THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU: THI CÔNG XÂY LẮP DỰ ÁN: XÂY DỰNG CẦU VƯỢT GIAO LỘ D1 VÀ LÊ VĂN VIỆTĐỊA ĐIỂM: KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHPHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:1) Phạm vi và địa điểm xây dựng:Cầu vượt tại nút giao thông giao lộ đường D1 Lê Văn Việt vượt qua Rạch suối Cái và đường Lê Văn Việt trên tuyến đường D1 trong khu công nghệ cao Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đầu: Tại Km0+00 (lý trình dự án) nằm trên đường D1 Điểm cuối: Tại Km0+580 (lý trình dự án) nằm trên đường D1 Tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu 580m (không kể đường gom)
Trang 1TỔNG CÔNG TY XDCTGT 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU: THI CÔNG XÂY LẮP
DỰ ÁN: XÂY DỰNG CẦU VƯỢT GIAO LỘ D1 VÀ LÊ VĂN VIỆT ĐỊA ĐIỂM: KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:
1) Phạm vi và địa điểm xây dựng:
Cầu vượt tại nút giao thông giao lộ đường D1 - Lê Văn Việt vượt qua Rạch suốiCái và đường Lê Văn Việt trên tuyến đường D1 trong khu công nghệ cao Quận 9 –Thành phố Hồ Chí Minh
- Điểm đầu: Tại Km0+00 (lý trình dự án) nằm trên đường D1
- Điểm cuối: Tại Km0+580 (lý trình dự án) nằm trên đường D1
- Tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu 580m (không kể đường gom)
2 Quy mô xây dựng:
2.1 Loại công trình và chức năng: Công trình cầu đường bộ cấp II
2.2 Quy mô và các đặc điểm khác:
Phần cầu:
- Qui mô công trình: Cầu xây dựng bằng BTCT và BTCT dự ứng lực
- Tuổi thọ thiết kế công trình: 100 năm
- Vị trí: Tim cầu và tuyến trùng theo quy hoạch tim đường trục chính D1
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL93, người đi bộ 3x10-3Mpa
- Cấp động đất: Cấp IV theo khu vực
- Tĩnh không:
+ Thông thuyền: Không có thông thuyền, đáy dầm cách mực nước tần suất H =5% là 1m
+ Đường Lê Văn Việt: 4,75m
+ Đường gom phía xa lộ Hà Nội: 3,5m
+ Đường gom phía D2b: 4,75m
- Kết cấu phần trên:
Cầu gồm 7 nhịp dầm BTCT dự ứng lực Sơ đồ nhịp: 34,90m + (42 + 63 + 42)m+ 2x35m + 34,90m Chiều dài toàn bộ cầu tính đến đuôi mố là: 293,05m
Trang 2Trong đó:
Nhịp chính: dầm khung liên tục bằng BTCT DUL có sơ đồ nhịp (42+63+42)mbằng BTCT DƯL 45Mpa, mặt cắt ngang cầu có dạng hình hộp có vách xiên, chiềucao hộp thay đổi từ 3,5m tại vị trí trụ chính tới 1,8m tại vị trí giữa nhịp và trụ biên;dầm được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng trên xe đúc
Nhịp dẫn: Cầu gồm 4 nhịp dẫn dầm hộp bằng BTCT DUL liên tục đúc tại chỗtrên đà giáo (phía xa lộ Hà Nội gồm 1 nhịp dài 34,9m; phía đường Lê Văn Việt gồm
2 nhịp dài 35m và 1 nhịp 34,9m); bê tông dầm có cường độ 45Mpa, chiều cao dầmkhông đổi h=1,8m Các nhịp dẫn sau khi đúc xong sẽ được hợp long với dầm chínhtạo thành hệ khung dầm liên tục
Khổ cầu: Gồm 4 làn xe cơ giới Chiều rộng B = 3,25m (gờ lan can và lề bộ hành)+ 7,5m (mặt đường) + 0,5m (gờ lan can) +7m (khoảng cách giữa hai cầu) + 0,5m (gờlan can) + 7,5m (mặt đường) + 3,25m (gờ lan can và lề bộ hành) = 29,5m; phânthành 2 cầu riêng biệt, mỗi cầu rộng 11,25m; khoảng cách giữa 2 cầu là 7m
- Kết cấu phần dưới :
+ Mố cầu: Cầu gồm 4 mố bằng BTCT đổ tại chỗ trên hệ móng cọc khoan nhồiD=1,0m
Cường độ BT chịu nén của mố và cọc khoan nhồi 30Mpa
+ Trụ cầu: Cầu gồm 12 trụ bằng BTCT đổ tại chỗ trên hệ móng cọc khoan nhồiD=1,0m
Cường độ BT chịu nén của bệ trụ chính 35Mpa, thân trụ ngàm 45Mpa
Cường độ BT chịu nén của bệ trụ dẫn 30Mpa, thân trụ dẫn 35Mpa
Cường độ bê tông chịu nén cọc khoan nhồi 30Mpa
+ Tường chắn: phía sau mố M0 và M7 có bố trí tường chắn đất Kết cấu tườngchắn bằng BTCT, cường độ BT chịu nén 30Mpa, móng đặt trên nền cọc ép BTCT30x30cm hoặc trên nền thiên nhiên đã được gia cố bằng cừ tràm Chiều dài tườngchắn đất phía sau mố M0 biến đổi từ 42 ~ 53,4m, phía sau mố M7 từ 70,95 ~82,35m
Đường đầu cầu:
- Chiều dài đường đầu cầu 287m (trong đó tường chắn dài 124m); tim tuyến theoquy hoạch tim đường trục chính D1 đã được duyệt
- Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu, vận tốc thiết kế 60Km/h
- Bán kính đường cong đứng R(lồi) ≥1800m; R(lõm) ≥1000m; độ dốc dọc: imax ≤ 5%
- Mặt cắt ngang: B = 9,0m (vỉa hè) + 12m (mặt đường) + 8m (dải phân cách giữa)+ 12m (mặt đường) + 9,0m (vỉa hè) = 50m
- Nền, mặt đường:
Trang 3+ Đường hai đầu cầu phạm vi từ các tường chắn trở ra hiện tại đã thi công xongtheo dự án đường D1, do đó nền đường phạm vi đường dẫn không phải xử lý nền,chỉ vuốt nối từ mặt đường hiện tại lên cầu.
+ Phía xa lộ Hà Nội: không xử lý nền đường (do đường D1 hiện hữu đã xử lýnền) vuốt nối từ mặt đường hiện hữu lên cầu
+ Phía đường D2b: đào vét bùn dày 1,0m, trải 01 lớp vải địa kỹ thuật cường độ R
≥ 12kN/m, đắp bù bằng cát, chặt yêu cầu K ≥ 95; 50cm dưới đáy kết cấu áo đườngđắp cát với độ chặt yêu cầu K ≥ 98; trên lớp cát được trải 01 lớp vải địa kỹ thuậtcường độ R ≥ 25kN/m
+ Cửa lọc ngược làm bằng ống PVC đường kính 6cm dài 3.5m, đầu ống bêntrong nền đường được quấn một lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách, khoảng cách trungbình giữa hai ống liền kề là 5m
+ Mái ta luy đắp bao bằng đất sét dày 1,0m, độ dốc 1:1,5
+ Mặt đường: cấp cao A1, mô đun đàn hồi Eyc ≥ 153Mpa
Đường gom hai bên đầu cầu:
+ Bố trí đường gom chạy dọc hai bên đầu cầu và đi chui dưới cầu, tổng chiều dàiđường gom: 588,34m
+ Khổ đường gom: 6,0m (mặt đường) + 3,75m (vỉa hè) + 0,5m (dải an toàn chạydọc tường chắn)
+ Mặt đường: mô đun đàn hồi Eyc ≥ 153Mpa (tương tự như mặt đường của tuyếnchính)
Các công trình khác:
- Hệ thống thoát nước: cống tròn Ø 600 bố trí hai bên vỉa hè, thoát ra rạch SuốiCái Phạm vi vỉa hè dọc tường chắn và cầu bố trí hệ thống rãnh dọc BTCT 0,5x0,6m
- Vỉa hè: Bề rộng và cấu tạo thay đổi tùy theo vị trí:
+ Dọc tuyến: Lát gạch Terrazzo (30x30x3) trên nền bê tông dày 10cm
+ Đường gom: Rộng 3,75m, lát gạch Terrazzo (30x30x3) trên nền bê tông dày10cm
+ Trên cầu: Rộng 3,0m, lát gạch tráng trí trên nền đan BTCT dày 9,0cm
- Hệ thống chiếu sáng, cây xanh: Được xây dựng và bố trí đồng bộ theo quy định
- Tổ chức giao thông: Tổ chức giao thông bằng, có vuốt nối với đường D1 hiệnhữu Bố trí vạch sơn, biển báo theo quy định
- Cầu tạm hiện hữu với kết cấu 3 nhịp sắt có chiều dài mỗi nhịp 21,14m, tổngchiều dài toàn cầu là 65,72m được đặt trên 2 mố và 2 trụ cầu trên nền cọc bê tông cốtthép 30x30cm; bề rộng lưu thông cầu 4m Hiện tại cầu phục vụ lưu thông chính trênđường D1 từ đoạn 1 sang đường Lê Văn Việt cũng như đường D1 đoạn 2 Cầu tạmnày sẽ được dỡ bỏ trong thời gian thi công xây dựng cầu vượt
Trang 4- Đường tạm phục vụ thi công:
+ Để đảm bảo giao thông trên đường D1 từ đọan 1 sang đường Lê Văn Việt cũngnhư đường D1 đoạn 2 khi tháo dỡ cầu tạm cũng như trong suốt quá trình thi côngxây dựng cầu vượt nhà thầu phải cải tạo đoạn đường Nam Cao cũ để đảm bảo giaothông cho toàn khu vực Còn đường N2, N6 và cầu vượt qua suối Tiên trên đườngN6 đã được bàn giao đưa vào sử dụng
+ Để đảm bảo giao thông trên đường Lê Văn Việt nhà thầu phải mở rộng đường
Lê Văn Việt hiện hữu 6,5m ra mỗi bên theo từng giai đoạn thi công cầu vượt
II GIỚI THIỆU GÓI THẦU:
1 Đặc điểm địa hình:
1.1 Địa hình và hiện trạng giao thông:
- Cầu D1 được xây dựng trên sông rạch Suối Cái tại vị trí nút giao giữa đường D1
và đường Lê Văn Việt
+ Từ đầu tuyến D1 tới gần Suối Cái đã thi công xong phần áo đường bê tôngnhựa hạt thô, dọc hai bên đường có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như công tySonion Việt Nam, công ty Nidec, công ty Allied…
+ Khu vực tuyến D1 từ rạch Suối Cái tới đường D2b (về cuối tuyến) đang đượctriển khai xây dựng, cao độ nền đường thay đổi từ (+1,8 ÷ +2,4)m Hai bên đườngdọc theo tuyến này có một số bụi cây nhỏ và mương rạch
+ Tại vị trí đường D1 giao cắt với rạch Suối Cái, cơ quan quản lý đã cho xâydựng 1 cầu tạm bằng dầm Bailey vượt qua rạch Suối Cái và giao bằng với đường LêVăn Việt Cầu gồm 3 nhịp 21m, bề rộng cầu B=6m, bề rộng phần xe chạy B=4m, tảitrọng ô tô thiết kế H30 Mố và trụ cầu bằng BTCT đặt trên nền cọc đóng BTCT
- Đường Lê Văn Việt hiện tại có bề rộng mặt đường 6,5m, cao độ mặt đường thayđổi từ (+1,8 ÷ +2,05)m Trong tương lai sẽ được mở rộng thành đường đôi với tổng
bề rộng 30m, cao độ mặt đường tại vị trí nút giao với đường D1 là 3,14m
- Trong khu vực quy hoạch hiện có 3 cầu đã được xây dựng và một cầu tạm trênđường Lê Văn Việt, cụ thể như sau:
+ Cầu Suối Cái nằm trên xa lộ Hà Nội: cầu gồm 1 nhịp dầm bê tông cốt thép dựứng lực có chiều dài L = 24,7m; mố bằng BTCT Tải trọng qua cầu 20 tấn
+ Cầu Bến Nọc nằm trên đường Lê Văn Việt, cầu gồm 3 nhịp dầm BTCT dự ứnglực có chiều dài mỗi nhịp L = 18,6m, chiều rộng cầu B=7,66m Kết cấu mố, trụ bằngBTCT đặt trên nền cọc đóng BTCT Tải trọng qua cầu 18 tấn
+ Cầu vượt qua rạch Can trên đường D1 gồm 3 nhịp dầm bản BTCT dự ứng lựckéo trước, chiều dài nhịp L = 20m Khổ cầu: cầu gồm 2 cầu đơn có bề rộng mỗi cầu16,75m; khoảng hở giữa hai cầu là 7,1m; kết cấu mố, trụ bằng BTCT đổ tại chỗ đặttrên nền cọc đóng BTCT 40cm x 40cm Tải trọng qua cầu: HL 93, người 3kN/m2
Trang 5+ Cầu tạm vượt qua Suối Cái tại nút giao giữa đường D1 và Lê Văn Việt Kết cấudầm Bailey, chiều dài 3 nhịp x 21m = 63m, chiều rộng cầu B = 6m, bề rộng phần xechạy 4m Mố, trụ bằng BTCT đặt trên nền cọc đóng BTCT 30cm x 30cm Tải trọng
ô tô thiết kế H30
2.2 Lòng suối:
- Rạch Suối Cái là một phần của rạch Gò Công với chức năng chính là tiêu thoátnước và vệ sinh môi trường, hiện nay rạch đang được triển khai nạo vét
- Theo hồ sơ dự án cải tạo, nạo vét Suối Cái, kè bờ Suối Cái và nhánh Suối Tiên
do Công ty cổ phần TVXD thủy lợi 2 lập năm 2006 và theo quyết định số SNN-QLĐT ngày 03/07/2006 của sở NN & PTNT thì rạch Suối Cái tại vị trí cầuvượt D1 và Lê Văn Việt có qui mô như sau:
175/QĐ-+ Bề rộng đáy nạo vét: Bđ = 25m
+ Cao độ đáy nạo vét: -2,0m
+ Cao độ bờ kênh: +2,96m ÷ +3,2m
+ Mái dốc thảm đá dày 0,3m, độ dốc mái ta luy m=2
2 Đặc điểm khí, hậu thủy văn khu vực:
2.1 Đặc điểm khí hậu, khí tượng:
- Khu công nghệ cao thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đặc điểm khí hậu làkhí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
+ Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, mưa lớn thườngxảy ra vào tháng VIII và IX, cũng có khi vào tháng X Lượng mưa phân phối khôngđều trong năm Có tới (75 – 95)% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa Lượngmưa các tháng lớn chiếm (15 – 20%) lượng mưa năm Lượng mưa ngày lớn nhấtnhiều năm: 1641,6mm
+ Mùa khô kéo dài tháng XI đến tháng V năm sau Lượng mưa trong mùa này rấtnhỏ, chỉ chiếm (10 – 25%) lượng mưa năm, trong đó ba tháng I – III có lượng mưanhỏ nhất
- Độ ẩm không khí bình quân năm bằng khoảng (80 – 90)%, tăng lên trong mùamưa và giảm đi trong màu khô, tháng III thường có độ ẩm thấp nhất vào khoảng (60– 75)%
- Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm: 27ºC
- Tốc độ gió trung bình lớn nhất tháng và năm: 25m/s (11/08/1981 theo hướngTây Nam)
2.2 Thủy văn:
- Tổng hợp kết quả khảo sát tính toán thủy văn bước lập dự án và bước TKKT doChủ đầu tư cung cấp cho số liệu sau:
Trang 6Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
08 lỗ khoan tại mố trụ và 04 lỗ khoan tại tường chắn hai đầu cầu
- Tổng hợp tài liệu khoan khảo sát tại các lỗ khoan do Ban QLDA cung cấp chothấy cấu trúc nền tại vị trí dự kiến xây dựng trong phạm vi khảo sát theo thứ tự từtrên xuống dưới có thể chia thành các lớp như sau:
3.1.1 Lớp đất đắp ĐĐ1: Cát hạt trung, á cát màu vàng nâu
Lớp này gặp ở hầu hết các hố khoan, phân bố ở ngay trên bề mặt khảo sát Chiềudày lớp thay đổi từ 1,50m đến 4,20m
3.1.2 Lớp số 1: Bùn á sét – bùn sét lẫn hữu cơ màu xám đen
Lớp này gặp hầu hết các hố khoan (trừ lỗ khoan C1, C8, D1, D2, D3), nằm phíadưới lớp đất đắp ĐĐ1 Đây là lớp đất yếu có chiều dày nhỏ thay đổi từ 0,0m đến2,00m
3.1.3 Lớp thấu kính TK1: Á cát màu xám trắng, dẻo mềm
Lớp này gặp ở lỗ khoan C1, C2, C8 nằm ngay dưới ĐĐ Chiều dày lớp 1,4m đến2,5m
3.1.4 Lớp thấu kính TK2: Á sét màu xám trắng, dẻo mềm
Lớp này gặp ở lỗ khoan C6, C7, D1, D2, D3 nằm ngay dưới lớp số 1 Chiều dàylớp 1,1m đến 3,8m
3.1.5 Lớp số 2: Sét màu nâu đỏ, xám trắng, dẻo cứng
Lớp này gặp tất cả các hố khoan, nằm dưới lớp số 1, TK1 và TK2 Chiều dày lớpnày thay đổi từ 1,5m đến 7,1m
3.1.6 Lớp số 3: Sét màu xám sậm, dẻo nhão
Lớp này gặp hầu hết ở các lỗ khoan (trừ lỗ khoan D2) Chiều dày lớp thay đổi từ2,5m đến 7,5m
3.1.7 Lớp số 4: Sét màu nâu vàng, nửa cứng
Lớp này gặp ở hầu hết các hố khoan (trừ lỗ khoan C3), nằm phía dưới lớp số 3.Chiều dày lớp thay đổi từ 2,2m đến 12,1m
3.1.8 Lớp thấu kính TK3: Á sét màu xám nhạt, dẻo mềm
Trang 7Lớp này gặp ở lỗ khoan C8, nằm ngay giữa lớp 6 Chiều dày 1,0m.
3.1.9 Lớp số 5: Á sét lẫn cát màu vàng, dẻo cứng
Lớp này gặp ở các hố khoan D1, D3, C3, C4, C5, C6 chiều dày lớp thay đổi từ1,0m đến 4,4m
3.1.10 Lớp số 6: Á cát màu vàng lẫn hồng, trạng thái dẻo
Lớp này gặp ở tất cả các lỗ khoan, trong lớp 6 có xen kẹp các thấu kính á sét TK3(lỗ khoan D3) và thấu kính sét TK4 (hố khoan C4) Tại các lỗ khoan D1, D2, D3, D4kết thúc lỗ khoan trong lớp 6, tại các lỗ khoan còn lại chiều dày lớp từ 18,5m đến29,0m
3.1.11 Lớp thấu kính TK4: Á sét màu xám nâu đỏ, dẻo mềm
Lớp này gặp ở lỗ khoan D3, nằm giữa lớp 6 Chiều dày lớp 1,7m
3.1.12 Lớp thấu kính TK5: Á sét màu xám nâu đỏ, dẻo cứng
Lớp này gặp ở lỗ khoan C4, nằm giữa lớp 6 Chiều dày lớp 1,5m
3.1.13 Lớp số 7: Á sét bụi, sét lẫn bụi màu vàng, cứng
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan cầu, nằm phía dưới lớp 6 Chiều dày lớp thayđổi từ 7,0m đến 10,3m
3.1.14 Lớp số 8: Á sét, sét dăm sạn màu xám xanh, cứng (Đá Andezite phonghóa)
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan C1 – C8, nằm phía dưới lớp 7, các hố khoanchưa kết thúc ở lớp này Hiện đã khoan vào lớp này từ 1,0m đến 3,0m
3.2 Đặc điểm địa chất thủy văn:
Khu vực chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của Biển Đông: Thủy triều lênxuống 2 lần/ngày
PHẦN 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG
Trang 8+ Phòng thí nghiệm hiện trường : 48 m2
+ Tường rào bảo vệ, hệ thống thoát nước : 1415 m
+ Bể nước phục vụ sinh hoạt/ thi công : 10/20 m3
+ Đường đảm bảo giao thông Bm = 3,5m : 3528 m2
1.2 Công tác chuẩn bị:
+ Công tác chuẩn bị được tiến hành ngay khi có thông báo trúng thầu trong thờigian thương thảo hợp đồng, thi công khi có lệnh khởi công của Chủ đầu tư gồm cáccông tác:
- Điều động nhân công, xe máy, thiết bị thi công chủ yếu tới hiện trường, tiếnhành làm lán trại, xây dựng mặt bằng thi công, tập kết nguyên vật liệu tới hiệntrường
- Văn phòng làm việc của Ban điều hành công trường được bố trí tại nơi phù hợpvới công tác điều hành thi công, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi công.Phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, riêng đối với cácloại vật tư nhập ngoại, vật tư đặc chủng Nhà thầu sẽ hợp đồng với các đơn vị thínghiệm hợp chuẩn và có uy tín để thí nghiệm
- Trang bị đầy đủ các biển báo trên công trường như: biển báo công trường ,bảngnội quy công trường, an toàn lao động, rào chắn, barie dẫn hướng
- Trang bị cho công nhân đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động gồm: mũ, găngtay, ủng, giày, kính bảo vệ mắt v.v
- Điều kiện giao thông, liên lạc: tại công trường được bố trí điện thoại, máy Fax
và hệ thống Internet để phục vụ cho công tác liên lạc được thuận lợi
- Trắc đạc để định vị các kết cấu công trình: sử dụng máy toàn đạc điện tử và máythủy bình
II SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNGín
Trang 9BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
KỸ THUẬT
m
1/ Sơ đồ tổ chức hiện trường:
- Văn phòng Ban điều hành dự án, đại diện nhà thầu làm việc trực tiếp với các cơquan có thẩm quyền và điều hành toàn bộ công trình Trong quá trình thi công cácphòng ban nghiệp vụ và các đội sẽ hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết
- Ban chỉ huy công trường gồm một Chỉ huy trưởng: Phụ trách toàn bộ công
việc, 2 Chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật và kế hoạch giúp việc cho Chỉ huy trưởng
- Bộ phận kế hoạch-vật tư thiết bị: phụ trách công tác hành chính- quản trị, giao
dịch, cung cấp vật tư, thiết bị công trình theo đúng tiến độ
- Bộ phận kỹ thuật: Quản lý chất lượng kỹ thuật, chịu trách nhiệm về khối
lượng, chất lượng, an toàn trong suốt quá trình thi công
- Đội thi công gồm các tổ thi công: Thực hiện các công việc như ép cọc, thi
công bê tông, thi công cốt thép, thi công cọc khoan nhồi, thi công đường, thi côngkết cấu nhịp,…theo đúng tiến độ và chất lượng thiết kế theo sự chỉ đạo của Ban chỉhuy công trường
2/ Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường:
a/ Trụ sở chính:
+ Công tác chuẩn bị tại văn phòng.
- Làm thủ tục hợp đồng
- Thiết kế chi tiết bản vẽ biện pháp tổ chức thi công
- Lập kế hoạch thi công
- Lập kế hoạch cung cấp vật tư
- Lập kế hoạch điều động thiết bị phục vụ thi công cho dự án
- Lập kế hoạch tài chính phục vụ thi công
- Lập quy trình quản lý nhân sự, cấp phát vật tư, thiết bị, tài chính, chất lượng
- Ban hành hệ thống các biểu mẫu báo cáo, thống kê số liệu
- Lên công tác triển khai tổ chức nhân sự
Trang 10- Lên kế hoạch nghiệm thu thanh toán.
- Lên công tác bàn giao công trình
b/ Quản lý hiện trường: (Ban Chỉ huy công trường)
+ Công tác chuẩn bị tại hiện trường
- Lập kế hoạch chi tiết công việc hiện trường
- Điều hành bộ máy tổ chức hiện trường
- Lập tiến độ cung cấp vật tư theo tiến độ thi công
- Cung cấp chứng từ giao nhận vật tư
- Bố trí thiết bị và vật tư xây dựng
- Lập hồ sơ nghiệm thu hạng mục công việc
- Lập thủ tục thanh toán cho các công việc hiện trường
- Đại diện nhà thầu trong quan hệ với Chủ đầu tư, Thiết kế, Tư vấn giám sát
- Phối hợp với các phòng ban tại trụ sở chính và chịu sự điều hành của Ban Giámđốc tại trụ sở chính
+ Có quyền:
- Ra quyết định điều hành đối với tất cả mọi hoạt động diễn ra trên công trường
- Đại diện cho Công ty trong mọi hoạt động giao dịch, trao đổi, quan hệ với chínhquyền, Chủ đầu tư… về tất cả các vấn đề liên quan đến công trình
+ Nghĩa vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của công trình
- Liên tục kiểm soát mọi hoạt động của các bộ phận chức năng liên quan đếncông trình
- Báo cáo các vướng mắc tại công trường để được giải quyết kịp thời nhanhchóng, chính xác
III CÔNG TÁC THI CÔNG
- Hai cầu phía thượng lưu và hạ lưu được thi công cùng lúc
- Đường gom dọc theo tường chắn và toàn bộ vỉa hè phía dưới cầu sẽ được thicông đồng bộ sau khi cầu hoàn thành
- Sau khi bản vẽ thiết kế thi công được phê duyệt tiến hành triển khai thi công cáchạng mục của công trình Công tác xây dựng đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế vàchất lượng đạt yêu cầu Các bước thi công được tiến hành như sau:
A Trình tự và biện pháp thi công cầu phía thượng lưu:
1 Thi công kết cấu phần dưới:
1.1 Công nghệ thi công cọc khoan nhồi:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Thi công đường công vụ để phục vụ trong công tác thi công các hạng mục liênquan
Trang 11- Đào bỏ kết cấu mặt đường hiện tại phía các mố trụ
- San ủi tạo mặt bằng thi công
- Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:
+ Hồ sơ tài liệu tọa độ của các mố hoặc trụ
+ Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí mố, trụ
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công mố, trụ
+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cầu
+ Tài liệu về các công trình hiện hữu gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nước, cáccông trình ngầm, các chướng ngại…)
+ Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bịkhác
+ Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng loại móng cọc
+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoannhồi và công tác kiểm tra chất lượng cọc
+ Các biểu mẫu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc
+ Kiểm tra lại cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng, định vị khung dẫn hướng.+ Gia công ống vách thép có đường kính và chiều dày thích hợp với đường kínhcọc khoan nhồi, chiều dài và số lượng theo từng móng mố trụ Đầu tiên ống vách cóhàn gắn một mặt bích để có thể dùng bu lông liên kết búa rung với ống vách Cácmặt bích chế tạo tại xưởng cơ khí theo một thiết kế phù hợp để liên kết với đầu ốngvách Đầu dưới ống vách có gia cố để tăng độ cứng cho chân ống vách
+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng mố trụ khi thicông
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước 150m3 đến các mố trụ.+ Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo
Bước 2: Định vị hố khoan và lắp dựng ống vách
Căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng cọc và dựa trên cơ sở hệ lưới định
vị quốc gia Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử.Ống vách được chế tạo trong xưởng theo đúng bản vẽ thi công và vận chuyển đếncông trường bằng đường bộ
Ống vách trước khi đưa rung hạ không được móp méo
Sau khi rung hạ xong ống vách dùng máy toàn đạc kiểm tra vị trí ống vách trướckhi khoan
Bước 3: khoan tạo lỗ
Sau khi định vị tim cọc, tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung
- Đưa máy khoan vào vị trí, máy khoan được đặt vào vị trí chỉ khi tình trạng đất ởphạm vi chịu đỡ đặt máy đã được nén chặt (khi cần thiết phía dưới cho đệm những
Trang 12tấm thép hàn xếp vào nhau) Lúc đặt máy phải giữ thăng bằng không được xuất hiệntình trạng nghiêng ngã, chuyển vị Sau khi đặt máy vào đúng vị trí, cho kiểm trabằng cách thử chuyển động máy không tải, dịch chuyển trên mặt phẳng phải nhỏ hơn50mm, độ nghiêng của giàn đỡ và sàn đặt máy phải nhỏ hơn 2%.
- Nhằm khống chế chính xác về độ sâu lỗ khoan, cần phải đo đạt trước, ghi rõchiều dài mũi khoan và cần khoan, làm móc đo khống chế trên cần khoan để tiệnviệc quan sát và lập biên bản trong thi công
- Điều chỉnh độ nằm ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máytrắc đạc và khoan lấy đất bên trong đến cao độ thiết kế
- Lúc gầu khoan di chuyển trong hố, nên khống chế lên xuống ở tốc độ 0.575m/s,gầu trống thì có thể khống chế trong 0.83m/s, nắp mở ở dưới gầu phải để ở trạngthái đóng kín trong suốt quá trình khoan
- Giữ ổn định thành vách đất trong quá trình khoan tạo lỗ bằng vữa Bentonit.Trong quá trình khoan phải giữ cho dung dịch vữa Bentonite không hạ xuống, giữsuốt từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cho mặt vữa luôn cao hơn mực nước ngầmkhoảng 2m Lúc đổ chất bả phải theo dõi tình trạng biến hoá của dung dịch vữatrong lỗ khoan, vừa phải nhồi trộn vữa để duy trì độ cao vữa Ngoài ra còn phảikiểm tra trong một thời gian nhất định, điều chỉnh các thông số tính năng của dungdịch vữa giữ thành
Các thông số chủ yếu của vữa Bentonit thường được thống kê như sau (theo22TCN 257-2000):
1 Khối lượng riêng Từ 1,05 -1,15 Tỷ trọng kế dung dịch sét hoặcBomeke
2 Độ nhớt Từ 18 - 45 sec Phương pháp phễu 500/700cc
5 Lượng mất nước < 30 cc/30 phút dụng cụ đo độ mất nước
6 Độ dày của áo sét Từ 1-3 mm/ 30 phút dụng cụ đo độ mất nước
Trang 13hoặc dự tính ban đầu, phải tiến hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký đồngthời báo cáo với đơn vị Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý phùhợp.
Bước 4: xử lý lắng cặn
Công tác xử lý lắng cặn phải thực hiện trước khi đổ bê tông Khi khoan cọc đếncao độ thiết kế, không được để đọng bùn đất hoặc vữa sét ở đáy lỗ khoan làm giảmkhả năng chiụ tải của cọc Đối với mỗi cọc, sau khi khoan đều phải thực hiện việc xử
lý cặn lắng kỹ lưỡng
Sau khi khoan đạt được độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hànhchờ lắng trong khoảng 1-:-2giờ Xử lý cặn lắng dưới đáy lỗ khoan bằng thổi rửa kếthợp xói hút toàn bộ đất bùn lẫn Bentonite ở dạng mềm nhão lắng dưới đáy lỗ khoanđều phải được vét hết Kết thúc của việc xử lý cặn lắng được xác định như sau:
+ Tạp chất được lấy lên cuối cùng phải là đất nguyên thổ của nền
+ Cao độ đáy lỗ khoan khi kết thúc công tác xử lý cặn lắng tối thiểu phải bằnghoặc sâu hơn so với độ cao trước khi xử lý
+ Việc kiểm tra lần cuối cùng thực hiện trước khi đổ bê tông 15 phút
+ Lỗ khoan đầu tiên của mỗi mố trụ sẽ được kiểm tra SPT lớp đất tại đáy hốkhoan sau khi xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan và trước khi đổ bê tông để quyết địnhchính thức chiều dài cọc
- Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bêtông lồng cốt thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan Lồng cốt thépphải được giữ cách đáy hố khoan 10 cm
- Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:
+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống
+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuốicùng
+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép
Trang 14+ Kiểm tra đáy lỗ khoan
+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên
- Lồng cốt thép sau khi ghép nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng vàthông suốt; độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1cm
Bước 6: Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
Kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15phút trước khi đổ bê tông
Bê tông dùng loại thương phẩm chở bằng xe chuyên dụng từ trạm trộn tới hiệntrường Đổ bê tông cọc theo phương pháp vữa dâng rút ống thẳng đứng Khi đổ bêtông cần tuân thủ các quy định sau:
- Trước khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy hốkhoan 20 cm Lắp phễu đổ vào đầu trên ống dẫn
- Treo quả cầu đổ bê tông bằng giây thép 2 hoặc 3mm hoặc giây thừng Quả cầuđược đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phễu khoảng từ 2040 cm và phảitiếp xúc kín khít với thành ống dẫn
- Dùng máy bơm rót dần bê tông vào cạnh phễu, không được rót trực tiếp bê tônglên cầu làm lật cầu Không được đổ vào cọc phần bê tông bôi trơn máy bơm
- Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và tiếptục cấp bê tông vào phễu
- Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm chuyển dịch lồng thép và tránhlàm bê tông bị phân tầng
- Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tôngtối thiểu là 2m và không vượt quá 5m Không được cho ống chuyển động ngang Khidịch chuyển ống thẳng đứng phải tính toán xác định chính xác mũi của ống dẫn đảmbảo không được đưa mũi ống dẫn bê tông sai với quy định của điều này Tốc độ rút hạống khống chế khoảng 1,5 m/phút
- Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm kiểm tra chấtlượng bằng mắt và bằng cách đo độ sụt
- Nếu độ sụt không đảm bảo (thấp so với thiết kế) thì phải điều chỉnh nhưngkhông được cho thêm nước vào vữa
- Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống, cấm không được lắc ống ngang, cấmdùng đòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc dùngbiện pháp kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra Khi xử lý tắc ống theophương pháp này, phải xác định chính xác cao độ mặt bê tông và cao độ mũi ống dẫn đểtránh rút ống sai với qui định
- Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông vàcao độ mặt bê tông trong lỗ để kiểm tra tương đối đường kính trung bình và tình trạngthành vách của lỗ khoan
- Khi đổ bê tông cọc ở giai đoạn cuối thường gặp vữa hạt nhỏ nổi lên, vì vậy phảitiếp tục đổ bê tông để toàn bộ vữa đồng nhất dâng đến cao độ đỉnh cọc theo thiết kế Đểxác định mật độ đá dăm trên lớp mặt bê tông phải lấy mẫu trực tiếp để thí nghiệm kiểmtra đối chứng theo tiêu chuẩn TCVN 3110:1979 Người thực hiện công tác đo phải làchuyên trách và có kinh nghiệm
Trang 15* Một số yêu cầu kỹ thuật với công tác bê tông:
Để đạt bê tông 30MPa theo thiết kết, cấp phối bê tông cần được thiết kế để cường
độ chịu nén mẫu sau 28 ngày đạt tối thiểu 33MPa, nghĩa là tăng thêm 10% cường độ.Thường dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt 18cm±2cm Nhất thiết phải đổ hết
bê tông trong thời gian 1 giờ sau khi trộn nhằm tránh hiện tượng tắc ống do tính lưuđộng của bê tông giảm
* Lưu ý: phòng ngừa tốc độ đổ bê tông trong ống bị giảm khi đổ bê tông phần
trên của cọc.
Phần bê tông trên đỉnh cọc khoan nhồi sau khi kết thúc công tác đổ bê tôngthường có lẫn tạp chất và bùn nên cọc thường được đổ vượt lên tối thiểu khoảng1.2m so với cao độ đáy bệ Phần bê tông đổ vượt này sẽ được đục bỏ hết đến cao độthiết kế sau đó dùng nước rửa cho sạch mạt đá, cát bụi trên đầu cọc
Bước 7: Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công và hoàn thiện cọc.
Toàn bộ các cọc được kiểm định bằng phương pháp siêu âm Ống dùng để phục
vụ công tác siêu âm bằng thép (hoặc bằng nhựa) đảm bảo không bị phá hoại do áplực vữa trong quá trình đổ bê tông cọc Tùy thuộc đường kính cọc mà bố trí ống chophù hợp, tuy nhiên phải bố trí ít nhất 01 ống có đường kính trong D114mm, các ốngcòn lại có đường kính trong D55mm Các ống được đặt sát theo vành cốt thép dọc.Chiều dài ống xuyên suốt từ đỉnh cọc đến cách mũi cọc 20cm (đối với ống cóD55cm và 50cm (đối với ống có D114mm) Đáy ống cần được bịt kín để tránh bùn,vữa bê tông hoặc tạp chất chui vào ống Đầu trên cần phải nhô cao hơn điểm dừng
đổ bê tông cọc khoảng 50-:-80cm và cũng được bịt kín
Toàn bộ các cọc sẽ được kiểm tra mức độ lắng đọng mùn dưới mũi cọc sau khi đổ
bê tông Để kiểm tra sẽ khoan thủng qua phần bê tông dưới mũi ống D114mm chotới lớp đất nền nguyên dạng dưới mũi cọc Đo kiểm tra mức độ mùn bằng lấy mẫu,nếu độ mùn dưới mũi cọc vượt quá mức quy định trong quy trình thì cần phải xử lý,biện pháp xử lý sẽ được quy định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mức độ lắngđọng mùn, loại mùn
Ngoài hai phương pháp kiểm tra nêu trên còn dự phòng khoảng 5% số cọc sẽđược kiểm tra bổ sung bằng khoan lấy mẫu và nén mẫu trên suốt chiều dài cọc nếutrong quá trình thi công cọc có hiện tượng bất thường và kết quả siêu âm có dấu hiệunghi ngại
Hoàn thiện đập sửa đầu cọc trước khi thi công bệ móng
Công tác đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình khoan cọc:
- Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn đảm bảo antoàn lao động cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi.Người công nhân phải có đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như: mũ, giầy, gangtay, mặt nạ phòng hộ,… để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào
Trang 16công trường Phải bố trí người có trách nhiệm làm công tác an toàn Tất cả mọi ngườiphải tuân theo lệnh của người chỉ huy.
- Trước khi thi công cọc phải nắm đầy đủ thông tin về khí tượng thuỷ văn tại khuvực thi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5
- Trong quá trình thi công mọi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập trung
tư tưởng để điều khiển máy móc thiết bị Những người không có phận sự cấm khôngđược đi lại trong công trường
- Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và antoàn hiện hành Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành
an toàn khi sử dụng điện
- Bố trí công trường có tính khoa học và hợp lý Diện tích thi công cần đủ rộng đểtiến hành các công việc, tránh thi công chồng chéo gây ra sự va chạm, vấp ngã do sơsuất Khi thi công trên cao cần có bảo hiểm, khi thi công dưới nước cần có phao an toànhoặc thiết bị lặn
- Công nhân khi lao động trên công trường cần học qua lớp an toàn lao động và
sơ cứu người khi tai nạn xảy ra nhằm giảm đến mức tối đa những tổn thất về người,của cải vật chất
- Chỉ huy trưởng công trường luôn nhắc nhở mọi người trong quá trình lao độngkhi có, thấy những hành vi gây mất an toàn lao động
- Trong quá trình thi công cần chú ý giảm thiểu tiếng ồn, bụi bặm để môi trườngxung quanh không bị ô nhiễm Đồng thời đảm bảo được sức khỏe của công nhân trêncông trường
- Máy móc thiết bị cần có mui che nắng, công trường bố trí biển báo thi công ,biển báo các chỗ nguy hiểm theo qui định
- Thiết bị hàn được kiểm tra hàng ngày, mỏ và dây hàn được tháo ra khi công việctạm dừng
- Dàn giáo được lắp dựng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các giớihạn tải trọng Sàn công tác phải được nẹp chặt vào giàn giáo và phải được kiểm tra cẩnthận trước khi bắt đầu mỗi ca làm việc
- Các vật lịệu thải bỏ dễ bắt lửa phải tuân theo luật lệ và qui tắc bảo vệ môitrường và phòng cháy
- Kho xưởng, lán trại chứa nguyên vật liệu dễ cháy nổ như: xăng dầu phải cócác qui định chung về công tác phòng cháy và hệ thống báo động, trang bị các dụng cụphòng cháy như bình khí CO2, cát để sẵn khi sự cố xảy ra
- Phổ biến qui trình phòng cháy, chữa cháy cho mọi nhân viên trên công trường
1.2 Công tác thử cọc:
1.2.1 Thử cọc khoan nhồi mố, trụ:
Việc thử cọc nhằm xác định sức chịu tải của cọc theo đất nền ứng với chiều dàicọc dự kiến, với số lượng cọc rất lớn, Tư vấn thiết kế kiến nghị sử dụng phương
Trang 17pháp thử động kết hợp với thử tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc, theo đó thử tĩnh
01 cọc tại công trình, mỗi mố trụ còn lại thử ít nhất 01 cọc theo phương pháp thửđộng biến dạng lớn (PDA) Mọi trường hợp thử cọc đều phải thực hiện theo đềcương kỹ thuật thử cọc cụ thể
Công tác thử tĩnh:
- Yêu cầu về cọc: Cọc thử cần được thi công trước đến cao độ thiết kế dự kiến,đập bỏ đầu cọc lớp bê tông xấu trên cùng và làm phẳng mặt cọc Trong quá trìnhkhoan cần xác định địa tầng theo suốt chiều sâu khoan, sau khi khoan cọc đến cao độthiết kế dự kiến Trước kkhi thử tĩnh cần tiến hành nghiệm thu cọc
- Phương pháp thử: dùng phương pháp thử tĩnh, do cọc thử dự kiến sau này được
sử dụng ngay trong kết cấu công trình cho nên không thử đến tải trọng phá hoại
- Trình tự thử:
+ Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình gia tải và giảm tải từng cấp, tínhbằng (%) tải trọng thử yêu cầu thiết kế Các cấp tải trọng sẽ được quy định trong đềcương cụ thể cho từng loại cọc thử có đường kính khác nhau nhưng không vượt quá25% tải trọng thử theo yêu cầu thiết kế
+ Quá trình tăng tải: Tải trọng ở mỗi cấp được giữ cho đến khi đạt được ổn địnhquy ước thì mới tăng cấp tải tiếp theo
+ Quá trình giảm tải: Việc giảm tải về 0 cũng tiến hành theo trình tự từng cấp,mỗi cấp giảm tải bằng 2 lần cấp gia tải
- Thiết bị thử: Gồm có hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo đạc quan trắc Chuyển vịđầu cọc được đo bằng 2 – 4 đồng hồ đo có độ chính xác đến 0.01mm Hệ gia tải phảiđược thiết kế thích hợp để có thể chịu được tải trọng thí nghiệm lớn nhất
- Lập báo cáo kết quả thí nghiệm: Các số liệu về thời gian, tải trọng và chuyển vịđầu cọc phải được ghi chép đầy đủ và lập thành báo cáo kết quả thí nghiệm để làm
cơ sở cho việc phân tích, đánh giá sức chịu tải, mối quan hệ tải trọng – chuyển vị củacọc trong đất nền, từ đó quyết định chính thức chiều dài khoan cọc đai trà
- Siêu âm đánh giá chất lượng bê tông cọc của toàn bộ cọc khoan nhồi
Lưu ý: trong quá trình khoan cọc phải ghi chép lại nhật ký khoan cọc trong đó có
thể hiện các tầng địa chất, nếu địa chất có sai khác lớn với hồ sơ thiết kế cần thôngbáo cho các bên liên quan phối hợp xử lý
1.2.2 Thử tải cọc tường chắn:
Việc thử cọc nhằm xác định sức chịu tải của cọc theo đất nền ứng với chiều dàicọc dự kiến, qua đó nếu cần thiết sẽ điều chỉnh lại số cọc, sơ đồ bố trí cọc và chiềudài cọc Mọi trường hợp thử cọc đều phải thực hiện theo đề cương kỹ thuật thử cọc
cụ thể
Trang 18Các thí nghiệm tải trọng tĩnh khi được cấp có thẩm quyền yêu cầu, sẽ được tiếnhành như quy định dưới đây: Vị trí theo Tư vấn thiết kế quy định dựa trên kết quảcủa các cọc thử nghiệm Các thí nghiệm tải trọng phải tuân thủ các yêu cầu củaASTM D1143 “Phương pháp thử cọc dưới tải trọng nén dọc trục tĩnh” hoặc TCXD
VN 269 – 2002
Các cọc được thử nghiệm tải trọng với bê tông và cốt thép hoàn chỉnh Thínghiệm tải trọng chỉ được phép tiến hành khi bê tông đã đạt được cường độ nén 28ngày
Các thí nghiệm tải trọng trên các cọc thử nghiệm không được phép tiến hànhtrước 14 ngày kể từ khi hạ cọc bê tông đúc sẵn, trừ khi được Tư vấn giám sát quyđịnh khác Cọc sẽ được thí nghiệm đánh giá khả năng chịu lực dựa trên kết quả thínghiệm theo phương pháp nén tĩnh Trình tự thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệmphải tuân thủ các quy định hiện hành, cụ thể theo các quy trình quy phạm sau đây:
Cọc – phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc trục TCXD VN 269 –2002
Đề cương thí nghiệm đánh giá sức chịu tải và chất lượng cọc do Tư vấngiám sát lập
Trong vòng 48h, nhà thầu phải trình nộp toàn bộ kết quả thí nghiệm cọc thử cho
Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế, với mỗi cọc thử, phải có các ghi chép chi tiếtkèm theo biểu đồ thể hiện các nội dung sau:
Độ lún của đỉnh cọc được vẽ trên đồ thị phía trên hay phía dưới đường thờigian cơ sở đối với thí nghiệm tải trọng tĩnh
Độ lún của đỉnh cọc được biểu thị theo phương thẳng đứng so với đườngtải trọng cơ sở đối với thí nghiệm tải trọng tĩnh
Phải trình nộp báo cáo toàn diện và đầy đủ cho Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế
và Chủ đầu tư trong vòng 10 ngày
Sau khi hoàn tất các thí nghiệm tải trọng, tất cả các thiết bị và tải trọng sử dụngphải được di dời ra khỏi công trường
Nếu kết quả thí nghiệm tải trọng trên cọc thử bị coi là không tuân thủ các tiêuchuẩn được quy định, phải tiến hành thí nghiệm thêm một cọc nữa Nếu thí nghiệmthêm cọc thứ hai này cũng tuân thủ yêu cầu hay quy định thi công - nghiệm thu, Tưvấn giám sát sẽ yêu cầu có những thay đổi đối với các cọc này nếu thấy cần thiết.Các cọc mới phải được lắp đặt để thay thế cọc không đạt tiêu chuẩn tại các vị trí
1.3/ Thi công mố - trụ:
1.3.1 Thi công mố cầu MO T , M7 T :
Trang 19Sau khi khoan xong cọc tiến hành công tác thí nghiệm theo đúng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu, khi có kết quả thí nghiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật mới tiến hànhthi công các bước tiếp theo
- Thi công mố:
+ Thi công hệ vòng vây cọc ván thép Cọc ván thép được đóng bằng búa rung,khung chống được lắp bằng cần cẩu và nhân công Kích thước khung vây rộng hơnđáy bệ mỗi bên 1m theo phương ngang và phương dọc cầu
+ Dùng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng tới cao độ thiết kế
+ Thi công lớp đá dăm 4x6 để tạo mặt phẳng đáy bệ
+ Đào rãnh dọc, hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút khô hố móng
+ Thi công đổ lớp bê tông lót C10 dày 10cm
+ Tiến hành đập đầu cọc đến cao độ thiết kế và vệ sinh hố móng
+ Kiểm tra lại cao độ, tọa độ bệ mố
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép bệ mố
+ Đổ bê tông bệ mố Bê tông được vận chuyện bằng xe vận chuyển bê tôngchuyên dùng Mix, kết hợp với máy bơm bê tông (Trong quá trình thi công thườngxuyên bơm nước để hố móng luôn luôn được khô ráo )
+ Sau khi bê tông bệ mố đạt cường độ, tiến hành lắp cốt thép thân mố
+ Dùng cẩu kết hợp thủ công lắp dựng sàn đạo, ván khuôn thi công thân mố,tường cánh, tường đầu mố…
+ Đổ bê tông thân mố, tường cánh, tường ngực…bằng xe vận chuyển bê tông kếthợp với máy bơm bê tông và thủ công (tường đầu mố chỉ được thi công sau khi đãcăng kéo xong cáp DƯL của nhịp dẫn)
+ Đắp đất trong lòng mố và hoàn thiện mố
+ Nhổ cọc ván thép, tháo dỡ các kết cấu phụ tạm
1.3.2 Thi công trụ dẫn trên cạn (trụ T1 T , T4 T , T5 T , T6 T ):
Sau khi khoan xong cọc tiến hành công tác thí nghiệm theo đúng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu, khi có kết quả thí nghiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật mới tiến hànhthi công các bước tiếp theo
- Thi công trụ:
Thi công hệ vòng vây cọc ván thép Cọc ván thép được đóng bằng búa rung,khung chống được lắp bằng cần cẩu và nhân công Kích thước khung vây rộng hơnđáy bệ mỗi bên 1m theo phương ngang và phương dọc cầu
+ Dùng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng tới cao độ thiết kế
+ Thi công lớp đá dăm 4x6 để tạo mặt phẳng đáy bệ
+ Đào rãnh dọc, hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút khô hố móng
+ Thi công đổ lớp bêtông lót dày 10cm
Trang 20+ Tiến hành đập đầu cọc đến cao độ thiết kế và vệ sinh hố móng.
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép bệ móng
+ Đổ bê tông bệ móng bằng cơ giới kết hợp thủ công, bảo dưỡng bê tông bệmóng
+ Lấp đất xung quanh bệ móng và đầm chặt
+ Lắp dựng hệ đà giáo thi công thân trụ
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép thi công thân trụ, xà mũ, bệ kê gối
+ Đổ bê tông thân trụ, xà mũ, bệ kê gối bằng cơ giới kết hợp thủ công và bãodưỡng bê tông theo quy định
+ Hoàn thiện trụ
+ Nhổ cọc ván thép, tháo dỡ các kết cấu phụ tạm
1.3.3 Thi công trụ chính (trụ T2 T , T3 T ):
Sau khi khoan xong cọc tiến hành công tác thí nghiệm theo đúng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu, khi có kết quả thí nghiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật mới tiến hànhthi công các bước tiếp theo
- Thi công trụ:
+ Thi công hệ vòng vây cọc ván thép Cọc ván thép được đóng bằng búa rung,khung chống được lắp bằng cần cẩu và nhân công Kích thước khung vây rộng hơnđáy bệ mỗi bên 1m theo phương ngang và phương dọc cầu
+ Dùng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng tới cao độ đáy lớp bê tông bịtđáy
+ Thi công lớp bê tông bịt đáy để đảm bảo đáy móng khô ráo
+ Tạo rãnh dọc, hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút khô hố móng
+ Thi công đổ lớp bêtông lót dày 10cm tạo phẳng
+ Tiến hành đập đầu cọc đến cao độ thiết kế và vệ sinh hố móng
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép bệ móng
+ Đổ bê tông bệ móng bằng cơ giới kết hợp thủ công, bảo dưỡng bê tông bệmóng
+ Lắp dựng hệ đà giáo thi công thân trụ
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép thi công thân trụ, xà mũ, bệ kê gối
+ Đổ bê tông thân trụ, xà mũ, bệ kê gối bằng cơ giới kết hợp thủ công và bãodưỡng bê tông theo quy định
+ Hoàn thiện trụ
+ Nhổ cọc ván thép, tháo dỡ các kết cấu phụ tạm
1.3.4 Thi công tường chắn đất sau mố:
1.3.4.1 Thi công tường chắn trên nền cọc ép BTCT 30x30cm
+ Thi công ép cọc BTCT 30x30cm:
Trang 21- Chuyển quân lán trại, tập kết vật tư, thiết bị đến công trường.
- Bãi đúc cọc được bố trí tại công trường
- Đào bỏ kết cấu mặt đường hiện tại
- Dùng máy toàn đạt điện tử xác định các vị trí tim tường chắn và sàn giảm tải,dùng máy ủi san lấp tạo mặt bằng để thi công
- Khi cọc đạt cường độ tiến hành cẩu tách cọc, vận chuyển đến vị trí mố
- Xác định vị trí tọa độ cọc cần ép
- Ép cọc BTCT 30x30cm tới cao độ thiết kế
(Lưu ý: Phải tiến hành thi công ép cọc thử cho mỗi đốt tường chắn, thử tải cọc đểquyết định chiều dài cọc, sau đó mới đúc cọc đại trà)
+ Thi công tường chắn:
- Sau khi ép cọc xong, dùng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng tới cao
độ thiết kế Kích thước đáy hố móng rộng hơn đáy bệ mỗi bên 1m theo phươngngang và phương dọc cầu Đào rãnh dọc, hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút khô hốmóng
+ Thi công lớp đá dăm và cát để tạo mặt phẳng đáy móng, đầm chặt K ≥ 95
- Thi công đổ lớp bê tông lót dày 10cm
- Tiến hành đập đầu cọc đến cao độ thiết kế và vệ sinh hố móng
- Kiểm tra lại cao độ, tọa độ bệ móng
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông móng tường chắn, bảo dưỡng bê tôngtheo quy định
- Sau khi bê tông móng tường chắn đạt cường độ, tiến hành lắp cốt thép thântường chắn
- Dùng cẩu kết hợp thủ công lắp dựng sàn đạo, ván khuôn thi công thân tườngchắn
- Lắp đặt cốt thép thân tường chắn và sườn tăng cường
- Đổ bê tông thân tường chắn tới cao độ thiết kế, bão dưỡng bê tông theo quyđịnh
- Đắp cát thô sau tường chắn và đầm với độ chặt yêu cầu
- Thi công rãnh thoát nước, kết cấu mặt đường và lan can tay vịn
- Hoàn thiện tường chắn
1.3.4.2 Thi công tường chắn trên nền cọc tràm:
- Dùng máy đào kết hợp thủ công đào đất hố móng tới cao độ thiết kế Đào rãnhdọc, hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút khô hố móng
- Tiến hành đóng cọc tràm gia cố móng
- Thi công rãi lớp cấp phối đá dăm và cát dày 30cm phủ kín đầu cọc và đầm lènvới độ chặt K ≥ 98 bằng các thiết bị đầm nhẹ
Trang 22- Lắp đặt cốt thép thân tường chắn và sườn tăng cường.
- Đổ bê tông thân tường chắn tới cao độ thiết kế, bão dưỡng bê tông theo quyđịnh
- Đắp cát thô sau tường chắn và đầm với độ chặt yêu cầu
- Thi công rãnh thoát nước, kết cấu mặt đường và lan can tay vịn
- Hoàn thiện tường chắn
2/ Thi công kết cấu phần trên:
2.1 Thi công phần cầu dẫn:
2.1.1 Sơ đồ thi công dầm:
- Thi công nhịp M0T – T1T, T6T – M7T và một phần của các nhịp T1T – T2T, T5T –T6T
- Thi công phần còn lại nhịp T5T – T6T và một phần của nhịp T4T – T5T
- Thi công phần còn lại nhịp T4T – T5T và một phần của nhịp T3T – T4T
Mỗi giai đoạn thi công dầm nêu trên đều thực hiện các công tác như sau:
2.1.2 Công tác tạo mặt bằng thi công lắp đặt hệ đà giáo:
Sau khi thi công xong mố trụ, mặt bằng thi công sẽ được đào bỏ lớp đất hữu cơbằng máy xúc kết hợp thủ công, san lấp lại bằng phẳng và được đầm nén đạt độ chặtK≥95 Trước khi thi công hệ đà giáo tiến hành các bước sau:
- Thi công lớp đá dăm đệm dày 15cm, đầm nén đạt độ chặt K ≥ 95
- Đặt các tấm bản đúc sẵn BTCT C20 dày 15cm trên nền đường đã được xữ lý đểtiến hành lắp hệ đà giáo
2.1.3 Công tác đà giáo, ván khuôn:
Công tác đà giáo ván khuôn được thực hiện theo từng giai đoạn chế tạo dầm nếutrên Lắp dựng đà giáo trên các tấm bê tông C20 đúc sẵn Trước khi lắp dựng vánkhuôn dầm, hệ đà giáo phải được thử tải và triệt tiêu lún đảm bảo chịu tải cũng nhưchuyển vị trong quá trình thi công dầm
Hệ ván khuôn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Ổn định, không biến hình khi chịu tải do trọng lượng và áp lực ngang của vữa
bê tông mới đổ cũng như tải trọng khác trong quá trình thi công nhằm đảm bảođường bao kết cấu đúng thiết kế
Trang 23+ Phải ghép kín không cho vữa chảy ra.
+ Đảm bảo không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bê tông
+ Mặt ván khuôn phải nhẵn, không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bê tôngnhất là tại các chổ nối ghép
+ Độ võng của các bộ phận chịu uốn của ván khuôn không được vượt quá 1/400chiều dài tính toán đối với các bộ phận bố trí ở bề mặt ngoài và 1/250 chiều dài tínhtoán đối với các bộ phận khác
+ Cố định, liên kết ván khuôn phải chắc chắn, an toàn
+ Phải dùng được nhiều lần cho các bộ phận kết cấu cùng kích thước
+ Để đảm bảo các yêu cầu nêu trên, toàn bộ ván khuôn dầm phải được gia côngbằng thép
Ván khuôn thành có thể được tháo khi cường độ bê tông đạt trên 25daN/cm2 Khi
bê tông đạt trên 90% cường độ có thể tháo ván khuôn chịu lực hoặc hạ đà giáo theotừng bước sau khi căng cáp
2.1.4 Công tác cốt thép và ống gen tạo lỗ DƯL:
+ Các mối hàn của thép chịu lực cần được kiểm nghiệm chất lượng, cường độ củamối nối không được thấp hơn cường độ thép
+ Cốt thép chỉ được gia công uốn nguội
+ Chiều dày lớp bảo vệ cần được đảm bảo bằng kê các miếng đệm vữa xi măng
có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ
- Công tác tạo lỗ DƯL:
+ Các ống gen (ống thép lá gân xoắn) đặt cáp dự ứng lực phải được cố định vàolồng cốt thép, đảm bảo hình dạng đường cáp và khoảng cách theo thiết kế và không
bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông Ở những chỗ nối của ống tạo lỗ phải dùng băngdính cuốn lại để chống rò rỉ vữa vào trong lòng ống Chú ý lò xo gia cường dưới bảnđệm neo phải lắp cùng cốt thép và cố định vào lưới cố định Trước khi lắp ván khuônbịt đầu khối phải nút chặt lỗ bơm vữa và lỗ luồn cáp của neo để tránh vữa rò rỉ vàotrong lòng ống
2.1.5 Công tác bê tông:
Trang 24+ Bê tông lấy tại trạm trộn công trường hoặc mua bê tông thương phẩm, đượckiểm tra mỗi mẻ đổ về độ sụt, thành phần cấp phối, khối lượng bê tông cho mỗi mẻ
đổ Số lượng mẫu thử được lấy tùy theo khối lượng bê tông được đổ
+ Trước khi tiến hành đổ bê tông, cần làm vệ sinh và tạo nhám bề mặt bê tôngcủa các khối đã đổ
+ Bê tông được đổ theo phương xiên góc 30°, phân lớp theo bề dày mỗi lớpkhoảng 20cm từ dưới lên trên
+ Việc đổ bê tông phải tiến hành liên tục, không gián đoạn, nếu có phải ít hơnthời gian ninh kết của bê tông, thông thường không quá 45 phút
+ Nhiệt độ môi trường khi đổ bê tông không quá 30°C
+ Khi đổ bê tông phải có các loại đầm dùi, đầm bàn, bố trí đầm cạnh (đầm rung)gắn trên thành ván khuôn Lưu ý đầm chặt các vị trí góc cạnh của tiết diện, các vị tríđặt cáp dự ứng lực, vị trí có cốt thép dày đặc
* Chú ý không được cho đầm dùi chạm vào thành ống tạo lỗ nhằm tránh xê dịch,gây móp hoặc thủng ống tạo lỗ
+ Bảo dưỡng bê tông: bê tông sau khi đổ bê tông xong, ngay khi se vữa phảinhanh chóng phủ đậy và tưới nước bảo dưỡng liên tục trong thời gian ít nhất là 7ngày Nước để bảo dưỡng bê tông phải dùng loại nước đổ bê tông và che nắng
+ Sau khi đổ bê tông xong cần tiến hành thông ống tạo lỗ bằng “chuột” để tránhống bị tắc
2.1.6 Công tác căng cáp DƯL:
Sau khi kết thúc đổ bê tông cho đoạn dầm, chờ cho bê tông đạt ít nhất 90% cường
độ thiết kế 28 ngày (khoảng 3 ngày khi có sử dụng phụ gia bê tông) mới tiến hànhcăng kéo cáp dự ứng lực theo cả hướng dọc và hướng ngang
- Công tác chuẩn bị:
+ Làm vệ sinh sạch ống tạo lỗ: Dùng vòi xói có áp lực > 0.5kg/cm2 phun rửa sạchlòng ống tạo lỗ cho tới khi đầu nước ra thấy nước trong là được, sau đó dùng hơi ép
có áp lực > 0.5kg/m2 thổi sạch nước và dầu mỡ
+ Luồn cáp DƯL: cáp DƯL được luồn vào ống bằng thủ công Chiều dài cáp thò
ra (kể từ mặt neo cáp) tối thiểu là 100cm để lắp đầu neo, nêm và kích
Trang 25+ Bước 1: Căng so dây, lực căng so dây là nhỏ thường không xác định được rõràng, nhưng dấu hiệu của việc được so dây là kim đồng hồ hết dao động và bắt đầutăng đều Đánh dấu để đo độ giãn dài của cáp.
+ Bước 2: Căng cáp theo từng cấp 20%Ptk, 40%Ptk, 60%Ptk, 80%Ptk mỗi cấp dừnglại 5 phút và đo độ giãn dài của cáp
+ Bước 3: Căng đến 100%Ptk dừng lại đo độ giãn dài của cáp, nghỉ 10 phút, đo độdãn dài nếu đạt yêu cầu thì ngưng công tác kéo cáp Nếu không thì tiến hành thêmbước 4
+ Bước 4: Căng đến 105%Ptk dừng lại đo độ giãn dài của cáp, nghỉ 10 phút, đóngneo cáp, sau đó hồi kích về 0 Việc hồi kích phải tiến hành từ từ, tránh tình trạng hồikích nhanh, dẫn đến mất ứng suất trong thép cường độ cao
+ Bước 5: Hồi kích về 100%Ptk, dừng lại đo độ giãn dài của cáp, hồi kích về 0.Việc hồi kích phải tiến hành từ từ, tránh tình trạng hồi kích nhanh, dẫn đến mất ứngsuất trong thép cường độ cao Chỉ được đóng neo khi lực căng cáp đã ổn định
- Cắt cáp DƯL đầu neo:
Cáp thừa tại các đầu neo phải được cắt bỏ, vết cắt cách mặt neo 5cm Dùng máycắt thép để cắt (tuyệt đối không dùng que hàn) khi cắt phải làm mát đầu neo bằngcách dùng giẻ ướt quấn đầu neo
2.1.7 Công tác nối cáp DƯL:
Tại vết dừng thi công giữa các giai đoạn thi công đã nêu ở trên, cáp trong dầmđược được liên tục hóa bằng các bộ nối cáp Với công nghệ thi công này sẽ tồn tạimột nhược điểm là toàn bộ mối nối cáp DƯL nằm trên cùng một mặt cắt ngang, nókhông phù hợp với điều 5.10.3.5 của tiêu chuẩn thiết kết cầu 22TCN 272-05
Các yêu cầu kỹ thuật về bộ nối cáp như sau:
+ Cường độ chịu kéo của mối nối cáp đảm bảo lớn hơn cường độ kéo đứt của cáp+ Các bộ nối cáp DƯL cần phải được thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.+ Công tác nối cáp DƯL phải tuân thủ theo các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất
2.1.8 Công tác bơm vữa bảo vệ cáp DƯL
+ Việc bơm vữa cần tiến hành sau khi căng kéo cốt thép và không được chậm quá
4 ngày
+ Vữa bơm lấp lòng ống gen gồm: vữa xi măng Portland và kết hợp với phụ giatrương nở (ví dụ như phụ gia Intraplast Z của hãng Sika) được Tư vấn giám sát chậpnhận và phải được sử dụng theo đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất
+ Độ linh động của vữa sẽ được kiểm tra tại hiện trường khi trộn vữa bằng thínghiệm hình côn để đảm bảo có thể bơm vữa dễ dàng và hạn chế sự vón cục vữatrong quá trình bơm Thời gian chảy cần đạt được là 19 – 22 giây Cường độ vữa nén
Trang 26tối thiểu của mẫu thí nghiệm phải tuân thủ các chỉ dẫn trên bản vẽ và trong mọitrường hợp không nhỏ hơn 40Mpa ở thời điểm 28 ngày.
+ Máy bơm vữa dùng loại chuyên dùng có áp lực không quá 10kg/cm2
+ Trước khi bơm cần phun nước vào rãnh rửa sạch ống và cốt thép Phải tiếnhành rửa liên tục cho đến khi nước bắt đầu trong, sau đó dùng hơi ép thổi khô nước+ Lắp 2 van vào bảng đệm neo ở 2 đầu bó cáp Van nối với các ống dẫn vữa củamáy bơm gọi là cửa vào, van đầu bên kia gọi là cửa ra Hai van đều ở trạng thái mởsau khi nối ống vữa với cửa vào, vữa được bơm liên tục vào ống cho đến khi vữachảy đều ở cửa ra thì khoá van cửa ra lại, lúc này máy bơm vẫn tiếp tục bơm vữa ởđầu vào thời gian bơm ở trạng thái này khoảng 1 phút đến khi áp lực máy bơm đạt(6-7kg/cm2) thì tắt máy bơm và tiếp tục duy trì áp lực khoảng 2 phút thì khoá vancửa vào lại, kết thúc công tác bơm vữa của một bó cáp Chú ý nếu bó cáp quá dài thìtrên chiều dài cáp bố trí các ống thăm vữa
+ Trên mặt cắt ngang các ống cáp được bơm vữa từ ống thấp đến ống đặt cao đểtránh cho vữa bơm của các lỗ trước chảy vào lỗ chưa bơm gây tắc ống
+ Trường hợp ống bơm vữa bị tắc, áp lực bơm vượt quá áp lực cho phép thì cầntiến hành dừng bơm và xói rửa ống tạo lỗ bằng máy bơm áp lực cao theo chiềungược lại cho đến khi sạch vữa hoàn toàn mới tiến hành lại công tác bơm vữa
+ Chú ý nếu thời tiết quá nóng thì vữa sẽ ninh kết nhanh nên phải chú ý tránhnắng Nếu quá nóng phải chuyển sang bơm vào ban đêm hoặc sáng sớm
2.1.9 Đổ bê tông bịt đầu neo
Sau khi bơm vữa và tháo van xong làm vệ sinh và làm nhám mặt bê tông khuvực hốc neo (chú ý không đánh vào sợi thép đề phòng tụt neo, tuyệt đối không hàncốt thép bịt đầu dầm vào neo), lắp đặt cốt thép, ván khuôn và tiến hành đổ bê tông bịtđầu neo (bê tông bịt đầu neo: dùng bê tông có phụ gia trương nở và cùng mác với bêtông dầm)
2.2 Thi công phần cầu chính:
Trong thi công đúc hẫng dầm hộp BTCT ứng suất trước, các khối dầm được đúctại chỗ đối xứng & cân bằng, thiết bị xe đúc sẽ di chuyển dần từ trụ ra hai bên, cáckhối hợp long sẽ nối liên tục các cánh hẫng Trình tự thi công các khối của dầm hộpliên tục bằng phương pháp đúc hẫng đối xứng cân bằng có thể tóm tắt như sau:
- Thi công các khối K0
- Thi công các khối của dầm hẫng
2.2.1 Thi công khối đỉnh trụ K0:
Trình tự thi công các khối như sau :
- Trong giai đoạn thi công thân trụ, xác định chính xác vị trí và chôn sẵn các bảnchờ liên kết đà giáo vào thân trụ
Trang 27- Ngay sau khi thi công xong thân trụ tiến hành lắp hệ đà giáo khối đỉnh trụ
- Sau khi lắp xong phải tiến hành thử tải theo hướng dẫn Kỹ sư thiết kế để khửbiến dạng dư và kiểm tra độ ổn định và độ võng trước khi thi công khối đỉnh trụ
- Sau khi thử tải xong tiến hành lắp đặt ván khuôn và thi công khối đỉnh trụ Trình
tự đổ bê tông chia thành 3 đợt
a Lắp đặt ván khuôn đáy, ván khuôn thành ngoài, ván khuôn đầu dốc bản đáy
và đổ bê tông đợt một :
- Các ván khuôn để thi công khối đỉnh trụ được đặt trên đà giáo đã được xây dựng
từ khi thi công trụ Sơ đồ bố trí và phân mảnh ván khuôn xem bản vẽ chi tiết cấu tạován khuôn
- Việc đặt ván khuôn đáy được thực hiện bằng cần cẩu và pa lăng xích treo vào 4góc Các pa lăng xích này làm nhiệm vụ chỉnh cao độ ván khuôn đáy một cách tươngđối Khi ván khuôn đáy đã sơ bộ ổn định vị trí trên các nêm gỗ, để điều chỉnh chínhxác cao độ cũng như tim dọc, tim ngang phải dùng kích Ván khuôn đáy được cốđịnh vị trí bằng các thanh thép góc hàn chống giữa đỉnh của đà giáo với đáy của nó
- Khi đặt các tấm ván khuôn thành ngoài, phải đảm bảo được kích thước hình họccủa khối đỉnh trụ, đặt biệt ván khuôn phải ổn định, đảm bảo độ xiên theo đúng hồ sơthiết kế Các tấm ván khuôn thành ngoài cũng được cố định vị trí xuống đà giáo
- Công tác lắp đặt cốt thép sẽ được tiến hành sau khi đã nghiệm thu cao độ và vịtrí của ván khuôn
- Công tác đổ bê tông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang của khối đỉnh trụ
ra hai phía Tuỳ thuộc vào tính chất của bê tông, loại phụ gia sử dụng, nhiệt độ thicông mà tính toán khả năng cung cấp bê tông cho phù hợp, tránh tình trạng thời gian
đổ giữa các lớp quá dài
- Bão dưỡng bê tông: công tác bão dưỡng bê tông được bắt đầu từ lúc nước dưtrên bề mặt bê tông đã bay hơi hết (thông thường về mùa hè sau khi đổ bê tông 3 đến
4 tiếng, mùa đông từ 4 đến 6 tiếng, thời gian bão dưỡng liên tục trong 7 ngày
b Lắp đặt ván khuôn cửa sổ, ván khuôn lõi và đổ bê tông đợt 2:
- Các cửa sổ (hoặc lỗ thi công) là các lỗ vĩnh cữu được bố trí trong các khối đỉnhtrụ để đi lại, vận chuyển vật tư thiết bị hoặc neo các kết cấu thi công Ván khuôn chocửa sổ và ván khuôn lõi có thể được làm bằng gỗ hoặc bằng thép Thông thườngchúng được làm bằng gỗ với các khung xương được cấu tạo hợp lý đảm bảo chocông tác tháo ván khuôn được dễ dàng
c Lắp đặt ván khuôn thành, ván khuôn nóc, ván khuôn cánh gà và đổ bê tông đợt 3:
- Ván khuôn thành, ván khuôn nóc và ván khuôn cánh gà được chia thành mảnh
để tiện lắp ráp và điều chỉnh cao độ Khi lắp ráp dùng các pa lăng xích kết hợp với
Trang 28cần cẩu để điều chỉnh sơ bộ, sau đó dùng kích để điều chỉnh chính xác Ván khuônphải đặt trên các nêm gỗ có chiều cao tối thiểu 100mm, cạnh các nêm gỗ đều có cácthanh thép hàn chống giữ cố định, việc bố trí nêm đỡ ở bên dưới phải thích hợp chocông việc tháo ván khuôn
- Công tác cốt thép sẽ được tiến hành sau khi đã nghiệm thu xong ván khuôn
- Ống gen được cố định vị trí bằng dây thép quàng qua ống và cuốn vào cốt thépthường
- Bê tông đợt 3 sẽ được đổ theo từng vệt ngang cầu từ phía thấp của khối đỉnh trụ
2.2.2 Thi công các khối của dầm hẫng K1 đến K8:
Khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo, các khối còn lại của dầm hẫng được đúchẫng đối xứng trên xe đúc theo các bước sau đây:
a Lắp ráp xe đúc:
Chỉ được lắp ráp xe đúc lên khối đỉnh trụ sau khi đã căng cáp khối đỉnh trụ Trình
tự lắp ráp xe đúc như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra toàn bộ vị trí lỗ chờ bố trí ở bản đáy và bản mặt theo bản vẽ thiết kế
- Để lắp các bộ phận của xe đúc dùng 1 cần cẩu hoặc một thiết bị nâng có sứcnâng 30 tấn với chiều cao nâng 20 m
- Xác định tim dọc, tim ngang cầu tại khối đỉnh trụ
- Chuẩn bị các nêm gỗ theo các loại để kê dầm ray và đặt ở bản đệm của thanhứng suất
- Chuẩn bị 4 pa-lăng xích từ 0,5-1.5T và 4 pa-lăng xích từ 10 -15T
Bước 2: Lắp đặt dầm ray
- Dùng cần cẩu đặt dầm ray vào vị trí của nó và cố định xuống mặt cầu bằng cácdầm ngang và các thanh neo cường độ cao Các đai ốc của thanh cường độ cao chỉcần xiết chặt là đủ Vì chiều dài của khối đỉnh trụ chỉ có 13m nên để neo chân saucủa xe đúc phải chôn sẵn các thanh neo và khối đỉnh trụ (thành ngang) khi thi côngkhối này Các nêm gỗ ở đáy dầm ray có tác dụng triệt tiêu độ dốc ngang cầu đảm bảocho dầm ray ở vị trí thẳng đứng
Bước 3: Lắp đặt các dầm ngang
- Khi lắp đặt các dầm ngang phía trước và phía sau lên đỉnh dầm ray chú ý đặtbản đệm trượt bằng polime cho dầm ngang phía trước Gông các dầm ngang phía sauxuống mặt cầu và xiết chặt đai ốc
Bước 4 : Lắp đặt các dầm chính, các dàn liên kết ngang phía trước và phía sau của dàn chính
- Công tác lắp ráp được tiến hành trên mặt đất hoặc trên hệ nổi tùy thuộc vào vịtrí của trụ Dùng cần cẩu lần lượt đặt các dàn chính vào vị trí và liên kết chúng vào
Trang 29các dầm ngang phía trước và phía sau Để giữ ổn định cho dàn chính trong bước nàycần phải dùng các pa-lăng cáp neo chúng xuống mặt cầu.
- Lắp đặt dàn liên kết ngang phía sau vào các dàn chính, sau đó lắp đặt dàn liênkết ngang phía trước và liên kết chúng với dàn chính Các thanh ứng suất để treo vánkhuôn cánh gà và ván khuôn nóc vào dàn liên kết ngang phía trước được lắp vào vịtrí Đặt các thanh ứng suất giằng chéo trên đỉnh của dàn chính và xiết chặt đai ốc.Tháo các pa-lăng xích hoặc pa-lăng cáp giữ ổn định cho dàn chính
để treo ván khuôn đáy của khối đỉnh trụ và vào dàn ngang phía trước của xe đúc.Đặc biệt chú ý mối nối giữa các thanh ứng suất Mối nối này phải đảm bảo yêu cầugiống như mối nối các thanh ứng suất dùng trong thân trụ và trong khối đỉnh trụ (đãtrình bày chi tiết ở trên)
* Chỉnh xe đúc
Trước khi chỉnh xe đúc cần phải kiểm tra vị trí của nó đúng ở vị trí để đổ bê tông
Có hai yêu cầu chính trong việc chỉnh xe đúc:
- Tim dọc của xe phải trùng với tim dọc của cầu
- Cao độ của dàn chính xe đúc đo tại 4 điểm: 2 điểm tại chân trước và 2 điểm tạichân sau phải bằng nhau
Khi công việc chỉnh xe đúc đã hoàn thành, dùng kích thông tâm loại nhỏ căng 4thanh ứng suất neo gông dầm ngang phía sau xuống mặt cầu
+ Xe đúc phải hoàn toàn tách khỏi dầm ray, chân trước ngồi trên kích chính phíatrước, chân sau ngồi lên các chân chống của dầm ngang phía sau Dầm ngang phíatrước và guốc trượt của dầm ngang phía sau ở trạng thái tự do
Trang 30+ Trước khi điều chỉnh cao độ bằng kích trước, sau khi đạt cao độ yêu cầu, pistoncủa kích trước được khóa lại bằng vành khóa an toàn Kích trước được đặt trên mộtnêm bằng gỗ tứ thiết hoặc bằng thép hình tổ hợp.
+ Tim xe đúc phải trùng với tim của dầm, việc này có thể chỉnh bằng pa-lăng xíchhoặc pa-lăng cáp
* Chỉnh cao độ ván khuôn:
- Cao độ của ván khuôn tại mỗi mặt cắt của mỗi khối phải tính trước và được ghivào một biểu mẫu Cao độ tính toán phải tính đến đồ vồng của cầu, biến dạng củadàn chính xe đúc và độ dãn dài của thanh ứng suất
- Chỉnh cao độ ván khuôn đáy: Hai thanh ứng suất treo ván khuôn đáy với bảnđáy của khối đỉnh trụ được xiết chặt sao cho mặt ván khuôn đáy tiếp xúc với mặt bêtông bản đáy Dùng hai kích thông tâm loại nhỏ kéo thanh ứng suất treo ván khuônđáy phía ngoài để điều chỉnh cao độ Kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình và mia.Kiểm tra tim dọc của ván khuôn bằng máy kinh vĩ Khi cao độ phía ngoài của vánkhuôn đã đạt được yêu cầu, xiết chặt đai ốc của hai thanh ứng suất phía ngoài, sau đódùng kích thông tâm loại nhỏ căng hai thanh ứng suất phía trong, cuối cùng kiểm tralại cao độ tại điểm đã chỉnh
- Chỉnh cao độ ván khuôn cánh gà và ván khuôn nóc: về cơ bản giống như chỉnhván khuôn đáy, chỉ khác có một điểm là lực căng cho các thanh ứng suất neo chúngvào mặt cầu theo các giá trị tính toán riêng
Các điểm cần chú ý khi điều chỉnh cao độ ván khuôn:
+ Các dầm thi công theo công nghệ đúc hẫng do ảnh hưởng của nhiệt độ, đặc biệt
là vào mùa hè, đầu hẫng bị võng xuống, khi chỉnh cao độ của ván khuôn có thể vàobất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng khi đo đạc nghiệm thu phải tiến hành vàosáng sớm, trước khi có ánh nắng mặt trời Điều đó sẽ hạn chế được sai số cao độ donhiệt độ
+ Tránh mất vữa bê tông do ván khuôn không kín, tại bề mặt tiếp xúc giữa vánkhuôn và khối bê tông đã đỗ nên đặt một dải xốp ép chặt giữa chúng
* Đặt ván khuôn đầu đốc:
- Ván khuôn đầu đốc nên làm bằng gỗ được chế tạo sẵn thành từng mảnh đượclắp đặt vào vị trí
* Buộc cốt thép và ống gen tạo lỗ:
- Cốt thép của khối được đặt vị trí theo bản vẽ thiết kế theo trình tự : bản đáy, haibên thành, bản mặt Đặc biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại các đầu neo
- Các bản đệm neo được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế Trục của bản đệm neophải trùng với trục của ống gen và mặt của nó phải vuông góc với trục của ống gen ở
Trang 311m đầu tiên của ống gen Các lỗ thoát vữa (hoặc bơm vữa) phải đặt ở phía trên (điểmcao).
* Đổ bê tông:
- Bê tông có thể đổ bằng gầu hoặc bằng máy bơm tùy thuộc vào điều kiện côngtrường
Các điểm cần chú ý khi đổ bê tông:
- Độ sụt của bê tông phải đảm bảo yêu cầu Muốn vậy, trước mỗi lần đổ bê tôngphải xác định độ ẩm của vật liệu, từ đó tính được lượng nước phù hợp cho cấp phối
- Cần đặc biệt quan tâm chất lượng bê tông tại các đầu neo
- Sau khi đổ bê tông phải dùng thiết bị chuyên dùng để thông tất cả các ống gen
* Luồn cáp DƯL:
- Trong mỗi cuộn cáp đều phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất Các chứngchỉ đó thể hiện đường cong quan hệ giữa tải trọng và độ dãn dài, diện tích đo được,modun đàn hồi của cáp cho mỗi lô hàng Người kỹ thuật hiện trường phải có cácchứng chỉ này để tính toán sự khác biệt giữa độ dãn dài lý thuyết và độ dãn dài thực
- Trước khi đưa cáp vào sử dụng phải kiểm tra Tao cáp phải không có các vảy rỉsùi, không bị phủ mỡ, không bị bẩn, bị xước Lớp rỉ xốp phải được rửa sạch trướckhi dùng cáp Các tao cáp không được để tiếp xúc bụi bẩn và phải được giữ trên mặtbằng sạch đã được chuẩn bị cẩn thận
(+) Lắp ráp thiết bị đẩy và bơm thủy lực:
- Máy đẩy cáp là máy chuyên dụng dùng để đẩy cáp vào trong ống gen Việc lắpráp máy đẩy cáp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Máy đẩy nên bố trí cách đầu neo 1,2m
Trang 32+ Hướng của máy đẩy phải trùng với hướng của bó cáp và được cố định cứng ở vịtrí này.
+ Khoản cách giữa máy đẩy và rulô cáp (giá tách cáp) càng ngắn càng tốt
+ Một ống dẫn bằng thép có đường kính trong Ø20 sẽ được dùng để dẫn hướngtao cáp từ đầu máy đẩy vào ống gen
- Bơm thủy lực khi lắp đặt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Bơm phải ở vị trí nằm ngang
+ Mức dầu thủy lực trong bơm phải đạt yêu cầu
+ Đèn kiểm tra bơm để gần máy đẩy cáp
+ Điều khiển từ xa nằm ở cuối cáp (đầu phía bên kia của bó cáp)
(+) Luồn cáp vào máy đẩy:
- Trước khi luồn cáp vào máy đẩy, đầu cáp phải được cuốn chặt bằng băng dínhđen tránh hiện tượng xổ đầu cáp trong lúc lao cáp
- Trình tự luồn cáp vào máy đẩy tuân thủ theo hướng dẫn của người vận hànhmáy
- Đẩy cáp vào trong ống gen
+ Khởi động máy bơm
+ Đẩy cáp bằng máy với tốc độ chậm cho đến khi cáp nằm trong ống gen khoảng2m Trong khi đẩy lực căng phải được điều chỉnh ngay khi xảy ra hiện tượng cáptrượt trên xích Chú ý tay kéo không được vặn quá chặt để tránh tổn thất nhiều lực.Sau khi đã đạt lực căng đúng, tay vặn phải cố định lại bằng đai ốc
* Căng cáp và bơm vữa lắp ống ghen:
- Đầu neo phải được tỳ sát vào bản đệm
- Các nêm được cấu tạo từ hai mảnh giống hệt nhau và được lắp riêng từng chiếcvào lỗ neo Dùng một ống thép có đường kính trong φ16 - φ20 dài khoảng 2m luồnqua từng tao cáp đóng chặt nêm vào lỗ sao cho đầu của hai mảnh nêm của một bộnêm phải phẳng, không so le
(+) Lắp bản lỗ đệm đầu kích
- Dùng 2 chạc dẫn luồn chéo nhau định vị các tao cáp thành hàng tương ứng vớicác lỗ ở bản đệm đầu kích sau đó bản lỗ đệm đầu kích được luồn qua
(+) Lắp kích
Trang 33- Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi sử dụng.
- Kích được treo vào giá bằng một pa-lăng xích 0,5T để dễ dàng điều chỉnh cao
độ của kích trong lúc căng kéo
- Kích được xỏ qua các tao cáp thông qua các bản dẫn và được đặt tỳ sát vào bảnđệm được cố định vị trí bằng cách đẩy bộ tự kẹp về phía đầu kéo
- Các số liệu liên quan đến quá trình căng kéo phải được ghi lại:
+ Số hiệu của đồng hồ đo, bơm và kích
+ Áp lực ban đầu (so dây) lúc các bó cáp được lấy dấu để đo độ dãn dài Lực nàykhông được xác định cụ thể, thông thường xác định lực này là dựa vào dấu hiệu củakim đồng bắt đầu tăng đều, áp lực này thường lấy bằng 10% lực căng thiết kế cho bócáp
+ Áp lực bơm và diện tích piston
+ Độ dãn dài tương ứng với từng cấp áp lực
- Việc đo áp lực bơm có tính đến mất mát ở kích và neo là phương pháp chủ yếu
để xác định chính xác lực kích Áp lực này đọc thông qua đồng hồ áp lực đã đượchiệu chỉnh đặt ở trạm bơm
- Trình tự tăng áp lực là 50 bar cho một lần cho đến áp lực thiết kế
(+) Đo độ dãn dài của bó cáp
- Trước khi tiến hành căng cáp, độ dãn dài của bó cáp cần phải hiệu chỉnh lại căn
cứ vào diện tích và môđun đàn hồi thực tế của tao cáp lấy từ chứng chỉ của cuộn cáphoặc kết quả thí nghiệm
(+) Tháo kích
- Trình tự tháo kích như sau:
+ Truyền hết tải trọng từ kích vào đầu neo (áp lực đồng hồ về 0)
+ Co hết piston về (hồi kích)
- Kéo kích ra bằng cách tay kéo tay cầm bản kẹp ở phía đuôi kích
(+) Bơm vữa lắp ống ghen
- Sau khi tháo kích, các đoạn thừa của bó cáp phải được cắt bỏ Vị trí cắt cách đầuneo 3cm và phải cắt bằng máy cơ khí (không dùng hơi hoặc hồ quang)
- Đầu neo hở ra được bịt kín bằng bê tông dầm Chú ý ống bơm vữa phải đượcđặt vào vị trí trước khi đổ bê tông bịt đầu neo và bề mặt của đầu neo, bản đệm phải
Trang 34được vệ sinh thật sạch Bề mặt bê tông tại đây cần tạo nhám để tăng độ dính bám với
bê tông bịt đầu neo
- Chỉ tiến hành bơm vữa khi bê tông bịt đầu neo đã đủ cường độ (sau khi đổ bêtông bịt đầu neo xong khoảng 1,5 ngày)
- Phun vữa lấp lỗ DƯL từ đầu neo thấp hơn
Trình tự bơm vữa:
+ Rửa ống gen và bó cáp đã căng: bơm nước sạch vào từng ống ghen sau đó thổihết nước ra bằng máy hơi ép Công việc này còn có ý nghĩa làm trơn ống và chỉ làmtrước khi bơm vữa
+ Bơm vữa vào ống: vữa sau khi trộn đạt yêu cầu được bơm vào ống thông quamột ống bơm Phía trước vữa bơm luôn có một lượng nước nhỏ để làm trơn ống.Trong quá trình bơm phải luôn luôn theo dõi đồng hồ áp lực bơm
+ Việc bơm vữa phải diễn ra liên tục, không được gián đoạn Nếu xảy ra sự cốphải ngừng bơm, phải thổi sạch vữa ra khỏi ống ghen ngay lập tức và tiến hành bơmvữa lại sau khi đã khắc phục sự cố
+ Khóa van: khi vữa đã chảy từ đầu phía bên kia của ống, quan sát bằng mắt nếuthấy vữa có chất lượng (màu sắc, độ linh động) tương ứng với vữa thì ngừng bơm vàkhóa van đầu này lại Nếu ống có bố trí ống thăm vữa lại tiếp tục bơm đến khi thấyvữa chảy ra đầy ống thăm vữa thì khóa van tại ống này Cuối cùng tăng áp lực bơmtiếp đến khi đạt áp lực yêu cầu, duy trì áp lực đó trong thời gian vài giây rồi mớikhóa van ở đầu bơm
* Di chuyển xe đúc và thi công các khối tiếp theo:
Việc di chuyển xe đúc được tiến hành bằng hệ thống kích thủy lực đặc chủngtheo trình tự như sau:
+ Căng các thanh ứng suất gông dầm ray xuống mặt cầu
+ Tách tất cả ván khuôn rời khỏi bề mặt bê tông
+ Hạ kích trước tại chân trước sao cho các bệ trượt gắn ở dầm ngang phía trướcgối hoàn toàn xuống bề mặt của dầm ray
+ Hạ ứng suất tháo các thanh ứng suất gông dầm ngang phía sau rời khỏi mặt bêtông sao cho các guốc hãm gắn ở dầm ngang phía sau tiếp xúc với mặt dưới của cánhtrên của dầm ray
+ Đảm bảo chắc chắn rằng không có bất cứ một vật nào cản trở sự di chuyển của
xe đúc về phía trước trong lúc di chuyển xe đúc (ví dụ các thanh xuyên táo giữa vánkhuôn thành…)
+ Nối kích với bơm, hoạt động của bơm sẽ đẩy xe đúc về phía trước đến vị tríthiết kế để đúc khối mới
Trang 35+ Công tác thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng lặp lại tương tự các bước đãnêu ở trên.
2.2.3 Thi công các khối hợp long:
- Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các dầm hẫng với các đoạn dầm đúc trên
đà giáo hoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục
- Trong quá trình thi công, do nhiều yếu tố ảnh hưởng đặc biệt là ảnh hưởng yếu
tố co ngót và từ biến của bêtông đến độ võng của dầm hẫng theo thời gian mà cao độ
và độ vồng có sai số Hơn nữa đoạn dầm 8m thi công trên đà giáo cũng có thể sai số
về cao độ do độ lún đất nền tại gối của đà giáo vẫn diễn ra Vì những lý do đó phảiđiều chỉnh cao độ tại hai đầu của khối hợp long, việc điều chỉnh này được thực hiệnbằng xe đúc hoặc chất tải trọng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Sau khi việcđiều chỉnh các khối hợp long đạt yêu cầu tiến hành thi công các bước sau:
+ Đặt và chỉnh cao độ ván khuôn cho khối hợp long theo cao độ dầm đã đượcđiều chỉnh, buộc cốt thép
+ Đặt các thanh chống tạm, đổ lớp vữa dày tối thiểu 3cm vào khe hở giữa các đầuthanh chống và mặt bê tông
+ Vệ sinh và đổ vữa cho khối chính
+ Căng kéo các bó các trước khi đổ bêtông
2.2.4 Công tác hoàn thiện kết cấu nhịp
- Thi công phần lan can, dải phân cách giữa
- Phun lớp phòng nước mặt cầu
- Thảm bê tông nhựa mặt cầu
- Lắp đặt đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước trên cầu
- Sơn phân làn, hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng
3 Tổ chức thi công phần đường dẫn
3.1 Thi công nền đường
3.1.1 Lên khuôn đường
- Căn cứ trắc ngang thiết kế: đóng cọc chỉ giới hạn tại chân ta luy đắp và đỉnh taluy đào và đóng cọc báo ngoài phạm vi thi công Trên cọc báo phải ghi rõ cao độ nềnđường thiết kế và độ sâu phải đào, đắp so với cao độ hiện tại
- Trong quá trình thi công nền đường phải có biện pháp giữ, dấu tất cả các cọcchính, các cọc chỉ giới khuôn đường để tránh bị mất khi thi công
Trang 363.1.2 Thi công đào vét đất hữu cơ, lu lèn nguyên thổ nền đường
- Đào bóc đất hữu cơ bằng máy đào kết hợp máy ủi và ô tô vận chuyển đất
- Công tác đào phải được tiến hành theo tuyến, cao độ, kích thước mặt cắt, độ dốctrong bản vẽ thiết kế và theo chỉ dẫn của Kỹ sư Tư vấn giám sát
- Trong quá trình thi công lưu ý đảm bảo hạn chế tối đa được các bất lợi của nướcngập và nước ngầm Đảm bảo nước thoát ra ngoài nền đường một cách thuận lợi vàkhông làm trôi vật liệu đắp nền đường
3.1.3 Thi công nền đường đắp
- San rải cát và lu lèn: San rải và lu lèn đất đắp từng lớp, chiều dày mỗi lớp theokết quả lu lèn thí điểm tại hiện trường Phải lu lèn trên toàn bộ bề rộng đường, tiếnhành lu lèn từ mép ngoài vào và tiến dần vào tim đường cho nền đường được đầmnén đều nhau Sau khi đầm một lượt cho khắp diện tích rồi mới cho đầm lượt khác.Trong mỗi đợt đầm lèn vệt lu đợt sau phải chờm lên vệt trước từ 15-20cm Để côngtác đắp đất được liên tục và đảm bảo chất lượng lu lèn và tận dụng công suất thiết bị,cho phép thi công theo phân đoạn, trong mỗi đoạn thực hiện một khâu công nghệkhác nhau: san gạt, lu lèn, xử lý độ chặt, kiểm tra, chiều dài phân đoạn tuỳ theo lựclượng thi công và phương tiện lu lèn Khâu lu lèn cần phải đảm bảo nguyên tắc tảitrọng lu tăng dần trọng lượng, lu nặng chiếm 60-70% công lu
- Công tác nghiệm thu kiểm tra: kiểm tra độ chặt đắp cát, kích thước hình học,cao độ tim, vai đường, bề rộng nền đường, độ dốc ngang, độ dốc dọc của nền đường
3.2 Thi công mặt đường
3.2.1 Thi công lớp cấp phối đá dăm
a Chuẩn bị vật liệu :
- Đơn vị thi công tiến hành khảo sát, kiểm tra và đánh giá khả năng về đáp ứngcác yêu cầu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình làm cơ sở đểTVGS chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu
- Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân côngtrình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở đểTVGS chấp thuận vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình
- Bãi chứa vật liệu được đơn vị thi công bố trí gần vị trí thi công và sẽ tập kếtđược khối lượng vật liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công Bãi chứa vật liệu phảiđược gia cố để: không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện vậnchuyển, thi công; không bị ngập nước, bùn đất hoặc vật liệu khác lẫn vào
- Đơn vị thi công sẽ dự kiến khối lượng đá dăm, tính toán đầy đủ để rãi đúngchiều dày thiết kế với hệ số lèn ép đá dăm theo yêu cầu
b San rải cấp phối đá dăm: