Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2 doc

7 576 0
Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2 Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất, Phạm Tuân vẫn tiếp tục phục vụ trong Quân chủng phòng không – không quân – là phi công chiến đấu sẵn sàng bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong hòa bình. Tiếp theo, thực hiện chương trình hợp tác Việt – Xô nghiên cứu vũ trụ intercosmos, năm 1978 Trung tá Phạm Tuân được Bộ Quốc phòng ta cử tuyển sang tu nghiệp ở Học viện Quân sự cấp cao Zhukov và Học viện Không quân Gagarin. Sau đó được chuyển sang huấn luyện bay vũ trụ với điều kiện, môi trường đặc biệt dành riêng cho đào tạo các phi công vũ trụ. Với kết quả kiểm tra tổng hợp đặc biệt Phạm Tuân được chính thức chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình intercosmos của Liên xô ngày 1-4-1979 sẵn sàng cho chuyến bay vào không gian vũ trụ. Để chuẩn bị cho chuyến bay này, ngoài vật dụng để thí nghiệm về khoa học, được sự thỏa thuận với bạn, Bộ Quốc phòng ta đã chỉ đạo Phạm Tuân chuẩn bị mang theo ba hiện vật tiêu biểu đó là Quốc kỳ Việt Nam, Bản Tuyên ngôn Độc lập Quốc khánh 2-9 và Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 15-5-1965. Rồi giờ phút lịch sử đã đến. Vào lúc 1g33 phút ngày 23-7-1980 (giờ Hà Nội), tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur – nước Cộng hòa Kazakhstan – Liên bang Xô Viết, tàu vũ trụ Liên hợp Soyuz 37 do hai phi hành gia Đại tá Victor V.Gorbatko và Trung tá Phạm Tuân điều khiển đã được phóng từ mặt đất lên vũ trụ. Sau 7 ngày, 20 giờ và 42 phút, ngày 31-7-1980 tàu vũ trụ Soyuz 37 trở về trái đất an toàn. Đầu tháng 8, lúc bấy giờ tôi công tác ở Bộ Tổng Tham mưu được Thủ trưởng giao nhiệm vụ tổ chức nghi lễ đón phi hành gia Phạm Tuân từ Liên xô về nước đưa từ phi trường Nội Bài về Nhà khách Chính phủ ở phố Ngô Quyền – Hà Nội, với sự đón tiếp trọng thị của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng ta. Về sau chúng tôi được nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân kể lại tổng quát quá trình vận hành, hoạt động trên con tàu vũ trụ Soyuz 37 ấy: Sau khi con tàu vào quỹ đạo, trong ba vòng bay đầu tiên với tốc độ 28.000km/h V.Gorbatko và Phạm Tuân tập trung kiểm tra thẩm định sự an toàn trong hệ thống thiết bị, đặc biệt là độ kín trong khoang tàu. Sau đó, được phép của mặt đất, hai nhà phi hành đã cởi bộ trang phục đặc biệt – và chịu một sức ép ghê gớm nhưng vượt qua được nhờ quá trình khổ luyện ở mặt đất. Đến sau vòng bay thứ năm, con tàu chuyển dần lên quỹ đạo cao hơn. Người hùng châu Á Phạm Tuân Theo quy trình bay trên không gian đến vòng bay thứ 17, với sự chỉ huy từ mặt đất hai người cùng thực hiện tiếp cận với Trạm vũ trụ và ghép nối an toàn không hề gặp bất cứ trục trặc nào. Phạm Tuân từ khoang tàu đã đặt chân vào Trạm Salyut 6 (Chào mừng 6) với cảm xúc mà anh bảo không thể diễn tả bằng lời. Vậy là người Việt Nam, cũng là người châu Á đầu tiên trong thời điểm lịch sử này đã có mặt trong vũ trụ với những vật phẩm đặc biệt đã mang theo. Trên Trạm vũ trụ họ được đón tiếp nồng hậu với bánh mỳ và muối theo phong cách Nga của hai phi hành Nga Popov và Riumin trên Trạm vũ trụ “Chào mừng 6”. Tiếp đó là những báo cáo gửi về và nhận lệnh từ mặt đất. Đến 4 giờ sáng theo giờ Matxcova họ bắt đầu giấc ngủ hằng ngày. Sau khi thức dậy họ lau mặt bằng loại khăn giấy đặc biệt và điểm tâm thức ăn vũ trụ. Họ mở đầu phiên làm việc với mặt đất. Phiên đầu tiên từ Trung tâm chỉ huy Baikonur, Tướng Viktor Bagalov – chỉ huy chuyến bay chuyển lên thông điệp: “Chúng tôi rất vui mừng thấy rằng giai đoạn thích nghi với sự căng thẳng trong vũ trụ của các phi hành gia đã qua”. Theo chương trình hoạt động, những ngày tiếp theo họ tiến hành những thí nghiệm khoa học đã được chỉ định. Phạm Tuân thực hiện hàng loạt thí nghiệm nghiên cứu bề mặt trái đất để lập bản đồ tài nguyên thiên nhiên, ghi nhận hoạt động