I - KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊKINH DOANH KINH DOANH
Khái niệm về quyết định quản trị kinh doanh
“Quyết định quản trị kinh doanh là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động cho doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết những quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về doanh nghiệp cũng như về môi trường.”
- Làm gì? Khi nào thực hiện? Thực hiện trong bao lâu? -> Kế hoạch - Ai thực hiện? -> Tổ chức
- Làm như thế nào? -> Kế hoạch và lãnh đạo.
- Tính pháp lý: trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân, không trái pháp luật, đúng thủ tục và thể thức.
- Tính linh hoạt: các quyết quản trị phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa
chọn quyết định.
- Tính hệ thống (thống nhất)
+ Các quyết định của các cấp và các bộ phận phải thống nhất với nhau và cùng theo một hướng xác định.
+ Các quyết định ở các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau.
+ Những quyết định hết hiệu lực và không còn phù hợp cần phải bị loại bỏ. - Tính cụ thể về thời gian thực hiện
Quyết định phải nêu rõ thời điểm có hiệu lực, thời gian bắt đầu thực hiện quyết định, tiến trình thực hiện và thời gian hoàn thành.
CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP
I Tổng quan về quản trị chiến lược 1 Chiến lược và các cấp chiến lược a Khái niệm chiến lược
- Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà
doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện mục
tiêu đó.
- Chiến lược kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và kinh
doanh để chiến thắng trong kinh doanh và đạt các mục tiêu.
b Các cấp chiến lược
- Chiến lược cấp doanh nghiệp: chỉ đạo, chi phối toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệp, xác định lĩnh vực kinh doanh đang hoặc sẽ tiến hành, vị trí của doanh nghiệp với môi trường, vai trò của từng ngành kinh doanh.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: chi phối hoạt động của một đơn vị kinh doanh
chiến lược (SBU), doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong mỗi ngành kinh doanh
nào.
- Chiến lược cấp chức năng: chiến lược của mỗi bộ phận chức năng nhằm hỗ trợ
2 Khái niệm và ý nghĩa của quản trị chiến lược a Khái niệm
Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại hoặc không theo chu kì thời gian nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tận dụng mọi cơ hội, hạn chế hoặc xóa bỏ được các đe dọa, nguy cơ trên con đường thực hiện mục tiêu của mình. Quá trình quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn:
- Hoạch định chiến lược - Thực hiện chiến lược - Đánh giá chiến lược Ý nghĩa của quản trị chiến lược:
- Đem lại cho doanh nghiệp tầm nhìn xa hơn.
- Hiểu rõ sự thay đổi của môi trường, đối thủ cạnh tranh, sử dụng hiệu quả nguồn
lực.
- Tăng khả năng ngăn chặn những nguy cơ, tăng ý thức và cam kết về mục tiêu chung của doanh nghiệp
3 Quá trình quản trị chiến lược a Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ, kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược xác định. -> xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược cho cả doanh nghiệp. Bao gồm các bước:
- Phân tích môi trường bên trong
- Phân tích và lựa chọn chiến lược b Thực hiện chiến lược
- Quá trình chuyển các ý tưởng chiến lược thành hành động cụ thể của doanh nghiệp, là giai đoạn triển khai các phương án chiến lược đã lựa chọn.
- Nội dung chủ yếu: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn, hàng năm; Xây dựng các chính
sách thực hiện; Phân bổ các nguồn lực; Thay đổi cơ cấu tổ chức; Phát triển nguồn
nhân lực; Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích c Đánh giá chiến lược
- Xác định các sai lệch về mục tiêu, biện pháp, cách thức và kết quả triển khai các
chiến lược so với dự kiến ban đầu
- Xem xét các nhân tố bên trong, bên ngoài
- Đo lường, đánh giá mức độ thực hiện trên thực tế - Thực hiện các điều chỉnh cần thiết