1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Thuyết minh quy trình bảo trì thuộc dự án BOT

17 3,3K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Thuyết minh quy trình bảo trì công trình thuộc dự án BOT tỉnh Đắk Lắk, xây dựng đoạn từ Km1738+148 : Km1763+610 Thuyết minh quy trình bảo trì công trình thuộc dự án BOT tỉnh Đắk Lắk, xây dựng đoạn từ Km1738+148 : Km1763+610

Trang 1

C.TY TNHH TƯ VẤN TKXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THUYẾT MINH QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Km1738+148

- Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT

1 Tổng quan:

Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở trung tâm Cao nguyên Trung Bộ, là vùng đất có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây nam giáp tỉnh Đăk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70Km Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột Đây là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su, rừng núi, sông hồ, những ngọn thác hùng vĩ và các lễ hội hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại Đăk lăk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn đồng nhất về độ phì nhiêu tự nhiên, tài nguyên nước dồi dào có tiềm năng lớn về thủy điện Rừng ở Đăk Lăk được phân bố khắp nơi và có nhiều loại gỗ quý Với 70Km đường biên giới với Vương quốc Campuchia, Đăk Lăk có một vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng đồng thời là cửa ngõ quan trọng trong việc giao thương với các nước Đông Nam Á

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đăk Lăk là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh vùng Tây Nguyên và Duyên Hải miền trung với các quốc lộ : 26, 27 và đặc biệt là Qlộ 14 Trong tương lai khi Qlộ 14, một phần của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại được xây dựng cùng với việc nâng cấp tuyến đường ngang khác trong khu vực như : Qlộ

24, 19, 25, 26 sẽ tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh, nối liền với các trung tâm kinh tế lớn tạo động lực phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng với các tỉnh thuộc miền Trung

và Tây Nguyên

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Km1738+148 -Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT đã được đầu tư xong, chiều dài tuyến đường 24,5km là tuyến đường góp phần quyết định trong việc phát triển kinh tế

xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua Việc nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông hiện trạng trong khu vực, cải thiện an toàn giao thông góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao tính cơ động trong an ninh quốc phòng Nhìn chung đây là đoạn tuyến có yếu tố hình học tốt, cảnh quang rất đẹp, chỉ giới xây dựng thông thoáng, rất thuận lợi cho việc thực hiện dự án

Nhằm đảm bảo cho dự án đi vào hoạt động, theo quy định của Chính phủ cần phải lập quy trình bảo trì công trình Hồ sơ này được thực hiện theo yêu cầu được nêu trên cho công tác bảo trì công trình

Trang 2

2 Thông tin về dự án:

- Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Km1738+148 - Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT.

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần BOT Quang Đức.

- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Quang Anh.

- Điểm đầu tuyến: Km1738+148 thuộc phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.

- Điểm cuối tuyến: Km1763+610 thuộc xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’Gar , tỉnh Đăk Lăk.

- Chiều dài tuyến: 25,46km.

- Địa điểm xây dựng: Tuyến đi qua các địa phận phường Thiện An, phường Thống Nhất, phường Bình Tân, xã Cư Bao thuộc thị xã Buôn Hồ, xã Ea Drơng, xã Cuôr Đăng thuộc huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk.

3 Những căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng

- Căn cứ Quyết định số 3479/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2001 của Bộ GTVT về việc ban hành “Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”

- Căn cứ Quyết định số 1527/2003/QĐ-BGTVT ngày 28/5/2003 của Bộ GTVT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”

- Quyết định số 1311/QĐ-BGTVT ngày 17/05/2013 của Bộ GTVT về việc phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc Lộ 14) Đoạn Km1738+148-:-Km1763+610, tỉnh Đăk Lăk theo hình thức hợp đồng BOT

- Hồ sơ thiết kế BVTC của các gói thầu thuộc dự án đường Hồ Chí Minh (Quốc Lộ 14) Đoạn Km1738+148-:-Km1763+610, tỉnh Đăk Lăk theo hình thức hợp đồng BOT

4 Giải pháp thiết kế:

- Cấp đường: Đường cấp III đồng bằng theo TCVN4054-05

- Tốc độ thiết kế: 80km/h (riêng đoạn từ Km1741+500 – Km1742 và Km1744+500 – Km1745+100 tốc độ thiết kế 60km/h)

- Bề rộng nền đường: Bn=12m

- Bề rộng mặt đường: Bm=11m

- Bề rộng lề đường: Bl=0,5x2=1m

- Độ dốc dọc tối đa: Imax=5% (châm chước 7%)

- Tần suất thiết kế đường, cầu, cống: P=4%

Trang 3

- Thiết kế mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm, mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 155Mpa Tải trọng thiết kế trục 100kN

- Kết cấu mặt đường cạp rộng, làm mới:

+ 5cm BTN hạt chặt C12.5

+ Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ 7cm BTN chặt C19

+ Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2

+ 25cm CPĐD Dmax25

+ 25cm CPĐD Dmax37,5

+ 30cm đất đồi chọn lọc đầm lèn K≥98

+ Lu xử lý khuôn đường K≥95 dày tối thiểu 50cm

- Kết cấu tăng cường trên mặt đường cũ : áp dụng 70Mpa ≤ E0 ≤ 85 Mpa từ Km1738+148 – Km1756+0,00:

+ 5cm BTN hạt chặt C12.5

+ Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ 7cm BTN chặt C19

+ Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2

+ 25cm CPĐD Dmax25

+ Bù vênh bằng CPĐD Dmax25

+ Tạo nhám mặt đường cũ

- Kết cấu tăng cường trên mặt đường cũ : áp dụng 70Mpa ≤ E0 ≤ 85 Mpa từ Km1756 - Km1763+610:

+ 5cm BTN hạt chặt C12.5

+ Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ 7cm BTN chặt C19

+ Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2

+ 25cm CPĐD Dmax25

+ Bù vênh bằng CPĐD Dmax25

+ Tạo nhám mặt đường cũ

- Lề đường và mái taluy: Lề đường bằng đất rộng mỗi bên 0,5m Ta luy trồng cỏ đối với những đoạn nền đắp thấp và gia cố mái taluy bằng đá hộc VXM M100 dày 25cm đối với những đoạn đắp cao, taluy những đoạn có thiết kế gia cố rãnh dọc gia cố bằng bê tông M200 dày 10cm

- Công trình thoát nước ngang:

+ Khổ cầu, cống bằng khổ nền đường

+ Tải trọng thiết kế cầu, cống: HL93

* Kết cấu cầu Hà Lan 2 tại Km1741+804.64

/ Kết cấu phần trên:

Trang 4

- Một nhịp dầm bản BTCT DƯL kéo trước, Ln = 18.0m

- Cắt ngang nhịp bố trí 12 dầm bản rổng bằng BTCT DƯL kéo trước

- Lớp phủ mặt cầu: (theo thứ tự từ trên xuống):

+Bê tông asphalt dày 50mm

+Lớp phòng nước 4mm

+BT lưới thép 30Mpa dày 100mm

- Gối cầu: Bằng cao su bản thép (250x150x35)mm, (250x150x35)mm

- Khe co giãn bằng cao su

- Ống thoát nước: Bằng thép mạ kẽm, toàn cầu bố trí 6 ống thoát nước D150

- Tay vịn lan can bằng ống thép bản và ống thép mạ kẽm

- Dốc ngang cầu: i=2%, dốc dọc cầu: i=0%

/ Kết cấu phần dưới:

- Mố cầu bằng BTCT 30Mpa, móng cọc khoan nhồi 1000mm, mố M1 gồm

5 cọc, L=8.0m, mố M2 gồm 5 cọc L=8.0m (Chiều dài cọc là dự kiến, khi thi công căn cứ vào địa chất thực tế sẽ quyết định chiều dài cọc chính thức)

/ Kết cấu tứ nón, chân khay:

- 1/4 nón mố xây đá hộc vữa Xi măng 10Mpa dày 25cm, trên lớp đá dăm đệm đầm chặt dày 10cm 10m sau đuôi mố được xây đá hộc vữa Xi măng 10Mpa dày 25cm Chân khay tứ nón bằng đá hộc xây VXM 10Mpa

* Kêt cấu cầu Hà Lan 1 tại Km1744+783,80

/ Kết cấu phần trên:

- Dầm bản BTCT đổ tại chổ cũ tận dụng lại ( Có bơm keo Epoxy trám các vết nứt dầm )

- Lớp phủ mặt cầu: (theo thứ tự từ trên xuống):

+ Lớp BTN hạt mịn tạo mui luyện 2% dày (2-7)cm ( Lớp mặt cũ BTN được đào

bỏ )

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2

+ Lớp BTXM mặt cầu cũ dày 35cm

- Ống thoát nước: Nạo vét các ống thoát nước cũ còn tốt

- Lan can BTCT cũ tận dụng lại.( Sữa chữa các đoạn hư hỏng )

- Dốc ngang cầu: i=2%, dốc dọc cầu: i=0%

/ Kết cấu phần dưới:

- Mố cầu bằng BTCT cũ được tận dụng lại.(Trám các vết nứt ở mố bằng keo Epoxy)

/ Kết cấu tứ nón, chân khay:

Trang 5

- Kết cấu chân khay,ốp mái ta luy bằng đá hộc xây VXM#100.

* Kết cấu cống thoát nước ngang:

+ Thân cống ống cống BTCT ly tâm M300 đá 1x2

+ Móng cống bê tông M150 đá 1x2 trên lớp đệm đá dăm dày 10cm

+ Đầu cống bê tông M150 đá 1x2 trên lớp đệm đá dăm dày 10cm

+ Gia cố mái taluy chống xói thượng hạ lưu bằng đá hộc xây M100

- Công trình thoát nước dọc:

+ Công trình thoát nước dọc trên tuyến gồm có: Rãnh đất và rãnh dọc gia cố hình thang KT (0,4x1,2)x0,4m, cống bản BTCT chịu lực B=0.8m, H=0.6m qua các đường giao dân sinh

+ Rãnh dọc hình thang KT (0,4x1,2)x0,4m: Khi nền đường đắp thấp hơn 0,6m, nền đường đào thiết kế hệ thống rãnh dọc hình thang b=0,4m, h=0,4m taluy rãnh 1/1, gia

cố rãnh dọc bằng bê tông xi măng M200 lắp ghép, đáy rãnh đổ bê tông tại chỗ M200 trên lớp đệm đá dăm Tại các vị trí vào nhà dân cắt qua rãnh dọc thiết kế 2 tấm bản đặt trên thành rãnh để đảm bảo thoát nước rãnh dọc Những đoạn thiết kế rãnh dọc loại 1 đoạn từ mép mặt đường tới mép rãnh gia cố bê tông M200 dày 15cm trên lớp đệm đá dăm dày 10cm

+ Cống bản BTCT chịu lực B=0.8m, H=0.6m: Thiết kế qua các đường ngang dân sinh để thoát nước dọc hai bên đường Kết cấu thân cống bằng BTCT M200 đá 1x2, trên lớp đệm đá dăm dày 10cm, đầu cống dùng bê tông M200

- Mương dẫn dòng: Kết cấu mương bằng đá hộc xây vữa XM M100 trên lớp đệm

đá dăm dày 10cm, những đoạn mương đi sát đường cũ thiết kế mương xây đậy đan bằng BTCT M250, những đoạn mương đi trong vườn thiết kế mương xây hở

- Hệ thống an toàn giao thông: Thiết kế cọc tiêu, biển báo, cọc H, cột Km, tường

hộ lan, sơn phân làn trên mặt đường bằng sơn phản quang

5 Hướng dẫn chung công tác bảo trì công trình:

Công tác bảo trì công trình xây dựng được Chủ đầu tư có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, thực hiện các hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng liên tục cho đến hết thời gian thu phí của dự án

Mục đích của công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng hình học, công năng công trình, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp với yêu cầu thiết kế trong suốt quá trình sử dụng

6 Nội dung, trình tự thực hiện công tác vận hành, bảo trì công trình:

6.1 Nội dung công tác vận hành, bảo trì công trình bao gồm các bước chính như sau:

6.1.1 Công tác kiểm tra:

- Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát thiết kế bằng trực quan hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện sai sót chất lượng sau khi

Trang 6

thi công so với yêu cầu thiết kế Từ đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình

sử dụng đúng theo yêu cầu thiết kế

- Kiểm tra thường xuyên: Là quá trình kiểm tra thường ngày xem xét công trình, bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp của công trình

- Kiểm tra định kỳ: Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm

- Kiểm tra đột xuất: Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bảo, lũ lụt, động đất ) Kiểm tra đột xuất đi kèm với kiểm tra chi tiết

- Kiểm tra chi tiết: Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần với việc đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể

6.1.2 Phân tích cơ chế xuống cấp:

Trên cơ sở số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xảy ra theo cơ chế nào Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục

6.1.3 Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp:

Sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp thì đánh giá xem mức độ và tốc độ xuống cấp đã đến đâu và yêu cầu phải sửa chữa đến mức nào, hoặc có thể sẽ phá dỡ Cơ

sở để đánh giá mức độ xuống cấp là khả năng sử dụng cảu công trình

6.1.4 Xác định giải pháp duy tu bảo dưỡng:

Xuất phát từ mức độ yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế giải pháp sửa chữa cụ thể

6.1.5 Sửa chữa:

Bao gồm quá trình thực thi thiết kế và thi công sửa chữa hoặc tăng cường kết cấu

6.2 Trình tự công tác vận hành, bảo trì công trình như sau:

6.2.1 Vận hành, bảo trì công trình đường và các công trình trên đường:

6.2.1.1 Công tác kiểm tra:

a) Kiểm tra thường xuyên

Tuần đường thực hiện 1lần / ngày Nếu phát hiện sự cố hư hỏng của công trình giao thông đường bộ có thể gây mất an toàn giao thông hoặc ách tắc giao thông, các vụ việc lấn chiếm vi phạm hành lang an toàn đường bộ thì phải báo cáo về Văn phòng để xử lý

và giải quyết

Trường hợp vượt qua khả năng, phải có trách nhiệ báo cáo kịp thời cho cơ quan quản

lý đường bộ

Trang 7

Nhiệm vụ:

- Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm luật lệ, xâm hại đến công trình giao thông

đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, các hư hỏng gây mất an toàn giao thông

- Kiểm tra nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, hệ thống báo hiệu đường bộ và các

công trình phụ trợ khácđể phát hiện những hư hỏng có thể xẫy ra tai nạn giao thông Nếu khối lượng vượt qua khả năng của người tuần đường phải báo về Văn phòng để có kế hoạch sửa chữa

- Nếu có những sự việc làm tắc đường giao thông như: đất sụt, lỡ đường, ngập

nước, cầu gãy…Trước hết pahir có biện pháp bảo đảm ATGT (rào chắn, đặt báo hiệu cấm đường,…), đồng thời tìm phương án phân luồn và báo cáo Văn phòng

- Người tuần phải sửa chữa những hư hỏng nhỏ của cầu, đường không đòi hỏi nhiều

nhân lực nhằm đảm bảo ATGT như: thu nhặt những hòn đá rơi vãi trên đường, cắm dựng lại cọc tiêu xiêu vẹo, phát cành cây che khuất tầm nhìn…

- Thống kê theo dõi các vụ tai nạn giao thông xảy tra trên đoạn đường mình phụ

trách, ghi chép đầy đủ nghững nguyên nhân gây tai nạn (nếu có thể)

- Đề xuất kế hoạch sửa chữa cầu đường định kỳ hoặc đột xuất với Công ty.

- Ghi chép đầy đủ diễn biến của cầu, đường vào sổ “ nhật ký tuần đường” Khi hết

thời gian tuần tra trong ngày, người tuần đường phải báo cáo ngay cho Văn phòng tất cả những diễn biến của cầu đường trong ngày hôm đó

b) Kiểm tra định kỳ : gồm có kiểm tra định kỳ tháng và quý

- Bộ phận duy tu bảo dưỡng tiến hành với các Văn phòng gồm các nội dung sau:

Kiểm tra công tác nội nghiệp:

- Việc ghi chép cập nhật tình hình cầu đường.

- Các hồ sơ, tài liệu ( sổ theo dõi tai nạn giao thông, theo dõi lưu lượng xe, nhật ký

tuần đường, …)

Kiểm tra tại hiện trường:

- Kiểm tra tình trạng hư hỏng, xuống cấp của đường và các công trình giao thông

khác trên đường…

- Mức độ kiểm tra; đơn giản, trực quan, có sử dụng các dụng cụ đo thông thường

- Phạm vi kiểm tra; toàn tuyến trong phạm vi quản lý của Công ty

c) Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:

Đối với nền đường:

- Kiểm tra các vị trí có bị lún, sụt lỡ, các đoạn đường đèo, dốc cao nguy hiểm, các

vị trí về mùa mưa hay bị ngập nước…Các vị trí này nếu chưa sửa chữa được phải

có đày đủ biển báo hiệu, rào chắn phạm vi nguy hiểm hoặc cắm cột thủy chí

- Kiểm tra công tác phát cây (phát quang), đắp phụ nền đường, lề đường.

Đối với mặt đường:

- Kiểm tra xác định khối lượng và các loại hư hỏng trên từng Km: ổ gà, nứt rạn, lún

lõm, cao su, …

Trang 8

- Lún cục bộ tại các đường đầu cầu, vị trí các cống.

Đối với hệ thống thoát nước:

- Kiểm tra tình trạng thoát nước tại các cống

- Mức độ lắng đọng đất cát ở hố thu nước thượng lưu, cửa cống hạ lưu và trong lòng

cống

- Hư hỏng của ống cống, tấm bản, mối nối, tường đầu, tường cánh, sân cống ( đặc

biệt là sân cống hạ lưu bị xói hẩng…)

- Kiểm tra khả năng thoát nước của hệ thống rãnh, trong đó đặc biệt lưu ý đối với

đoạn đường có độ dốc dọc lớn thường xuyên bị xói lở sau gay nguy hiểm và mất

ổn định của nền đường, kiểm tra sự hư hỏng của rãnh xây

Đối với hệ thống báo hiệu đường bộ:

- Kiểm tra về số lượng và tình trạng kỹ thuật(cọc tiêu, biển báo, gương cầu lồi, giải

phân cách mền….)

Đối với các công trình kè, tường chắn đất, ngầm, tràn, …

- Kiểm tra mức độ ổn định, sự hư hỏng của công trình.

- Các thiết bị an toàn như cột thủy chí, cọc tiêu, biển báo

6.2.1.2 Kế hoạch duy tu bảo dưỡng:

a) Các hoạt động và công việc duy tu bảo đưỡng

- Duy tu bảo dưỡng các công trình bao gồm rất nhiều các loại công việc phức tạp

liên quan với nhau, Vì vậy cần thiết phải bị các kế hoạch chi tiết cho từng loại công việc các công tác kiểm tra , bảo dưỡng và sửa chữa được thực hiện trong điều kiện phải đảm bảo giao thông, vì vậy giữa đơn vị quản lý và đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng phải có sự phối hợp hiệu quả Khi tiến hành duy tu bảo dưỡng cũng cần thiết phải kết hợp voái công an địa phương để thông báo cho các phương tiện giao thông được biết

b) Kiểm tra

- Mục đích của việc kiểm tra nhằm nhận biết sự cần thiết phải duy tu bảo dưỡng từ

đó lên kế hoạch duy tu bảo dưỡng và tiến hành đảm bảo giao thông

- Đối với các kết cấu, việc kiểm tra có thể định kỳ dài hơn, còn đối với các trang

thiết bị trong hầm cần phải theo dõi thường xuyên qua các số liệu thu thập được hàng ngày, nếu có bất kỳ sự khả nghi nào thì cần kiểm tra ngay Việc kiểm tra và thời gian kiểm tra cần được quy định cụ thể trong quy trình khai thác và vận hành hầm

c) Nền đường

- Nền đường phải đảm bảo kích thước hình học, thoát nước tốt, cây cỏ thường

xuyên được phát quang đảm bảo tầm nhìn và mỹ quan Nội dung gồm các công việc sau:

Đắp phụ nền, trình tự tiến hành như sau:

- Dùng nhân lực phát dọn sạch cây, cỏ xung quanh khu vực bị thu hẹp.

Trang 9

- Đánh cấp, chiều rộng và chiều cao mỗi cấp ≥ 50cm

- Đổ vật liệu (đất, cấp phối …đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật) thành từng lớp dày ≥

20cm, san phẳng

- Đầm 5-7 lượt / điểm cho đến khi đạt yêu cầu xong mới đắp tiếp lớp khác.

- Bạt và vỗ mái ta luy( trồng cỏ nếu cần thiết) và hoàn thiện

Hốt đất sụt:

- Khi có khối đất sụt xuống tắc rãnh dọc, phải hốt sạch, hoàn trả lại mái ta luy và

kích thước ban đầu của rãnh dọc đảm bảo thoát nước

Phát cây, cắt cỏ, tỉa cành:

- Phát cây, cắt cỏ, tỉa cành để đảm bảo tầm nhìn, không che khuất cọc tiêu, biển báo,

cột Km và ảnh hưởng thoát nước

d) Hệ thống rãnh thoát nước

- Hệ thống rãnh thoát nước bao gồm rãnh dọc, rãnh ngang…Nội dung bao gồm các

công việc sau:

- Vét rãnh: Nạo vét cỏ rác trong lòng rãnh, không để đọng nước trong rãnh làm suy

yếu nền, lề đường

- Khơi rãnh khi mưa

- Đào rãnh khi bị đất bồi lấp đầy, gây nên hiện tượng rãnh treo làm đọng nước

- Sửa chữa rãnh:

+ Khi rãnh xây bị sứt vỡ thì cần sửa chữa lại đảm bảo như thiết kế ban đầu

+ Kê kích, chèn vữa đảm bảo các tấm bê tông đậy nắp rãnh không bị “cập kênh” , thay thế các tấm bị hư hỏng hoặc mất

e) Mặt đường bê tông nhựa

- Trình tự sửa chữa các vị trí bị hư hỏng và nội dung công việc như sau;

+ Dùng máy cắt bê tông cắt vuông cho thành sắt cạnh và đào sau cho tới đáy chỗ hư hỏng

+ Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cắt, quét , chải sạch bụi đảm bảo chỗ vá sạch, khô

+ Tưới nhựa thấm bám ( lượng nhựa từ 0.5-0.8kg/m2) lên chỗ vá sửa, lưu ý tưới cả dưới đáy và xung quanh thành chỗ vá và chờ cho nhựa khô

+ Rãi hỗn hợp bê tông nhựa nóng, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đường cũ theo hệ số lèn ép 1.4

+ Dùng lu rung loại nhỏ 3-4 lần / điểm, tốc độ từ 1.5-2Km/h

f) Cống thoát nước

- Nội dung công tác gồm:

- Thông cống: Nạo vét đất, đá lắng đọng trong hố thu nước thượng lưu, trong lòng

cống và hạ lưu cống để thông nước cho cống

- Sửa chữa nhỏ bằng vữa xi măng cát vàng

- Thanh thải dòng chảy thượng và hạ lưu cống, bao gồm các công việc sau”

+ Nạo vét đất, cát lắng đọng trong dòng chảy

Trang 10

+ Phát quang cây Cỏ hai bên dòng chảy, hai đầu cống đảm bảo thoát nước tốt.

- Quét sơn phản quang hoặc vôi tường đầu cống

g) Hệ thống báo hiệu đường bộ:

- Yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống báo hiệu đường bộ là phải đảm bảo luôn sáng sủa, sạch sẽ, các ký hiệu rõ ràng, không bị mờ bẩn, …đảm bảo nguyên trạng theo thiết kế

Biển báo hiệu;

- Gồm các hạng mục sau:

- Sơn biển báo( cột và mặt sau của biển)

- Sơn hoặc dán lại lớp phản quang trên mặt biển báo bị hư hỏng

- Thay thế bổ sung biển báo bị gẫy, mất.

- Nắn chỉnh tu sữa các biển báo bị cong, vênh; dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch

cho ngay ngắn, dúng vị trí và vệ sinh bề mặt đảm bảo sáng sủa, rõ ràng

- Phát cây thu dọn các chướng ngại vật không để che lấp biển báo

Vạch kẻ đường;

- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển giao thông

nhằm nâng cao an toàn giao thông và khả năng thông xe Do vậy vạch kẻ đường phải sáng rõ,

- Không được để cát bụi lấp , nếu mờ phải sơn kẻ lại Thời gian 1 năm/ 2 lần

Tường hộ lan bằng tôn lượng sóng:

- Nắn sửa và thay thế các đoạn bị hư hỏng do xe va quệt

- Sơn lại các đoạn tôn lượn sóng bị rỉ; 2-3 năm/ lần (Trừ tôn lượn sóng mạ kẽm)

- Vệ sinh sạch sẽ các mắt phảng quang gắn ở vị trí cột

- Thay thế các mắt phảng quang bị mất, hỏng

- Xiết lại các bu lông bị hỏng hoặc bổ sung bu lôn, êcu bị mất

Cọc tiêu, cọc MLG

- Nắn sửa các cọc bị nghiêng lệch cho ngay ngắn

- Bổ sung, thay thế những cọc bị gãy, mất

- Sơn lại cọc; 1 năm/ lần

- Phát quang không để cây cỏ che lấp cọc

Cột Km:

- Cột Km dùng để xác định lý trình của mỗi đoạn, tuyến đường, chỉ dẫn cho người

sử dụng đường biết khoảng cách trên hướng đi Cột Km được đúc bằng BTXM hoặc bằng thép tấm, chân cột bằng BTXM, đá xây hoặc ống thép

- Công tác duy tu thường xuyên cột Km chủ yếu gồm các nội dung sau:

+ Sơn cột Km; 1 năm / lần

+ Sơn hoặc dán phản quang trên cột Km bị mờ, mất ( nếu có)

+ Thay thế cột Km bị gãy hỏng

- Phát quang không để cây cỏ che lấp.

Ngày đăng: 04/10/2016, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w