1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

6 395 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NÓI THẬT NHÉ, “NGÁN ĐẾN TẬN CỔ” Phóng viên : - Thưa anh Vương Trí Nhàn, vừa qua trên Văn nghệ Trẻ, thầy giáo dạy văn Vũ Xuân Túc khi đề cập đến môn văn bây giờ ở phổ thông đã nói đây là "nỗi khiếp sợ", là "sự nhàm chán" đối với học sinh. Với tư cách một phụ huynh, anh nghĩ thế nào về chuyện dạy văn, học văn trong nhà trường phổ thông? VƯƠNG TRÍ NHÀN (VTN): - Lâu nay, với chuyện này, tôi cũng có nhiều điều bức xúc. Bản thân tôi có đứa con út, vừa tốt nghiệp Trung học cơ sở. Cháu học Toán khá hơn Văn. Tôi lúc đầu do chán văn nhà trường lắm, nên cũng … mặc kệ. Về sau, lo chuyện thi cử, đành cắn răng khuyên con học. Tôi bảo, thôi phận làm trò, người ta có bắt nuốt sỏi nuốt đá cũng phải nuốt. Lần thi vào cấp 3 vừa rồi, điểm môn Toán cháu được 8.75, Văn được 6.5, trong hoàn cảnh đa số bạn bè trong lớp được 7, 8, vậy mà đã mừng lắm rồi, và thấy không oan uổng gì. Với mọi người trong gia đình và cơ quan, tôi thường dùng mấy chữ “ngán đến tận cổ" để chỉ cái khoản văn chương vốn có dính dáng đến cả cuộc đời bản thân. Vì nó hoàn toàn mất đi cái hào quang, sự lôi cuốn sự thiêng liêng mà bọn tôi tìm thấy hồi trẻ. Thú thực là lâu nay bạn bè đồng nghiệp cơ quan hễ nghe ai đó giới thiệu có con giỏi Văn là tôi lảng ngay, không muốn nói chuyện thêm nữa. Tôi nhớ những bài văn mẫu mà học trò phải mua để học. Giời ạ, văn chương gì mà như vậy?! Lảm nhảm, sáo rỗng, giả dối - xin lỗi nếu ai cảm thấy đã bị xúc phạm, nhưng quả thật tôi đã nghĩ thế. Chắc cậu hay cô học trò con bạn tôi cũng là “ tác giả” của những trang viết tương tự. Vậy còn biết nói chuyện gì với các cháu nữa! PV: - Xin anh nói rõ hơn: trước khi đi thi, cháu nhà anh học văn như thế nào? VTN: - Học kỳ II, con tôi cùng lúc học bốn thầy cô dạy văn. Tại sao học nhiều như thế? Bởi qua theo dõi bài vở của cháu chính tôi cũng hoang mang không dám chắc là như thế nào thì đạt yêu cầu. Tôi không trách các thầy cô. Cái chính là họ dạy theo hướng dẫn trên Bộ trên Sở. Các hướng dẫn này, nhiều chỗ như là đánh đố nhau, lại mù mờ tùy tiện mỗi người có thể hiểu một khác. Sau này đáp án cho bài thi lại còn khác nữa. Thành ra học sinh đi thi mất điểm như chơi! Cái đáng sợ trước tiên, với học sinh và - nếu tôi không nhầm - cả các thầy giáo cô giáo, là các bài giảng văn. Bài văn được chọn nhiều khi không ra văn chương, nội dung cổ lỗ giả tạo, xa lạ với đời sống hiện thời. Cách khai thác của nhà trường lại tô đậm thêm sự khó chịu một lần nữa. Tôi phải bảo con: để sự yêu thích hay chán ngán sang một bên, hãy chỉ lo học lấy những gì mà chương trình bắt phải học. Từ các bài giảng tôi giúp cháu đúc kết lại, tổng hợp lại, cố gắng “chế” ra một văn bản tương đối hợp lý, khô khan không có xúc động cũng được. Bao giờ tôi cũng chỉ hy vọng cháu được trên điểm trung bình chứ không dám mơ khá với giỏi. Chỉ có một việc trong khi giúp cháu, tôi thấy một chút hứng thú, đó là trình bày văn bản. Tuy muộn, nhưng tôi cố gắng giúp con