1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Anh hùng Phạm Tuân giải mã “những chuyện xì xào” ppsx

5 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 185,62 KB

Nội dung

Anh hùng Phạm Tuân giải mã “những chuyện xì xào” Trong khoảnh vườn nhỏ trước ngôi nhà yên tĩnh của ông, nhiều nụ phong lan đã bắt đầu hé nở. Mùi hương tinh khiết, ngát thơm, lan tỏa lẫn trong tiếng hót lảnh lót của các loại chim. Nhìn từng gốc cây, từng giò hoa, từng góc nhà được chăm sóc một cách tỉ mỉ, người ta cũng phần nào đoán được tính cách của vị chủ nhân có thú chơi tao nhã này. Không chỉ là người giữ kỷ lục tại Việt Nam suốt thế kỷ qua về việc 2 lần được phong Anh hùng (Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào năm 1973 và Anh hùng Lao động vào năm 1980), người đầu tiên của châu Á bay vào vũ trụ; ông còn là người giữ những kỷ lục thế giới: Người nước ngoài đầu tiên được nước bạn phong tặng Anh hùng Liên Xô vào năm 1980; người đầu tiên trên thế giới bắn rơi máy bay B52 vào năm 1972 Tướng Phạm Tuân kể, ông còn là người từng chịu bia miệng của một số người rỗi việc “ngồi lê đôi mách” suốt một thời gian sau khi nhận nhiệm vụ mang bèo hoa dâu lên vũ trụ trong chuyến bay năm 1980. Trong căn nhà yên tĩnh nằm trên phố Cù Chính Lan (Hà Nội), Trung tướng Phạm Tuân cười, tổng kết cuộc đời mình: "Tôi về hưu thanh thản giống như anh nông dân vừa cày xong thửa ruộng”. Anh hùng Phạm Tuân (phải) trong chuyến bay vào vũ trụ. Ký ức oai hùng Nếu không được giới thiệu, có lẽ khách đến chơi nhà không biết vị chủ nhà trạc tuổi 60, có phong cách bình dị, ánh mắt hồn hậu và nụ cười tươi tắn này nguyên là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, người phi công đầu tiên trên thế giới khuất phục "con ngoáo ộp" siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mĩ. 22h16' đêm 27/12/1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, phi công Phạm Tuân điều khiển máy bay Mig 21 số hiệu 5121 theo chiến thuật "đi thấp kéo cao", bỏ qua hai tốp F4 để tiếp cận hai chiếc B52, bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Chiến thắng của Phạm Tuân đã là một "cú hích" góp phần làm nên "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Ngày 27/12/1972 trở thành ngày "Điện Biên Phủ trên không" của bộ đội không quân. Chiến công ấy kỳ diệu đến mức, khi Phạm Tuân đến nhà tù Hỏa Lò, thăm các phi công Mỹ đang bị giam giữ ở đây, những phi công ấy vẫn bàng hoàng vì đến lúc ấy, chúng vẫn không thể hiểu nổi vì sao "siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm" B52 của chúng lại bị chiếc máy bay Mig 21 nhỏ bé bắn rơi? Gần 40 năm sau ngày đó, nhắc lại chuyện cũ, Trung tướng Phạm Tuân chỉ khiêm tốn cười: "Anh hùng thì có gì ghê gớm vì ở Việt Nam ra ngõ là gặp Anh hùng, trong một đại đội không quân cũng có đến gần chục Anh hùng. Còn nếu nhìn tổng thể thì đó là do "số may mắn" vì tôi từ một anh nông dân, vào bộ đội, chiến đấu như bao người lính khác và bỗng một ngày bắn rơi được máy bay, lại đúng là máy bay B52, niềm tự hào bất khả chiến bại của quân đội Mỹ mà khi đó máy bay ta chưa từng tiêu diệt được chúng. Ở vào thời điểm bom đạn ác liệt ấy, tôi cảm thấy sự kiện đó rất đỗi bình thường vì xung quanh người ta còn làm được hơn thế nhiều". Nỗi niềm người nổi tiếng Trở thành người nổi tiếng, bên cạnh sự ngưỡng mộ của mọi người xung quanh, bên cạnh niềm tự hào vinh dự thì ông tự nhiên cũng trở thành đề tài để không ít người thêm thắt, luận bàn. Về chuyện tranh luận "ai là người đầu tiên bắn rơi máy bay B52", Anh hùng Phạm Tuân khẳng khái thừa nhận: Đúng là đồng đội của ông là Vũ Đình Rạng, cũng là người Thái Bình bắn bị thương một chiếc B52 vào tháng 11/1971. "Nhưng anh Vũ Đình Rạng bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay không rơi (quy định bắn B52 phải bắn 2 quả). Lúc đó, chúng ta không công nhận vì không biết số phận của chiếc B52 mà anh Rạng bắn. Sau, người phi công còn sống lái chiếc B52 năm nào bị bắt ở một trận khác có kể rằng, trước đó đã từng bị phi công của ta bắn bị thương, phải hạ cánh bắt buộc tại Thái Lan thì chúng ta mới biết câu chuyện này. Thế nhưng đầu tiên hay không đối với một cá nhân chẳng là gì so niềm tự hào của cả một dân tộc vì cuối cùng, chúng ta cũng hạ gục được "niềm tự hào của quân đội Mỹ"", Anh hùng Phạm Tuân nói. Anh hùng Phạm Tuân tâm sự, sau khi cùng phi hành gia Gorbatko của Liên Xô bay vào vũ trụ thì cuộc sống của ông đã bị xáo trộn ít nhiều vì ông không chỉ là người đầu tiên của Việt Nam mà còn là người đầu tiên của Châu Á bay vào vũ trụ. Thế giới biết đến Việt Nam và thế giới biết đến ông như biểu tượng của chiến thắng. Còn đối với Việt Nam, thời điểm đó lại càng mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Một đất nước nhỏ bé vừa chiến thắng đế quốc Mỹ, giờ lại chinh phục vũ trụ Lúc này, ông không còn là một người phi công chiến đấu mà còn là người đại diện cho đất nước đi ra ngoài nên cũng không tránh khỏi bị áp lực. Chính vì thế, Anh hùng Phạm Tuân kể, làm việc gì, ông phải cân nhắc, giữ gìn để khỏi bị mang tiếng. Về chuyến bay vào vũ trụ, Anh hùng Phạm Tuân bảo nhiều người không hiểu hết ý nghĩa, lại cứ "khoác" chuyến bay vào chuyện làm được cái gì đối sự phát triển khoa học, công nghệ của đất nước. "Chuyến bay đó, ý nghĩa chính trị lớn hơn nhiều so với ý nghĩa khoa học. Liên Xô muốn đưa chúng ta vào để thể hiện vai trò của các nước XHCN", Trung tướng Phạm Tuân nói.A . Anh hùng Phạm Tuân giải mã “những chuyện xì xào” Trong khoảnh vườn nhỏ trước ngôi nhà yên tĩnh của ông, nhiều nụ phong. Lan (Hà Nội), Trung tướng Phạm Tuân cười, tổng kết cuộc đời mình: "Tôi về hưu thanh thản giống như anh nông dân vừa cày xong thửa ruộng”. Anh hùng Phạm Tuân (phải) trong chuyến. cùng, chúng ta cũng hạ gục được "niềm tự hào của quân đội Mỹ"", Anh hùng Phạm Tuân nói. Anh hùng Phạm Tuân tâm sự, sau khi cùng phi hành gia Gorbatko của Liên Xô bay vào vũ trụ

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w