Đây là tài liệu hay và quý cho kỹ sư biện pháp, trình bày khá đầy đủ, hay và dễ hiểu, sử dụng đươc cho tất cả các công trình dân dụng, công nghiêp, thủy lợi, nhà phố...Bao gồm bảng tính, thuyết minh, tiến độ thi công.
Trang 1ThuyÕt minh biƯn ph¸p tỉ chøc THI C¤NG
Gãi thÇu sè 7D
thi c«ng x©y dùng c¸c H¹NG MơC CßN L¹I CđA
D¢Y CHUYỊN S¶N XUÊT CLINKER
Dù ¸n:
nhµ m¸y xi m¨ng b×nh phíc t¹i x· thanh l¬ng - huyƯn b×nh long - tØnh b×nh phíc
MỤC LỤC:
CHƯƠNG I: TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG
CHƯƠNG II: THI CÔNG MÓNG
CHƯƠNG III: THI CÔNG CỘT
CHƯƠNG IV: THI CÔNG DẦM
CHƯƠNG V: THI CÔNG SÀN
CHƯƠNG VI: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
CHƯƠNG VII: VỆ SINH CÔNG TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CHỐNG SÉT
CHƯƠNG I: THIẾT KẾ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG
Trang 21 Các căn cứ thiết kế:
- Căn cứ vào TCVN 4055-1985: Tổ chức thi công
- Căn cứ vào điều kiện hợp đồng thi công gói thầu số 7D
2 Các tài liệu đính kèm:
- Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công
- Bản vẽ kết cấu nhà văn phòng
- Bản vẽ kết cấu nhà kho kín + hở
- Bản vẽ bố trí cẩu tháp
- Bản vẽ bố trí hệ thống điện nước
3 Nội dung thiết kế:
3.1 Công trình tạm: Theo bản vẽ bố trí văn phòng và bãi gia công.
- Hệ thống đường giao thông : theo hệ thống giao thông chung của công trường
- Văn phòng làm việc: diện tích 60m2 gồm 2 container văn phòng và 1 container vệ sinh bố trí theo bản vẽ thiết kế nhà văn phòng
- Nhà kho kín chứa vật tư thiết bị, diện tích 30m2, kết cấu bằng khung kèo thép, mái và vách bằng tôn sóng vuông
- Nhà xưởng gia công diện tích 90m2, kết cấu bằng khung kèo thép, mái lợp tôn sóng vuông theo bản vẽ thiết kế nhà xưởng gia công
- Bãi tập kết vật tư cốt thép được san phẳng, xây các gối kê bằng đá hộc nhằm đưa vật tư cốt thép lên cao khỏi mặt đất Tại bãi gia công thép bố trí một máy cắt, hai máy uốn phục vụ việc gia công cốt thép Sau khi gia công, chuyển thép qua bãi tập trung để gia công thành khung, lồng thép
- Bãi gia công cốt pha
- Hàng rào xung quanh : cứ cách 3m đóng một cọc cao 2m, và dùng lưới thép B40 rào xung quanh bãi gia công
- Hệ thống điện: từ hệ thống điện chung công trường, đưa điện về văn phòng, bãi gia công và 2 hạng mục Preheater Tower, Coal Mill
Trang 3- Hệ thống nước: đào giếng thu nước, bố trí hệ thống máy bơm và ống dẫn nước phục vụ công trường
- Cẩu tháp có thông số kỷ thuật:
o Chiều cao cẩu : 130m
o Tầm với cần cẩu : 60m
o Tải trọng nâng hàng lớn nhất : 10 tấn
o Tải trọng nâng hàng nhỏ nhất (Mút cần) : 1.5 tấn
- Cẩu tháp được lắp đặt cách mép công trình 1m, nằm trên móng công trình Tháp nung trước theo bản vẽ bố trí cẩu tháp
Trang 43.2 Tổ chức bộ máy công trường:
- Sơ đồ bộ máy công trường:
BAN ĐIỀU HÀNH IDICO - UDICO CHỈ HUY TRƯỞNG
KHỐI VĂN PHÒNG
(3 Kỹ sư)
KHỐI HIỆN TRƯỜNG
(3 Kỹ sư)
KHỐI HẬU CẦN (5 Nhân viên)
CÁC TỔ ĐỘI THI CÔNG TỔ THI CÔNG CỐT THÉP : 40 CN
TỔ THI CÔNG CỐP PHA : 30 CN
TỔ THI CÔNG ĐẤT, BÊ TÔNG, HOÀN THIỆN … : 30 CN
TỔ ĐIỆN MÁY : 2 CN
TỔ CƠ KHÍ : 6 CN
TỔ TRẮC ĐẠC : 2 CN
THIẾT BỊ : 01 CẨU THÁP 01 CẨU BÁNH HƠI 25 TẤN, 01 XE ĐÀO 0.9M3, 02
XE VẬN CHUYỂN & CÁC THIẾT BỊ KHÁC.
Trang 5CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG MÓNG
1 Các căn cứ thiết kế:
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 5592-1991: Bêtông nặng Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- Căn cứ vào điều kiện hợp đồng thi công gói thầu số 7D
2 Tài liệu đính kèm:
- Bản vẽ biện pháp thi công đào đất
- Bản vẽ biện pháp cốt pha móng
- Bản vẽ biện pháp đổ bêtông móng
- Thuyết minh tính toán biện pháp cốt pha móng
3 Nội dung thiết kế tổ chức thi công:
3.1 Đào đất:
a) Công tác chuẩn bị:
- Xác định cao độ hiện trạng trước khi đào đất : Trước khi tiến hành đào đất, nhà thầu sẽ tiến hành
đo đạc hiện trạng cao độ, lập bảng báo cáo và cùng Chủ đầu tư, Tư vấn kiểm tra để làm cơ sở xác định khối lượng thanh toán
- Tập kết thiết bị thi công đất : Khi kết thúc công tác cọc khoan nhồi, nhà thầu sẽ tập kết các thiết
bị thi công đất bao gồm 01 Xe đào 0.9m và 02 xe vận chuyển đất
- Rắc vôi xác định phạm vi đào đất : Theo bản vẽ biện pháp thi công đào đất được phê duyệt, nhà thầu tiến hành rắc vôi xung quanh hạng mục đào đất
- Xác định vị trí bãi chứa đất : Trước khi tiến hành đào đất, Nhà thầu phải nhận được chỉ thị từ Chủ đầu tư và Tư vấn về vị trí chứa đất trong công trường để sử dụng cho đắp ngược và lượng đất dư cần chở đi ra khỏi công trường
b) Triển khi thi công:
- Hướng đào đất theo bản vẽ biện pháp đào đất
Trang 6- Sử dụng máy đào 09m3 có khả năng đào sâu hơn 4m để đào đất đến cao trình đáy hố móng, sử dụng nhân công đi theo máy đào để hoàn thiện mặt bằng đáy hố móng và vệ sinh các đầu cọc Trong suốt quá trình thi công, luôn luôn dùng máy thuỷ bình để kiểm tra cao độ
- Việc thi công móng nằm trong mùa khô và địa chất ở đây không có nước ngầm tại độ sâu đáy móng, nhưng sẽ dự phòng 2 máy bơm nước phục vụ khi cần thiết
- Nền đất là đất sỏi đỏ, cứng, độ dốc taluy ổn định nên không cần có biện pháp về gia cố taluy hố đào
- Để việc lên xuống hố móng được an toàn, thuận lợi cho thi công và nghiệm thu, nhà thầu sẽ tạo bậc lên xuống từ mặt đất đến đáy hố móng
- Tiến hành nghiệm thu công tác đào đất theo qui định bao gồm : Kích thước, hình dạng, cao độ bề mặt
…
3.2 Công tác đổ bêtông lót đáy hố móng:
a) Công tác chuẩn bị:
- Sau khi công tác đào đất được nghiệm thu, tiến hành xác định phạm vi thi công bê tông lót đáy móng bằng cách định vị các góc mặt bằng thi công bêtông lót
- Để kiểm tra cao độ hoàn thiện bê tông lót, Cách 5m cắm 1 cây cử thép hay gỗ trên đó có đánh dấu cao độ hoàn thiện mặt bêtông lót
b) Triển khai thi công:
- Cốp pha cho bê tông lót : Sử dụng sắt hộp 50x100
- Tiến hành đổ bêtông lót bằng bơm, công nhân cào bêtông, làm phẳng bề mặt theo các cao độ đã đánh dấu trước bằng cừ
- Trong suốt quá trình thi công,bố trí máy thuỷ bình liên tục kiểm tra cao độ bề mặt bêtông
- Tiến hành nghiệm thu công tác thi công bê tông lót theo qui định bao gồm : Kích thước, hình dạng, cao độ bề mặt …
3.3 Đập đầu cọc:
a) Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra xác định cao độ đỉnh cọc, để xác định khối lược bêtông phải đập bỏ làm cơ sở thanh toán
- Dùng máy thuỷ bình đánh dấu cao độ cắt cọc, búng mực xung quanh thân cọc tại vị trí cắt cọc và mời tư vấn kiểm tra cao độ này trứơc khi tiến hành đập đầu cọc
Trang 7b) Triển khai thi công:
- Dùng máy cắt cầm tay cắt toàn bộ chu vi cọc tại vị trí được đánh dấu, chiều sâu vết cắt là 3cm
- Dùng nhân công đập bêtông cọc từ vết cắt trở lên theo trình tự : Đập tước các sắt chủ bẻ ra ngoài, đập lõi bêtông cẩu lên bờ và vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường
- Dùng nhân công tỉa lại mặt cọc
- Vệ sinh sạch mặt bằng sau khi đập bêtông cọc
- Tiến hành nghiệm thu công tác đập đầu cọc theo qui định bao gồm : cao độ đầu cọc sau khi cắt, chiều dài cốt thép neo vào móng
3.4 Lắp đặt cốt thép móng:
a) Công tác chuẩn bị:
- Nghiên cứu bản vẽ cốt thép móng, soạn bản vẽ chi tiết kỹ thuật từng loại thép bao gồm : Đường kính, chiều dài, hình dạng, số thanh … trình tư vấn duyệt trước khi tiến hành gia công
- Cung cấp vật tư theo bản vẽ thiết kế và đề tay được duyệt bao gồm các vật tư thép chính và vật tư phụ như kẽm buộc, cục kê,…
- Tiến hành vạch mực chu vi móng và các mực đánh dấu vị trí thanh thép trên mặt bêtông lót
b) Triển khai thi công:
- Gia công cốt thép: dùng 2 máy cắt, 2 máy uốn và 12 công nhân cắt và gia công thép theo bản vẽ chi tiết kỹ thuật đã được phê duyệt
- Lắp đặt cốt thép: Dùng cẩu bánh hơi 25 tấn đưa các thanh thép đã gia công sẵn vào vị trí , 30 công nhân tiến hành lắp đặt và nối buộc cốt thép theo qui phạm Trình tự lắp đặt như sau :
o Lắp đặt lớp thép chịu lực dưới
o Lắp đặt các thanh thép cấu tạo : Các thanh đứng và thanh ngang
o Lắp đặt lớp thép chịu lực trên
- Tiến hành nghiệm thu công tác cốt thép móng theo qui định bao gồm : Đường kính, số thanh, vị trí, khoảng cách, hình dạng, mối nối …
3.5 Cốt pha móng: Theo bản vẽ biện pháp cốt pha móng
a) Công tác chuẩn bị:
Trang 8- Dùng cốp pha thép loại 1.2x2.4m,, tập trung tại bãi gia công và tổ hợp thành từng tấm lớn theo bản vẽ triển khai
- Thoa dầu chống dính cho cốp pha
- Đánh dấu chu vi móng trên mặt bê tông lót
- Theo đường mực chu vi trên mặt bê tông lót, cứ 2m sẽ khoan cấy 1 đinh thép để giữ cho đáy mặt cốp pha không bị đẩy vào trong và không bị đẩy lên
b) Triển khai thi công:
- Dùng cẩu 25 tấn chạy xung quanh hố móng lắp đặt các tấm cốp pha đã tổ hợp sẵn vào vị trí, 20 công nhân phục vụ công tác lắp đặt cốp pha, chống chọi, lắp ty neo theo bản vẽ triển khai Các ty neo được hàn vào cốt thép chờ của cọc để đảm bảo ổn định
- Mặt ngoài cốp pha, cứ 2m lắp 1 quả dọi để kiểm tra độ thằng đứng của cốp pha trong suốt quá trình thi công
- Tiến hành nghiệm thu công tác lắp đặt cốp pha theo qui định bao gồm : kích thước, độ thẳng theo các phương,, độ ổn định, độ kín khít
- Cốp pha thành móng được tháo sau khi thi công bêtông 2 ngày
- Sau khi tháo cốp pha, trám lại các lổ ty neo bằng vữa sika grout 214-11
3.6 Bêtông móng:
a) Công tác chuẩn bị:
- Tính toán khối lượng bêtông yêu cầu, làm phiếu yêu cầu cấp bêtông gửi đơn vị giám sát
- Dọn dẹp mặt bằng thi công, chuẩn bị đường cho xe bêtông ra vào theo bản vẽ biện pháp đổ bêtông móng
- Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng gồm 14 đèn cao áp phục vụ cho việc thi công ban đêm
- Chuẩn bị các máy móc thiết bị như : Máy đầm dùi, máy xoa nền, máy bơm nước …
- Chuẩn bị tổ chức nhân lực thi công 3 ca, mỗi ca gồm 2 kỹ sư, 2 thợ điện máy, 2 trắc đạc, 1 an toàn lao động, 20 công nhân thi công bê tông và 6 công nhân trực cốp pha
- Bêtông được kiểm tra độ sụt trước khi thi công Với mỗi mẻ bê tông, kỷ thuật đơn vị thi công phải ghi lại giờ xe đến hiện trường, giờ bắt đầu đổ, giờ kết thúc đổ và lấy mẩu, bảo dưỡng, thí nghiệm kiểm tra theo qui định
b) Triển khai thi công:
Trang 9- Do chiều cao móng cao 4m, nên chia ra thành 2 đợt đổ bêtông, mỗi đợt đổ 2m nhằm hạn chế ứng suất nhiệt phát sinh do chênh lệch nhiệt độ mặt ngoài và trong lòng khối bêtông trong quá trình đóng rắn
- Đợt đổ bêtông thứ nhất, đổ đến cao độ 2m, cần tạo độ vồng bề mặt bêtông để tiện trong việc vệ sinh và tạo độ nhám đánh xờm bề mặt bêtông sau này
- Dùng 3 xe bơm bêtông bố trí theo bản vẽ mặt bằng biện pháp đổ bêtông móng, hướng ra vào xe bêtông theo biện pháp đổ bêtông móng đính kèm Hứơng đổ bêtông từ tâm ra 4 góc, chiều cao mỗi lớp đổ là 40cm Các lớp đổ cần được đổ và đầm liên tục quay vòng cho tới khi đạt đủ chiều cao của một đợt đổ
- Trong quá trình đổ bêtông móng, bố trí máy thuỷ bình kiểm soát chiều cao đổ bêtông Nhân lực thi công đổ bêtông móng:
o Hai cán bộ kĩ thuật theo sát quá trình đổ
o 16 công nhân điều khiển máy đầm bêtông và 6 công nhân cầm vòi bơm bêtông
o 6 công nhân bố trí xung quanh giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo trong quá trình thi công để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra
o 2 thợ điện túc trực để sửa chữa thiết bị thi công, bố trí hệ thống chiếu sáng cho toàn khu vực đổ bêtông
- Bêtông đợt thứ 2 được đổ 4 ngày sau đợt thứ nhất, trước khi đổ đợt 2 tiến hành làm sạch rác, bùn, bụi và những màng mỏng bêtông trên mặt Cách làm như sau:
o Sau khi ximăng đợt 1 đông cứng (từ 6 -8 giờ), dùng máy phun hỗn hợp nước và cát với áp lực 0.3 – 0.5 Mpa (3-5kg/cm2) để làm nhám bề mặt bêtông Miệng vòi phun cách mặt bêtông 40-60cm, góc nghiêng 40-50o
o Rửa sạch bề mặt bằng tia nước
o Hút khô nước và rải một lớp vữa ximăng có chiều dày từ 2-3cm trước khi đổ bêtông lớp trên Bêtông đổ đến đâu, trải vữa ximăng đến đó
Sau khi đổ xong đợt 2, dùng máy xoa nền đánh mặt, láng nền bêtông
Tiến hành bảo dưỡng bêtông theo một trong 2 cách tùy theo quyết định của Tư vấn
o Hoặc đắp bao bố, tưới nước sao cho đảm bảo bề mặt bêtông luôn ướt trong vòng 6 ngày Nhiệt độ tưới nước và nhiệt độ bề mặt bêtông không nên chênh lệch quá 15o
o Hoặc dùng Sika Antisol S xịt 1 lần lên bề mặt bêtông sau khi đổ để bảo dưỡng bê tông
Trang 10CHƯƠNG III: THI CÔNG CỘT
1 Căn cứ thiết kế:
- TCVN 4453-1995: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 5592-1991: Bêtông nặng Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- Căn cứ vào điều kiện hợp đồng thi công gói thầu số 7D
2 Tài liệu đính kèm:
- Bản vẽ biện pháp thi công cốt pha cột
- Bản vẽ trình tự thi công bêtông cột
3 Nội dung thiết kế:
3.1 Gia công và lắp đặt cốt thép:
a) Công tác chuẩn bị:
- Nghiên cứu bản vẽ cốt thép cột, soạn bản vẽ chi tiết kỹ thuật từng loại thép bao gồm : Đường kính, chiều dài, hình dạng, số thanh … trình tư vấn duyệt trước khi tiến hành gia công
- Cung cấp vật tư theo bản vẽ thiết kế và đề tay được duyệt bao gồm các vật tư thép chính và vật tư phụ như kẽm buộc, cục kê,…
b) Triển khai thi công:
- Gia công cốt thép: dùng 2 máy cắt, 2 máy uốn và 12 công nhân cắt và gia công thép theo bản vẽ chi tiết kỹ thuật đã được phê duyệt Sau đó lắp đặt sẵn thành các lồng thép cột tại bãi gia công để chuẩn bị cẩu lắp vào công trình
- Lắp đặt cốt thép : Dùng cẩu tháp đưa các lồng thép đã gia công sẵn vào vị trí , 4 công nhân tiến hành lắp đặt và nối buộc cốt thép theo qui phạm
- Tiến hành nghiệm thu công tác cốt thép cọc theo qui định bao gồm : Đường kính, số thanh, vị trí, khoảng cách, hình dạng, mối nối …
3.2 Cốp pha cột:
a) Công tác chuẩn bị:
- Dọn sạch mặt bằng thi công, đục xờm bề mặt tiếp giáp giữa móng và cột, búng mực chu vi cột,lắp cốp pha và đổ bê tông chân cột cao 10cm
Trang 11- Cốp pha cột chế tạo theo dạng cốp pha leo được tổ hợp sẵn tại bãi gia công và thoa dầu chống dính
b) Triển khai thi công: Theo chiều cao, cột được thi công làm 3 đợt, mỗi đợt 4m
- Đợt 1 : Từ mặt móng hoặc sàn đến cao trình 4m
o Dùng cẩu tháp lắp đặt các tấm cốt pha đã tổ hợp sẵn vào vị trí và tiến hành lắp đặt theo bản vẽ triển khai
o Dùng hệ chống kích kéo một đầu lắp vào thân cốp pha cột và một đầu gắn xuống mặt móng hoặc sàn thông qua các đinh vít
o Tăng chỉnh hệ chống kích kéo để điều chỉnh độ thẳng đứng của cột
o Lắp đặt sàn thao tác đổ bê tông
o Lắp đặt cầu thang lên sàn thao tác đổ bê tông
o Tiến hành nghiệm thu công tác lắp đặt cốp pha theo qui định bao gồm : kích thước, độ thẳng theo các phương,, độ ổn định, độ kín khít
o Cốp pha cột được tháo dỡ sau khi đổ bêtông 16 giờ
- Đợt 2 &3 : Từ cao trình 4m trở lên
o Tận dụng các lỗ ty neo của đợt 1, lắp sàn thao tác cho đợt 2 theo bản vẽ triển khai
o Lắp đặt cầu thang lên sàn thao tác
o Dùng cẩu tháp lắp đặt các tấm cốt pha đã tổ hợp sẵn vào vị trí và tiến hành lắp đặt theo bản vẽ triển khai
o Dùng hệ chống kích kéo một đầu lắp vào thân cốp pha cột và một đầu gắn xuống sàn thao tác
o Tăng chỉnh hệ chống kích kéo để điều chỉnh độ thẳng đứng của cột
o Lắp đặt sàn thao tác đổ bê tông
o Lắp đặt cầu thang lên sàn thao tác đổ bê tông
o Tiến hành nghiệm thu công tác lắp đặt cốp pha theo qui định bao gồm : kích thước, độ thẳng theo các phương,, độ ổn định, độ kín khít
o Cốp pha cột được tháo dỡ sau khi đổ bêtông 16 giờ
Trang 123.3 Bêtông cột:
a) Công tác chuẩn bị:
- Tính toán khối lượng bêtông yêu cầu, làm phiếu yêu cầu cấp bêtông gửi đơn vị giám sát
- Dọn dẹp mặt bằng thi công, chuẩn bị đường cho xe bêtông ra vào theo bản vẽ biện pháp đổ bêtông cột
- Chuẩn bị các máy móc thiết bị như : Máy đầm dùi …
b) Triển khai thi công:
- Chiều cao cột lớn nên chia thành các đợt đổ, mỗi đợt đổ cột cao 4m
- Đối với những cột tầng dưới, dùng xe bơm bêtông và ống vòi voi để thi công Đối với những cột có độ cao lớn, dùng cẩu tháp gắn ống dẫn bêtông và ống vòi voi để thi công bêtông cột
- Nhân lực thi công bêtông cột gồm: 1 kĩ thuật chỉ đạo đổ bêtông, 2 công nhân đầm bêtông, 2 công nhân cầm vòi bơm bêtông, 2 công nhân kiểm tra xung quanh và vỗ mặt ván khuôn
- Bêtông đợt thứ 2 được đổ 3 ngày sau đợt thứ nhất, trước khi đổ đợt 2 tiến hành làm sạch rác, bùn, bụi và những màng mỏng bêtông trên mặt Cách làm như sau:
o Sau khi bê tông đợt 1 đông cứng (từ 6 -8 giờ), tiến hành đục xờm bề mặt bê tông
o Rửa sạch bề mặt bằng tia nước
o Hút khô nước và rải một lớp vữa ximăng có chiều dày từ 2-3cm trước khi đổ bêtông lớp trên
- Bêtông được kiểm tra độ sụt trước khi thi công Với mỗi mẻ bê tông, kỷ thuật đơn vị thi công phải ghi lại giờ xe đến hiện trường, giờ bắt đầu đổ, giờ kết thúc đổ và lấy mẩu, bảo dưỡng, thí nghiệm kiểm tra theo qui định
- Sau khi đổ bêtông, tiến hành bảo dưỡng bêtông theo một trong 2 cách tùy theo quyết định của Tư vấn:
o Hoặc đắp bao bố, tưới nước sao cho đảm bảo bề mặt bêtông luôn ướt trong vòng 6 ngày Nhiệt độ tưới nước và nhiệt độ bề mặt bêtông không nên chênh lệch quá 15o
o Hoặc dùng Sika Antisol S xịt 1 lần lên bề mặt để bảo dưỡng bêtông