1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 2 ppsx

6 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 201,33 KB

Nội dung

Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 2 Phạm Tuân khao khát được có mặt bên họ. Và số phận đã mỉm cười với anh. Một số học viên Việt Nam không theo nổi chương trình học hoặc sức khỏe kém nên bắt đầu bị sàng lọc. Và nguồn bổ sung cho các học viên phi công có thể là các học viên thợ máy. Chàng trai đến từ làng Quốc Tuấn là một trong số mười người gặp vận may ấy. “Người ta trượt phi công xuống làm thợ máy, còn tôi “trượt” thợ máy lên làm phi công”, Phạm Tuân nhớ lại. Ước mơ cháy bỏng được trở thành phi công bay trên bầu trời với chiếc máy bay chiến đấu của Phạm Tuân đã được nhiều người thầy, người bạn Liên Xô “chắp cánh”. Đặc biệt là vị huấn luyện viên đầu tiên mà các học viên đã gọi bằng cái tên đơn giản: Misa. Anh hùng Phạm Tuân hôm nay Thế rồi trung tâm huấn luyện bay đã ở lại phía sau. Phạm Tuân cùng các học viên được tập trên các loại máy bay kiểu Iak -18, UTI - MIG 15 và bay trên loại máy bay MIG-17. Trong số những người tốt nghiệp đó, có 10 phi công đạt trình độ kỹ thuật khá giỏi, được huấn luyện bay ban đêm. Phạm Tuân là phi công tiêm kích đầu tiên được bay đêm trên MIG -17 ở Liên Xô. Ra đi để học làm thợ máy nhưng khi về nước Phạm Tuân đã là một phi công được đào tạo cơ bản. Nhưng ở Việt Nam anh và các bạn đồng môn lại tiếp tục được đào tạo lại để điều khiển những chiếc máy bay MIG -21, một trong những loại máy bay tiêm kích hoàn hảo nhất thế giới. Và một lần nữa những huấn luyện viên Liên Xô lại tận tình hướng dẫn. Họ làm công việc ấy không chỉ trên sa bàn mà còn bên cạnh những phi công Việt Nam trong các chuyến bay thật. Cho đến bây giờ Phạm Tuân vẫn tin tưởng sâu sắc rằng các phi công không thể có được lớp học bay nào tốt hơn thế ở bất cứ các trung tâm huấn luyện bay và sân bay thử nào khác. Lúc ấy, B52 của đế quốc Mỹ được coi là pháo đài bay bất khả xâm phạm. Nhưng trong một lần xuất kích, phi công Vũ Đình Rạng đã vượt qua được vành đai phòng thủ dày đặc của máy bay tiêm kích Mỹ để tấn công B52. Chiếc pháo đài bay lừng danh bị trọng thương vội trút bom ở rừng rậm, buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay gần nhất ở Thái Lan. Điều đó khiến người ta đã nhận ra rằng có thể làm được điều không thể. Bộ Chỉ huy Sư đoàn của Phạm Tuân, đứng đầu là Đại tá Trần Hanh - Anh hùng LLVT, đã bắt tay đào tạo một nhóm phi công để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Họ phân tích chiến thuật của các máy bay ném bom Mỹ và của các máy bay tiêm kích yểm trợ ban ngày và ban đêm, trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Phạm Tuân cùng các đồng chí trong đội bay đã nhiều lần cất cánh đi làm những nhiệm vụ như vậy, nhưng chưa gặp thời cơ thuận lợi để bắn hạ B52. Lần thoát chết khó tin Nhờ có thiết bị ra đa tốt đặt trên các máy bay trinh sát nên phía Mỹ thường xuyên săn tìm được các địa điểm bố trí máy bay của ta. Ngày 18/12/1972, máy bay Mỹ bất ngờ tấn công sân bay của ta được bố trí khá xa và ngụy trang tốt. Phạm Tuân và Gorơbatco trước lúc lên tàu vũ trụ ngày 23/7/1980 Phạm Tuân là phi công đầu tiên cất cánh lên bầu trời sau khi có báo động. Chẳng mấy chốc, máy bay Mỹ đã phá hủy đường băng cất cánh, đài chỉ huy. Liên lạc bị cắt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhiên liệu trên máy bay sắp cạn kiệt do vậy cần hạ cánh khẩn cấp. Phạm Tuân đã quyết định vẫn hạ cánh ở sân bay vừa bị đánh bom. Quyết định này được báo lên đài chỉ huy binh chủng không quân. Và được phép. Đêm tối, không hề có đèn pha trên sân bay, Phạm Tuân hạ cánh chỉ nhờ ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pha máy bay. Khi máy bay vừa chạm đất thì lập tức bị tụt xuống hố bom. Tốc độ hạ cánh của MIG - 21 khá cao và chiếc máy bay đã lộn nhào, rồi trượt đi khoảng 300 mét. Bụng máy bay hướng lên trời và quay trở lại 180 độ. Chiếc máy bay gần như đã bị phá hủy. May mắn là nó nhanh chóng dừng lại và không bốc cháy. Phạm Tuân thoát ra khỏi buồng lái đã hư hỏng hoàn toàn. Sáng hôm sau, anh thấy đường băng cất cánh giống như bề mặt của mặt Trăng vẫn từng được miêu tả trong phim viễn tưởng, hết hố bom này đến hố bom khác. Anh đã thoát chết nhờ một phép màu nào đó. Nhưng sau đó chính anh đã tự mình làm nên một phép màu gây chấn động dư luận khi bắn hạ pháo đài bay B52. “Vào ngày 27/12/1972, số phận đã dành cho tôi một cơ hội…”, Phạm Tuân kể… . Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 2 Phạm Tuân khao khát được có mặt bên họ. Và số phận đã mỉm cười với anh. Một số học viên Việt Nam. viên phi công có thể là các học viên thợ máy. Chàng trai đến từ làng Quốc Tuấn là một trong số mười người gặp vận may ấy. “Người ta trượt phi công xuống làm thợ máy, còn tôi “trượt” thợ máy lên. còn tôi “trượt” thợ máy lên làm phi công , Phạm Tuân nhớ lại. Ước mơ cháy bỏng được trở thành phi công bay trên bầu trời với chiếc máy bay chiến đấu của Phạm Tuân đã được nhiều người thầy,

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN