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố chủ yếu đó để tác động làmthay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh doanh
Trang 8Mô hình Marketing Mix 4P cơ bản là mô hình nền tảng đối với các doanh nghiệpcung cấp hàng hóa hữu hình, nhưng riêng đối với doanh nghiệp có sản phẩm là dịch
vụ thì mô hình Marketing Mix 7P (còn gọi là Markting dịch vụ) lại phù hợp hơn, vìsản phẩm dịch vụ có những đặc tính hoàn toàn khác biệt: tính vô hình, tính khôngđồng nhất, không thể tách rời được, khó kiểm soát chất lượng,
Mô hình Marketing 7P được Booms & Bitner (1982) bổ sung thêm vào 3 yếu tốlà: “quy trình”, “môi trường dịch vụ” và “con người” để làm tăng cường sức mạnhcho hoạt động tiếp thị tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận của người sử dụng
Mô hình được mở rộng này giúp doanh nghiệp hoạch định và triển khai chiếnlược marketing dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng chứkhông phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ranhững chiến lược tiếp cận thị trường với những sản phẩm dịch vụ đáp ứng đượcmong đợi của khách hàng Mô hình này chính là kết quả được hình thành từ xu hướng
xã hội hiện tại Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng mô hình Marketing Mix7P để phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đề tài kinh doanh dịch vụ phim này
Hình 2.1 Mô hình Marketing Mix 4P+3P
(Nguồn: Hitesh Bhasin, Service Marketing Mix - 7 P’s of Marketing)
2.1.3 Khái niệm chiến lược Marketing Mix 7P
Theo Mohammed (2016), Marketing 7P trong dịch vụ chính là kết quả được hìnhthành từ xu hướng xã hội hiện tại, Marketing Mix đã mở rộng thêm 3 yếu tố ngoài 4yếu tố truyền thống sẵn có của công thức marketing
Trang 92.2 Nội dung xây dựng chiến lược Marketing Mix 7P
Hình 2.2 Các chiến lược trong mô hình Marketing Mix 7P
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
2.2.1 Chiến lược sản phẩm - Product
Jim (2009) đã đưa ra một định nghĩa mới và bao trùm cho khái niệm Marketingđối với sản phẩm: sản phẩm là tập hợp các lợi ích, nó xác lập sứ mệnh phục vụ chocon người
Theo Blythe (2009), một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là
sự dịch chuyển khái niệm lợi ích sang khái niệm giá trị của cùng một thực thể, và bắtđầu hình thành trạng thái thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận.2.2.2 Chiến lược giá - Price
Theo Hoffman (2010), định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thànhchuỗi giá trị hay đúng hơn là chuỗi chi phí
Toàn bộ quá trình từ lúc sản xuất đến khi hình thành sản phẩm đều ảnh hưởngchuỗi-chi-phí và đó là vấn đề chiến lược cạnh tranh của giá bán, được nói tóm gọn làchi phí và giá hay lợi ích kinh tế mang lại cho khách hàng và người tiêu dùng.Bateson (2010) cũng đồng ý Hoffman (2010), ông cho rằng Marketing còn nhận thấymối tương quan giữa sản phẩm và giá bán rất mật thiết và tương hỗ thông qua kháiniệm phân khúc và định vị, sản phẩm định vị cho phân khúc cao cấp yêu cầu những
Trang 10lợi ích cao hơn với chi phí sản xuất và dịch vụ cao hơn Ngược lại sản phẩm hướngđến khách hàng bình dân sẽ cần có chi phí thấp hơn để kiếm lãi khi bán giá thấp.2.2.3 Chiến lược kênh phân phối - Place
Kotler (2002) đã nâng cấp tự khái niệm phân phối là nơi chốn bán hàng, là cả một
hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả
Keller (2006) cũng cùng quan điểm với Kotler (2002), chiến lược phân phối làmang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng có thể mangkhách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất Quá trình này nên gọi là chiếnlược phân phối 2 chiều
2.2.4 Chiến lược quảng bá - Promotion
Dominici (2009) định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩathương hiệu của WIPO), quảng bá thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hayđưa ra lời hứa với khách hàng một cách sáng tạo Riêng điều này cũng cần đánh giáliên quan đến đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp Chính yếu
tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của Marketing
2.2.5 Chiến lược quy trình cung ứng - Process
Bitner (1991) đã gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp,doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị làm hệ thống quản trị làmnến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nóiđúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cánhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị
Edvardson (1991) cho rằng, Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng mộtluận điểm rất cơ bản đó là xem tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đóngười lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính(rational và emotional)
2.2.6 Chiến lược cơ sở vật chất - Physical Evidence
Bitner (1992) đã đề cao vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức,hay cụ thể là trong một doanh nghiệp là sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, củathương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp,cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của
Trang 11tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trựcthuộc (stakeholder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng,người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội.2.2.7 Chiến lược con người - People
Kotler (1980) nghiên cứu được Chiến lược nhân sự (Chiến lược con người) ở mỗicông ty cần phải được nhìn nhận dưới góc độ Marketing Ngày càng có nhiều cácphương pháp tiếp thị định hướng con người
PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu hoạt động được phân tách bởi
PR đối ngoại và PR đối nội PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng vàduy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với nhà phânphối, giới báo chí; các liên đoàn thể thao và các đơn vị sở hữu truyền thông PR đốinội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làmviệc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc
Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù con người; và nóitheo ngôn ngữ Brand Marketing thì mỗi cá nhân và gia đình nhân viên cũng được
“gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sảnphẩm mà họ đang nỗ lực gây dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc
2.3 Chiến lược Marketing Mix trong ngành điện ảnh
2.3.1 Khái niệm phim điện ảnh
Theo Hampton (1931), David Wark Griffith (1875-1948) đã đưa điện ảnh tiếnthêm một bước mới khi chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phimcũng như cho ra đời bộ phim mang tính cách mạng về kỹ thuật dàn dựng và kịch bản
“The Birth of a Nation” Griffith định nghĩa phim điện ảnh là phim nhựa trong ngànhđiện ảnh hay kỹ thuật số được làm để chiếu tại các rạp chiếu phim, để phân biệt vớiphim khác như video sử dụng băng hay đĩa và phim truyền hình thường là phí tổnthấp và đơn giản hơn Phim điện ảnh là phim truyện, có một nội dung nhất quán vàcốt truyện rõ ràng Khác với phim tài liệu hay là phim chiếu nhiều kỳ như phim bộ
Trang 122.3.2 Chiến lược Marketing Mix trong ngành điện ảnh
2.3.2.1 Chiến lược sản phẩm - Product
Theo Booms và Bitner (1982) đây là những thứ mà nhà sản xuất, cung cấp đem
ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Mỗi nhà sản xuấtđều có cho mình sản phẩm phim riêng Dựa trên quan điểm Marketing, một sản phẩmphim sẽ bao gồm những yếu tố sau:
• Kịch bản
Harry Lipson (2001) cho rằng sự thu hút lớn nhất đối với 1 bộ phim đó là về phầnđầu tư về kịch bản Một bộ phim với nội dung hay, được chắp bút bởi các biên kịchnổi tiếng sẽ giành được sự quan tâm của khán giả kể từ những ngày đầu giới thiệu Từnội dung kịch bản, các nhà làm phim sẽ xác định được đối tượng khán giả muốnhướng tới để có thể truyền tải nội dung phim đến khán giả sao cho phù hợp Bên cạnh
đó, thông qua kịch bản các nhà sản xuất có thể đưa ra những kế hoạch quảng bá phùhợp để thu hút các khán giả
• Đầu tư bối cảnh
Những thước phim đẹp nhờ các nhà quay phim; bối cảnh, phục trang, tạo hìnhnhân vật, đều cần đầu tư kỹ lưỡng bởi mỗi chi tiết đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến
bộ phim
• Kỹ xảo
Theo Fred Reynolds (2001), kỹ xảo được sử dụng trong những cảnh phim là mộttrong những yếu tố quan trọng dẫn đến sử lựa chọn xem phim của khán giả Nhữngcảnh quay thu hút với những kỹ xảo tinh tế, hiện đại, làm mãn nhãn khán giả đượcgiới thiệu qua trailer tung ra ban đầu sẽ gây sự chú ý được sự chú ý của khán giả,cũng như tạo sự phấn khích, trông đợi đối với bộ phim Những pha hành động gâycấn, những màn phép thuật hấp dẫn, sử dụng những kỹ xảo, kỹ thuật dựng phimhiện đại cũng là một trong những yếu tố làm nên thương hiệu phim Holywood
Trang 13phẩm điện ảnh cũng là sản phẩm thương mại và tên một bộ phim mang trọng tráchquảng cáo nên bản dịch lí tưởng của tên một bộ phim còn đòi hỏi những yếu tố sau:
- Phải bao hàm được nội dung của phim
- Phải tạo cảm xúc, độc đáo, không nhàm chán
- Phải gợi tò mò, làm khán giả có mong muốn được thưởng thức
- Phù hợp với thể loại phim
● Nhạc phim
Ngoài những yếu tố như diễn viên hay kịch bản thì Constantinides (2006) chứngminh được rằng nhạc phim yếu tố tưởng như không có tác động đến bộ phim nhưngthật ra có thể xem là điểm nhấn của cả bộ phim Một bài nhạc phim ấn tượng có thểlàm khán giả nhớ đến cả bộ phim Trước khi phim ra mắt thì các nhà sản xuất thườngcho tung ra nhạc trong phim trước nhằm gây sự chú ý, nếu nhạc phim có tầm ảnhhưởng tới khán giả thì niềm tin của khán giả đặt vào bộ phim càng cao và càng muốn
đi xem hơn Có thể nói nhạc phim hay cũng nói lên được phần nào nội dung và chấtlượng của bộ phim
Bên cạnh đó, những series phim của các nhà sản xuất nổi tiếng, hay những bộphim thành công của những đạo diễn xuất sắc, Nhờ sự yêu mến của khán giả đốivới những tác phẩm trước đó mà những sản phẩm tiếp theo sau sẽ vẫn được tiếp tụcđón nhận và trông đợi Yếu tố này rất quan trọng trong ngành công nghiệp phim.2.3.2.2 Chiến lược giá - Price
Theo tâm lý chung của hầu hết khách hàng trên thị trường, Pundrik Mishra(2009) cho rằng phần lớn người ta có xu hướng chọn những sản phẩm cùng loại có
Trang 14giá rẻ hơn Đối với sản phẩm phim cũng không ngoại lệ Những sản phẩm phim chấtlượng với chiến lược giá hợp lý sẽ thu hút được lượng khán giả nhiều hơn.
2.3.2.3 Chiến lược kênh phân phối - Place
Kotler (1980) nghiên cứu về sự thuận lợi về kênh phân phối (địa điểm rạp chiếu)
sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như quyết định lựa chọn xem phim củakhách hàng Thật vậy, trong một khu vực số lượng rạp phim nhiều hay ít ảnh hưởngrất nhiều đến quyết định lựa chọn xem phim của nhiều phân khúc khách hàng
2.3.2.4 Chiến lược quảng bá - Promotion
Pablo và Rubio (2017) đã xác định khi nhà sản xuất đã có sản phẩm phim phùhợp, giá cả đã được xác định, hệ thống phân phối đã sẵn có là hệ thống rạp chiếu,công đoạn còn lại là làm thế nào để truyền đạt được giá trị bộ phim đến khách hàng,
đó chính là chữ P cuối cùng trong xây dựng chiến lược Marketing Mix, Promotion(một số sách gọi là chiêu thị)
● Trailer
Để giới thiệu về bộ phim sắp được phát hành các nhà sản xuất có những kế hoạch
để giới thiệu sơ lược về nội dung bộ phim nhằm làm kích thích sự tò cũng như sựchú ý của khán giả Theo Lewis (1898), trong chiến lược quảng bá các nhà sản xuấtđưa ra kế hoạch tung trailer vào những thời gian phù hợp như để chuẩn bị cho sự ramắt của bộ phim Vì vậy việc tung trailer cũng ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu bộphim
● Flyer
Theo Rodríguez (2017), những tấm flyer có thiết kế ấn tượng ở trên kệ để tạo sựchú ý cho khách hàng từ rất sớm trước khi phát hành phim Khác với kiểu quảng cáonội dung phim của trailer thì flyer cũng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối vớiquyết định xem phim của khác hàng là ngoài giới thiệu về nội dung phim thì flyer còn
có nhiều thiết kế độc đáo tạo niềm cảm hứng cho khán giả Flyer như điểm nhấn củaquá trình quảng bá của bộ phim có tác động tới quyết định chọn phim của khán giả
● Booth quảng cáo
Ismael (2017) cho rằng, trước khi công chiếu các bộ phim, tại các rạp các nhà sảnxuất thường xây dựng các booth của bộ phim đó nhằm tạo thêm sự thích thú cho khán
Trang 15giả Đó có thể xem như một background chụp hình cho khán giả tới rạp, ngoài là mộtnơi để khán giả có thể chụp ảnh thì booth có tác động mạnh lớn tới sự quan tâm củakhán giả về bộ phim.
Trang 16● Quảng cáo trên mạng xã hội
Nếu như sử dụng quảng cáo trên radio và tivi có thể sẽ làm quảng cáo của bạn bịtrôi nhanh và phải chi ra một khoảng tiền khá lớn rồi thì còn bị cắt bỏ để đủ thời gian,thì Fernando (2017) đã xác định được quảng cáo dùng trên các trang mạng xã hội,bạn có thể quyết định mức độ và tần suất xuất hiện trước người dùng internet và nó
có thể linh hoạt hơn
- Game trên fanpage thu hút sự chú ý của khán giả bởi những phần thưởng hấpdẫn làm tăng sự quan tâm đến bộ phim
- Những bộ phim được quảng cáo miễn phí trên các trang mạng xã hội một phầnnhờ vào những booth phim Nhà sản xuất đầu tư các booth phim càng độc lạthì lượng khán giả check in trên mạng xã hội càng nhiều
- Các cuộc họp báo
Để khán giả biết nhiều hơn về bộ phim sắp công chiếu thì các nhà sản xuất sẽ mởcác buổi hợp báo ra mắt phim, ở đây những trang báo mạng, nhà báo, người nổi tiếngđược nhiều người theo dõi sẽ được mới tới để thưởng thức trước bộ phim sau đó đưa
ra những lời nhận định và cảm nghĩ của mình về bộ phim Phương thức này mục đích
để những nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng sẽ được xem trước và đưa ra nhận xét trênmạng xã hội về bộ phim cho mọi người cũng tham khảo, hình thức này thường đượcgọi là “review” Một review tốt có thể xem một mở đầu thuận lợi của bộ phim, đóxem như là niềm tin của khán giả đặt vào bộ phim, khi có niềm tin thì xác suất đểchọn xem bộ phim đó là rất cao Cho nên “review” rất quan trọng đối với bộ phim
• Xu hướng đám đông
Hành vi của một người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều nhómngười Các nhóm tham khảo ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm vàcách thức ứng xử của một hay nhiều người khác đối với việc lựa chọn phim
Hướng người ta đi theo cách ứng xử và phong cách sống mới; ảnh hưởng đếnquan điểm và ý thức của một người vì người đó thường muốn được hòa nhập vào đó;tạo ra các áp lực buộc tuân theo chuẩn mực chung và có thể ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn phim của người đó
Trang 17● Quà tặng
Theo Rabanal (2017), những phần quà độc đáo được tặng kèm khi mua vé xemphim cũng làm tăng sự hài lòng của khán giả đối với bộ phim bởi nó không chỉ có giátrị về vật chất mà còn cả tinh thần
● Cinema Tour
Một trong những cách thu hút thêm lượng khán giả trong quá trình chiếu phim thìnhà sản xuất sẽ tổ chức những buổi offline tạo điều kiện để khán giả được giao lưugặp gỡ thần tượng của mình, chính những diễn viên chính của bộ phim sẽ là ngườibán vé tạo sự thích thú cho khán giả
Quảng bá là công cụ hiêu quả để xây dựng hình ảnh bộ phim trong mắt khán giảnhưng sẽ rất có hại nếu sử dụng không đúng cách Cần phải cân nhắc về phương pháp
sử dụng công cụ này khi xây dựng chiến lược Marketing Mix
2.3.2.5 Chiến lược cung ứng dịch vụ - Process
Gummeson và Edvardson (1991) đã nghiên cứu được quá trình cung ứng dịch vụcũng là một yếu tố quan trọng ảnh hướng tới quyết định lựa chọn xem phim củakhách hàng Quy trình dịch vụ càng đơn giản thì càng đáp ứng được nhu cầu củanhiều phân khúc khách hàng, quy trình càng đa dạng thì khách hàng càng có nhiềuphương thức lựa chọn để tiếp cận sản phẩm Những tiện ích này làm tiết kiệm đượcnhiều thời gian chờ đợi của khách hàng bởi giảm bớt thời gian cung ứng dịch vụ làmtăng sự hài lòng của khách hàng
Trang 182.3.2.6 Chiến lược cơ sở vật chất - Physical Evidence
Theo Hartley (2001), cơ sở vật chất của hệ thống phân phối là yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng Một hệ thống rạp có đầy đủ cơ sở vật chất
để đáp ứng nhu cầu khách hàng như đa dạng về loại phòng chiếu, hiện đại sẽ thuhút được sự chú ý khách hàng đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh và làm ảnhhưởng tới quyết định lựa chọn xem phim của khách hàng
2.3.2.7 Chiến lược con người - People
Việc lựa chọn phim không những chịu tác động mạnh mẽ từ những yếu tố củanhà sản xuất mà còn xuất phát từ chính bản thân khách hàng Theo Marschner (1972),đối với nhà sản xuất phim, yếu tố từ khánh hàng là không thể kiểm soát được, nhưngchúng cần phải được phân tích cẩn thận và xem xét những ảnh hưởng của chúng đếnhành vi lựa chọn của khách hàng
● Văn hóa
Theo Kotler (2008), đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi lựachọn của một người Những điều cơ bản như giá trị, sự cảm nhận, sự ưa thích, thóiquen, tác phong, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc lựa chọn thể loạiphim đều chứa đựng bản sắc văn hóa Các nhà tiếp thị luôn cố gắng tìm hiểu nhữnggiá trị văn hóa và sự biến chuyển của nó qua từng thời kỳ để có được những đáp ứngthích hợp để xây dựng chiến lược Marketing
● Thu nhập
Xem phim rạp là hình thức phổ biến ngày nay và vô cùng quen thuộc đối với mọingười những không phải ai cũng có điều đi coi phim vì giá vé xem phim không caonhưng cũng tương đối lớn đối với một số người Chính vì vậy, Kotler (2008) chỉ rathu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi xem phim Người có thu nhậpcao thì bỏ ra số tiền tương đối để xem phim giải trí cuối tuần, cuối ngày là không khókhăn nên người người có thu nhập càng cao thì tỉ lệ xem phim nhiều hơn nhữngngười có thu nhập trung bình và thấp đối với những người thích xem phim rạp
● Độ tuổi
Theo Kerrigan (2010), độ tuổi là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thểloại phim của khán giả Những khán giả là những người trẻ có xu hướng chọn những
Trang 19bộ phim thiên về phần hình, những bộ phim có những cảnh quay đẹp hay những phahành động đẹp mắt Còn những khán giả lớn tuổi hơn thì có xu hướng chọn những bộphim thiên về phần chất là nội dung của bộ phim Vì vậy, để thu hút được phần lớnđối tượng khán giả, nhà sản xuất không chỉ cần đầu tư vào phần hình ảnh mà còn cầnđầu tư vào chất lượng nội dung kịch bản của bộ phim.
● Sở thích
Nancy Lee (2008) nhận thấy những nhà sản xuất hiện nay thường nắm bắt xuhướng sự thay đổi về sở thích để sản xuất ra những bộ phim phù hợp với nhu cầu củakhán giả Sở thích của mỗi người là khác nhau, rất đa dạng cho nên để đáp ứng đượcnhu cầu đó nhà sản xuất cũng phải biến hóa xây dựng nội dung phim sao cho hài lòng
đa phần khán giả Không những thế sở thích của khán giả cũng thay đổi theo thời đạitheo thực tế chính, vì vậy để không bị tụt hậu trước sự phát triển của thời thế thì nhàsản xuất phải luôn luôn thay đổi luôn luôn hoàn thiện để lúc nào cũng đáp ứng được
sở thích và nhu cầu của khán giả
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
Trong thời gian vừa qua nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa họcnhằm năng cao chất lượng dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nhằm giúp nền kinh tế ViệtNam phát triển mạnh hơn Trong đó lĩnh vực về điện ảnh củng được chú ý và ngàycàng có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này hơn Hiện nay, không thể phủ nhậntầm quan trọng của lĩnh vực điện ảnh đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.Tuy nhiên nền điện ảnh Việt Nam chưa thực sự có được chỗ đứng trên trường quốc
tế Vậy nên đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này với mong muốn nền điệnảnh Việt có bước tiến xa hơn trong lòng công chúng
Vũ Ngọc Thanh (2000) đã nêu lên được những bức xúc trước thực trạng pháttriển của điện ảnh Việt Nam, tuy nhiên đề tài chỉ nhưng đề tài nghiên cứu chưa đề cậptrực tiếp đến vấn đề thu hút vốn và có giải pháp cụ thể để phát triển nền điện ảnh ViệtNam Xuất phát từ đặc điểm là một chuyên ngành, có tính đặc thù cao cho đến naychưa có công trình đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận, thực trạng,giải pháp thu hút nhằm đưa ra chiến lược Marketing phù hợp cho phim điện ảnh Việt
Trang 20Nguyễn Thị Hồng Thái (2007) đã cho rằng thực trạng của nền điện ảnh là do chấtlượng của sản phẩm điện ảnh và chỉ nếu ra những giải pháp theo hướng điều chỉnh vànâng cao chất lượng sản phẩm, đó là điểm hạn chế của đề tài Vì vấn đề gì cũng vậy,cũng có nhiều khía cạnh để chúng ta nói đến Nếu chỉ tập trung nghiên cứu một khíacạnh có lẽ không đủ để làm sáng tỏ quan điểm cũng như đưa ra những phương hướngtốt nhất cho vấn đề Tuy vậy, những giải pháp mà đề tài đưa ra hoàn toàn khả thi vàtheo sát thực tế là những hướng đi đột phá có thể giúp nền điện ảnh Việt bước xa hơn.Đào Thị Thu Thuỷ (2013) đã trình bày rõ xu hướng phát triển của nền điện ảnhnước Việt từ khi ra đời, đồng thời cũng nêu rõ những thế mạnh phim Việt cần nắm bắttập trung phát triển Bên cạnh đó, trong bài cũng đã nêu lên hàng trăm hạt sạn trongquá trình sản xuất một sản phẩm phim hoàn chỉnh, từ việc đầu tư, chất lượng trongđội ngũ sản xuất, cũng như tìm hiểu những nguyên nhân cốt lõi cho sự kém pháttriển của nền điện ảnh Việt Nam Mặc dù phân tích rất sâu và rất kỹ từng khía cạnh,nhưng đó mới chỉ là những khía cạnh của một yếu tố về chất lượng sản phẩm(Product) Bài luận vẫn chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để nâng cao chấtlượng sản phẩm cũng như cải thiện những yếu tố P khác trong mô hình Marketing 7P.Wilcox (2012) đã đưa ra nghiên cứu của mình nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về
sự tác động của mạng xã hội khi Marketing cho những bộ phim mới Cách này khôngnhững tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn thu hút được số lượng lớn giới trẻ ngàynay Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích chủ yếu sự ảnh hưởng của việcMarketing trên trang mạng xã hội Facebook và website chính của nhà phát hành phimkhi nghiên cứu tại thị trường nước Mĩ, ở đây là bang California, nên vẫn chưa sát vớithực tế Việt Nam cũng như thị trường phim Việt
Weinberg, Eliashberg và Hui (2008) đã đưa ra kết luận, trong khi quá trình tìm ra
mô hình phù hợp để phát triển ngành công nghiệp điện ảnh ở Hợp chủng Quốc Hoa
Kì thì bài nghiên cứu khẳng định vẫn còn nhiều vấn đề cho những nghiên cứu saunày Bài nghiên cứu ngoài tập trung vào thị trường rạp chiếu còn chú trọng thị trườngngoài rạp chiếu, ví dụ như những cách tiếp cận phim nhanh nhất trên những thiết bịđiện tử thông minh: smartphone, TV trả tiền, Tuy vậy, nội dung này chỉ có giá trị
Trang 21tham khảo cho đề xuất mô hình bài nghiên cứu sử dụng để đánh giá những yếu tố ảnhhưởng tới doanh thu của một bộ phim khi ra rạp.
Yi Lu (2010) đã xem xét đến đa phương tiện của điện ảnh và tình trạng hỗ trợ cho
sự phát triển đa phương tiện như là một bài nghiên cứu về chiến lược của Trung Quốctrong việc “thương mại hóa có kiểm soát” Điều này đã thay đổi đang kể bộ mặt củakhu vực triển lãm điện ảnh trong ngành công nghiệp chiếu bóng ở Trung Quốc Cùngvới sự phát triển của kinh tế, ngành giải trí điện ảnh của Trung Quốc có những bướcchuyển mình rất mạnh mẽ nhờ vào chiến lược “thương mại hóa có kiểm soát” Vìvậy, nhóm chúng tôi đã đặt ra câu hỏi, văn hóa của Việt Nam cũng có những néttương đồng với văn hóa của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã tìm được hướng pháttriển cho ngành điện ảnh nước nhà còn Việt Nam thì chưa Đây cũng sẽ là tư liệu đểchúng tôi tìm ra một vài giải pháp phù hợp để xuất trong phần giải pháp
Những nghiên cứu này là cơ sở ban đầu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tàimột cách hệ thống các cơ sở lý luận về phim điện ảnh, thực trạng nền điện ảnh nhằmđưa ra chiến lược Marketing phù hợp cũng như đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả Marketing cho phim điện ảnh Việt
2.5 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng quyết định xem phim Việt
Để dễ dàng hình dung được kết quả phân tích được từ các nội dung đã nêu ra thìchúng tôi đã tóm tắt lại các yếu tổ tìm được bằng sơ đồ Sơ đồ thể hiện được một cách
cụ thể các yếu tố có thế ảnh hưởng tới quyết định xem phim Việt của khán giả
Trang 22Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyết định xem phim Việt
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)
Trên thực tế cho thấy có rất yếu tố làm ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn củakhách hàng nói chung và quyết định coi phim Việt nói riêng Tuy nhiên, qua quá trìnhnghiên cứu chúng tôi nhận thấy cả ba yếu tố Marketing Mix: kênh phân phối (Place),cung ứng dịch vụ (Process) và cơ sở vật chất (Physical Environment) bởi 3 yếu tố nàyảnh hưởng cho tất cả các cụm rạp nói chung chứ không áp dụng được riêng cho phimViệt Đồng thời, để bác bỏ này được thuyết phục hơn chúng tôi cũng đã tham khảo ýkiến chuyên gia để quyết định này được đưa ra chính xác hơn trong “Biên bản họpvới chuyên gia” được đính kèm ở Phụ lục số 2
2.6 Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 đã phản ánh được một cách khái quát những cơ sở lý luận của
đề tài để từ đó làm nền tảng cho việc phân tích nội dung đề tài sâu hơn Từ mô hìnhMarketing căn bản chương 2 đã xây dựng được chiến lược Marketing Mix trongngành giải trí cụ thể là trong ngành công nghiệp điện ảnh Ngoài ra, chương 2 đưa ra
mô hình để xuất để phân tích quyết định lựa chọn xem phim Việt; nhờ đó xác địnhđược hướng đi để hoàn thành mục tiêu của đề tài Những lý thuyết và mô hình đượcđưa ra được xây dựng dựa trên tài liệu tham khảo nhằm tăng tính thuyết phục của đềtài hơn Hơn thế nữa trong chương này cũng kể ra được những nghiên cứu thựcnghiệm trước đó và lấy đó là nguồn gốc để tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu này.Như vậy, chương 2 đã phần nào khái quát lên được toàn bộ hướng đi của đề tàinghiên cứu và tạo khung hình cũng như nêu rõ nguồn góc cũng như nguyên nhân từ
đó có thể đưa ra thực trạng và biện pháp giải quyết ở những chương tiếp theo
Trang 23CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để người đọc có cái nhìn đề tài một cách tổng quan cũng như hiểu được nhữngcách thức được sử dụng phân tích trong đề tài thì ở chương này chúng tôi đưa ra đượcnhững khái niệm về ngành phim và các phương pháp nghiên cứu của đề tài để ngườiđọc hiểu sâu hơn và nắm được hướng đi mà đề tài muốn hướng tới
3.1 Tổng thể nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm ngành phim ở Việt Nam
3.1.1.1 Hiện thực ngành phim Việt
Thị trường điện ảnh Việt Nam đang nổi bật trong số các quốc gia mới nổi Sựphát triển về doanh thu tạo cơ hội cho các nhà làm phim Việt có tiếng nói hơn so vớitrước đây Bên cạnh việc chuyên nghiệp hơn trong khâu nhập khẩu, phát hành, giấc
mơ xuất khẩu phim việt cũng từ đó được nhen nhóm
Trong 5 năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam đã có những chuyển động mới Với
sự ra đời của các rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất hiện nhiều bộ phim(nhập khẩu và sản xuất trong nước) hấp dẫn và các công ty trong nước trong việc pháthành và marketing phim điện ảnh Việt Nam đã từng bước phát triển nhanh về doanhthu, với tốc độ trung bình 35 - 40%/năm
3.1.1.2 Hệ thống rạp chiếu
Điện ảnh nói chung và rạp chiếu phim nói riêng là thị trường đầy tiềm năng tạiViệt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn Hiện tại, cả nước có hơn 220 rạp chiếuphim, trong đó có 120 rạp hoạt động thường xuyên và 100 rạp đủ chất lượng(7/2012) Trên thực tế, thị trường kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam phát triểnkhông đồng đều giữa các tỉnh thành Cụ thể, các rạp tại hai thành phố lớn là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 80% số lượng rạp chiếu phim trên cả nước.Trong khi đó, một số rạp ở địa phương khác được bán hoặc đổi sang hình thức kinhdoanh khác do số lượng người xem không đủ để trang trải chi phí Một số khác lạichuyển hướng đầu tư vào máy chiếu kỹ thuật số, nhằm lôi kéo khán giả trở lại rạp.Doanh thu rạp chiếu phim tại Việt Nam tăng trưởng trung bình của thị trường vàokhoảng 20% - 30% mỗi năm, đây là một trong những con số thấp nhất thế giới về rạpchiếu phim Tuy nhiên, theo nhận định của Brian Hall, chủ tịch Hội đồng quản trị
Trang 24CGV (tiền thân là Megastar) tại Việt Nam, trung bình 1 rạp ở Việt Nam đáp ứng nhucầu xem phim tới 450,000 người, trong khi đó tại Mỹ, 1 rạp đáp ứng nhu cầu xemphim của 5,000 người Chứng tỏ rằng thị trường rạp chiếu phim tại Việt Nam hiệnđang rất tiềm năng.
