CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUAN về QUẢN TRỊ KINH DOANH và sự PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 60 - 65)

- Quản trị chất lượng: được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định: hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, tổ chức, điều khiển, các chính sách khuyến khích... 4 Những yêu cầu của quản trị chất lượng

- Chất lượng phải trở thành mục tiêu quan trọng, có sự cam kết và quyết tâm của mọi thành viên.

- Quản trị chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng. - Coi trọng yếu tố con người trong quản trị chất lượng. - Đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện trong quản trị chất lượng.

- Quản trị chất lượng theo quá trình, ở mọi khâu từ nghiên cứu khách hàng, thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm.

5 Vai trò của chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Vì sao phải nâng cao chất lượng?

- Một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: tăng năng suất lao động xã hội (tăng giá trị và lợi ích trên một đơn vị chi phí đầu vào), tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực. - Nâng cao năng suất lao động: giảm chi phí, hạ giá thành.

II CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANHNGHIỆP NGHIỆP

- Hoạt động xác định mục tiêu, chính sách và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm.

- Giúp định hướng phát triển chất lượng cho toàn doanh nghiệp theo hướng thống

nhất.

Nhiệm vụ chủ yếu:

- Nghiên cứu thị trường xác định nhu cầu khách hàng. - Xác định mục tiêu và xây dựng chính sách chất lượng. - Xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu chất lượng.

- Chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp. 2 Tổ chức thực hiện

Quá trình triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch chất lượng thông qua các hoạt động, kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng đặt ra.

Nội dung cơ bản:

- Tạo sự nhận thức đầy đủ về mục tiêu, sự cần thiết, lợi ích của việc thực hiện mục

tiêu chất lượng.

- Làm cho mọi người biết nhiệm vụ kế hoạch chất lượng, nội dung công việc phải

làm.

- Tổ chức chương trình đào tạo, huấn luyện.

- Xây dựng chương trình động viên, khuyến khích. - Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình.

- Cung cấp các nguồn lực cần thiết. 3 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng

Hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những khuyết tật của quá trình, sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm.

Nội dung cơ bản:

- Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng, mức độ chất lượng thực tế đạt được. - So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch, phát hiện sai lệch và đánh giá các

sai lệch.

- Phân tích thông tin làm cơ sở cải tiến chất lượng. - Khắc phục những sai lệch.

4 Hoạt động điều chỉnh và cải tiến

Làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn.

Lưu ý:

- Phân biệt giữa loại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân. Cần tìm và loại bỏ nguyên nhân khi chúng còn tiềm ẩn.

- Nếu không đạt mục tiêu do kế hoạch tồi thì cần tiến hành cải tiến hoạch định cũng

như hoàn thiện các kế hoạch.

- Cải tiến chất lượng được thực hiện theo các hướng: - Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm

- Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật. - Đổi mới công nghệ.

III Các công cụ sử dụng trong quản trị chất lượng * Các nguyên nhân gây ra biến thiên của quá trình:

- Nguyên nhân chung phổ biến là nguyên nhân thường xuyên xảy ra, do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình.

- Nguyên nhân đặc biệt là nguyên nhân không bình thường, đột biến như máy móc thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu kém chất lượng... 1 Sơ đồ quá trình

2 Phiếu kiểm tra 3 Sơ đồ nhân quả 4 Biểu đồ Pareto

5 Biểu đồ phân bổ mật độ 6 Biểu đồ phân tán

7 Biểu đồ kiểm soát 4 Biểu đồ Pareto

- Dạng đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng được sắp xếp theo thứ tự từ

cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. - 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.

- 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUAN về QUẢN TRỊ KINH DOANH và sự PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 60 - 65)