Phan Thị Thu Hiền, tác giả bài viết “Huyền thoại lập quốc Korea” đã nói: gọi là huyền thoại vì những truyện kể loại này vừamang tính chất thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, con ngườ
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu 2
3.Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5.Những đóng góp mới của đề tài 4
6.Cấu trúc đề tài 4
Chương 1 5
THẦN THOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THẦN THOẠI KOREA 5
1.1 Khái niệm về thần thoại 5
1.2 Đặc điểm thần thoại Korea 9
1.3 Các nhóm chính của thần thoại Korea 11
THẦN THOẠI TANGUN VÀ LỊCH SỬ KOREA THỜI KỲ ĐẦU LẬP QUỐC 14
2.1 Thần thoại Tangun và nguồn gốc dân tộc Hàn 14
2.1.1 Thần thoại Tangun 14
2.1.2 Nguồn gốc dân tộc Hàn 18
2.2 Bối cảnh Korea thời kỳ đầu lập quốc 20
2.2.1 Lịch sử hình thành quốc gia đầu tiên 20
2.2.2 Văn hóa Korea 22
Trang 22.2.2.3 Quan niệm về con số 3 31
2.2.3 Xã hội Korea 34
2.2.3.1 Các tầng lớp trong xã hội 34
2.2.3.2 Tính cách người Hàn cổ 38
2.2.3.3 Dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp 41
TÍNH NHÂN VĂN TRONG THẦN THOẠI TANGUN 45
3.1 Khái niệm về nhân văn 45
3.2 Tính nhân văn của xã hội nguyên thủy trong thần thoại Tangun 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Tài liệu tiếng Việt: 52
Tài liệu tiếng nước ngoài: 53
Nguồn từ Internet: 53
Nguồn ảnh minh họa: 54
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quan hệ hợp tác cùng phát triển là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay Ngàynay, không một quốc gia nào muốn phát triển thịnh vượng mà lại “đóng kín cửa”.Chính vì vậy, các nền kinh tế dù ở phương diện nào, trình độ nào đều phải hợp tácvới nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau cùng phát triển Quan hệViệt Nam - Hàn Quốc phản ánh điều đó
Trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốcngày càng được gắn chặt và đi vào chiều sâu vì hòa bình, ổn định và hợp tác pháttriển cho cả hai dân tộc Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc từ “Quan hệhợp tác toàn diện” đã nâng lên tầm cao mới “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”năm 2009 Mối quan hệ Hàn Việt còn biết đến là mối quan hệ của sự tương đồng vềlịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và các ngày lễ Vì vậy việc tìm hiểu về văn hóaphong tục tập quán của Hàn Quốc có thể coi là một điều hết sức cần thiết để thắtchặt hơn mối quan hệ Việt - Hàn mỗi ngày một thêm vững chắc
Thế nhưng muốn tìm hiểu một ngôn ngữ, một nền văn hóa của một đất nước,một dân tộc nào đó chúng ta không thể không nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc vàquá trình lập quốc của đất nước đó Sẽ dễ dàng hơn cho sinh viên ngành Hàn Quốchọc trong quá trình học tập nghiên cứu ngôn ngữ hay văn hóa của một đất nước nhưđất nước Hàn Quốc nếu hiểu và biết tỉ mỉ hơn về nguồn gốc của dân tộc họ Đócũng chính là lý do chọn đề tài của người viết
Trên Thế giới không có quốc gia nào mà không có thần thoại về nguồn gốchình thành của dân tộc mình Và trong mỗi thần thoại đó luôn chứa đựng các yếu tố
về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của dân tộc mỗi nước Ở Việt Nam có sự tích “Lạc
Long Quân và Âu Cơ”, trên đất nước Trung Hoa có thần thoại “Nữ Oa”, Ấn Độ có
thần thoại “Brahma”, trên xứ sở của đất nước Mặt trời mọc có thần thoại “Izanagi
và Izanami” và đất nước của xứ sở Kim chi cũng không ngoại lệ Có một nhân vật
huyền thoại gắn liền với câu chuyện thần thoại nói về nguồn gốc và sự hình thànhquốc gia đầu tiên của dân tộc Korea mà cho đến nay vẫn hiển hiện trong tâm thức, ý
Trang 4thức và cả trong lối sống, cách suy nghĩ của người dân trên bán đảo Triều Tiên Đó
là Tangun trong thần thoại cùng tên - thần thoại Tangun Đây là một trong những
huyền thoại cổ nhất và quan trọng nhất nói về quá trình lập quốc của Korea Tại sao
gọi là “huyền thoại” thì theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, tác giả bài viết “Huyền
thoại lập quốc Korea” đã nói: gọi là huyền thoại vì những truyện kể loại này vừamang tính chất thần thoại (giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người và xã hội theo tưduy của người nguyên thủy) vừa mang tính chất truyền thuyết (liên quan đến nhữngnhân vật, sự kiện lịch sử được chắp thêm đôi cánh thơ và mộng của hư cấu nghệthuật tự phát) đồng thời vừa bao gồm cả một số yếu tố của truyện cổ tích thần kỳ (ví
dụ những mô típ biến hóa từ vật thành người và ngược lại).1
Theo thần thoại, quốc gia Gojoseon (Triều Tiên Cổ) được xây dựng bởi mộtnhân vật có tên gọi là Tangun Wang Keom (Đàn Quân Vương Kiệm) Tangun đãthống nhất các bộ lạc nguyên thủy sống trên vùng đất có tên gọi là Pyeong Yang(Bình Nhưỡng - thủ đô của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên) vào khoảng
2333 trước Công nguyên, và ông đã trị vì đất nước gần 1500 năm Về sau ông trởthành thần Núi Lúc ấy, Tangun 1908 tuổi.2
2 Lịch sử nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để đề cao truyền thống lịch sử 4000 năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, để luôn nhắc nhở tinh thần yêu nước, ý thức
tự lực tự cường của nhân dân ta
Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn cũng luôn tự hào về mấy ngànnăm dựng nước của dân tộc mình Sự hình thành nhà nước đầu tiên là sự kiện có ýnghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi dân tộc Vì sự xuất hiện nhà nước vừa là cáimốc bước nhảy vọt của một cộng đồng cư dân đưa họ bước vào thời đại văn minh
1 Phan Thị Thu Hiền (2009), Huyền thoại lập quốc Korea, <
http://khoavanhoc- korea&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi>.
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=338%3Ahuyn-thoi-lp-quc-ca-2 Woo Han Yong-Park In Gee-Chung Byung Heon-Choi Byeong Woo-Yoon Bun Hee,Đào Thị Mỹ Khanh
dịch, Văn học cổ điển Hàn Quốc, NXB Văn Nghệ, 2009, tr 15
Trang 5vừa là sự kết tinh của những thành tựu về văn hóa đã đạt được trước đó, bước đầuđịnh hình một bản sắc văn hóa.