viết thành câu, diễn đạt được ý. Tôi thấy ở trường người ta không dạy được cho trẻ con yêu tiếng Việt, viết và nói chính xác, trình bày ý tưởng của mình một cách sáng rõ mạch lạc. Mà theo tôi, lẽ ra đó là yêu cầu cơ bản. PV: - Thưa anh, có lẽ trẻ em các nước người ta được quan tâm dạy tiếng mẹ đẻ hơn? VTN: - Trong một chuyến sang Trung Quốc, tôi có tìm mua được một cuốn "Sổ tay tri thức cơ bản Ngữ văn bậc cao - trung" của bạn. Sách gồm những kiến thức cơ bản mà mỗi học sinh cao trung, tương đương với học sinh Trung học phổ thông của ta, cần nắm vững. Để ý thì thấy cuốn "sổ tay" này trước tiên dành đến 300 trang cho phần ngôn ngữ, hơn 328 trang về sau mới đi vào kiến thức văn học. PV: - Vậy là 50/50? VTN: - Vâng, NgữVăn là cân bằng về mặt khối lượng. Tìm hiểu nội dung sách, thì thấy người ta không chỉ dạy ngữ pháp. Một phần đáng kể là vốn ngôn ngữ. Đó là những câu danh ngôn lấy ra từ các văn bản cổ điển, những câu phương ngôn tục ngữ, những điển tích . mà người Trung quốc thường vận dụng trong đời sống hàng ngày. Tất cả được họ kê ra đầy đủ, học sinh bắt buộc phải biết, phải thuộc. Trong khi đó, ở ta, môn Tiếng Việt dạy ở phổ thông quá tệ. Nó không xác định được cái vốn ngôn ngữ thực sự mà tối thiểu ai cũng phải biết. Hình như học sinh cái gì cũng biết mà lại chả biết cái gì đến đầu đến đũa. Ngay phần ngữ pháp cũng không ổn, sau khi học xong các em viết câu sai, không nắm được các từ loại . Nhân đây tôi muốn nêu một nhận xét nhỏ: Một trong những lý do khiến nhiều người chúng ta - kể cả thầy và trò trong trường - không nắm vững tiếng Việt và khó đi sâu vào tiếng Việt là vì chúng ta ít biết ngoại ngữ. PV: - Chắc không phải, thưa anh. Thời trước, cách đây chừng ba chục năm có mấy ai được học ngoại ngữ cho ra học đâu mà tiếng Việt lại ổn hơn bây giờ? VTN: - Xin phép cho tôi được giữ ý kiến này của mình. Cái ổn ngày xưa mà anh nói có gì đó không chắc chắn, và nó chỉ hợp với sự phát triển chậm chạp của xã hội thời trước, sang thời nay thì lộ rõ sự thiếu sót. Cũng tương tự như một hiện tượng trong kiến trúc dân sự. Ngày trước làng xóm ta và cả một số phố xá nhiều nơi toàn nhà lá hoặc nhà cấp 4 . Nhưng đường làng ngõ xóm lúc ấy vẫn mạch lạc, vẫn có hàng có lối. Bây giờ những cái nhà lá ấy - sau khi được chêm vào, được cơi nới thêm rồi tôn lên thành bê tông gạch đá - thì vẫn không ra nhà cao cửa rộng, mà chỉ phô ra vẻ ngổn ngang chắp vá. Ngôn ngữ bây giờ cũng vậy. Việc nắm vững nó đòi hỏi một cái vốn cơ bản hơn sâu sắc hơn cả về thực tế lẫn lý luận. Trong khi đó ta không có thì giờ lo liệu. Việc nghiên cứu tiếng Việt quá sơ đẳng, hàng chục năm qua vẫn không tiến triển được bao nhiêu. Cái tình hình chung này khiến cho học sinh khổ trước tiên. Một nhận xét nữa có liên quan đến cả tình hình ngôn ngữ cả trong nhà trường lẫn ngoài xã hội là hiện tượng pha tạp học đòi tiếng nước ngoài kể cả tiếng Anh lẫn chữ Hán. Nhưng đây là chuyện khá dài, tôi muốn ta bàn vào một dịp khác. PV: - Về Ngữ thì nói chung là như thế, còn về Văn thì sao, thưa anh? VTN: - Để tôi nói tiếp chuyện học văn ở cuốn sách Trung quốc mà tôi đọc được. Họ quan niệm là có một loại kiến thức văn chương mà người học đến bậc ấy nhất thiết phải biết. Như họ có thống kê là thời trung đại, đâu là những tác phẩm tiêu biểu cho một nước, tác phẩm đó của ai, có những nhân vật tên là gì. Thời đương đại cũng tương tự. Rồi họ khuyến khích học sinh về nhà tìm đọc nếu có thể. Ở ta thì hình như kiến thức văn học loại này không đặt ra, hoặc yêu cầu quá đơn giản. nhà trường chỉ lo dạy trò cảm thụ một số bài chán ngắt với lại làm ra thứ văn rất sáo. PV: - Nếu cần khái quát về phần dạy văn này anh nói sao ? VTN: - Ta quá dàn trải. Chương trình tãi ra rất nhiều vấn đề. Bắt học sinh làm biết bao đề văn lẩm cẩm. Bảo là để giúp cho học sinh hiểu cách đọc văn thì không phải, mà là bắt học sinh học thuộc một số bài văn mẫu. Chính ra cần thiết học cái khác theo cách khác . Một người quen của tôi có con học trường tiếng Anh ở Thái Lan. Tôi hỏi: cháu học bên ấy, phần tập làm văn thì làm thế nào? Anh bạn kể một năm học chỉ làm 5 hoặc 7 bài tập làm văn, mỗi bài làm trong thời gian cả tháng. Thầy giáo ra đề, học sinh làm dàn bài, thầy chữa dàn bài, học sinh viết và thầy lại chữa. Học sinh không phải làm theo khuôn giống nhau. Thầy hướng dẫn học sinh diễn đạt cho đúng, cho hay cái ý của học sinh chứ không phải là ý của thầy. Họ thì thế, còn ta thì sao? Một đời đi học trẻ con Việt Nam làm không biết bao nhiêu bài tập làm văn, nhưng chẳng bài nào ra bài nào. PV: - Thầy cô dạy văn bây giờ không có điều kiện chữa bài cho trò, chỉ chấm và ghi nhận xét chung chung thôi . Quay trở lại phần giảng văn , anh nghĩ sao? VTN: - Cũng nhiều vấn đề cần xem xét lại. Học sinh phải học bao nhiêu là tác giả, tác phẩm, nhưng một ít bài học thật kĩ thì không có. Người ta không giúp học trò hiểu về văn học mà chỉ bắt chúng nhồi vào đầu những cách hiểu cụ thể về tác giả, tác phẩm mà người ta coi là mẫu mực. Sau này thi cử, người ta chủ yếu chỉ kiểm tra cái đó mà không kiểm tra năng lực đọc, viết, cảm thụ của học sinh. Cảm thụ văn học theo những cái có sẵn, theo hướng có sẵn, - tôi gọi nhồi sọ là như vậy. Đó là thiếu sót. Chưa kể nhiều bài văn rất kém về chất lượng mà vẫn đưa vào chương trình phổ thông. PV: - Ý anh là có những tác phẩm chưa thực sự hay cũng được đưa vào chương trình dạy văn? VTN: - Vâng, tỷ lệ số bài tầm thường, xoàng xĩnh quá cao. Tôi biết lỗi đầu tiên là các nhà văn nhà thơ đương thời, họ chỉ biết làm ra thứ văn chương lẩm cẩm đó. Nhưng các nhà soạn sách phải biết cách từ chối chứ, sao lại sợ bóng sợ vía những chức danh hão huyền của nhà văn, rồi vơ bèo vạt tép, cái gì cũng lôi vào làm khổ thế hệ trẻ. Với tất cả sự tỉnh táo cần thiết và tinh thần trách nhiệm của một người trên bốn chục năm sống bằng nghề viết văn, tôi muốn nói thẳng là nhiều bài văn học sinh trung học cơ sở phải học phải thi hiện nay thuộc loại bất thành nhân dạng, ngay cả kết cấu cũng rất kém. Đã có lần tôi nghĩ mình mà là tác giả những bài văn này thì mình sẽ đề nghị những người soạn sách tha cho đừng bắt các em phải học vì chúng có hại cho mỹ cảm và sự yêu văn chương chân chính. Nhưng giá kể tôi bảo thế, người ta sẽ nghĩ tôi điên PV: - Tác phẩm được chọn đã có vẫn đề như vậy, còn phần bình giảng, phân tích của các thầy - cái mà học trò phải học thuộc để đi thi trả lời cho đúng - anh đánh giá như thế nào? VTN: - Gần đây dạy chương trình phổ thông là đua nhau dạy theo kiểu bài văn này cần khai thác mấy ý? Mỗi ý này có bao nhiêu ý nhỏ? Phải diễn tả được cái gì? Bài chọn không phải là bài hay nhất, những ý kiến bình giảng không phải là cái tốt nhất. Mục đích cuối cùng không phải từ bài đó để hiểu bài khác mà lại chốt lại trong chính bài đó thôi, coi đấy là chân trời của học trò rồi. Và bắt người ta nghĩ giống một kiểu - đó là một cách làm ăn rất phản sư phạm. .PV: - Và không có đất cho sự sáng tạo? VTN: - Sáng tạo làm sao trong cái khung chật hẹp và cứng nhắc của những cái mẫu cổ lỗ ấy. Nó đánh mất ở người ta những xúc động hồn nhiên tươi tắn . PV: - Một câu hỏi muôn thuở : Tại sao lại xảy ra nông nỗi đó ? Chuyện dạy văn, học văn nó thế là bởi vì đâu? VTN: - Tại trình độ của khoa nghiên cứu văn học nói chung, đội ngũ phụ trách giảng dạy văn nói riêng. Bắt đầu từ việc quan niệm về môn học, rồi thì chuyện soạn sách giáo khoa, đáng lẽ lĩnh vực nào cũng phải có nhiều chuyên gia khác nhau, ở ta hàng chục năm vẫn quanh quẩn mấy người ấy, khi một số người già về hưu thì ấn học trò vào thay xí chỗ, người sau bao giờ cũng thua người trước. PV: - Chắc anh cho rằng chương trình và sách giáo khoa, việc đào tạo ở các khoa văn sư phạm chính là yếu tố chủ đạo tác động tới việc dạy và học văntrường phổ thông? VTN: - Đúng thế. Và tôi muốn nói rằng bộ phận này ở ta đang trì trệ. Tôi có cảm tưởng các thầy soạn sách giáo khoa môn Văn thời nay quá tự tin, tự coi mình là khuôn mẫu cả rồi, không thấy cần thay đổi. Nên nhớ là đời sống mấy chục năm nay đang trong quá trình chuyển đổi, mọi chuyện người ta nghĩ khác rất nhiều so với mấy chục năm trước. Cứ lấy cái cũ đã quá lạc hậu ra làm mẫu thì người ta yêu thích sao được. Cuối năm 2007, trong chuyến đi vào hội thảo ở Bình Định, tôi có nói chuyện với một anh thuộc loại bắt đầu tập sự để chủ trì việc dạy vănphổ thông trong cả nước. Tôi nói thẳng là theo tôi biết đa số những em những cháu ưu tú trong các thế hệ trẻ hiện nay ngán văn đến tận cổ và thường chúng thề là không bao giờ đi theo ngành văn. Đó chính là lỗi của việc dạy vănphổ thông, cái lỗi to lớn trước tương lai của nền văn học nước nhà. PV: - Vâng, và rộng ra câu chuyện dạy và học văn có quan hệ với cả tương lai của đất nước. Tin rằng có nhiều bạn đọc chia sẻ với tôi và anh về điều này. Cảm ơn anh! . MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NÓI THẬT NHÉ, “NGÁN ĐẾN TẬN CỔ” Phóng viên : - Thưa anh Vương Trí Nhàn, vừa qua trên Văn nghệ Trẻ, thầy giáo dạy văn. Với tư cách một phụ huynh, anh nghĩ thế nào về chuyện dạy văn, học văn trong nhà trường phổ thông? VƯƠNG TRÍ NHÀN (VTN): - Lâu nay, với chuyện này, tôi

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w