Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại ppsx

7 350 0
Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại Do đặc tính công việc của mình và do hoàn cảnh cá nhân, tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với những người anh mà sau này, trong thâm tâm tôi vẫn cứ muốn coi như những người bạn vong niên. Không đủ thời gian để nhiều dịp trò chuyện với nhau nhưng mỗi lần gặp nhau, dù trước đã bao nhiêu thời gian trôi qua kể từ lần hội ngộ cũ, chúng tôi vẫn không cảm thấy lạ lẫm với nhau và vẫn trò chuyện và ứng xử với nhau chân tình gần gụi. Trong số những người mà tôi coi là những ông anh - ông bạn vong niên ấy, có Trung tướng Phạm Tuân, Anh hùng Việt Nam và Liên Xô, phi hành gia vũ trụ. Tôi là một nhà thơ, không có tính "thấy người sang bắt quàng làm họ" và với anh Phạm Tuân, trước và sau, tôi luôn lưu giữ trong lòng mình một niềm kính trọng và cảm mến vì thực sự, trong nhận thức của tôi, anh là một người lính chân chính, trong bất cứ tình huống nào vẫn luôn bảo tồn được đúng tính cách và phong độ "Bộ đội Cụ Hồ": bình dị, nhân nghĩa, hướng thiện, luôn biết thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đủ đầy và trọn vẹn nhất, đúng phẩm chất thiên phú của mình nhất. Tự mình vươn lên Trong Từ điển bách khoa mở Wkipedia, bản tiếng Việt trên mạng Internet, có những dòng sau đây viết về Anh hùng Phạm Tuân (tôi đã biên tập lại một số từ cho chuẩn xác hơn): "Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào Quân chủng Không quân nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường Phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sỹ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vào đêm 27/12/1972, theo tài liệu lịch sử chính thức của QĐND Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương… Chiếc MiG-21 của Phạm Tuân cất cánh hồi 22h16’ ngày 27/12/1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp kéo cao", bỏ qua hai tốp F4 để tiếp cận hai chiếc B-52, bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía Tây Hà Nội rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Do thành tích này, ông được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Nam ngày 3/9/1973, lúc này ông đang là Thượng úy Biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Năm 1978, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô), năm sau chuyển loại sang bay vũ trụ. Phạm Tuân được chọn vào đội bay quốc tế thứ sáu trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979. Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xôviết Viktor Vasilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23/7/1980, tức ngày 12 tháng 6 năm Canh Thân, và trở về trái đất ngày 31/7. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Soyuz 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xôviết khác. Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu. Phạm Tuân cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất. Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày 20h và 42’. Ông đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh trái đất. Với thành tích này, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam (1980), Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc Trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin. Như vậy, ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng LLVTND và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng Liên Xô). Ông còn được trao Giải thưởng Pyotr Đại đế đầu tiên do Quỹ Những nhà quản lý giỏi nhất thời đại mới của Nga tổ chức. Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) năm 1982. Năm 1989, ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Ông hiện mang quân hàm Trung tướng (từ 1999) của Không quân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng (từ 2000)". Với những gì cá nhân tôi biết, có thể nói thêm rằng, năm tới Anh hùng Phạm Tuân sẽ tới tuổi về hưu như nhiều đồng chí, đồng đội cùng năm sinh với anh. Trong dịp gặp gỡ gần đây nhất với một số đồng đội cũ để chào mừng dịp kỷ niệm ngày 22/12 (ngày Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập QĐND Việt Nam) năm nay, Anh hùng Phạm Tuân đã cười rất sảng khoái, nói: "Năm tới nghỉ hưu rồi, sẽ có nhiều dịp hơn để gặp gỡ bạn bè, đồng đội". Người nông dân cày xong thửa ruộng một cách chu tất có lẽ cũng chỉ có thể có được một nụ cười hồn hậu và mãn nguyện như thế là cùng. Tôi nhìn anh cười và càng yêu quý anh hơn bởi sự bình dị và thân thuộc này. Con đường không chỉ toàn hoa hồng Sau khi anh Phạm Tuân bay lên vũ trụ đã có rất nhiều thông tin, đa dạng và đa chiều về anh, được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải. Cho tới hôm nay tổng lượng thông tin về Trung tướng Phạm Tuân vẫn không ngừng gia tăng. Và không phải thông tin nào cũng hoàn toàn chuẩn xác. Những dòng tóm tắt tiểu sử của Anh hùng Phạm Tuân trên các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi có thể tạo ra cảm giác với ai đó rằng mọi sự trong đời vị tướng vũ trụ này đều dễ dàng, suôn sẻ. Sự thực hoàn toàn không phải thế. Con trai của người nông dân ở xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đã đến với chuyến bay lên vũ trụ hoàn toàn không phải bằng con đường chỉ được trải đầy hoa. Thuở nhỏ, có lẽ cũng không có gì đặc biệt xảy ra trong cuộc đời anh. Không có ai nâng cậu bé Phạm Tuân lên phía mặt trời khi cậu mới sinh ra như một nhà báo giàu trí tưởng tượng nào đó đã viết. Và ngay cả khi được tuyển chọn vào lực lượng Phòng không - Không quân, Phạm Tuân cũng chỉ là một người chiến sĩ bình thường, thậm chí đã không được cử đi học phi công lái máy bay vì các bác sĩ đã phát hiện (rất chuẩn xác) rằng có dấu hiệu van tim anh bị hở. Sang TP Krasnodar, Phạm Tuân chỉ được phân vào lớp học thợ máy. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực rèn luyện phi thường của cá nhân, anh đã tự hoàn thiện sức khỏe của mình đến mức, khi cần tuyển chọn thêm một người đi học làm phi công lái máy bay, Phạm Tuân đã được chọn, vì các bác sĩ Xôviết đã chứng thực rằng, cho tới thời điểm đó, sức khỏe của anh đã đạt chuẩn mực. Không nhiều người có thể hoàn thiện sức khỏe của mình như anh. Và Phạm Tuân cũng đã không phải là ứng cử viên hàng đầu được đưa vào lớp phi công tuyển chọn trở thành phi hành gia vũ trụ. Chỉ khi những dự kiến đã có vì một hai ba lý do nào đó không trở thành hiện thực, Phạm Tuân mới lại được tham gia các cuộc tuyển chọn theo những tiêu chuẩn khắt khe và minh bạch nhất. Và anh đã luôn là người có đủ tố chất và bản lĩnh để thực hiện những nhiệm vụ, đôi khi cực kỳ khó khăn và hy hữu, đến cùng. Một điều tôi rất muốn nói về Anh hùng Phạm Tuân là: Trong cảm nhận của tôi, đã mấy chục năm nay, anh luôn kiên định đúng với nhận thức và tình cảm của anh, đón nhận mọi vinh quang và thách thức với sự bình tĩnh, điềm đạm tốt bụng đến lạ thường. Tới gần anh, không ai cảm thấy đó là một nhân vật lớn lao xa cách và càng không thể cảm thấy đó là người xa cách mà không lớn lao. Rất thông tuệ và hiểu biết sâu sắc công việc chuyên môn, nhưng Anh hùng Phạm Tuân không bao giờ có ý định làm cho những người khác phải lóa mắt vì những kiến thức vũ trụ và không quân siêu đẳng của anh. Anh hùng Phạm Tuân và vợ. Anh kể về mọi chuyện một cách bình dị và tự nhiên, như một sự dĩ nhiên phải biết. Là một Trung tướng, là một lãnh đạo cao cấp trong QĐND Việt Nam, anh không làm cho ai cảm thấy mình trở nên nhỏ bé hơn khi ở gần anh. Trái lại, ngay cả những người bình thường như tôi khi ở gần anh cũng bất giác cảm thấy mình có thể tự tin mà sống, một khi mình cố gắng làm đúng với chức năng, nhiệm vụ và tâm tính hướng thiện của mình. Để kết thúc bài báo này, như một công việc chào mừng 35 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972 - 12/2007) mà Anh hùng Phạm Tuân chắc chắn là một nhân vật không thể nào bị quên lãng (anh là người đã bắn rơi một chiếc B-52 đêm 27/12/1972), tôi muốn ghi lại thêm đôi dòng cảm xúc về Anh hùng Phạm Tuân từ dịp may được trò chuyện với anh vừa qua khi anh đến với cuộc gặp do anh Chính, một người bạn của anh, từng học không quân với anh ở Liên Xô trước đây, tổ chức. Có thể nói rằng, gặp Anh hùng Phạm Tuân, ai cũng cảm thấy vũ trụ gần hơn với mình. Giữ một trọng trách lớn, nhưng Trung tướng Phạm Tuân không có vẻ gì xa lạ với những điều bình dị đời thường. Dường như những hào quang đã được xây dựng (một cách xứng đáng và công bằng) quanh tên tuổi của anh đã không thể làm anh đổi khác tâm tính và những thói quen cố hữu. Và cả phong độ can trường hiếm có, đã được đào luyện chu đáo. Cách anh đối xử, đầy gượng nhẹ và nâng niu với phu nhân của mình, chị Tiến, cũng khiến tôi rất cảm động. Đã đi cùng nhau những chặng đường dằng dặc như thế, không phải lúc nào cũng chỉ là mật ngọt, hai con người này có lẽ tới lúc đã ngộ ra một điều căn bản nhất trong hôn nhân: Họ thực sự là những đồng đội cốt tử nhất của nhau. Cho tới bây giờ, tôi vẫn còn nhớ một câu mà Anh hùng Phạm Tuân, tươi cười, mắt hơi mơ màng xa vắng, nâng ly rượu mừng ngày 22/12 lên cao, nói với những người lính chúng tôi, người bằng tuổi anh, người kém tuổi anh khá nhiều nhưng đều yêu quý những người như anh và QĐND Việt Nam: "Các cậu ạ, bây giờ tớ mới hiểu ra rằng, vợ nói cái gì cũng phải!". Rồi anh cười phá lên, nhìn sang phía chị Tiến đang ngồi cùng với những người vợ của chúng tôi, mắt xem chừng còn đung đưa lắm… Chúng tôi cũng cười phá lên cùng anh và cảm thấy trong lòng mình dường như cũng ấm dần lên… . Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại Do đặc tính công việc của mình và do hoàn cảnh cá nhân, tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với những người anh mà sau này, trong. danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin. Như vậy, ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng LLVTND và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng. nhưng Anh hùng Phạm Tuân không bao giờ có ý định làm cho những người khác phải lóa mắt vì những kiến thức vũ trụ và không quân siêu đẳng của anh. Anh hùng Phạm Tuân và vợ. Anh kể

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan