THUYẾT MINHBIỆN PHÁP THI CÔNG Dự án: TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 19 (ĐOẠN TỪ CẢNG QUY NHƠN ĐẾN GIAO QUỐC LỘ 1A) Gói thầu: XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG, CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ ĐOẠN KM5+460 ÷ KM15+441 Chủ đầu tư: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÌNH ĐỊNH CHƯƠNG 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 40 1.1. Hệ thống kiểm tra chất lượng 40 1.2. Quản lý chất lượng vật liệu 41 1.3. Quản lý chất lượng từng loại công tác 42 1.4. Biện pháp bảo quản vật liệu, thiết bị công trình khi tạm dừng thi công, khi mưa bão 62 1.5. Sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình 63 CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ TÀI LIỆU 65 2.1. Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng. 65 2.2. Phương pháp và nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu. 67 CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG 69 3.1. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động 69 3.2. Biện pháp đảm bảo ATLĐ cho từng công đoạn thi công 70 3.3. Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trường. 77 3.4. An toàn giao thông ra vào công trường. 80 3.5. Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực và thiết bị: 80 CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 83 4.1. Lập biện pháp bảo vệ môi trường. 83 4.2. Các biện pháp phải đảm bảo các mục tiêu sau. 83 4.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. 83 PHẦN 8. TIẾN ĐỘ THI CÔNG 86 1.1. Bố trí đội hình thi công 86 1.2. Tiến độ thi công 86 1.3. Biện pháp đảm bảo tiến độ 87 PHẦN 9. KẾT LUẬN 89
Trang 1THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
Dự án: TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 19
(ĐOẠN TỪ CẢNG QUY NHƠN ĐẾN GIAO QUỐC LỘ 1A) Gói thầu: XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG, CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ
ĐOẠN KM5+460 ÷ KM15+441
Chủ đầu tư: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÌNH ĐỊNH
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 CĂN CỨ PHÁP LÝ 3
PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU 4
PHẦN 3 NGUỒN VẬT LIỆU VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ 9
1.1 Nguồn và chất lượng vật tư cung cấp 9
1.2 Huy động máy móc thiết bị 12
PHẦN 4 HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU 14
1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại công trường 14
1.2 Nhân sự Ban chỉ huy công trường 16
PHẦN 5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 17
1.1 Hướng thi công 18
1.2 Tổ chức thi công tại công trường 18
PHẦN 6 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT – BPTC CHI TIẾT 19
CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG 19
1.1 Bố trí mặt bằng công trình 20
1.2 Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo 20
1.3 Giải pháp cho các hạng mục phụ trợ 21
CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP TRẮC ĐẠC 23
2.1 Trong quá trình thi công 23
2.2 Quan trắc lún công trình 26
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THI CÔNG 29
3.1 Chuẩn bị thi công 29
3.2 Thi công đường công vụ, đường xương cá và bờ vây ngăn nước 30
3.3 Đào đất không thích hợp, vét bùn và đắp trả 30
3.4 Thi công giếng cát 30
3.5 Đắp cát đệm 31
3.6 Thi công bấc thấm 31
3.7 Đắp đất K95 31
3.8 Đắp đất gia tải và dỡ tải 31
3.9 Thi công hệ thống thoát nước và tuynen ngang 31
3.10 Thi công tường chắn bê tông và gia cố mái taluy 35
3.11 Công tác đúc cọc BTCT 36
3.12 Công tác hoàn thiện 37
3.13 An toàn, an ninh và bảo vệ môi trường 37
PHẦN 7 CÁC BIỆN PHÁP VÀ QUY TRÌNH QLTC 38
CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 38
Trang 41.1 Hệ thống kiểm tra chất lượng 38
1.2 Quản lý chất lượng vật liệu 39
1.3 Quản lý chất lượng từng loại công tác 40
1.4 Biện pháp bảo quản vật liệu, thiết bị công trình khi tạm dừng thi công, khi mưa bão 60
1.5 Sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình 60
CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ TÀI LIỆU 63
2.1 Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng 63
2.2 Phương pháp và nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu 65
CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG 67
3.1 Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động 67
3.2 Biện pháp đảm bảo ATLĐ cho từng công đoạn thi công 68
3.3 Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trường 75
3.4 An toàn giao thông ra vào công trường 77
3.5 Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực và thiết bị: 78
CHƯƠNG 4 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 80
4.1 Lập biện pháp bảo vệ môi trường 80
4.2 Các biện pháp phải đảm bảo các mục tiêu sau 80
4.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 80
PHẦN 8 TIẾN ĐỘ THI CÔNG 83
1.1 Bố trí đội hình thi công 83
1.2 Tiến độ thi công 83
1.3 Biện pháp đảm bảo tiến độ 84
PHẦN 9 KẾT LUẬN 86
Trang 5PHẦN 1 CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ vềsửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượngcông trình xây dựng;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý vàbảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công đã được phê duyệt do Công ty cổ phần tư vấn thiết kếĐường bộ và Công ty cổ phần tư vấn T27 lập;
- Căn cứ quyết định số 3272/QĐ-SGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Sởgiao hông vận tải Bình Định về việc phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp gói thầu: Xâydựng nền đường công trình thoát nước nhỏ (Km5+460-Km15+441) công trình tuyếnđường Quốc lộ 19 (Đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1A);
- Căn cứ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 01/2014/HĐ-XD ngày 06 tháng 01năm 2014 giữa Ban Quản lý dự án công trình giao thông Bình Định và Công ty cổ phầnTập đoàn Phúc Lộc về việc thi công xây lắp gói thầu: Xây dựng nền đường công trìnhthoát nước nhỏ (Km5+460-Km15+441) công trình tuyến đường Quốc lộ 19 (Đoạn từcảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1A)
- Căn cứ mặt bằng hiện trạng, vị trí, địa điểm xây dựng của công trình;
- Căn cứ năng lực máy móc, thiết bị, nhân lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinhnghiệm tổ chức thi công các công trình giao thông của Nhà thầu
Trang 6PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU
I QUY MÔ THIẾT KẾ CỦA GÓI THẦU
- Điểm cuối gói thầu: Km15+441 (lý trình QL19 mới), là điểm tiếp giáp với QL19 hiệntại thuộc địa phận thôn Hanh Quang, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
3 Quy mô xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật
3.1 Quy mô và tiêu chuẩn
- Căn cứ theo quy mô được duyệt, đoạn Km5+460 ÷ Km15+441 có 2 quy mô như sau:+ Đoạn Km5+460 ÷ Km6+400: Đường phố chính thứ yếu, tốc độ thiết kế Vtk = 60km/h,
bề rộng nền đường Bn = 42m;
+ Đoạn Km6+400 ÷ Km15+441: Đường cấp I, tốc độ thiết kế Vtk = 120km/h, bề rộngnền đường Bn = 32,5m;
Trang 7Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của các đoạn tuyến như sau:
vị
Km5+460 ÷ Km 6+400
Km6+400 ÷ Km15+441
1 Cấp đường
Đường phố chínhthứ yếu (TCXDVN104-2007)
Đường cấp I(TCVN 4054 –2005)
Trang 8II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GÓI THẦU
1 Điều kiện hiện trạng tuyến
- Gói thầu bao gồm tuyến đường mới hoàn toàn chủ yếu là khu vực đầm nuôi trồng thủysản (chứa nước bị nhiễm mặn), đầm nước ngọt và ruộng trồng lúa nước, độ dốc dọc, dốcngang thiên nhiên không lớn, cao độ tự nhiên khu vực thay đổi từ -0,5m đến +1,0m Địahình bị phân cách bởi sông Hà Thanh, là ranh giới giữa Thành Phố Quy Nhơn và huyệnTuy Phước
- Khu vực đoạn tuyến chỉ có các cụm dân cư cục bộ thuộc khu vực IV, khu vực Vphường Nhơn Bình, thuộc lý trình Km6+250 ÷ Km6+500 và Km6+970 ÷ Km7+00 Cácđoạn khác hầu như không có dân cư hai bên tuyến
- Tuyến chỉ giao cắt với đường tỉnh ĐT640 tại Km11+600, ngoài ra còn có các vị trí giaocắt với các tuyến dân sinh liên xã, liên thôn hiện tại
- Do đặc điểm đoạn tuyến như trên nên trong quá trình thi công sẽ có một số thuận lợi vàkhó khăn như sau:
Thuận lợi:
+ Đây là tuyến đường mới, công tác đảm bảo giao thông chủ yếu trong nội bộ côngtrường, thuận tiện cho các thiết bị di chuyển làm việc khi thi công các hạng mục côngtrình
+ Các công tác có khối lượng tập trung nên có thể cơ giới hóa, chuyên môn hóa trongcông tác thi công, tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng và tiến độ công trình
+ Đoạn tuyến bị chia cắt bởi sông Hà Thanh nên khó khăn trong việc di chuyển máy móc
Trang 9+ Mặt bằng thi công nằm trong khu vực thường chịu ảnh hưởng của thiên tai.
2 Đặc điểm khí hậu – thủy văn
- Trong năm, hai tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 vớilượng mưa trung bình đạt trên 430mm Tháng có lượng mưa trung bình nhỏ nhất là tháng
3, với lượng mưa trung bình là 24,5mm
- Khu vực có độ ẩm trung bình thấp, độ ẩm tương đối trung bình năm là 79,3%
- Lượng bốc hơi trung bình năm đạt khoảng 1043,8mm
- Tổng số giờ nắng trung bình cả năm vào khoảng 2470 giờ nắng
- Tốc độ gió trung bình từ 1,9 – 2,2m/s Tốc độ gió mạnh nhất thường xảy ra khi có bãođạt tới 59m/s Tần suất xuất hiện bão lớn nhất là vào tháng 9 đến tháng 11
b Đặc điểm thủy văn
- Khu vực tuyến đi qua sông Kôn và sông Hà Thanh, lũ lớn trên lưu vực sông thường gây
ra do mưa bão Lũ lớn đều xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12, thời gian lũ lên và lũxuống tương đối nhanh, cường suất biên độ lũ lớn
- Tuyến có chế độ thủy văn phức tạp, vữa chịu ảnh hưởng của lũ sông Kôn và sông HàThanh đổ về khu vực đầm Thị Nại, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Biển Đôngqua cửa vịnh Quy Nhơn vào khu vực đầm
3 Đặc điểm địa chất
- Lớp Đ: Lớp đất đắp nền đường, bờ đầm, bờ mương, nằm ngay trên bề mặt địa hình,phạm vi phân bố ở các đường giao thông hiện tại Chiều dày lớp biến đổi 0,5m - 1,0m,
Trang 10có khi lớn hơn 1,0m đất có khả năng chịu tải trung bình.
- Lớp B: Lớp bùn ruộng chiều dày lớp từ 0,2m - 0,5m, đất có khả năng chịu tải yếu Cầnbóc bỏ trước khi thi công nền đường
- Lớp 1: Sét rất dẻo màu xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng, chiều dày
từ 0,4m - 1,8m Đây là lớp đất yếu, khả năng chịu tải kém
- Lớp 2A: Cát lẫn bụi màu xám xanh đen, kết cấu rời rạc – chặt vừa, bão hòa Chiều dàylớp thay đổi từ 1,0m - 6,3m Đây là lớp có khả năng chịu lực khá
- Thấu kính TK1: Sét ít dẻo màu xám xanh đen, dẻo mềm Chiều dày 1,7m khả năng chịutải trung bình
- Thấu kính TK2: Sét ít dẻo, màu xám xanh đen, chảy Chiều dày 0,4m khả năng chịu tảikém
- Lớp 2B: Cát cấp phối kém lẫn bụi màu xám nâu, xám xanh, kết cấu chặt vừa – chặt,bão hòa Chiều dày lớp thay đổi từ 1,7m – 6,2m Đây là lớp có khả năng chịu tải tốt
- Lớp 3: Cát lẫn bụi và sét xám đen, xám xanh, chặt vừa, bão hòa Chiều dày lớp biến đổi
từ 2,3m – 2,7m Lớp có khả năng chịu tải yếu
- Lớp 4: Bụi rất dẻo xám xanh, xám tro, chảy Chiều dày lớp thay đổi từ 18,0m – 30,8m.Lớp có khả năng chịu tải yếu
- Lớp 5: Sét ít dẻo màu xám xanh, dẻo chảy Chiều dày biến đổi từ 5,0m – 9,5m Lớp đất
có khả năng chịu tải yếu
- Lớp 6A: Cát lẫn bụi và sét, kết cấu chặt, bão hòa nước Chiều dày lớp lớn hơn 4,0m.Lớp đất có khả năng chịu tải tốt
- Lớp 6B: Cát cấp phối kém lẫn bụi màu xám xanh, kết cấu chặt vừa – chặt, bão hòanước Chiều dày lớp lớn hơn 6,0m Lớp đất có khả năng chịu tải tốt
Trang 11PHẦN 3 NGUỒN VẬT LIỆU VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1 Nguồn và chất lượng vật tư cung cấp
1.1.1 Dự kiến nguồn vật tư, vật liệu chính
+ Cát xây dựng: Nhà thầu sẽ trình TVGS và CĐT các mỏ cát trong khu vực để đưa vào
sử dụng sau khi thí nghiệm mẫu tại mỏ đạt yêu cầu về kỹ thuật và có sự chấp thuận củaTVGS và CĐT
+ Đất đắp nền đường: Nhà thầu sẽ trình TVGS và CĐT các mỏ đất trong khu vực để
đưa vào sử dụng sau khi thí nghiệm mẫu tại mỏ đạt yêu cầu về kỹ thuật và có sự chấpthuận của TVGS và CĐT
+ Đá các loại: Nhà thầu sẽ trình TVGS và CĐT các mỏ đá trong khu vực để đưa vào sử
dụng sau khi thí nghiệm mẫu tại mỏ đạt yêu cầu về kỹ thuật và có sự chấp thuận củaTVGS và CĐT
+ Xi măng, sắt thép, gỗ: Được mua tại các đại lý lớn có uy tín trên địa bàn thành phố
Quy Nhơn, Nhà thầu sẽ trình TVGS và CĐT về chủng loại kèm theo chứng chỉ chấtlượng của nhà sản xuất, hồ sơ nhà cung cấp, khi được chấp thuận sẽ tiến hành các bướctiếp theo
+ Vải địa kỹ thuật, bấc thấm: Được mua của các nhà cung cấp có uy tín tại TP Hồ Chí
Minh, Nhà thầu sẽ trình TVGS và CĐT về chủng loại kèm theo chứng chỉ chất lượng củanhà sản xuất, hồ sơ nhà cung cấp, khi được chấp thuận sẽ tiến hành các bước tiếp theo
+ Ống cống đúc sẵn: Nhà thầu sẽ tổ chức đúc tại các bãi đúc ở khu vực công trường 1.1.2 Yêu cầu chất lượng vật liệu
- Các chủng loại vật liệu xây dựng sử dụng để thi công xây lắp công trình đều đảm bảocác yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định và tuân thủ đầy đủ các quy định của tiêu chuẩnNhà nước (TCVN), tiêu chuẩn ngành xây dựng (TCXD) và các ngành có liên quan Tất
cả các loại vật liệu xây dựng được sử dụng để thi công đều có chứng chỉ về nguồn gốc vàcác thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu chất lượng và được kiểm tra chặt chẽ Những vật
tư bị hư hỏng do bảo quản hoặc ảnh hưởng của môi trường và điều kiện thi công đềuđược loại bỏ
- Trong quá trình thi công Đơn vị thi công sẽ thuê đơn vị thí nghiệm có đủ năng lực vàkinh nghiệm để đảm bảo chất lượng vật liệu cũng như chất lượng từng công tác tronggiai đoạn thi công
- Tất cả các vật tư đều được thí nghiệm về cường độ, tính chất cơ lý, cấp phối hạt, độ
Trang 12sạch đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và trình Chủ đầu tư chấp nhận mới đưa vào sử dụngcho công trình.
- Vật liệu dùng cho kết cấu tạm không cần qua thí nghiệm nhưng phải được kiểm tra mộtcách cẩn thận chi tiết để loại bỏ những sai sót, khuyết tật nhằm đảm bảo an toàn tuyệtđối
1.1.2.1 Đất đắp nền đường
- Vật liệu dùng cho nền đắp phải phù hợp với yêu cầu chất lượng theo quy định của thiết
kế cũng như các quy trình quy phạm hiện hành
- Chỉ những vật liệu đúng yêu cầu đã được phê duyệt và thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đạt yêucầu kỹ thuật đắp nền đường mới được dùng
- Các loại đất chưa được phê duyệt hoặc có lẫn mùn chất hữu cơ gốc rễ cây đều khôngđược dùng để đắp nền đường
- Cần phải xử lý độ ẩm của lớp đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nền đường
Độ ẩm của đất đắp càng gần độ ẩm tốt nhất (độ ẩm tối ưu W0) càng tốt
1.1.2.2 Đối với công tác bê tông.
- Xi măng được thí nghiệm đúng yêu cầu của tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) Mọi bao, lô
bị kết vón, quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sẽ được loại bỏ
- Xi măng được để trong kho kín kê cao cách mặt đất 30 cm đảm bảo không bị ẩm làmgiảm chất lượng xi măng Xi măng được luân chuyển thường xuyên đảm bảo không đểlưu kho quá 28 ngày Thời gian lưu kho lâu nhất không quá 30 ngày Thời gian dự trữ các
lô xi măng không quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất
b Cốt liệu (cát, đá)
- Cốt liệu dùng để trộn hỗn hợp: Cát, đá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hồ sơ thiết kế và các
Trang 13tiêu chuẩn hiện hành.
- Các kho bãi để cát, đá phải sạch sẽ và bảo quản theo từng loại riêng rẽ không được trộnlẫn
- Vật liệu cát, đá sỏi đều được thí nghiệm cường độ và các chỉ tiêu cơ lý, kiểm tranghiệm thu mới được phép đưa vào sử dụng
c Nước
- Nước dùng trộn bê tông hay vữa xây phải thỏa mãn yêu cầu tiêu chuẩn hiện hành
- Trước khi sử dụng nước lấy từ bất kỳ nguồn nước nào để trộn bê tông cần phải thửnghiệm, phân tích về mặt hoá học
- Nước trộn bê tông phải tương đối sạch, không được có các hàm lượng dầu, acid, nhômkali, muối, chất hữu cơ có thể gây hư hại cho bê tông
- Hàm lượng cloxit trong nước không vượt quá 600mg Cl/lít đối với bê tông cốt thépthường
- Không dùng nước có độ pH < 4
- Không được dùng nước có hàm lượng sunphát lớn hơn 1% trọng lượng của nó
d Cốt thép
- Số hiệu thép, đường kính, hình dạng thanh thép cũng như bố trí cốt thép và các mối nối
để lắp ráp phải tuân theo đúng bản vẽ thiết kế
- Thép dùng trong kết cấu, BTCT tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành
- Chỉ được thay đổi số lượng các hàng hay vị trí uốn thép chịu lực khi có sự đồng ý của
kỹ sư Tư vấn
- Mỗi lô thép đưa đến công trình đều phải kèm theo quy chuẩn về số hiệu và thành phầnhóa học của thép, mỗi lô thép dưới 20 tấn đều phải qua thí nghiệm chịu kéo, chịu uốn,chịu hàn ngoài ra còn phải thí nghiệm về chất lượng mối nối
- Cấm đặt tại một khu vực các cốt thép có số hiệu khác nhau hoặc đặt lẫn thép gai vớithép trơn
- Cốt thép phải được bảo quản trong kho có mái che, theo từng loại riêng biệt và đượcxếp trên bệ để cách mặt đất hoặc trên các giá đỡ
- Các thanh cốt thép khi đưa ra gia công phải thẳng, không cong vênh và sạch sẽ Trướckhi gia công phải tẩy sạch dầu, sơn và đánh rỉ Đầu cốt thép phải được uốn theo quy định
Trang 14thiết kế, cấm dùng a xít tẩy sạch cốt thép.
- Dây buộc cốt thép: phải là loại dây thép màu đen mềm và có chất lượng cao
e Ván khuôn.
- Phải đáp ứng các yêu cầu sau
+ Kiên cố, ổn định, cứng rắn, không biến dạng khi chịu tải trọng do trọng lượng, áp lựcngang của bê tông cũng như tải trọng do thi công sinh ra
+ Phải ghép kín không cho phép chảy vữa
+ Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước của kết cấu
+ Chế tạo đơn giản, dễ tháo lắp, đảm bảo đặt cốt thép và đổ bê tông dễ dàng
- Yêu cầu đối với kết cấu ván khuôn: độ võng của các bộ phận chịu uốn của ván khuôndưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng và nằm ngang không vượt quá 1/400 chiều dàitính toán đối với bộ phận bố trí ở mặt ngoài và 1/250 đối với các bộ phận khác
- Bề mặt tiếp giáp với bê tông của ván khuôn phải bằng phẳng và phải được bào nhẵn vàđược bôi dầu để giảm dính bám giữa bê tông và ván khuôn
f Thiết kế thành phần bê tông
- Nhiệm vụ của công tác thiết kế thành phần bê tông là chọn một hỗn hợp bê tông hợp lý,tiết kiệm có tính chất với các phương pháp thi công và đảm bảo đạt được loại bê tôngthành phẩm đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế
- Đơn vị sẽ căn cứ vào các quy định về vật liệu và thiết kế thành phẩm bê tông để thiết kếthành phần bê tông, công việc này phải được làm từ trước để thí nghiệm và căn cứ vàokết quả thí nghiệm để quyết định chọn thành phần dùng cho thi công
- Việc xác định độ nhuyễn của bê tông được quy định bằng độ sụt của chóp cụt tiêuchuẩn
- Khi không có quy định riêng trong thiết kế thì để đảm bảo cho bê tông có độ chặt cao tỷ
lệ N/XM phải thấp hơn tỷ lệ quy định 0,7 đối với kết cấu nằm dưới mực nước có thể bịlở; 0,65 đối với kết cấu nằm trên khô
- Tất cả các số liệu tính toán và thí nghiệm phải được ghi đầy đủ trong phiếu thí nghiệm
để TVGS quyết định dùng loại nào sử dụng vào công trình
1.2 Huy động máy móc thiết bị
Danh mục thiết bị thi công gói thầu
Trang 15TT Loại máy móc, thiết bị lượng Số
Sở hữu của Nhà thầu hay đi thuê
Chất lượng sử dụng
Ghi chú
Trang 16PHẦN 4 HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU
1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại công trường
chØ huy tr ëng
phã chØ huy tr ëng
bé phËn
kÕ ho¹chvËt t
bé phËnqu¶n lýchÊt l î ng
bé phËn
kü thuËthiÖn tr êng
bé phËnatl® vµ vsmt bé phËnkÕ to¸n
- Hệ thống điều hành tổ chức thi công cấp Công ty: Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng trongcông tác thi công là vấn đề cốt lõi của chất lượng công trình Chúng tôi áp dụng mô hìnhquản lý hệ thống chất lượng trong xây dựng theo ISO 9001-2000 cho các đơn vị thi côngxây lắp trong xây dựng
- Chỉ huy trưởng công trường:
+ Là cá nhân được đại diện Công ty bổ nhiệm và giao nhiệm vụ, có trách nhiệm tổ chứctriển khai thi công Dự án được trúng thầu theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảođúng tiến độ trong hồ sơ dự thầu dưới sự giám sát của TVGS và Chủ đầu tư
+ Chỉ huy trưởng công trường có trách nhiệm:
+ Điều hành các mũi thi công trong phạm vi công việc được giao
+ Báo cáo tình hình triển khai thi công tại hiện trường và kế hoạch thực hiện choGiám đốc ban điều hành công trường, Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư (nếu cần)
Trang 17+ Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và trước pháp luật về chấtlượng công trình, an toàn sản xuất và tiến độ thi công.
Tổ chức công trường:
+ Bộ phận kỹ thuật hiện trường: Bao gồm các kỹ thuật hiện trường trực tiếp chỉ đạo,giám sát các công tác thi công từng hạng mục Các kỹ thuật hiện trường được chỉ huyphó phân công trách nhiệm rõ ràng và cụ thể theo từng giai đoạn thi công Các kỹ thuậthiện trường có trách nhiệm báo cáo lên chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật các công tác hàngngày
+ Bộ phận quản lí chất lượng: Có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của công trình Kiểmtra và nghiệm thu chất lượng đầu vào vật liệu trước khi sử dụng Nghiệm thu nội bộ côngviệc, nghiệm thu hạng mục sau khi hoàn thành
+ Bộ phận An toàn lao động – vệ sinh môi trường: Chịu trách nhiệm lập biện pháp antoàn cho từng công tác thi công, giám sát quá trình thi công, đảm bảo an toàn lao động và
vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công
+ Bộ phận kế hoạch – vật tư: Có trách nhiệm lập và theo dõi tiến độ thực hiện đảm bảocung cấp vật tư đủ và đúng thời gian kế hoạch đề ra
+ Bộ phận kế toán - hành chính: Chịu trách nhiệm theo dõi, cung cấp và đảm bảo tàichính cho việc thi công công trình
+ Các Tổ đội trực tiếp thi công: Các tổ đội thi công chuyên nghiệp trực tiếp thi công cáccông tác đất, xử lý nền đất yếu, hệ thống thoát nước, tuynen ngang, tường chắn và gia cốmái taluy,… dưới sự điều hành của bộ phận kỹ thuật hiện trường
Trang 181.2 Nhân sự Ban chỉ huy công trường
3 Tổ sản xuất cấu kiện bê tông 30
4 Đội máy và thi công cơ giới 430
5 Đội thi công công tác mặt bằng 30
6 Đội thi công xử lý nền đất yếu 40
7 Đội thi công nền đường 60
8 Đội thi công hệ thống thoát nước 200
9 Đội thi công tường chắn và gia cố mái taluy 60
Trang 19PHẦN 5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ
I Các khối lượng công tác chính
1 Đào hữu cơ, vét bùn, đào nền, đào khuôn, đào rãnh 492.275,28 m3
2 Vận chuyển bùn, đất đổ đi, đất đắp tận dụng, đắp bờ vây 266.293,48 m3
3 Trải vải địa kỹ thuật 12kN/m; 400kN/m 252.595,11 m2
5 Thi công giếng cát, chiều dài L>12m 1.157.064,0 m
6 Thi công bấc thấm 1.564.450,0 m
8 Đào xúc vận chuyển đất từ bãi trữ, từ mỏ về đắp 1.385.994,7 m3
9 Gia cố mái tatuy trồng cỏ 82.945,59 m2
10 Gia cố mái taluy bằng tấm ốp mái 4.551 tấm
12 Lắp đặt bàn quan trắc lún bằng bê tông 228,0 cái
13 Thi công cống tròn thoát nước dọc D800, D1000 1.785 m
14 Thi công cống tròn ngang tuyến chính D1000, D1200, D1500 833 m
16 Cống hộp lớn đổ tại chỗ 12 cái
17 Rãnh xây qua khu dân cư 6.659,33 m
18 Đào đất cải mương 11.307,84 m3
20 Bờ vây đất tận dụng ngăn nước 4.152,02 m
II Trình tự thi công
Trang 20B1 Chuẩn bị mặt bằng thi công.
B2 Thi công đường công vụ và bờ vây ngăn nước
B3 Thi công đào bùn, vét hữu cơ, rải vải địa kỹ thuật ngăn cách, đắp trả cát
B4 Thi công giếng cát, bấc thấm và đắp cát đệm
B5 Thi công đắp đất nền đường K95
B6 Thi công đắp đất bù lún K95
B7 Thi công đắp gia tải K90 và dỡ tải
B8 Thi công hệ thống thoát nước và tuynen ngang
B9 Thi công tường chắn bê tông, gia cố mái taluy
B10 Hoàn thiện
III Tổ chức thi công
1.1 Hướng thi công
- Nhà thầu bố trí 3 mũi thi công chính:
+ Mũi 1 thi công từ Km5+460 đến Km8+865
+ Mũi 2 thi công từ Km12+100 đến Km8+865
+ Mũi 3 thi công từ Km15+441 đến K12+100
- Mỗi mũi thi công được bố trí đầy đủ các tổ đội thi công chuyên nghiệp như trong sơ đồ
bố trí hệ thống tổ chức điều hành của công trường
1.2 Tổ chức thi công tại công trường.
- Nhà thầu sẽ nghiên cứu kỹ các quy định trong quy chế quản lý chất lượng của dự án và cáctiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện hành, đặc biệt nghiên cứu kỹ các quy trình thi công vànghiệm thu do Chủ đầu tư giới thiệu trong Hồ sơ mời thầu nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độthi công của dự án
1.2.1 Mục tiêu:
- Thi công hoàn thành công trình trong vòng 26 tháng kể từ ngày phát lệnh khởi công và với
điều kiện mặt bằng thi công được bàn giao 100%
- Đảm bảo công trình có chất lượng cao, giá thành hợp lý
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị xe máy trong quá trình thi công cũng
Trang 21như việc đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến thi công.
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường
- Hạn chế thấp nhất diện tích mặt bằng đất sử dụng cho công trình
1.2.2 Biện pháp:
- Để đảm bảo các mục tiêu trên, chúng tôi bố trí các tổ đội thi công như sau:
* Đội thi công số 1: Thi công phát quang, dọn dẹp mặt bằng.
* Đội thi công số 2: Thi công xử lý nền đất yếu.
* Đội thi công số 3: Thi công đắp đất nền đường
* Đội thi công số 4: Thi công hệ thống thoát nước và tuynen ngang.
* Đội thi công số 5: Thi công tường chắn bê tông và gia cố mái taluy.
- Liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý giao thông, các banphòng ban để phối hợp giải quyết các công tác về: An toàn, an ninh, bảo đảm giaothông trong khu vực thi công
- Thi công bằng cơ giới là chủ đạo, kết hợp thủ công Các hạng mục xây lắp được triểnkhai liên hoàn bằng các dây chuyền có bổ sung điều tiết cho nhau trong từng thời điểm
cụ thể, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thời gian chờ đợi, để thi công đúng tiến độ, sớmđưa công trình vào khai thác sử dụng
PHẦN 6 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT – BPTC CHI TIẾT
CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
Trang 221.1.Bố trí mặt bằng công trình
- Tổ chức mặt bằng thi công hợp lý, khoa học sẽ có tác dụng tích cực đến tiến độ thicông, tránh lãng phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị góp phần hoàn thànhcông trình với chất lượng cao và tiến độ nhanh nhất
- Qua nghiên cứu vị trí, đặc điểm, điều kiện thi công công trình và khảo sát hiện trường,
Nhà thầu lập thiết kế mặt bằng tổ chức thi công (Chi tiết vị trí xem trên bản vẽ biện pháp
thi công) Trên mặt bằng được bố trí chi tiết các công trình tạm, thiết bị thi công, bãi
chứa vật liệu bao gồm:
+ Nhà làm việc văn phòng công trường (96m2)
+ Lán trại (900m2)
+ Nhà kho kín, lán làm kho trống (300m2)
+ Bãi tập kết vật liệu rời (600m2)
+ Vị trí đặt máy thi công máy móc thi công (300m2)
+ Bãi đúc cấu kiện (1000m2)
+ Phòng thí nghiệm (36m2)
+ Nguồn cấp điện, nước thi công & sinh hoạt
Văn phòng Ban Chỉ huy công trường và lán trại thi công.
- Văn phòng BCH công trường và lán trại tạm sẽ được gia công với khung kết cấu théphình chế tạo sẵn, vách và mái lợp tôn
- Tại BCH công trường sẽ trang bị đủ tiện nghi văn phòng để phục vụ làm việc như : Bànghế, tủ kỹ thuật…
Bãi tập kết vật liệu và kho chứa vật liệu
- Bãi tập kết vật liệu rời được đặt trên tuyến Trước khi đổ vật liệu bãi phải được dọnsạch và lót đệm cẩn thận
- Kho chứa vật liệu kín như xi măng, thiết bị máy bơm nhà thầu sử dụng kho kín đểtránh ẩm ướt
Bãi thải : Theo các vị trí được Chủ đầu tư phê duyệt.
1.2.Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo
Trang 23- Các biển báo :
+ Biển báo công trình: Bản vẽ phối cảnh công trình xây dựng, kèm theo các thông tin vềChủ đầu tư, Nhà thầu thiết kế, Nhà thầu thi công, TVGS, thời gian thực hiện, các số điệnthoại cần thiết
+ Biển chỉ lối đi
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển báo cấm
+ Biển báo cấm lửa hoặc dễ cháy, nổ
+ Đèn báo ban đêm
+ Nội qui công trường
- Hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ công trình ban đêm
1.3.Giải pháp cho các hạng mục phụ trợ
1.3.1 Điện, nước phục vụ thi công và sinh hoạt:
1.3.1.1 Nguồn điện thi công và sinh hoạt:
- Nhà thầu liênhệ với Chi nhánh điện khu vực để sử dụng điện tại trạm biến áp gần nhất.Tại các vị trí lấy điện có lắp đồng hồ đo diện, cầu giao để khống chế mạng điện cầndùng, dây dẫn điện là loại dây bọc nhựa PVC hoặc bọc cao su, các đường nhánh dẫn đếncác điểm sử dụng nếu phải vượt qua đường giao thông trên công trường thì chiều cao cột
đỡ dây phải > 6m và được cơ quan quản lý điện quyết định Trong trường hợp hệ thốngđiện tại địa phương không đồng bộ với điện của các thiết bị thi công thì Nhà thầu đề xuấtvới Chủ đầu tư có phương án cung cấp nguồn điện khác để đáp ứng về điện trong thicông của Nhà thầu
1.3.1.2 Nguồn nước thi công và sinh hoạt:
- Nguồn nước được sử dụng dự kiến là từ giếng khoan tại khu vực thi công để đảm bảoyêu cầu nước thi công & sinh hoạt phải là nước sạch, không có tạp chất, không lẫn dầu
mỡ Độ PH = 4 - 7; Hợp chất hữu cơ < 15 mg / lít, hàm lượng muối < 3,5 g / lít, hàmlượng sunphát < 2,5 g / lít Nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506 - 87
1.3.1.3 Giải pháp thoát nước mưa, tiêu nước mạch:
Trang 24- Xung quanh công trình chính, công trình phụ được khơi rãnh thoát nước ra hệ thốngcống rãnh của khu vực.
- Thi công các hố móng phải có máy bơm thường trực để bơm nước mạch, nước mưa.Khi có mưa, những vị trí đọng nước trên mặt bằng phải khơi rãnh thoát nước không đểnước đọng trên mặt bằng lâu
1.3.1.4 Giải pháp đảm bảo giao thông.
- Đường giao thông trong công trường được sử dụng đường nội bộ đã được qui hoạchtheo tuyến
- Tại các vị trí thi công ảnh hưởng đến giao thông, nhà thầu lập biện pháp thi công đảmbảo an toàn giao thông trong quá trình thi công trình lên Chủ đầu tư và TVGS
- Sau khi kết thúc công trình được nghiệm thu kỹ thuật, Nhà thầu di dời tất cả các côngtrình tạm, máy thiết bị thi công ra ngoài, hoàn trả lại mặt bằng trước khi bàn giao
Trang 25CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP TRẮC ĐẠC 2.1.Trong quá trình thi công
2.1.2.1 Cách thức triển khai tim cốt, mốc gửi:
- Ngay sau khi tiếp nhận mốc bàn giao của Chủ đầu tư, TVGS thiết kế, Nhà thầu sẽ:+ Bố trí TVGS chuyên ngành trắc địa và kỹ thuật viên có kinh nghiệm đã thi công cáccông trình tương tự
+ Bố trí đầy đủ thiết bị trắc địa phục vụ thi công
+ Vị trí các hạng mục được xác định và cắm mốc cố định Vị trí các mốc được đặt cách
xa vị trí thi công và đảm bảo không thay đổi trong suốt thời gian thi công
+ Mốc tim cốt được lấy từ lưới trắc địa Quốc gia gần vị trí thi công hoặc các mốc do Chủđầu tư yêu cầu Sau khi định vị các hạng mục sẽ thông báo bằng văn bản để đại diện Chủđầu tư nghiệm thu và cho phép thi công
+ Việc chuyển tim cốt được thực hiện bằng máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, hệ thống dâycăng, quả dọi, nivô
+ Tim cốt công trình luôn luôn được kiểm tra trong suốt quá trình thi công dựa trên cácmốc cố định trên công trình và các vị trí ở ngoài công trình để đảm bảo kích thước và vịtrí theo thiết kế
+ Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (tim, cốt) mới được thi công.Trước khi thi công phần sau phải có hoàn công lưới trục và cốt cao trình từng vị trí của
Trang 26phần việc trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các sai số có thể
và đề phòng các sai số tiếp theo, trên cơ sở đó lập hoàn công cho công tác nghiệm thubàn giao
+ Các công đoạn thi công của từng hạng mục công việc phải được kiểm tra và nghiệmthu trước khi thi công công đoạn tiếp theo
+ Tất cả các dung sai độ chính xác Nhà thầu sẽ tuân thủ theo của dự án và các qui định vềsai số cho phép của công tác trắc địa trong hồ sơ mời thầu
2.1.2.2 Biện pháp bảo vệ mốc gửi - cách kiểm soát hệ toạ độ điểm.
- Để có thể gửi các mốc đảm bảo không bị dịch chuyển, thất lạc trong quá trình thi côngtrước tiên Nhà thầu sẽ xác định vị trí gửi mốc sao cho hợp lý
- Các mốc này được bắn gửi lên các vật cố định như tường rào, tường các công trình cốđịnh ở xung quanh hoặc làm cột mốc bê tông nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máythi công và có làm rào chắn bảo vệ
- Mốc gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Điểm gửi là điểm có thể phát triển rộng ra xung quanh
+ Điểm gửi và mốc chuẩn được kiểm soát theo 2 phương đảm bảo tránh sai sót
+ Điểm gửi phải được đặt tại vị trí ít người và phương tiện cơ giới qua lại
+ Điểm gửi có thể được rào hoặc che chắn nhưng vẫn không làm cản trở lối đi hoặc làmmất mỹ quan của công trình
- Cách kiểm soát hệ toạ độ điểm
- Thông qua hệ toạ độ điểm lưới để xác định mọi vị trí tim trục cho kết cấu công trình.Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tránh sự nhầm lẫn do quá trình sử dụng số liệu,hoặc lỗi do máy, ta vẫn có thể dùng các phép kiểm tra để kiểm soát các số liệu thi công,cách thức kiểm tra như sau: Thông qua máy, cán bộ trắc đạc có thể xác định vị trí điểm,toạ độ điểm một cách chính xác, từ đó mở góc, phóng cạnh để đối chiếu nếu sai số khôngnằm trong phạm vi cho phép phải hiệu chỉnh lại máy Ngoài ra vẫn có thể dùng nhữngcách đơn giản hơn mà không cần phải sử dụng đến máy, dùng trực tiếp thước thép kiểmtra trên một mặt phẳng, đối chiếu đo chiều dài cạnh bằng thước thép với một ô cách thức
Trang 27Như vậy cán bộ trắc đạc hoàn toàn kiểm soát được máy đo đạc trước khi đưa vào sử dụngcho mỗi hạng mục công trình.
- Kiểm tra sai số khi đo: Dùng phương pháp đo vòng, điểm khép kín, kiểm tra ngược đểthoát được sự nhầm lẫn do người sử dụng
- Nguyên tắc căn bản đối với trắc đạc:
+ Mọi thiết bị liên quan đến đo đạc cần phải được kiểm tra hiệu chỉnh tại cơ quan có đủchức năng và năng lực nhằm đảm bảo thiết bị máy móc sử dụng trong công trình là đượcđảm bảo, tin cậy về độ chính xác
+ Trong thời gian sử dụng nếu thiết bị bị va chạm mạnh, hoặc người sử dụng phát hiệnrằng độ chính xác của máy không còn đảm bảo chính xác thì nhất thiết phải đưa máy đikiểm nghiệm để hiệu chỉnh
+ Sau mỗi lần khai triển cần phải được kiểm tra lại theo các cách thức khác nhau nhằmđảm bảo kết quả là chính xác và đáng tin cậy nhất
2.1.2.3 Sai số cho phép:
- Sai số của tất cả công tác thi công phải nằm trong phạm vi giới hạn cho phép của thiết
kế và các quy định trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về quản lý chất lượng thi công
và nghiệm thu
- Nhằm đảm bảo độ chính xác cao cho công trình, Nhà thầu rất coi trọng công tác kiểmtra chất lượng và nghiệm thu kỹ thuật công tác trắc đạc
- Nhà thầu cam kết sẽ chịu hoàn toàn mọi chi phí cho những việc phát sinh cần phải làm
do định vị vị trí các cấu kiện không đúng so với bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công củacông trình
2.1.3 Công tác trắc đạc trong thi công.
- Đối với thi công công trình, sau khi đã tiến hành định vị, còn phải sử dụng thiết bị trắcđạc để xác định vị trí các tim cọc trên tuyến (cọc Km, cọc H và các cọc tại đường cong,nút giao …), độ thẳng đứng cốp pha ván khuôn cống hộp, cao độ đáy đào, đáy hố ga, cao
độ tim đường, tim cống doc vị trí lưới đường truyền
- Lưới đường chuyền ĐC được chủ đầu tư bàn giao cho nhà thầu Trong trường hợp chưa
Trang 28có thì Nhà thầu phải xây dựng lưới đường chuyền (Tọa độ, cao độ ) để tiện cho công tácthi công.
Cao độ:
- Cao độ được tiến hành bằng máy thuỷ bình và mia nhôm rút (hoặc thước thép) theophương pháp thuỷ chuẩn hình học Khi đo máy phải được đặt sao cho khoảng cách từmáy đến mia trước phải tương đối bằng khoảng cách từ máy đến mia sau để khử sai sốgóc i của máy
- Các mốc cao độ gốc cần phải kiểm tra chéo thường xuyên trong quá trình thi công đềphòng trường hợp trồi lún bất thường
2.2.Quan trắc lún công trình
- Quan trắc lún và quan trắc chuyển vị ngang trong thi công xử lý nền đất yếu
2.2.1 Trang thiết bị
- Các loại thiết bị quan trắc được quy định theo hồ sơ thiết kế và theo chỉ dẫn của kỹ sư
Tư vấn giám sát, bao gồm:
+ Bàn đo lún;
+ Cọc đo chuyển vị ngang;
+ Thiết bị đo độ dịch chuyển của nền đất (Inclinometer);
+ Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng (Piezometer)
- Bàn đo lún là thiết bị dùng để quan trắc độ lún bề mặt của nền đắp, có kích thước tốithiểu là 50x50cm có bề dày đủ cứng gắn với cần đo thật chắc chắn, cần đo phải bằngthép có đường kính nhỏ hơn đường kính ống vách chắn đất đắp (không cho đất đắp tiếpxúc với cần đo) Cần đo và ống vách nên làm từng đoạn 50-100cm để tiện nối theo chiềucao đắp
- Cọc đo chuyển vị ngang là loại cọc dùng để quan trắc độ dịch chuyển ngang của nềnđường đắp thường được làm bằng cọc gỗ hoặc cọc bê tông tiết diện 10x10cm đóng ngậpvới đất yếu ít nhất là 1.2m và cao trên mặt đất yếu ít nhất là 0.5m hoặc theo chỉ dẫn của
Kỹ sư TVGS; trên đỉnh cọc có cắm chốt đánh dấu điểm quan trắc
- Thiết bị đo độ dịch chuyển của nền đất Inclinometer, dùng để quan trắc dịch chuyểnngang theo chiều sâu để theo dõi biến dạng ngang của nền đất Trong đó kích thước vàhình dạng được qui định cụ thể đối với từng loại thiết bị theo qui định của nhà sản xuất
- Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer điện, dùng để quan trắc áp lực nước lỗ rỗng
Trang 29theo chiều sâu để theo dõi tốc độ cố kết của đất nền Trong đó kích thước và hình dạngđược qui định cụ thể đối với từng loại thiết bị theo qui định của nhà sản xuất.
2.2.2 Thi công và quan trắc
2.2.2.1 Lắp đặt thiết bị
- Hình dạng, kích thước hình học cấu tạo bàn đo lún, cọc đo chuyển vị ngang sẽ được thểhiện chi tiết trên bản vẽ thi công được duyệt
- Trên mỗi đoạn xử lý khác nhau phải có một hệ thống quan trắc khác nhau, cho dù đoạn
đó nhỏ hơn 100m, hệ thống quan trắc lún gồm 3 bàn đo lún trên cùng 1 mặt cắt ngangchính giữa phân đoạn (1 tại tim và 2 tại mép vai nền đường)
- Mốc quan trắc chuyển vị ngang được bố trí theo đúng 22 TCN 262-2000, còn nếu đoạn
xử lý >100m thì tối thiểu phải bố trí 2 mặt cắt quan trắc lún và chuyển vị
- Bàn đo lún và cọc đo chuyển vị ngang phải được lắp dựng chuẩn theo phương thẳngđứng, những bộ phận chuyển động tự do phải được bảo vệ tránh khỏi hiện tượng bị kẹttrong quá trình thi công Bàn đo lún phải có nắp đậy và được đánh dấu vị trí, vật liệu đắpnền đường ở phạm vi xung quanh bàn đo lún phải được đầm lèn bằng những phươngpháp thích hợp Các cọc đo chuyển vị ngang phải được đánh dấu điểm đặt mia bằng chốtthép
- Phải đặt mốc quan trắc lún và chuyển vị ngang trong khi thi công tầng đệm cát theođúng cấu tạo trong hồ sơ thiết kế
- Khi lắp đặt Inclinometer Nhà thầu tuyển dụng những nhân sự có kinh nghiệm về lắp đặtcác ống đo inclinometer tại các lỗ khoan đã khoan như được thể hiện trong bản vẽ.Thông thường, các inclinometer sẽ được lắp đặt tối thiểu 2m dưới lớp địa tầng cứng
- Trước khi lắp đặt, các gờ đầu và rãnh khóa của ống đo inclinometer phải được kiểm tra,Nhà thầu sẽ dỡ bỏ bất cứ ống bị hư hại nào Ống đo inclinometer sẽ được cho vào trongcác lỗ khoan phía trong ống vách tạm Đỉnh và đáy của ống đo inclinometer phải vừa vớiđầu mút, tất cả các khớp nối ống phải liên kết bằng đinh tán Khi nối các ống, đoạn đượcđặt vào sẽ được giữ chắc tại cốt cao độ mặt đất và đoạn được nối với đoạn đó Tất cả cácđoạn nối hoàn chỉnh phải được bọc bằng băng để tránh vữa lọt vào Ống phải đầy nước
để không bị đẩy nổi
- Sau khi đặt ống inclinometer, lỗ sẽ được đắp trả bằng cách bơm vữa qua ống đổ bê tôngdưới nước Ban đầu vữa được bơm làm đầy các lỗ cho tới đỉnh của ống vách tạm Ốngvách sau đó sẽ được rút ra theo cách mà mức vữa trong lỗ luôn cao hơn đáy của ốngvách
Trang 30- Nhà thầu sẽ xả các ống sau khi lắp đặt để loại bỏ các chất rắn và xả lại sau hai ngày.
- Khảo sát viên có giấy phép của Nhà thầu sẽ quyết định mức đỉnh của ống đoinclinometer sau khi cắt chỉnh lần cuối và mức cần phải ghi chép trong biên bản lắp đặt
- Nhà thầu lưu giữ đầy đủ các chi tiết về khoan, lắp đặt và trình nộp bản ghi chép hoànchỉnh trong vòng hai ngày làm việc sau khi lắp đặt
- Trước khi thực hiện đắp nền, sẽ lắp đặt các áp kế từ nền đất tự nhiên hoặc từ đỉnh đệmcát hạt thô
- Piezometers điện sẽ được lắp đặt trong các lỗ khoan như trong Bản vẽ, hoặc được đẩylên cao độ mũi qui định một cách thận trọng Phương pháp lắp đặt phải theo chỉ dẫn củaNhà thầu và phải được TVGS chấp thuận
- Piezometers điện lộ trên mặt đất phải được bảo vệ theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất
2.2.2.2 Quan trắc
- Tuân thủ theo đúng qui trình 22TCN 262-2000
- Tiến hành quan trắc ngay từ khi bắt đầu đắp Định kỳ đo đạc 1 lần / ngày khi đắp, 2 lần/tuần trong thời gian chờ cố kết, 1 lần/ tuần trong 2 tháng tiếp theo, 1 lần/ tháng đến khibàn giao công trình cho đơn vị quản lý khai thác
- Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát có thể yêu cầu tăng tần suất và thời gian quan trắc trongquá trình thi công khi xuất hiện các sự cố như độ lún hay độ dịch chuyển ngang có giá trịtiệm cận với giá trị qui định hay khi có xuất hiện những hiện tượng bất thường đối vớinền đắp trong phạm vi quan trắc
- Nhà thầu ghi nhật ký quan trắc hàng ngày và báo cáo theo mẫu
2.2.2.3 Xử lý số liệu
- Khi đo chuyển vị ngang sai số về cự ly ± 1mm; về góc ± 2,5”
- Dừng đắp ngay khi tốc độ lún vượt quá 1cm/ngày hoặc độ dịch chuyển ngang vượt quá0,5 cm/ngày
- Dỡ bớt tải trong trường hợp khi đã dừng đắp mà tốc độ lún và độ dịch chuyển ngangtiếp tục tăng, vượt quá giá trị cho phép như trên
- Sau khi dừng đắp, việc đắp trở lại chỉ bắt đầu sau ít nhất 1 tuần khi số liệu quan trắccho giá trị ổn định nằm trong giới hạn cho phép
Trang 31CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THI CÔNG 3.1.Chuẩn bị thi công
- Sau khi có lệnh khởi công công trình của Chủ đầu tư, Nhà thầu tiến hành ngay công tácchuẩn bị như sau:
+ Nhận bàn giao mặt bằng thi công, hệ thống hệ mốc, tim tuyến và các cọc GPMB vàkiểm tra lại hệ mạng mốc, hệ thống cọc tim tuyến, cọc GPMB
+ Triển khai xây dựng hệ thống văn phòng, phòng thí nghiệm hiện trường, kho bãi và lántrại tạm
+ Lắp đặt hệ thống đường điện, đường nước phục vụ sinh hoạt và thi công và liên hệ với
cơ quan hữu quan để xin đấu nối nguồn điện, nước
+ Xin phép cơ quan quản lý giấy phép thi công
+ Liên hệ làm thủ tục cấp phép, trình báo Tư vấn, Chủ đầu tư và thí nghiệm nguồn vậtliệu đầu vào
+ Liên hệ làm thủ tục cấp phép, trình báo Tư vấn, Chủ đầu tư bãi đổ thải
+ Chuyển quân, máy móc thiết bị, thực hiện các hợp đồng về vật tư vật liệu
3.1.1 Chuyển quân, chuyển máy, xây dựng lán trại, nơi làm việc kho, bãi vật liệu, giao nhận tuyến, dời dấu cọc, đỉnh, mốc cao độ, làm thủ tục đăng ký với địa phương
Lực lượng thi công gồm: Nhân lực, máy và các thiết bị phục vụ thi công tập kết và đóngngay tại mặt bằng công trình (được thể hiện trong bản vẽ biện pháp thi công)
a Nhân lực:
Theo bảng kê nhân sự của Nhà thầu
b Máy móc thiết bị:
Theo bảng kê năng lực máy móc thiết bị của Nhà thầu
c Lán trại, kho bãi tập kết vật liệu, bãi đúc cấu kiện, bãi tập kết máy móc
Bố trí theo thực tế tại hiện trường
d Bãi đổ vật liệu thải
Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật của Dự án hoặc các bãi đổ thải khác mà nhà thầu liên hệ,Nhà thầu sẽ trình về TVGS và CĐT về bãi đổ thải để TVGS và CĐT phê duyệt
3.1.2 Tổ chức bộ máy công trường
Trang 32Theo sơ đồ tổ chức hiện trường.
3.2 Thi công đường công vụ, đường xương cá và bờ vây ngăn nước
- Thi công đường công vụ và đường xương cá: Dùng máy ủi, máy xúc, ô tô, máy lu cácloại, máy san kết hợp với thủ công tiến hành vét bùn, đắp đất K90 và thi công CPĐDtheo phương pháp lấn dần đạt được yêu cầu của hồ sơ thiết kế
Khi Nhà thầu rút ngắn tiến độ thì Nhà thầu đề xuất với TVGS và CĐT về phương ánkhông lấy đất của Gói 1 làm đường công vụ Gói 2 mà sẽ lấy từ nguồn khác
- Bờ vây ngăn nước: Sử dụng phao và nhân công đóng cọc cừ loại đường kính 8-10cmdọc hai bên bờ vây, khoảng cách 20cm một cọc, dùng thanh ngang nẹp 2 bên, lấy dâythép D4 buộc giằng cọc, trải vải bạt dứa rồi mới tiến hành đắp đất đến cao độ thiết kế
Do địa hình rất nhiều đầm trũng và rộng và đặc biệt khó khăn trong mùa mưa lũ do vậycông tác bơm nước sẽ phát sinh khối lượng tương đối lớn, Nhà thầu đề nghị TVGS vàCĐT xem xét xác nhận để Nhà thầu được tính thêm các khối lượng này
3.3 Đào đất không thích hợp, vét bùn và đắp trả
- Dọn dẹp mặt bằng, đào hữu cơ, đào cấp: Sử dụng tổ hợp máy đào, máy ủi, ô tô vậnchuyển kết hợp với thủ công di chuyển trên các đường công vụ, đường xương cá để thicông Thi công vét bùn sử dụng tổ hợp 2 máy đào, ô tô vận chuyển kết hợp thủ công Đấtbùn lỏng được tập kết tại bãi chứa phơi cho ráo nước, rồi được vận chuyển đổ vào các vịtrí bãi thải
- Rải vải địa kỹ thuật ngăn cách, lắp đặt thiết bị quan trắc lún và chuyển vị ngang; Sửdụng tổ hợp máy đào, máy ủi, máy lu, ô tô vận chuyển kết hợp với thủ công thi công đắptrả bằng cát K90 đến cao độ đáy tầng đệm cát thoát nước ngang Do địa chất yếu nêncông tác đắp trả bằng máy sẽ rất khó khăn, Nhà thầu kiến nghị TVGS và CĐT xem xétchấp thuận phương án sử dụng đắp thủ công và đầm cóc trong các lớp đầu với khốilượng tương đương 5% khối lượng đắp trả
3.4 Thi công giếng cát
- Thi công giếng cát sau khi đã tiến hành thi công đắp lớp đệm cát thoát nước ngang và
Trang 33được kỹ sư tư vấn chấp thuận nghiệm thu Dùng máy rung chuyên dụng, máy xúc, ô tôkết hợp nhân công thi công giếng cát trên mặt bằng thi công.
3.6 Thi công bấc thấm
- Sau khi đã tiến hành thi công đắp trả bằng cát K90 đến cao độ đáy tầng đệm cát thoátnước ngang, sử dụng máy ủi, máy xúc, máy lu, ô tô kết hợp thủ công thi công lớp đệmcát thoát nước K90; đắp xong tầng đệm cát thoát nước mới tiến hành thi công bấc thấm.Đoạn có vải địa kỹ thuật gia cường thi công lớp đệm cát đến đáy vải địa kỹ thuật giacường sau đó thi công bấc thấm
- Sử dụng máy cắm bấc thấm chuyên dụng kết hợp với thủ công thi công cắm bấc thấmtrên mặt bằng thi công Lắp đặt giếng quan trắc mực nước trong tầng đệm cát; Thiết bị
đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer Làm sạch mặt bằng Thi công lớp đệm cát thoát nướcK90 kết hợp rải vải địa kỹ thuật gia cường
3.7 Đắp đất K95
- Đắp đất nền đường K95, đắp đất bù lún với độ chặt K95
- Dùng máy ủi, máy xúc, ô tô, máy san, xe tưới nước kết hợp với thủ công trong quátrình thi công, đắp đất đạt độ chặt yêu cầu Điều phối đất từ nơi đào sang đắp hay vậnchuyển đất từ mỏ đến rải thành từng lớp và đầm nén theo quy trình thi công hiện hành,tuân thủ theo các khoản mục trong chỉ dẫn kỹ thuật
3.8 Đắp đất gia tải và dỡ tải
- Đắp đất gia tải với độ chặt K90 Dùng máy ủi, máy xúc, ô tô, máy san, xe tưới nước kếthợp với thủ công trong quá trình thi công, đắp đất, đầm nén đạt độ chặt yêu cầu
- Dỡ tải, dùng máy ủi, máy xúc, ô tô, máy san kết hợp với thủ công đào và vận chuyểnđất đắp gia tải đến bãi chứa vật liệu đắp hoặc chuyển sang đắp đất gia tải cho đoạn tuyếnkhác
3.9 Thi công hệ thống thoát nước và tuynen ngang
3.9.1 Thi công cống ngang
Trang 34- Để thi công được cống ngang trên tuyến chính, cần phải đặt cống tạm để không ảnhhưởng đến dòng chảy Khẩu độ cống tạm bằng khẩu độ cống chính để có thể tận dụng lạikhi thi công cống chính.
- Trong quá trình thi công xử lý nền đất yếu phải thi công luôn cống tạm và cải mươngdẫn dòng về vị trí cống tạm Sau đó, tiếp tục thi công xử lý nền đất yếu trong phạm vicống chính
- Trên đường công vụ cũng bố trí cống tạm và mương dẫn dòng nối với cống tạm trêntuyến chính để đảm bảo khả năng thoát nước tạm thời trong quá trình sử dụng đườngcông vụ
- Các vị trí cống hộp lớn, chỉ bố trí cống tạm trên đường công vụ và mương dẫn dòngtrên tuyến chính để dẫn dòng
- Khi hết thời gian chờ lún, tiến hành đào móng thi công cống trên tuyến chính và đàothanh thải cống tạm trên tuyến chính, tận dụng cống của cống tạm để thi công cốngchính Sau đó, tiến hành cải mương dẫn dòng từ cống tạm trên đường công vụ về cốngchính đã thi công
- Đối với cống tròn, ống cống dùng cống đúc sẵn tại nhà máy theo đúng hồ sơ thiết kếchi tiết và vận chuyển đến công trình Hố ga, ga thu được đổ tại chỗ
- Thi công cống hộp lớn ngang đường theo trình tự sau:
+ Đào san ủi mặt bằng tới cao độ mặt bằng thi công
+ Định vị tim cọc, đúc và thi công cọc thử, để quyết định chiều dài chính thức của cọc.+ Đúc và thi công đóng cọc đại trà
+ Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế Mái dốc đào 1/1
+ Đổ bê tông đệm móng cống và đập đầu cọc BTCT
+ Lắp đặt cốt thép, cốp pha và đổ bê tông bản đáy cống bằng cần cẩu kết hợp với hộc đổ
Trang 35+ Thi công lớp đá dăm đệm bằng nhân công kết hợp đầm cóc.
+ Lắp đặt khối móng cống đúc sẵn bằng cẩu kết hợp với thủ công
+ Lắp đặt ống cống, thi công mối nối cống
+ Thi công tường đầu tường cánh và sân cống
+ Thi công lớp phòng nước thân cống và đầu cống
+ Đắp đất mang cống bằng nhân công kết hợp đầm cóc, mỗi lớp đắp dày 15cm
- Phần gia cố phía ngoài sân cống phía thượng hạ lưu thi công sau cùng khi nền đã lún ổnđịnh
- Thi công tường đầu, tường cánh, sân cống cống hộp bằng bê tông phù hợp với vị trí,hướng tuyến, cao độ, độ dốc đã chỉ rõ trên các bản vẽ thiết kế chi tiết
3.9.2 Thi công tuynen ngang
- Các tuynen ngang được thi công trước khi lắp đặt cống dọc
- Tuynen ngang được thi công sau khi kết thúc thời gian gia tải chờ lún (nếu thời gian cóthể thay đổi thì Nhà thầu sẽ xin ý kiến quyết định của TVGS và CĐT) Các tuynen ngangđược đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 50cm và lớp bê tông lót móng dày 20cm
- Thi công theo trình tự như sau:
+ Đào đất hố móng tuynen
+ Rải lớp đá dăm đệm móng dày 50cm
+ Lắp đặt ván khuôn, thi công lớp bê tông đệm
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, thi công bản đáy
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, thi công tường thân tuynen, thân ga, đỉnh tuynen
+ Lấp đất 2 bên tuynen và hố ga
3.9.3 Thi công cống dọc
Trang 36- Hạng mục cống dọc nằm trong phạm vi đoạn tuyến Km5+460 ÷ Km6+400, nằm trênvỉa hè hai bên của giai đoạn hoàn thiện.
- Cống dọc được thi công sau khi kết thúc thời gian gia tải, chờ lún của nền đường
- Cống dọc là cống tròn, khẩu độ cống là D800 và D1000, sử dụng ống cống và gối đỡBTCT đúc sẵn loại tải trọng trên hè phố
- Đoạn có cống dọc, khi kết thúc gia tải nếu dỡ tải thì đỉnh nền K95 sau khi dỡ tải sẽ thấphơn đỉnh cống dọc, nước mặt trên đỉnh nền K95 sẽ không thoát được về 2 bên gây đọngnước làm hư hỏng nền đường Vì vậy, lớp đất gia tải phía trong cống dọc sẽ để lại dỡ tảisau, lớp đất bên ngoài cống dọc với lề đường sẽ đào bỏ một ít đất gia tải với độ dốc 2%
để đảm bảo thoát nước từ cống dọc ra bên lề đường
+ Đổ bê tông f’c=16Mpa tại các vị trí đế cống cần đổ tại chỗ
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép đáy hố ga
+ Đổ bê tông đáy hố ga
+ Quét sơn phòng nước bên ngoài cống dọc
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép thân hố ga
+ Đổ bê tông thân hố ga
+ Đắp đất K95 mang cống dọc và hố ga với chiều dày mỗi lớp 15cm bằng đầm cóc.Chiều dày lớp đắp trên đỉnh cống h>=50cm
Ta tiến hành thi công theo từng phân đoạn, mỗi phân đoạn khoảng 100m
3.9.4 Thi công rãnh xây
- Thi công theo trình tự như sau:
+ Đào đất hố móng rãnh
Trang 37+ Rải lớp lót móng đá 4x6 dày 20cm.
+ Lắp đặt ván khuôn, thi công lớp bê tông bản đáy rãnh
+ Lắp đặt ván khuôn, thi công tường thân rãnh
+ Lắp đặt thanh chống bê tông cốt thép đúc sẵn
+ Lấp đất 2 bên rãnh và hoàn thiện
3.10 Thi công tường chắn bê tông và gia cố mái taluy
3.10.1 Tường chắn bê tông
- Tường chắn bê tông được thi công sau khi kết thúc thời gian gia tải chờ lún của nềnđường đắp
- Tường chắn được đổ tại chỗ bằng BTCT trên móng cọc ép kích thước 40x40cm Tườngđược chia thành các mô đun có chiều dài 5m/1 mô đun, giữa các mô đun có khe phònglún 2cm Đầu và cuối tường chắn xây dựng tứ nón để bảo vệ taluy tại vị trí tiếp giáp vớitường chắn
- Trình tự thi công tường chắn:
+ Nén tĩnh cọc thử, sau khi có kết quả sẽ quyết định chiều dài cọc chính thức
+ Ép cọc đại trà theo chiều dài đã quyết định, trình tự ép cọc theo sơ đồ Bản vẽ BPTC
b Đào đất hố móng, thi công tường chắn
+ Định vị hố đào, đào móng đến cao độ -1.41m
+ Thi công đập đầu cọc và đổ lớp bê tông đệm móng
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, thi công móng tường chắn, đổ bê tông bằng cẩu tự hànhkết hợp với hộc đổ bê tông, bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe mix.+ Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, thi công thân tường chắn Phần thân tường chialàm hai đợt đổ bê tông, đợt 1 cách đỉnh đáy móng 3,5m, và đợt 2 là phần còn lại Đổ bê
Trang 38tông bằng cẩu tự hành kết hợp với hộc đổ bê tông, bê tông được vận chuyển đến côngtrường bằng xe mix.
+ Trải vải địa kỹ thuật, thi công lớp vật liệu dạng hạt sau lưng tường chắn, thi công sỏilọc
+ Đắp đất K95
+ Xây dựng chân khay, tứ nón, gia cố hạ lưu tường chắn
+ Lắp đặt lan can, hoàn thiện tường chắn
3.10.2 Gia cố mái ta luy âm
3.10.2.1 Gia cố taluy âm bằng trồng cỏ:
+ Taluy nền đường trước khi trồng cỏ phải được san và hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹthuật của quy trình thi công nền đường
+ Các vầng cỏ được chuẩn bị trước khi đem trồng, kích thước vầng cỏ phù hợp với việcvận chuyển, nên là 300x300mm
+ Các vầng cỏ được đặt trên mái taluy và ghim bằng cọc tre để vầng cỏ không bị trượt.Các vầng cỏ phải được đặt sát nhau Mối nối giữa các hàng cỏ phải đặt so le nhau
+ Tưới ẩm cỏ để bảo dưỡng theo quy định
3.10.2.2 Gia cố mái taluy bằng tấm bê tông đúc sẵn:
+ Taluy nền đường trước khi gia cố phải được san và hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹthuật của quy trình thi công nền đường
+ Thi công các chân khay tại chân mái taluy gia cố theo hồ sơ thiết kế được duyệt
+ Rải lớp đệm theo hồ sơ thiết kế được duyệt
+ Lắp ghép tấm gia cố BTCT đúc sẵn và đổ bê tông chèn góc tấm theo trình tự từ dướichân lên đỉnh taluy
3.11 Công tác đúc cọc BTCT
Công tác đúc cọc BTCT được tiến hành tại bãi đúc cấu kiện, vị trí bãi được nêu trong hồ
sơ thiết kế, nếu phần gia tải nền đường có thể gây ảnh hưởng lún sụt…cho bãi đúc cọcthì Nhà thầu sẽ kiến nghị với TVGS và CĐT về vị trí của bãi đúc khác đảm bảo chấtlượng và tiến độ
Các bước đúc cọc BTCT như sau:
+ chuẩn bị mặt bằng đúc cọc với nền bãi đúc chắc chắn và mặt bãi bằng phẳng
Trang 39+Nghiệm thu vật liệu đầu vào.
+gia công lắp đặt cốt thép, nghiệm thu cốt thép theo từng lô cọc
+Nghiệm thu ván khuôn và đổ bê tông cọc, lấy mẫu thí nghiệm
+Khi kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu sẽ nghiệm thu từng lô cọc để đưa vào thi công
3.12 Công tác hoàn thiện
- Khi công trình hoàn thành đơn vị sẽ cho thu dọn toàn bộ rác thải, vật liệu thừa, tháo dỡcác công trình tạm thời phục vụ thi công, san ủi các đống đất, hố đào đảm bảo cảnhquan và môi trường sạch đẹp cho công trình và cả khu vực
- Cho đến khi kết thúc việc bảo hành công trình, đơn vị sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý
để tránh làm hư hỏng đường xá, cầu cống, cản trở sự đi lại, xâm chiếm đất đai, gây tainạn, gây mất trật tự, gây thiệt hại đến ruộng đất, nhà cửa, tài sản, công trình của nhữngngười xung quanh, gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sinh thái, mỹ quan
- Ngoài hiện trường Đơn vị sẽ tiến hành khôi phục và bàn giao cọc tim tuyến, mốc cácloại mà Ban QLDA đã bàn giao cho Nhà thầu khi giao nhận thầu làm cơ sở kiểm tra,nghiệm thu và quản lý
3.13 An toàn, an ninh và bảo vệ môi trường
- Đơn vị sẽ đảm bảo tất cả các điều kiện về an toàn trong phạm vi công trường theo điềuluật hiện hành trong suốt quá trình thi công
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân địa phươnggần công trình
- Giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật đơn vị đối với người lao động một cách thườngxuyên để tránh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc làm mất trật tự an ninh khu vực
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý nhằm tránh những tác hại đến môi trườngsống và môi trường làm việc trong quá trình thi công Những biện pháp phòng ngừagồm:
+ Chuẩn bị các phương tiện vệ sinh công cộng nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm về sinh tháihoặc ô nhiễm về công nghiệp tại hiện trường
+ Không làm ảnh hưởng hoặc phá hoại cây cối, hệ thực vật xung quanh công trường.+ Không gây tiếng ồn cho nhân dân quá mức trong những thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởngđến cuộc sống người dân
Trang 40PHẦN 7 CÁC BIỆN PHÁP VÀ QUY TRÌNH QLTC
CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.1 Hệ thống kiểm tra chất lượng
- Nhà thầu sẽ tổ chức và thiết kế hệ thống quản lý chất lượng KCS từ Ban điều hành dự
án tới Ban chỉ huy công trường và tới các đội sản xuất Tại Ban chỉ huy công trường,chúng tôi bố trí một số kỹ sư chuyên trách làm công tác KCS cho các hạng mục côngviệc riêng biệt Dưới các tổ đội thi công đều có cán bộ bán chuyên trách đảm nhiệm côngtác này
- Nhà thầu sẽ thực hiện các thí nghiệm kiểm tra chất lượng bằng phòng thí nghiệm hợpchuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành
- Lực lượng cán bộ thí nghiệm, cán bộ KCS công trường trước khi thi công sẽ được tổchức tập huấn, giới thiệu về công trình, các yêu cầu thiết kế, thi công và kế hoạch đảmbảo chất lượng
- Lực lượng cán bộ thí nghiệm, KCS có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, thường xuyên,đúng đắn và trung thực công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bánthành phẩm, chất lượng thi công công trình của đơn vị theo đúng quy trình thi công vànghiệm thu đã định Mọi thí nghiệm và kiểm tra nghiệm thu được ghi lại đầy đủ chi tiết
về số liệu kết quả thí nghiệm
- Nhà thầu có hệ thống tài liệu và quy trình phục vụ cho công tác lập và thực hiện kếhoạch đảm bảo chất lượng cho công trình
Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng công trình như sau:
Ban điều hành
KCS công trường
KCS Các tổ đội thi công trực tiếp
Tổ TN hiện trường