1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ

132 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 6,95 MB

Nội dung

Đây là hai ngôi đền tiêu biểu nhất về nguồn gốc và giá trị văn hóa, đặc biệt là trong nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật chạm khắc tại hai đền thờ vua Đinh, vua Lê mang đậm phong cách của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC HOẠT

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Hà Nội – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

ĐỖ ĐỨC HOẠT

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ

VUA ĐINH, VUA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số : 60210120 Khóa : 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS : BÙI VĂN TIẾN

Hà Nội – 2017

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHÊN CỨU 10

1.1 Khái niệm “Nghệ thuật chạm khắc” 10

1.2 Khái quát về đền thờ vua Đinh, vua Lê 15

1.2.1 Lịch sử của đền thờ vua Đinh, vua Lê 15

1.2.2 Khái quát kiến trúc của đền thờ vua Đinh, vua Lê 19

1.3 Khái quát về phù điêu chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê 26

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ 31

2.1 Nghệ thuật phù điêu trang trí trên kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê 31

2.1.1 Kỹ thuật, chất liệu và màu sắc trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê 31

2.1.2 Nội dung, hình tượng trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê 41

2.1.3 Dạng thức bố cục, mô típ trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê 53

2.2 Nghệ thuật chạm khắc đồ thờ trong đền thờ vua Đinh, vua lê 58

2.2 1 Chạm khắc trên Án thờ tại đền vua Đinh, vua Lê 58

2.2 2 Chạm khắc trên Sập đá tại đền vua Đinh, vua Lê 62

2.2.3 Chạm khắc trên bia đá tại đền vua Đinh, vua Lê 69

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3 GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ 73

3.1 Giá trị của nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê 73

3.1.1 Giá trị nghệ thuật 73

Trang 5

3.1.2 Giá trị văn hóa, truyền thống 75

3.2 So sánh nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê với một số ngôi đền, đình khác thế kỉ 17 78

3.2.1 So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với đền Gióng 78

3.2.2 So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với các ngôi Đình thế kỷ XVII 81

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ninh Bình mảnh đất được coi là địa linh nhân kiệt, nơi chứa đựng những

tinh túy của trời đất Những đền đài, cung điện cùng những giá trị về văn hóa lịch sử luôn là điều thu hút với các nhà sử gia, kiến trúc sư và cũng có ảnh hưởng nhất định đối với khách du lịch Những kiến trúc chạm khắc mang đậm dấu ấn cổ xưa, là niềm tự hào của con cháu đất Việt về một thời lịch sử lừng lẫy của ông cha ta Những di tích lịch sử ấy không những đem lợi ích về mặt kinh tế mà nó còn mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người, quảng bá địa danh

và hướng tới bảo tồn cho các giá trị có một không hai ấy

Tỉnh Ninh Bình có rất nhiều ngôi Đình, Chùa, Đền cổ nổi tiếng , trong

đó có đền thờ vua Đinh, vua Lê Đây là hai ngôi đền tiêu biểu nhất về nguồn gốc và giá trị văn hóa, đặc biệt là trong nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật chạm khắc tại hai đền thờ vua Đinh, vua Lê mang đậm phong cách của thế kỉ XVII , XVIII, mang dấu ấn mỹ thuật trong “văn hóa Làng” Hai ngôi đền được xây dựng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, XVII đã được trùng tu và tôn tạo lại nhưng nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê vẫn để lại những giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam

Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt, giai đoạn này được xem là sự phát triển với những công trình kiến trúc, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian, nghệ thuật chạm khắc nổi lên như một hình ảnh trung tâm, một điểm nhấn độc đáo của đình lành Việt thế kỷ XVII Có thể nói rằng hình nghệ thuật điêu khắc nói chung và nghệ thuật chạm khắc nói riêng luôn là đề tài mà nhiều nghệ sĩ, nhà điêu khắc, các nghiên cứu sinh đã khai thác trong sáng tác điêu khắc, nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những năm đầu thế kỷ XVIII do tình hình phát triển của xã hội phong kiến nghệ thuật chạm khắc đình, chùa, đền phát triển mạnh mẽ, những quan niệm quy chuẩn, hàn lâm

Trang 7

trước đây ít nhiều đã bị phá vỡ Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ, đá đã dần hình thành các trường phái, phong cách cho các nghệ nhân chạm khắc mang đậm dấu ấn của văn hóa làng

Trước đây nhiều đề tài đã được nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau về nghệ thuật điêu khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc về đền thờ vua Đinh, vua Lê

Trong luận văn này trên cơ sở tài liệu “Từ đi điền dã, thu thập tài liệu từ sách, báo, internet, đến những công trình nghiên cứu của những người đi trước”, cùng với quá trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc vốn cổ từ khi còn học đại học Đồ án tốt nghiệp đại học của tôi đã tìm tòi và nghiên cứu vua Đinh Tiên Hoàng, do đó tôi muốn phát triển và nghiên cứu thêm về nghệ thuật chạm khắc để hiểu biết thêm về văn hóa, lối sống của người đại Việt cổ Ở đây tôi muốn nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê Qua đó tôi muốn khẳng định những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, lịch sử, và bản sắc dân tộc thể hiện qua chạm khắc trang trí kiến trúc của đền thờ Từ đó đóng góp một phần vào công cuộc tôn tạo và bảo tồn di sản quý giá

mà ông cha ta đã để lại

Bởi vậy tôi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tôi

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tỉnh Ninh Bình có rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng, trong đó đền vua Đinh, vua Lê là ngôi đền có nghệ thuật trạm khắc rất phong phú và đa dạng mang đậm giá trị nghệ thuật thuận lợi cho việc nghiên cứu

Một số tài liệu, tác giả sau đã có cái nhìn tổng quan về đền vua Đinh, vua Lê, về nghệ thuật điêu khắc , kiến trúc và chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê

Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền vua Đinh vua Lê là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử, văn hóa, xã hộ và tín ngưỡng

được ghi lại trên 7 chiếc bia đá hiện tồn Trong cuốn Ninh Bình một vùng sơn thủy

hữu tình [5, tr.89] hay cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình [48, tr.92] có nêu

Trang 8

lên một vài chiếc bia đá ở hai ngôi đền này Tiếc là phần dịch và chú thích văn bia chỉ tập trung vào nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiên đế, những chi tiết về năm tháng dựng bia, người soạn bia, người viết chữ, người đục bia, người công đức đôi khi lại bị bỏ qua

Trong cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư 1998”, Tập 1, có nêu rõ nguồn gốc

người Đại cổ việt, khái quát sơ lược về quá trình phát triển đất nước Đại Cổ Việt hơn một nghìn năm qua Qua đó khái lược hai triều đại: triều nhà Đinh là người đặt nền móng và lập nước, và triều nhà Lê Mỗi một thời kì mỗi một triều đại phát triển sự ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc luôn song hành và phát triển theo Qua đó cho ta thấy được các công trình mang dấu ấn của thời kì nhà Đinh và nhà Lê là bước khởi đầu cho sự vươn mình mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc thời nhà Lý, Trần Với phong cách chạm khắc họa tiết hoa văn trang trí đặc sắc, có nét đặc trưng riêng biệt là cơ sở cho nhiều đề tài nghiên cứu mỹ thuật về đền thờ vua Đinh, vua Lê [27, tr91-241]

Trong cuốn sách “Thăng Long-Hà Nội, lịch sử nghìn năm từ lòng đất”,

cũng chỉ ra nhưng phát hiện những khảo cổ về nghệ thuật từ thời vua Đinh “Từ

kĩ thuật dựng cột âm dương đến những viên gạch có chạm khắc hình phượng còn có những bình gốm với chất men phủ rất tinh tế và mang đậm giá trị nghệ thuật đã đưọc tìm thấy ở quần thể khu di tích Tràng An Ninh Bình” Từ những phát hiện khảo cổ đã minh chứng rằng, sau thời kì thuộc Đường thành Đại La vẫn là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước Tổng hợp các tài liệu thời Đinh- Tiền Lê đã phát hiện ra những hiện vật ở Thăng Long và Hoa Lư cho thấy nghệ thuật lúc ấy đã bắt đầu định hình và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc nổi bật bên cạnh giao thoa văn hoa Việt – Hán – Đông Nam Á, tạo tiền đề cho sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật thời Lý [43, tr.92-16]

Trong cuốn sách Hình chạm trổ việt nam qua các thời đại - Nxb Mỹ

thuật hà nội (1963) còn lưu lại những đồ án hoa văn tiêu biểu của thế kỉ XVII [21, tr.90]

Trang 9

Trong đồ án trang trí mỹ thuật ở đền thờ vua Đinh, vua Lê nhóm tác giả

Lê Văn Thao, Trần Hậu Yên Thế, đã lưu lại những đồ án, những mô típ về nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua đinh vua Lê Nhóm tác giả chia đồ án ra làm

ba phân , hoa văn chạm khắc trên gỗ, đá, đồ thờ, để ghi chép lại những đồ án, những mô típ của nghệ thuật chạm khắc đền vua đinh, vua lê [37, tr.91]

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế có bài viết Dấu ấn mỹ thuật làng

trong di tích đền vua Đinh, vua Lê có viết “Người làng Trường Yên lập đền thờ

vua Đinh, vua Lê cũng như làng Đông Hồ có vẽ tranh thờ Đinh Tiên Hoàng theo cách riêng của mình Trên chiếc sập đá đền vua Đinh có những con tôm con cá, con chim con chuột, đặt cạnh con rồng năm móng cũng như hình ảnh người anh hùng cởi trần đóng khố trong diện mạo trẻ con (tranh Đông Hồ) không một tấc sắt trên người có vẻ như thật khó hình dung trong một xã hội phong kiến” [38, tr91]

Trong tạp trí mỹ thuật có bài viết Nghê-Linh vật thân quen “Đền vua

Đinh (Trường Yên, Hoa Lư) có hai cặp nghê đá, một cặp trước nghi môn ngoại

và một cặp nghê đá trước bái đường Nhìn vào độ phong hóa của đá và đặc biệt

là phong cách nghệ thuật, chúng tôi cho rằng hai cặp nghê đá này có niên đại không đồng nhất Nhưng thần thái của hai con nghê đá này cũng không khác nhau là bao: trang nghiêm và trầm lắng, có phần buồn bã như câu ví “buồn như chó nhà có tang” Miệng nghê há ra nhưng không phải để hăm dọa mà như đang há miệng gào lên những tiếng rên thống thiết! Cái bộ dạng buồn bã, u sầu của những con nghê đá ta từng thấy ở đền vua Đinh (Hoa Lư, Ninh Bình), còn thấy ở Đền Gióng, lăng Dinh Hương, lăng Quận Nghi, lăng họ Ngọ.v.v ” [40, tr92]

Một đặc điểm chung nhất, dễ nhận thấy nhất là những con nghê này chi trước nhỏ, dáng vẻ co ro Miệng dẫu có há nhưng cũng không phô diễn hàm răng sắc nhọn, mắt nhỏ vừa phải, không trợn, không lộ, ẩn dưới hốc mắt, gần với tạo hình của những con nghê thời Lý Nghê đá đền vua Đinh, khác với

Trang 10

những con nghê ở lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ không chỉ ở tư thế mà cả dáng vóc: mình thon, bụng thót, lông mao thưa”

Nhà nghiên cứu Trần Hậu yên Thế trong bài viết “Cảm nhận lịch sử từ

điêu khắc đền Đinh, Lê” có nhận xét “Như nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhận

xét sự trống vắng các hình ảnh mô tả chinh chiến trong Mỹ thuật Việt Nam thời

kỳ phong kiến Chúng ta rất ít thấy những cảnh chiến đấu vốn thấy nhiều trên trống đồng Đông Sơn Ở đền vua Đinh - vua Lê chỉ có các đồ nghi tế có hình dạng binh khí như các thanh đao và các câu đối hoành phi ca ngợi uy vũ của các bậc đế vương Câu đối trong đền vua Đinh viết (Anh hùng vĩ liệt, trác quán

hồ Ngô, Trưng, Triệu, Thục dĩ tiền, Đại Việt sơn hà quy nhất thống.- Thánh nhân dư linh kế tự giả Lê, Lý, Trần, Lê như hậu, Trường Yên lăng tẩm tự thiên thu) Nghĩa là: Anh hùng trác tuyệt vượt hẳn Ngô, Trưng, Triệu, Thục trở về trước, Đại Việt non sông về một mối, oai linh thần thánh nối tiếp sau này có

Lê, Lý, Trần, Lê, đất Trường Yên lăng tẩm tự ngàn thu” [39, tr.91]

Như vậy đền vua đinh, vua lê là đề tài đưuọc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu khong chỉ những giá trị về văn học, lịch sử, của hai ngôi đền

mà hai ngôi đền mang giá trị nghệ thuật vô cung quý giá

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận văn nhằm tập hợp các nguồn tư liệu của các tác giả trước đây

đã viết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tại Ninh Bình nói chung, đã nghiên cứu đến lịch sử văn hóa,nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê

Luận văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ từ chạm khắc trang trí kiến trúc đến chạm khắc trang trí đền thờ vua Đinh, vua Lê Nghiên cứu tìm ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc Qua đó cho thấy được giá trị nghệ thuật của vấn đề mà tôi nghiên cứu Từ đó góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của điêu khắc đền vua Đinh, vua Lê

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Đề tài nghiên cứu các họa tiết, hoa văn được chạm khắc trên kiến trúc; trên kết cấu kiến trúc tam quan ngoại đến kiến trúc trong đền có mối liên hệ mật thiết với nhau, nghiên cứu mô típ , màu sắc

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc đồ thờ

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng trong luận văn là các phương pháp: điền

dã, quan sát, ghi chép, phỏng vấn, điều tra và các thao tác chuyên môn như : chép ảnh, vẽ kí họa,phác họa, mô tả so sanh kết hợp với các nghiên cứu liên quan như ngành lịch sử, văn hóa, nghệ thuật hoc, mỹ học

- Phương pháp hệ thống hóa: tư liệu nghiên cứu về đền

- Phương pháp phân tích: phân tích các dữ liệu đã có để đưa ra khái quát chung, phân tích chạm khắc kiến trúc, chạm khắc đồ thờ

- Phương pháp so sánh: so sánh về tạo hình, phong cách, trang trí của hai ngôi đền và các đền thờ khác

- Phương pháp mỹ thuật học: dựa vào hệ thống các kiến thức mỹ thuật học về đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, để xem xét, phân tích, đối chứng cụ thể từng công trình, trang trí trên kiến trúc

- Phương pháp điền dã: đi thực địa đến địa phương, xem xét,đo đạc các phù điêu, hoa văn,chạm khắc trong đền

- Phương pháp phỏng vấn: ghi chép trực tiếp lại những kiến thức, những thông tin có được từ những người dân bản địa trong quá trình đi điền dã lấy tư liệu

6 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn là sự tập hợp hệ thống các nguồn tư liệu từ văn bia, văn học dân gian, nghệ thuật của tác giả trước cùng với sự nghiên cứu

Trang 12

riêng của mình sẽ đưa ra những tư liệu tổng hợp, giới thiệu đầy đủ về lịch sử, kiến trúc, chạm khắc của đền vua Đinh, vua Lê

Từ việc phân tích nghệ thuật tạo hình nghệ thuật chạm khắc, luận văn sẽ chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của đền từ hình tượng, bố cục, mô tip…

Về mặt thực tiễn :Luận văn không chỉ là tư liệu nghiên cứu giúp cho học viên chuyên ngành tạo hình hiểu hơn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của ngôi đền mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho các sáng tác sau này cả về tư liệu

và ý tưởng nghệ thuật

Đề tài và nội dung luận văn sẽ giúp cho ngành điêu khắc, nghệ thuật có

cơ sở khoa học để bảo tồn, phát huy bản sắc di sản văn hóa nghệ thuật điêu khắc của tỉnh Ninh Bình và của đất nước và phục vụ cho ngành du lịch Trong

sự so sánh với hệ thống đền tại Việt Nam, luận văn sẽ chỉ ra những giá trị đặc sắc riêng của đền vua Đinh, vua Lê cũng như giá trị nối tiếp của phong cách chùa với những ngôi đền Việt giai đoạn sau này giúp cho công tác trùng tu và bảo quản

7 Kết cấu luận văn

Kết cấu của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo(4 trang), và Phụ lục (35 trang) , nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về đề tài nghiên cứu (20 trang)

Chương 2: Nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua

Lê (42 trang)

Chương 3: Giá trị của nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua

Lê (14 trang)

Trang 13

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHÊN CỨU

1.1 Khái niệm “Nghệ thuật chạm khắc”

Nghệ thuật chạm khắc là một trong hai dạng thể của nghệ thuật điêu khắc Ngôn ngữ của nghệ thuật chạm khắc là hình khối, mảng diện, độ dày mỏng khác nhau của khối được thể hiện qua từng chất liệu khác nhau Để làm

rõ nội hàm của khái niệm nghệ thuật chạm khắc ta cần làm rõ thêm từng khái niệm: Nghệ thuật, và chạm khắc

Khái niệm Nghệ Thuật

Trong Từ điển tiếng Việt (Khoa học - Xã hội - Nhân văn, Nxb Văn hóa -

Thông tin, năm 2014) thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật là việc làm có đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm lý tưởng của mình hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ, người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp chúng theo thứ tự: 1-âm nhac, 2- Vũ điệu, 3- Hội họa, 4- Điêu khắc, 5-kiến trúc, 6- ca kịch, 7- Điện ảnh”[26, tr.91-844]

Trong Từ điển mỹ thuật phổ thông (Đặng Thị Bích Ngân chủ biên, Nxb

Mỹ thuật, năm 2012) thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mỹ trong văn hoc, hội họa âm nhạc, điêu khắc, sân khấu và kiến trúc và một số môn khoa học xã hội Nghệ thuật phản ánh những tiêu chuẩn đẹp và sáng tạo Đặc biệt nghệ thuật thường khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo Người nghệ sĩ tinh tế phát hiện được những yếu tố khác nhau trong nội dung, trong hình thức,

kỹ thuật, quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật”[31, tr.91-101]

Trong Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Nxb Trung tâm từ điển

học, năm 2016) thì “Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng

Trang 14

hình tượng sinh động,cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm”[49, tr.92-865]

Ở Việt Nam, nghệ thuật thường đi liền với văn học Ta có thể bắt gặp các từ ngữ như văn nghệ, giới văn nghệ sĩ, văn học-nghệ thuật, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, văn học chỉ là một phạm trù của nghệ thuật Có thể là vì văn học được coi là phạm trù nghệ thuật quan trọng nhất tại Việt Nam

Trong “Wikipedia.org” thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật (art) là một loạt những hành động khác nhau của con người và những sản phẩm

do hoạt động đó sáng tạo ra”

Nghệ thuật được mô tả như là một trong những vấn đề xưa nay khó nắm bắt nhất của văn hóa con người Nghệ thuật được định nghĩa như là phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc, ý tưởng để khám phá và thưởng lãm những yếu tố hình thức, thể hiện mà người nghệ sĩ truyền đạt

Có thể nói khái niệm nghệ thuật có hàm nghĩa rất rộng, những phương diện ý nghĩa được dẫn ra ở trên chỉ bao quát được một phần nào nội hàm của khái niệm đó Chính vì vậy, trong phạm vi lĩnh vực văn hóa tinh thần, chúng tôi

cho rằng:“Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật

thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tình cảm và tư tưởng cho người thưởng thức”

Khái niệm Chạm khắc

Nghệ thuật chạm khắc là một trong hai loại hình nghệ thuật của nghệ thuật Điêu khắc Trước tiên muốn hiểu khái niệm chạm khắc chúng ta đi tìm khái niệm về điêu khắc

Khái niệm điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc là một nghành của nghệ thuật tạo hình được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, sử dụng ngôn ngữ hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình

Trang 15

Trong “Từ điển tiếng Việt (Văn Tân, Nxb Khoa học - Xã hội, 1994) thì điêu khắc được định ngĩa là: “Sự biểu thị tình cảm, tư tưởng bằng hình trong không gian tạo bằng những vật liệu như gỗ, đá, thạch cao, kim loại nhằm một mục đích thẩm mỹ”.[34, Tr.92-298]

Trong “Từ điển tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ học, Nxb trung tâm Từ điển học, năm 2006) thì điêu khắc được định ngĩa là: “Loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất,

đá, gỗ, kim loại vv tạo thành những hình nhất định Nghệ thuật điêu khắc, nhà điêu khắc” [49, Tr.92-404]

Trong “Từ điển Mỹ thuật phổ thông” (Đặng Thị Bích Ngân chủ biên, Nxb Mỹ thuật, 1012) thì điêu khắc được định nghĩa là: “ Điêu khắc - (A.P Sculpture) là nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, gắn những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại Điêu khắc còn gọi là nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo cảu người nghệ

sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn (Chất làm tượng dược làm chảy ra, sau đó đổ vado khuôn, nó sẽ cứng chắc lại nhờ tự khô hoặc nung) [31, tr.91]

Như vậy, điêu khắc được hiểu như sau: điêu khắc là nghệ thuật tạo hình

bằng cách phối mảng, khối, nét trong không gian đa chiều để biểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như các phương tiện của đời sống

Điêu khắc được chia làm 2 loại hình nghệ thuật là: tượng tròn và phù điêu (Chạm khắc) trong đó:

Tượng tròn: là loại nghệ thuật chính của điêu khắc, được thể hiện bằng các hình khối có thể tích trọn vẹn nằm trong không gian cụ thể, bao gồm: con người, thiên nhiên và những khối tượng trưng Tượng tròn có thể được nhìn thấy từ nhiều hướng trước, sau, phải, trái, trên, dưới người xem có thể đi quanh hoặc có thể vào trong bức tượng lớn có thiết kế nội thất để khám phá (chúa cứu

Trang 16

thế) quan sát cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm Tượng tròn có thể đặt trong không gian nội thất hay ngoại thất hoặc có thể là phúc hợp trong quần thể kiến trúc gắn liền với không gian kiến trúc Điêu khắc tượng tròn thường được làm bằng các chất liệu bên vững như gỗ đá, kim loại , tùy theo nội dung và mối quan hệ với không gian, tượng tròn được chia ra làm 3 thể loại như tượng đài, tượng trang trí, tượng vườn.v.v

Phù điêu (chạm khắc)

Khái niệm phù điêu được Relief_Pháp, (có nguồn gốc từ tiếng Latinh Revevo làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và phông nền của hình khối tạo hình trên nó Với những đặc thù của mình, phù điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc

Phù điêu (còn được gọi là chạm nổi, trong luận văn nghiên cứu thì là chạm khắc) là loại hình dùng khối diễn tả trên mặt phẳng, tuy chỉ nhìn được chính diện nhưng vẫn như nhìn thấy cả phía đang bị che khuất, đó chính là nhờ ánh sáng tác động đến độ lồi lõm, cao thấp của khối tạo ra hiệu quả đậm nhạt Trong nghệ thuật chạm khắc nét đẹp nhờ vào tính trang trí của tác phẩm, sự kết hợp uyển chuyển giữa các mảng khối những đường kỉ hà những nét lượn sóng làm cho nghệ thuật chạm khắc càng trở nên tinh tế hơn, nhất là sự kết hợp đan sen giữa mảng khối với các điểm sâu đậm của tác phẩm cộng thêm sự kết hợp của ảnh sáng đã tạo nên hiệu ứng cho tác phẩm phù điêu (chạm khắc)

Phù điêu là triển khai bố cục trên mặt phẳng, nó có khả năng kiến tạo xa gần bằng các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian (không gian ảo) Phù điêu cho phép triển khai những bố cục phức tạp như bố cục có nhiều lớp nhân vật thậm chí thể hiện những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh Phù điêu không những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày Dựa

Trang 17

trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền người ta phân biệt ra phù điêu khoét lõm (khối âm) và phù điêu nổi lên ( khối dương)

Nhờ vào sự diễn đạt phong phú của các mảng khối đường nét và tính trang trí nên nghệ thuật chạm khắc được chọn làm chủ đạo để trang trí cho khuân viên đền thờ, và cũng là chủ đề nghiên cứu chính của luận văn

Chạm khắc được chia làm 3 loại: chạm khối cao, chạm khối mỏng và chạm thủng

Chạm khối cao: Vẫn coi trọng mặt phẳng, nhưng mặt phẳng này cho

phép tối đa độ nổi của khối Người ta lấy sự cân bằng của khối nổi thành nhịp điệu Tuy có độ sâu lớn nhưng khối nổi sẽ lấy lại được cảm giác cân bằng với

sự kết hợp hài hòa giữa khối âm và khối dương, sự tương phản của khối âm và khối dương trong một hình chạm nổi cao là tiếng nói, là âm điệu của sự diễn tả những đường nét, mảng khối cấu thành nên tác phẩm Chạm khắc ở loại hình này rất đa dạng và phong phú đáp ứng được nhiều công dụng ứng dụng vào từng loại hình trang trí và đạt những giá trị về nghệ thuật và thẩm mỹ

Khối mỏng lấy nền làm chủ đạo, các nghệ nhân vẽ hình lên rồi khoét theo đường viền và hình bên trong tạo độ công để gợi khối

Chạm thủng là sự kết hợp hoàn hảo giữ chạm nổi và chạm mỏng, những

khoảng trống nền được đục thủng và có thể nhìn xuyên sang bên kia Đây là cách xử lia nhằm tạo mục đích thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên làm cho không gian kiến trúc trở nên huyền bí Về thẩm mỹ, nó làm cho hình, mảng, diện trở nên rõ nét nhờ sự tương phản giữa phần hình và phần đục thủng

Như vậy, theo tôi khái niệm về nghệ thuật chạm khắc có thể định nghĩa

như sau: Nghệ thuật chạm khắc là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp

nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ

về khối

Trang 18

1.2 Khái quát về đền thờ vua Đinh, vua Lê

1.2.1 Lịch sử của đền thờ vua Đinh, vua Lê

Năm 968 (Mậu Thìn) Thái Bình thứ nhất, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế, định đô ở Hoa Lư và cho xây dụng cung điện.Người chỉ đạo và thi công là kiến trúc sư, thợ cả Ninh Hữu Hưng

Nhà Đinh tồn tại 12 năm; năm 979, vua Đinh cùng con trai trưởng Đinh Liễn bị hãm hại, con út Đinh Toàn lúc ấy 6 tuổi lên ngôi Năm 980 nhà Tống lăm le xâm lược nước ta Trước tình hình đó, được sự ủng hộ của triều thần và thái hậu Dương Vân Nga, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê, thay thế nhà Đinh, dẫn dắt nhân dân Đại Cồ Việt phá Tống, Bình Chiêm, giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước

Năm 1010 Lý Thái Tổ lên làm vua thay nhà Tiền Lê và quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, sai dỡ cung điện chuyển về kinh đô mới, lấy tên

là Thăng Long Trên nền cung điện cũ ở Hoa Lư, đền thờ vua Đinh được nhân dân xây dựng lên để thờ phụng và tưởng nhớ công lao to lớn của vị vua khai quốc Lúc đầu đền quay ra hướng Bắc trông ra núi hồ, núi Chẽ Trải qua năm tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa Đầu thế kỉ XVII, lễ quận công Bùi Thời Trung người tổng Trường Yên đã xây dựng lại ngôi đền nhưng chuyển quay hướng Đông Năm 1676, nhan dân xa Trường Yên đại tu lại ngôi đền Đến nhà Nguyễn thời vua Thành Thái ( 1889- 1907) Năm 1989, ông Bá Kếnh tức Dương Đức Vinh người làng Trường Yên Thượng đã làm các ngưỡng của đá và đưa các tầng đá cổ bồng vào tất cả các chân cột gỗ lim để nâng cao ngôi đền

Trang 19

1.2.1.2 Đền vua Lê

Vua Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn ( 941- 1005) vốn là tướng giỏi của vua Đinh Tiên Hoàng, từng lập nhiều chiến công trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân Năm 971 ông được vua Đinh phong lên làm thập đạo tướng quân Năm

979 vua Đinh Tiên Hoàng cùng con trai cả Đinh Liễn bị sát hại Hoàng thử Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi, ông tự lập làm phó vương Năm 980 giặc Tống đe dọa bờ cõi nước ta Ông được các tướng sĩ và thái hậu Dương Vân Nga tôn lên làm vua mở đầu triều Tiền Lê

Năm 981, ông chỉ huy quân dân Đại Cồ Việt đại thắng quân Tống ở Bạch Đằng và Bình Lỗ Năm 982, ông đích thân cầm quân chinh phạt Chiêm Thành dành thắng lợi

Năm 984 (Giáp Thân) Thiên Phúc thứ 5, vua Lê Đại Hành cho xây kinh

đô tráng lệ và dựng lên nhiều cung điện Người đứng ra chỉ đạo và thi công vẫn

là kiến trúc sư, thợ cả người đã giúp vua Đinh xây dựng cung điện là Ninh Hữu Hưng

Năm 1010 Lý Thái Tổ lên làm vua, quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, sai dỡ cung điện chuyển về kinh đô mới, lấy tên là Thăng Long Trên nền cung điện cũ ở Hoa Lư, đền thờ vua Lê Đại Hành cũng được nhân dân xây dựng lần đầu tiên như đền vua Đinh Tiên Hoàng

Đền nằm cách đền Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông, kinh

đô Hoa Lư xưa Đền vua Lê với quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, đền thờ vua Đinh, vua Lê được xây dựng lại vào năm 1600 đến 1606 và được trùng tu lại nhiều lần Ngày nay hai ngôi đền vẫn giữ được những di tích cổ như các sập đá, bia đá và những trạm khắc gỗ trên vì kèo từ thế kỉ XVI, XVII, XVIII, những hoa văn họa tiết trang trí mang giá trị nghệ thuật to lớn cho nền

mỹ thuật cổ Việt Nam

Trang 20

1.2.1.3 Khái quát chung về lịch sử tôn tạo của hai ngôi đền

Năm 1010, khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, cùng với đó ông đã cho dỡ các cung điện để dời đi, kết thúc 42 năm vàng son của hai triều đại là nhà Đinh và nhà Lê

Sau năm 1010, để tưởng nhớ tới 2 vị vua đã có công xây dựng đất nước, nhân dân xã Trường Yên đã cho xây dựng đền thờ 2 vị vua Đinh, Lê và thái hậu Dương Vân Nga Theo truyền thuyết, lúc đầu chỉ có một ngôi đền thờ chung cả Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Dương hậu hay Dương Vân Nga Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết từ thời Lê Sơ trở về trước, nhân dân làm đền thờ, đặt tượng cả ba vị cùng ngồi Như vậy có thể hiểu là tượng ba vị trong một ngôi đền Thời Đinh - Lê - Lý - Trần, phật giáo chiếm ưu thế và dần dần trở thành quốc giáo, thì chưa nảy sinh quan hệ phê phán quan hệ của Lê Hoàn với Dương Vân Nga

Về sau do phân xã, tách thôn thành Trường Yên và Trường Yên Hạ, người ta mới chia thành hai đền là đền Thượng và đền Hạ Làng Yên Thượng làm đền Thượng hay đền vua Đinh thờ Đinh Tiên Hoàng và các con của Ông Làng Yên Hạ làm đền Hạ hay đền vua Lê thờ vua Lê Đại Hành, Lê Ngọa Triều

và Thái hậu Dương Vân Nga Hai làng chăm lo tu sửa đền riêng của làng mình, dần dần hai đền có nhiều điểm khác nhau

Đền thời Hậu Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1297) trở đi, lấy Nho giáo làm quốc giáo, với thuyết quân thần, phụ tử, người ta mới phê phán Lê Hoàn là "cướp ngôi" nhà Đinh Với thuyết "tam tòng tứ đức" người ta mới phê phán Dương Vân Nga không chung thủy với Đinh Tiên Hoàng và mới có thuyết

rước tượng bà từ đền vua Đinh sang đền vua Lê Đại Việt sử kí toàn thư cho biết

người thực thi công việc này là án phủ sứ Lê Thúc Hiển [27, tr.91-226]

Trên tấm bia tạo tác thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi kí tịnh minh đã ghi 3 pho tượng được thờ trong hậu cung đền thờ vua Lê là Lê Đại

Trang 21

Hành hoàng đế, thái hậu Dương Vân Nga và Ngọa Triều hoàng đế Bia ghi rõ làm năm Hoằng Định thứ 12, ngày 19, tháng 6

Khoảng năm (1599-1612) cuối thời Quang Hưng, cha con Bùi Văn Khuê

và Bùi Thời Trung đã khởi công trùng tu, tôn tạo lại hai ngôi đền và quay đền

về hướng Đông, hướng mà vẫn tồn tại cho đến ngày nay Trên tấm bia Tiền

triều Đinh tiên hoàng đế miếu bi ký tịnh minh lập năm thiệu trị thứ 3(1843) là

tấm bia thời Nguyễn nhắc đến giai đoạn đầu khởi công xây dựng hai ngôi đền Sau khi Bùi Văn Khuê mất con của Bùi Văn Khuê là Bùi Thời Trung một võ tướng của chúa Trịnh đã tiến hành xây dựng, quy mô lại hai ngồi đền

Năm 1608 (Mậu Thân) Hoằng Định thứ 9 vào tháng 8, Quận công Bùi

Thời Trung đã cho khởi công xây dựng bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế

miếu công đức bi ký tịnh minh (đây là tấm bia cổ nhất đền vua Đinh) và bia Tiền triều Lê Đại Hành Hoàng đế miếu công đức bi ký tịnh minh (đây cũng là

tấm bia cổ nhất đền vua Lê) Các nội dung trên bia do vị tiến sĩ đỗ khoa thi Tân Mùi (1571): Nguyễn Lễ (hiệu Thuần Khanh), Tả thị lang bộ lễ, Đông các học

sĩ, tước Nghĩa Khê Hầu soạn

Năm 1612 (Nhâm Tý) Hoằng Định thứ 13, thừa lệnh chúa Trịnh Tùng,

quận công Bùi Thời Trung chủ trì cho xây dựng bia Thánh tượng tiền triều Lê

Đại Hành hoàng đế tạo tượng bi ký tịnh minh Các nội dung trên bia do vị tiến

sĩ đỗ khoa thi Tân Mùi (1571) Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu đương chức Hình bộ thượng thư kiêm Đông các học sĩ Quốc tử giám Tế tử Nghĩa Khê Hầu trụ quốc (bia được làm tại Thạch Thành Thanh Hóa, bắt đầu từ ngày 19 tháng 6 năm Tân Hợi (1611) đến ngày 24 tháng 6 năm Nhâm Tý (1612) làm xong)

Vào thế kỷ XVII, có hai cuộc trùng tu lớn Theo các sách như Địa chí

văn hóa dân gian Ninh Bình [48, tr.92], Cố đô Hoa Lư [44, tr.92], Mỹ thuật của người Việt, thì vào năm vĩnh trị thứ nhất (1676, bính thìn) đã diễn ra việc trùng

tu Sang đến thời Chính Hòa, tấm bia làm năm Chính Hòa 17 (1696) nhắc cho

ta biết đã có việc trùng tu ở đền vua Đinh Căn cứ vào phong cách thì chiếc sập

Trang 22

đá trước bái đường, đôi nghê đá chầu hai bên bái đường, một số mảng chạm khắc tiên cưỡi rồng được làm trong lần trùng tu này

Sang thời Nguyễn, qua nội dung của tấm bia Tiền triều đinh tiên hoàng

đế miếu công đức bi ký tịnh minh lập năm thiệu trị thứ 3 cho thấy ngôi đền đã

xuống cấp nghiêm trọng Triều đình đa cử quan Trần Chương tới đây tiến hành trùng tu lại ngôi đền Cũng thời Nguyễn ở đền vua Lê còn xuất hiện một tấm bia ngay sau nghi môn ngoại lập năm Tự Đức thứ 29 (1876), tấm bia này cho biết kiến trúc nghi môn được sửa sang vào giai đoạn này

Đến năm Thành Thái thứ 10 (1898) cụ Bá Kếnh Dương Đức Vĩnh là người đứng ra tu sửa lại đền thờ vua Đinh Hạng mục chính của lần trùng tu này là nâng cao kích thước đền vua Đinh bằng hệ thống chân tảng Những bức chạm trang trí chân tảng rất đặc sắc ở đền vua Đinh được thực hiện trong giai đoạn này

Những tấm bia như Tiền triều đinh tiên hoàng để miếu công đức bi ký

tịnh minh, Tiền triều lê đại hành hoàng đế miếu côngđức bi ký tịnh minh, xác

định khá chi tiết về quá trình tôn tạo và danh tính người chỉ đạo, thi công Từ các bậc công hầu khánh tướng, câc vị khoa bảng, giới tăng lữ, các bậc chức sắc cho đến nghệ nhân

Đền vua Đinh, vua Lê là thuộc về hai xã Trường Yên thượng và Trường Yên hạ Đây là một trong vài ngôi đền lớn nhất Việt Nam còn sót lại đến ngày nay Quy mô mà kiến trúc mà ta thấy hiện nay to lớn hơn nhiều thời kỳ sơ khai ban đầu Vốn ngôi đền có từ thời Lý, sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long Dân chúng xưa sống bên ngoài thành Hoa Lư nhân cơ hội đó vào sinh sống trong thành Rồi trên nền cung điện cũ xây cất lên ngôi đền thờ vua Đinh, vua Lê

1.2.2 Khái quát kiến trúc của đền thờ vua Đinh, vua Lê

Đền vua Đinh, vua Lê nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xãTrường Yên, huyện Hoa

Trang 23

Lư, tỉnh Ninh Bình Cùng với kiến trúc được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, mang dấu ấn của thế kỉ XVII và nghệ thuật dưới thời Nguyễn, tuy nhiên mỗi ngôi đền lại mang những nét rất riêng trong từng cụm kiến trúc

1.2.2.1 Kiến trúc đền vua Đinh

Toàn bộ kiến trúc của đền vua Đinh được theo bố cục không gian : “nội công ngoại quốc” (bên trong chữ “Công”, bên ngoài chữ “Quốc”), đều quay mặt về hướng Đông, nhưng riêng Ngọ Môn Quan (cổng ngoài) lại quay mặt về hướng Bắc [H1, tr.98]

Ngọ môn quan là cổng ngoài dẫn vào đền, có kiến trúc gạch trát vữa, trên có vòm cuốn theo lối cổ, có niên đại từ thời Nguyễn Trên vòm cửa cong là hai con lân vờn mây Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút Mặt ngoài cổng đắp nổi bốn chữ: “Bắc môn tỏa thược”, nghĩa là khóa chặt cửa Bắc, có ý nhắc nhở con cháu về bài học cảnh giác với họa xâm lăng từ phương Bắc Mặt trong cổng đắp nổi bốn chữ khác: “ Tiền triều phượng quyết” (có tài liệu ghi là “ Tiền triều phượng các”), nghĩa là cửa phượng trước triều

Khu di tích đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo Bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt và kết thúc ở Chính cung Hồ Bán Nguyệt ở ngoài cùng, phía đông của đền vua Đinh, bên phải cổng ngoài Trước hồ vốn là đường nước nhánh của sông Sào Khê, sau được cải tạo và xây dựng thành hồ nước theo kiểu kiến trúc cung đình xưa Trong hồ thả hoa súng, có lối xuống hồ được xây bậc từ hai bên chụm lại, được đắp nổi hình chim phượng Sau hồ Bán Nguyệt là bức bình phong Theo thuật phong thủy, bình phong để án ngữ gió độc Ở giữa bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc, ý nói lên sự trường tồn

Ngay sau Long Sàng ngoài là Nghi môn ngoại (cửa ngoài) với dạng kiến trúc tam quan truyền thống: cổng có ba cửa, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ Trên hai đầu nóc mái có đôi rồng đắp vữa, niên đại thời Nguyễn Đặc biệt hai bên Nghi môn ngoại có đôi tượng nghê đá đặt chầu, được tạc từ đá xanh nguyên khối, chạm khắc công phu [H3, tr.100]

Trang 24

Qua Nghi môn ngoại, đi dọc theo đường “ thần đạo ” chạy giữa hai hồ sen khoảng 25m là đến Nghi Môn nội ( cửa trong ) Nghi Môn nội gần giống với Nghi Môn ngoại vì kiến trúc cũng là dạng tam quan truyền thống Tuy nhiên, các chạm khắc trên các vì kèo gỗ thì rất đẹp với những dải hoa văn múa lượn cùng tiên nữ, lại được sơn son thếp vàng rực rỡ Trên các bức cốn chạm khắc nổi hình người đâm thú rất sống động [H4, tr.100]

Đi tiếp theo đường “ thần đạo” để đến đền vua Đinh, sẽ thấy bên tay trái là nhà Khải Thánh, và phía bên tay phải là nhà trưng bày những cổ vật

và hình ảnh liên quan đến triều Đinh Nhà Khải Thánh là tòa kiến trúc cổ, nơi thờ phụ công quốc mẫu vua Đinh Tiên Hoàng theo đúng lễ nghi phong kiến Nhà Khải Thánh có kiến trúc từ thời Nguyễn, trong đền có hai pho tượng đồng Vương Phụ và Vương Mẫu được một dòng họ cúng tiến vào năm 2010 Nhà trưng bày trước đây là nhà Vọng, là nơi để các bô lão trong làng bàn việc tế lễ, sửa lễ và thụ lộc Đến nay, nhà Vọng được dùng làm nơi trưng bày các cổ vật khai quật từ trong lòng đất cố đô Hoa Lư như gạch đúc hoa văn, ngói cổ, hay những hình ảnh chụp di tích và các bản đồ lịch sử

Đến với đền vua Đinh, nếu như không nhìn ngắm kĩ hai cột Trụ Biểu ở ngay trước sân chầu, thì sẽ không thể nào thấy hết được sự uy nghi của ngôi đền này Với hai cột trụ cao ngất được xây gạch, đắp vữa thành những chữ và hoa văn ( dạng kiến trúc thời Nguyễn ), dù nhìn ở góc độ nào, vẫn có cảm giác như đây tượng trưng cho cánh cổng canh giữ đền vua Đinh [H5, tr.101]

Bên trái các trụ biểu, sát các tường bao là nhà bia Đây là kiến trúc bằng

gỗ, kiểu cổ, vì kèo gỗ, có ngạch cửa cao để mỗi khi bước vào người ta phải cúi xuống Bên trong có ba tấm bia khắc chữ Hán, kèm niên đại, cho biết mục đích xây dựng và lịch sử ngôi đền Tấm bia cổ nhất ở bên tay phải lối vào, có niên đại Hoằng Định thứ 9 (1680) Tấm bia muộn nhất ở bên trái lối vào, có niên đại Thiệu Trị thứ 3 (1843) Đặc sắc nhất là tấm bia ở chính giữa, có niên

Trang 25

đại Chính Hòa thứ 17 (1696), trán bia chạm nổi mặt trời, đôi phượng chầu, hoa lá Dưới chân bia chạm hình chuột rình cua trông rất sống động

Qua hai trụ biểu hoặc hai cánh cửa nhỏ ở hai bên tường bao là vào sân chầu Sân chầu rộng khoảng 752m2, được lát gạch từ ngay sau hai cột Trụ Biểu

và trước mặt tòa Bái Đường Trong sân có hệ thống đá lỗ chôn thành hàng lối

để cắm cờ ngày lễ hội Nổi bật giữa trục thần đạo, trước mặt tòa Bái Đường, là Long Sàng ( Long Sàng chính ) tạc bằng đá xanh nguyên khối [H6, tr.101]

Long Sàng có kích thước 1,80m x 1,40m, chạm khắc tinh vi, điêu luyện,

có độ nét cao và chưa bị phong hóa như Long Sàng bên ngoài cửa đền Hai bên long sàng là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh thuộc thế kỷ XVII Trên mặt Long Sàng cũng chạm rồng cuộn với nhiều chi tiết được tỉa kĩ lưỡng theo kiểu rồng của thời Lý Con rồng được chạm khắc cuộn nổi trên nền đá, thân mập, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đầu ngẩng cao thể hiện vẻ khí phách, hai cụm bờm lớn bay ngược lên, với hai dải râu dài mềm mại thả lỏng phía dưới, trải đều như đôi cánh phượng, tay nắm sừng có chẻ chạc ba Các thợ đá xưa còn thêm thắt nhiều họa tiết phủ kín tất cả các mặt bên của Long Sàng như: các đường kỉ hà, hình chim, rồng, cá, tôm, cầy, cáo, chuột… Tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp này có niên đại thế kỷ XVII, thể hiện đậm nét tính chất dân gian trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam Hiện nay, ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có một bản sao của chiếc Long Sàng này được đem ra trưng bày

Ngay sau Long Sàng chính là đền vua Đinh Kiến trúc chính của đền thờ vua Đinh gồm có tòa Bái đường và Chính cung song song với nhau, nhưng được nối thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương Bộ khung kiến trúc là hệ vì kèo – cột gỗ (có một phần còn giữ được từ thế kỉ XVII) nhưng xây tường bao kín, chỉ

mở các cửa chính về phía trước mặt Bái đường, hướng ra sân chầu Toàn bộ các cột gỗ đều được đôn lên trên các chân cột và ngưỡng cửa đá cao tới 60cm (vào năm 1898, thời Thành Thái thứ 10) [H7, tr.101]

Trang 26

Tòa Bái đường quay mặt ra sân chầu gồm một hàng 6 cột quân, bộ cửa

gỗ lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên Giữa tòa Bái đường có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng 3 chữ : “Chính thống thủy” (mở đầu nền chính thống ) và các câu đối ở hai bên hàng cột Đáng chú ý là đôi câu đối treo dọc hai cột cái bên trong được coi là “Tuyên ngôn” độc lập tự chủ của nước ta ở thế kỉ X:

“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.”

( Nước Cồ Việt ngang hàng nước Tống niên hiệu Khai Bảo

Kinh đô Hoa Lư chẳng kém gì Tràng An thời Hán )

Đặc sắc nhất ở Bái đường là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ Dày đặc trên các vì kèo là các mảng chạm nổi với những rồng, phượng, mây, hoa lá…được

tô màu hết sức sinh động Các chân cột và ngưỡng cửa đá cũng được chạm nổi

đề tài rồng, mây,…

1.2.2.2 Kiến trúc đền vua Lê

Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh Như đã giới thiệu ở trên, trước mặt đền vua Lê là khu quảng trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Đèn nằm bên sông Sào Khê, sau đền là hào nước bảo vệ chạy dưới chân núi Đìa [H2, tr.99]

Ngay trước mặt đền vua Lê có một sập đá cổ, bề mặt nhẵn thín, chỉ có các mặt linh thú chạm ở bốn góc và giữa bốn cạnh bên, chứ không chạm cầu kì, tinh xảo như sập đá ở đền vua Đinh

Sau sập đá là Nghi môn ngoại Nghi môn ngoại ở đền vua Lê là kiến trúc cổng cổ, vì kèo gỗ, tường được xây bít đốc, nhưng có điểm khác biệt so với Nghi Môn ở đền vua Đinh là có hai mái

Đi thẳng theo đường thần đạo là đến Nghi môn nội (còn gọi là Tam quan nội), dạng cổng cổ, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ, có ba cửa Trên vì kèo của nghi môn

Trang 27

nội, các nghệ nhân đã chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo hình tiên cưỡi rồng, mây, hoa lá,… Các hoa văn được chạm nổi, và đều được thếp vàng [H8 tr98]

Qua Nghi môn nội, đi tiếp thẳng một đoạn nữa ta thấy có hai ngôi nhà nhỏ ở hai bên, đó là nhà Tả Vu ( bên trái ), và nhà Hữu Vu ( bên phải ), thực chất đó là nhà Vọng Cũng giống như nhà Vọng ở đền vua Đinh, nhà Vọng ở đền vua Lê cũng là nơi dân làng sửa soạn những đồ lễ vào dịp những ngày giỗ chính của đền Nhà Tả Vu hiện nay còn đang để những cỗ kiệu sơn son thếp vàng, phục vụ cho ngày hội nơi đây

Nhà bia ở đền vua Lê khác với nhà bia ở đền vua Đinh Nếu như ở nhà bia của đền vua Đinh chỉ có một với kiến trúc bằng gỗ, thì ở đền vua Lê lại có hai nhà bia xây đối xứng nhau qua đường trục thần đạo với kiến trúc thời Nguyễn: xây gạch, trát vữa, cửa thông thoáng Nhà bia có hai tấm bia cổ, có niên đại Mậu Thân 1608 và Nhâm tý 1612, ghi việc trùng tu, tạc tượng thờ ở đền vua Lê

Trụ biểu ở đền vua Lê án ngữ trục thần đạo, giữa vườn và sân chầu Đôi cột trụ biểu ở đền vua Lê không cao bằng cột trụ biểu ở đền vua Đinh, cũng không có những đường nét hoa căn được đắp nổi trên đó, nhưng điểm chung là Trụ Biểu ở cả hai đền đều có đôi nghê bằng đá trên đỉnh cột, càng làm tăng thêm sự uy nghi cho ngôi đền

Ở chính giữa sân chầu có đặt Long sàng Long sàng này có bề mặt phẳng

lỳ, chỉ có đôi chút đường nét trang trí ở các mặt bên, chứ không cầu kì, tạc rồng như ở đền vua Đinh [H9, tr.102]

Điểm giống nhau hiếm hoi có thể nhận thấy ở hai ngôi đền, chính là kiến trúc Kiến trúc chính của đền vua Lê gồm hai tòa Bái đường và Chính cung song song với nhau, được nối thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương vuông góc, tạo thành chữ “Công” Bộ khung kiến trúc cũng là gỗ, có tường bao ngoài Khác biệt cơ bản nhất so với đền vua Đinh là các chân cột đền vua Lê không được kê

Trang 28

cao trên đá tảng và ngưỡng cửa đá (chỉ có chân đá cao khoảng 5cm) nên đền vua Lê thấp hơn đền vua Đinh

Tòa Bái đường của đền vua Lê quay mặt ra sân chầu, có 6 cột quân, các cửa lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên Màu sắc cổ xưa nhưng lộng lẫy vì có hai hệ màu khác nhau: cột và cửa được sơn son thếp vàng, còn các chạm trổ trên cốn, bẩy, ván lá gió được tô màu sơn trộn phù sa, tạo ra màu ngũ sắc hơi phai bạc mà cổ kính Hệ vì kèo đền vua Lê còn giữ được nhiều phiến đoạn chạm khắc cổ từ thế kỷ XVII Đây là những chạm khắc chất lượng đỉnh cao trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam: nhiều rồng, phượng, lân, tiên nữ, mây, hoa lá được chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng hết sức sinh động Bên trong Bái đường còn có ba tấm hoành phi sơn son thếp vàng, ở giữa là tấm: “ Trường Xuân linh tích” (điện Trường Xuân còn dấu tích linh thiêng), hai bên là các tấm “Xuất thánh minh” (thánh anh minh xuất hiện),

và “Dương thần vũ” (oai phong võ công) Trên vì kèo Bái đường có những con lân và đầu rồng được tạc khá tinh vi và thếp vàng rực rỡ Đặc biệt ở đây có đôi

xà tạc hình ngà voi châu vào giữa vì nóc, giống như đôi xà cổ ngỗng bên đền vua Đinh

Ở giữa là tòa Thiêu hương thờ các công thần, danh tướng triều Tiền Lê Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật là một hương án gỗ thế kỷ XVII được chạm công phu, đẹp đẽ Vách ngăn giữa Thiêu hương và Chính cung được chạm thủng thành 5 tấm đồ án trang trí theo chiều đứng, sơn son thếp vàng lộng lẫy Trên cao có những lớp rèm gỗ chạm thủng, cũng được sơn son thếp vàng, gọi

là “ Thỷ môn”

Gian giữa Chính cung thờ Lê Hoàn ngồi hướng về phía trước, bên phải

là Lê Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga quay hướng nam về phía đền vua Đinh Theo lý giải của dân gian thì mặc dù bà

đã xuất giá làm vợ vua Lê Đại Hành nhưng vẫn hướng về người chồng cũ là Vua Đinh Tiên Hoàng

Trang 29

1.3 Khái quát về phù điêu chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê

Nghệ thuật Chạm Khắc, trang trí đền vua Đinh, vua Lê khá phong phú

và đa dạng Trên hai bề mặt của hai chất liệu chính là gỗ và đá, các đề tài tứ linh và tứ quý và nhiều đề tài khác được chạm khắc rất tinh xảo với những thủ pháp khác nhau đã làm toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của người thợ thủ công, của những nghệ nhân đương thời Sự khéo léo đó đã tạo nên nét đẹp độc đáo cho hai ngôi đền mà ít ngôi đền nào có được Cũng giống như các công trình kiến trúc tâm linh khác của người Việt, ở đền vua Đinh, vua Lê rồng cũng vẫn

là đề tài chủ đạo, chiếm số lượng lớn trong các bộ phận trang trí của hai ngôi đền Rồng tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn vươn lên; nó còn là biểu tượng của vương quyền, thần quyền Đề tài rồng- mây còn gắn với mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người dân làm nông nghiệp

Đặc sắc nhất ở Bái đường là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ đá Dày đặc trên các vì kèo là các phiến đoạn chạm nổi với những rồng, lân, phượng, mây, hoa lá…được tô màu hết sức sinh động Các chân cột và ngưỡng cửa đá cũng được chạm nổi đề tài rồng, mây,… [H10, H11, tr.99]

Chạm khắc trên chất liệu gỗ tại kết cấu kiến trúc tòa nghi môn của đền thờ vua Đinh, đề tài quần long tụ hội nằm trên bộ vì kèo của nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Hình tượng rồng ở đây mang đặc trưng của thế kỉ XVII với những đặc điểm như: đầu rồng lớn với mắt tròn, miệng rộng ngậm ngọc, mũi hếch, râu và bờm hất ngược về phía sau, cùng các họa tiết đao lửa tủa ra các hướng Cùng với đó là các hình rồng nhỏ như đang quấn quýt xung quanh

Chạm khắc trên ván gió, vì kèo đền vua Đinh là một hệ thống các kẻ chồng, rường chồng, ván mê kết hợp với nhau tạo nên một không gian chạm khắc có nhịp điệu và tiết tấu

Bên trong Bái Đường, các nghệ nhân đã tạc đôi xà cổ ngỗng châu lên vì nóc, rồi sơn son thếp vàng, tạo ra không gian huyền bí một cách hiếm có trong các ngôi đền ở Việt Nam Bên dưới đôi xà cổ ngỗng, giữa hai cột cái còn có

Trang 30

những mảng chạm gỗ, thếp vàng rất tinh tế, nhất là ba tấm chạm thủng gọi là

“thỷ môn”, tượng trưng cho bức rèm thêu ngày xưa

Điểm đặc biệt là khi chạm rồng, những nghệ nhân xưa không chạm độc long (một rồng), mà các bức chạm được thể hiện có cả rồng mẹ rồng con,…trên các bức cốn, xà dọc, xà ngang

Thiêu hương còn gọi là “ống muống”, thường là nơi đặt bàn thờ chính trong các chùa hay đền ở Việt Nam Thiêu hương đền vua Đinh thờ các công thần của nhà Đinh Trên cao có bức hoành phi thếp vàng, nổi lên ba chữ: “Chính thống thủy” ( khởi đầu chính thống ) và ba bộ câu đối treo dọc các cột Tài sản nghệ thuật quý báu nhất ở đây là bộ đồ thờ, trong đó có chiếc hương án cao nhất, chạm gỗ, sơn son từ thế kỷ XVII với vô số họa tiết trang trí dày đặc, tinh tế

Chính cung là nơi thờ tự các vị vua Chính cung đền vua Đinh đặt tượng thờ vua Đinh và tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn cùng hai hoàng tử là hoàng

tử Đinh Hạng Lang và hoàng tử Đinh Toàn Tất cả những pho tượng này đều được làm từ thời Nguyễn, sơn son thếp vàng

Đáng chú ý là ở hai bên bệ thờ vua Đinh có tạc hai con rồng đá mang phong cách của thế kỷ XVII, mềm mại, khéo léo, lại được thêm các chi tiết phụ như cá, tôm,… Dưới bụng con rồng bên phải chạm cảnh cá chép hóa rồng, dưới bụng con rồng bên trái chạm hình con cá chép ngậm đuôi tôm, lấy bối cảnh là núi Quèn Ổi – lối vào hiểm yếu phía Bắc kinh thành Hoa Lư với huyền tích “Lý ngư quần hà” (cá chép đuổi bắt tôm)

Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá đền vua Đinh xuất hiện các đề tài như: tứ linh, tứ quý, cùng với kỹ thuật chạm khắc trên đá, các nghệ nhân đã thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình bằng các kĩ thuật chạm lộng, chạm nông Bằng cách kết hợp các nội dung vào cùng một bức chạm, họ cho ta thấy sự phong phú, đa dạng về cách sắp xếp bố cục [H7, tr.101]

Chạm khắc trên tảng đá đền vua Đinh: ở đây là tổ hợp các mô típ chạm khắc được bố cục trong dạng thức hình vuông, với các đề tài tứ linh, tứ quý,

Trang 31

nhưng ở đây các mô típ chạm khắc tứ quý chỉ là những phần trích đoạn của các cây như: tùng, trúc, cúc, mai chứ không toàn vẹn

Chạm khắc trên nghi môn của đền vua Lê: ở đây, hình tượng rồng không được chạm khắc trên nghi môn nội giống như đền vua Đinh mà lại được chạm khắc trên nghi môn ngoại Ở đây hình tượng con người đã được đưa vào trong bức chạm chính giữa của ba bức vì kèo

Chạm khắc trên ván gió, vì kèo Đền vua Lê Trên hệ thống vì kèo đền vua Lê còn giữ được nhiều phiến đoạn chạm khắc cổ từ thế kỷ XVII Đây là những mảng chạm khắc có chất lượng đỉnh cao trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam: các đề tài rồng, phượng, lân, tiên nữ, mây, hoa lá được chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng hết sức sinh động Bên trong Bái đường còn có ba tấm hoành phi sơn son thếp vàng, ở giữa là tấm: “Trường Xuân linh tích” (điện Trường Xuân còn dấu tích linh thiêng), hai bên là các tấm “Xuất thánh minh” (thánh anh minh xuất hiện), và “Dương thần vũ” (oai phong võ công) Trên vì kèo Bái đường có những con lân và đầu rồng được tạc khá tinh vi và thếp vàng rực rỡ Đặc biệt ở đây có đôi xà tạc hình ngà voi châu vào giữa vì nóc, giống như đôi xà cổ ngỗng bên đền vua Đinh

Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật là một hương án gỗ thế kỷ XVII được chạm công phu, đẹp đẽ Vách ngăn giữa Thiêu hương và Chính cung được chạm thủng thành 5 tấm đồ án trang trí theo chiều đứng, sơn son thếp vàng lộng lẫy Trên cao có những lớp rèm gỗ chạm thủng, cũng được sơn son thếp vàng, gọi là “ Thỷ môn”

Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ XVII đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh chăm bẵm, ấp ủ Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: “Phá Tống, bình Chiêm” lừng lẫy Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt

Trang 32

Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài

ca ngợi Lê Hoàn

Chạm khắc trên sập đá đền vua Đinh, vua Lê: Ở hai đền vua Đinh, vua

Lê là nơi tập trung nhiều sập đá cổ nhất Việt Nam: ba chiếc đền vua Đinh và sáu chiếc đền vua Lê Ở hai đền các sập đá ở bên ngoài luôn có nét cổ kính hơn

và có nhiều giá trị nghệ thuật đóng góp cho nền chạm khắc cổ nước nhà, các sập đá ở trong hậu cung chủ yếu để trơn ít các mảng chạm khắc Cho nên ở đây

ta nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật chạm khắc ở các sập đá đặt ngoài trời

Đặc biệt trong 4 chiếc sập để ngoài trời, chiếc sập đá trước tam quan ngoại đền vua Lê có độ phong hóa lớn nhất, cũng là chiếc có chiều cao thấp nhất ( xấp xỉ 40 cm), mặt trên nhẵn phẳng, mô típ chạm khắc quỷ dạ xoa và thao thiết rất hung dữ Có lẽ đây là chiếc sập có niên đại lớn nhất trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư Hai chiếc sập đền vua Đinh tuy khác nhau về phong cách tạo hình nhưng đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao quanh bốn bên để không cho nước mưa thoát ra ngoài, để rồng thoả ước mong vùng vẫy

Chạm khắc trên bia đá: Đây là nhũng tấm bia đá mang đậm chất dân gian bởi các hình ảnh được chạm khắc trên bia là những sản vật rất gần gũi và thấy nhiều trong sinh hoạt, đời sống của vùng đồng bằng bắc bộ Bia đá với vố

số các mô típ chạm khắc rất đa dạng, đặc biệt có mô típ hai con rồng phủ nhau, với các chân rồng đã bị loại bỏ, trong tất cả các hình tượng rồng tại hai đền thờ đây là cặp rồng duy nhất ko có chân

Điểm đặc biệt nữa trong chạm khắc rồng tại bia đá đó là hình ảnh rồng được chạm ở tư thế chính diện, rồng không có sừng, mắt mở to, miệng rộng, râu xoăn tít Điểm đặc sắc ở các bia đá tai đây lag các mô típ rồng được thể hiện trong dạng thức bố cục diềm chạy dài của bia

Như Vậy Hoa văn và họa tiết trang trí trên những tấm vì kèo gỗ, ngưỡng cửa, Long Sàng,… đều mang phong cách của thế kỷ XVII, gồm: rồng, lân, phượng chạm nổi, hoa sen, chuột, cá, tôm… và được tạc ở rất nhiều nơi trong

Trang 33

hai ngôi đền Do đền vua Đinh và vua Lê là sản phẩm được phụng dựng vào những năm 1600 đến 1606, chính vì vậy mà hai ngôi đền này mang dấu ấn của thế kỷ XVII

Tiểu kết chương 1

Đền vua Đinh, vua lê là công trình kiến trúc nổi tiếng cả về giá trị nghệ thuật lẫn giá trị không gian văn hóa, lịch sử đất nước Thông qua lịch sử, kiến trúc hai ngôi đền mà chúng ta hiểu dõ hơn về quá trình phát triển của đất nươc

ta theo từng thời kì Đền là kiểu kiến trúc đặc trưng cho các di tích lịch sử thế

kỉ XVII ở vùng đồng bằng bắc bộ Tổng quan không gian kiến trúc nằm trên diện tích mặt bằng rộng, nằm trên nền cung điện hoa lư cổ nên có kiến trúc của tiểu thức cung đình vừa giản dị, thân quen, ần gũi, vừa uy nghi bề thế

Chương một giải quyết các vấn đề chính về các khái niệm của nghệ thuật chạm khắc, và những diễn biến liên quan đến lịch sử ra đời, lịch sử dựng nước

và khai sinh ra nước Đại Cổ Việt của vua Đinh, và chiến công phá Tống bình Chiêm của vua Lê, lịch sử hình thành và phát triển của hai đền thờ Tại đây giới thiệu sơ lược về kiến trúc tổng quan, về không gian hai ngôi đền Và nêu khái quát đặc điểm chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê

Trang 34

Chương 2 NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC

ĐỀN THỜ VUA ĐINH, VUA LÊ

2.1 Nghệ thuật phù điêu trang trí trên kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê

2.1.1 Kỹ thuật, chất liệu và màu sắc trong phù điêu trang trí kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua Lê

2.1.1.1 Chất liệu

Trong không gian kiến trúc của quần thể đền thờ vua Đinh, vua Lê Nghệ thuật chạm khắc đóng vai trò chủ đạo trong các kết cấu kiến trúc và chất liệu đá, gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật chạm khắc đó, chất liệu

gỗ là bộ phận nằm trên các kết cấu kiến trúc như: vì, kèo, con bảy, bưng Còn chất liệu đá chủ yếu phân bố ở kết cấu ngưỡng cửa, chân tảng, bia đá, sập đá

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ:

Chạm khắc trên gỗ của đền thờ vua Đinh, vua Lê trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử, qua bao lần trùng tu Nhưng các mảng chạm khắc, trang trí kiến trúc vẫn giữ được giá trị nghệ thuật đặc trưng của thế kỉ XVII Từ các mảng chạm khắc trang trí kiến trúc của nghi môn nội, nghi môn ngoại đến các mảng chạm khắc trên kiến trúc tòa bái đường

Các mảng chạm khắc trang trí bằng vật liệu gỗ là thành phần không thể thiếu trong kiến trúc đền, chùa, đình, miếu, làm tôn thêm vẻ đẹp của công trình, che lấp phần khiếm khuyết ngoài ý muốn Chạm khắc trang trí trên chất liệu gỗ được thể hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau Đó là những mảng chạm khắc được trình bày trên bộ khung của kiến trúc hoặc trên từng bộ phận riêng lẻ Trong hệ thống đền chùa Việt nói chung, đền vua Đinh, vua Lê nói riêng, gỗ luôn là vật liệu chủ đạo để các nghệ nhân thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình trong từng mảng chạm khắc cũng như tổng thể công trình

Trang 35

Chất liệu là một trong những yếu tố vật chất làm nên cái đẹp của một tác phẩm Chất liệu gỗ cho phép người thợ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau với nhiều đường nét tiểu tiết cầu kỳ Tuy vậy, kỹ thuật tạo hình cũng như những kiểu thức thể hiện trong chạm khắc gỗ, ngoài sức phản ánh về trình độ thẩm

mỹ, còn mang những thông tin tiềm ẩn về tính cách, trình độ của nghệ nhân, phần nào cho thấy sự đầu tư trong xử lý kỹ thuật

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu gỗ tại hai đền thờ xuất hiện rộng khắp trong tổng thể kiến trúc của khu di tích lịch sử Cố Đô - Hoa Lư Từ hệ thống chạm khắc trên trang trí kiến trúc của hai tòa nghi môn nội, nghi môn ngoại, đến hệ thống chạm khắc trên vi kèo gỗ ở bái đường của hai đền thờ Với các đề tài chạm khắc rất đa dạng và phong phú như: hình tượng rồng, phượng, con người đến các mô típ họa tiết hoa văn trang trí, các mô típ trang trí đường diềm chạy dài được kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một không gian tín ngưỡng vừa tôn nghiêm vừa linh thiêng [H10, tr.103]

Với những hình ảnh chạm khắc trang trí gỗ tại đền thờ vua Đinh, vua Lê không khỏi khiến người xem đi từ tò mò đến thích thú Những vi kèo, đầu xà được trang trí những hình tượng tứ linh, tứ quý, hình tượng con người v.v rất nổi bật và gây ấn tượng mạnh bởi phong cách chạm khắc của nghệ thuật TK XVII [H11, tr.103]

Phong cách chạm khắc và kỹ thuật xử lí chất liệu gỗ trong trang trí kiến trúc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê cho thấy sự nhuần nhuyễn, khéo léo và điêu luyện của tay nghề người thợ, người nghệ nhân Không chỉ có sự thay đổi về kỹ thuật chạm nông, chạm lộng, chạm bong - kênh, mà còn có sự thay đổi về màu sắc của các lớp sơn trên gỗ xuất hiện tại đây

Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá:

Chạm khắc đá là thể loại khá phổ biến ở các đền chùa của tỉnh Ninh Bình,

do có tính năng bền vững nên những mảng chạm khắc bằng chất liệu đá rất đa dạng và phong phú cách biểu đạt và kích thước, phù hợp với không gian trong và

Trang 36

ngoài của không gian kiến trúc Ở đền thờ vua Đinh, vua Lê các mảng chạm khắc trên chất liệu đá phân bố chủ yếu ở sập đá,bia đá tại hai ngôi đền, và chạm khắc trên ngưỡng cửa, chân cột (tảng bồng) tai đền thờ vua Đinh [H12, tr.104]

Cũng giống như chất liệu gỗ, chất liệu đá tại hai đền thơ xuất hiện khá sớm Trải qua bao nhiêu lần trùng tu và tôn tạo nhưng những hiện vật được làm bằng chất liệu đá vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật chạm khắc thế

kỷ XVII Tất cả đều được ghi chép lại trong nội dung các văn bia của hai đền thờ, từ nguồn gốc, niên đại, thời gian các lần trùng tu đến những người có công trong nhũng đợt trùng tu đó

Nghệ thuật chạm khắc trên các hiện vật đá của hai đền thờ không những mang giá trị lịch sử mà còn mang giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc

Đầu tiên phải kể đến sập đá của hai đền thờ, là những kiệt tác độc đáo có thể nói là giá trị nhất Việt Nam về phong cách tạo hình, bố cục trang trí, kỹ thuật chạm khắc cũng như về giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn của tác phẩm Sập đá được tạc từ đá xanh nguyên khối với kích thước 1800x1400 Sập đá đền vua Lê chủ yếu là để trơn, ít các mảng chạm khắc hoa văn, còn sập đá đền vua Đinh được chạm khắc tinh vi, điêu luyện, có độ nét cao và chưa bị phong hóa theo thời gian Trên mặt sập đá được chạm hình rồng cuộn nổi trên mặt đá, với thân mập, đuôi thẳng, phủ vẩy đơn, đầu ngẩng cao tỏ khí phách, hai cụm bờm lớn bay ngược lên với hai dải rây dài mềm mại thả lỏng phía dưới, trải đều như đôi cánh phượng, tay nắm sừng có chẻ chạc ba (đây là đặc điểm khá thú vị của nghệ thuật chạm khắc trên sập đá đền vua đinh mang nhũng nét rất riêng mà không một đền, chùa có được Hình ảnh rồng với bàn tay phụ nữ ảnh hưởng của nghệ thuật chạm khắc cổ Chămpa) Các nghệ nhân thời xưa còn thêm thắt nhiều họa tiết phủ kín các mặt bên của sập đá, các đường kỉ hà hình chim, rồng,

cá, tôm, cầy, cáo, chuột.v.v

Diềm sập đá còn có tôm, cá là những con vật dưới nước, chuột là những con vật trên cạn, đây không phải là những con vật linh thiêng nhưng đó là để

Trang 37

thể hiện nhũng tư tưởng phóng khoáng của người nghệ nhân dân gian thế kỉ XVII

Đường nét, dáng hình chạm khắc ở sập đá rất sống động, tinh tế và điêu luyện khiến mọi người phải kinh ngạc tưởng như có phép lạ ở đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân đã làm ra nó

Tiếp theo hiện vật sập đá là nghệ thuật chạm khắc trên bia đá cổ đền vua Đinh, vua Lê Không giống như các bia đá tôi từng thấy, bia đá ở đền hai đền thờ cho tôi những cảm xúc rất lạ về nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XVII Đây là tấm bia đá mang đậm chất dân gian bởi các hình ảnh được chạm khắc trên bia

là những sản vật rất gần gũi và thấy nhiều trong sinh hoạt, đời sống của vùng đồng bằng bắc bộ Toàn thể lối trang trí trên bia đa lấy hình thức “đăng đối giả” làm chủ đạo nên tương đối phóng khoáng về nội dung trang trí mang lại cảm giác vừa tôn nghiêm, vừa gần gũi, vừa như có niêm luật khắt khe vừa như tự do sáng tạo Diềm bia là những câu truyện sinh động nhất, là sự kết hợp hài hòa giữa đồng bằng lúa nước và chốn sơn lâm tiên cảnh Các mảng chạm khắc trên bia đá vốn dĩ đã bao hàm khái niệm ước lệ, tượng trưng dựa trên cái thực mà các nghệ nhân đục chạm đã biến tấu, cách điệu sao cho có cảm xúc, có hồn và

tư tưởng mà các nghệ nhân đã gủi gắm vào

Cuối cùng là hệ thống chạm khắc trên ngạch cửa và tảng bồng tại đền vua Đinh ở đây quy tụ đầy đủ các mảng chạm khắc về hình tượng tứ linh, tứ quý, tuy các mảng chạm khắc xuất hiện không nhiều nhưng các mảng chạm khắc rồng, lân, cũng là nhũng mảng chạm khắc tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá thế kỷ XIX [H13, 14, tr.104]

2.1.1.2 Kỹ thuật

Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê các nghệ nhân đã thổi hồn vào những bức chạm khắc với các kỹ thuật khác nhau được ứng dụng vào từng không gian kiến trúc, Như kỹ thuật chạm lộng, kỹ thuật chạm nông, kỹ thuật chạm bong-kênh, kỹ thuật chạm thủng

Trang 38

Kỹ thuật chạm lộng

Kỹ thuật chạm lộng của đền thờ vua Đinh, vua Lê chịu ảnh hưởng chung của nghệ thuật chạm khắc đình làng ở bắc bộ Sử dụng cách tạo khối: đục , khoét, lấy tách phần nền và phần hình nhưng vẫn dựa trên mảng phẳng vốn có

kỹ thuật chạm lộng có đặc điểm là tách làm 2 mảng chính: mảng nền và hình Mảng nền âm xuống và được lấy phẳng, xuyên suốt từ mảng này sang mảng khác vì vậy nếu như tác phần hình riêng thì phần nền là một mặt phẳng, phần hình được tách riêng nổi lên dở dang Hình thức chạm lộng thường sử dụng trong các bức chạm hoành phi, câu đối ở đình làng

Điều đặc biệt của đền vua Đinh, vua Lê là các nghệ nhân không chỉ diễn khối trên mặt phù điêu mà còn diễn đạt các không gian trước sau ( ở phù điêu , người ta gọi là tách lớp trước, lớp sau) Nhờ vào sự bố chí các mảng chạm khắc với nhau trong kiến trúc đã tạo nên sự ảo giác giữa các bức chạm khắc với nhau Mà điều tinh tế ở các bức chạm lộng là các nghệ nhân đã sử dụng phương pháp ăn gian khối nên ở trong mỗi bức chạm lộng ta đều cảm nhận được không gian, chiều sâu và bề dày của khối.Ví dụ như chạm khắc ở đầu bảy trên cổng nghi môn nội, nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh, vua Lê Trong chạm khắc đá trên ngưỡng cửa, nghệ thuật chạm lộng rất đa dạng, phần hình và phần nền tách biệt rõ ràng nhất

Nghệ thuật chạm lộng ở đền vua Đinh, vua Lê là sự tiêu biểu cho giá trị nghệ thuật trong điêu khắc đình làng trong các kỹ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam Chạm lộng là cách chạm khắc biểu cảm nhất, có hiêu quả không gian và hình khối cao nhất Nó gần như nổi hẳn ra ngoài như tượng tròn, nó chồng chéo lên nhau nhiều lớp, các lớp đan xen nhau làm mất cảm giác về mảng phẳng vốn

có của phù điêu [H17, tr.105]

Các mảng khối được đục khoét tạo các khoảng trống được luồn lách khối trong khối Chạm lộng đền vua Đinh, vua Lê có sự kế thừa và phát huy, là đỉnh cao của nền điêu khăc Việt Nam Nhờ sự sáng tạo của cá nghệ nhân kỹ thuật

Trang 39

chạm lộng đã tiến một bước tiến tạo nên sự độc đáo Những biến hoá giàu ngôn ngữ điêu khắc đã làm cho nghệ thuật chạm lộng tăng hiệu quả cảm thụ, cởi mở, thông thoáng, đa chiều, tạo sự tương phản không gian sáng tối nhất định, vừa giữ được bố cục thẩm mỹ, tính vững chắc và kết cấu vừa tạo cảm giác nhẹ nhàng

Các mảng nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê mang dấu

ấn của nghệ thuật chạm khắc đình làng thế kỷ XVII, đã vượt qua khỏi quan điểm về mảng khối của nghệ thuật điêu khắc Kỹ thuật chạm lộng khoét sâu trong thân gỗ, các mảng chạm khắc không còn cảm giác về nền, phần nền và hình khối quyện nhau tạo sự khác biệt cho các mảng chạm khắc

Với các thủ pháp diễn tả thời gian và không gian nhằm thể hiện hình ảnh, đề tài của nghệ thuật điêu khắc đình làng Cái đẹp của sự tự nhiên, mộc mạc nó toát lên phong thái hiền hậu của các nghệ nhân đá thổi hồn vào các mảng chạm khắc Sự tương phản giữa các mảng hình chính phụ được các nghệ nhân thể hiện một cách logic có triết lí về các bối cảnh trong khoảng thời gian, không gian nhất định những tỉ lệ rất đỗi bình thường được các nghệ nhân khai thác triệt để tạo nên độ phóng khoáng, mạch lạc cho từng mảng diện của các bức chạm khắc đến sự cảm thụ và suy ngẫm sâu lắng H18, tr.106]

Nghệ thuật chạm lộng đòi hỏi người nghệ nhân phải có trình độ, tay nghề cao và tâm huyết đối với từng bức chạm khắc, đạt đến độ công phu và tỉ

mỉ Vậy nên chạm khắc lộng không phải ai cũng có thể làm được, chỉ có người nghệ nhân thật sự am hiểu về mảng chạm khắc dân gian và am hiểu từng cách biểu đạt của khốimới có thể tạo ra giá trị nghệ thuật cho tác phẩm

Thế kỷ XVII là thế kỉ phát triển mạnh nhất của chạm lộng Các đề tài được khai thác rộng rãi, giàu tính nhân văn và mang tính cộng đồng dân chủ cao Nó thể hiện ít về lễ nghi, tôn giáo và không chịu gò bó bởi các khái niệm khoa học Chạm lộng mang tính phồn thực cao, không gò bó bởi các quy tắc về nội dung và hình thức như chạm nông Từ các mảng chạm lộng được chuyển

Trang 40

sang chạm bong kênh Với kỹ thuật chạm lộng, sâu vào bên trong chất liệu tạo nên nhiều lớp không gian mà quan niệm về nền, không được đặt làm chủ đạo

Đó là bước tiến tuyệt vời của chạm khắc với những ưu thế tạo chiều sâu không gian, hiệu quả tương phản sáng tối cùng với sự khác biệt lớn từ chạm lộng Bong, kênh là sự hình thành nên các lớp của phù điêu, các lớp được đặt lên nhau tạo nên sự uyển chuyển, sinh động, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát; không tạo nhịp điệu và sự cân bằng cho tác phẩm

Trong các mảng chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê thì mảng chạm lộng đa dạng và phong phú nhất; cả về nội dung và hình thức Nội dung đã vượt xa khỏi khuôn khổ của nghện thuật chạm khắc lúc bấy giờ, nó còn thể hiện một kỹ thuật mà ngời nghệ nhân đã đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện Điều này chỉ có người nghệ nhân tài hoa mang tâm hồn nghệ sĩ cung với một tình yêu cháy bỏng với nghề, với quê hương, đất nước mới có thể tạo ra cho đời nhũng tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cho đến ngày nay

Kỹ thuật chạm bong, kênh

Cũng như kỹ thuật chạm lộng, kỹ thuật chạm bong, kênh ở đền thờ cũng khá là đa dạng phạm vi thể hiện các mảng chạm khắc được rộng hơn với chất liệu trên cả bề mặt gỗ và đá ở đền thờ [H17, tr.106]

Nghệ thuật chạm bong có khả năng giúp trang trí kiến trúc đạt hiệu quả trong việc diễn tả giữa khối và bề mặt nền Các nghệ nhân dùng kỹ thuật đục của mình làm khối và nền có độ sâu nhất định tạo ra độ kênh Kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật chạm lộng nhưng khác ở chỗ: chạm lộng là khoét tách phần nền và phần hình riêng Đối với chạm bong, người ta dùng kỹ thuật đục hai bên tạo độ ôm cong của khối nhưng vẫn để phần hình giao tiếp với phần nền ( ở thời hiện đại gọi là bán phù điêu; nửa tượng tròn, nửa phù điêu) Với

kỹ thuật này khi ánh sáng chiếu vào sẽ tạo độ âm sâu, khiến các khối tròn nổi

ra, tạo độ đậm nhạt cho khối [H17, tr.106]

Ngày đăng: 31/10/2017, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Dịch An, Giang Linh (dịch), Tổng hợp văn hóa rồng phượng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp văn hóa rồng phượng
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
2. Nguyễn Tú Anh (2006), Tâm thức người việt trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành đồ họa, Đại học mỹ thuật việt nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thức người việt trong mỹ thuật dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tú Anh
Năm: 2006
3. Lã Đăng Bật (1998), Cố Đô Hoa Lư Lịch Sử Và Danh Thắng, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố Đô Hoa Lư Lịch Sử Và Danh Thắng
Tác giả: Lã Đăng Bật
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1998
4. Lã Đăng Bật (2007), Chùa Ninh Bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Ninh Bình
Tác giả: Lã Đăng Bật
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
5. Lã Đăng Bật, Ninh Bình- Một vùng sơn thủy hũu tình, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Bình- Một vùng sơn thủy hũu tình
Nhà XB: Nxb Trẻ
6. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong tạo hình truyền thống của người việt, Nxb mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng con người trong tạo hình truyền thống của người việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb mỹ thuật
Năm: 1993
7. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người việt, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
8. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ thờ trong di tích của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
9. Trần Lâm Biền (2007), Tài liệu Giáo trình mỹ thuật cổ Việt Nam, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Giáo trình mỹ thuật cổ Việt Nam
Tác giả: Trần Lâm Biền
Năm: 2007
10. Trần Lâm Biền, Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
11. Nguyễn Đức Bình (2012), Hình ảnh con người trong trang trí kiến trúc đình làng bắc bộ Việt Nam thế kỷ XVII, Luận văn thạc sỹ, Đại học mỹ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình ảnh con người trong trang trí kiến trúc đình làng bắc bộ Việt Nam thế kỷ XVII
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2012
12. Nguyễn Du Chi (1984), Di tích Thăng Long - Hà Nội thời Mạc, Lê Sơ, Lê Trung Hưng, Viện mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Thăng Long - Hà Nội thời Mạc, Lê Sơ, Lê Trung Hưng
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Năm: 1984
13. Nguyễn Du Chi, Hoa Văn Việt Nam. Nxb Mỹ thuật 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Văn Việt Nam
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật 2003
15. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, tập1, Nxb, Khoa học xã hội, hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch chiều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Năm: 1992
16. Nguyễn Đỗ Cung, Điêu khắc đình làng, Nxb Ngoại văn, hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điêu khắc đình làng
Nhà XB: Nxb Ngoại văn
17. Nguyễn Văn Cương (2002), Đình làng đông bằng bắc bộ- một di sản văn hóa dân tộc đặc sắc, Luận án tiến sĩ lịch sử văn hóa nghệ thuật, Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng đông bằng bắc bộ- một di sản văn hóa dân tộc đặc sắc
Tác giả: Nguyễn Văn Cương
Năm: 2002
18. Hồ Sơn Điệp, Nguyễn Văn Hiệp (2014), Đình-Chùa-Lăng-Miếu di sản văn hóa vật thể của người việt tại TPHCM. Nxb Tổng Hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình-Chùa-Lăng-Miếu di sản văn hóa vật thể của người việt tại TPHCM
Tác giả: Hồ Sơn Điệp, Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Tổng Hợp
Năm: 2014
19. Huỳnh Thị Được (2006), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ
Tác giả: Huỳnh Thị Được
Năm: 2006
20. Trang Thanh Hiền (2009) Lịch sử mỹ thuật qua góc nhìn nghiên cứu, Văn hóa- Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mỹ thuật qua góc nhìn nghiên cứu
21. Hình chạm trổ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Mỹ thuật hà nội, năm1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình chạm trổ Việt Nam qua các thời đại
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật hà nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w