- Các thiết bị thi công đưa vào sử dụng tại công trường phải hiện đại, đạt tiêu chuẩn về khíthải, độ ồn…vv; - Thi công đúng biện pháp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Các chủng loạ
Trang 1THUY T MINH BI N PHÁP T CH C THI CÔNG ẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG ỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG Ổ CHỨC THI CÔNG ỨC THI CÔNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
I Khái quát về công trình
1 Thông tin về gói thầu
2 Địa điểm xây dựng
II Quy mô xây dựng công trình
1 San nền mặt bằng
2 Nhà Kho
III Thuận lợi, khó khăn và điều kiện tiên quyết khi thi công
1 Những thuận lợi
2 Các yếu tố khó khăn
3 Điều kiện tiên quyết đặt ra khi thi công
IV Phương án thực hiện gói thầu
V Các căn cứ lập biện pháp thi công
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC NHÂN SỰ, THIẾT BỊ TC
I Công tác chuẩn bị
1 Công tác tiếp nhận công việc
2 Chuẩn bị mặt bằng
3 Xây dựng tiến độ chi tiết
4 Kế hoạch đề phòng khi gặp sự cố
5 Biện pháp thi công trong mùa mưa bão
II Hệ thống tổ chức nhân sự của nhà thầu
1 Sơ đồ quản lý chất lượng công trình
2 Nhân lực thi công của nhà thầu
3 Sơ đồ tổ chức hiện trường
III Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
1 Chỉ huy trưởng công trình
2 Phó chỉ huy trưởng công trình phụ trách kỹ thuật
3 Bộ phận quản lý kỹ thuật
4 Bộ phận kinh tế, quản lý tài chính, hành chính
5 Bộ phận an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường
6 Thủ kho bảo vệ công trường
7 Tổ trưởng tổ sản xuất
Trang 28 Công nhân xây dựng
9 Công nhân lao động thời vụ
IV Thiết bị phục vụ thi công của nhà thầu
1 Thiết bị thi công
2 Biện pháp đảm bảo vận hành tốt và an toàn thiết bị
3 Danh mục thiết bị thi công chính
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG , KIỂM TRA VẬT LIỆU XÂY DỰNG THIẾT BỊ LẮP ĐẶT
I Đối với vật tư, vật liệu chính
1 Quy trình cung cấp vật tư, vật liệu
2 Quy trình tiếp nhận, quản lý chất lượng vật tư, vật liệu
3 Yêu cầu về vật tư, vật liệu
4 Bảo quản vật tư, vật liệu
II Yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho vật liệu chính
1 Xi măng
2 Cát xây dựng
3 Đá cốt liệu bê tông
4 Vữa bê tông
5 Cốt thép
6 Gạch xây
7 Nước thi công
8 Các loại vật liệu hoàn thiện khác
9 Vật tư, vật liệu cho hệ thống cấp thoát nước
10 Vật tư, vật liệu cho hệ thống điện
11 Vật tư, vật liệu cho hệ thống cửa
12 Sơn, bột bả, vôi ve, các loại khác
13 Các loại vật liệu khác
14 Vật liệu làm cốp pha, đà giáo
III Giải pháp cung ứng, lựa chọn vật tư
IV Thiết bị lắp đặt vào công trình
V Quy trình quản lý chất lượng vật tư
1 Căn cứ quản lý chất lượng
2 Công tác Kiểm tra, nghiệm thu
3 Công tác thí nghiệm vật liệu
Trang 34 Công tác nghiệm thu vật liệu
5 Sửa chữa hư hỏng và bảo trì công trình
6 Phương pháp hoàn tất hồ sơ trong quá trình thi công
VI Quy trình biện pháp thi công
1 Quy trình công tác đào đât, đắp đất, đắp cát
2 Quy trình lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn
3 Quy trình gia công, lắp dựng cốt thép
4 Quy trình thi công bê tông
5 Quy trình thi công xây tường
6 Quy trình thi công trát tường
7 Quy trình đảm bảo an toàn trên công trường
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG XÂY DỰNG
I Bố trí tổng mặt bằng
1 Bố trí mặt bằng tổ chức thi công
2 Hàng rào, biển công trình, báo hiệu
3 Đường thi công
4 Nước sinh hoạt và hệ thống cấp thoát nước trong mặt bằng thi công
5 Nhà tạm phục vụ thi công
6 Hệ thống kho bãi
7 Hệ thống điện, nước phục vụ thi công
8 Hệ thống phòng cháy chữa cháy
9 Việc hoàn trả mặt bằng sau khi bàn giao công trình
II Giải pháp tổ chức thi công công trình
1 Giải pháp tổ chức thi công phần thân thô
2 Tổ chức thi công phần hoàn thiện
CHƯƠNG 5 : BIỆN PHÁP THI CÔNG , GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CHI TIẾT PHẦN MÓNG, THÂN VÀ THÔ
I Định vị và xác định cao độ các hạng mục công trình
1 Lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế cao độ
2 Phương pháp định vị mặt bằng, chuyển độ cao và trục
3 Phương pháp đo theo giai đoạn
4 Công tác đo biến dạng
5 Công tác quan trắc lún theo tiến độ tăng tải trọng
II Công tác đào, lấp đất móng nhà, hệ thống thoát nước
Trang 41 Tính toán khối lượng đất đào
2 Chọn phương pháp đào đất
3 Tổ chức thi công lấp đất
III Thi công móng khối nhà chính
IV Công tác ván khuôn
1 Yêu cầu đối với ván khuôn và đà giáo
2 Nguyên tắc thi công đối với công tác ván khuôn
3 Lựa chọn ván khuôn:
4 Công tác nghiệm thu ván khuôn, cột chống
5 Tháo dỡ ván khuôn
V Công tác cốt thép
1 Đặc điểm, công nghệ thi công
2 Gia công nắn thẳng, đo, cắt uốn cốt thép
3 Nối cốt thép
4 Lắp dựng cốt thép
5 Nghiệm thu cốt thép
VI Công tác thi công bê tông toàn khối
1 Vật liệu, cấp phối, thí nghiệm cho bê tông
2 Các điều kiện đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông
3 Thi công bê tông toàn khối
4 Đầm bê tông
5 Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối
6 Bảo dưỡng và xử lý khuyết tật của bê tông
7 Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông
VII Thi công bê tông các cấu kiện đổ tại chỗ
1 Công tác bê tông đài móng, giằng móng, nền, dầm, sàn sê nô
2 Thi công bê tông cột
3 Thi công bê tông dầm, sàn sê nô
XIII Thi công các cấu kiện bê tông đúc sẵn
IX Chống thấm
1 Yêu cầu chung
2 Chống thấm nền sàn, vách phần ngầm
3 Chống thấm mái, nền sàn khu vệ sinh
4 Chống thấm cho mạch ngừng thi công
Trang 55 Trình tự thi công chống thấm
X Công tác xây
1 Các yêu cầu khi thi công xây tường
2 Công tác chuẩn bị
3 Nguyên tắc xây tường gạch
4 Biện pháp thi công xây tường
5 Bảo dưỡng khối xây
6 Nghiệm thu khối xây
XI Công tác gia công thép hình
1 Xử lý thép hình
2 Gia công thép hình
XI Thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn ( tấm panel, tấm đan)
XII Thi công lợp mái
CHƯƠNG 6 : BIỆN PHÁP , GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CHI TIẾT PHẦN HOÀN THIỆN
I Biện pháp thi công phần hoàn thiện
II Công tác trát
1 Chuẩn bị vật liệu, bề mặt trát
2 Phương pháp trát.
III Công tác láng nền sàn, láng sê nô
1 Yêu cầu về công tác láng
2 Quy trình thi công
IV Công tác lắp dựng cửa
1 Trình tự chung thi công lắp đặt cửa
2 Công tác chuẩn bị
3 Yêu cầu kỹ thuật
4 Biện pháp thi công lắp đặt cửa
V Công tác lắp dựng trần
1 Yêu cầu chung
2 Biện pháp thi công
3 Công tác trang trí
VIII Công tác lắp dựng lan can
IX Công tác sơn tường, cột , dầm, trần trong và ngoài nhà
1 Công tác chuẩn bị
Trang 62 Biện pháp thi công sơn tường
CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HT KỸ THUẬT
I Thi công hệ thống thoát nước
1 Vật tư, giải pháp kỹ thuật:
2 Công tác thi công thoát nước :
3 Khác phục sự cố:
III Thi công hệ thống điện
1 Qui định chung:
2 Tủ điện, tủ áp tô mát gắn tường
3 Dây dẫn điện
4 Biện pháp đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường:
5 Biện pháp rút dây điện
6 Biện pháp rải cáp điện
7 Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện
8 Lắp đặt thiết bị
IV Thi công hệ thống chống sét
1 Yêu cầu kỹ thuật
2 Biện pháp thi công
V Biện pháp thi công phần san nền
1 Thi công đào nền
2 Thi công đắp nền
CHƯƠNG 8: BIỆN PHÁP QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
I Quản lý chất lượng vật tư và bảo quản vật liệu
1 Kiểm soát chất lượng của vật liệu
2 Kiểm soát chất lượng các thí nghiệm và cách thí nghiệm
3 Quản lý các dụng cụ kiểm soát và đo lường
II Hệ thống quản lý chất lượng
1 Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng
2 Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Nhà thầu
3 Kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật
4 Tổng kiểm tra nghiệm thu
5 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
6 Quản lý chất lượng vật tư và từng loại công tác thi công
III Quản lý chất lượng cho từng loại công tác thi công
Trang 7IV Quản lý hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu thanh quyết toán công trình
1 Tài liệu quản lý chất lượng
2 Phương pháp và nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu
V Lưu đồ hệ thống quản lý chất lượng
VI Các tiêu chuẩn áp dụng
1 Tiêu chuẩn vật liệu
2 Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị
3 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
4 Tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường
VII Sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình
1 Quy trình bảo hành công trình
2 Thời gian bảo hành
3 Kết thúc bảo hành
CHƯƠNG 9 : BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG , PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát về an toàn lao động
1 Xây dựng Nội quy an toàn trên mọi công trường
2 Đào tạo về An toàn lao động
II An toàn lao động, phòng chống cháy nổ
1 An toàn cho người thi công:
2 An toàn cho thiết bị thi công:
3 Biện pháp trung chuyển vật liệu giữa các tầng:
4 Phương án chữa cháy:
III An toàn giao thông
IV Quản lý an ninh công trường và bảo vệ môi trường
1 Quản lý an toàn cho công trình xung quanh công trường:
2 Bảo vệ các công trình hạ tầng, cây xanh trong khu vực xung quanh:
3 Quản lý môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
5 Công tác thu dọn vệ sinh, hoàn trả mặt bằng
6 Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực và thiết bị:
7 Các biện pháp quản lý an ninh đối với CBCNV trên công trường
8 Quản lý an toàn cho công trình xung quanh công trường
KẾT LUẬN
Trang 8CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH.
I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH.
1 Thông tin về gói thầu.
-Tên dự án: Cải tạo, nâng cấp kho lương thực – Kho dự trữ Điện Biên- Cục dự trữ Nhà
nước khu vực Tây Bắc
-Tên gói thầu: Cải tạo, nâng cấp kho lương thực – Kho dự trữ Điện Biên- Cục dự trữ
Nhà nước khu vực Tây Bắc
-Chủ đầu tư: Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
-Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước
- Quyết định phê duyệt :
+ Quyết định số 421/QĐ-TCDT ngày 25/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhànước về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo nâng cấpkho lương thực – Kho dự trữ Điện Biên – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
+ Quyết định số 425/QĐ-TCDT ngày 25/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhànước về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: Cải tạo, nâng cấp kho lương thực –Kho dự trữ Điện Biên – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
+ Quyết định số 136/QĐ-CDTTB ngày 1/6/2015 của Cục trưởng cục Dự trữ Nhà nước khuvực Tây Bắc về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức dự toán công trình: Cải tạo nâng cấp kholương thực – Kho dự trữ Điện Biên – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
2 Địa điểm xây dựng.
- Vị trí xây dựng công trình: Tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Hiện trạng mặt bằng : Trước khi xây dựng cần phải san nền cải tạo mặt bằng
- Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm : Cấp nước, thoát nước, cấp điện , đường giaothông nội bộ Đầy đủ để thực hiện gói thầu
II QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
Quy mô:
-Quy mô và các đặc điểm khác:
+ Loại công trình dân dụng cấp III, nhóm C
+ Diện tích sử dụng: 1.260m2
+ Chiều dài: 60m
+ Chiều rộng : 21m
+ Chiều cao thông thủy nhà kho: 6,0m
+ Bước gian (bước cột): 5m
+ Chiều cao nền kho so với mặt đường và sân bãi : 1m
2 Phạm vi công việc của gói thầu:
+ San lấp mặt bằng : Diện tích san lấp 406,0m2 được lấp bằng đất lu đầm đạt độ chặtyêu cầu K = 0,95
+ Nhà kho lương thực, kho dự trữ Điện Biên thuộc công trình cấp III 1 tầng Móngtrụ, móng băng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 200, giằng móng BTCT đá 1x2 mác 200, cột,dầm, giằng ngang tường BTCT đá 1x2 mác 200 Xung quanh kho được xây bằng gạch chỉVXM 75# tường rỗng dày 440mm, tường ngăn các gian xây gạch chỉ VXM 75# dày
Trang 9330mm Toàn bộ tường được trát vữa xi măng mác 75 dày 2cm Nền kho được đắp đất đổtôn nền đầm chặt, lót bê tông đá 4x6 dày 100 sau đó đổ bê tông cốt thép đá 1x2 mác 200dày 200mm Lắp dựng vì kèo thép hình loại thép L100 đến L180 có cường độ2450kg/cm2 Và cường độ -2100kg/cm2.giằng đứng giằng ngang vi kèo bằng thép hìnhL63x63x5 Mái được gác các tấm Panel BTCT đá 1x2 mác 200 sau đó được chống thấm vàtạo phẳng bằng BTCT mác 200 dày 50mm Xà gồ thép hình liên kết với mái BT, mái lợptôn màu Toàn bộ vì kèo, xà gồ được sơn chống rỉ 3 nước Trần được làm bằng tôn lạnh.Lăn sơn toàn bộ tường trong và ngoài kho Cửa đi 2 lớp, lớp ngoài được thiết kế chốngnóng, lớp trong là cửa lưới thép
+ Nguồn cấp điện từ hệ thống điện đã có của Đơn vị, thiết kế hệ thống điện phục vụcho yêu cầu chiếu sáng Các vật liệu, thiết bị điện của công trình: Dây dẫn, bóngđèn, được sử dụng hàng sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn Toàn bộ dây dẫn được đặttrong ống ghen đi chìm tường
+ Thoát nước mái: Sử dụng các ống nhựa PVC F110mm thoát nước mái từ sênô,thoát ra rãnh xung quanh công trình
III THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI THI CÔNG.
Qua thực tế khảo sát hiện trạng của công trình, điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng,các điều kiện an ninh, xã hội của khu vực Với kinh nghiệm thi công các công trình có tínhchất và quy mô tương tự như gói thầu Nhà thầu đánh giá Những thuận lợi, khó khăn vàđiều kiện tiên quyết đặt ra khi thi công công trình như sau:
1 Những thuận lợi.
- Nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp có quy mô tương tự Có đội ngũ Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có năng lực và kinhnghiệm, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong nhiều lĩnh vực Có thiết bị, máy mócthi công đầy đủ
- Công trình có hồ sơ thiết kế cơ bản đầy đủ, rõ ràng;
- Mặt bằng thi công rộng rãi;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có: Cấp nước, cấp điện, đường giao thông nội bộ Đầy
đủ để thực hiện gói thầu
2 Các yếu tố khó khăn.
- Điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực rất khắc nghiệt
- Công trình nằm gần khu dân cư, phải đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường Chống ồn
3 Điều kiện tiên quyết đặt ra khi thi công.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và điều kiện thi công thực tế, Nhàthầu nhận định dự án xây dựng là rất cấp thiết và quan trọng với Chủ đầu tư đặc biệt là chấtlượng và tiến độ thi công công trình, do đó khi triển khai công tác chuẩn bị và thi công phảiđược thực hiện thật khoa học, không được xảy ra thiếu sót, đặc biệt là các thủ tục pháp lý,các qui định chung liên quan tới việc thi công Không để xảy ra sự cố, bị đình chỉ thi cônglàm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư Việc thực hiện thi công góithầu phải đạt được các tiêu chí sau:
- Vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa tiếng ồn trong và ngoài côngtrường phải được đặc biệt lưu ý và thực hiện đầy đủ các biện pháp để đáp ứng tối ưu cácvấn đề nêu trên;
Trang 10- Khi thi công bê tông hoặc khi vận chuyển vật tư, vật liệu, phế thải không được làm ùn tắcgây ảnh hưởng tới các phương tiện tham gia giao thông;
- Đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị và phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình thicông;
- Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực thi công;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường Phế thải xây dựng được vận chuyển tớiđúng nơi qui định
- Các thiết bị thi công đưa vào sử dụng tại công trường phải hiện đại, đạt tiêu chuẩn về khíthải, độ ồn…vv;
- Thi công đúng biện pháp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các chủng loại vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào sử dụng tại công trình có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng và có chất lượng tốt;
- Thi công đúng tiến độ đã đề ra
IV PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN GÓI THẦU.
- Các thí nghiệm vật liệu: Theo chỉ định của Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu đề xuất đơn vị cungcấp dịch vụ nhưng phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư
- Thiết bị: Nhà thầu chủ yếu sử dụng các thiết bị có sẵn của nhà thầu và nhà thầu phụ, một
số thiết bị phải đi thuê nhà thầu đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp thiết bị
- Vật tư, vật liệu, thiết bị: Lấy từ các nhà cung cấp uy tín và có thâm niên cộng tác với nhàthầu
V CÁC CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về Quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quyđịnh quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chiphí đầu tư xây dựng công trình;
Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (theo Công bố kèm theo vănbản số: 1776/BXD - VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng);
Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt (theo Công bố kèm theo vănbản số: 1777/BXD - VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng);
Hồ sơ mời thầu gói thầu: Gói thầu số 04 Cải tạo, nâng cấp kho lương thực – Kho
dự trữ Điện Biên – Cục dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc của Chủ đầu tư, bao gồm:
+ Hồ sơ mời thầu
+ Bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt của công trình
Căn cứ thực tế mặt bằng sau khi đi thăm và quan sát hiện trường công trình và vùnglân cận để xây dựng các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu;
+ Căn cứ kinh nghiệm của Nhà thầu với những công trình đã tham gia xây dựng;+ Căn cứ một số giá thị trường giá cả tháng 6 năm 2015
Trang 11CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ THIẾT
BỊ THI CÔNG
I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1 Công tác tiếp nhận công việc.
- Sau khi ký hợp đồng thi công công trình, Nhà thầu sẽ cùng với đơn vị tư vấn giám sát, đạidiện Chủ đầu tư và các phòng ban hữu quan của Ban quản lý xuống mặt bằng thi công, haibên cùng nhau xem xét và lập biên bản bàn giao mặt bằng thi công
- Nhà thầu, Tư vấn giám sát sẽ cùng với đại diện của Chủ đầu tư giao nhận điểm mốc định
vị công trình, xác định cốt chuẩn Giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng (nếu có)
- Nhà thầu sẽ chủ động liên hệ với Ban QLDA để đăng ký các thủ tục hành chính về conngười, máy móc, trang thiết bị thi công, cũng như thời gian thi công công trình Phối kếthợp với Ban quản lý trong vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trongquá trình thi công
- Nhà thầu sẽ liên hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để xin phép sửdụng các phương tiện công cộng ở địa phương cũng như phối hợp công tác giữ gìn an ninhtrật tự trong khu vực thi công
- Thông báo bằng văn bản cho UBND, Công an sở tại về nội dung và tiến độ thi công côngtrình
- Đăng ký tạm trú cho cán bộ, lực lượng bảo vệ, công nhân có mặt trên công trường
- Liên hệ với cơ quan công an phòng cháy chữa cháy trên địa bàn để được giảng dạy vềcông tác phòng cháy, chữa cháy trên công trình
2 Chuẩn bị mặt bằng.
Sau khi nhận mặt bằng Nhà thầu sẽ tiến hành công tác thu dọn mặt bằng Sau đó làmhàng rào bảo vệ công trường, liên hệ với Ban quản lý công trình để làm hợp đồng sử dụngđiện, nước thi công Tiến hành lắp ghép các môđun nhà tạm thi công bao gồm:
- Nhà ở và làm việc BCH công trình, Nhà vệ sinh, bể nước, bể xử lý nước thải
- Bãi tập kết vật tư và máy móc, thiết bị thi công
- Hệ thống thoát nước tạm thời đảm bảo sinh hoạt và thi công
Các hạng mục trên chúng tôi đã tính đến sự luân chuyển trong sử dụng, có thể thay thế, bổtrợ nhau trong quá trình thi công
3 Xây dựng tiến độ chi tiết
Sau khi xem xét kỹ các giải pháp kỹ thuật của công trình , các yêu cầu của bên mời thầu,kết hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu, chúng tôi xây dựng phương án thi công nhưsau:
- Chia các phân đoạn thi công thành 04 phân đoạn lớn:
Phần chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công, thi công phần san nền
Phần móng kết hợp thi công công việc khác
Phần thân nhà kho
Phần hoàn thiện, lắp đặt thiết bị, điện, nước
- Trong quá trình thi công dựa vào giải pháp kỹ thuật kết cấu công trình, mặt bằng thi công
và khối lượng công việc, ta chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn phân đợt để tổ chức
Trang 12thi công dây chuyền nhằm tránh chồng chéo các công việc đồng thời rút ngắn thời gian xâydựng.
- Cơ giới hoá tối đa nhất là các công tác có khối lượng lớn để rút ngắn thời gian xây dựng
và đảm bảo chất lượng công trình và chi phí nhỏ nhất
- Chú trọng đến các công tác chủ yếu như thi công đào đất, bê tông móng - khung sàn, côngtác xây Các công tác khác sẽ bố trí làm xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác và giảm thờigian thi công, đảm bảo quá trình thi công được liên tục giảm thiểu chi phí ngừng việc dothiếu mặt bằng công tác gây ra
4 Kế hoạch đề phòng khi gặp sự cố
- Dự phòng máy bơm đề phòng khi có úng ngập
- Dự phòng máy phát điện khi sảy ra sự cố mất điện trong quá trình thi công
- Các biện pháp neo giữ khi có gió lốc
- Tăng nhân sự, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ bù thời gian nghỉ do gặp sự cố
5 Biện pháp thi công trong mùa mưa bão
a/ Các yếu tố ảnh hưởng
Trong mùa mưa bão, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới công tác thi công là:
- Mưa dài ngày làm ảnh hưởng đến tiến độ
- Gió giật cấp lớn làm ảnh hưởng tới công tác che chắn, mất an toàn khi thực hiện côngtác thi công trên cao
- Úng ngập làm ảnh hưởng tới công tác vận chuyển, cung ứng vật tư, an toàn điện,VSMT
b/ Các biện pháp đối phó và khắc phục.
Khi gặp mưa dài ngày, gió bão
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện
- Tập trung thi công các phần việc phía bên trong nhà (khu vực có mái che)
- Nếu mưa nhỏ có thể căng bạt phục vụ thi công
- Huy động tối đa nhân sự khắc phục hậu quả do mưa
- Cố định chắc chắn hoặc tháo dỡ hẳn các cấu kiện trên cao khi thấy có dấu hiệu bị ảnhhưởng
- Xây dựng ngay tiến độ thi công bù cho những ngày bị ảnh hưởng
- Huy động tối đa nhân sự khắc phục hậu quả do bão
Khi gặp úng ngập
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện
- Vệ sinh dọn dẹp để không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường
- Bịt, chắn các bể ngầm để tránh nước ngập xâm thực
- Tập trung thi công các phần việc phía bên trong nhà (khu vực không bị ngập)
- Chuẩn bị các loại máy bơm (điện và xăng) để phòng nước ngập lớn
- Xây dựng ngay tiến độ thi công bù cho những ngày bị ảnh hưởng
- Huy động tối đa nhân sự khắc phục hậu quả sau lũ
Trang 13II HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA NHÀ THẦU.
1 Sơ đồ quản lý chất lượng công trình
Để thực hiện tốt việc thi công công trình đạt hiệu quả cao, bảo đảm đúng thiết kế, bảođảm chất lượng và kỹ thuật, mỹ thuật, vấn đề con người trong thi công là nhân tố quyếtđịnh Căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để chuẩn bị số lượng công nhân cóchuyên môn phù hợp theo yêu cầu của từng công tác thi công Nhà thầu thành lập một banchỉ huy công trường dưới sự điều hành trực tiếp của lãnh đạo Doanh Nghiệp
2 Nhân lực thi công của nhà thầu.
- Tại Công ty: Giám đốc : quản lý chung tại trụ sở công ty
- Tại công trường:
01 Chỉ huy trưởng công trình;
01 Phó Chỉ huy trưởng công trình phụ trách kỹ thuật Thay mặt Chỉ huytrưởng công trình điều hành toàn bộ công việc thi công tại công trường và sử
lý các công việc theo thẩm quyền khi chủ nhiệm vắng mặt;
Bộ phận giám sát và quản lý chất lượng thi công ;
Bộ phận gián tiếp;
Các tổ, đội thi công
- Lực lượng công nhân kỹ thuật sử dụng tại công trình là công nhân nòng cốt của Nhà thầu,được huy động tối đa để hoàn thành công việc một cách tốt nhất Các công nhân kỹ thuật cóhợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với nhà thầu Nhà thầu chỉ ký kết hợp đồng và sử dụngnhững công nhân có đủ tiêu chuẩn đạo đức, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao Trongquá trình tuyển chọn với những công việc thủ công như đào sửa móng nhà, vận chuyển vậtliệu Nhà thầu sẽ có phương án thuê nhân công tại khu vực thi công Toàn bộ công nhânthi công trên công trường đều được phổ biến kỹ thuật thi công, học tập về an toàn lao động,phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường…vv trước khi thi công, mỗi tổ đều bố trí một tổtrưởng, hàng ngày các cán bộ kỹ thuật và các tổ trưởng báo cáo công việc đã triển khai,những vướng mắc khó khăn trong qúa trình thi công và đề xuất phương án giải quyết kịpthời đồng thời nhận nhiệm vụ từ Chỉ huy trưởng công trình phụ trách kỹ thuật vào cuối mỗibuổi làm việc để triển khai công việc tiếp theo cho ngày hôm sau
Trang 14- Ngoài ra Nhà thầu cũn giao nhiệm vụ cho cỏc phũng ban: Kỹ thuật thi cụng, KCS, kếhoạch kỹ thuật, tài chớnh kế toỏn trực thuộc Doanh nghiệp phối hợp thường xuyờn với banchỉ huy cụng trường để theo dừi và điều hành tiến độ, khối lượng, chất lượng cụng việc và
an toàn lao động vệ sinh mụi trường, phũng chống chỏy nổ Ban chi huy cụng trườngthường xuyờn bỏo cỏo tiến độ về Doanh nghiệp, những thuận lợi khú khăn trong quỏ trỡnhthi cụng để Doanh nghiệp cú phương ỏn xử lý kịp thời
- Ban chỉ huy Cụng trỡnh: Biờn chế này đó được Nhà thầu cõn nhắc xem xột một cỏchnghiờm tỳc Cỏn bộ chỉ huy Cụng trường đó từng tham gia xõy dựng nhiều Cụng trỡnh lớn,
cú tớnh chất tương tự như gúi thầu này
3 Sơ đồ tổ chức hiện trường
(Danh sỏch cỏn bộ chủ chốt điều hành tại cụng trường xem thờm bảng kờ nhõn sự)
ban chỉ huy công tr ờng
ban chỉ huy công tr ờng
phó chỉ huy tr ởng
bộ phận quản lý tiến độ
bộ phận quản lý
kỹ thuật
bộ phận quản lý hành chính
bộ phận quản lý vật t thiết bị
bộ phận
an toàn,
an ninh, môi
tr ờng
bộ phận quản lý tài chính
bộ phận quản lý khối
l ợng
hồ sơ
tổ đội nề
tổ đội hoàn thiện
tổ đội cốp pha
tổ đội thép
tổ đội bê tông
tổ đội công nhật
tổ đội cơ giới
tổ đội thí nghiệm
tổ đội cơ khí
tổ đội mái + pccc
tổ đội trắc đạc
tổ đội chống thấm
tổ đội bảo vệ + atlđ
III THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG.
1 Chỉ huy trưởng cụng trỡnh.
a/ Chức năng:
- Thực hiện quản lý và điều hành chung cụng việc tại cụng trường;
- Trực tiếp phụ trỏch cụng tỏc tổ chức cỏc hoạt động tài chớnh;
- Tham mưu với Giỏm đốc trong lĩnh vực thi cụng cụng trỡnh;
- Áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật trong kinh doanh sản xuất
b/ Nhiệm vụ:
Trang 15- Điều hành về kỹ thuật công tác sản xuất tại công trường khi Giám đốc uỷ quyền;
- Quyết định các phương hướng, kế hoạch sản xuất của công trình theo phươnghướngchung của Doanh nghiệp;
- Tổ chức thực hiện:
+ Sắp xếp các hoạt động tại công trường tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể Có thể phát triển haythu hẹp quy mô sau khi được Giám đốc phê duyệt;
+ Lên kế hoạch sản xuất, thi công tình hình cung ứng vất tư trình Giám đốc;
+ Lập kế hoạch và tổ chức thi công hạng mục công trình được giao với chất lượng cao,đúng tiến độ theo kế hoạch chung của Công ty;
+ Lập và trình duyệt biện pháp thi công, biện pháp an toàn;
+Tiếp cận Chủ đầu tư giải quyết mọi thủ tục cần thiết, lập biên bản công trường, biên bảnnghiệm thu khối lượng phát sinh, thay đổi thiết kế;
+ Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, tổ đội, các lao động thời vụ Khiđược uỷ quyền có thể trực tiếp ký hợp đồng kinh tế với khách hàng, tổ đội hay các lao độngthời vụ;
+ Được quyền đề nghị Doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, tuyển dụng laođộng theo quy chế của Doanh nghiệp và quy định của Pháp luật (sau khi có ý kiến củaphòng Hành chính tổng hợp đã được Giám đốc phê duyệt);
+ Lập hồ sơ hoàn công, lập khối lượng đã thi công để thanh quyết toán hạng mục công trình
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết của Nhà thầu đã ký kết với Chủ đầu tư
- Lực lượng làm việc trực tiếp tại công trường;
- Thiết bị, máy móc tại công trường, nhà xưởng;
- Biện pháp công nghệ, kỹ thuật sản xuất;
- Đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự trù các trang thiết bị, bảo hộ, kết hợp với các
bộ phận liên quan trình Giám đốc
e/ Chịu trách nhiệm:
Trang 16- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình đượcgiao thi công;
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm hạch toán công trình tuân theo quy chế của Doanh nghiệp vàpháp luật hiện hành;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Doanh nghiệp về công tác trực tiếp triển khai sản xuấtthi công công trình;
- Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất tại công trường kể cả việc liên hệ với địaphương, Ban quản lý và các ngành liên quan Liên hệ phối thuộc với các phòng ban Doanhnghiệp để thực hiện các qui đinh chung về quản lý chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động;
- Chịu trách nhiệm hoàn thành và đưa công trình vào bàn giao và sử dụng đúng yêu cầu củaChủ đầu tư
g/ Báo cáo:
- Báo cáo với Giám đốc về các hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đội vào các buổi giaoban hàng tuần của Doanh nghiệp
h/ Yêu cầu vị trí:
- Trình độ : Đại học chuyên ngành Xây dựng hoặc tương đương;
- Kỹ năng: Quản lý, tổ chức, lập kế hoạch thi công công trình;
- Có kinh nghiệm 05 năm làm chỉ huy trưởng và tối thiểu 02 công trình
- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính, tin học văn phòng các phần mềm :AUTOCAD, dựtoán
2 Phó chỉ huy trưởng công trình phụ trách kỹ thuật.
- Giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trình theo công việc được giao
- Thay mặt chỉ huy trưởng công trình điều hành toàn bộ công việc thi công tại công trường
và xử lý các công việc theo thẩm quyền khi chủ nhiệm vắng mặt
3 Bộ phận quản lý kỹ thuật.
a/ Chức năng:
Quản lý và điều hành toàn diện về công tác tổ chức, kỹ thuật thi công, an toàn laođộng, chất lượng và tiến độ thi công tại công trình được Chỉ huy trưởng công trình phâncông Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trình để thực hiện tốt nhất quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trên lĩnh vực thi công
b/ Nhiệm vụ:
- Quản lý công tác tổ chức, kỹ thuật thi công Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên tại hiệntrường để các tổ sản xuất thực hiện việc thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảochất lượng công trình, phù hợp qui trình, qui phạm hiện hành của Nhà nước và Chủ đầu tư;
- Quản lý hồ sơ thiết kế, dự toán, nhật ký thi công, các biên bản nghiệm thu thành phần từkhi bắt đầu triển khai đến khi bàn giao kết thúc công trình;
- Tổ chức thực hiện các qui định về ATLĐ tới từng tổ sản xuất Đảm bảo mọi thành viênlao động trên công trường phải được học tập, hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các quiđịnh về ATLĐ Kết hợp với mạng lưới an toàn viên ở các tổ sản xuất, thường xuyên kiểmtra đôn đốc việc thực hiện các qui định về ATLĐ;
Trang 17- Lập và trình duyệt biện pháp thi công, biện pháp an toàn, tiến độ thi công công trình ngaytrước khi khởi công Trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí nhân lực, lịch cung ứng vật tư nguyênliêu, đảm bảo việc thi công công trình đúng tiến độ;
- Tiếp cận Chủ đầu tư, tham gia giải quyết mọi thủ tục: Lập biên bản công trường, biên bảnnghiệm thu khối lượng phát sinh, thay đổi thiết kế ;
- Tổ chức nghiệm thu chất lượng và khối lượng nội bộ các hạng mục và toàn bộ công trìnhtrước khi tiến hành nghiệm thu với Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư;
- Theo dõi và chịu trách nhiệm về khối lượng công việc hoàn thành, làm cơ sở thanh quyếttoán công trình Kết hợp với bộ phận kinh tế xác nhận khối lượng công tác hoàn thành làm
cở sở thanh toán tiền lương hàng tháng cho các tổ sản xuất theo định mức khoán sản phẩmcủa Đội;
- Lập hồ sơ hoàn công, khối lượng công tác hoàn thành, trình Chủ đầu tư và bảo vệ trước
Tư vấn giám sát , Ban quản lý dự án, các cơ quan có liên quan để có cơ sở thanh, quyết toáncông trình
d/ Yêu cầu vị trí:
- Trình độ: 03 kỹ sư hoặc cao đẳng phụ trách thi công chuyên ngành Xây dựng hoặc tươngđương;
- Kinh nghiệm 03 năm phụ trách thi công xây dựng
- Kỹ năng: Tổ chức, lập kế hoạch thi công công trình;
- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính, tin học văn phòng , các phần mềm: AUTOCAD, dựtoán
4 Bộ phận kinh tế, quản lý tài chính, hành chính.
a/ Chức năng:
- Quản lý hoạt động tài chính kế toán và hành chính của Công trình;
- Tham mưu cho Chủ nhiệm công trình về quản lý tài chính, hành chính;
- Hoạt động theo hệ thống quản lý của phòng Tài chính kế toán và phòng hành chínhDoanh nghiệp
Trang 18- Chịu trách nhiệm về các khoản thu - chi tiền mặt lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việcthu hồi, cung ứng vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khi có yêu cầu của côngviệc;
- Chịu sự điều hành của Chỉ huy trưởng công trình, phối hợp với các bộ phận liên quantrong việc lập hồ sơ, chứng từ để thanh quyết toán công trình;
- Nắm vững được qui trình hạch toán, quản lý từ cơ sở lên Doanh nghiệp;
- Hiểu, nắm vững và lập được các chứng từ ban đầu, vào sổ sách liên quan đến các báo cáolên Công ty, giao nộp chứng từ, đối chiếu thống nhất kết quả hạch toán;
- Kiểm tra và lập các chứng từ ban đầu như: Lập các phiếu nhập kho, xuất kho;
- Phối kết hợp với các công trường trong quan hệ với bên A và các cơ quan tài chính trongviệc thanh quyết toán, tạm ứng A-B;
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của công trường với Doanhnghiệp;
- Kiểm tra đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập, xuất và tồn kho; vào sổ sách theo dõivật tư ,công cụ lao động ,TSCĐ, Biên bản kiểm kê vật tư theo định kỳ hoặc đột xuất Tổnghợp cân đối nhập, xuất, tồn vật tư cuối tháng Lập các tờ phân bổ vật liệu sử dụng, phân bổkhấu hao TSCĐ và chi phí phục vụ vào các công trình liên quan;
- Triển khai thực hiện, áp dụng các chế độ chính sách đối với người lao động Tổng hợptheo dõi việc ký kết HĐLĐ ngắn hạn, dài hạn Phân tích tiền lương, ngày công đi làm, ngàycông nghỉ hàng tháng, quí, năm theo công trình nhằm giúp thủ trưởng đơn vị chỉ đạo sảnxuất;
- Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho CB trong đơn vị (kể cả số ký HĐLĐ thời vụ) kịpthời Kiểm tra bảng lương hàng tháng của công trường trước khi trình Chỉ huy trưởng côngtrình ;
- Lập dự trù mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm, quản lý việc sử dụng TSCĐ, trang thiết bịvăn phòng, chi phí điện thoại, văn phòng phẩm tại trụ sở làm việc tại công trường đảmbảo tiết kiệm và hợp lý;
- Thực hiện công tác sổ sách thống kê, báo cáo theo định kỳ Có trách nhiệm giải quyết cáccông tác hành chính, văn thư: đánh máy, giao nhận hồ sơ, công văn lưu trữ, bảo quản hồ
sơ, giấy tờ gốc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
c/ Báo cáo:
- Báo cáo Chủ nhiệm công trình và các Phòng, Ban Doanh nghiệp có liên quan về các hoạtđộng chức năng, nhiệm vụ của mình theo qui định
d/ Yêu cầu vị trí:
- Học vấn: Đại học hoặc tương đương;
- Kỹ năng: Kế toán tổng hợp – quản lý lao động tiền lương;
- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính các phần mềm : WORD; EXCEL; FOXPROW, cácphần mềm kế toán…
5 Bộ phận an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường.
a/ Chức năng:
- Đại diện người sử dụng lao động làm chủ tịch hội đồng, đại diện của ban chấp hành côngđoàn làm phó chủ tịch hội đồng, trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác BHLĐ là uỷviên thường trực kiêm thư ký hội đồng, cán bộ y tế, các thành viên là cán bộ KT
Trang 19- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lí công tác BHLĐcủa doanh nghiệp;
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh laođộng của nhà nước và các nội quy, quy chế chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo doanh nghiệpđến các cấp và người lao động trong doanh nghiệp Đề xuất việc tổ chức các hoạt độngtuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, theo dõi đôn đốc việc chấp hành;
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các bộ phận
có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ;
- Phối hợp với các bộ phận kĩ thuật, chỉ huy trưởng công trình xây dựng quy trình, biệnpháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ Quản lí theo dõi việc kiểm định, xincấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động;
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kĩ thuật, chỉ huy trưởng công trình tổchức huấn luyện về BHLĐ cho người lao động;
- Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động,theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biệnpháp quản lí, chăm sóc sức khoẻ lao động;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn,vệ sinh lao độngtrong phạm vi doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục;
- Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp;
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất kiến nghịcủa các đoàn thanh tra kiểm tra;
- Dự thảo trình lãnh đạo ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành;
- Cán bộ BHLĐ phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất nhất là những nơi làm việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thựchiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp kỹ thuật antoàn ,kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch BHLĐ ; hướng dẫn, giám sát thực hiện các biệnpháp kỹ thuật an toàn , kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;
- Biên soạn, sữa đổi bổ sung và hoàn thiện các qui trình, biện pháp làm việc đối với máy,thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biênsoạn tài liệu giảng dạy về an toàn, vệ sinh lao động và phối hợp với tổ chức chuyên tráchvềBHLĐ huấn luyện cho người lao động;
- Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia việc điều tra tainạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn;
Trang 20- Phối hợp với bộ phận BHLĐ theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xin cấp giấyphép sử dụng các máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn , vệ sinhlao động và chế độ nghiệm thu đối với các loại thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo vệ cá nhântheo qui định của các tiêu chuẩn, qui phạm;
- Tham gia vào việc lập kế hoạch BHLĐ, tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kếhoạch BHLĐ đầy đủ đúng thời hạn;
- Mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị phươngtiện BHLĐ, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất theo kế hoạch;
- Phối hợp với các công trình và các bộ phận có liên quan tổ chức huấn luyện lực lượngphòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất phù hợp đặc điểm của doanh nghiệp;
- Phối hợp với bộ phận BHLĐ và các công trình tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ;
- Đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động;trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng chống độc hại,bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội;
- Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp
đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động
c/ Báo cáo
- Lập báo cáo về ATLĐ hàng tháng, quí, năm theo qui định chung của Doanh nghiệp;
- Báo báo với phòng Kế họach kỹ thuật về các hoạt động ATLĐ trên công trường vào cácbuổi giao ban (trừ một số việc đột xuất vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, phải báocáo ngay cho Chủ nhiệm công trình xin ý kiến chỉ đạo)
- Sắp xếp hàng hoá, vật tư, nguyên liệu đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công trình,thuận lợi trong kiểm tra, xuất kho hàng hoá;
- Xuất kho vật tư, nguyên liệu cho bộ phận sản xuất thông qua “phiếu yêu cầu cấp vật tư”của cán bộ kỹ thuật công trình;
- Lập đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc xuất, nhập vật tư, nguyên liệu như: Thẻ kho, phiếunhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê định kỳ… làm cơ sở báo cáo cho Chủ nhiệmcông trình có phương án tối ưu trong điều hành sản xuất kinh doanh;
Trang 21- Phối hợp với các bộ phận có liên quan như: Cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh tế lập đầy đủcác chứng từ, bảng biểu phục vụ cho công tác hạch toán giá thành công trình một cáchchính xác, đúng qui định.
Yêu cầu vị trí:
- Học vấn: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương
- Kỹ năng: Quản lý kho, nhập xuất
b/ Bảo vệ công trình
Chức năng:
Quản lý nguyên trạng toàn bộ tài sản, vật tư, thiết bị có trên công trường thi công bắt
đầu đến khi kết thúc Đảm bảo an ninh trật tự trên công trường trong mọi tình huống
Nhiệm vụ:
- Phân ca, kíp đảm bảo lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ 24/24 giờ trong ngày;
- Lập sổ sách theo dõi và nắm được mọi biến động về tài sản, vật tư thiết bị diễn ra trêncông trường;
- Đối với người ngoài ra vào công trường liên hệ công tác, Bảo vệ công trình phải gặp hỏi
và chỉ dẫn đối tác chu đáo Kịp thời có biện pháp ngăn chặn mọi hành vi của người ngoàikhông nhiệm vụ vào công trường nhằm phá hoại hoặc trộm cắp tài sản;
- Khi xảy ra việc tài sản, vật tư thiết bị trên công trường phá hoại hoặc bị mất cắp phải lậpbiên bản, báo cáo cho người có trách nhiệm của công trường để cùng xử lý Có biện phápkiên quyết để thu hồi tài sản, vật tư thiết bị của công trường bị mất, hoặc làm rõ nguyênnhân qui trách nhiệm cá nhân khắc phục hậu quả;
- Liên hệ thường xuyên với lực lượng an ninh địa phương nơi công trường thi công nhằmđảm bảo an ninh trật tự tốt nhất trên công trường trong mọi tình huống;
- Khi có thiên tai, hoả hoạn bất thường xảy ra, lực lượng bảo vệ phải chủ động, tích cựckhắc phục hậu quả và báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị để có sự hỗ trợ cần thiết giảm thiệthại ở mức thấp nhất
Báo cáo:
Báo cáo Chủ nhiệm công trình diễn biến tình hình an ninh trật tự trên công trường vàocác buổi giao ban hàng tuần Khi có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay cho lãnh đạo Đội xây dựng xin ý kiến chỉ đạo
Yêu cầu vị trí:
- Học vấn: Tốt nghiệp phổ thông cơ sở
- Kỹ năng: Quản lý, sức khoẻ tốt
7 Tổ trưởng tổ sản xuất.
a/ Chức năng:
Quản lý và điều hành chung công việc của tổ để hoàn thành các chức năng nhiệm vụ của
tổ Tham mưu cho Chỉ huy trưởng công trình trong lĩnh vực thi công công trình
b/ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban chỉ huy công trường về công tác trực tiếp triển khaisản xuất thi công công trình Chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độthi công hạng mục được giao;
Trang 22- Tổ chức lao động trực tiếp trên công trình phù hợp với yêu cầu khối lượng, tiến độ thicông công trình.
- Quản lý và điều hành trực tiếp toàn bộ lực lượng lao động trong tổ Phân công bố trí côngviệc cho mọi thành viên tổ sản xuất trước mỗi ca sản xuất, sao cho phát huy hết khả năngcủa mỗi người và yêu cầu cụ thể của công trình;
- Đại diện cho tổ sản xuất trực tiếp ký hợp đồng giao khoán sản phẩm với Doanh nghiệp,trên cơ sở định mức chung và yêu cầu cụ thể của mỗi công trình;
- Thay mặt tổ sản xuất, quan hệ giao dịch với các bộ phận có liên quan của công trườngtrong việc tạm ứng, thanh toán tiền lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao độngtheo qui định chung và hợp đồng giao khoán sản phẩm;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ viên thực hiện đúng các qui định trong thi công như:Qui trình, qui phạm, chất lượng, đặc biệt về ATLĐ… được quyền đề nghị với Ban chỉ huycông trường khen thưởng, kỷ luật các thành viên trong tổ của mình;
- Lập bảng chấm công, bảng chia lương hàng tháng cho Tổ sản xuất Thực hiện chi trảlương công khoán đến tận tay người lao động
c/ Báo cáo.
Báo cáo với Chỉ huy trưởng công trình về các hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Tổ sản xuất vào các buổi giao ban hàng tuần của Công trình
d/ Yêu cầu vị trí.
- Học vấn : Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc tương đương
8 Công nhân xây dựng.
- Hoàn thành khối lượng công việc được giao tốt nhất, tạo điều kiện hoặc hỗ trợ cán bộphận liên quan khác cùng hoàn thành công tác của công trường khi điều kiện sản xuất;
- Đến công trường thi công phải đầy đủ trang bị bảo hộ lao động đã được cấp như: Quần
áo, mũ, giầy đã được cấp hoặc cho mượn, ra vào công trường đúng giờ qui định;
- Trước mỗi ca sản xuất phải kiểm tra trang bị BHLĐ, kiểm tra ATLĐ đầy đủ mới tiếnhành công việc có quyền từ chối làm việc khi điều kiện ATLĐ không đảm bảo và báo ngayngười có trách nhiệm ở công trường có biện pháp sử lý khắc phục, khi đảm bảo an toàntuyệt đối mới được tiếp tục làm việc Cuối ca sản xuất phải thu dọn gọn gàng vật tư, dụng
cụ tiện cho việc bảo quản;
- Tuyệt đối không tự động sử dụng máy móc, trang thiết bị thi công trên công trường khikhông được phân công;
- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, chưa nắm rõphải đề nghị được giải thích hướng dẫn rõ ràng Cố tình làm ẩu, làm sai phải chịu kỷ luậtcủa công trường kể cả việc bồi hoàn thiệt hại vật chất;
Trang 23- Chủ động đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật với người có trách nhiệm nhằm giải quyếtcông việc có hiệu quả nhất, an toàn nhất.
- Thường xuyên phản ánh mọi diễn biến trên phạm vi công việc của mình đối với tổ trưởngsản xuất Khi có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, an toàn lao động phải báo cáongay với người có trách nhiệm trên công trường có biện pháp xử lý
9 Công nhân lao động thời vụ.
- Đủ sức khỏe để lao động sản xuất, không mắc các bệnh tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêmchích;
- Được đào tạo nghề tại cơ sở có tư cách pháp nhân và được cấp giấy chứng nhận tay nghềcủa cơ sở đó;
- Có đầy đủ điều kiện để công tác như nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại
IV.THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU.
