Hiện nay, với sự phát triển của điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn được sử dụng nhiều, chỉ bán được cầm chừng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên ng
Trang 1LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ: KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Conference Paper · January 2014
CITATIONS
0
READS780
Trang 21 Khởi nguồn và phát triển làng nghề Quảng Trị:
- Nghề nón lá - Làng Bố Liêu2 là làng cổ được nhà sử học Dương Văn An nêu trong quyển Ô Châu Cận Lục, thuộc Huyện Vũ Xương3 Làng Bố Liêu cũng giống Phương Ngạn, có diện tích sản xuất rất nhỏ nên người dân phải làm thêm các nghề khác Nghề làm Nón được định hình và phát triển cho đến nay Dù được xem là “nghề phụ” nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ gia đình làm nghề; nón Bố Liêu được người nông dân lao động ở các làng quê chọn lựa Dù đối mặt với khó khăn gặp phải của nền kinh tế hiện nay, thị trường tiêu thụ thu hẹp, ít được sử dụng hơn trước, nghề nón phải từng bước khắc phục khó khăn gìn giữ nghề truyền thống và tạo công ăn việc làm cho người lao động thu nhập, ổn định đời sống
1 Nghiên cứu viên, Phòng Quản lí Khoa học và Dự án, ĐH KHXH&NV TP.HCM
2 Dương Văn An, Ô châu cận lục, bản dịch Nguyễn Khắc Thuần, 2009, Huyện Vũ Xương, trang 35
3 Từ thời Hậu Lê (Đàng Trong), Phủ Triệu Phong có 5 huyện, đến thời Nhà Nguyễn có thêm 2 châu, bao gồm: Phủ Triệu Phong, gồm 5 huyện nhưng có thêm 2 châu: các huyện Quảng Điền (Đan Điền), Hương Trà (Kim Trà), Phú Vang (Tư Vinh, hay Phú Vinh), Hải Lăng, Đăng Xương (Vũ Xương); 2 châu Thuận Bình và Sa Bôi Huyện Đăng Xương hay Vũ Xươngcó từ thời Hậu Lê chính là huyện Triệu Phong, Quảng Trị ngày nay
Trang 3Nghề chằm nón (hình minh họa) Ảnh: http://www.bmmua.com/
- Nghề quạt giấy - Phương Ngạn là một làng cổ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
À ơi! Ví dầu trời nắng chang chang
Có anh che quạt đưa nàng lên xe;
Ví dầu gió bấc buồng the,
Quạt đây em hãy chăn che (kẻo) lạnh lùng
(Hò đất Quảng)
Lời ca mô tả chính chiếc quạt giấy họ làm ra, nghề xuất hiện vào khoảng sau thế kỷ XIV
Từ kinh nghiệm và kỹ thuật làm giấy dó vùng đồng bằng sông Hồng, họ làm nên giấy dó của vùng Quảng Trị, chất lượng không bằng nhưng nó vẫn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất quạt Phương Ngạn đương thời.4
Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn, nó gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ bao thế hệ cho đến hôm nay Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng quạt giấy Phương Ngạn vẫn nổi tiếng nhờ sự công phu, bền chắc Quạt giấy Phương Ngạn
đã từng nổi tiếng, làm cho đời sống người dân trong vùng ổn đình phát triển, không những đáp ứng cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà còn đáp ứng cho thị trường Huế Hiện nay, với sự phát triển của điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn được sử dụng nhiều, chỉ bán được cầm chừng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên nghề truyền thống của làng đang dần mai một dần
- Nghề chiếu - Lâm Xuân là một làng nông nghiệp thuộc huyện Do Linh, nằm trong hệ thống
làng cổ được nhà sử học Dương Văn An miêu tả trong sách Ô châu cận lục hay trong sách “Phủ
biên tạp lục” miêu tả Làng nằm trên vùng đất hoang, lầy lội, phèn, chua mặn thích hợp cho việc
trồng năn, trồng cói - nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu Dù nghề dệt chiếu có sau sự ra đời của làng nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và nó gắn bó với đời sống người dân trên trăm năm nay
- Nghề Đan lát đồ tre - Lan Đình là làng thuộc huyện Do Linh Phía Tây Do Linh thuộc địa hình
đồi núi, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - nguyên liệu sẵn có quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống Các sản phẩm truyền thống của làng là các dụng cụ phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Thúng, mũng, trẹt, rổ rá, dần… một nghề truyền thống với quy trình sản xuất thủ công, nhưng thu hút được nhiều lao động tham gia sản xuất lúc nông nhàn Bên cạnh việc đan lát các vận dụng phục vụ đời sống hàng ngày của con người còn có hàng mỹ nghệ làm bằng mây như: Đĩa mây, bát mây, chậu mây Hiện nay, nghề đan lát truyền thống được giữ gìn và phát triển ra khắp nước, tạo cơ hội công ăn việc làm cho cho người dân ở đây Nghề mây đan truyền thống và tranh sơn mài khảm tre cũng được nghiên cứu phát trển để thu hút lao động tạo mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh nhà
- Nghề nấu rượu – (Xika) Kim Long - Hải Lăng Từ sản xuất thủ công truyền thống đến công
nghệ thời thuộc Pháp, công nghệ mới hiện nay là cả một chặng đường phát triển dài của nghề
nấu rượu – rượu Kim Long Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, trong Đại Nam Nhất
4 Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, năm 2002, trang273
Trang 4Thống Chí5, đánh giá rượu Kim Long thơm ngon, và nghề bị đánh thuế Hiện nay, rượu Kim Long sản xuất theo quy trình công nghệ, sản phẩm chất lượng, phong phú mẫu mã, được phân phối toàn toàn quốc và thị trường Lào
- Nghề làm bún - Cẩm Thạch: làng thuộc xã Cam An, huyện Cam Lộ, nghề làm bún là nghề
truyền thống gắn với quá trình hình thành, phát triển của cư dân ở đâu từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV Từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động Sản phẩm được các gia đình chuyên sản xuất, tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh Nghề bún đã mang lại đời sống tốt hơn, ngày càng giàu có, phồn thịnh
- Nghề mộc chạm khắc - Làng Cát Sơn - Do Linh: Cát Sơn là một làng ven biển, được hình
thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp Sự giao lưu học hỏi đang đưa nghề mộc đến với làng, tạo nghiệp, dần dần phát triển, tạo nên nghề chạm khắc nổi tiếng Thợ của làng Cát Sơn kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế đã phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ nổi tiếng nhất vào
giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng
Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng Họ làm và chạm bộ giàng bằng gỗ mít hay gỗ khác Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào nam bán” Hiện nay, nghề chạm khảm ở Cát Sơn không
còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc
biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ
ở Bảo tàng Quảng Trị Hy vọng việc đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Trị hiện này sẽ khôi phục và phát triển nghề chạm khắc để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, góp phần mang lại thành công cho bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị
- Nghề mộc - Làng Gia Độ, Triệu Phong: Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi
tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tăm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay
- Nghề làm vôi và giấy - Làng Phổ Lại thuộc xã Cam An, Cam Lộ; làng nhỏ, hình thành muộn
hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều kiện mở rộng sản xuất lớn Làng có hai nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy Nghề sản xuất vôi hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân Nghề làm giấy bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay
Đây là những làng nghề nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị, nghề truyền thống đã mang đến thu nhập ổn định, tạo cuộc sống tốt cho người dân địa phương
Hiện nay, nghề còn nghề mất, các làng nghề truyền thống ở Quảng Trị đứng trước nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan tác động đến sự tồn tại của nó Trong xu thế công nghiệp
5 Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Trị, trang 481, bản dịch Hoàng Văn Lâu, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, NXB Lao Động, 2012
Trang 5hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong xu thế hội nhập sâu rộng, thì lực lượng lao động của các làng nghề và nông thôn Quảng Trị đứng trước những thách thức không hề nhỏ
Các nguyên nhân chính dẫn đến các làng nghề truyền thống dần dần mất đi các lợi thế
của mình Thứ nhất, thời gian nhàn rỗi của lao động tại các làng nghề còn rất lớn, thiếu việc làm, phải chạy kiếm việc tại các vùng khác, các đô thị tạo nên áp lực không hề nhỏ Thứ hai, việc tăng
dân số cơ học đã làm gây áp lực lên xã hội, trong khi lao động nông thôn không được sử dụng hết khả năng của nó, hơn nữa các làng nghề cũng hoạt động nhỏ, không có được năng suất tối đa
tạo nên công ăn việc làm cho các lao động tại các làng nghề Thứ ba, những hệ lụy xã hội nảy
sinh khi các lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dẫn đến các hệ quả xã hội do các các lao động nhàn
rỗi gây ra, tạo nên gánh nặng cho xã hội Thứ tư, là một tỉnh xa với các trung tâm lớn, không có
các cụm, tuyến, điểm du lịch như các vùng du lịch lớn gần các trung tâm, nên không có tác động
về du lịch một cách sâu rộng để chuyển biến và phát triển của các làng nghề dựa vào du lịch Thứ
năm, chưa được tỉnh chú trọng xây dựng các thương hiệu, phổ biến thông tin ra cả nước, làm kìm
hãm sự phát triển vì thiếu tính cạnh tranh để phát triển
2 Những yếu tố tác động đến các làng nghề truyền thống:
Việt Nam có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống Các làng nghề giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, trong 1,5 triệu hộ kinh doanh khoảng 60 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp6, thường xuyên và không thường xuyên, gồm việc làm cho người già, trẻ em và người khuyết tật Theo thống kê từ 38 tỉnh, thành, đã có chín làng nghề phá sản, 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất Đã có 2.166 hộ sản xuất khối làng nghề tuyên bố phá sản, 468 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng Trên 50 phần trăm lao động làng nghề (dưới 30% lao động thời vụ và trên phần trăm thợ giỏi, chuyên), tương đương hơn năm triệu lao động, mất việc làm Rất nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn Tổng số dư nợ của làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác
xã và hộ sản xuất tại 38/63 tỉnh là 2.169, 064 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 12,324 tỷ đồng Rất nhiều doanh nghiệp đã quá hạn trả nợ, nhưng không có khả năng thanh toán Tình hình hết sức bi đát, nhất là với các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép và giấy
Có 3 vùng phát triển làng nghề với số lượng lớn là đồng bằng sông Hồng (43%), Tây Bắc (12,2%) và đồng bằng sông Cửu Long (10,5%) Một số nghề có số lượng làng vượt trội như: nghề mây tre đan với trên 710 làng nghề (chiếm hơn 24%), nghề dệt vải có trên 430 làng (14,5%), chế biến gỗ có gần 345 làng (11,5%), thêu ren có khoảng trên 340 làng (11,5%)…7
Trên thực tế, Quảng Trị là tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống như đan lát, chằm nón, làm quạt, làm hương, nghề rèn… một thời phát triển, có thương hiệu và nghề mới phát triển như mây tre đan, dệt lưới, thổ cẩm nhưng không tạo được sự đột phá trong phát triển, chịu sức ép của các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm của các vùng khác, lâm vào khó khăn, dần dần mai một
Nguyên nhân chính của việc mai một và biến mất của các nghề, làng nghề là do tiến trình
đô thị thị hóa, hiện đại hóa diễn ra rất nhanh chóng, tác động đến các làng nghề trên cả nước rất lớn, và do đầu ra cho các sản phẩm truyền thống không còn nhiều Các sản phẩm truyền thống
6 Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NBX Tri Thức, trang 160
7 thon/201012/54399.vgp
Trang 6http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Moi-lang-mot-san-pham Huong-phat-trien-ben-vung-cho-lang-nghe-nong-thiếu thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh Dẫu sao nhiều người cũng rất quyến luyến nghề của tổ tiên nhưng họ cũng đành dứt bỏ, mai một dần nền văn hóa đậm đà bản sắc
Ngoài nguyên nhân khách quan trên thì yếu tố nhân lực, thợ nghề cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng làng nghề hiện nay Số nghệ nhân đã vào tuổi "xưa nay hiếm", thợ có tay nghề lại đếm trên đầu ngón tay Lớp thanh niên phần lớn đều không mặn mà với nghề "cha truyền con nối" Hầu hết họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn Ngoài ra vấn đề thiếu thốn, khả năng cải tiến mẫu mã kém, mức độ nhạy cảm với thị hiếu tiêu dùng không cao dẫn đến việc duy trì, phát triển nghề truyền thống rất khó khăn, chật vật
Ngay cả nghề dệt chiếu cói - cái nghề mà ít ai nghĩ đến có ngày sản phẩm làm ra không tiêu thụ được - hiện cũng đang rơi vào giai đoạn khó khăn Trước đây, sản phẩm làm ra bao nhiêu thương lái mua bấy nhiêu, còn bây giờ thì ế ẩm vì chiếu dệt bằng máy, chiếu nhựa, chiếu trúc có mẫu mã đẹp, giá lại rẻ nên người mua thích hơn Nghề dệt chiếu mai một nên giá cói cũng giảm theo, dẫn đến việc người trồng cói và dệt chiếu không còn mặn mà với chuyện sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm… Cũng như nghề dệt chiếu, nghề làm quạt giấy
và làm nón cũng không còn tạo được sức sống cho người sản xuất
Kết hợp làng nghề truyền thống với du lịch là một xu hướng mới cũng không mang lại kết quả khả quan Hiện một số ít sản phẩm làm ra ngoài việc xuất khẩu còn phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước Hướng đi giúp cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ có được đầu ra ổn định, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, ngoài nghề truyền thống mây tre lá, phục vụ cho xuất khẩu duy trì ổn định thì các làng nghề khác đang mai một dần
Theo nhận xét của các nhà chuyên môn về du lịch, khách thăm quan địa phương thì họ rất muốn tìm hiểu thắng cảnh, đời sống văn hóa tinh thần và làng nghề được du khách rất quan tâm Nhưng trên thực tế thì sản phẩm của làng nghề còn quá đơn điệu, không tạo sự thu hút cho khách
du lịch, hơn nữa các hãng du lịch lớn chỉ chú trọng đến tour du lịch DMZ - Demilitarized Zone – Khu vực phi quân sự - Dốc Miếu, Khe Sanh hơn là các làng nghề truyền thống Các làng nghề đón khách tham quan được cũng chỉ một vài làng nghề, vì vào mùa nông nhàn bà con làm, lúc bận rộn thì không nên không có sản phẩm cho du khách xem
Như vậy, không thể đáp ứng được cho du lịch làng nghề và mang lại sức sống cho làng nghề trong giai đoạn này Một vấn đề nữa, các làng nghề của mình chủ yếu là sản xuất các vật dụng trong gia đình, vật dụng thường ngày nhưng hiện tại thì các vật dụng này dần bị thay thế bằng các sản phẩm công nghiệp Cho nên những sản phẩm này dần dần bị biến mất Người dân tại các làng nghề Quảng Trị cho biết, để giúp làng nghề phát triển và quảng bá các sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm ở khách du lịch thì họ đã làm việc với các công ty du lịch Nhưng công ty có dẫn khách đoàn đến tham quan thì cũng chỉ tham quan là chủ yếu, còn sản phẩm không bán được vì sản phẩm không mang tính đặc trưng cho du lịch Dù có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, Quảng Trị có điều kiện để gắn kết với làng nghề thủ công truyền thống, nhưng những khó khăn
về vốn, đầu tư ra sản phẩm cũng là một trở ngại lớn cho các làng nghề Cần có chính sách hỗ trợ
Trang 7các cơ sở để duy trì, phát triển sản xuất Bên cạnh đó, ngành công thương nên có chiến lược lâu dài về gắn kết giữa các cơ sở sản xuất và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm quảng bá
và tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống Như vậy, mới hy vọng, được sự phát triển bền vững của các làng nghề trong tương lai
Những nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển làng nghề:
- Thị trường: đầu ra: sản phẩm tồn tại, phát triển nhờ thị trường tiêu thụ, đây chính là yếu tố
trọng nhất đối với các làng nghề truyền thống hiện nay Sản phẩm được bán chợ làng phục vụ địa phương và các vùng lân cận, nhưng thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm; phương thức thanh toán trên thị trường chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng giữa
các chủ thể kinh tế Công nghệ làng nghề: phát triển lên trên cơ sở các thiết bị công nghệ
truyền thống, được cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn hoặc mua máy móc, thiết bị hiện đại trong phạm vi làng Vì vậy, nhìn chung thị trường công nghệ nhỏ hẹp, chắp vá chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa làng nghề Thiếu việc chuyển giao, thực hiện chuyển giao, tiếp
nhận công nghệ hiện đại Thị trường lao động: theo thời vụ, cơ cấu lao động phân bố không
đồng đều và la động chuyên nghiệp tại các làng nghề tập trung vào độ tuổi trung niên, có gia đình, lao động trẻ chỉ là tạm thời
- Vốn sản xuất: Thiếu vốn lớn để đầu tư sản xuất, đầu tư công nghệ, trang thiết bị phù hợp để
mở rộng thị trường, các thủ tục pháp lý còn phức tạp nên các việc tiếp cận vốn cũng rất khó khăn Quy mô vốn tại làng nghề truyền thống khó so sánh với các các lĩnh vực khác Mặt khác khối lượng vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất Về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài có thể nói ở làng nghề Quảng Trị là rất hiếm, còn nguồn vốn trong nước bao gồm: Một
là, Vốn được tích lũy, nhỏ hơn so với nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị công
nghệ Bản thân các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống không mạnh tay tái đầu từ
cho sản xuất vì sự biến động khá lớn của thị trường Hai là, vốn vay gia đình, bạn bè, lãi suất
tự thỏa thuận Ba là, nguồn vốn tín dụng từ quỹ tín dụng địa phương, ngân hàng, nhưng
thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay còn ít, thời gian ngắn nên người tiếp cận
được nguồn vốn thấp so với nhu cầu
- Khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Các yếu tố quyết định như sau8:
+ Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu;
+ Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất;
+ Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ;
Có thể nói tất cả các làng nghề đều chưa đáp ứng được ba tiêu chí trên Đặc thù nghề thủ công truyền thống đòi hỏi công nghệ tùy thuộc từng công đoạn làm sản phẩm mà áp dụng cho phù hợp để hạn chế ảnh hưởng môi trường, tăng năng suất Công nghệ hóa sản xuất, giảm bớt
8 Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi”, Sở KHCN – UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND Tp Đà Nẵng – Viện NC Phát triển KT-XH Đà Nẵng thực hiện năm 2011
Trang 8tính chất lao động nặng nhọc nhưng phải đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống
- Nguồn nguyên liệu:
Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương chính là lợi thế của làng nghề Với thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời
vụ do tư nhân cung cấp nên giá cả lên xuống theo mùa Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần được quan tâm để làng nghề phát triển bền vững
- Cơ sở hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn còn yếu, làm cản trở sự phát triển các làng nghề Cần phát triển bền vững làng nghề cần một kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng sự phát triển của làng nghề Tác động mở rộng thị trường tiêu thụ từ địa phương đến các thị trường lớn khác hay
nó quyết định giá thành giảm xuống rất nhiều
- Chính sách và sự quản lý nhà nước:
Thể chế kinh tế, chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các làng nghề, có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển các làng nghề truyền thống Các bài học của quá trình quản lí yếu kém trước những năm 90 còn hiện hữu, giúp cho quá trình quản lý mới của nhà nước tránh sai lầm, tạo được nhiều động lực phát triển làng nghề
3 Bài học từ các địa phương khác và quốc tế:
3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế
Xác định kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên- Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc
tế Việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước
để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng Tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống
Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…
Tỉnh Thừa Thiên Huế có lễ hội nghề truyền thống là dịp quảng bá sản phẩm thủ công
mỹ nghệ Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề, rất nhiều du khách đã
về các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế
Trang 9Qua các kỳ lễ hội, nhất là tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm Nhờ sự đầu tư này, làng nghề Phước Tích được phục dựng
và phát triển tốt
3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam hiện có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với
du khách trong và ngoài nước
Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một trường hợp điển hình Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch Từ năm
2003, khi tour "Một ngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước
ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn Sau gần 5 năm đưa vào khai thác, đến nay đã có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm làng rau Trà Quế và tỏ ra rất thích thú với điểm đến du lịch này
Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội
An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không
bị cháy, bị chai.v.v
Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này
Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như
tổ chức thành công các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh mỗi năm một lần, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và ngoài nước Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác
để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định
3.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Quảng Bình
Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành quy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất
mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu
Trang 10Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bao gồm 10.000 ha cao su, 15.000 ha nhựa thông, 5000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 1000 ha dâu tằm.v.v Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hình thành trung tâm xúc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp thông tin về giá cả, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề Hỗ trợ một phần kinh phí cho các các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết
bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường
Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ làng nghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động Ngoài việc tổ chức các làng nghề đi tham quan, học tập, hàng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền nghề ở các tỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương
3.4 Các bài học Quốc tế:
Dự án OVOP được triển khai tại Malawi Ảnh: http://mlauzi.blogspot.com/
3.4.1 Nhật Bản: Mỗi làng mỗi sản phẩm (OVOP):
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản đã hình thành và xác lập nguyên tắc: “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”; “Tự tin - Sáng tạo”; “Tập trung phát triển nguồn nhân lực” Các sản phẩm được phát triển từ chương trình này đều có thương hiệu trên toàn Nhật Bản: Chanh Kobosu; thịt bò Bungo (đoạt Giải Quán quân cuộc thi Vô địch sản phẩm thịt bò toàn Nhật Bản năm 2002); nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở Nhật Bản, chiếm 28% thị trường tiêu thụ nấm trên toàn quốc