Vậy dân tộc Hàn đã được hình thành như thế nào? Ai là người sinh raTangun và nhân vật huyền thoại này đã lập nên quốc gia Triều Tiên Cổ ra sao?Những vấn đề nêu trên có lẽ đã được giải thích ở một số đề tài nghiên cứu Vìnghiên cứu về huyền thoại lập quốc của Korea không phải là một đề tài mới mẻ, đã
có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu về các thần thoại lập quốc Korea
như tác giả Phan Thị Thu Hiền với đề tài “Huyền thoại lập quốc Korea”, tác giả Hà Đan với đề tài “Huyền thoại lập quốc ở Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật
Bản” Các tài liệu này nghiên cứu khá chi tiết về các thần thoại lập quốc của Korea
nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung Ở đây trong bài nghiên cứu này, người
viết chú trọng nghiên cứu chuyên sâu về thần thoại Tangun và làm rõ về bối cảnh
văn hóa - lịch sử - xã hội của quốc gia cổ đại này trên bán đảo Korea
3 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về thần thoại Tangun là tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Hàn cũng
chính là tìm hiểu về quá trình hình thành quốc gia đầu tiên - Gojoseon (Triều Tiên
Cổ) còn có tên gọi là “Triều đại Tangun” Cũng qua thần thoại Tangun, người viết
sẽ đi sâu phân tích những giá trị mang tính lịch sử, văn hóa, xã hội mà người Hàn cổđại đã tạo ra và ảnh hưởng của những giá trị đó đến đời sống văn hóa xã hội củangười Hàn ngày nay Thông qua hình tượng các nhân vật chính, chúng ta có thể cảmnhận về sự hình thành tính cách của người Hàn cổ trong cuộc sống Korea xưa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Huyền thoại lập quốc của Korea khá phong phú, đa dạng và giàu ý nghĩa
Nhưng người viết quyết định chọn thần thoại Tangun làm đề tài nghiên cứu cho vấn
đề lập quốc của Korea Như đã nói ở trên, đây là thần thoại cổ nhất và quan trọngnhất của dân tộc Hàn Và hơn hết, buổi bình minh của lịch sử bán đảo Korea đượcđánh dấu từ năm 2333 trước Công nguyên, gắn liền với sự ra đời của quốc gia đầutiên trong lịch sử dân tộc Hàn - Gojoseon (Triều Tiên Cổ)
Trang 6Vì vậy trong các nguồn tài liệu, người viết chỉ tập trung vào những tư liệu
viết về thần thoại Tangun và lịch sử ra đời nước Gojoseon cũng như những nét văn
hóa - xã hội của dân tộc Hàn trong thời kỳ đó
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp người viết sử dụng trong nghiên cứu này là: thu thập vàđọc tài liệu; dịch tài liệu và phân tích các chi tiết; tổng hợp và so sánh Phương pháptổng hợp và phân tích được dùng để khảo sát nội dung cụ thể của thần thoại.Phương pháp so sánh dùng để làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong thần thoại vàtrong lịch sử, so sánh thần thoại lập quốc của Việt Nam và Korea Ngoài ra ngườiviết còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác
5 Những đóng góp mới của đề tài
Với đề tài nghiên cứu này, người viết rất mong được đóng góp thêm một cáinhìn cụ thể hơn về thế giới của người Hàn cổ cũng như những tâm tư suy nghĩ củacon người với con người, của con người với tự nhiên trong buổi sơ khai qua thần
thoại Tangun Cũng qua đề tài này, người viết mong muốn tăng cường thêm sự hiểu
biết lẫn nhau của quốc dân hai nước
Thông qua quá trình nghiên cứu, tiến hành viết bài luận này, người viết cũngmong muốn nêu lên vai trò của các bậc vĩ nhân trong quá trình xây dựng đất nước,làm nền tảng cho sự phát triển của Hàn Quốc ngày nay Từ những thành quả nghiêncứu được người viết mong muốn có thể đóng góp thêm một tài liệu tham khảo mớicho những ai quan tâm đến bán đảo Korea nói chung và đất nước Hàn Quốc nóiriêng
6 Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Chương 1 Thần thoại và đặc điểm của thần thoại Korea
Chương 2 Thần thoại Tangun và lịch sử Korea thời kỳ đầu lập quốc Chương 3 Tính nhân văn trong thần thoại Tangun
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 7Chương 1THẦN THOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THẦN THOẠI KOREA
1.1 Khái niệm về thần thoại
Thần thoại bắt nguồn từ cuộc sống của người nguyên thủy
Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thần thoại là một trong những thể loại văn họcxuất hiện sớm nhất gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người
“Chủ nghĩa Mac đã gắn liền thần thoại với thời đại sinh ra nó Ra đời và phát triển
trong các xã hội nguyên thủy, thần thoại là sản phẩm của một trình độ nhận thức của nhân loại” 3 Và C.Mac cũng đã nhận định: “thần thoại là một vẻ đẹp một đi không trở lại của loài người khi xã hội nguyên thủy kết thúc” 4 Như vậy theo quan
điểm trên, cho thấy thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội nguyên thủy, vào thời kỳ
xa xưa trước khi có giai cấp “Thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên thủy, là
đặc sản chủ yếu của xã hội thị tộc, khi chưa phân biệt giai cấp”5.Trải qua một quátrình đấu tranh lâu dài và gian khổ, loài người đã tiến dần từ trình độ ăn lông ở lỗđến trình độ văn minh Qua quá trình lao động, con người nguyên thủy đã xuất hiện
tư duy và ngôn ngữ Con người khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với nhữnghiện tượng vũ trụ huyền bí, họ muốn tìm hiểu, muốn khám phá, muốn nhận thứcđược thế giới, muốn nhận thức được tự nhiên và muốn biết về chính mình Chính sự
“tò mò” muốn khám phá thế giới, khám phá bản thân mà con người đã hình thành
tư duy về thế giới xung quanh mình Dù cách nhìn, cách suy nghĩ của người cổ đại
có phần hạn chế so với tư duy ngày nay của chúng ta nhưng nó vẫn phản ánh hiệnthực và vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với chúng ta Bởi ngay chính câu hỏi về nguồngốc trái đất và nhân loại của người nguyên thủy lúc bấy giờ cũng là một câu hỏi lớncủa triết học hay tôn giáo Và hơn hết chính cái tư duy mộc mạc ấy của người cổ đạilại được sản sinh ra trên cơ sở phản ánh những mối liên quan giữa thế giới kháchquan và con người
3 Bằng Việt, Bùi Duy Tân, Chu Xuân Diên, Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH, 1984, tr 356-357
4 Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị, Văn học dân gian- những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, 2001, tr 80
5 Chu Xuân Diên, VHDG Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo Dục, 2001, tr 232
Trang 8Mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài được thể hiện qua laođộng và qua quá trình con người hiệp đồng với nhau đấu tranh để khai thác, chế ngự
và cải tạo thiên nhiên Nền văn hóa nguyên thủy đã ra đời trong bối cảnh đó Đóchính là các giá trị sáng tạo vật chất và tinh thần của người nguyên thủy Trong cácgiá trị sáng tạo vật chất và tinh thần ấy có thần thoại Vào thời mông muội, conngười dùng cái cây, hòn đá vừa làm vũ khí vừa làm công cụ lao động nên việc sănbắt thú vật về làm thức ăn là một chuyện hết sức khó khăn, phải trải qua một ngàyhay hai ba ngày tìm kiếm, săn bắt mới có được một con vật Nên đối với ngườinguyên thủy, có thể nói đây là một chiến công Vì vậy mà sau khi săn bắt được mộtcon vật mang về cho cả thị tộc thì người nguyên thủy tổ chức những buổi ăn mừng,
họ nhảy múa, reo hò vòng quanh đống lửa và tự hào kể cho nhau nghe chiến côngcủa mình bằng các cử chỉ điệu bộ Ngôn ngữ và một hình thức nghệ thuật nguyên sơ
đã ra đời trong những buổi sinh hoạt cộng đồng ấy là điều tất yếu Bởi con ngườicần truyền đạt về kỹ năng, những kinh nghiệm trong lao động của mình cho concháu Đó cũng là dịp mà người nguyên thủy ca ngợi những anh hùng có nhiều cônglao và thành tích đối với thị tộc
Những chiến công của các anh hùng được truyền miệng từ đời này sang đời
khác và “không những được kể lại hoặc diễn lại đúng với sự thực mà còn được tô
điểm theo óc tưởng tượng chất phác và phong phú của mọi người” 6 Và đó chính làmột nguyên nhân nảy sinh ra thần thoại Vì vậy mà không phải ngẫu nhiên tác giả
Đinh Gia Khánh đã viết rằng: “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người
nguyên thủy”7 Một số nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng cho rằng: thần thoại là một
loại hình nghệ thuật ngôn từ ra đời sớm nhất “thần thoại là văn hóa nghệ thuật
nguyên thủy được sáng tạo đầu tiên, ngay sau khi xuất hiện loài người” 8 Như vậy,
6 Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục,
2009, tr 274
7 Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục,
2009, tr 275
8 Kim Seun Poong và Kim Keam Chu , Khái thuyết văn học dân gian Hàn Quốc , NXB Viện Tư Liệu Quốc
tế, Hàn Quốc, 1992) Dẫn theo: Trần Thúc Việt, Văn học Korea(Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr 24.
Trang 9thần thoại ra đời rất sớm, được thoát ra từ triết lý sống tự nhiên của con người, đượcsáng tạo ra trong thời kỳ các thị tộc, bộ lạc đã sớm ý thức về lãnh vực cư trú và ýthức về giống nòi Bởi vậy thần thoại ra đời ngay từ thời nguyên thủy là một nhậnđịnh không phải bàn luận thêm nữa Thần thoại phát sinh và nảy nở trên cơ sở đờisống lao động và những sinh hoạt của người xưa Vì vậy thần thoại có giá trị hiệnthực và nó phản ánh xã hội nguyên thủy về mọi mặt, phản ánh con người nguyênthủy trong đời sống vật chất cũng như trong đời sống tinh thần.
Về khái niệm “thần thoại”
Thần thoại là một trong những thể loại của văn học dân gian, xuất hiện sớm
ở các nước có nền văn minh phát triển sớm như Hy Lap, La Mã cổ đại, Ai Cập, Ba
Tư, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhà nghiên cứu người Nga, E.M Mêlêtinski cho rằng:
từ “thần thoại” (myth) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lap là muthos Muthos có nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại Thường người ta hiểu đó là “những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa.”9
Trong tiếng Pháp, từ “thần thoại” được viết là “mythe” còn có nghĩa là
“huyền thoại” nên có thể nói : “đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng
tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ” 10 Ta thấy ở khái niệm này, thần thoại baotrùm yếu tố siêu tự nhiên nên có thể thấy yếu tố tôn giáo ẩn mình trong thần thoại
9 E.M Mêlêtinxki (chủ biên), Từ điển thần thoại, NXB Bách Khoa Xô Viết, M, 1991, tr 653-654 Dẫn theo :Bùi Mạnh Nhị, Văn học dân gian-những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, 2001, tr 74.
10 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi(đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục,
2007, tr 250
Trang 10Trong cuốn Từ điển từ Hán Việt của tác giả Lại Cao Nguyện, từ thần thoại cũng được giải thích là: “chuyện tưởng tượng về các vị thần hoặc các anh hùng cổ
đại được thần thánh hóa, biểu hiện mơ ước của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên” 11 Với cách tiếp cận khác, tác giả Lại Nguyên Ân định
nghĩa: “thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái
quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn”12 Trên đây là một số cách hiểu về khái niệm thần thoại ở Việt Nam.Vậy thuật ngữ thần thoại dưới con mắt của người Hàn được hiểu như thế nào? Khitìm hiểu các thần thoại trên bán đảo Hàn chúng ta thấy hiện lên đặc điểm chung củacác thần thoại là các nhân vật thường là các vị thần - nhân vật sáng tạo văn hóa thầnlinh Nội dung cơ bản của thần thoại là phản ánh, giải thích những quan điểm, nhậnthức của người xưa về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội của con người bắt đầu từ
kỷ nguyên hình thành vạn vật và vũ trụ Do đó, các học giả Korea có định nghĩa về
thần thoại như sau: “thần thoại là những câu chuyện mang tính sáng tạo của các vị
thần…là những câu chuyện giải thích những việc đã từng xảy ra trên thực tế trong quá khứ 13 Nói một cách đơn giản như ý kiến của các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị
và Chu Xuân Diên: “thần thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên
nhiên, thần kỳ và xuất hiện vào thời kỳ khuyết sử” 14
Qua các định nghĩa trên rõ ràng ta có thể thấy thần thoại là những câuchuyện hoang đường, người nguyên thủy đã nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên
và văn hóa một cách ngây thơ Và thần thoại không đơn thuần là một thể loại vănhọc mà tồn tại trong nó rất nhiều tri thức tổng hợp, đa dạng, nó là một kiểu tư duytồn tại phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như trong cuộc sống của người cổ
đại Vì vậy mà Mac đã nhận định: “dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và
11 Lại Cao Nguyện, Từ điển Hán-Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2007, tr 420
12 Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2003, tr 299-301
13 Khái luận văn học khẩu bi Hàn Quốc, Nhiều tác giả, NXB Dân Tộc, Hàn Quốc, 1995 Dẫn theo: Trần
Thúc
Việt, Văn học Korea(Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 24
14 Nguyễn Xuân Kính, Một nhận thức về Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012,
tr 446
Trang 11chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô
ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thủy”15 Và trongcác thần thoại luôn luôn tồn tại các vị thần Các vị thần này có khi là các hiện tượngthiên nhiên đã được nhân cách hóa, có khi được bắt nguồn từ các nhân vật có thựctrong xã hội nguyên thủy Dẫu có nguồn gốc thế nào thì các nhân vật thần thoạithường có ý nghĩa tượng trưng và thể hiện những nỗi gian khổ chung, những niềmhoan lạc chung, những lo âu chung và những ước mơ chung của thị tộc, bộ lạc Do
đó, thần thoại cũng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống văn hóa tinhthần của các dân tộc
1.2 Đặc điểm thần thoại Korea
Cũng như thần thoại Việt Nam, thần thoại Korea ra đời từ rất xa xưa và được
sáng tạo trên cơ sở quan niệm “vạn vật hữu linh”16 và tư duy “suy nguyên thần
thoại” 17 để phản ánh nhận thức của người đời trước về quá trình hình thành, tạo lậpnên quốc gia qua các mô tip, tình tiết và biểu tượng thần thoại tiêu biểu
Đặc điểm nổi bật nhất của thần thoại, truyền thuyết Korea là ý thức tự tôndân tộc Người xưa đã biết lấy những câu chuyện li kỳ, hoang đường để giải thích,chứng minh dân tộc mình thuộc dòng dõi cao quý
Thần thoại Korea là những tác phẩm rất gần với lịch sử, giải thích lịch sử và
có những chi tiết hiện thực về tập tục sinh hoạt, tổ chức xã hội, tín ngưỡng nguyên
thủy và những chi tiết lịch sử dù đã được thần thoại hóa Như: thần thoại Tangun
kể về sự ra đời của vương quốc đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên mang tên Choson
(조조), có nghĩa là“mảnh đất buổi sáng êm đềm” vào năm 2333 trước Công nguyên
(TCN); tiếp đó là thần thoại Nhà thiện xạ hay còn gọi là thần thoại vua Đông
Minh (thần thoại kiến quốc Koguryo vào năm 37 TCN); thần thoại Onjo và Biryu,
theo truyền thuyết Onjo và Biryu là hai con trai của vua Đông Minh Thánh Vương
nước Koguryo khi bị vua cha đuổi đã rời xuống phía Nam và dựng nên nước
15 Dẫn theo: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam (Tái bản lần thứ 3), Giáo Dục, Hà Nội,
1998, tr 9.
16 Trần Thúc Việt, Văn học Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 30
17 Trần Thúc Việt, Văn học Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 30
Trang 12Baekjae vào năm 18 TCN…đó là thời gian các quốc gia trên bán đảo Hàn được
hình thành 18
Cũng giống như bao truyện thần thoại của các nước phương Đông, thần thoạiKorea cũng có một hình dung về vũ trụ gồm ba tầng Thiên giới - Hạ giới - Thủy
phủ và các nhân vật thần thoại hoạt động trong các tầng đó: “Ngọc hoàng Hwan In
(환환) cai quản trên thiên giới có một người con trai tên là Hwan Ung (환환) Hoàng
tử mỗi ngày chỉ chăm chú nhìn xuống trần gian mà không hề để tâm đến thiên
đình”(thần thoại Tangun) Hay trong thần thoại ở Koguryo, “Haemosu (환환환) - con
trai của Thiên đế xuống núi Ungsin ( 환환) cai quản trần gian Ngài kết hôn cùng
Yuhwa (환환) là công chúa cả của thần Sông Biển - và sinh ra Chumong(환환), sau là Tongmyong ( 환 환 환 ), nhà vua lập quốc Koguryo( 환 환 환 )”.
Ngoài các biểu tượng thần thoại có tính khái quát kỳ vĩ như thần Gió, thầnMây, thần Mưa, thần Núi…thì trong thần thoại Korea nhiều đồ vật bình thườngxung quanh cũng được gắn thêm một sức mạnh thần bí: cây trên đỉnh núi Thái Bạch
nơi mà Hwan Ung đặt chân xuống trần gian được gọi là Thần Đàn Thụ “Hwan Ung
cùng với ba ngàn thiên binh thiên tướng đã hạ xuống gần cái cây nằm trên đàn của
vị thần”, hay như tỏi và ngải cứu là những món ăn của người dân cũng được thổi
vào một luồng sinh khí kỳ lạ làm cho vật có thể biến thành người “Hwan Ung đã
đưa cho Gấu và Hổ hai mươi củ tỏi và một nắm ngải rồi nói: nếu các ngươi muốn trở thành người thì phải nghe và làm theo đúng lời ta Từ lúc này các ngươi chỉ được ăn những thứ này và ở trong hang tối, tuyệt đối không được nhìn ánh sáng mặt trời Nếu chịu đựng được 100 ngày thì sẽ có thể thành người”
Đó là vì người nguyên thủy chưa tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên, họ đembản thân mình với các sự vật, các lực lượng trong tự nhiên hợp thành một Họ hìnhdung và gán cho các hiện tượng tự nhiên tâm hồn, lý trí, tình cảm con người Chính
vì chưa có sự phân biệt ranh giới giữa người và tự nhiên nên người nguyên thủy chorằng tất cả các thành viên trong thị tộc đều do một giống động vật hay thực vật hoặcmột sinh thể đặc biệt nào đó sinh ra mà người ta gọi là vật tổ Vật tổ hay còn gọi là
18 Trần Thúc Việt, Văn học Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 25
Trang 13totem vừa là vật, vừa là người, hơn nữa là tổ tiên của người Bởi vì vật tổ có sựnghiệp khai sáng kỳ vĩ nên có toàn uy toàn năng đối với thế hệ con cháu Trong thầnthoại các nước, sự tích về vật tổ thường được nhắc đến Vật tổ có thể là con Rồngcủa dân tộc Việt, con Gấu của dân tộc Hàn, con Đại Thử của một số bộ lạc thổ dân
Úc Vì vậy đây là một đặc điểm chung của thần thoại các dân tộc không chỉ riêng ởKorea
1.3 Các nhóm chính của thần thoại Korea
Thần thoại Korea được chia thành nhiều loại, trong đó có các nhóm chính sau:
Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ: lý giải cho những câu hỏi tại sao lại có vũ
trụ, trời đất từ đâu mà có? Thế giới này ở đâu mà ra? Loài người xuất hiện từ đâu?Tại sao vũ trụ có một trật tự, bốn mùa tuần hoàn, người và vật sinh ra rồi mất đi? Con người trong quá trình lao động và phát triển đã bắt đầu ý thức về mình và mọivật tồn tại xung quanh mình Có thể nói đó là điểm mở đầu của tư duy thần thoạinảy sinh ở con người cổ đại Con người bắt đầu có ý thức về chủ thể của mình đốilập với khách thể là thiên nhiên, được khoác bộ áo hư ảo của thần linh Và người ta
có khát vọng tìm hiểu cái khách thể đó từ đâu ra, bản chất của nó được cấu tạo như
thế nào? Để trả lời cho những thắc mắc đó thì người Việt cổ có thần thoại Thần trụ
trời, người Trung Hoa thời nguyên thủy có thần thoại Thần Bản Cổ Thần thoại Khai thiên lập địa của Korea cũng phản ánh nguồn gốc về sự hình thành vũ trụ và
thiên nhiên dưới lăng kính của người Hàn cổ cũng lung linh huyền ảo như chính thếgiới nguyên sơ hỗn độn, mờ mịt, trời đất âm dương chưa phân định Không gian
huyền thoại cũng được tạo nên trong thần thoại Sự tích núi và sông, các con sông,
các thung lũng quanh núi cũng được tạo nên bởi bàn tay huyền thoại của các vịthần
Thần thoại về các hiện tượng tự nhiên: Người Việt có thần thoại Thần Mặt
trời và Mặt trăng giải thích các hiện tương trăng tròn trăng khuyết, lý do có mùa hè
mùa đông thì người Hàn có câu chuyện thần thoại Nhật thực và nguyệt thực thể hiện
quan niệm của người Hàn về các hiện tượng tự nhiên đều do bàn tay của các thế lực
Trang 14siêu nhiên, đặc biệt thế giới thần tiên trên trời tạo ra Điều này cho thấy việc thờMặt trăng, Mặt trời là một việc phổ biến trong các dân tộc thời cổ.
Thần thoại về lập quốc và nguồn gốc tộc người: bên cạnh thần thoại nói về
sự hình thành vũ trụ, về thiên nhiên về núi sông cây cỏ với những vị thần sáng tạo
có tầm vóc lớn lao kỳ vĩ, ta dần dần thấy xuất hiện bóng dáng con người Nhómthần thoại này kể về nguồn gốc dân tộc, về sự nghiệp dựng nước và giữ nước trongbuổi bình minh của lịch sử dân tộc Trong thần thoại của các dân tộc, con người đầutiên xuất hiện đều do một đấng siêu nhiên sinh ra Và thần thoại Korea cũng khôngngoại lệ Thần thoại không phải là lịch sử nhưng thần thoại là bóng dáng của lịch sử
“Thần thoại Korea cổ thường lấy các bộ lạc hoặc sự hình thành liên minh các bộ
lạc làm cơ sở, lấy việc ra đời các bộ lạc đầu tiên, bộ lạc thủy tổ làm nội dung cơ bản Loại thần thoại cổ này chính là cội nguồn của nền văn học Korea” 19 Thầnthoại về lập quốc là nhóm truyện thần thoại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngườidân bán đảo Korea Có nhiều tác phẩm phản ánh công cuộc kiến quốc trước hết là
thần thoại Tangun, sau đó là truyện Nhà thiện xạ - thần thoại kiến quốc
Koguryo-năm 37 TCN, truyện Ôn Tộ và Phất Lưu rời xuống phía nam - thần thoạidựng nước
Bách Tế (năm 18 TCN)…trong đó thần thoại Tangun là một trong những thần thoại
cổ nhất của dân tộc Korea, nội dung thần thoại phản ánh lịch sử của tổ tiên dân tộcKorea và sự hình thành quốc gia đầu tiên Nếu như vật tổ của người Việt là con
Rồng (Sự tích trăm trứng) thì người Korea lại cho tổ tiên mình có nguồn gốc là Gấu (thần thoại Tangun) Mẹ Tangun là một cô gái do Gấu biến thành Chi tiết này phản
ánh việc thờ Gấu làm vật tổ của người Hàn thể hiện dấu hiệu văn hóa tinh thầntrong buổi đầu lập quốc của bán đảo Korea
Cho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích các vị thần cóhoang đường đến đâu và cho dù trong ý thức của người Hàn cổ có phản ánh hiệnthực một cách méo mó như thế nào thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết,những kinh nghiệm của người Hàn thời cổ đại
19 Trần Thúc Việt, Văn học Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 28
Trang 16Chương 2 THẦN THOẠI TANGUN VÀ LỊCH SỬ KOREA THỜI KỲ ĐẦU LẬP QUỐC 2.1 Thần thoại Tangun và nguồn gốc dân tộc Hàn
2.1.1 Thần thoại Tangun
Theo sách “Văn học cổ điển Hàn Quốc”, thần
thoại Tangun có nội dung như sau:
“ Ngày xửa ngày xưa, Hwan In (Hoàn Nhân)
có một thứ tử (người con trai với vợ lẽ) tên là
Hwan Ung (Hoàn Hùng) Hwan Ung luôn mong
muốn được trở thành người để được xuống trần
gian Biết được mong muốn của con trai, Ngọc
hoàng Hwan In đã nhìn xuống Tam Nguy Sơn và
Thái Bạch Sơn để tìm hiểu và thấy rằng thế giới
của con người là một vùng đất bao la.
Ngọc hoàng đắn đo không biết nơi nào thích
hợp để đưa con trai mình xuống, rồi sau một lúc cân nhắc Ngài đã quyết định chọn núi Thái Bạch là nơi dừng chân của con trai mình
Ngày Hwan Ung xuống hạ giới, Ngọc hoàng đã gọi Hwan Ung đến ban cho Hoàng tử ba Thiên Phù Ấn đó là dao đồng, gương đồng và chuông đồng.
Hwan Ung cùng với ba ngàn thiên binh thiên tướng đã hạ xuống cái cây nằm trên đàn của vị thần - Thần Đàn Thụ trên đỉnh Thái Bạch Sơn và gọi nơi đây là thần thị (thành phố của các vị thần) Hwan Ung tự xưng là Thiên Vương (tức là Vua nhà Trời) bắt đầu xây dựng phố xá và cai quản con người nơi đó Thần gió, thần mưa, thần mây cùng với Hwan Ung đã làm cho mưa thuận gió hòa giúp đỡ con người trồng trọt Đồng thời dạy người dân 360 nghề, đó là nghề nông, nghề y, nghề mộc, nghề đánh cá…Do vậy cái ăn cái mặc của người dân trở nên dư giả, cũng nhờ đó
mà con người có thể sống một cách thanh bình Hwan Ung đã dạy cho người dân biết phân biệt thiện ác và lập ra bộ luật để cai trị và giáo hóa dân chúng
Trang 17Gấu và Hổ cầu xin Hwan Ung [2.2]
Một ngày nọ, có một con Gấu
và một con Hổ luôn muốn sống
cuộc sống của con người đã tìm
đến Hwan Ung Và chúng tha
thiết cầu xin Hwan Ung làm cho
chúng trở thành người
Hwan Ung đã đồng ý và đưa cho
chúng hai mươi củ tỏi và một
nắm ngải rồi nói: “nếu các ngươi
muốn trở thành người thì phải
nghe và làm theo đúng lời ta Từ lúc này các ngươi chỉ được ăn những thứ này và ở trong hang tối tuyệt đối không được nhìn ánh sáng mặt trời Nếu chịu đựng được
100 ngày thì sẽ có thể thành người”
Gấu và Hổ mang tỏi và ngải vào trong hang tối Một ngày, hai ngày, ba ngày… Cuối cùng chưa đầy một tuần Hổ đã chạy ra khỏi hang Gấu trong hang động không có Hổ lại cô đơn và mệt mỏi hơn Thế nhưng Gấu vẫn kiên trì và sau (3.7 ngày) 21 ngày Gấu đã trở thành người Giống như một giấc mơ, giây phút hạnh phúc đến nhanh hơn so với suy nghĩ của Gấu Người ta gọi Gấu đã biến thành cô gái xinh đẹp là Ung Nyo (Hùng Nữ) Gấu biến thành người nhưng chỉ có một mình, nàng buồn, nàng muốn có một đứa con Vì vậy mà Ung Nyo thường hay đến dưới Thần Đàn Thụ để cầu xin về nỗi khổ của mình Một thời gian sau, vì cảm động trước sự cầu xin của nàng Ung Nyo mà Hwan Ung tạm thời biến thành người và kết hôn cùng nàng Ung Nyo Sau đó, nàng Ung Nyo đã hạ sinh một người con trai khôi ngô tuấn tú, chàng trai đó là Tangun Wang Keom (Đàn Quân Vương Kiệm) Vào năm Canh Dần, thời vua Nghiêu năm 50, Đàn Quân Vương Kiệm lên ngôi, đóng đô tại Pyong Yang (Bình Nhưỡng) và đặt tên nước là Triều Tiên, lúc đó là ngày 3 tháng 10 năm 2333 trước Công nguyên Sau đó, Tangun dời đô về A Tư Đạt
Trang 18ở Bạch Nhạc Sơn, nơi này còn được gọi là Cung Hốt Sơn nay là Di Đạt Tangun đã cai trị đất nước ở đây trong vòng 1500 năm.
Đến năm Kỉ Mão thời Chu, Võ Vương phái Cơ Tử đến Triều Tiên Vì vậy, Tangun phải dời đô đến Tàng Đường Kinh Sau đó trở về A Tư Đạt ở ẩn và trở thành thần Núi Lúc ấy, Tangun 1908 tuổi.” 20
Trong “Văn học cổ điển Hàn Quốc” có viết rằng: thần thoại Tangun được chép trong quyển 1 của “Tam quốc lưu sử” Qua thần thoại, ta có thể thấy rằng thực
ra tên gọi quốc gia đầu tiên trên bán đảo Korea là Triều Tiên - Joseon (조조) Nhưngcác sử gia đã gọi quốc gia “Joseon” đầu tiên là “Gojoseon” (조조조) để phân biệt vớitên gọi “Joseon” của triều Lý (do vua Lee Seong Gye sau khi lên ngôi đã quyết định
lấy lại tên gọi cổ nhất “Joseon” làm quốc hiệu) Cách gọi với mục đích để phân biệt
này đã trở thành phổ biến đến mức nhiều người ngay cả người Hàn vẫn thành tâm nghĩ rằng Gojoseon là tên thực của quốc gia cổ đại này.21 Ở đây trong bài nghiêncứu này người viết cũng xin được gọi tên quốc gia đầu tiên trên bán đảo Korea làGojoseon (Triều Tiên Cổ)
Sự xuất hiện của Tangun - vị vua đầu tiên của nhà nước Gojoseon trong thần thoại
cùng tên thần thoại Tangun và đồng thời cũng là sự xuất hiện của cội nguồn của dân tộc Hàn Bởi Tangun cũng chính là Thủy tổ của dân tộc Hàn mà trong “Tam quốc
lưu sử ” hay trong “Văn học Korea” cũng đã khẳng định Giống như khi nhắc đến
sự khởi nguồn của một dân tộc nào đó thì các yếu tố mang tính thần thoại thườngđược đề cập đến để nâng cao lòng tự hào dân tộc, thì quá trình hình thành nhà nướcđầu tiên Gojoseon của bán đảo Triều Tiên cũng mang yếu tố thần thoại nhằm nhấnmạnh rằng nó được tạo nên bởi ý trời
Cũng giống như người Triều Tiên tự hào mình là con của thần Tangun (mộttrong những đứa con của Trời), thì người Việt Nam dù ở đâu trên trái đất này cũng
tự hào với bạn bè Năm Châu rằng mình là hậu duệ của “con Rồng cháu Tiên”, và
20 Woo Han Yong [và nhiều người khác], Đào Thị Mỹ Khanh dịch, Văn học cổ điển Hàn Quốc, NXB Văn
nghệ, 2009, tr 14-15
21 GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (2011), Quốc hiệu Korea qua các thời đại,
<http://www.hanquochoc.edu.vn/Cps/nghiencuu/lichsuchinhtrihanquoc/2011/3/63.aspx>
Trang 19Lạc Long Quân và Âu Cơ
đây cũng chính là sự tích cổ nhất về huyền thoại lập quốc của Việt Nam còn có tên
gọi là “Lạc Long Quân và Âu Cơ”
“Con Rồng cháu Tiên” hay
“Lạc Long Quân và Âu Cơ” là
một trong những thần thoại cổ
nhất và phản ánh việc dân tộc Việt
Nam thờ thần giao long làm vật tổ
của mình Thần giao long đó
chính là Lạc Long Quân, tổ phụ
của dân tộc Việt Còn thần thoại
Tangun gắn với totem Gấu, do vậy
người Hàn thờ Gấu làm vật tổ Vật
tổ Gấu chính là nàng Ung Nyo, tổ
mẫu của dân tộc Hàn Nhưng nếu thử làm một phép so sánh giữa huyền thoại lập
quốc của Korea và huyền thoại lập quốc của Việt Nam thì chúng ta có thể thấy đượcdân tộc Việt Nam và dân tộc Hàn có nhiều điểm tương đồng về lịch sử văn hóa.Khởi đầu của mỗi huyền thoại đều bắt nguồn từ tình thương yêu nhân dân củahai vị thần là Lạc Long Quân (con của Rồng) và Hwan Ung (con Trời) đã diệt trừyêu tinh và dạy dân biết cách trồng lúa, biết cách ăn ở và đem lại cho họ cuộc sốngyên ả thanh bình
Dấu ấn núi non, điểm chung của các nước khu vực Châu Á cũng đã trở thànhhình tượng xuất hiện trong thần thoại như một minh chứng cho sự hòa hợp giữathiên nhiên và con người ngay buổi đầu lập quốc Ngọc hoàng Hwan In đã cẩn thậnchọn ngọn núi Thái Bạch là nơi dừng chân của con trai mình đến đó để cai trị loàingười Tangun sau này cũng trở thành Thần Núi Còn ở Việt Nam, nàng Âu Cơ làtiên trên núi và mỗi khi nhớ chồng, nàng leo lên đỉnh núi cao nhìn về biển Đông màvẫy gọi Đó là núi Nghĩa Lĩnh sau trở thành kinh đô của Hùng Vương
Sự ra đời của hai vị vua đầu tiên của hai dân tộc là kết quả của cuộc duyên kỳngộ và cùng có nguồn gốc từ thần linh và thiên giới Ở Việt Nam, Lạc Long Quân
[2.3]
Trang 20(con của Long Nữ thuộc giống Rồng) kết hôn với nàng Âu Cơ (tiên nữ) sinh ra bọctrăm trứng, trăm trứng nở ra trăm con và người con trưởng được phong làm vua, lấyhiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang Còn Tangun - vị vua đầu tiên củanước Triều Tiên Cổ được sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa Hwan Ung (con của Trời)
và nàng Gấu (được Hwan Ung biến thành người) Chính nhờ những cuộc hôn phối
“bất thường” này mà đã hình thành nên những nhân vật phi thường
Người Hàn lấy ngày 3 tháng 10 là ngày lập quốc, gọi là ngày “khai thiên tiết”
- ngày vua Tangun đã lập ra vương triều đầu tiên trên bán đảo Còn ngày giỗ tổ củaViệt Nam là ngày 10 tháng 3 Nhà nước Triều Tiên Cổ được thành lập cùng thời đạivới nước Văn Lang của dân tộc Việt Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Lung
cũng có nêu lên vấn đề niên đại của quốc gia đầu tiên của Korea: “khi vua Nghiêu
bên Trung Quốc lên ngôi được 50 năm, thì đến năm Canh Dần, vua Tangun làm vua ở Triều Tiên, đóng đô ở Bình Nhưỡng và đặt tên nước là Choson Mấy trăm năm sau dời đô về Bạch Nhạc Sơn”22, vua Hùng Vương của Việt nam cũng lên ngôitrong thời gian ấy Vì thời của Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân) cùngthời với vua Nghiêu của Trung Quốc Như vậy bán đảo Hàn cũng trải qua hơn 4000năm lịch sử
Sự tương đồng của hai huyền thoại cho ta thấy sự giao thoa của hai nền vănhóa Việt – Hàn làm cho người dân hai nước gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, là nềntảng, cơ sở cho sự phát triển trong tương lai của hai dân tộc
2.1.2 Nguồn gốc dân tộc Hàn
Đã có nhiều ý kiến và tranh luận về câu hỏi : “Con người đã bắt đầu sinhsống trên bán đảo Hàn từ bao giờ?” nhưng căn cứ theo nhiều di tích trên bán đảoHàn đã được khai quật và nhiều di vật đã chứng minh con người bắt đầu sống trên
bán đảo này từ thời kỳ đồ đá cũ, cách đây 70 vạn năm về trước: “những di tích thời
đại đồ đá cũ trải rộng trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ Seokjang-ri, Gongju ở Chungcheongnam- do và Gulpo, Unggi ở Hamgyeongbuk-do” 23
22 Đặng Văn Lung, Lịch sử và Văn học dân gian, NXB Văn Học, 2004, tr 195
23Ban biên soạn Giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc,Trường Đại học Seoul,2005,tr 20
Trang 21Vào thời kỳ băng hà, đại lục Trung Quốc và bán đảo Hàn cũng như quần đảoNhật Bản, Đài Loan tất cả đều là lục địa gắn liền với nhau Sau thời kỳ băng hà,mực nước biển trở nên cao hơn, đường bờ biển thay đổi làm bán đảo Hàn và nhiềuvùng khác ở Đông Á biến đổi và chúng có hình dạng như ngày nay Vào thời kỳ đồ
đá mới, có một luồng di dân từ Siberia đến Mãn Châu rồi vào bán đảo Hàn Nhưvậy con người thời đồ đá mới đã định cư tại khu vực Manju (Mãn Châu) và bán đảoHàn từ rất sớm Sau đó, trải qua thời kỳ đồ đồng cũng có một luồng dân di cư củanhững nhóm người ở phía bắc Trung Quốc đã di cư đến bán đảo Korea đem theovăn hóa đồ đồng với vũ khí bằng đồng ưu việt thiết lập sự thống trị ở bán đảo Hàn
Và ở đây, trên bán đảo Hàn con người thời đồ đồng đã kết hợp với một số tộc ngườithời đồ đá mới hình thành nên một dân tộc mới được gọi là Hàn tộc Bởi vậy màngười ta tin rằng tổ tiên của người Hàn được hình thành từ thời đồ đồng Như vậy là
theo dòng lịch sử các tộc người đồ đá mới đã pha trộn với nhau, rồi hợp với các nhóm chủng tộc thời đồ đồng trên bán đảo Korea, cuối cùng tạo ra một dân tộc mà người ta gọi là “Hàn tộc” ( 환환) 24 Trở lại với thần thoại Tangun chúng ta cũng dễ
dàng hiểu ngay rằng người mẹ Gấu đại diện cho người dân bản địa (những ngườiđịnh cư từ thời đồ đá mới) còn Hwan Ung mang theo 3 Thiên Phù Ấn làm bằngđồng cùng với 3000 thiên binh thiên tướng từ thiên đình xuống trần gian là hiệnthân của những người nhập cư (những người di cư đến bán đảo từ thời đồ đồng) Sựxuất hiện cùng lúc hai con vật Gấu và Hổ là biểu tượng cho các bộ tộc khác nhau:những người sùng bái vật tổ là Gấu và những người sùng bái Hổ là tổ tiên của mình
Để đạt được mong muốn trở thành người, Gấu và Hổ phải trải qua cuộc đấu tranhgian khổ Hình ảnh đó phải chăng là sự đấu tranh của các bộ tộc để tồn tại và pháttriển cùng với lực lượng mới đến Sự ra đời của Tangun là kết quả của cuộc hônnhân giữa Hwan Ung và nàng Gấu (sự kết hợp giữa tộc người thời đồ đá mới và tộcngười thời đồ đồng tạo ra một dân tộc mà người ta gọi là Hàn tộc) Tangun – Thủy
tổ dân tộc Hàn đại diện cho sự hòa hợp, thống nhất giữa dân cư bản địa và lựclượng nhập cư, biểu tượng cho một dân tộc mới Vì vậy Tangun có đủ tư cách là nhà
24 Ki Baik Lee, Korea xưa và nay: Lich sử Hàn Quốc tân biên, người dịch Lê Anh Minh, NXB Tp Hồ Chí
Minh, 2002, tr 8
Trang 22lãnh đạo, người thống trị, cai trị dân cư bản địa và dân nhập cư, trở thành vị vua đầutiên của dân tộc Hàn.
Xét về đặc trưng cơ thể da vàng, tóc đen, xương gò má cao, mũi thẳng, mắt
một mí thì người Hàn có thể nói thuộc tộc người Mông Cổ Ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Altai, cùng ngữ hệ với các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tungus, Mông Cổ.25 Như vậy có thể nói người Hàn có liên quan với các tộc người phươngBắc nhiều hơn là phương Nam Theo một số tài liệu nghiên cứu cho rằng Gấu làloại động vật sống ở phương Bắc và cũng là totem của khá nhiều dân tộc cổ xưa ởĐông Bắc Á Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên Gấu xuất hiện trong thần thoạiTangun và trở thành biểu tượng gắn với nguồn gốc của dân tộc Hàn
2.2 Bối cảnh Korea thời kỳ đầu lập quốc
2.2.1 Lịch sử hình thành quốc gia đầu tiên
Trí tuệ của con người ngày càng
phát triển nên thời kỳ con người sử dụng
công cụ làm bằng kim loại thay thế cho
công cụ làm bằng đá đã xuất hiện
Nguyên liệu đầu tiên của công cụ kim
loại là đồng thau Người ta gọi thời kỳ
đó là thời kỳ đồng thau Văn hóa đồng
thau bắt đầu ở bán đảo Hàn và khu vực
Manju (Mãn Châu) vào khoảng thế kỷ
10 trước Công nguyên Và khi nền văn
hóa đồ đồng được hình thành cũng là lúc
ở vùng Yodong (Liêu Đông) và vùng Tây Bắc của bán đảo Hàn xuất hiện rất nhiều
bộ tộc được cai trị bởi các tộc trưởng Tangun đã thống nhất các bộ tộc này và đãxây dựng nên nước Triều Tiên Cổ (조조조) Địa bàn của Triều Tiên Cổ ở vùng lưu vựcsông Liêu Đông ở Đông Bắc Trung Quốc và miền Tây Bắc Triều Tiên ngày nay
25Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc, NXB Trường Đại học Seoul, tr 19
Phạm vi thế lực Gojoseon [2.4]
Trang 23Theo một số nhà nghiên cứu: trong Tam quốc lưu sử (조조조조) và một số thư
tịch Triều Tiên thời trung cổ, Gojoseon là quốc gia đầu tiên của Korea được lập vàonăm 2333 TCN bởi Tangun Wang Keom (조조조조), người được cho là hậu duệ củathượng đế, là thủy tổ (조조) của dân tộc Hàn Vào thời kỳ này, lần đầu tiên người Hàn
cổ đã sử dụng đồng thau để tạo ra các loại công cụ lao động Công cụ mang tính
tiêu biểu đó là kiếm đồng và gương đồng Trong thần thoại Tangun, cũng xuất hiện
hình ảnh tương tự như kiếm đồng và gương đồng Đó là hai trong ba Thiên Phù Ấn(조조조) của Ngọc hoàng Hwan In ban cho con trai mình là Hoàng tử Hwan Ung: dao
đồng, gương đồng và chuông đồng Sự xuất hiện của ba bảo bối (Thiên Phù Ấn) này
không những chứng minh về trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng của người Hàn
cổ mà còn mang ý nghĩa sức mạnh, quyền lực đều tập trung về một người nhằmcủng cố địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị Tangun - vị Vua đầu tiên củaGojoseon có nguồn gốc là con cháu Ngọc hoàng, điều này có ý nghĩa là Vua củaKorea cũng cho mình là thiên tử (con trời) Theo nghiên cứu của một số học giả,
“Tangun” (조조) cũng nói lên một ý nghĩa đặc biệt: Là cụm từ mang ý nghĩa của một
thời kỳ thống nhất về mặt quân sự Tức, “Tangun” có nghĩa là “trời”, theo tiếng Mông Cổ là “Tengguri”, có nghĩa là “tế tư trường” 26 Vì vậy mà chỉ có Vua mới cóquyền cúng tế trời đất và Thiên tử là thế thiên hành đạo Vua tự cho mình nắm mọiquyền lực và có quyền quyết định mọi vấn đề Như vậy cũng giống như giai cấp
thống trị Trung Hoa, giai cấp thống trị Korea cũng lợi dụng tư tưởng tôn giáo “thờ
thần tối cao - ông Trời” để cai trị nhân dân, tạo thần quyền để tăng sức mạnh cho
quân quyền Đây chính là “tế chính nhất trí xã hội” hay nói cách khác là xã hội thần
quyền
26 Woo Han Yong [ và những người khác], Văn học cổ điển Hàn Quốc, Đào Thị Mỹ Khanh dịch, NXB Tp
HCM :Văn Nghệ, 2009, tr 18
Trang 24Kiếm đồng Gương đồng Chuông đồng
Cùng với sự phát triển của thời đại đồ đồng, nhà nước Gojoseon dần dần trởthành trung tâm văn hóa, chính trị và ngày càng khuếch trương thế lực Vào khoảngthế kỷ IV trước CN, theo dòng lịch sử trên bán đảo Triều Tiên dần dần xuất hiện
thêm các nước Phù Do và Thìn Quốc: nước Phù Do phát khởi ở lưu vực sông Tùng
Hoa và sông Hắc Long ở Đông Bắc Trung Quốc; địa bàn của Thìn Quốc ở miền Nam bán đảo Triều Tiên 27 Theo một số tài liệu khác thì có thêm một số nước như: nước Uế Mạch ở giữa khúc sông Áp Lục; ở phía nam sông Hán có Tam Hàn (Mã Hàn, Thần Hàn và Biện Hàn) và Kaya Các nước này cùng với Gojoseon đã phát triển thành một quốc gia thống trị cả một khu vực rộng lớn nối liền phía Bắc bán đảo Hàn với Yodong 28
2.2.2 Văn hóa Korea
2.2.2.1 Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một loại niềm tin, nó ra đời do trình độ nhận thức của conngười còn hạn chế Nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và về chính bản thân conngười chưa thể lý giải, bên cạnh đó hiện thực cuộc sống còn nhiều đau khổ màngười xưa không thể thoát ra được, do vậy họ đã nghĩ ra tín ngưỡng để gửi gắm ước
Trang 25mơ và thỏa mãn nhu cầu nhận thức Có một tác giả nói rằng: trước khi tin vào trí
tuệ, vào sức mạnh của chính mình, con người cần phải tìm một nguồn tin nào đó để
có thể sống; từ xa xưa, niềm tin đó không thể là cái gì khác ngoài sức mạnh siêu nhiên 29 Theo đó có thể thấy, tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ vào một lực
lượng siêu nhiên, lực lượng thần bí mà con người tin là có thật và tôn thờ Ở bánđảo Korea, tín ngưỡng xuất hiện từ thời cổ xưa và mang nhiều nét đặc thù của vănhóa Korea
Theo dòng lịch sử, con người thời đồ đá mới đã có tín ngưỡng thần linh
“mỗi vật thể trong thế giới tự nhiên đều có linh hồn” và đến giai đoạn vương quốc
đầu tiên ở Korea ra đời cũng còn tồn tại những quan niệm tôn giáo sơ khai đó củathời tiền sử Đó là: sự sùng bái các lực lượng tự nhiên và niềm tin vào sự bất tử của
linh hồn Con người Hàn cổ tin rằng: thiên nhiên và con người không tách rời nhau
và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau Do vậy họ cố gắng sống hòa hợp với thiên nhiên và luôn cầu xin tự nhiên phù trợ trong sản xuất và trong những tai ương 30
Niềm tin mãnh liệt mọi vật có linh hồn và người Hàn cổ cũng tin rằng: mỗi con
người đều có hai phần, đó là linh hồn và thể xác, trong đó linh hồn là bất tử 31 Minhchứng cho điều này là sự tồn tại của phong tục chôn theo người chết những đồ dùnggiống như người đang sống Những hình thức tôn giáo này vẫn được duy trì và đóngvai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hàn cổ
Chúng ta biết rằng đặc điểm của thần thoại Korea là luôn gắn những cái gìxung quanh con người với một sức mạnh thần bí Do đó sống trên mặt đất khôngphải chỉ có các loài thực vật, động vật và loài người, mà còn có các lực lượng khácluôn luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn loài, nhất là loài người Đó là các vịthần Xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên trong tư duy của ngườiHàn cổ đâu đâu cũng có các vị thần cai trị Nghĩa là trong mỗi dòng sông, trongnhững cánh rừng rậm và hang núi… đang tồn tại những vị thần Và trong cuộc sống
của người Hàn cổ bắt đầu xuất hiện tín ngưỡng thờ các vị thần
29 Mai Thanh Hải, Từ điển Tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, 2006, tr 621
30 Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu Văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa-Thông tin,2011, tr 76
31 Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu Văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa-Thông tin,2011, tr 76
Trang 26Vị thần cao nhất trong các vị thần được gọi là Hwan In (조조) Hwan In chính
là Ngọc hoàng ngự trị trên thiên đình Ngọc hoàng điều hành vũ trụ với ba tầng:thiên đình, hạ giới và âm phủ Chính vì vậy mà cuộc sống của con người có tốt đẹphay không đều chịu sự chi phối của Ngọc hoàng Vị thần tối cao Hwan In này cũng
xuất hiện trong thần thoại Tangun Đó là Ngọc hoàng cai trị trên thiên đình có
quyền hành tối cao Sự kiện hoàng tử Hwan Ung được xuống trần gian thực hiệnước mơ “환환환환” (Hoằng ích nhân gian) hay nơi mà Hwan Ung đặt chân xuống
nhân gian cũng tùy thuộc vào quyền quyết định của Ngọc hoàng Trời theo ý nghĩa
tôn giáo - “như một vị thần tối cao, có ý chí, có nhân cách, là chủ thể chi phối vận
mệnh của vạn vật và quyết định mọi họa phúc của con người”32 Có thể nói Trời làđấng tối cao, có thể chi phối, quyết định vận mệnh con người và vạn vật: có thể phù
hộ, che chở nhân gian, quan sát và trừng phạt con người Chính vì vậy mà con cháucủa Trời - Tangun cũng có được quyền uy ấy bởi “thiên tử con trời” Do đó nhànước Gojoseon đã lợi dụng tôn giáo để cai trị nhân dân Vì vậy mà thời kỳ TriềuTiên Cổ, chức năng tôn giáo và chức năng chính trị được gắn liền với nhau
Có một vị thần cũng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hàn cổ Đó là
thần Mặt Trời Bởi “thời kỳ ban đầu, con người gắn sự sinh trưởng của cây cối,
mùa màng với hơi ấm, ánh nắng của Mặt Trời, do vậy quá trình thờ này gắn với các bước phát triển của nông nghiệp.” 33 Triều Tiên Cổ ngay từ thời đồ đồng, nền
nông nghiệp đã phát triển mạnh Do đó, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời cũng xuấthiện trong cuộc sống của người Hàn cổ Trong tục mai táng, thi hài người chết đượcchôn theo hướng Đông là hướng mặt Trời mọc Tín ngưỡng thờ thần Mặt trời cũngđược thể hiện trong các thần thoại Korea Nàng Gấu không được nhìn ánh sáng
trong 100 ngày mới được trở thành người (thần thoại Tangun) Hay tương truyền
rằng sau khi tia nắng mặt trời chiếu vào người nàng Yuhwa đã mang thai và sinh ramột quả trứng, quả trứng nở ra một chàng trai khôi ngô tuấn tú có tên là Chumong -Vua nước Koguryo (thần thoại lập quốc Koguryo);…Ở Ai Cập, ở Lưỡng Hà, ở
32 PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, NXB Chính Trị Quốc gia, 2010, tr 649-656
33 Cung Kim Tiến, Từ điển các nền Văn minh tôn giáo, NXB Văn hóa-Thông tin, 2004,tr 615
Trang 27Trung Hoa, ở Nhật Bản và ở Việt Nam cũng có tín ngưỡng thờ Mặt Trời Có thể nóimọi nền văn minh trên trái đất đều thờ thần Mặt Trời.
Bên cạnh các vị thần luôn giúp đỡ, mang lại những điều tốt đẹp trong cuộcsống của con người thì cũng có những ác thần cư ngụ nơi bóng tối chuyên làm điều
ác và mang đến bất hạnh cho con người Theo quan niệm đó thì xã hội người Hàn
cổ xuất hiện các vị pháp sư có phép thuật trừ tà, chữa bệnh và giúp con người tránh
được rủi ro, tai họa do ác thần mang đến Theo cuốn sách Lịch sử tân biên Korea
xưa và nay, “các pháp sư của bộ tộc tiến hành các nghi lễ nhằm xua đuổi tai họa
là kết hợp các bài thần chú và nhảy múa, ca hát”34 Những hành vi tôn giáo sơ khai
đại khái như vậy đã xảy ra khắp thế giới và trong khu vực Đông Bắc Á Chúng
được biết với tên chung là Vu giáo (조조) Nếu nhìn vào các vật tượng trưng choquyền lực của thần linh như con dao đồng, gương đồng, chuông đồng được gọi là
Thiên Phù Ấn thì “Tangun cũng giống như một phù thủy và là “Vua Shaman
giáo”.35 Người ta cho rằng Shamanism là tôn giáo được các bộ tộc Saman ở Siberia
đẻ ra hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mà Tôn giáo học gọi là “Saman giáo” 36 Và
người ta cho rằng các dân tộc thời đồ đá mới đã đem theo trong quá trình di cư từvùng núi Altai cũng như từ phía Đông Bắc Trung Quốc qua Siberia, Mông Cổ vàMãn Châu
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng ở thời kỳ này đã xuất hiện việc bói toán.
Sở dĩ việc bói toán xuất hiện sớm như vậy là do con người không tin tưởng vào khảnăng của mình; lo sợ về tương lai, không biết ngày mai mình sẽ gặp họa hay là
phúc Ở bộ tộc Phù Do trong thời chiến, một con bò đực bị giết để hiến tế cho trời.
Nếu móng bò có đường nứt bị toác ra thì đó là điềm tai họa; còn như trái lại tức là điềm lành 37 Trước đây việc bói toán là của Vua nhưng khi quyền lực của Vua phát
triển thì trách nhiệm này dần dần trao cho người đứng đầu các tỉnh Cũng có giả
34 KiBaiLee, Korea xưa và nay:lịch sử tân biên, người dịch: Lê Anh Minh, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2002, tr
14
35 Woo Han Yong, Văn học cổ điển Hàn Quốc, Đào Thị Mỹ Khanh dịch, NXB Văn Nghệ, 2009, tr 18-19
36 Mai Thanh Hải, Từ điển tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, 2006, tr 516
37 Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu Văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa-Thông tin, 2011, tr 80
Trang 28Nghi lễ thờ cúng Tangun [2.6]
thuyết cho rằng sự bành trướng của Shaman ngày càng lan rộng nên việc bói toán
đã trở thành phận sự của các Shaman
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất
hiện ở Korea rất sớm Theo các nhà nghiên
cứu tôn giáo thì việc thờ cúng gia tiên tồn
tại từ thời thượng cổ, thường do thủ lĩnh
bộ tộc hay người đứng đầu gia đình thực
hiện Tín ngưỡng này dựa trên quan niệm:
con người chết đi nhưng linh hồn vẫn còn
sống Và con cháu tin rằng linh hồn của tổ
tiên có thể ảnh hưởng đến sự hưng thịnh
của gia đình Vì mọi người tin rằng linh
hồn tổ tiên luôn sống với mọi người trong gia đình, có sức mạnh vô biên, sự giàu cócủa gia đình luôn tùy thuộc vào tổ tiên Thế nên nhà nghiên cứu Kibai Lee cho rằng:
đó là một dạng thức tiến triển của sự làm chủ gia tộc và ngôi vua truyền từ cha xuống con, sự cúng bái trở thành một quyền quan trọng, cũng như là nghĩa vụ của người kế thừa trực hệ 38 Thần thoại Tangun đã chứng minh sự tồn tại lâu đời của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của ngườidân trên bán đảo Thờ cúng tổ tiên của người Hàn có thể xuất phát từ nguồn gốctotem giáo Tangun - ông tổ của người Hàn chính là kết quả của cuộc hôn phối giữanàng Gấu và thần nhà Trời Vì vậy mà người Hàn cổ tin rằng mình có quan hệ huyếtthống với loài Gấu và xem Gấu như là tổ tiên của mình và thờ cúng Cho đến nay,cùng với tín ngưỡng totem giáo, việc thờ thần Tangun cũng đang được lưu truyềnrộng rãi, như một hoạt động để tưởng nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn dân tộc Việcngười Hàn thờ thần Tangun - vị vua vĩ đại đã cổ vũ tinh thần dân tộc và tăng thêmsức mạnh để vượt qua những khó khăn của đất nước Như vậy, qua tín ngưỡng nàychúng ta thấy niềm tự hào về tổ tiên và ý thức cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc Hàn
Đó là ý thức tất cả mọi người dân Hàn Quốc đếu có cùng cội nguồn dân tộc
38 KiBaiLee, Korea xưa và nay:lịch sử tân biên, người dịch:Lê Anh Minh, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2002, tr 48