tuần hoàn của cơ thể người trong vũ trụ, về sự hòa tan của các mẩu khoáng chất trong trạng thái không trọng lượng, thí nghiệm về trồng cây và nuôi bèo hoa dâu của Việt Nam… Theo chương trình, một cuộc họp báo từ vũ trụ với mặt đất đã diễn ra với 110 phóng viên đến từ các nước XHCN tại trung tâm chỉ huy chuyến bay, trong đó có 27 phóng viên báo, phát thanh, truyền hình từ Việt Nam sang theo dõi chuyến bay. Cuộc giao lưu, đối thoại vũ trụ – mặt đất trong 90 phút với hai phi hành gia gồm hàng trăm câu hỏi thú vị – mà trước đó vài thập kỷ, người “lãng mạn” giầu viễn tưởng nhất cũng không thể nghĩ ra. Sau thời gian theo lập trình, ngày 31-7-1980 V.Gorbatko và Phạm Tuân đã trở lại trái đất an toàn tuyệt đối kết thúc chuyến bay lịch sử thắm tình Xô – Việt trong không gian. Ngay sau đó hai nhà lãnh đạo Tổng Bí thư Liên Xô L.I.Brezhniev và Bí thư thứ nhất Việt Nam Lê Duẩn đã gọi điện cho nhau: “Đây là chuyến bay mang tầm vóc lịch sử”. Sau khi trở về trái đất, Phạm Tuân thường bày tỏ tâm sự của mình với cấp trên, với đồng nghiệp, với người thân cũng như với báo giới là điều ước vọng lớn nhất của mình khi bước chân vào khoang con tàu Soyuz 37 từ mặt đất trước khi được phóng lên quỹ đạo, đó là mong muốn được nhìn thấy trực tiếp toàn cảnh hình dáng đất nước Việt Nam từ trên vũ trụ bao la. Khát vọng ấy Phạm Tuân đã thỏa nguyện khi đã dành nhiều thời gian để quan sát và chụp ảnh lãnh thổ Việt Nam từ trên không gian khi con tàu vũ trụ đang bay đến không phận châu Á – Thái Bình Dương. Rồi với chuyến bay lịch sử gắn kết tình hữu nghị hợp tác Việt – Xô mà nay đã thành mốc son trong truyền thống cao đẹp của hai nước Việt – Nga, sau đó Phạm Tuân đã được vinh dự nhận những phần thưởng cao quý mà hai Nhà nước Liên Xô – Việt Nam dành cho. Trung tá Phạm Tuân được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam cùng với Huân chương cao quý Hồ Chí Minh. Phần thưởng này Nhà nước ta cũng đồng trao tặng cho Đại tá V.Gorbatko. Cũng trong năm 1980 Xô Viết tối cao Liên Xô phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng với Huân chương cao quý Lênin dành cho Đại tá V.Gorbatko, đồng thời phần thưởng này Nhà nước Xô Viết cũng đồng trao cho Trung tá Phạm Tuân. Anh hùng Phạm Tuân Vậy là Phạm Tuân trở thành người được hai lần Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động. Đồng thời trở thành lưỡng quốc Anh hùng của hai nước, Việt Nam và Liên Xô. Cuộc đời binh nghiệp của nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân vẫn tiếp tục nối tiếp với cương vị chỉ huy trong Quân chủng phòng không – không quân, huấn luyện đào tạo đội ngũ phi công chiến đấu kế tiếp trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Năm 1995, ông được điều động về cơ quan Bộ Quốc phòng nghiên cứu về kỹ thuật quân sự và tiếp tục được vinh thăng đến cấp Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng. Năm 2007, sau hơn 40 năm trong quân ngũ với bao cống hiến, ông trở về với đời thường ở khu tập thể gia binh trên đường Trường Chinh – Hà Nội cùng bao ký ức hào hùng của một thời trai trẻ – để lại dấu ấn kỷ niệm không bao giờ quên. Đến nay sau 30 năm của chuyến bay song hành cùng người bạn Liên Xô chí thiết V.Gorbatko, Phạm Tuân vẫn đang giữ kỷ lục là người Việt Nam đầu tiên của châu Á đã du hành dài ngày trong không gian để khám phá vũ trụ. . Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2 Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất, Phạm Tuân vẫn tiếp tục phục vụ trong Quân chủng phòng không – không quân – là phi. Phạm Tuân Vậy là Phạm Tuân trở thành người được hai lần Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động. Đồng thời trở thành lưỡng quốc Anh hùng. hợp Soyuz 37 do hai phi hành gia Đại tá Victor V.Gorbatko và Trung tá Phạm Tuân điều khiển đã được phóng từ mặt đất lên vũ trụ. Sau 7 ngày, 20 giờ và 42 phút, ngày 3 1-7 -1 980 tàu vũ trụ Soyuz

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan