1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc Việt Nam, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ

200 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

Tình hình phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị tại một số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới.. Bảng 2.3 Các chỉ tiêu dự tính mức che phủ rừng thuộc không gian Bảng 3

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI

* * * * * * *

LƯƠNG TIẾN DŨNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH

CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC,

LẤY ĐÔ THỊ NINH BÌNH LÀM VÍ DỤ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, 10 – 2017

Trang 2

* * * * * * *

LƯƠNG TIẾN DŨNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH

CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC,

LẤY ĐÔ THỊ NINH BÌNH LÀM VÍ DỤ

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban giám hiệu và Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án

Tôi xin được chân thành cảm ơn các thày cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia hiện đang công tác ở trong và ngoài trường đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến trong quá trình nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô giáo, các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy tại Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận án

Lương Tiến Dũng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép trong bất kỳ công trình nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định

Tác giả luận án

Lương Tiến Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục bảng, biểu ix

Danh mục hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu .4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nội dung nghiên cứu .5

5 Các phương pháp nghiên cứu .5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .6

7 Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án .6

8 Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ 7

9 Cấu trúc của luận án .9

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ DU LỊCH 10

1.1 Tình hình phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị tại một số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới .10

1.1.1 Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị trên thế giới .10

1.1.2 Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống không gian xanh tại một số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới .13

1.2 Tình hình quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch của Việt Nam 26

1.2.1 Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị ở Việt Nam 26

1.2.2 Hệ thống các vùng, các đô thị và cơ sở phục vụ du lịch .28

Trang 6

1.2.3 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch tiêu biểu của

VN 29

1.2.4 Thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch của Việt Nam 35

1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc .38

1.3.1 Thực trạng hệ thống không gian xanh tại các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Việt Nam .38

1.3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị vùng ĐBSH&DHĐB .43

1.4 Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học có liên quan .48

1.4.1 Ở nước ngoài .48

1.4.2 Ở Việt Nam 50

1.5 Đánh giá tổng quát và các vấn đề cần nghiên cứu .53

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 55

2.1 Khái niệm, định nghĩa, phân loại và phân cấp quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du lịch .55

2.1.1 Khái niệm về không gian xanh đô thị 55

2.1.2 Định nghĩa không gian xanh đô thị .56

2.1.3 Phân loại hệ thống không gian xanh đô thị du lịch .57

2.1.4 Phân cấp quản lý không gian xanh đô thị du lịch 63

2.2 Cơ sở pháp lý 64

2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật .64

2.2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch và quản lý hệ thống không gian xanh 67

2.2.3 Các chính sách, định hướng chiến lược và quy hoạch, kế hoạch có liên quan .68

2.3 Cơ sở lý thuyết .71

Trang 7

2.3.1 Cơ sở lý luận về sinh thái học, môi trường và phát triển bền vững .71

2.3.2 Các xu hướng lý luận về quy hoạch và tổ chức không gian hệ thống không gian xanh đô thị .78

2.3.3 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đô thị và khung thể chế quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du lịch .83

2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB .87

2.4.1 Bối cảnh chung và đặc điểm nổi trội của vùng ĐBSH&DHĐB .87

2.4.2 Điều kiện tự nhiên 88

2.4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa bản địa 89

2.4.4 Công tác quy hoạch và kế hoạch 89

2.4.5 Thể chế quản lý và phát triển hệ thống không gian xanh đô thị du lịch 90

2.4.6 Nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng 90

2.4.7 Điều phối, liên kết và hợp tác cấp khu vực .91

2.5 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du lịch 92

2.5.1 Bài học thứ nhất: Về xây dựng định hướng chiến lược và nâng cao nhận thức về hệ thống không gian xanh .92

2.5.2 Bài học thứ hai: Về xây dựng hoàn thiện các căn cứ pháp lý và các công cụ quản lý hệ thống không gian xanh 92

2.5.3 Bài học thứ ba: Về huy động các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư .93

2.5.4 Bài học thứ tư: Về nâng cao năng lực chính quyền đô thị .93

2.5.5 Bài học thứ năm: Về liên kết, điều phối và hợp tác cấp khu vực và quốc tế 94

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC, ÁP DỤNG TẠI ĐÔ THỊ NINH BÌNH .95

3.1 Quan điểm và mục tiêu .95

3.1.1 Quan điểm .95

3.1.2 Mục tiêu .97

Trang 8

3.2 Các nguyên tắc và bộ tiêu chí quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị

du lịch vùng ĐBSH&DHĐB .98

3.2.1 Các nguyên tắc quản lý hệ thống không gian xanh 98

3.2.2 Các tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch 100

3.3 Các nhóm giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB 103

3.3.1 Nhóm giải pháp 1: Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở pháp lý và công cụ quản lý hệ thống không gian xanh 103

3.3.2 Nhóm giải pháp 2: Giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh thuộc các lĩnh vực 108

3.3.3 Nhóm giải pháp 3: Tăng cường sự phối hợp trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB 120

3.3.4 Nhóm giải pháp 4: Phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng, dân cư, du khách trong quản lý hệ thống không gian xanh 120

3.3.5 Nhóm giải pháp 5: Điều phối, liên kết giữa các vùng và hệ thống đô thị du lịch trong nước và hợp tác quốc tế 124

3.4 Một số giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh tại đô thị Ninh Bình 127

3.4.1 Định hướng quy hoạch và phân vùng quản lý hệ thống không gian xanh 127

3.4.2 Nghiên cứu quy định có tính chất định hướng quản lý hệ thống không gian xanh tại đô thị du lịch Ninh Bình 131

3.4.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư phát triển và xây dựng hệ thống không gian xanh đô thị Ninh Bình với sự tham gia của cộng đồng, dân cư 136

3.5 Các kết quả nghiên cứu và bàn luận 141

3.5.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các kết quả nghiên cứu 141

3.5.2 Những đóng góp mới của luận án 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144

I KẾT LUẬN 144

II KIẾN NGHỊ 146

Trang 9

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A - 1

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu dự tính mức che phủ rừng thuộc không gian

Bảng 3.1 Bảng đánh giá quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn chung không giam xanh của các

Bảng 3.3 Hệ thống các cơ quan kiểm soát phát triển hệ thống không

gian xanh theo quy hoạch tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH

và DHĐB

113

Bảng 3.4 Định hướng chương trình tổng thể phát triển hệ thống không

gian xanh các đô thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB 114 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp diện tích hệ thống không gian xanh đô thị

Bảng 3.6 Hệ thống các vùng quản lý không gian xanh ĐT Ninh Bình 130

Trang 12

Hình 1.5 Bản đồ 100 đô thị du lịch tiêu biểu của thế giới 14 Hình 1.6 Cơ cấu quy hoạch không gian xanh và một số hình ảnh về hê

thống không gian xanh TP Côn Minh, Trung Quốc 15 Hình 1.7 Mặt bằng TP Kyoto và hình ảnh hệ thống không gian xanh

Hình 1.8 Quy hoạch tổng thể và quy hoạch hệ thống không gian xanh

Hình 1.9 Thành phố Oxford, Oxfordshire – Vương quốc Anh 19

Hình 1.10 Thành phốBroxtowe, Nottinghamshire - Vương quốc Anh 19 Hình 1.11 Quy hoạch hệ thống không gian xanh của thành phố Lyon 21 Hình 1.12 Hệ thống không gian xanh TP Barcelona và một số hình ảnh

Hình 1.18 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và một số hình ảnh minh họa

Hình 1.19 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và một số

hình ảnh về không gian xanh thành phố Đà Lạt 31 Hình 1.20 Hệ thống không gian xanh thị xã Cửa Lò 32

Trang 13

Hình 1.21 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng và một số hình

ảnh không gian xanh thành phố Đà Nẵng 33 Hình 1.22 Hệ thống không gian xanh thành phố Vũng Tàu 34 Hình 1.23 Bản đồ và một số hình ảnh không gian xanh thị trấn Tam

Hình 1.25 Sơ đồ hiện trạng hệ thống không gian xanh và một số hình

ảnh về không gian xanh tự nhiên đô thị Ninh Bình 42 Hình 1.26 Sơ đồ hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và quản

lý chuyên môn về hệ thống không gian xanh tại các đô thị 46 Hình 2.1 Mối quan hệ giữa hệ thống không gian xanh với các hoạt

Hình 2.3 Sơ đồ phân loại hệ thống không gian xanh đô thị 61 Hình 2.4 Phân cấp quản lý nhà nước về không gian xanh tại các đô thị

trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ thống nhất 79 Hình 2.12 Xu hướng quy hoạch hệ thống không gian xanh lồng ghép

trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị

79

Hình 2.13 Phân tích đánh giá và phân vùng kiến trúc cảnh quan trong

quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị làm cơ sở cho quy hoạch hệ thống không gian xanh

81

Hình 2.14 Mô hình cảnh quan phong thủy lý tưởng 82 Hình 2.15 Các xu hướng tổ chức không gian xanh theo các phương

pháp tiếp cận cấu trúc quy hoạch đô thị 83

Trang 14

Hình 2.17 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của nhà nước CHXHCN

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình kỹ thuật lập và thực hiện quy hoạch hệ

Hình 3.3 Mô hình kiểm soát phát triển theo quy hoạch hệ thống không

gian xanh đô thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB 112 Hình 3.4 Tổng mặt bằng quy hoạch hệ thống không gian xanh các đô

Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức đầu tư phát triển và xây dựng hệ thống không

Hình 3.6 Tổ chức quản lý đầu tư phát triển và xây dựng hệ thống

Hình 3.7 Mô hình quản lý khai thác sử dụng và điều kiện áp dụng cho

Hình 3.8 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về hệ

thống không gian xanh tại các đô thị vùng ĐBSH và DHĐB 121 Hình 3.9 Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng, dân cư trong quản lý hệ

Hình 3.10 Sơ đồ hoạt động liên kết vùng và hợp tác quốc tế với việc tổ

chức Diễn đàn không gian xanh đô thị du lịch 126 Hình 3.11 Định hướng cơ cấu quy hoạch hệ thống không gian xanh đô

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay cả nước đã hình thành 15 ĐTDL, gồm: TX Sa Pa, TP Hạ Long, TT Tam Đảo, ĐT Đồ Sơn, TX Sầm Sơn, TX Cửa Lò, TP Huế, TP Hội An, TP Đà Lạt,

TP Vũng Tàu, TP Nha Trang, TP Phan Thiết, TX Hà Tiên, ĐT Ninh Bình, ĐT Kon Plong [9,20] Các ĐTDL nói trên được phân bố tại 7 vùng DL [8,9], trong đó vùng ĐBSH&DHĐB được chọn là địa bàn nghiên cứu với 4 ĐTDL tiêu biểu gồm: TP Hạ Long, TT Tam Đảo, ĐT Ninh Bình và ĐT Đồ Sơn (hiện nay đã trở thành 01 quận của TP Hải Phòng)

Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB ở phía Bắc nước ta có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng theo giác độ lịch sử, địa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, an ninh quốc phòng và là một “cửa ngõ” giao thương, giao lưu quốc tế quan trọng của

cả nước Tổng diện tích tự nhiên của Vùng là: 2.106.000 ha, dân số 20.705.200 người, mật độ trung bình 983 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 54% [81] Hệ thống

ĐT của vùng gồm 2 TP trực thuộc Trung ương, 12 TP thuộc tỉnh, 6 TX và 119 TT, trong số 4 ĐTDL có 2 ĐT gắn với di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới là TP Hạ Long và ĐT Ninh Bình, 2 ĐT gắn với điều kiện tự nhiên đặc thù là TT Tam Đảo là ĐTDL miền núi và Quận Đồ Sơn là ĐTDL biển [9] Ngoài những nét đặc trưng trên, đặc điểm lịch sử, văn hóa, khí hậu, vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên phải kể đến

hệ thống KGX đa dạng, phong phú chính là cội nguồn và động lực phát triển các ĐTDL hướng tới trở thành các cực tăng trưởng “cốt lõi” của Vùng

Theo pháp luật về du lịch và quy hoạch đô thị, ĐTDL khác với các đô thị thông thường, trước hết phải có tài nguyên DL hấp dẫn trong ranh giới ĐT và khu vực liền kế; có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách với các sản phẩm DL phong phú, hấp dẫn và ngành DL phải có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế Để đạt được các tiêu chí trên, KGX tại các ĐTDL trước hết phải đảm bảo quy mô, chất lượng, giữ vai trò là “cái nôi” nuôi dưỡng đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người Mặt khác, KGX còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc không gian ĐT, trong đó hệ thống KGX là bộ

Trang 16

khung bảo vệ thiên nhiên đảm bảo sự PTBV của ĐT mang lại lợi ích về mặt kinh tế,

xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, nhân văn của ĐT, tạo nên bản sắc riêng cho từng ĐT, đồng thời làm giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình BĐKH Tại các ĐTDL, hệ thống KGX còn là môi trường tổ chức các hoạt động DL, nghỉ dưỡng như ngắm cảnh, leo núi, săn bắn, câu cá, tắm biển, thăm quan, thể thao, nghiên cứu, khám phá, vvv… Đặc biệt, trào lưu tư tưởng văn hóa “Trở về với thiên nhiên” hiện nay, thì KGX ngày càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt Ngoài ra, mục đích, yêu cầu của công tác QL hệ thống KGX của một ĐTDL cũng khác với việc QL hệ thống KGX của ĐT thông thường ở: Quy mô hệ thống KGX; quy hoạch tổ chức không gian hệ thống KGX; chất lượng, hiệu quả và giá trị khai thác sử dụng; phương thức và nguồn lực đầu tư phát triển; năng lực và sự phối hợp trong bộ máy QL nhà nước; mức độ tham gia của cộng đồng dân cư và du khách

Từ nhận thức trên cho thấy, công tác QL hệ thống KGX giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với các ĐTDL Tuy nhiên, trong thực tế công tác này chưa thực sự được coi trọng và quan tâm đúng mức Trong các đồ án QHĐT được duyệt, nội dung QH hệ thống KGX còn mờ nhạt, đối với các dự án đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư còn coi nhẹ việc bố trí đủ diện tích cho KGX; các chính quyền địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng của hệ thống KGX như một yếu tố PTBV của các ĐTDL Đến nay, Nhà nước tuy đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhưng chủ yếu mới chỉ quy định cho CX ĐT, song chưa phù hợp với từng loại và từng cấp QL ĐTDL Trong việc triển khai thực hiện QH, còn thiếu các mô hình, giải pháp phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong bộ máy QL KGX, từ đó dẫn đến những hệ quả tiêu cực; đặc biệt, tại TT Tam Đảo và TP Hạ Long, quận Đồ Sơn, KGX, thiên nhiên đã bị xâm hại và tàn phá nặng nề; KGX sản xuất kinh doanh phát triển không được kiểm soát ; diện tích KGX nhân tạo vừa thiếu, vừa kém chất lượng [21]

Ở Việt Nam, nhận thức rõ sự cấp thiết của việc PTBV, ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; ngày 25/09/2012 Thủ tướng Chính phủ đã

Trang 17

có Quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển hệ thống KGX như một biện pháp xanh hoá cảnh quan, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái; góp phần giảm thiểu carbon hướng tới phát triển các ĐT xanh, ĐT sinh thái Tuy nhiên việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách trên còn hạn chế

về nhận thức và nguồn lực

Về phạm trù luật pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 27/ 4 /2010 về việc QL không gian, kiến trúc, cảnh quan ĐT và Nghị định định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc QL CX ĐT Những văn bản này

là định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển hệ thống KGX như là giải pháp đảm bảo PTBV ĐTDL ở Việt Nam, tuy nhiên, nó mới dừng ở chủ trương còn các quy định vẫn chưa thực sự đưa vào cuộc sống

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới

đã có một số công trình nghiên cứu về KGX Tuy nhiên, phần lớn các đề tài nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm sách báo, các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ mới chỉ

đề cập đến công tác QH, tổ chức không gian CX, mặt nước và thiết kế kiến trúc cảnh quan Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả chưa làm rõ được sự khác biệt giữa “hệ thống CX” với “hệ thống KGX” Trong lĩnh vực QL nhà nước

về KGX đến nay vẫn còn rất ít những đề tài, những công trình nghiên cứu khoa học

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

Đô thị Ninh Bình thuộc vùng DL ĐBSH& DHĐB của Việt Nam, bao gồm TP

Ninh Bình làm hạt nhân, huyện Hoa Lư và một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc TX Tam Điệp và các huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan Tổng diện tích

tự nhiên của ĐT Ninh Bình khoảng 21.052 ha (bằng khoảng 15% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, quần thể danh thắng Tràng

An có diện tích khoảng 6172ha, với vùng đệm là 6268ha đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới [57]

Lý do lựa chọn ĐT Ninh Bình làm ví dụ nghiên cứu bởi đây là một ĐTDL mới, gắn với di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, là cố đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam; là nơi hội tụ các giá trị về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng

Trang 18

cảnh, có hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng và phong phú như: Tam Cốc Bích Động,

cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh, danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính ; là những bộ phận cấu thành hệ thống KGX vô cùng đa dạng và phong phú mang những giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị tương lai cao Ngoài ra, QH chung ĐT Ninh Bình

có chất lượng, trong đó hệ thống KGX được tổ chức một cách hệ thống và toàn diện, có thể là mẫu hình ĐTDL cho cả vùng ĐBSH&DHĐB và cả nước Bảo tồn và phát huy các giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên gắn với phát triển ĐT là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý KGX tại ĐT Ninh Bình Nếu làm tốt được nhiệm vụ này thì việc QL hệ thống KGX ĐT Ninh Bình sẽ không chỉ là mô hình cho nhiều ĐTDL trong cả nước, mà còn khẳng định được sứ mệnh của ĐT Ninh Bình là “Trung tâm lịch sử văn hoá và du lịch cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế”

Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài là “Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ” là hết sức cấp bách và cần thiết

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, kiến nghị các nguyên tắc, tiêu chí và giải pháp QL hệ thống

KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam, từ đó vận dụng vào điều kiện

cụ thể của ĐT Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý nhà nước về hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB của Việt Nam, bao gồm: Quản lý quy hoạch ; quản lý đầu tư phát triển và xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng đối với KGX tự nhiên, KGX bán tự nhiên, KGX nhân tạo tại ĐT và khu dân cư NT trên cơ sở đó lấy ĐT Ninh Bình làm ví dụ nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

3.2.1 Về không gian

Hệ thống KGX tại các ĐTDL tiêu biểu của vùng ĐBSH&DHĐB, bao gồm:

TT Tam Đảo, TP Hạ Long, ĐT Ninh Bình, trong đó ĐT Ninh Bình được chọn ví dụ

để nghiên cứu

Trang 19

3.2.2 Về thời gian:

Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm

2050, phù hợp với thời gian lập QH chung các ĐTDL trong vùng ĐBSH &DHĐB

đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

4 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ và các thông tin khoa học, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác QL hệ thống KGX các ĐTDL tiêu biểu của vùng ĐBSH&DHĐB;

- Nghiên cứu tổng quan công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL ở Việt Nam và thế giới;

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học QL hệ thống KGX taị các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB

- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và tiêu chí QL hệ thống KGX, trên cơ sở đó kiến nghị các nhóm giải pháp về QL quy hoạch, QL đầu tư phát triển và xây dựng, QL khai thác và sử dụng hệ thống KGX taị các ĐTDL tiêu biểu vùng ĐBSH& DHĐB

- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, để đề xuất một số giải pháp

QL hệ thống KGX tại ĐT Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

- Bàn luận, đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các kết quả nghiên

cứu của luận án

5 Các phương pháp nghiên cứu

Trong luận án đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa, thu thập xử lý các tài liệu, số liệu, bản đồ; các thông tin khoa học; phương pháp thống kê, phân loại và mô phỏng

- Phương pháp phân tích, đánh giá và chẩn đoán để xác định tiềm năng, nguồn lực và nhận diện các vấn đề trọng tâm cần phải nghiên cứu giải quyết;

- Phương pháp phi thực nghiệm và chuyên gia bao gồm việc quan sát, phỏng vấn, điều tra XH học, tổ chức hội nghị, hội thảo và tham vấn các ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm về các kết quả nghiên cứu;

Trang 20

- Phương pháp dự báo sự tác động của các yếu tố đến công tác QL KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB trong bối cảnh kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc thu thập các thông tin (đầu vào), phân tích hộp đen, phát hiện hành vi và quy luật của đổi tượng nghiên cứu (đầu ra), làm cơ sở hình thành các mô hình, giả thuyết khoa học và các kịch bản từ đó đưa ra các giải pháp QL hệ thống KGX hợp lý cho các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo, áp dụng cho các trường hợp

có điều kiện tương tự và sử dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học

cụ thể của ĐT Ninh Bình

7 Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

7.1 Các kết quả nghiên cứu

Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học, bao gồm các kết quả sau:

Trang 21

a) Tổng quan công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các khía cạnh đề tài đã rút ra được những vấn đề trọng tâm cần giải quyết

b) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học QL hệ thống KGX tại các ĐTDL của vùng ĐBSH& DHĐB

c) Kiến nghị các giải pháp QL hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB;

áp dụng vào điều kiện cụ thể của ĐT Ninh Bình

7.2 Những đóng góp mới của luận án

Từ các kết quả nghiên cứu, dự kiến có 03 đóng góp mới của luận án, bao gồm:

- Làm chính xác định nghĩa, phân loại, phân cấp QL hệ thống KGX đô thị; cơ sở khoa học và các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ tiêu và tiêu chuẩn về QL hệ thông KGX của ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB

- Các giải pháp QL quy hoạch; QL đầu tư phát triển và xây dựng; QL khai thác và

sử dụng hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB, trong đó tập trung vào việc xây dựng cơ sở lập quy chế QL KGX; điều chỉnh một số tiêu chuẩn kỹ thuật; đổi mới phương pháp lập, thẩm định, phê duyệt QH hệ thống KGX ĐTDL; cơ chế kiểm soát phát triển KGX theo QH; hoàn thiện các quy trình, nội dung QL và các mô hình tổ chức QL hệ thống KGX; các biện pháp phát huy vai trò của cộng đồng, dân cư, mở rộng liên kết và hợp tác quốc tế trong công tác

QL hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam

- Xây dựng định hướng phát triển, phân vùng và một số giải pháp QL hệ thống KGX ĐT Ninh Bình

8 Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ

- Đô thị du lịch (ĐTDL) là ĐT có lợi thế phát triển DL và ngành DL dịch vụ có vai trò

quan trọng trong hoạt động của ĐT ĐTDL đảm bảo các điều kiện: (i) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; (ii) có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -

kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; (iii) ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy

định của Chính phủ [71]

Trang 22

- Đô thị Ninh Bình là ĐT mới, có diện tích 21052 ha, bao gồm: TP Ninh Bình;

huyện Hoa Lư; xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn; xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô; xã Khánh Hoà và xã Phú Khánh thuộc huyện Yên Khánh; một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc TX Tam Điệp; xã Sơn Lai và xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan theo Quyết định số 4266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt QH chung ĐT Ninh

Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

- Hệ thống không gian xanh đô thị là một bộ phận của không gian ĐT, bao gồm

KGX tự nhiên, KGX bán tự nhiên, KGX nhân tạo được bố trí trong cấu trúc không gian ĐT và mối quan hệ giữa chúng với nhau

- Độ che phủ của không gian xanh là tỷ lệ (%) diện tích KGX trên tổng diện tích

tự nhiên

- Sinh khối là khối lượng hoặc thể tích các cơ thể sống của một loài động vật hoặc

thực vật tính trên một đơn vị diện tích (sinh khối loài), hoặc so với toàn loài trong quần xã (sinh khối quần xã).[34]

- Hành lang xanh đô thị là KGX dọc các trục đường (thủy, bộ) hoặc trục không

gian kết nối hai khu vực địa lý với nhau bằng một dải xanh thiên nhiên hoặc nhân tạo; nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX ĐT

- Vành đai xanh đô thị là vùng đất thiên nhiên chưa hoặc đã chịu sự tác động của

con người, thường ở gần hoặc ở ngoài rìa ĐT Vành đai xanh cũng có thể là những không gian mở, tạo ra những điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, DL, nghỉ dưỡng và giải trí ngoài trời Vành đai xanh là cầu nối ĐT với thiên nhiên (không gian trung chuyển) có chức năng làm hạn chế việc mở rộng ĐT quá mức ra xung quanh Nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX ĐT

- Quản lý đô thị (QLĐT) là QL nhà nước về ĐT, bao gồm các hoạt động của các

cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào nhiều lĩnh vực, nhằm tổ chức khai thác và điều tiết sử dụng tối ưu các nguồn lực với mục tiêu đạt được sự PTBV

Trang 23

QL hành chính nhà nước ở ĐT là quản lý hành chính công, khác với QL hành

chính tư của một cơ quan (QL nội bộ) [22]

- Quản lý hệ thống không gian xanh đô thị là QL Nhà nước về hệ thống KGX tại

ĐT, bao gồm các lĩnh vực: quản lý QH; quản lý đầu tư phát triển và XD; quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KGX

- Phát triển bền vững (PTBV) là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà

không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ

công bằng xã hội và bảo vệ MT [95]

- Kết cấu hạ tầng xanh là một khái niệm được đề xuất tại Hội nghị các nước cộng

đồng chung Châu Âu ngày 19/11/2010, bao gồm việc sử dụng CX, mặt nước, đất đai và các quá trình tự nhiên để phục vụ cho việc QL nước mưa, tạo lập MT lành mạnh nhằm hạn chế tối đa việc hủy hoại phong cảnh, sự chia cắt các khu định cư

và vấn đề đa dạng sinh học của một ĐT, một vùng hoặc một lãnh thổ [118]

9 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 3 phần: Phần Mở đầu; phần Nội dung, phần Kết luận và Kiến

nghị, trong đó phần Nội dung, gồm ba chương:

- Chương I: Tổng quan về quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch

- Chương II: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị

du lịch vùng Đồng bang sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

- Chương III: Các giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ

Trang 24

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ

HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ DU LỊCH

1.1 Tình hình phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị tại một số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới

1.1.1 Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị trên thế giới

1.1.1.1 Thời kỳ cổ đại

Thành phố xuất hiện trong thời kỳ quá độ từ chế đô nguyên thủy sang chế độ

nô lệ Tuy nhiên, các TP cổ đại của Ai Cập đã ra đời rất sớm khoảng 3500 – 3000 năm trước CN Các nền văn minh ĐT rực rỡ nhất của thời kỳ cổ đại gồm: (i) Các TP

Ai Cập cổ đại; (ii) các TP vùng Lưỡng Hà (Tây Á), sông Ấn (Ấn Độ), hạ lưu sông Hoàng Hà (Trung Quốc), Nhật Bản; (iii) những thành bang Hy Lạp và La Mã cổ đại

Hình 1.1 KGX trong một số ĐT thời kỳ cổ đại 1 Mô hình phong thủy của Trung

Quốc; 2 vườn treo Babylon [21]

Trong thời kỳ cổ đại, hầu hết các ĐT nổi tiếng đều được dựa vào lợi thế của thiên nhiên, hướng về các dòng sông lớn và núi non che chở; khai thác các điều kiện

tự nhiên để phục vụ đời sống KT-XH và an ninh, quốc phòng Hệ thống KGX tiêu biểu của ĐT thời kỳ cổ đại gồm: (i) KGX thiên nhiên như mô hình TP cổ lý tưởng của Trung Quốc: Phía Bắc là núi (biểu tượng của Rồng; phía Nam là sông (biểu tượng của đời sống) và phía trước là sân (minh đường) Hoặc ở Nhật Bản, các TP cổ đều dựa trên nguyên tắc “Sự thăng bay giữa thiên nhiên và con người” với mẫu mực tối cao “Sống trong thiên nhiên cũng như trong hoa”; trong đó KGX hạn chế (CX,

Trang 25

mặt nước) được trồng bao quanh thành lũy, hoặc trong cung điện, nhà riêng của quý tộc, người giàu, trong đó vườn treo Babylon là một ví dụ [21] (Hình 1.1)

1.1.1.2 Thời kỳ trung đại

Các thành phố được XD khép kín sau bức tường thành để phòng chống giặc giã, chiến tranh Vì thế ĐT và nông thôn thường xa cách nhau, đồng nghĩa với ĐT tách biệt với thiên nhiên

1.1.1.3 Thời kỳ cận đại và hiện đại

a) Giai đoạn thứ nhất: Cuối thế kỷ 19, các quan điểm lãng mạn, khoa học

và hậu công nghiệp, dẫn đến hình thành xu hướng TP vườn (Garden city theo đề xuất của Ebenezer Howard) và TP đẹp đẽ (City Beautiful) theo đề xuất của Frederick Law Olmsted Jr)…

b) Giai đoạn thứ hai: Những thập niên giữa thế kỷ 20, hệ thống KGX các

TP được quy hoạch dựa trên chủ nghĩa duy lý, trong đó giao thông cơ giới và CX đường phố giữ vai trò quan trọng trong kết nối không gian ĐT

c) Giai đoạn thứ ba: Từ giữa những năm 1980, KGX được tổ chức theo quan điểm của Le Coobusier, người đã đặt nền móng cho “Sinh thái ĐT”

d) Giai đoạn thứ tư: Bắt đầu từ cuối thế kỷ XX và thế kỷ XXI, QHĐT đã dựa trên các phương pháp tiếp cận QH chiến lược, QH tham gia và QH tích hợp với

tư tưởng PTBV

Trong thế kỷ 21, hệ thống KGX được tổ chức gắn kết với mô hình ĐT bền vững, ĐT sinh thái (Eco city), ĐT kinh tế - sinh thái (Eco2city), ĐT xanh (Green city) vv…

Tóm lại, vào mỗi giai đoạn lịch sử, hệ thống KGX được QH và QL gắn với các loại hình cấu trúc không gian ĐT, mà cấu trúc ĐT là sự sắp xếp có tổ chức các

bộ phận cấu thành (cơ cấu chức năng, hình ảnh, môi trường xung quanh) và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong một thời điểm nhất định, trong đó KGX là một thành phần cốt lõi của hệ thống không gian ĐT

Cho đến nay, xã hội loài người đã có 4 cách tiếp cận cơ bản về cấu trúc ĐT: (i) Một là, tiếp cận phân khu (zoning) Theo cách tiếp cận này, CIAM trong Hiến

Trang 26

chương 1933 đã tuyên bố ĐT có 4 chức năng chính: Ở, làm việc, nghỉ ngơi và đi lại; (ii) hai là, tiếp cận tầng bậc, với quan điểm các TP được xây dựng trên nền tảng

“các đơn vị cơ bản” là tế bào ĐT từ “ô phố” (ĐT truyền thống) đến “đơn vị láng giềng” (theo đề nghị của Clarence Perry – 1923) hoặc theo “tiểu khu” (theo đề nghị của các nhà QH Xô Viết) và “đơn vị ở” (các nhà QH Châu Âu) vv ; (iii) ba là, tiếp cận các hình thái không gian, theo đó các loại cấu trúc ĐT bao gồm: Cấu trúc nén (tập trung); cấu trúc tuyến tính; cấu trúc đồng tâm; cấu trúc ĐT vệ tinh; cấu trúc lưới đường ô bàn cờ vv ; (iv) bốn là, tiếp cận ĐT bền vững (Eco city, Eco2city, Green city), [21, 111]

Hình 1.2 Hệ thống KGX từ cấu trúc ĐT khép kín đến thành phố vườn

A Đô thị khép kín; B ĐT đồng tâm; C Thành phố vườn (1898) [21,101,111]

Hệ thống KGX được tổ chức tùy thuộc vào các mô hình ĐT: Các ĐT thời Trung cổ bị khép kín sau các bức tường thành kiên cố Mô hình này được áp dụng cho đến thời Phục hưng và Baroco, ở đó ĐT bị biệt lập với thiên nhiên Nhược điểm này được tồn tại đối với cả cấu trúc ĐT đồng tâm cho đến khi xuất hiện ý tưởng về

TP vườn của Ebenezer Howard (1898), với ước muốn lồng ghép hệ thống KGX vào cấu trúc ĐT Ưu điểm của TP vườn là có nhiều KGX, nhưng nhược điểm của nó là vẫn theo nguyên tắc phát triển đồng tâm [25] (Hình 1.2)

Năm 1922, KTS Raymond Unwyn đã đề xuất mô hình ĐT vệ tinh dựa trên tư tưởng của E Howard Năm 1923, R Whitten cũng đề xuất mô hình ĐT vệ tinh khác, nhằm cải thiện mô hình của R Unwyn, tuy nhiên chúng vẫn không khắc phục được nhược điểm về tổ chức KGX theo mô hình cấu trúc đồng tâm (hình 1.3)

A

B

C

Trang 27

Hình 1.3 ĐT vệ tinh của Raymond Unwyn [101]

Năm 1892, ý tưởng về mô hình cấu trúc ĐT tuyến tính được Soria Y Mata đề xuất cho TP Madrit Tuy nhiên, theo ý tưởng ban đầu này, thiên nhiên và TP vẫn tách biệt nhau Mãi cho đến thế kỷ XX, tư tưởng cấu trúc ĐT tuyến tính mới được hoàn thiện và mở rộng ra phạm vi một TP vùng ở Mỹ, Bắc Phi và Châu Âu Ngày nay, dựa trên loại hình cấu trúc này, mô hình phát triển theo định hướng giao thông (TOD) đã được áp dụng rộng rãi trong các ĐT hiện đại, nhờ đó ĐT trở nên thân thiện với thiên nhiên hơn [21;103] (Hình 1.4)

A B C

Hình 1.4 Cấu trúc ĐT tuyến tính

A ĐT tuyến tính đầu tiên ở Madrid của Soria Y Mata

B TP vùng New York Bắc Mỹ; C TP Copenhagen [5,17, 20, 103]

1.1.2 Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống không gian xanh tại một

số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới

1.1.2.1 Các đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới

Các nghiên cứu đánh giá của tổ chức Euromonitor năm 2016 dựa trên kết quả du khách quốc tế năm 2014, đã xác định 100 TP DL quốc tế quan trọng nhất

Trang 28

thế giới, trong đó có 13 TP nổi bật thuộc top đứng đầu gồm: Hông Kông, Luân Đôn, Singapore, Bankok, Paris, Macao, Thẩm Quyến, New York, Estambul, Kualalampur, Antalyc, Dubai, Seoul, [123] (Hình 1.5)

Một điều tra khác của tổ chức CNN Espánol cũng chỉ ra 25 TP DL tiêu biểu thế giới gồm: Hông Kông, Singapore, Bankok, Luân đôn, Paris, Macau, New York, Thẩm Quyến, Kuala Lampur, Antalya, Istanbul, Dubai, Seoul, Rome, Phuket, Quảng Châu, Mecca, Pattaya, Đài Loan, Miami, Praha, Thượng Hải, Las Vegas, Milan, Bacelona [119] (Phụ lục 1)

Hình 1.5.Bản đồ 100 ĐT DL tiêu biểu của thế giới [119]

1.1.2.2 Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống không gian xanh một số

đô thị du lịch ở Châu Á

a) Thành phố Côn Minh, Trung Quốc

Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc được hình thành từ năm 279 trước công nguyên Quy mô dân số năm 2009 khoảng 6,8 triệu người, trong đó dân số nội thị khoảng hơn 1 triệu người TP nằm ở độ cao 1890m so với mực nước biển được bao quanh bởi hồ và dãy núi đá vôi TP cung cấp 78% hoa cho Trung Quốc nên được gọi là “TP hoa Phương Đông” Diện tích tự nhiên của

ĐT là 21473km2, trong đó diện tích nội thị là 330km2 chiếm 1,54 % tổng diện tích

ĐT Đất phát triển KGX thiên nhiên và sản xuất kinh doanh chiếm trên 90% diện

Trang 29

tích tự nhiên của TP Cơ cấu QH TP Côn Minh được hình thành trên cơ sở kết nối theo các vành đai xanh với các khu chức năng của ĐT (Hình 1.6.)

Hình 1.6 Cơ cấu QH KGX và một số hình ảnh

về hê thống KGX TPDL Côn Minh Trung Quốc.[114, 128, 136]

Ngoài KGX thiên nhiên, trong TP Côn Minh còn có hệ thống KGX nhân tạo, bao gồm các công viên, vườn hoa công cộng nổi tiếng như: Công viên sinh vật cảnh Côn Minh (còn gọi là Trung Tâm Expo 99) với diện tích trên 200ha, nằm cách trung tâm TP khoảng 20 phút ô tô; các chợ hoa Thương Nghĩa, Gia Minh với hàng triệu chậu hoa quý Khu DL Thương Lâm được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất kỳ quan” của Trung Quốc cùng với các khu, điểm DL khác như Đại quan lâm, Chùa Hoa Đinh, khu du lịch Tây Sơn, Long Mai, Làng văn hoá dân tộc tỉnh Vân Nam, Viên Thông Sơn vv Ven các tuyến đường sắt, đường bộ trong và ngoài ĐT đã được trồng CX tạo nên các “hành lang xanh” kết nối TP Côn Minh với Thái Lan, Việt Nam, Lào [114, 128,136] (Hình 1.2)

b) Thành phố Kyoto, Nhật Bản

Thành phố Kyoto là thủ phủ của phủ Kyoto, Nhật Bản, có quy mô dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng ĐT Kansai TP Kyoto là cố đô của Nhật Bản, là di sản thế giới (UNESCO, năm 1994) TP có diện tích đất tự nhiên là 827,90 km2 với hệ thống KGX phong phú, đa dạng

Hệ thống KGX thiên nhiên của Kyoto được cấu thành bởi các dãy núi thấp

và nhấp nhô như Higashiyama (Eastern Mountain range); Kitayama (Northern Mountain range) và Nishiyama (Western Mountain range) Những dãy núi này là

Trang 30

nền tàng, tạo nên cảnh quan vùng Kyoto Nằm giữa 2 dãy núi Hiei và Inari, ở rìa

phía Đông của lưu vực Kyoto và rất gần với các khu ĐT cũ là khu vực “36 đỉnh núi phía Đông”, nơi có nhiều đền thờ và miếu mạo có ý nghĩa lịch sử Khu vực dưới các chân đồi xung quanh lưu vực Kyoto và ven các trục đường cũng là nơi được che

phủ bởi nhiều CX tạo ra những khu CX và hành lang xanh rộng lớn Nằm ở phía

Tây Bắc Kyoto là khu rừng tre Sagano với diện tích 16km2, một KGX thiên nhiên đẹp nhất của Nhật, nó được biết đến như một điểm đến thường xuyên của du khách từ thời kỳ Heian Ngoài núi đồi và rừng, hệ thống sông ngòi gồm 2 sông Kamo và song

Katsura bộ phận cấu thành KGX thiên nhiên

Hệ thống KGX sản xuất kinh doanh vùng ngoại ô Kyoto là khu vực sản xuất

nông nghiêp, trong đó có khu vực đồi chè tại Munamiyamashiro và ruộng lúa bạt ngàn tại Yatsubuchi-no-taki, vừa là vành đai lương thực thực phẩm, vừa là một khu

vực cảnh quan đẹp, tạo nên bản sắc riêng của Kyoto

Hệ thống KGX nhân tạo của TP Kyoto gồm nhiều công viên vườn hoa, trong

đó có khu vực Cung điện hoàng gia Kyoto (Kyoto Imperial Palace) có KGX rậm rạp như một khu vườn giữa ĐT và lâu đài Nijio hay các công viên CX như Okazaki Park

Hệ thống các công viên, CX phân bố hợp lý trong nội đô có vai trò là lá phổi xanh của Kyoto [137] (Hình 1.7)

Hình 1.7 Mặt bằng TP Kyoto và hình ảnh hệ thống KGX TP Kyoto [137]

Trang 31

c) Singapore

Singapore là một quốc đảo bao gồm đảo chính và 63 đảo nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở, nằm rải rác ở eo biển Singapore Diện tích đất tự nhiên là 700km2, dân số là 5,5 triệu người, tỷ lệ ĐT hóa là 100%

Các cơ sở và công cụ QL KGX của Singapore, bao gồm: Hệ thống pháp luật

về QH ĐT như Luật QH năm 1959; Pháp lệnh QH năm 1967; Luật QH năm 1990; Điều lệ về QH tổng thể năm 1992 và hệ thống các đồ án QH gồm: QH chiến lược,

QH tổng thể Việc quản lý quy hoạch ĐT được dựa trên quan điểm: (i) đô thị hóa là quá trình tất yếu; (ii) Tôn trọng thiên nhiên (iii) Tối ưu hóa không gian công cộng

và văn minh công cộng (iv) Ứng dụng giao thông thông minh và kiến trúc xanh (v) Ứng dụng giải pháp công nghệ sáng tạo (vi) xây dựng chính phủ điện tử

Chiến lược phát triển của Singapore là xây dựng đất nước thành một khu vườn chung của mọi người, trong đó KGX là một phần quan trọng trong đời sống của người dân; phát triển các khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí tiện ích với sự tham gia của cộng đồng Cơ quan QL hệ thống KGX là Tổng Cục công viên quốc gia (National Parks) Ý tưởng xây dựng TP vườn đã được thực hiện từ những năm 60 đến nay, với nhiều nội dung và nhiệm vụ; đặc biệt trong Chiến lược TP vườn thập niên 90 đã xây dựng nhiều công viên vườn hoa cây xanh với những chức năng chuyên biệt như: công viên sinh thái, công viên thiên nhiên hoặc công viên theo chủ

đề (công viên bờ biển Đông; công viên đồi Telok Blangal; khu dự trữ ngập nước Sungei Byloh; vườn thực vật quốc gia Singapore Ngoài ra hệ thống KGX còn

được hoàn thiện bởi các công viên vườn hoa trong các khu nhà ở

Nhiều giải pháp QL phát triển KGX được áp dụng như: Kết nối CX trên các tuyến đường tạo thành các hành lang xanh; cải tạo nâng cấp các công viên cũ; tạo đường đi bộ râm mát; phát triển hạ tầng xanh; mở rộng công viên quốc gia; xanh hóa tầng cao; tạo cảnh quan CX dọc sông, kênh; bờ biển; kết nối ngành làm vườn;

tổ chức lễ hội hoa Singapore; trao giải thưởng thiết kế cảnh quan công viên; lập QH tổng thể cảnh quan; lập Hội đồng cảnh quan; đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề

CX huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vv…

Trang 32

Hình 1.8 QH tổng thể và QH hệ thống KGX Singapore

đến năm 2030 và 2050 [21, 115,120]

Chiến lược phát triển hệ thống KGX của Singapore là từ “TP vườn đến TP trong vườn, được dựa trên 3 trụ cột: (i) Phát triển hạ tầng xanh; (ii) Biến Singapore thành cổng kết nối thông tin của ngành làm vườn; (iii) Kích hoạt sự yêu thích và đam mê mảng xanh của cộng đồng Singapore đã đẩy mạnh mô hình đầu tư PPP (public, private, partnership) và nhiều giải pháp sáng tạo khác như: Xây dựng quỹ

TP vườn; chương trình tình nguyện xanh, xây dựng các nhóm cộng đồng, trường học, doanh nghiệp và các công ty gắn kết chặt chẽ với các Trung tâm sinh thái và mảng xanh của Nhà nước [21, 115,120] (Hình 1.8)

1.1.2.3 Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống KGX tại một số ĐTDL ở Châu Âu

a) Thành phố Oxford và Broxtwoe, Anh

Oxford là trung tâm của tỉnh Oxfordshire, nằm ở phía Trung Nam nước Anh, nơi gần đoạn hợp lưu giữa sông Thames (ở đây gọi là Isis) và sông Cherwell TP nổi tiếng do có Đại học Oxford và còn là một trung tâm công nghiệp của nước Anh

Dân số Oxford (năm 2014) là 157.997 người Tổng diện tích đất đai là 3.270km2 Đối với Oxford, KGX có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ kinh tế địa phương, đời sống xã hội, nó được gắn kết với những di tích lịch sử văn hóa quan trọng KGX của Oxford gồm có công viên, vườn hoa, các khu bảo tồn thiên nhiên, cánh rừng và đồng cỏ đã tạo nên “lá phổi” của TP Hội đồng TP đã có những quyết định bảo vệ nâng cấp hệ thống KGX dễ bị tổn thương, thông qua những dự án với

sự tham gia của cộng đồng và dân cư [132] (Hình 1.9)

Trang 33

Hình 1.9 TP Oxford, Oxfordshire – Vương quốc Anh [132,135]

Ngoài Oxford, TP Broxtowe ở phía Bắc tỉnh Nottingham shire có diện tích

80,3 km2, gồm 21 phường, dân số năm 2011 là 107.595 người, có diện tích KGX là 830,18ha, bình quân là 77,16m2/người, trong đó có 178 khu CX hiện hữu và 10 địa điểm dự kiến khác, chiếm khoảng gần 10% tổng diện tích đất tự nhiên toàn TP Những người đứng đầu TP kế tiếp nhau đều có chung một quan điểm cho rằng chất lượng KGX rất quan trọng đối với chỗ ở và làm việc Nó tạo nên bản sắc riêng của

TP góp phần phát triển kinh tế, thu hút lao động

Hình 1.10.Thành phốBroxtowe, Nottinghamshire - Vương quốc Anh [116]

Dựa trên chiến lược QL và phát triển KGX quốc gia, và các QH quốc gia,

QH vùng, QH cấp tỉnh và QHĐT, trong công tác QL KGX, chính quyền TP đã áp dụng một số biện pháp: (i) Gắn kết giữa chiến lược phát triển của TP với chiến lược

và chính sách quốc gia về KGX; (ii) Thống kê và phân loại KGX để có những giải

Trang 34

pháp QL thích hợp; (iii) Đánh giá tỷ lệ phân bố số lượng các KGX; (iv) Đưa ra các chỉ dẫn đối với cộng đồng trong QL KGX [116](Hình 1.10)

b) Thành phố Lyon, Cộng hòa Pháp

Lyon là TP nằm ở độ cao 162.305m so với mực nước biển, ở phía Đông nước Pháp, nơi hợp lưu của hai con sông là Rhone và sông Saone Quy mô dân số (năm 2008) là 483181 người Diện tích đất dai của TP là 47,95km2 Năm 1998, tổ chức UNESCO đã công nhận 427ha của TP là di sản thế giới

Hệ thống KGX của TP Lyon gồm KGX tự nhiên được hình thành bởi 3 vùng đồi chính là đồi Fourvière, cao 294m phia Tây TP, đồi Croix-Rousse cao 250m phía Tây Bắc TP và đồi Duchère Tây cùng 2 con sông lớn Rhone và Saone Ngoài KGX

tự nhiên, hệ thống KGX nhân tạo của TP Lyon bao gồm các công viên, vườn hoa, đường phố và quảng trường, nổi bật trong số đó là: Công viên Đầu vàng, sở hữu số lượng lớn bãi cỏ và cây bóng mát, các khu vườn thực vật và vườn hoa Công viên Miribel-Jonage (ngoại ô) rộng 2200ha, lớn nhất nước Pháp; công viên Pasilly là một trong những lá phổi xanh của TP, là nơi sinh sống của khá nhiều động vật

Công tác QH hệ thống KGX là cơ sở QL KGX được dựa trên 4 quan điểm chủ đạo: (i) Tổ chức và liên kết đồng bộ giữa các chính quyền địa phương; (ii) quản

lý và điều phối các hoạt động của các đơn vị chuyên môn (iii); giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng và dân cư; (iv) sáng tạo nghiên cứu và phát triển, trong đó ưu tiên đầu tiên là làm rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp Quy mô KGX thành phố là 121.400ha, trong đó có 20.000ha KGX tự nhiên

và nông nghiệp; 80.000 ha bán tự nhiên và 21.400 ha KGX nhân tạo, chỉ tiêu CX

là 100m2/người

Quản lý hệ thống KGX có 3 nhiệm vụ chính: (i) Giữ gìn và phát huy giá trị các KGX thiên nhiên và KGX nông nghiêp; (ii) quản lý các loại CX ĐT (iii) xác định các chỉ tiêu cơ bản như: mật độ sử dụng các thửa đất, lô đất để kiểm soát sự phát triển CX hạn chế do các tổ chức, cá nhân tự quản

Cơ cấu vốn duy tu, bảo dưỡng KGX gồm 40% do cộng đồng Lyon đóng góp; 40% do tỉnh đóng góp; 20% do các TP đóng góp Đối với từng loại CX, cộng đồng Lyon và các TP đã quy định rõ quy trình kỹ thuật và mô hình QL Ví dụ, quy trình

Trang 35

QL CX đường phố dựa trên 4 nội dung: (i) Khảo sát; (ii) công cụ hỗ trợ QL; (iii) công cụ hỗ trợ sáng tạo; (iv) khảo sát và đánh giá chất lượng Ngoài ra, TP đã ban hành quy định bảo vệ và trồng CX đường phố, cẩm nang kỹ thuật trồng cây vv

Nâng cao năng lực các phòng chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng, trong đó phòng CX của TP đã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: (i) Tham gia XD chính sách về phát triển ĐT ; (ii) theo dõi giám sát chất lượng các dự án; (iii) quản lý sử dụng CX; (iv) nghiên cứu phát triển kỹ thuật và giáo dục truyền thông cho người dân [14] (Hình 1.11)

Hình 1.11.Quy hoạch hệ thống KGX của thành phố Lyon [14]

c) Thành phố Bacelona, Tây Ban Nha

Barcelona là TP lớn thứ hai Tây Ban Nha và là thủ phủ của cộng đồng tự trị Catalonia Quy mô dân số của TP là 5 triệu người, giữ vai trò là một trung tâm văn hóa và kinh tế lớn ở Nam-Tây Âu và là một thành phố DL quốc tế Diện tích KGX công cộng chiếm khoảng 1.100 ha Dãy núi Collserola góp thêm 1.700 ha vào KGX

tự nhiên và đưa quy mô KGX của TP lên hơn 8.000 ha

Cơ sở pháp lý và công cụ QL KGX gồm đồ án QHĐT và Luật QHĐT Khu vực KGX thiên nhiên của TP được đầu tư phát triển và QL bởi chính quyền TP, trong đó dãy núi Collserola được công nhận là vườn Quốc gia; (Sắc lệnh Decret 146/2010 Parc Natural de la Serra de Collserola) và được QL bởi Ban QL công viên Collserola Các con sông thuộc TP Bareclona, gồm sông Besos và Llobregat, được

Trang 36

hai tập đoàn đại diện cho chính quyền địa phương QL Các tập đoàn này đã hợp tác trong việc lập QH, kế hoạch và QL khu vực hai bên bờ sông, nơi được quy định

là khu vực bảo vệ và phát triển KGX Cơ quan “Hàbitat Urbà”(Môi trường sống ĐT) chịu trách nhiệm về lập QH KGX đã đưa ra khái niệm “Kết cấu hạ tầng xanh

và đa dạng sinh học” (Green Infrastructure and Biodiversity Plan) Kế hoạch chiến lược đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ MT và an sinh XH, đồng thời bảo tồn, tái phủ xanh

và thiết lập hệ thống KGX ĐT hoàn chỉnh Trên cơ sở QH hệ thống KGX, nhiều dự

án đã được thực hiện như "Les Portes de Collserola" (Cánh cổng vườn Collserola);

dự án Trục chéo xanh “Diagonal Verda” là một công viên tuyến tính phía Đông của Barcelona và giao lộ “La Trinitat” (Hình 1.12)

Chính quyền TP rất coi trọng sự tham gia của người dân trong việc tăng diện tích KGX Cơ quan QL KGX của TP có biện pháp thu hút sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, cũng như người dân để tái phát triển nhiều khu vực KGX, đồng thời tham gia QL, bảo trì khai thác và sử dụng KGX

Hình 1.12 Hệ thống KGX TP Barcelona và một số hình ảnh minh họa [126]

Dự án chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng ĐT xanh (Urban Green Insfrastructor - UGI) đã được triển khai, nhằm bảo tồn đất nông nghiệp rừng và bảo

vệ MT đã được xác định trong Kế hoạch Bảo vệ cho đồng bằng sông Llobregat nhằm tăng cường khả năng phục hồi và "xanh hóa" ĐT.[126]

Trang 37

d) Thành phố Milan, Italia

Milan là TP đông dân thứ 2 ở miền Bắc nước Ý và là một trong những đô thị

DL phát triển nhất ở châu Âu Là thủ phủ của vùng Lombardy, Milan giữ vai trò là một TP quốc tế, quan trọng thứ 10 của Liên minh Châu Âu (2009)

Thành phố Milan có một hệ thống KGX khá lớn bao gồm KGX thiên nhiên rộng 9563ha, trong đó diện tích rừng là 8.545ha (bằng 4,318% diện tích tự nhiên) mặt nước 1018ha (bằng 0,514% diện tích tự nhiên); KGX sản xuất kinh doanh chủ yếu là đất nông nghiệp có diện tích 122.335 ha (chiếm 61,825% đất tự nhiên); KGX nhân tạo khu vực ĐT là 1393ha, trong đó 47ha là công viên vườn hoa (chiếm 0,027% đất tự nhiên) và các khu thể dục thể thao: 1346ha (chiếm 0,68% đất tự nhiên) Như vậy tổng diện tích KGX (không tính CX hạn chế) là 133.291ha, chiếm 0,67% tổng diện tích đất vùng ĐT Milan Chỉ tiêu đất CX thể dục thể thao của Milan là 10,27m2/người

Cơ sở để QL KGX vùng ĐT Milan là các đồ án QH gồm: (i) QHĐT của Milan 1980 (Plan de Ordenacion Urbana de Milan de 1980 –PRG); QH lãnh thổ hợp nhất tỉnh năm 1993 (PTCP); QH lãnh thổ kết nối các công viên năm 2000 (PTC) và QH phát triển và phân bố nông nghiệp (PSA)

Việc QL phát triển hệ thống KGX thiên nhiên được dựa trên kế hoạch bảo

vệ và tăng cường KGX tự nhiên, thuộc trách nhiệm các cơ quan QL nhà nước

Năm 2012, hệ thống các công viên nông nghiệp là 43.073ha chiếm 22% diện tích đất ở tỉnh Milan Hệ thống canh tác nông nghiệp gồm: (i) Các khu vực truyền thống; (ii) Khu vực nông nghiệp sinh thái; (iii) Các khu công viên nông nghiệp và nông nghiệp DL 14 khu bảo tồn có diện tích là 7.000 ha (Hình 1.13)

Năm 2007, đã triển khai 17 dự án phát triển KGX trong ĐT Milan Việc trồng rừng đã được quy định tại Nghị định số 227/2001.Ngoài các đồ án QH , cơ sở

để QL hệ thống KGX quan trọng nhất ở cấp độ vùng là Luật Vùng số 12/2005 và 31/2005, Nghị định Vùng số 10962/2009 quy định việc lập QH các khu vực cảnh quan (PTR) và hệ thống sinh thái vùng (PER) Ở cấp tỉnh, vùng ĐT ngoài cơ quan hành chính tổ chức quan trọng nhất để bảo vệ và tăng cường KGX ĐT là Tổng cục Nông nghiệp của Vùng Lombardy và Ban QL KGX

Trang 38

Trong QL hệ thống KGX, Chính quyền đã thu hút vốn đầu tư từ nhiều thành phần xã hội với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhờ vậy các chi phí phát triển hệ thống KGX được chia sẻ [126]

Hình 1.13 Bản đồ và hình ảnh minh họa hệ thống KGX vùng Milan [126] 1.1.2.4 Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du lịch Châu Mỹ

a) Thành phố Curitiba, Brazil

Curitiba là một TP lớn nhất vùng nam Brazil, thủ phủ của bang Panana: Dân

số là 1,83 triệu người (2010); diện tích tự nhiên là 432km2, thuộc vùng đô thị Curitiba 3,26 triệu người, rộng 15,622 km, TP nằm trên cao nguyên có độ cao

7932m so với mực nước biển

Hệ thống KGX của Curitiba được phát triển và mở rộng để phòng chống lũ, bảo tồn và cải thiện chất lượng môi trường cư trú cho dân cư gồm các công viên, vườn hoa và đường cho xe đạp Do được bao bọc bởi sông Iguasu, nên luôn xảy ra

lũ lụt Chính vì vậy, thay vì việc sử dụng các kết cấu bê tông cốt thép, chính quyền

ĐT đã sử dụng hệ thống KGX như một hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên

Các khu vực kiểm soát lũ lụt được sử dụng làm công viên và khu vui chơi giải trí, nhờ vậy chỉ tiêu đất CX từ 1m2/người vào năm 1970 đã tăng lên 51,5m2/người vào năm 2002 Diện tích KGX năm 1970 là 40ha đã tăng lên 8.240

ha, với 34 công viên, trong đó có mạng lưới đường dành cho xe đạp có tổng chiều 120km Do diện tích KGX mở rộng, kinh phí chăm sóc QL gặp khó khăn, nên

Trang 39

Chính quyền TP đã không thuê cắt cỏ, mà thả cừu vào các công viên ăn cỏ, qua đó

có thể cung cấp phân bón tự nhiên, giảm được 80% chi phí duy tu bảo dưỡng

Đối với các khu vực ngập lụt bị người dân chiếm dụng xây dựng nhà ở, TP

đã thu hồi đất và tái định cư, đồng thời sử dụng quỹ đất đó để xây dựng công viên, nhờ vậy đã làm tăng giá trị đất cho các khu nhà ở cao cấp hướng vào công viên TP

đã phát triển 300.000 CX, nhờ vậy tạo ra bóng mát hấp thụ các chất gây ô nhiễm và khí cacbon dioxit Các khu rừng được bảo tồn giữ được 140 tấn cacbon dioxit/ha, gấp phần điều hoà vi khí hậu, làm mát TP [109] (hình 1.14)

Hình 1.14.Bản đồ QH tổng thể và hệ thống KGX TP Curitiba [109]

Đối với CX hạn chế, chính quyền TP đã khuyến khích các gia đình, tổ chức,

cá nhân phát triển bằng các biện pháp giảm mật độ xây dựng tại các lô đất đồng thời thưởng cho các chủ đầu tư hệ số sử dụng đất hoặc giảm thuế, đổi sự phát triển KGX bằng quyền phát triển

b) Thành phố Irvine, California (Mỹ)

Thành phố Irvinne, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ được QH và phát triển từ thập niên 1960, chính thức thành lập năm 1971 với diện tích 172km2, dân số (2011) là 219.156 người Tác giả đồ án QH là kiến trúc sư, quy hoạch gia William Pereira đã vạch ra ý tưởng lớn dựa trên 10 nguyên tắc: (i) Sở hữu lâu dài; (ii) sử dụng đất thông minh; (iii) ngôi làng duy nhất; (iv) bảo tồn không gian trống (KGX tự nhiên); (v) đại học đẳng cấp quốc gia; (vi) giáo dục phổ thông nổi trội; (vii) kinh tế thịnh vượng; (viii) cam kết tái đầu tư; (ix) giao thông thông minh; (x)

an toàn nhất nước Mỹ

Trang 40

Hệ thống KGX có quy mô lớn, chất lượng cao, phát triển chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân và sự đóng góp của cộng đồng, nhờ vậy dù đã trải qua nửa thế

kỷ, Irvinne vẫn là một ĐT xanh được chăm sóc chu đáo, gây ấn tượng sâu sắc, đầy thuyết phục

Irvinne là ví dụ của các TP tiên phong mở ra trào lưu QH ĐT mới (New urbanism) ra đời trong những năm 1980, 1990 ở Mỹ với sự hình thành các thành phố nổi tiếng thân thiện với môi trường như Wallton County (Florida, 1980), Laguna West, Saccraments County (California, 1990) và Kentlands Matyland (1988) [106] (Hình 1.15)

9 (Bắc thuộc) và cố đô Hoa Lư năm 968 tại Ninh Bình (thế kỷ 10 -11)

Ngày đăng: 26/10/2017, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w