Hệ thống rạp phim phủ rộng tại những tỉnh thành lớn tại Việt Nam Những kỷ lụcphòng vé liên tục được xác lập cũng nhờ hệ thống rạp ngày càng mở rộng, lượngkhách tăng mạnh dẫn đến khả năng thu hồi vốn dễ dàng Hiện nay, Việt Nam có 4 hệthống rạp chiếu lớn nhất: CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, Glaxy Cenima.3.1.1.3 Các thể loại phim Việt
Nền điện ảnh Việt Nam đang có xu hướng tập trung vào những thể loại phim hài,kinh dị, tình cảm, hành động,
● Phim hài
Khán giả Việt đang rất ưa chuộng phim hài, theo W&S Online Market Research(2012) cho thấy tỉ lệ người chọn xem phim Việt thể loại hài cao nhất
Đây là thể loại có lợi thế khiến nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư, vì chi phí đầu tư ít
và khả năng thu hồi vốn cao Khán giả Việt khi đến rạp vẫn muốn chọn phim hài cho
dễ xem, không phải suy nghĩ lựa chọn Vì vậy, đa số phim hài đều được khán giả ủng
hộ khi ra rạp, dù có một số phim không được đánh giá cao về chất lượng
Nhìn vào danh sách phim Việt Tết 2017, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng này,toàn bộ phim Tết Việt là phim hài Từ “Chạy đi rồi tính”, “Nàng tiên có 5 nhà”, “LụcVân Tiên: Tuyệt đỉnh Kungfu” hay “Rừng xanh kỳ lạ truyện”, mỗi phim một hương
vị khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích là tạo tiếng cười cho khán giả Trong số
đó, nổi bật nhất chắc phải kể đến “Nàng tiên có 5 nhà”, đây là tác phẩm tiếp nối sựthành công của bộ phim “Nhà có 5 nàng tiên” (2013) của đạo diễn Trần Ngọc Giàu
● Phim kinh dị
Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, phim kinh dị luôn có sức hút nhấtđịnh Trong những năm gần đây, có một số bộ phim kinh dị đạt được thành công nhấtđịnh như là “Chung cư ma” (2015) ,“Cô hầu gái” (2016) hay “Oán” (2017), “Linhduyên” (2017), Thực tế, những bộ phim kinh dị Việt gần đây đang thu hút được đối
Trang 25tượng khán giả đam mê dòng phim này và hơn hết, doanh thu cũng không đến nỗinào Đó chính là động lực để nhà sản xuất và đạo diễn làm tiếp những bộ phim mới
● Phim làm lại từ kịch bản phim nước ngoài
Với thực tế các kịch bản phim Việt trên thị trường đang dần nghèo nàn, hời hợt
về ý tưởng thì xu hướng “Việt hóa” phim nước ngoài đã mang đến làn gió mới chođiện ảnh Việt Lợi thế của phim Việt hóa là kịch bản phim hấp dẫn với nhiều tình tiếtlôi cuốn, đã được khán giả ở nhiều quốc gia đón nhận Bên cạnh đó, rất nhiều bộphim làm lại đã gặt hái được thành công như “Yêu” từ “The Love of Siam” (TháiLan), hay “Em là bà nội của anh” từ “Miss Granny” (Hàn Quốc) được đánh giá là bộphim ấn tượng nhất trong năm 2015 Vì vậy việc làm lại những bộ phim Việt từ kịchbản phim nước ngoài đang là xu hướng làm phim hiện nay của nhiều nhà sản xuấttrong nước
Trang 263.1.2 Đặc điểm nhóm khán giả xem phim
3.1.2.1 Mức độ thường xuyên đến rạp
Theo báo cáo “Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố Hồ ChíMinh”, trong tổng số 1,210 người tham gia khảo sát, có 555 người thường xuyên đếnrạp ít nhất 1 lần trong vòng 2-3 tháng, trong đó tập trung ở hai nhóm đối tượng chính:+) 16 - 24 tuổi: chiếm đa số là học sinh/ sinh viên nên có nhiều thời gian nhưngmột phần bị giới hạn về tài chính Vì vậy, nhu cầu giải trí và mức độ đi xem phim củanhóm này không cao lắm, thường là 2-3 tháng 1 lần là chủ yếu
+) Từ 25 trở lên: nhóm đối tượng này đã đi làm và có điều kiện kinh tế hơn, nênnhu cầu giải trí và mức độ xem phim cao hơn với 1 tháng 1 lần
Hình 3.1 Mức độ thường xuyên đến rạp chiếu phim(Nguồn: W&S Online Market Research, 2012)
Hình 3.2 Mức độ thường xuyên đến rạp ảnh hưởng bởi nhóm tuổi
Trang 27(Nguồn: W&S Online Market Research, 2012)
3.1.2.2 Thể loại phim được yêu thích nhất
3.1.2.2.1 Thể loại phim yêu thích
Theo báo cáo, có 71.2% trên tổng số 555 người được khảo sát bình chọn “phimhài” là thể loại họ yêu thích nhất Đứng thứ 2 là thể loại “hành động” với 69.9% vàtiếp theo là '”phiêu lưu” với 52.3%
Tuy nhiên, giữa nam và nữ có một sự khác biệt trong các thể loại phim yêu thích.Trong khi phái nam chọn “hành động” là thể loại họ yêu thích nhất với 79.4%, phái
nữ lại yêu thích “phim hài” hơn với 72.6% Ngoài ra, “phim tình cảm” cũng xếp hạngthứ ba trong những phim được bình chọn nhiều nhất của phái nữ (chiếm 50.0%),trong khi đó, đối với nam, thể loại này không được ưa thích lắm (chỉ chiếm 31.1%)
Hình 3.3: Thể loại phim được yêu thích nhất ảnh hưởng bởi giới tính
(Nguồn: W&S Online Market Research, 2012)
Từng độ tuổi trong các nhóm nam-nữ cũng có sự yêu thích ít nhiều khác nhau đốivới các thể loại phim
+ Nam giới: Đa số các nhóm tuổi đều thích xem phim 'hành động' nhất Trongkhi nhóm tuổi 16-19 lựa chọn “phim phiêu lưu” nhiều thứ 2 thì nhóm 20-24tuổi lại ưa chuộng “phim hài” hơn Khác với 2 nhóm tuổi trên, nhóm 25-29tuổi yêu thích nhất là “phim hài”, tiếp đến là “phim hành động”, và “phiêu lưu
Trang 28mạo hiểm” Từ 30 tuổi trở lên: ngoài “phiêu lưu mạo hiểm” và “phim hài”,
“phim kinh dị” là thể loại mà nhóm này cũng yêu thích không kém
+ Nữ giới: Đa số các nhóm tuổi đều thích xem “phim hài” nhất 16-19 tuổi: lựachọn nhiều thứ 2 và thứ 3 của nhóm này là “phim tình cảm” và “hành động”với tỉ lệ lần lượt là 60.0% và 54.3% 20-24 tuổi và 25-29 tuổi: “hành động” làthể loại phim được yêu mến nhiều thứ hai với tỉ lệ ở hai nhóm lần lượt là59.9% và 72.1% Từ 30 tuổi trở lên: ngoài “phim hài”, nhóm này còn đặc biệtyêu thích thể loại “tâm lý”
Hình 3.4: Thể loại phim yêu thích theo giới tính và nhóm tuổi
(Nguồn: W&S Online Market Research, 2012)
3.1.2.2.2 Thể loại phim đã xem trong 6 tháng gần đây
Trong vòng 6 tháng gần đây, thể loại phim được xem phim nhiều nhất là “phimhài” (chiếm 60.0%) Kế tiếp là thể loại “hành động” (chiếm 52.1%) Các thể loạiphim “âm nhạc”, “dã sử” và “chiến tranh” khá kén người xem và ít được ưa chuộngtại các rạp chiếu
Trang 29Hình 3.5: Thể loại phim đã xem trong 6 tháng gần đây
(Nguồn: W&S Online Market Research, 2012)
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phim Việt
Sau khi nhận được góp ý từ chuyên gia về việc bỏ biến, chúng tôi quyết định sẽtập trung vào những yếu tố sau đây: H1 (kichban), H2 (boicanh), H3 (kyxao), H4(tenphim), H5 (nhacphim), H6 (nhanhieu), H8 (trailer), H9 (flyer), H10 (booth), H11(quangcao), H12 (quatang), H13 (cinematour) và H14 (scandal) Những yếu tố ảnhhưởng đến quyết định của khán giả khi chọn xem phim Việt được thể hiện qua bảngsau đây:
Kí hiệu Yếu tố
ảnh hưởng
về dấuH1 kichban Kịch bản Kịch bản được đầu tư tốt sẽ tối đa hóa
H3 kyxao Kỹ xảo Kỹ xảo được đầu tư chất lượng khán
giả sẽ quyết định đi coi phim nhiềuhơn
+
H4 tenphim Tên phim Tên phim gây chú ý thì khán giả càng
quyết định đi xem nhiều hơn
+
H5 nhacphi
m
Nhạcphim
Nhạc phim ấn tượng khiến khán giảquyết định đi coi phim nhiều hơn
+
Trang 30H6 nhanhieu Nhãn hiệu Nhãn hiệu quen thuộc sẽ tác tạo động
lực cho khán giả quyết định coi phim
đó nhiều hơn
+
H7 gia Giá Với mức giả rẻ hơn so với phim khác
thì tỉ lệ phim Việt được lựa chọn sẽ caohơn
+
H8 trailer Trailer Trailer hấp dẫn sẽ thu hút khán giả xem
phim nhiều hơn
+
H9 flyer Flyer Flyer độc đáo tạo cảm hứng cho khán
giả đối với nội dung bộ phim và quyếtđịnh xem phim
xã hội
Quảng cáo mạng xã một cách hiệu quảtác động đến quyết định xem phim mộtcách tích cực
+
H1
2
quatang Quà tặng Quà tặng mang giá trị vật chất và cả
tinh thần khuyến khích khán giả quyếtđịnh xem phim nhiều hơn
Cinema tour giao lưu khán giả vớiđoàn làm phim làm tăng sự thích thúcủa khán giả đối với bộ phim
Bảng 3.1: Bảng các giả thuyết nghiên cứu và kì vọng về dấu
3.1.4 Hệ số tương quan Pearson
Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối tương quan giữa haibiến số Mục đích chạy tương quan Pearson là để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữabiến phụ thuộc với các biến độc lập
Trang 31Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1 Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) cónghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1
có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối Nếu giá trị của hệ số tương quan
là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì ytăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì ycũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo
Hệ số tương quan r :
• |r| <0.2: không tương quan
• |r| từ 0.2 đến 0.4: tương quan yếu
• |r| từ 0.4 đến 0.6: tương quan trung bình
• |r| từ 0.6 đến 0.8: tương quan mạnh
• |r| từ 0.8 đến < 1: tương quan rất mạnh
3.2 Dữ liệu mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát của chúng tôi được thu thập từ những người dân sinh sống tạiTP.HCM ở đa dạng các độ tuổi, thu nhập, nơi ở, tại các cụm rạp chiếu phân bố ởcác quận, huyện trên địa bàn TP.HCM để đảm bảo được tính chính xác cũng nhưmang lại độ tin cậy cao cho kết quả
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó
có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyếtthống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung Chúngtôi xây dựng kế hoạch điều tra gồm mục đích mang tới kết quả chính xác và có độ tincậy cao cho kết quả nghiên cứu, vì vậy chúng tôi chọn phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên cho đề tài nghiên cứu này
Trang 323.2.2 Quy mô mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, chúng tôi chọn hình thức chọn mẫuphi xác suất Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầucủa phân tích hồi quy đa biến Theo Tabachnick và Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểucần đạt được tính theo công thức là: 8p+50 (p: số biến độc lập)
Chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra tất cả là 14 biến gây ảnh hưởng đếnquyết đinh lựa chọn coi phim Việt Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu áp dụng đượctrong các nghiên cứu của chúng tôi là từ 162 trở lên
Chúng tôi dự trù sẽ có khoảng 20% phiếu khảo sát không đạt yêu cầu trong quátrình tổng hợp dữ liệu, vậy nên chúng tôi kế hoạch sẽ phát ra khoảng 250 phiếu khảosát đến những đối tượng mẫu trong quá trình đi khảo sát
3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu nghiên cứu cho tất cả các biến quan sát gồm các yếu tố: H1(kichban), H2 (boicanh), H3 (kyxao), H4 (tenphim), H5 (nhacphim), H6 (nhanhieu),H8 (trailer), H9 (flyer), H10 (booth), H11 (quangcao), H12 (quatang), H13(cinematour) và H14 (scandal) được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã xây dựng.Đối tượng khảo sát của đề tài là những khách hàng ra về sau khi coi phim tại cácrạp chiếu trên địa bàn TP.HCM Lý do chọn chúng tôi địa điểm và đối tượng như vậy
để khảo nhằm mục tiêu tiết kiệm thời gian, chi phí, do ở cùng địa bàn khảo sát tạođiều kiện thuận lợi có thể kiểm soát tốt mọi khâu điều tra
3.3 Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế làm 4 phần:
● Phần 1: Bốn câu hỏi đầu các tác dụng phân loại đối tượng khảo sát
● Phần 2: Đánh giá sự quan tâm đối với bộ phim trước khi lựa chọn thông quađối tượng khảo sát
● Phần 3: Đánh giá chất lượng và cho điểm bộ phim sau khi xem thông qua đốitượng khảo sát
● Phần 4: Khảo sát một vài kiến nghị góp phần cải thiện cho phim Việt
Bảng câu hỏi bao gồm:
Trang 33• Các câu hỏi định tính với thang đo định danh hoặc thứ bậc để xác định và phânloại đối tượng khảo sát (Theo “Biên bản họp khảo sát nhóm” ở Phụ lục số 3).
• Các câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu định lượng cần cho nghiên cứu, baogồm dữ liệu cho biến phụ thuộc, biến độc lập phục vụ cho việc thống kê mô tả.3.4 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu phù hợp để phântích, thống kê khi nghiên cứu theo phương pháp định tính Vì vậy, cần xây dựng bảngcâu hỏi một cách tỉ mỉ và phù hợp để có thể thu thập được đầy đủ số liệu cho các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định xem phim Việt của khách hàng được lập luận ở phần cơ
sở lý thuyết trong chương 2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của chúng tôibao gồm:
● Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các yếu tố đã phân tích được lập luậntrong phần cơ sở lý thuyết ở Chương 2
● Bước 2: Khảo sát pilot lần 1 và tham khảo ý kiến chuyên gia
Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, để hoàn thiện hơn, chúng tôi đã thử kháo sát 15đối tượng trong nhóm những đối tượng mục tiêu mẫu để nhờ góp ý và sửa lại nhữngcâu hỏi hoặc đáp án có nhiều nghĩa hay không rõ nghĩa, trong bảng câu hỏi
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có tham khảo ý kiến của chuyên gia là quản lý tạirạp phim CGV Pearl Plaza, Tp.HCM về sự ảnh hưởng của những yếu tố được khảosát trong bảng câu hỏi Chúng tôi đã nhận được lời nhận xét và đề nghị nên bỏ 3 yếu
tố là kênh phân phối (Place), cung ứng dịch vụ (Process) và cơ sở vật chất (PhysicalEvidence) trong bảng câu hỏi Vì những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng riêng tớiphim Việt mà cũng ảnh hưởng đến phim nước ngoài (Theo “Biên bản họp với chuyêngia” ở Phụ lục số 2)
● Bước 3: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi
Sau bước 2, chúng tôi thực hiện sự điều chỉnh dựa trên sự góp ý của các đốitượng khảo sát cũng như các chuyên gia, nhằm khắc phục lỗi của các câu hỏi và đáp
án trong bảng câu hỏi khảo sát
● Bước 4: Khảo sát pilot lần 2
Trang 34Chúng tôi mở rộng số lượng khảo sát trong lần khảo sát pilot thứ hai sau khichỉnh sửa bảng câu hỏi để nhận thêm nhiều góp ý để chuẩn bị hoàn thành bảng câuhỏi cuối cùng.
● Bước 5: Điều chỉnh và hoàn thành bảng câu hỏi cuối cùng
Chúng tôi tổng hợp những góp ý để điều chỉnh bảng câu hỏi lần cuối và bắt đầutiến hành khảo sát thực tế trên số lượng đối tượng lớn
3.5 Tóm tắt chương 3
Chương 3 này đã bao quát được toàn bộ quá trình nghiên cứu đó là nêu lên đượctổng thể nghiên cứu như đưa ra được những đặc điểm của ngành phim hay thị trườngđiện ảnh ở Việt Nam Ngoài ra đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn xem phim Việt từ đó xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp cho đềtài Tóm lại, chương 3 đã nêu toàn bộ những phương pháp nhằm giúp làm rõ vấn đềtrong đề tài hơn và tăng tính thực tế cũng như thuyết phục của đề tài
Trang 35CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sau khi khảo sát, chúng tôi đã thu thập được những số liệu về mức điểm đánh giácác yếu tố của một bộ phim trước và sau khi xem, của cả phim Việt và phim nướcngoài lấy từ khán giả xem phim tại rạp chiếu Từ đó tổng hợp thành những bảng sốliệu chung để đánh giá điểm trước và sau khi xem phim của khán giả, từ đó đưa nhậnxét và đánh giá mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng của các biến đã khảo sát đến quyếtđịnh chọn xem phim
4.1 Dữ liệu khảo sát
Dữ liệu được lấy từ kết quả khảo sát từ các khách hàng đến rạp xem phim tại cácrạp chiếu phim trên địa bàn TP.HCM vào thời gian từ ngày 20/02/2017 đến ngày27/03/2017
Với số phiếu khảo sát phát ra là 250, với tỷ lệ trả lời đầy đủ là 76.7%, sau khi lọctất cả những phiếu đạt yêu cầu, số kết quả thống kê được còn lại là 203 phiếu khảosát Chúng tôi tổng hợp các số liệu trên phiếu khảo sát để đưa ra những phân tíchnhận xét các yếu tố đặt ra theo số liệu thực tế thu được
4.2 Thống kê mô tả
Bằng cách thu thập, tổng hợp số liệu sau đó chạy thống kê tần suất, kết hợp với
cơ sở lý thuyết, khi nhìn vào kết quả tần suất, có thể chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tốcấu thành nên sản phẩm phim đến việc lựa chọn phim Việt hay phim nước ngoài Từ
đó có thể dự đoán được nhu cầu thị hiếu của thị trường để có thể đề ra những giảipháp cho các hãng sản xuất phim Việt có thể điều chỉnh và cải thiện sao cho phù hợpvới yêu cầu của khán giả
4.3 Phân tích kết quả khảo sát
4.3.1 Đặc điểm của khách hàng
Trang 364.3.1.1 Về giới tính
Khán giả xem phim Việt Khán giả xem phim nước ngoài
Hình 4.1: Sơ đồ về tỉ lệ giới tính của khách hàng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy:
• Tỉ lệ nam giới chọn xem phim Việt là 47,57% thấp hơn 10,16% so với tỉ lệnam giới chọn xem phim nước ngoài là 57,73% Bởi vì phim Việt thường làthể loại phim hài hoặc mang tình tiết nhẹ nhàng phù hợp với nữ giới hơn
• Tỉ lệ nữ giới chọn xem phim Việt là 52,43% cao hơn 10,16% so với tỉ lệ nữgiới chọn xem phim nước ngoài là 42.27% Phái mạnh thông thường thích xemnhững phim thể loại siêu anh hùng hay về tốc độ mạnh mẽ hơn mà phim Việtthì chưa đáp ứng được nhu cầu đó trong khi những thể loại đó phim nướcngoài thể hiện rất tốt vì vậy đó là lý do nam giới chọn phim nước ngoài nhiềuhơn phim Việt
Có thể thấy rằng, phần lớn nam giới ưa chuộng phim nước ngoài hơn và nữ giới
ưa chuộng phim Việt Nam hơn, bởi vì phim nước ngoài có đa dạng thể loại và kỹ xảorất hiện đại nhất là có những bộ phim siêu anh hùng hay khoa học viễn tưởng mangtính chất mạnh mẽ kịch tính rất họp với phái mạnh, còn phim Việt thường có nhữngthể loại hài, tình cảm nhẹ nhàng thích hợp với nữ giới hơn
Trang 374.3.1.2 Về độ tuổi
Khán giả xem phim Việt Khán giả xem phim nước ngoài Dưới 13 tuổi Từ 13 - dưới 16 tuổi Từ 16 - đến dưới 18
tuổi Từ 18 - dưới 25 tuổi Từ 25 - dưới 60 tuổi Trên 60 tuổi
Hình 4.2: Sơ đồ về tỉ lệ độ tuổi của khách hàng
Nhận xét:
Theo thống kê, khán giả ở độ tuổi từ 16 đến dưới 60 tuổi đến rạp nhiều nhất Ở
độ tuổi này thì khán giả có thị hiếu phức tạp với đa dạng sở thích và lựa chọn Vì vậy,
tỷ lệ chọn phim Việt hay phim nước ngoài trong khoảng độ tuổi này đều rất cao
Cụ thể là từ độ tuổi 16 đến dưới 18, tỉ lệ khán giả xem phim nước ngoài là 30.10%,của phim Việt là 29.90%; từ 18 đến dưới 25 tuổi tỉ lệ người xem phim nước ngoài là37.86% cao hơn phim Việt là 22.68%; và từ 25 đến dưới 60 tuổi tỉ lệ người xem phimnước ngoài là 6.8% thấp hơn phim Việt là 26.80%
Còn ở độ tuổi thấp hơn 16 hay cao hơn 60 thì tỉ lệ đến rạp của khán giả rất thấp,
vì nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan về sở thích và thị hiếu Ở độ tuổi dưới 16, là
độ tuổi còn chưa thể tự quản lý chi tiêu nên bị hạn chế về tần suất đến rạp xem phim,bên cạnh đó còn bị hạn chế về độ tuổi ở một số thể loại phim nên tỷ lệ xem phim củakhán giả ở độ tuổi không cao
Khán giả ở hầu hết ở các độ tuổi đều ưa chuộng phim nước ngoài hơn phim Việt,bởi vì sự đầu tư về kịch bản sự hiện đại của kỹ xảo và những niềm tin sẵn có trong
Trang 38lòng khán giả Điều đó là do bởi vì từ trước đến nay phim nước ngoài luôn được lòngkhán giả hơn nên sẽ chọn xem phim nước ngoài nhiều hơn.
Ở độ tuổi trên 60, tỷ lệ khán giả đến xem phim rạp cũng rất thấp Tuy nhiên cóthể nhận thấy, độ tuổi càng cao thì tỉ lệ xem phim Việt càng tăng lên, cụ thể ở tuổitrên 60 có 0% xem phim nước ngoài những có tới 3.09% chọn xem phim Việt Vì vậy
có thể kết luận được ở độ tuổi cao thì khán giả có xe hướng chọn xem phim thể loạigia đình, thể loại ưa chuộng của phim Việt Nam
4.3.1.3 Về thu nhập
Khán giả xem phim Việt Khán giả xem phim nước ngoài
Từ 0 - dưới 2 triệu Từ 2 - dưới 6 triệu Từ 6 - dưới 12
triệu Từ 12 - dưới 30 triệu Trên 30 triệu
Hình 4.3: Sơ đồ về tỉ lệ thu nhập của khách hàng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy:
Ở mức thu nhập từ 0 đến 2 triệu tỉ lệ người xem phim nước ngoài là 9.71% thấphơn phim Việt là 17.53% Bởi vì phim Việt bình dị dân dã với người Việt đồng thờimang nét mộc mạc gần gũi với những cuộc hằng ngày của những người có thu nhậpthấp nên ở mức thu nhập này khán giả chọn xem phim Việt nhiều hơn
Ở mức thu nhập từ 2 đến dưới 6 triệu tỉ lệ người xem phim nước ngoài là 41.75%cao hơn phim Việt là 35.05% Cũng như phân tích trên với mức thu nhập từ 2 đến 6
Trang 39triệu, so với mặt bằng chung hiện nay có thể gọi là thu nhập tương đối thấp nên sẽthích xem phim Việt mang tính gần gũi với cuộc sống người Việt hơn.
Ở mức thu nhập từ 6 đến dưới 12 triệu tỉ lệ người xem phim nước ngoài là25.10% thấp hơn phim Việt là 32.99% Ở mức thu nhập này tỉ lệ người xem Việt vẫncao hơn cho thấy tinh thần yêu nước của người Việt rất cao dù với mức thu nhậptrung bình nhưng vẫn chọn xem phim Việt nhiều hơn chọn xem phim nước ngoài
Ở mức thu nhập từ 12 đến dưới 30 triệu tỉ lệ người xem phim nước ngoài là15.53% cao hơn phim Việt là 13.40% Diều đó cho thấy ở mức thu nhập khá cao xuhướng chọn xem phim nước ngoài dần cao hơn phim Việt bởi vì thu nhập càng caonhu cầu càng tăng
Ở mức thu nhập trên 30 triệu tỉ lệ người xem phim nước ngoài là 4.85% cao hơnphim Việt là 1.03% Với mức thu nhập rất cao này thì nhu cầu mà khán giả đặt racũng rất cao và khắt khe hơn đối với dịch vụ lựa chọn nên tỉ lệ chọn xem phim nướcngoài nhiều hơn vì kỹ thuật làm phim nước ngoài đáp ứng được nhu cầu họ đặt ra
Từ đó cho thấy được đa số khách hàng có thu nhập càng cao thì càng có xuhướng xem phim nước ngoài nhiều hơn Bởi vì những người có thu nhập cao thường
có nhu cầu cao hơn nhưng phim Việt về kỹ thuật làm phim cũng như kịch bản nộidung chưa đáp ứng được kì vọng mà họ đặt ra, ngược lại phim nước ngoài từ lâu đã
có sẵn uy tín chất lượng nên sẽ được lòng những người có thu nhập cao hơn bởi đápứng được những nhu cầu của họ
4.3.1.4 Về tần suất xem phim
Khán giả xem phim Việt Khán giả xem phim nước ngoài
Trang 401 lần/tháng 2-3 lần/tháng Trên 3
lần/tháng
Hình 4.4: Sơ đồ về tần suất đi xem phim của khách hàng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy:
Tần suất khách hàng xem phim khoảng 1 lần/tháng của phim nước ngoài là19.42% thấp hơn phim Việt là 30.93% Dó ít đi xem phim nên nhu cầu đặt ra đối vớiphim sẽ không cao thêm vào tinh thần yêu nước của người Việt nên với tần suất xephim rất ít thì sẽ ưu tiên xe phim Việt hơn
Tần suất khách hàng xem phim từ 2-3 lần/tháng của phim nước ngoài là 46.60%thấp hơn phim Việt là 49.48% Bởi vì với tần suất xem phim trung bình nên khán giả
sẽ chọn những bộ phim phù hợp với tâm lý của mình và sẽ chọn phim Việt để thoảmãn nhu cầu đó
Tần suất khách hàng xem phim trên 3 lần/tháng của phim nước ngoài là 33.98%cao hơn phim Việt là 19.59% Với tần suất này chứng tỏ khán giả là người thích xemphim nên sẽ có những yêu cầu cao đối với bộ phim sắp xem cho nên sẽ chọn xemphim nước ngoài nhiều hơn
Từ đó cho thấy những người đi xem phim với tần suất thấp chọn xem phim Việtnhiều hơn bởi vì những người đi xem phim với tần suất thấp chứng tỏ họ rất ít xemphim cho nên khi có thời gian hoặc có dịp thì họ sẽ chọn suất chiếu phù hợp hoặcchọn bộ phim vừa ra trong thời điểm đó nên tần suất chọn phim Việt cao hơn
4.3.2 Điểm trung bình ánh giá của khán giả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọnphim Việt tại rạp chiếu phim
4.3.2.1 Sự quan tâm đối với bộ phim trước khi lựa chọn
• Khán giả xem phim nước ngoài
nhas
x
daodien
dienvien
diadie
nhacphim
trailer
flyer booth theloai quatan
g scandal giaoluu review