1 Thiết bị thi công
- Toàn bộ phần máy móc thi công mà chúng tôi dự kiến đưa vào sử dụng cho công trìnhnày đã được tính toán kỹ, dựa trên các điều kiện về quy mô, tính chất của công trình Mỗithiết bị đưa vào công trình phải phù hợp với từng công đoạn thi công về thời điểm để tránhchồng chéo;
- Nhà thầu sẽ tập kết tới công trường các thiết bị thi công theo từng giai đoạn, để tận dụngtối đa mặt bằng thi công đồng thời đảm bảo công việc thi công thông suốt theo đúng kếhoạch;
- Tất cả các phương tiện vận chuyển như xe ben, xe tải, cần cẩu bánh lốp … có giấy phéplưu hành theo qui định;
- Tất cả các thiết bị của nhà thầu và thiết bị đi thuê nằm trong diện không cấp lưu hànhnhưng phải kiểm định trước khi thi công, sẽ được một đơn vị chuyên nghành có đầy đủchức năng kiểm định và cấp giấy chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng;
- Số lượng, thời gian huy động thiết bị tới công trình phục vụ thi công, phương án và quitrình kiểm tra chất lượng thiết bị thi công - Mời xem tại bảng kê thiết bị thi công và biểu đồtiến độ thi công;
- Thi công tối ưu nhất, đảm bảo công trình được thi công nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quảnhất cho Chủ đầu tư và Nhà thầu;
2 Biện pháp đảm bảo vận hành tốt và an toàn thiết bị.
Công tác tổ chức quản lý thi công cơ giới đúng quy trình chuyên ngành, đúng quyphạm sẽ có tác dụng quyết định đến chất lượng, năng suất và an toàn tuyệt đối, do đó nhàthầu sẽ:
- Tổ chức một tổ quản lý chuyên ngành gồm các kỹ sư cơ khí, kỹ sư máy xây dựng có kinhnghiệm quản lý vận hành tốt và an toàn thiết bị qua nhiều công trường lớn, có tinh thầntránh nhiệm cao trong quản lý thi công cơ giới;
- Bố trí thợ chuyên ngành bậc cao về sửa chữa cơ khí và điện thiết bị nhằm đảm bảo cho tất
cả máy móc như thiết bị khoan nhồi, máy đào, cẩu bánh lốp, máy gia công sắt thép máy, xecác loại luôn sẵn sàng hoạt động trong điều kiện tốt và an toàn nhất;
- Bố trí thợ vận hành đúng nghề, bậc cao có bằng cấp chính quy có kinh nghiệm vận hànhnhiều năm các loại máy móc thiết bị thi công xây lắp với năng suất, chất lượng, an toàn caonhất;
Trang 24- Tổ chức tốt chế độ vận hành: Xây dựng ban hành và áp dụng nghiêm ngặt chế độ vậnhành của thiết bị Mỗi máy có một bản nội quy quản lý và vận hành an toàn gắn trên máy.Mỗi máy đều có bản ghi rõ họ tên và trách nhiệm của máy trưởng và phụ máy;
- Mỗi máy đều có chế độ kỹ thuật cụ thể: thời gian hoạt động thời gian kiểm tra, thời giannghỉ bắt buộc, chế độ và loại nguyên liệu, dầu mỡ, chế độ trực ca, giao nhận ca Đăngkiểm xe, máy, thiết bị, theo đúng chế độ qui định hiện hành của nhà nước, có các loại giấyphép lưu hành chuyên nghành;
- Mở sổ theo dõi đúng mẫu qui định của nhà nước về máy móc thiết bị thi công: lí lịch, quátrình vận hành, kiểm tra sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn định kỳ và đột xuất, năng suất hoạtđộng, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ báo cáo định kỳ về Doanh nghiệp và các cơ quanhữu quan của nhà nước;
- Trang bị bổ sung các bộ phận an toàn cần thiết cho các thiết bị như: che chắn máy cưa,che chắn giảm tiếng ồn máy nổ thực hiện kiểm tra thường xuyên các điều kiện an toànhoạt động cho các máy móc cầm tay chạy điện, chạy xăng trước khi đưa vào hoạt động;
- Tổ chức địa điểm tập kết các máy sau khi hoạt động: Có mái che mưa nắng, đường đi lốilại khô ráo, sắp xếp ngăn lắp Tổ chức điểm cung cấp nhiên liệu, dầu mỡ, điểm kiểm tra sửachữa nhỏ tại chỗ thuận tiện nhanh chóng đúng yêu cầu kỹ thuật Dự trữ và cung cấp kịpthời, đúng, đủ các phụ tùng phụ kiện thay thế hàng ngày
3 Danh mục thiết bị thi công chính.
( Xem bảng danh mục thiết bị thi công chính)
Trang 25CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG , KIỂM TRA VẬT LIỆU XÂY DỰNG THIẾT BỊ LẮP
ĐẶT
I ĐỐI VỚI VẬT TƯ, VẬT LIỆU CHÍNH.
1 Quy trình cung cấp vật tư, vật liệu.
2 Quy trình tiếp nhận, quản lý chất lượng vật tư, vật liệu.
3 Yêu cầu về vật tư, vật liệu
- Yêu cầu về vật liệu sử dụng cho công trình: Nhà thầu sẽ trình cho chủ đầu tư hoặc đạidiện tư vấn giám sát nghiệm thu tất cả các vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho côngtrình Các vật liệu chính như sắt, thép, xi măng, bê tông thương phẩm, cát, đá, gạch phải
có chứng chỉ của nhà sản xuất trước khi đưa vào thi công
- Tất cả các loại vật liệu phải được lưu giữ, bảo quản sao cho không ảnh hưởng đến khảnăng sử dụng chúng trong thi công
4 Bảo quản vật tư, vật liệu
a/ Vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt.
Trang 26- Các vật tư rời như cát, đá Được tập kết trên nền đã xử lý bể mặt , tránh hiện tượng bịlẫn tạp chất.
- Các loại vật tư như Xi măng, bột bả được chứa trong kho kín và để trên giá, chống hiệntượng bị ngập nước
- Các loại vật tư như cốt thép, thép hình, thép ống được kê trên giá , không để tiếp xúcvới mặt đất
- Vật tư hoàn thiện hoàn toàn được bảo quản nghiêm ngặt trong kho kín
- Toàn bộ thiết bị lắp đặt khi chuyển đến công trường được tập kết vào kho và được bảoquản cẩn thận
b/ Bảo quản vật tư khi gặp mưa bão
- Khi gặp mưa bão, các vật tư rời như cát, đá được quây gọn, tránh sạt lở,
- Kho vật tư như Xi măng, bột bả được đưa lên cao bằng giá thép định hình có sẵn củaDoanh nghiệp tránh ngập nước
- Cốt thép : Được cẩu lên giá thép định hình và che bằng bạt phủ nhựa
- Các vật tư, vật liệu hoàn thiện để thi công trên các tầng nhà được che đậy và neo giữ chắcchắn và hệ khung của công trình, tuyệt đối không để bay hoặc rơi xuống gây nguy hiểm
II YÊU CẦU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VẬT LIỆU CHÍNH.
1 Xi măng:
- Sử dụng xi măng PC30 Điện Biên ( nhà sản xuất: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu).
- Xi măng dùng trong công trình phải thỏa mãn tiêu chuẩn : TCVN 2682-1999 với xi măngPoóc lăng hoặc TCVN 6260 : 1997 với xi măng Poóc lăng hỗn hợp
a/ Sử dụng vật liệu:
- Tại mọi thời điểm nhà thầu sẽ cung cấp các chứng chỉ xác nhận của nhà sản xuất xi măngkèm theo phiếu kiểm định chất lượng về lô xi măng được đưa tới hiện trường đảm bảo cáctiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng
- Với xi măng đóng bao vận chuyển đến chân công trình, xi măng được lưu giữ, bảo quảntrong một kho riêng có đầy đủ các điều kiện: khô ráo, thông thoáng, được xếp trên sàn gỗ
kê cao cách nền lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 40-50cm, mỗi chồng xếp tối đa 10-12bao, có mái che và tường bao che mưa nắng để không làm giảm chất lượng xi măng
- Nhà thầu sẽ căn cứ vào tiến độ thi công để cung ứng xi măng, tránh tình trạng xi măng đểlâu làm giảm chất lượng bê tông, không sử dụng xi măng quá thời hạn sử dụng Khi có yêucầu, Nhà thầu sẽ kiểm tra mác và chất lượng xi măng theo từng lô của nhà sản xuất ximăng
- Có nhật ký ghi rõ lịch trình sử dụng xi măng (số lô, ngày, tháng sản xuất, ngày tháng sửdụng, nơi sản xuất và các văn bản xác nhận về chất lượng xi măng của nhà sản xuất)
- Xi măng được bảo quản đảm bảo chất lượng Nếu chủ đầu tư và kỹ sư giám sát thi côngphát hiện xi măng có hiện tượng bị giảm chất lượng thì nhà thầu sẽ thay thế và chịu mọi phítổn Nhà thầu không dùng xi măng đã xuất xưởng quá 60 ngày
b/ Lưu kho / Bảo quản
Xi măng được bảo quản trong kho kín, dùng đến đâu, nhập đến đó Không để tồn kho
2 Cát xây dựng ( Bao gồm cát bê tông, cát xây trát và cát nền):
Trang 27- Sử dụng cát khai thác tại địa phương, hoặc mua tại các đại lý trên địa bàn (Nhà sản xuất/
cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
- Cát dùng cho công trình đảm bảo theo đúng TCVN 7570 – 2006: Cốt liệu cho bê tông vàvữa - Yêu cầu kỹ thuật và TCVN 7572 - 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương phápthử
- Cát đảm bảo không lẫn các hạt sỏi, đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm, các hạt có kíchthước từ 5mm - 10mm cho phép lẫn trong cát không quá 5% khối lượng Trường hợp đặcbiệt, cho phép cát có lẫn hạt có kích thước từ 5mm - 10mm chiếm đến 10% khối lượng
- Nếu cát có nhiều chất bẩn hơn tỷ lệ cho phép thì nhà thầu sẽ sàng cát, nếu sàng vẫn thấybẩn thì sẽ rửa để cát có tỷ lệ bẩn nhỏ hơn hàm lượng chất bẩn cho phép
- Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra kỹ thuật vật liệu đều đặn trong suốt quá trình giao nhận.Nhà thầu sẽ chuẩn bị sẵn bộ sàng tiêu chuẩn và các thiết bị kiểm tra khác tại hiện trường
- Hàm lượng muối trong cốt liệu tinh không quá 0,04% theo trọng lượng của cốt liệu
3 Đá cốt liệu bê tông.
- Đá xây dựng các loại dùng cho công trình đảm bảo theo đúng TCVN 7570 – 2006: Cốtliệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật và TCVN 7572 - 2006: Cốt liệu cho bê tông vàvữa - Phương pháp thử
- Các loại đá sử dụng vào công trình là loại có kích thước phù hợp thiết kế
- Đá dùng đ ch t o bê tông đ m b o c p ph i dể chế tạo bê tông đảm bảo cấp phối dưới đây: ế tạo bê tông đảm bảo cấp phối dưới đây: ạo bê tông đảm bảo cấp phối dưới đây: ảm bảo cấp phối dưới đây: ảm bảo cấp phối dưới đây: ấp phối dưới đây: ối dưới đây: ưới đây:i đây:
Kích thước mặt sàng % Khối lượng sót tích luỹ trên sàng
- Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên xác định theo độ nén đập trong xi lanh (105 N/m2) phảicao hơn mác bê tông
+ Không dưới 1,5 lần đối với bê tông mác dưới 300 ;
+ Không dưới 2 lần, đối với bê tông mác dưới 300 và trên 300 ;
+ Đá dăm từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 800
+ Đá dăm từ đá biến chất : không nhỏ hơn 600
Trang 28- Hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được vựơt quá 35% theo khốilượng
- Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được lớn hơn10% theo khối lượng
- Hàm lượng tạp chất sunlfát và sulfit (tính theo SO3) đá dăm, sỏi và sỏi dăm không đượcquá 1% theo khối lượng
- Hàm lượng silic ôxit vô định hình trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm xác dùng làm cốt liệu cho
bê tông nặng, thông thường không được quá 50 milimol/100 ml NaOH
- Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm xác định bằng cách rửa khôngđược quá trị số ghi ở bảng 5 ; trong đó cục sét không qúa 0,25% Không cho phép có màngsét bao phủ các hạt đá dăm ,sỏi và sỏi dăm và các tạp chất bẩn khác như gỗ mục , lá cây ,rác rưởi lẫn vào
4 Vữa bê tông.
a/ Nguồn vật tư
- Sử dụng bê tông thương phẩm sản xuất qua trạm trộn đã được cấp chứng chỉ đảm bảo cáctiêu chuẩn hiện hành hoặc trộn vữa bê tông bằng thùng trộn theo cấp phối đã được thínghiệm
b/ Yêu cầu về vật liệu
Nước dùng trong bê tông và vữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ
- Không có mầu khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện
- Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l
- Có độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5
Cân đong cốt liệu:
- Tại công trường, cốt liệu theo tỷ lệ cấp phối của mác bê tông đối với từng loại cấu kiệntheo thiết kế Xi măng, cát đá thì đong bằng hộc làm bằng gỗ hoặc kim loại Kích thước củahộc đong được thiết kế trên cơ sở thuận tiện cho việc đong cốt liệu Riêng xi măng có thểtính bằng bao là 50kg, từ đó suy ra lượng nước cần dùng, sai số cho phép về xi măng vànước là 1%, sai số cho phép cân đong các vật liệu khác (sỏi, cát, đá) là 3%
- Cần đảm bảo tỷ lệ nước so với xi măng, tuyệt đối không trộn bê tông tỷ lệ nước - xi mănglớn hơn giá trị qui định, tỷ lệ tối đa là 55% Ngoài ra phải dùng nước sạch (nước không cóhoá chất, muối ăn mòn thép, không bản làm suy giảm chất lượng bê tông)
Trộn, vận chuyển bê tông:
Trang 29- Khối lượng bê tông, phương tiện vận chuyển bê tông được tính toán và bố trí hợp lý đápứng kịp thời về tiến độ đổ bê tông và không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông (những yêucầu này đã thể hiện trong phần máy móc thiết bị phương tiện phục vụ công tác thi công vàmặt bằng tổ chức thi công).
- Dựa vào khối lượng bê tông dự kiến đổ mỗi đợt trong tiến độ mà tính toán khối lượng bêtông trộn và thời điểm trộn
- Trong thời gian trộn, đổ bê tông phải lấy đủ số lượng đúc mẫu thử cường độ bê tông theoqui định, việc tiến hành lấy mẫu bê tông, đúc mẫu thử và làm thí nghiệm cần theo đúng quiđịnh qui phạm (TCVN 3106-93) và các qui chế có liên quan ở các thời điểm 7-28 ngày
- Bê tông được vận chuyển từ trạm trộn về công trường bằng xe chuyên dụng, vận chuyểnđến vị trí đổ bằng bơm bê tông Trước khi đổ cần làm tốt khâu chuẩn bị nơi đổ, cốp pha, cộtchống, làm vệ sinh nơi đổ sạch sẽ, có đủ độ ẩm, nếu có động nước ở cốp pha phải làm sạch
- Trong quá trình vận chuyển phải có đủ điều kiện đảm bảo bê tông không bị phân tầng,không bị giảm chất lượng
Thi nghiệm vật liệu
- Thí nghiệm: Công tác thí nghiệm phải do phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân tiếnhành trên cơ sở nhà thầu đề xuất và được chủ đầu tư chấp thuận Phòng thí nghiệm phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả do mình đưa ra là trung thực và khách quan
- Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được thựchiện dưới sự giám sát của kỹ sư giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền
- Việc thử xi măng và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo chất lượng như yêu cầu
- Nhà thầu sẽ bố trí đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và bể dưỡngmẫu bê tông theo yêu cầu của phòng thí nghiệm
- Nhà thầu sẽ hợp tác với phòng thí nghiệm tiến hành công việc được nhanh chóng, thuậnlợi Nhà thầu luôn tạo điều kiện cho phòng thí nghiệm tới làm việc tại nơi sản xuất bê tông,tạo điều kiện cho kỹ sư giám sát tiếp xúc với phòng thí nghiệm Nhà thầu sẽ cung cấp chophòng thí nghiệm tại công trường mọi thiết bị cần thiết để chứa, bảo quản các mẫu bê tôngtheo yêu cầu kỹ thuật
- Nhà thầu sẽ tách và duy trì nhân viên chuyên trách theo dõi việc sản xuất và thí nghiệm bêtông trong suốt quá trình thi công Nhân viên này phải được tư vấn giám sát kiểm tra vàthoả thuận về chuyên môn
Bảo dưỡng bê tông
- Bảo dưỡng ẩm tự nhiên là quá trình giữ cho bê tông sau khi tạo hình được luôn luôn ẩm,tạo điều kiện tốt cho sự thuỷ hoá và đóng rắn của xi măng ngoài tự nhiên, đảm bảo chấtlượng bê tông theo 2 yếu tố:
- Cường độ bảo dưỡng tới hạn, kí hiệu là RBDth,là cường độ nén hoặc kéo của bê tông tớithời điểm cho phép ngừng quá trình bảo dưỡng Đơn vị tính là % R28
- Thời gian bảo dưỡng cần thiết, kí hiệu là RBDth, là thời gian bảo dưỡng tính từ ngay saulúc tạo hình sản phẩm bê tông đến khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn Đơn vị tính
là ngày đêm
Biện pháp phủ ẩm và tưới nước cần được xác định tại hiện trường tuỳ theo điều kiện cụ thể
về vật liệu và trang thiết bị hiện có Có thể áp dụng các giải pháp đơn giản sau:
1/ Phủ mặt:
Trang 30- Trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu: dùng bao tải ẩm, tấm cót ẩm, tấm cỏ tranh ẩm, vậtliệu cách nước (như: nilon, vải bạt v.v…) để phủ Phủ mặt phải đi đôi với việc bảo vệ bềmặt cấu kiện bê tông Khi lớp phủ bị khô thì vỗ nhẹ nước làm ẩm tiếp.
- Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo: Dùng rơm, rạ, cỏ, cát, mùn cưa v.v… để phủ Trongnhiều trường hợp phủ mặt ở giai đoạn này là nhằm giảm bớt số lần tưới nước
2/ Tưới nước:
- Có thể tưới nước bằng tay hoặc bằng vòi phun Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo, cóthể ngâm nước trên bề mặt bê tông
3/ Rút ngắn thời gian bảo dưỡng bê tông:
Có thể áp dụng các biện pháp công nghệ và kĩ thuật cần thiết để sớm đạt được giá trị
RBDth nhằm rút ngắn thời gian bảo dưỡng cần thiết TBDct Các biện pháp đơn giản có thể là:
- Dùng xi măng đóng rắn nhanh;
- Dùng phụ gia đóng rắn nhanh;
- Gia công nhiệt: Hấp bê tông bằng hơi nước;
- Sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt môi trường:
Mỗi biện pháp sử dụng cần phải tuân theo một quy trình kĩ thuật riêng
Phụ gia: Việc dùng phụ gia đảm bảo:
- Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năg phù hợp với công nghệ thi công
- Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không làm tác hại đến yêu cầu sử dụng củacông trình sau này
- Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép
- Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý nhà nướccông nhận Trước khi thi công phải được sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật, chủ đầu tư và thicông phải tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất
Nghiệm thu bê tông:
- Khi tiến hành đổ bê tông công trình, phải lấy mẫu bê tông tại chính nơi đang đổ bê tông,mẫu phải ghi rõ ngày tháng, công trình, độ sụt Báo cáo kết quả thí nghiệm công trình làmột bộ phận của công tác bàn giao công trình
- Công tác lấy mẫu, dưỡng hộ phải được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN hiện hành Mỗi
tổ mẫu thí nghiệm gồm 06 viên kích thước tiêu chuẩn , 03 viên thí nghiệm 07 ngày tuổi, 03viên thí nghiệm 28 ngày tuổi
- Nhà thầu thường xuyên duy trì công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trìnhtrong suốt quá trình thi công
- Các báo cáo kết quả thí nghiệm về cốt liệu, xi măng, bê tông được lưu lại tại chuẩn ở 28ngày tuổi Cường độ này không được dưới 95% mác bê tông
- Lượng mẫu lấy sẽ căn cứ vào nguyên tắc sau: Ít nhất một cấu kiện chức năng độc lập cómột tổ mẫu thí nghiệm Nếu cấu kiện chức năng độc lập có khối lượng lớn thì 100m3 bêtông có một tổ mẫu của các cấu kiện theo từng tầng của công trình
5 Thép xây dựng, thép hình.
5.1 Thép tròn
a/ Nguồn vật tư: (Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
Trang 31b/ Yêu cầu về vật liệu:
- Trừ những điều kiện đặc biệt được chủ đầu tư cho phép, tất cả những thép chịu lực trongkết cấu bê tông thoả mãn các yêu cầu của thiết kế và tuân theo TCVN 356 - 2005: Kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế Nếu có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế(về nhóm, về số hiệu và đường kính cốt thép) hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ thì phải có
sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư
- Mọi loại thép sử dụng cho công trình phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫuthí nghiệm theo TCVN 197 - 85: Kim loại - Phương pháp thử kéo và TCVN 198 - 85: Kimloại - Phương pháp thử nén
- Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có những yêu cầu gì đặc biệt thì đối vớiđường kính thép D<10mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất 2100kg/cm2 và đối với thép cóđường kính D>=10mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2800kg/cm2
- Mỗi lô hàng có kèm theo chứng từ chất lượng trong đó ghi:
- Tên cơ sở sản xuất;
- Đường kính danh nghĩa của dây;
- Thép cốt nhóm CI được chế tạo từ thép cacbon mác CT33-3; CT33a-3; CT35s -3 và mácCCT33 -2; CCT33a -3; CCT33s -2 TCVN 1765: 1975, mác thép được ghi rõ trong đơnhàng
- Thép cốt nhóm CII có đường kính từ 10mm đến 40mm được chế tạo từ thép cacbon mácCCT51 -2 hoặc CCT51a -2 theo TCVN 1765: 1975 Mác thép được ghi rõ trong đơn hàng
- Thép cốt nhóm CIII có đường kính từ 6 đến 9mm được chế tạo từ thép mác 25Mn2Si,35MnSi và 18Mn2Si, đường kính từ 10 đến 40mm được chế tạo từ thép mác 25 Mn2Si và35MnSi Thành phần hóa học của các mác thép theo TCVN 3104: 1979
- Thép cốt nhóm CIV có đường kính từ 10 đến 18mm được chế tạo từ thép mác 20CrMn2Zn Thành phần hoá học của mác thép theo TCVN 3104 : 1979
- Thử kéo thực hiện theo TCVN 197: 1966
d/ Sử dụng vật liệu:
- Trên bề mặt thép cốt kể cả bề mặt gân và gờ không được có vết nứt, rỗ, máng, nếp nhăn.Không cho phép gân, gờ bị mẻ, sứt, nứt Sự phá hủy gân, gờ, cục bộ với số lượng khônglớn hơn 3 chỗ trên một mét chiều dài của thanh thép; các vết rỉ nhỏ, vết lõm, rỗ khí, nứt tócnhỏ và các vết sần trong giới hạn sai lệch giới hạn không coi là dấu hiệu phế phẩm
- Không sử dụng loại thép có hình dạng và kích thước hình học như nhau nhưng tính chất
cơ lý khác nhau trên công trường
Trang 32- Bất cứ loại thép nào không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị loại bỏ và đưa rakhỏi công trường khi thay thế nhóm và số hiệu cốt thép phải so sánh cường độ cốt thépđược sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thicông để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách thích ứng.
- Nhà thầu sẽ cung cấp các mẫu thử cho kỹ sư giám sát thi công bất cứ lúc nào có yêu cầu.Các mẫu thử phải được kiểm định ở phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền và
do chủ đầu tư chỉ định chi phí do nhà thầu chịu Nếu thấy nghi ngờ, chủ đầu tư và kỹ sưgiám sát có quyền lấy bất cứ một hay nhiều loại mẫu để đưa đi kiểm tra lại
Thép buộc phải là loại thép mềm với đường kính nhỏ nhất 0,6mm hoặc thép đàn hồi trong trường hợp cấn thiết để tránh sai lệch cốt thép trong quá trình đổ bê tông
- Cốt thép trước khi gia công đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Bề mặt sạch không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt, không gỉ và không đượcsứt sẹo, khuyết tật
+ Diện tích mặt cắt ngang thực tế không bị hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt ngangtiêu chuẩn
+ Thanh thép không được cong vênh
- Cốt thép khi mua phải đem mẫu thử để xác định chủng loại cần thiết áp dụng cho côngtrình Việc kiểm tra cốt thép thực hiện theo đúng TCVN 1651 - 2008: Thép cốt bê tông cánnóng và TCVN 1765 - 1975: Thép cácbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu kỹthuật
5.2 Thép hình
a/ Nguồn vật tư: (Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
b/ Yêu cầu về vật liệu:
Thép hình được sử dụng là thép L100 đến L180 có cường độ 2450kg/cm2 Và cường độ 2100kg/cm2
Cốt thép được nhà thầu dùng trong kết cấu thép đều đảm bảo các yêu cầu của thiết kế,đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7571-2006
- Cốt thép dùng trong kết cấu thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phùhợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 338 : 2005 và TCVN 1651: 201
- Cả hai loại cốt thép thường và cốt thép cường độ cao là thép cán nóng, tuân theo tiêuchuẩn Việt Nam Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kĩ thuật kèm theo và cần lấymẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 2002 "Kim loại - Phương pháp thử kéo" vàTCVN 198 : 1985 "Kim loại - Phương pháp thử uốn"
- Cốt thép trước khi gia công cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ;
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
6 Gạch xây.
a/ Nguồn vật tư
- Gạch xây (Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu).
b/ Yêu cầu về vật liệu
Gạch xây bằng gạch chỉ tuynen 6.5x10.5x22 khi sử dụng thoả mãn các điều kiện sau:
- Gạch xây dựng trong công trình phải đáp ứng TCVN hiện hành
Trang 33- Toàn bộ gạch xây được đảm bảo tiêu chuẩn gạch nhà máy loại 1 (theo yêu cầu thiết kế)đúng kích thước tiêu chuẩn nhà nước nguyên vẹn, không có khuyết tật, cường độ chịu néncủa gạch đảm bảo 75kg/cm2
- Cường độ chịu lực đảm bảo theo yêu cầu thiết kế
- Thớ gạch phải đều, không tách thành từng lớp
- Những viên gạch dùng để xây mặt phô ra ngoài phải thật nhẵn, không rạn nứt, đều màu,cạnh phải thẳng
- Trong đống gạch dùng để xây thì gạch non lửa không được quá 5% Không được xây tậptrung gạch non vào một chỗ
- Gạch phải sạch không bị rêu mốc và các chất bẩn khác
- Không dùng gạch cũ dỡ ra từ các công trình khác
7 Nước thi công.
- Nước dùng cho thi công phải được lấy mẫu phân tích để xem có đảm bảo chất lượng haykhông Về nguyên tắc, chỉ có nước uống được, có chứa ít hơn 0,2%Nacl theo trọng lượng
sẽ được dùng để trộn bê tông và các sản phẩm khác có xi măng và dùng cho việc bảo dưỡngcác sản phẩm bê tông xi măng trong suốt 24 giờ đầu tiên sau khi tưới nước Nước có chứa íthơn 4750ppm chất rắn không tan, trong đó không quá 2000ppm là Chloride có thể dùngcho việc bảo dưỡng bê tông sau khi kết thúc giai đoạn 24 giờ đầu tiên và để rửa cốt liệu,thiết bị sản xuất bê tông
- Ngoài những chỉ định bằng văn bản của kỹ sư giám sát thi công, nước dùng để sản xuất
bê tông phải sạch không có dầu mỡ, muối, axít, thực vật hay lẫn các tạp chất Nước phảiđược thí nhiệm theo TCVN 5543 - 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu và TCVN 302 - 2004: Nước cho bê tông và vữa - Yêucầu kỹ thuật
8 Vật tư, vật liệu cho hệ thống cấp thoát nước.
- Các loại ống nhựa PVC, PPR cấp, thoát nước và các phụ kiện đồng bộ: sử dụng loại chấtlượng cao đạt tiêu chuẩn Việt Nam, loại 1, đảm bảo độ dày theo qui định của nhà sản xuất
(Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
9 Vật tư, vật liệu cho hệ thống điện.
( Nhà sản xuất, nhà cung cấp: Xem bảng danh mục vật tư, vật liệu)
- Dây và cáp điện: Đảm bảo theo TCVN
- Tủ điện các loại: Đảm bảo kín nước, loại tốt, sơn tĩnh điện
- Đèn các loại: Loại 1, có chất lượng tốt, đảm bảo theo TCVN
- Aptomát các loại: Sản phẩm của Sino,Schneider, Clipsal
- Công tắc, ổ cắm đặt chìm: Loại có nhân rời Mặt rời bằng nhựa bóng, dày, mặt hình chữnhật viền mép cong, bóng, được thiết kế lắp vào đế nhựa chôn trong tường, liên kết mặt và
đế bằng vít đồng bộ, có nắp nhựa che vít Cầu đấu công tắc đấu được dây điện từ 1mm2 đến
25 mm2 Nhân công tắc được lắp vào với mặt công tắc bằng các lẫy, tháo lắp được Côngtắc 2 cực, 10A, 100v-250v
- Ổ cắm 3 cực (3 chấu): Loại có nhân rời Mặt rời bằng nhựa bóng, dày, mặt hình chữ nhậtviền mép cong, bóng, được thiết kế lắp vào đế nhựa chôn trong tường, liên kết mặt và đếbằng vít đồng bộ, có nắp nhựa che vít Cầu đấu công tắc đấu được dây điện từ 1mm2 đến4mm2 Nhân ổ cắm được lắp vào với mặt công tắc, tháo và lắp được, loại 1, chất lượng tốt
Trang 34- Dây dẫn đơn loại mềm và cáp nguồn: Về đặc tính kỹ thuật tương tự và công năng sử dụngtương đương Cáp có vỏ bọc ngoài, ký hiệu các lớp vá bọc PVC/PVC/Cu, loại 1, chất lượngtốt.
- Ống nhựa xoắn dẻo, ống chuyên dụng để luồn dây điện loại không thiết kế chôn ngầmtrong tường ống phải cứng
10 Vật tư, vật liệu cho hệ thống cửa.
(Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
- Cửa đi, cửa sổ thép theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt.đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về các chỉ tiêu:
Thành phần hoá học
Tiêu chuẩn cơ lý
Dung sai mặt cắt ngang
Yêu cầu bề dầy tối thiểu tương ứng với từng loại kết cấu và kích thước thanh
đã chỉ trong bản vẽ thiết kế
11 Sơn và một số vật liệu khác:
(Nhà sản xuất/ cung cấp: Xem tại bảng kê vật tư, vật liệu)
- Sơn nước trong và ngoài nhà: Sơn có độ bền màu: Khi sơn xong không gây bám dính vàongười khi sơn khô Màu sắc loại sơn theo màu nguyên thuỷ của nhà sản xuất, không phachế màu vào thùng sơn sau xuất xưởng của nhà sản xuất, chịu được thời tiết ngoài trời - DoHãng sơn quy định; là sơn cao cấp, chống thấm và chống mốc tốt Toàn bộ vật liệu sơncung cấp đến công trình phải trong trạng thái tốt, bảo quản kín, chưa mở và cùng một nhàsản xuất
- Các vật tư thiết bị khác được cung cấp từ các đại lý chính thức của các hãng được nêutrong hồ sơ mời thầu theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam
12 Các loại vật liệu khác
- Nhà sản xuất/ cung cấp : Xem tại bảng kê, vật tư, vật liệu
- Tấm tôn lạnh làm trần, tôn lợp mái được sản xuất với công nghệ hiện đại nhất với chấtlượng cao và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam
- Vật liệu chống thấm: Theo bản vẽ thiết kế và HSMT đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng ViệtNam
13 Vật liệu làm cốp pha, đà giáo.
Ván khuôn, đà giáo chống đỡ, sàn và cầu công tác có thể làm bằng gỗ hoặc thép
- Bằng gỗ: Theo TCVN 1072 - 1971; TCVN 1075 - 1971 Ván khuôn, đà giáo, sàn công tácphải theo các quy định dưới đây:
Ván mặt chỉ được dùng gỗ dán
Ván lát mặt cầu công tác để công nhân đứng làm việc có thể dùng gỗ nhóm VI
Gỗ làm cột chống đỡ ván khuôn và cầu công tác, nếu cầu công tác cao dưới 30m đượcdùng gỗ nhóm VI, VII và đảm bảo gỗ không được cong vênh
Gỗ dùng để làm ván khuôn là gỗ dán ở trên khô, có độ ẩm thích hợp vào khoảng 28%
- 30%
Gỗ dùng làm đà giáo chống đỡ phải là gỗ tốt, những cây nào bị cong nhiều (có sẹo) thìkhông được sử dụng
Trang 35bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ thống đà giáo cốp pha.
Vật liệu quét bề mặt chống dính không sử dụng dầu thải
III GIẢI PHÁP CUNG ỨNG, LỰA CHỌN VẬT TƯ.
- Nhà thầu chủ yếu sử dụng ô tô vận chuyển, tập kết vật liệu từ các nguồn vật liệu địaphương về mặt bằng thi công Trong nội bộ công trình vận chuyển vật liệu, bán thành phẩmbằng vận thăng, thủ công, xe rùa, …
- Trong quá trình chuẩn bị thi công, Nhà thầu liên hệ với các đại lý, nhà máy, nơi cungcấp vật tư tin cậy, kèm theo các chứng chỉ chính thức được phép cung ứng vật tư theo từngchủng loại Danh sách các Nhà thầu phụ cung ứng vật tư sẽ được cân nhắc nhằm mục đích:Lựa chọn Nhà thầu có khả năng cung ứng kịp thời, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng,giá cả hợp lý
- Các phương án cung ứng vật tư dự phòng luôn được chuẩn bị để quá trình thi công hoàntoàn chủ động
- Đảm bảo cho chất lượng và tuổi thọ Công trình Nhà thầu chúng tôi đưa ra biện phápkiểm duyệt vật tư chặt chẽ trước khi đưa vào thi công Các vật liệu xây dựng đưa vào Côngtrình đều được kiểm định theo TCVN về vật liệu xây dựng hoặc có chứng chỉ xuất xưởng
và dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ giám sát kỹ thuật công trình
Nhà thầu chúng tôi xin cam kết: Vật tư đưa vào thi công Công trình được cung ứng
đúng số lượng, chủng loại, chất lượng theo hồ sơ mời thầu, theo đúng thời gian đã địnhtrong tiến độ thi công, Các vật liệu xây dựng đưa vào Công trình đều được kiểm định theoTCVN về vật liệu xây dựng hoặc có chứng chỉ xuất xưởng và chỉ khi được Chủ đầu tưduyệt mẫu mới đưa vào công trình
- Trong quá trình thi công, nếu vì một lý do khách quan mà các vật tư, vật liệu đã cam kếtnêu trên không còn được các nhà sản xuất cung cấp thì Nhà thầu sẽ đề xuất các loại vật tư,vật liệu thay thế đáp ứng theo hồ sơ thiết kế, chất lượng đảm bảo bằng hoặc tốt hơn
IV ĐỐI VỚI THIẾT BỊ LẮP ĐẶT VÀO CÔNG TRÌNH.
- Tất cả các thiết bị lắp đặt vào công trình được nhập về đồng bộ
- Các thiết bị đảm bảo mới 100%
(Danh mục các loại vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng và lắp đặt trong công trình kèm theo các tiêu chuẩn và xuất xứ xem chi tiết tại bảng thống kê)
V QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ.
1 Căn cứ quản lý chất lượng:
- Nhà thầu chúng tôi có bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng công trình để thực hiện cáccông tác quản lý của các phần việc xây lắp cùng với Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế Tổ chứcgiám sát việc lập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc, từng công đoạntừng hạng mục theo tiến độ thi công
Trang 36- Trong tổ chức thi công xây dựng công trình, tuân thủ nghị định số 15/2013 và thông tư10/-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành hướng dẫn thi hành quản lý chất lượngcông trình.
- Kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng vật liệu, chi tiết, cấu kiện đặt sẵn trướckhi đưa vào sử dụng
- Kiểm tra kích thước hình học của kết cấu thép Kiểm tra chất lượng mối hàn bằngphương pháp siêu âm Kiểm tra chất lượng bu lông, vị trí lắp đặt
- Kiểm tra chất lượng bê tông đổ tại chỗ
- Kiểm tra độ thẳng đứng và ổn định của cốp pha, độ chuẩn tim cốt trong quá trình đổ bêtông móng, cột, sàn bằng dây dọi và máy kinh vĩ
- Kiểm tra cốt thép về chủng loại, kích thước hình học, vị trí lắp đặt
- Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, khuôn mẫu để thử độ sụt, mác bê tông Với từng cấukiện cơ bản móng, cột, dầm, nền sẽ được lấy một tổ hợp mẫu 9 viên, các viên mẫu đượcnén thử cường độ sau thời gian bảo dưỡng 7 ngày và 28 ngày Mẫu được dưỡng hộ, bảoquản tại kho ở công trường
- Các mẫu thí nghiệm nén bê tông, kéo thép và vật liệu khác đều được thực hiện tại phòngthí nghiệm do Chủ đầu tư yêu cầu
- Quan sát phát hiện các vết nứt, rỗ và dùng thước thép để kiểm tra kích thước hình họccủa sản phẩm hoàn thành
- Nhà thầu sẽ ghi nhật ký cho tất cả các công việc như đào đất, bê tông lót, công tác cốppha, cốt thép, đổ bê tông, công tác lắp dựng kết cấu thép Nhật ký miêu tả công việc, địađiểm, kích thước, dung sai, khối lượng công việc hoàn thành và các số liệu phụ khác có liênquan
- Quản lý chất lượng là tiến trình thiết lập, đảm bảo duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết tronggia công lắp dựng và đưa vào sử dụng Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra,thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn,thông số và các tác động ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu đầuvào, từng phần, từng công đoạn cho từng hạng mục công trình
- Hệ thống quản lý bao gồm kiểm tra tài liệu và các thông số kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu
kỹ thuật của vật liệu được sử dụng và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ chất lượng từngcông tác, thanh tra kỹ thuật, an toàn lao động Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham giacủa bản thân người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, chủ nhiệm phần việc, cán bộgiám sát chất lượng của Nhà thầu và cả giám đốc dự án nhằm ngăn ngừa và loại trừ hưhỏng, phế phẩm và các sự cố đối với công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn
- Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác thi công xây lắp được thực hiện trên hiệntrường và trong phòng thí nghiệm qua dụng cụ quan trắc và thiết bị thí nghiệm để đánh giáchất lượng vật liệu
- Nhà thầu kiểm tra kỹ thuật chất lượng công trình để thực hiện các công tác quản lý cácphần việc xây lắp cùng với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để thực hiện, tổ chức giám sát việclập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc cụ thể.Trong khi thi công sẽ
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001/2008
- Trước khi khởi công công trình 15 ngày sẽ đệ trình cho Chủ đầu tư " Sổ tay chất lượng "công trình
- Nội dung của "Sổ tay chất lượng" công trình sẽ bao gồm:
Trang 37+ Sơ đồ hệ thống tổ chức của công trình và chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận.+ Tóm tắt các thủ tục và hướng dẫn công việc.
+ Kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm
+ Các biểu mẫu áp dụng
- Khi được phê duyệt, sẽ chính thức áp dụng vào công trình từ khi công việc được bắt đầu
2 Công tác Kiểm tra, nghiệm thu.
Danh mục các thiết bị, dụng cụ kiểm tra chất lượng
Dụng cụ trắc địa kiểm tra:
- Máy kinh vĩ
- Máy thuỷ bình
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm:
- Bộ khuôn mẫu thử cường độ bê tông
3 Công tác thí nghiệm vật liệu.
- Để đánh giá được chất lượng của các loại vật tư đưa vào sử dụng cho công trình, sự đảmbảo cho yêu cầu kỹ thuật và tuân thủ nhất quán các qui trình, qui phạm của các hạng mụccông việc phải thi công Công tác thí nghiệm là yếu tố cần thiết và rất quan trọng
- Từng lô, từng nhóm vật liệu như xi măng, sắt thép, đá các loại, cát v.v trước khi đưavào sử dụng cho công trình đều phải thí nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật về từngloại hoặc nhóm vật liệu đó:
- Xác định được các cường độ của các loại bê tông tương ứng với các mác bê tông khácnhau
- Lấy mẫu thí nghiệm: Mẫu thí nghiệm phải phản ánh được đúng chủng loại, nội dung, vàphải là đại diện (Có sự chứng giám và chữ kỹ xác nhận của kỹ sư giám sát)
Đối với bê tông: Thí nghiệm bằng phương pháp ép mẫu bê tông:
- Cứ 100 m3 phải lấy tổ hợp 03 mẫu có kích thước 151515cm và bảo dưỡng trong điềukiện tự nhiên theo qui phạm sau đó đưa đi ép mẫu
- Đối với thép: Thực hiện thí nghiệm kéo nén theo từng lô trước khi đưa vào sử dụng
- Kết quả thí nghiệm: Nhà thầu sẽ thông báo kịp thời cho các bên liên quan, thời giankhông quá 03 ngày kể từ khi có kết quả, kết quả thí nghiệm phải kèm theo biên bản lấymẫu
4 Công tác nghiệm thu vật liệu.
- Mọi nguyên vật liệu hoặc các bán thành phẩm trước khi đưa vào sử dụng cho công trìnhđều phải được kỹ sư giám sát nghiệm thu
- Quy trình nghiệm thu vật liệu theo các bước: Tự nghiệm thu từ tổ công trình Nghiệm thunội bộ của ban nghiệm thu công trình, nghiệm thu với sự có mặt của cán bộ phòng kỹ thuật,sau đó mới được tiến hành nghiệm thu với TVGS và Chủ đầu tư
Trang 38- Trong quá trình thi công, chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn kỹ thuật đối vớicông trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
5 Sửa chữa hư hỏng và bảo trì công trình.
Tổ kiểm tra chất lượng của chúng tôi sẽ thường xuyên giám sát quá trình thi công công trình, lập biên bản nghiệm thu cho từng phần việc Sửa chữa những khiếm khuyết trong quátrình thi công
- Nhà thầu chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành công trình với thời gian và mức tiền theoqui định hiện hành của Nhà nước theo tính chất quy mô của các hạng mục công trình
- Trong thời gian bảo hành, nếu có sự cố kỹ thuật hoặc hư hỏng do lỗi của Nhà thầu trongviệc thi công thì nhà thầu chúng tôi sẽ có kế hoạch sửa chữa các hư hỏng đó của công trìnhtheo yêu cầu của bên mời thầu và sẽ chịu hoàn toàn các chi phí sửa chữa đó
6 Phương pháp hoàn tất hồ sơ trong quá trình thi công.
- Tất cả các công việc thi công trên Công trường đều được tổ chức nghiệm thu giữa cácbên: Đơn vị thi công , đại diện Chủ Đầu tư, đại diện Tư vấn giám sát theo các mẫu biên bảnquy định hiện hành
- Tất cả các chứng chỉ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu đều được nộp cho Chủ đầu
tư trước khi tiến hành nghiệm thu Các kết quả thí nghiệm tại hiện trường cũng như các thínghiệm tại các Viện khoa học công nghệ Xây dựng được nộp cho Chủ đầu tư ngay sau khi
+ Bản thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn
II QUY TRÌNH BIỆN PHÁP THI CÔNG.
1 Quy trình công tác đào đất, đắp đất, đắp cát.
Công tác đào, đắp đất cát tuân thủ theo TCVN 4447 – 1987
Hố đào cần được thực hiện theo trình tự chặt chẽ: khảo sát địa kỹ thuật; thiết kế biệnpháp thi công; thi công và quan trắc địa kỹ thuật trong quá trình thi công; hoàn công vànghiệm thu hố đào, Cụ thể như sau:
1/ Khảo sát mặt bằng khu vực đào đất
2/ Thiết kế biện pháp thi công đào đất
3/ Chuẩn bị phương án chống giữ thành hố đào
4/ Thực hiện đào đất băng máy hoặc thủ công (tùy theo mặt bằng thi công thực tế) theonguyên tắc Ưu tiên biện pháp thi công hố đào với mái dốc tự nhiên cho các trường hợp mặtbằng thi công rộng, không có các công trình xây dựng liền kề Trình tự thi công thường là :đào đất đến độ sâu an toàn, thi công một phần kết cấu móng , đào đất đến độ sâu thiết kế,
Trang 39thi công tiếp phần kết cấu còn lại và lấp đất hoàn công hố đào và Hạn chế tối đa việc gia tảixung quanh hố đào, không tập trung các phương tiện thi công trên bề mặt quanh hố đào,phải vận chuyển đất đào ra xa phạm vi hố đào.
5/ Giám sát, kiểm tra chặt chẽ quá trình thi công để kịp thời xử lý khi gặp sự cố
2 Quy trình lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn.
Khi thi công ván khuôn dàn giáo, cần phải luôn luôn tuân theo các nguyên tắc:
- Tất cả các phần cốt pha và đà giáo khi lắp dựng đều có mốc trắc đạc xác định vị trí tim cốtcho phần lắp đặt
- Ván khuôn phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp dựng, phải quét một lớp dầu chốngdính để công tác tháo dỡ sau này được dễ dàng
- Trước khi lắp đặt các phần cốt pha và giáo đỡ phần trên tiến hành kiểm tra độ vững chắccủa kết cấu phần dưới
- Dàn giáo, cầu công tác phải dựa trên nền vững chắc, không bị lún trượt Nếu cột chốngtrên nền đất phải có gỗ lót dưới chân cột Diện tích chân cột chống hay gỗ lót phải đủ rộng
để khi vận chuyển hay đổ bê tông kết cấu chống đỡ không bị lún quá trị số cho phép Để dễđiều chỉnh cao độ và chắc chắn, dùng hệ giáo Pal có chân kích ở đầu trên và đầu dưới mỗichồng giáo
- Khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạc đã xác định (vị trí và cao trình)đồng thời dựa vào bản vẽ thiết kế thi công để đảm bảo kích thước, vị trí tương quan giữacác bộ phận công trình trong không gian Đối với các bộ phận trọng yếu của công trình cầnphải đặt thêm nhiều điểm khống chế để dễ dàng kiểm tra công tác lắp dựng ván khuôn
- Khi lắp dựng ván khuôn cần chú ý những vị trí có chừa lỗ cho các bộ phận chôn sẵntrong bê tông như bu lông, móc sắc… dùng để thi công các phần sau, hay đường ống và cácvật chôn sẵn khác theo thiết kế Lỗ khoan để đặt bu lông có đường kính bằng 0,9 đườngkính bu lông
- Hệ thống giằng ngang, giằng chéo đủ số lượng, kích thước, vị trí đúng thiết kế
3 Quy trình gia công, lắp dựng cốt thép.
- Toàn bộ kết cấu thép được gia công tại xưởng đặt tại chân công trình và được trình Chủđầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi đưa vào lắp đặt
- Các cấu kiện cốt thép được phân thành từng loại và bó thành từng bó có trọng lượng phùhợp với tính năng của cẩu nó
- Các thanh thép đứng được nhà thầu cắt thành các đoạn có chiều dài thích hợp để thuậntiện cho quá trình lắp đặt Khi lắp đặt các thanh thép đứng không để các mối nối nằm cùngmột cắt Các mối nối bằng dây buộc có chiều dài >30d (d là đường kính thanh thép)
- Toàn bộ cốt thép được cẩu chuyển lên cao bằng vận thăng và được phân phối đều trênmâm sàn trượt theo hướng dẫn của kỹ sư giám sát trên mâm sàn để tránh mâm sàn không bịnghiêng do tải trọng chất lên mâm sàn không đều
- Trong quá trình trượt cốt thép được lắp đặt song song với tốc độ trượt và lắp đặt đúngtheo yêu cầu thiết kế
4 Quy trình thi công bê tông.
- Công tác bê tông tuân thủ theo TCVN 4453: 1995 / TCXDVN 356:2005 và các tiêu chuẩnhiện hành
- Về cấp phối bê tông: Phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định
Trang 40- Trước khi đổ bê tông , các công tác như, ván khuôn, cốt thép phải đã được nghiệm thutheo quy định.
- Xe vận chuyển bê tông phải đảm bảo cung cấp đúng thời gian theo quy trình
- Đổ bê tông, đầm bê tông và các công tác bảo dưỡng bê tông được thực hiện tuân thủ cáctiêu chuẩn và quy phạm
- Mẫu thí nghiệm vật liệu phải lấy mẫu bê tông công trình tại chính nơi đang đổ bê tông,mẫu lấy phải ghi rõ ngày tháng, tên công trình và hạng mục, độ sụt
5 Quy trình thi công xây tường.
Công tác Xây tường tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành về vật liệu gạch xây, vữaxây và TCVN 4085 – 1985 về kết cấu gạch, như sau:
1/ Chuẩn bị gạch xây, vữa xây, bê tông chèn
2/ Kiểm tra mặt bằng xây dựng, tim mốc, râu thép gia cường trước khi tiến hành xâytường
3/ Chuẩn bị giáo, sàn công tác khi xây tường trên cao
4/ Tiến hành xây tường và bảo dưỡng khối xây theo quy định
6 Quy trình thi công trát tường.
Công tác trát tường tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành về vật liệu gạch xây, vữa xây vàTCVN 9377-2012 về thi công và nghiệm thu, như sau:
1/ Chuẩn bị vữa trát
2/ Kiểm tra mặt phẳng tường và các kết cấu chìm tường trước khi tiến hành trát tường3/ Chuẩn bị giáo, sàn công tác khi trát tường trên cao
4/ Tiến hành trát tường và bảo dưỡng mặt trát theo quy định
7 Quy trình thi công lát, ốp và láng.
Công tác trát tường tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành về vật liệu gạch xây, vữa xây vàTCVN 9377-1; 2: 2012 về thi công và nghiệm thu, như sau:
1/ Chuẩn bị vữa láng, gạch lát , gạch ốp
2/ Kiểm tra mặt bằng xây dựng trước khi tiến hành lát, láng nền ; ốp tường
2/ Tiến hành láng, lát nền, ốp tường theo quy định
8 Quy trình đảm bảo an toàn trên công trường.
- Với phương châm: An toàn là trên hết, Nhà thầu sẽ thành lập tổ phụ trách về an toàn dười
sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của Chỉ huy công trình
- Các thông tin về hoạt động thi công và đảm bảo an toàn được thường xuyên, liên tục cậpnhật về Ban An toàn của Doanh nghiệp để phối hợp, kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố
(Biện pháp đảm bảo An toàn trên công trường được mô tả chi tiết tại chương 9)
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG XÂY DỰNG
I BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG.