thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da

2 1.8K 24
thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trình bày thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Chương 3 : Các Phương Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Và Công Nghệ Xử Nước Thải Thuộc Da 3.3.2 Thuyết minh qui trình công nghệ Ta phân thành 2 dòng thải Dòng thải chứa crôm Cr 3+ : nước thải này theo hệ thống thoát nước riêng của nó sau khi qua song chắn rác thô để loại bỏ các cặn bẩn sẽ được đưa thẳng đến bể tiếp nhận. Từ đây nước thải sẽ được bơm qua bể trộn với các hóa chất sử dụng là FeSO 4 để khử Cr 6+ thành Cr 3+ và NaOH để tăng pH tạo môi trường kiềm. Sau đó chúng sẽ được cho qua bể lắng cặn chứa crôm. Nước thải thuộc crôm sau xử sẽ được cho chảy vào bể điều hòa. Phần kết tủa được để lắng sau đó đem đi xử ở nơi khác để loại bỏ Cr 3+ có trong bùn lắng. Các dòng thải khác : nước thải này theo hệ thống thoát nước riêng của nó sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ thòt, mỡ … sau đó được đưa thẳng đến bể điều hòa. Ở đây chúng ta không xử nước thải ngâm vôi do hàm lượng sulfide có trong nước thải thấp ( 25 mg/l ) vì vậy ta sẽ nhập chung với các loại dòng thải khác và đưa chúng vào bể điều hòa. Ở đó bể được sục khí nên sulfide cũng sẽ bò oxy hóa thành sulfate. Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn đònh nước thải về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn đònh cho các công trình phía sau, tránh hoạt động quá tải. Tại đây nước thải được sục khí để làm thoáng sơ bộ, tránh lắng cặn và phân bố chất bẩn đồng đều khắp bể tạo thuận lợi cho các công trình xử sinh học tiếp theo. Do nước thải thuộc da có hàm lượng SS cao nên để loại bỏ chúng một cách hiệu quả ta sẽ cho nước thải qua bể trộn để keo tụ tạo bông với phèn nhôm và để tăng khả năng lắng trước khi chúng được bơm qua bể lắng đợt 1. Bể lắng đợt 1 có tác dụng loại bỏ các chất rắn lắng được mà các chất này có thể gây nên hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếp nhận. Nhờ có quá trình keo tụ tạo bông nên hiệu quả hoạt động của bể lắng 1 là rất cao, có thể loại bỏ trên 90% SS và 50 – 65% BOD 5 và COD. Bùn dư sẽ được bơm tới sân phơi bùn. Trang 29 Chương 3 : Các Phương Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Và Công Nghệ Xử Nước Thải Thuộc Da Sau đó nước thải sẽ tự chảy sang bể Aerotank. Tại đây ta tiến hành đưa khí vào xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh hiếu khí sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Sau thời gian lưu nước ở bể Aerotank, nước thải sẽ chảy vào bể lắng 2 để tách toàn bộ các bông bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Tại bể lắng 2, bùn hoạt tính sau lắng sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank để duy trì ổn đònh mật độ vi sinh vật. Phần bùn dư sẽ được bơm tới sân phơi bùn. Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng 2 sẽ đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại C và được xả thẳng vào hệ thống cống thoát nước của khu công nghiệp. Sân phơi bùn tiếp nhận bùn từ bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 2. Sân phơi có nhiệm vụ chủ yếu là làm giảm độ ẩm và làm khô bùn với hai giai đoạn chính sau : giai đoạn 1 lọc hết nước qua lớp cát, sỏi; giai đoạn 2 làm khô bằng bốc hơi nước tự nhiên trên bề mặt rộng. Bùn sau khi phơi được chở đến bãi chôn lấp, nước tách bùn tự chảy vào hầm bơm và đưa thẳng về bể điều hòa. Trang 30

Ngày đăng: 27/04/2013, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan