Trong phần giới thiệu về tác giả và tác phẩm Truyện cổ Grim tác giả Hữu Ngọc có nói: “gần hai thế kỷ sắp qua kể từ ngày tập Truyện cổ Grim ra đời, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
LƯU THỊ LINH
MÔTÍP BAN THƯỞNG VÀ TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
Th S ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô
Đỗ Thị Thạch - người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 Tháng 5 Năm 2016
Sinh viên thực hiện
LƯU THỊ LINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Đỗ Thị Thạch Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Sinh viên thực hiện
LƯU THỊ LINH
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của khóa luận 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 MÔ TÍP BAN THƯỞNG TRONG TRUYỆN CỔ GRIM 6
1.1 Khái niệm mô típ và ban thưởng 6
1.1.1 Khái niệm mô típ 6
1.1.2 khái niệm ban thưởng 9
1.2 Nhân vật ban thưởng và được ban thưởng trong truyện cổ Grim 10
1.2.1 Nhân vật ban thưởng 11
1.2.2 Nhân vật được ban thưởng 15
1.3 Các môtíp ban thưởng trong truyện cổ Grim 20
1.3.1 Kết hôn và lên ngôi 21
1.3.2 Lấy lại trí nhớ và kết hôn 23
Trang 51.3.3 Ban thưởng báu vật thần kì 24
1.3.4 Ban thưởng của cải vật chất 26
1.3.5 Hóa thân và hoàn trả 28
1.4 Tiểu kết 30
CHƯƠNG 2 MÔTÍP TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM 33
2.1 Khái niệm trừng phạt 33
2.2 Nhân vật trừng phạt và bị trừng phạt trong truyện cổ Grim 34
2.2.1 Nhân vật trừng phạt 34
2.2.2 Nhân vật bị trừng phạt 37
2.3 Các môtíp trừng phạt trong truyện cổ Grim 42
2.3.1 Kết thúc bằng cái chết 43
2.3.2 Chiếm đoạt không thành công 45
2.3.3 Bắt chước không thành công 46
2.3.4 Hóa thân thành loài vật 48
2.3.5 Tước đoạt cuộc sống giàu sang 49
2.3.6 Bỏ đi biệt xứ không bao giờ trở về 51
2.4 Tiểu kết 53
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hai thế kỷ trôi qua, những câu chuyện cổ tích quen thuộc của hai anh
em nhà ngôn ngữ học người Đức Jacob và Wilhem đã làm lay động hàng triệu trái tim của những độc giả trên khắp thế giới
Truyện cổ Grim được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây 200 năm đã qua kể từ khi truyện cổ Grim lần đầu tiên được xuất bản (20/12/1812) và thật khó tưởng tượng tới nay đã có bao nhiêu thế hệ gắn bó với những câu chuyện tuyệt vời như thế này Mỗi câu chuyện mở ra cho ta bao điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ
Đặc biệt với môtíp thường thấy trong truyện cổ tích thì môtíp ban thưởng và trừng phạt trong truyện cổ Grim đã trao cho ta những bài học cuộc sống ý nghĩa Những con người tốt bụng, hiền lành như cô bé Lọ lem, nàng Bạch tuyết, sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, được kết hôn
và lên ngôi Còn những kẻ tham lam, độc ác như mụ vợ của ông lão đánh cá, hay các bà mẹ kế, mụ phù thủy độc ác thì sẽ bị trừng phạt trở về cuộc sống nghèo khổ hay nặng hơn là cái chết, đó chính là luật nhân quả cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác bị trừng trị:
“Ở hiền thì lại gặp lành
Ở ác gặp dữ tan tành ra tro”
Việc tìm hiểu môtíp ban thưởng và trừng phạt ở đây chính là đi sâu vào nghiên cứu phần kết thúc của truyện, để lý giải cái hay, cái đẹp của truyện từ
đó khám phá những quan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó
Đó là lý do vì sao tôi đã chọn đề tài “Môtíp ban thưởng và trường phạt trong truyện cổ Grim” cho khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 72 Lịch sử vấn đề
Truyện cổ Grim được góp nhặt từ rất nhiều các truyện cổ truyền miệng
được anh em Grimm chọn lọc một cách công phu Các câu chuyện được tạo dựng lại bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính sáng tạo của dân gian bằng cách xây dựng truyện giàu cá tính, giàu chất lãng mạn và phù hợp với trí óc hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ, nhưng cũng rất phù hợp với trí tuệ của nhân dân
Ảnh hưởng của Truyện cổ Grim rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây Kỉ niệm 200 năm ngày đầu tiên được xuất bản (20/12/1812), Truyện cổ Grim được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới và từng được dịch ra 160 thứ tiếng
Trong phần giới thiệu về tác giả và tác phẩm Truyện cổ Grim tác giả
Hữu Ngọc có nói: “gần hai thế kỷ sắp qua kể từ ngày tập Truyện cổ Grim ra đời, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào, mang lại cho mọi người một đạo lý nhân bản”.[8,5]
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ chúng tôi mới chỉ tiếp cận được với những tài liệu bằng Tiếng Việt, trong số những tài liệu Tiếng Việt mà chúng tôi bao quát được thì chúng tôi nhận thấy, cho đến nay ở Việt Nam đã có một
số công trình nghiên cứu về Truyện cổ Grim Tuy nhiên mới chỉ có rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này
Trong đó có bài báo Nghiên cứu truyện cổ Grim từ lý thuyết đến hiện
đại (đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học số 3 năm 2011) của tác giả Đào
Duy Hiệp Bài báo đã giúp chúng ta thấy được cấu trúc của truyện cổ Grim,
và cũng trong bài báo đó ông đã chọn truyện “Chim ưng thần” một trong những truyện thuộc môtíp ban thưởng để phân tích Trong truyện xuất hiện khá nhiều những nhân vật chính diện và phản diện, như nhân vật thần tiên tốt bụng đã giúp đỡ cho nhân vật chính diện dành được phần thưởng cuối cùng
Trang 8như người tí hon, nhân vật anh hùng quả cảm như người em út, anh đã không
sợ hiểm nguy vượt qua hết những thử thách và cuối cùng đã nhận được những phần thưởng xứng đáng đó là trở lên giàu có, được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua Trong truyện cũng có nói đến những con người tham lam, lười biếng như hai người anh và họ đều bị trừng phạt thích đáng
Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sĩ của Lê Bích Nguyệt với đề tài
“Thế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014)
Luận văn của thạc sĩ Lê Bích Nguyệt có đề cập đến Truyện cổ Grim ở khía cạnh thế giới nhân vật, trong đó tác giả cũng có nói đến những kiểu nhân vật ban thưởng và được ban thưởng, trừng phạt và bị trừng phạt như nhân vật con người hiền lành nhân hậu, anh hùng quả cảm, tham lam, độc ác, ích kỷ, nhỏ nhen và lười biếng Có cả những nhân vật thần tiên, loài vật tốt bụng luôn giúp đỡ và ban thưởng cho nhân vật chính diện và trừng phạt những nhân vật phản diện Qua việc tìm hiểu những kiểu nhân vật đó để nắm bắt rõ đặc điểm loại hình nhân vật, tính cách số phận của từng loại nhân vật, nhằm đến cái đích cuối cùng là rút ra bài học răn người, răn đời sâu sắc
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nhận xét, phân tích một vài tác phẩm tiêu biểu Vì vậy việc khai thác Truyện
cổ Grim ở khía cạnh môtíp ban thưởng và môtíp trừng phạt để thấy được nét đặc sắc cũng như giá trị giáo dục to lớn mà truyện mang lại cho chúng ta là việc làm cần thiết Tiếp nhận gợi ý từ những nghiên cứu trên, kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các truyện một cách có hệ thống, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp cận tác phẩm từ một góc độ mới
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 9Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu môtíp ban thưởng và môtíp trừng phạt trong Truyện cổ Grim để khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của truyện Đồng thời giúp người đọc có những kiến giải sâu hơn về truyện cổ Grim
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu môtíp ban thưởng và trừng phạt trong Truyện cổ Grim
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Qua khảo sát 121 truyện trong “Truyện cổ Grim” – Nhà xuất bản văn học – 2014 – do Minh Đức dịch Chúng tôi nhận thấy có 76 truyện xuất hiện môtíp ban thưởng và trừng phạt, vì vậy phạm vi nghiên cứu của khóa luận là
76 truyện này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu của chúng tôi nhằm thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về các loại nhân vật ban thưởng, được ban thưởng và nhân vật trừng phạt, bị trừng phạt
- Phân loại và mô tả các hình thức ban thưởng và trừng phạt
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại
Trang 10Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Môtíp ban thưởng trong truyện cổ Grim
Chương 2: Môtíp trừng phạt trong truyện cổ Grim
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MÔTÍP BAN THƯỞNG TRONG TRUYỆN CỔ GRIM
1.1 Khái niệm môtíp và ban thưởng
1.1.1 Khái niệm môtíp
Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến
Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore học người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki Theo ông, khái niệm môtíp được
hiểu là : “Những công thức trả lời cho các vấn đề mà giới tự nhiên đặt ra cho
con người từ thuở nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại”
[10,tr.159] Tiếp đó là công trình nghiên cứu type và motif thành công của S.Thompson (Standard Dictionnary of Folklore), A.Aarne (Verzerichnis cler
Marchebtypen), Stith ThomPson viết trong Standard Dicctionary Folklore đại
ý như sau: “Trong folklore, môtíp là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở
một kết quả của folklore có thể phân tích ra được Trong nghệ thuật dân gian
có môtíp của hình phác họa là những hình mẫu thường lặp lại hoặc kết hợp với những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn Lĩnh vực mà môtíp được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất là truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, ballad…”[1,tr 26]
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, môtíp “từ Hán
Việt là mẫu đề (Do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng việt, nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định,
Trang 12bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất
là trong văn học nghệ thuật dân gian” [3,tr.168]
Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Môtíp là các đơn vị cố định thể
hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [10,tr.159]
Như vậy có thể hiểu môtíp là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian nhằm thể hiện một tư tưởng một quan niệm nào đó của tác giả
Các định nghĩa về môtíp tuy được diễn đạt khác nhau nhưng đều làm nổi bật những đặc trưng chủ yếu của môtíp Môtíp là đơn vị có tính bền vững,
ổn định Môtíp là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị cố định trong tác phẩm Môtíp được hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài, được nhiều tác giả khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, nhiều cộng đồng khác nhau cùng sử dụng trong tác phẩm của mình Mà một yếu tố khi đã trở thành một kiểu dạng cố định thì tất nhiên nó mang tính bền vững Tính bền vững của môtíp không chỉ được thể hiện ở mặt hình thức mà còn được thể hiện ở ý nghĩa mà nó biểu đạt Mỗi môtíp trong quá trình hình thành chứa đựng những quan niệm văn hóa, thẩm mỹ nhất định của tác giả dân gian
Đặc trưng thứ hai của môtíp là tính lặp lại Một yếu tố một bộ phận trong kết cấu của tác phẩm chỉ được gọi là môtíp khi nó xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều sáng tác
Tuy nhiên không phải bất kỳ yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành môtíp Một yếu tố lặp đi lặp lại để trở thành môtíp phải có cái gì đó khắc sâu, gây ấn tượng làm cho người ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải có giá trị nghệ thuật nào đó, có hiệu quả thẩm mỹ nhất định nhằm truyền tải những nội dung
tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm
Trang 13Sự lặp lại của môtíp không phải là sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chứa quan niệm thẩm mỹ và triết lí nhân sinh Vì thế một đặc trưng quan trọng của môtíp là tính quan niệm Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa, biểu hiện một tư tưởng, một triết lí nào đó Do hình thành qua thời gian, không gian, những tầng quan niệm này tích hợp trong môtíp, khó nắm bắt, vì thế phải giải mã các lớp văn hóa đó
Tính bền vững, tính lặp lại và tính quan niệm của môtíp có mối quan hệ gắn bó với nhau Những yếu tố được xem là khuôn mẫu, công thức thì tất nhiên được dùng trong nhiều sáng tác, được nhiều thế hệ người sáng tác sử dụng từ đời này qua đời khác Vì vậy, nó sẽ có tính bền vững và đương nhiên những yếu tố đó phải mang quan niệm và dụng ý nghệ thuật của tác giả đó
Môtíp là khái niệm được sử dụng nhiều trong thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, ca dao…Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến
và là thành tố quan trọng trong kết cấu của truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc trong văn học dân gian, là một thể loại nghệ thuật đích thực Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác dựa trên hư cấu nghệ thuật có chủ tâm, thường có yếu tố kì ảo
Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt
nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động Đặc trưng cơ bản nhất của truyện cổ tích chính là hư cấu nghệ thuật, đưa yếu tố kì diệu vào để giải thích cho số phận của nhân vật
Trang 14Ta thấy rằng, cốt truyện cổ tích được tạo thành từ nhiều môtíp mà môtíp truyện cổ tích chính là những khuôn dạng có thể tháo rời, lắp ghép, nếu thay đổi môtíp hoặc trật tự sắp xếp chúng sẽ tạo ra những truyện cổ tích
1.1.2 khái niệm ban thưởng
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt “Thưởng” ở đây được hiểu là
cho tiền, hiện vật vv…để tỏ ý khen ngợi và khuyến khích vì đã có công, có việc làm tốt [7, tr.1009] Phần thưởng chỉ dành cho những con người có công lao
như bảo vệ tổ quốc…hay có những việc làm tốt đối với người khác mà thôi
Còn trong kết cấu truyện cổ tích phần thưởng thường dành cho nhân vật chính diện nằm ở cuối chặng đường đi tìm hạnh phúc Các môtíp ấy biểu hiện đa dạng nhưng thống nhất Mỗi khi vượt qua khó khăn hay thử thách thì nhân vật sẽ được trao thưởng, phần thưởng đấy có thể là báu vật thần kì để giúp nhân vật có thể giành được chiến thắng cuối cùng, như nhân vật người
lính trong truyện Ngọn đèn xanh sau khi đã phải chịu nhiều khổ cực cũng như
sự hãm hại của mụ phù thủy thì anh đã vô tình có được một báu vật, đó là chiếc đèn thần nó đã giúp cho người lính thoát chết và còn có được ngôi báu cũng như lấy được công chúa Cũng có khi phần thưởng là kết hôn và lên ngôi
vua có nhiều của cải vật chất như người thợ may trong truyện Người thợ may
khôn ngoan, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm của mình anh đã lấy được
nàng công chúa xinh đẹp và sống rất hạnh phúc bên nhau Hay đó có thể là sự ban tặng cho nhân vật những gì mà họ không có, chỉ mơ ước Dân gian thường ban tặng cho nhân vật lý tưởng sắc đẹp tuyệt đối, mang một diện mạo mới thường là trở lên xinh đẹp hơn, như trong truyện “Hans người nhím” sau khi làm những việc tốt, giúp vua tìm được đường ra khỏi rừng và trừng phạt những kẻ xấu thì Hans người nhím đã cưới được công chúa, không những thế còn rũ bỏ được hình hài xấu xí của mình để biến thành một chàng trai rất đẹp
đó chính là phần thưởng lớn nhất mà chàng xứng đáng có được
Trang 15Ở đây thưởng và trợ giúp đều có chung một ý nhĩa duy nhất đó là đem lại những điều tốt đẹp cho nhân vật để biến ước mơ thành hiện thực Trợ giúp
là giúp đỡ nhân vật vượt qua những khó khăn trước mắt và cuối cùng là ban thưởng cho họ những phần thưởng xứng đáng nhất Những con người xứng đáng nhận được sự trợ giúp và ban thưởng đều phải là những con người có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng…
Từ biểu hiện trên, chúng tôi quan niệm, thưởng trong cổ tích được hiểu
là ước mơ của dân gian đã được thỏa mãn và đó là sự hạnh phúc, niềm vui,
sự giàu sang phú quý, danh vọng và quyền lực…Tất cả dành cho những con
người có phẩm chất đạo đức, có cách ứng xử phù hợp với đạo lý làm người Phần thưởng dành cho nhân vật cũng đồng nghĩa với sự đền bù: đền bù cho những gian truân, tủi nhục mà nhân vật đã trải qua Đôi khi đó chính là trao trả lại những gì mà họ đáng được hưởng, những gì vốn là của họ Tất cả chính
là ước nguyện của nhân vật đã trở thành hiện thực Kết thúc theo chiều hướng lãng mạn của dân gian
1.2 Nhân vật ban thưởng và được ban thưởng trong truyện cổ Grim
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính tượng hình Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, về những vấn đề của cuộc sống, đồng thời thể hiện những hiểu biết, kì vọng về con người
Bản chất của nhân vật văn học là mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được cuộc sống qua những chủ thể nhất định mà chủ thể đó chính là nhân vật
Nhân vật văn học “Là hình tượng nghệ thuật về con người một trong những dấu hiệu của sự tồn tại toàn vẹn con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là các con vật, các loài cây, các
Trang 16sinh thể hoang tưởng, được gán cho đặc điểm giống như con người…”[5,tr.1254]
Trong cổ tích cũng vậy nhân vật là hình thức cơ bản để phản ánh hiện thực Hình thức ấy rất đa dạng, thể hiện những khía cạnh phong phú, phức tạp của đời sống Qua các nhân vật tác giả thể hiện ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn
1.2.1 Nhân vật ban thưởng
Trong thế giới cổ tích mọi việc diễn ra và kết thúc của những xung đột
mà nhân dân mong muốn như thế hoặc tin như thế đều là nhờ sự can thiệp của một loại nhân vật đặc biệt đó là nhân vật ban thưởng Những nhân vật này là những người thường trợ giúp hoặc trao phần thưởng cho nhân vật chính diện,
đó là hình ảnh bà tiên, hay những bà lão hiền hậu có phép màu, hoặc là những người tí hon, người lùn có phép thuật, có khi người ban thưởng lại là một nhà vua tốt bụng và còn xuất hiện cả những loài vật như chim, cá, thỏ…Những nhân vật này thường xuất hiện khi diễn biến câu chuyện đi vào bế tắc, và giúp
đỡ nhân vật chính diện vượt qua những khó khăn trước mắt, cuối cùng là trao cho họ những phần thưởng xứng đáng nhất
Trong truyện cổ Grim nhân vật ban thưởng xuất hiện khá nhiều và đa dạng đó là các kiểu nhân vật như con người, con vật hay thần tiên Dưới đây
là bảng thống kê số lượng các kiểu nhân vật ban thưởng xuất hiện trong truyện
Kiểu nhân vật ban
Trang 171.2.1.1 Thần tiên
Trong truyện cổ Grim nhân vật ban thưởng là thần tiên xuất hiện ở 12/34 truyện mà chúng tôi khảo sát được Rõ ràng đây là những nhân vật không có thật, mà chỉ có và tồn tại trong thế giới cổ tích mà thôi Tuy nhiên sáng tạo ra những nhân vật này trước hết là để thỏa mãn ước mơ của dân gian, một phần khác gắn liền với tín ngưỡng dân gian bản địa Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra khái niệm về truyện cổ tích thần kì như sau: “Truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu nhiên
có một vai trò rất quan trọng Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì”[3,tr 311] Những nhân vật này thường là những người lùn có phép thuật,
bà tiên hay người tí hon đây là những nhân vật thần tiên điển hình trong truyện cổ tích Các nhân vật này thường đứng về phía thiện, nhân danh công
lý và giúp nhân vật chính chiến thắng Như vậy lực lượng này trợ thủ cho nhân vật chính giành được phần thưởng cuối cùng
Bảy bà tiên trong truyện Nàng công chúa ngủ trong rừng là những bà
tiên hiền hậu Trong bữa tiệc mừng các bà niệm chú chúc mừng công chúa những điều kì lạ: “bà đầu chúc cho công chúa trở thành người xinh đẹp nhất trần gian, bà thứ hai chúc thông minh, bà thứ ba chúc làm việc gì cũng hoàn thành một cách xuất sắc… cứ như vậy chúc tất cả các điều có thể ước mơ được ở trần gian”
Hay nhân vật người lùn có phép thuật trong truyện Ba người lùn trong
rừng đã giúp đỡ cô gái hiền lành tốt bụng thực hiện được những điều dì ghẻ
yêu cầu và còn ban tặng cho cô những điều tốt đẹp:
“người thứ nhất nói:
Trang 18- Món quà của ta là nàng ấy sẽ càng ngày càng xinh đẹp hơn
Người thứ hai nói:
- Món quà của ta là vàng sẽ rơi từ miệng nàng ấy mỗi khi nàng ấy cất tiếng nói
Người thứ ba nói:
- Món quà của ta là một nhà vua sẽ đến và cưới nàng ấy làm vợ
Những nhân vật này thể hiện mong muốn, khát khao của nhân dân: thực hiện hành động vì chính nghĩa, thương kẻ yếu đuối, thiệt thòi, người làm việc tốt sẽ được đền đáp
đã mục nát, lung lay, sắp sụp đổ và ngay cả đến một tia hi vọng về sự thay đổi cũng không đủ sức quét sạch những thây ma độc hại của chế độ bị diệt vong” (Marx – Ăngghen: về văn học nghệ thuật – NXB Sự thật – Hà Nội – 1958, trang 193) Xuất phát từ điều kiện xã hội đó, anh em nhà Grimm chủ yếu viết
về giai cấp thống trị như vua quan, tầng lớp quý tộc và người dân lao động chân chất
Nhân vật nhà vua là một nhân vật xuất hiện khá nhiều, thường được gắn với những tính cách tham lam, độc ác, xa hoa vô độ, tuy nhiên trong truyện cổ Grim nhân vật nhà vua ở đây lại được xây dựng là một con người hết sức anh minh, tốt bụng, biết phân biệt tốt xấu Trong tổng số 12 truyện có nhân vật ban thưởng là con người thì có đến 6 truyện là nhà vua ban thưởng, qua đó thể hiện giấc mơ của nhân dân về một triều đại thịnh trị, về những
Trang 19người trị vì thiện lương Nhà vua thường ban thưởng cho người có công và trừng phạt kẻ có tội, như trong truyện “Anh lính và nhà vua” anh lính là một người dũng cảm, chính anh đã cứu sống nhà vua khỏi bọn cướp và còn cứu được cả tính mạng của những người dân vô tội, vì vậy nhà vua đã không để anh bị đói khổ hay nguy hiểm gì nữa, mà anh thích ăn gì cứ đến nhà bếp hoàng cung ăn thoải mái, không những vậy anh lính còn được nhà vua phong hàm tướng quân
Không chỉ có nhân vật nhà vua là người ban thưởng mà còn xuất hiện những nhân vật ban thưởng khác đó là những nàng công chúa tốt bụng, trong
truyện Công chúa và Hoàng tử, nàng công chúa út đã hết lần này đến lần khác
giúp đỡ cho Hoàng tử vượt qua những thử thách khó khăn mà nhà vua đưa ra
để chàng có thể cưới được công chúa, không những vậy còn giúp chàng lấy lại trí nhớ Hay người ban thưởng đó là người cha đỡ đầu trong truyện
Ferdinand trung thực, tuy anh cũng nghèo khó nhưng vẫn nhận đỡ đầu cho
con trai của một người cũng nghèo khó và còn tặng cho cậu bé một chiếc chìa khóa, mà đến năm mười bốn tuổi cậu bé cầm chiếc chìa khóa này ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài và chính lâu đài này sẽ là của cậu
Những con người nhân hậu này xuất hiện thể hiện ý nguyện của nhân dân về một sự công bằng trong xã hội, mong muốn cho một thế giới tốt lành
và hạnh phúc
1.2.1.3 Loài vật
Thế giới loài vật trong truyện cổ Grim vô cùng phong phú với nhiều chủng loại con vật khác nhau Chúng đều là những con vật nhỏ bé gần gũi với con người như kiến, vịt, ong , gấu, hay chim… Dưới ngòi bút của tác giả nét đặc sắc của các loài vật hiện lên rất sinh động muôn màu muôn vẻ, tác giả đã cho thấy thế giới loài vật chẳng khác gì thế giới con người Chúng cũng biết yêu thương, biết đúng sai, biết phân biệt tốt xấu
Trang 20Như những chú chim trong truyện “Cô bé lọ lem”, cứ mỗi khi cô bé lọ
lem gặp khó khăn và khóc thì những chú chim lại xuất hiện, đầu tiên là giúp
cô nhặt đậu để cô được đi dự hội, nhưng bà mẹ kế độc ác vẫn không cho cô đi
vì cô không có quần áo dạ hội đẹp Lọ lem ra mộ mẹ ngồi dưới gốc câu phỉ khóc nức nở:
Hãy rung đi, cây nhỏ của ta Cho vàng bạc rơi xuống với ta
Bỗng đâu có một con chim thả một bộ váy vàng và bạc xuống cho cô
và một đôi guốc làm bằng lụa và bạc được thêu rất tỉ mỉ Chính vì vậy mà Hoàng tử đã say đắm khi nhìn thấy cô
Và những ngày tiếp theo Lọ lem lại ra gốc cây phỉ chú chim lại tặng cho cô những bộ váy và giày guốc đẹp hơn những lần trước để cô đi dự tiệc
Và cũng chính nhờ đôi guốc bằng vàng mà chú chim tặng cho cô đi dự tiệc
mà Hoàng tử đã tìm được cô và đón cô về cung tổ chức đám cưới
Dưới lớp áo là những loài động vật nhưng hình ảnh của chúng lại hiện lên mang ý nghĩa sâu sắc, tuy là những con vật nhưng lại biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, đền ơn cho người đã giúp đỡ mình, hơn hẳn một số con người chỉ biết ích kỷ, nhỏ nhen sống cho bản thân mình mà thôi
Những nhân vật ban thưởng trên đã mang lại cho người đọc một niềm tin rằng cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, người tốt luôn ở xung quanh chúng ta giúp đỡ chúng ta, chỉ cần mỗi người hãy sống đúng với chuẩn mực của xã hội làm những điều thiện thì sẽ gặp được may mắn
1.2.2 Nhân vật được ban thưởng
Vì truyện cổ tích thể hiện niềm tin của dân gian về sự công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện cho nên nhân vật chính diện bao giờ cũng
là nhân vật cuối cùng được trao cho phần thưởng xứng đáng Những nhân vật được ban thưởng thường xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, tuy nhiên để có
Trang 21thể dành được những phần thưởng xứng đáng thì đó phải là những con người
có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng nhân hậu, hoặc những nhân vật đó phải trải qua khó khăn thử thách nhất định hay có địa vị thấp kém trong xã hội trong gia đình Trong truyện cổ Grim những nhân vật được ban thưởng xuất hiện khá nhiều và mỗi nhân vật lại gắn với những số phận và phẩm chất đạo đức khác nhau, dưới đây là bảng thống kê phân loại những kiểu nhân vật được ban thưởng và số lần xuất hiện trong mỗi truyện
Kiểu nhân vật được ban thưởng Số lượng Tỉ lệ phần trăm Nhân vật có phẩm chất đạo đức 24/49 49%
Nhân vật anh hùng quả cảm 16/49 32,6%
Nhân vật có địa vị thấp kém 9/49 18,4%
1.2.2.1 Nhân vật có phẩm chất đạo đức
Đây đều là những nhân vật tốt bụng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác,
có tấm lòng nhân hậu, hiền lành chăm chỉ vì vậy cuối cùng họ đều nhận được những phần thưởng xứng đáng thuộc về mình
Như hai chị em Bạch Tuyết và Hồng Hoa trong truyện Bạch Tuyết và
Hồng Hoa hai cô bé rất ngoan ngoãn, chăm làm, trần gian thực hiếm có Bạch
Tuyết dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa, Hồng Hoa hay chạy nhảy ngoài đồng, hái hoa, bắt bướm Hai chị em yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau…hai chị em thường vào rừng hái quả dại, thú rừng thân mật đến với hai chị em, không đụng chạm đến hai chị em Bạch Tuyết và Hồng Hoa còn tốt bụng đã cứu giúp chú Gấu khi trời lạnh cho chú ở nhờ trong nhà và sưởi ấm Hai cô bé còn tốt bụng cứu giúp thằng lùn ở trong rừng rất nhiều lần mặc dù lần nào cứu xong hắn cũng mắng chửi hai em nhưng hai em không quan tâm, hai chị em gặp lại chú gấu mà mình từng cứu thì ra đó là một vị Hoàng Tử bị phù phép, chính vì lòng tốt bụng của hai chị em mà cuối cùng hai người được
Trang 22hưởng cuộc sống hạnh phúc Bạch Tuyết thì lấy Hoàng tử còn Hồng Hoa thì lấy em Hoàng tử bốn người cùng với mẹ già sống yên vui bên con cháu, đó chính là phần thưởng mà hai chị em xứng đáng nhận được
Nhân vật cô con gái út của bác tiều phu nghèo trong truyện Ngôi nhà
trong rừng cũng là một cô gái hiền lành nhân hậu Khi đem thức ăn cho cha
cô bị lạc vào một ngôi nhà trong rừng, cô rất lo lắng “cô lo bố đói, lo không
về thì mẹ sẽ than vãn” Khi xin phép ông cụ râu bạc chủ nhà cho ngủ nhờ một đêm cô bé đã không quên chăm sóc mấy con vật trong nhà, cô nghĩ “mình no
mà để mấy con vật khôn ngoan kia nhịn, liệu có đành lòng không? Ngoài đấy thiếu gì thức ăn, phải cho chúng ăn no cái đã Cô đi lấy lúa mạch rắc cho hai con gà và bê vào cho bò cả một ôm rơm ngát mùi thơm Cô trìu mến nói với mấy con vật
- Chúc các bạn ăn ngon nhé Nếu khát tôi sẽ lại đi kiếm nước mát cho
mà uống
Cho mấy con vật ăn uống no rồi, cô bé mới lại ngồi vào bàn ăn nốt những thức ăn ông cụ còn bỏ thừa lại sau đó cô bé trèo lên gác, giũ gối, trải khăn đâu đấy, chờ cho ông cụ đi nằm, rồi cô mới đi ngủ”
Cô bé thật nhân hậu, đáng yêu, cô biết yêu thương loài vật, lễ phép với người già vì vậy hạnh phúc đã đến với cô “sáng ngày hôm sau, cô tỉnh dậy trong ánh nắng tươi sáng và…lạ chưa! Cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng lớn, quang cảnh chung quanh vô cùng lộng lẫy Tường bọc toàn bằng lụa màu lá cây, làm nền cho những cụm hoa bằng vàng thật Cạnh giường có một cái ghế trên xếp một đôi hài thêu có điểm ngọc” và ông già tóc bạc chính
là hoàng tử bị phù phép “phép yêu ấy chỉ được giải khi nào có một người con gái tốt bụng tới đây, không chỉ biết yêu thương người mà biết thương cả súc vật”
Trang 23Người tốt luôn gặp điều thiện đó là môtíp kết thúc câu chuyện thường thấy trong truyện cổ dân gian, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người hiền hậu, nhân ái
1.2.2.2 Nhân vật anh hùng quả cảm
Trong truyện cổ Grim nhân vật anh hùng quả cảm xuất hiện cũng khá nhiều ở 16/49 truyện mà chúng tôi khảo sát được Những nhân vật này là những con người dũng cảm không quản ngại khó khăn, gian khổ hay thậm chí những việc nguy hiểm đến tính mạng để giúp đỡ người khác Đó thường là các chàng Hoàng tử dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu công chúa, những anh lính gan dạ không chỉ trong thời chiến mà còn cả trong thời bình họ cũng không quản ngại khó khăn giúp đỡ người khác Chính vì vậy mà đến cuối cùng họ đã nhận được những phần thưởng xứng đáng với công sức mình bỏ
ra
Chàng hoàng tử gan dạ dũng cảm trong truyện Chàng hoàng tử gan dạ
chàng không thích ở trong cung điện với vua cha vì chàng chẳng sợ bất cứ cái
gì “Chàng nghĩ: Ta phải đi khắp thế giới rộng lớn này Khi đó ta sẽ không còn thấy thời gian trôi chậm chạp nữa và có thể thấy hết những chuyện kỳ thú trên đời” Chàng đã giúp đỡ người khổng lồ lấy được quả táo trên cây trường sinh mặc dù “cái cây đó trồng trong một khu vườn có lan can sắt bao quanh, những con sư tử to lớn nằm ngoài lan can canh giữ khu vườn, con này nối đuôi con kia, không cho bất kì ai vào cả” Rồi hoàng tử còn giải cứu cho cô gái và cả lâu đài bị phù phép
Hoàng tử hỏi:
- Ta phải làm thế nào?
- Chàng phải ở trong lâu đài bị phù phép này ba đêm, nhưng chàng không được sợ hãi dù chỉ một chút Nếu bọn chúng hành hạ chàng có tàn
Trang 24khốc đến mấy, chàng cũng phải chịu đựng, không được kêu một tiếng Chỉ bằng cách đó, tôi mới được giải thoát
Hoàng tử đáp:
- Tôi không hề sợ đã có thượng đế che chở cho tôi, tôi sẽ thử xem sao Nói rồi, hoàng tử điềm nhiên bước vào trong lâu đài và chàng hoàng tử dũng cảm đã ở trong đó ba đêm, chàng bị bọn quỷ hành hạ, đánh đập cào xé tay chân nhưng hoàng tử chịu đựng được hết không hề kêu tiếng nào
Tòa lâu đài được giải thoát khỏi sự phù phép, hóa ra cô gái đó chính là một nàng công chúa Hoàng tử và công chúa ngồi bên nhau cùng ăn uống, buổi tối họ tổ chức một đám cưới ngập tràn hạnh phúc Đây chính là phần thưởng cho lòng dũng cảm của Hoàng tử
Hay đó còn là người lính trong truyện Đôi giày ủng da trâu anh không
sợ nguy hiểm, đã bắt được bọn cướp và cứu sống được nhà vua vì vậy anh ta
đã được nhà vua ban thưởng cho một cuộc sống no đủ không bao giờ phải chịu khổ cực nữa Đó là phần thưởng xứng đáng giành cho anh, vì ở đây mỗi nhân vật lại giúp đỡ người khác ở mức độ khác nhau hay ước mơ của họ là khác nhau vì vậy phần thưởng dành cho mỗi người là khác nhau xứng đáng với những gì mà họ mong muốn
Hai anh em mồ côi mẹ trong truyện Anh trai và em gái phải sống với
người mẹ kế độc ác “mẹ kế ngày nào cũng đánh đập chúng mình, nếu đến gần
Trang 25thì thể nào bà ta cũng lấy chân đạp chúng mình thẳng cẳng Bữa ăn thì chỉ có bánh mỳ khô cứng nhắc để mấy ngày liền” Hai anh em không chịu được sự hành hạ của người mẹ kế đã bỏ nhà đi nhưng mẹ kế là một mụ phù thủy độc
ác mụ biết hai đứa trẻ bỏ đi vì vậy đã phù phép biến người anh thành con hoẵng, mụ cứ nghĩ người em đã bị thú giữ ăn thịt còn người anh thì đã bị thợ săn bắn chết vì tưởng là con hoẵng thật Nhưng một hôm nhà vua đi săn đã tình cờ gặp người em, một cô gái xinh đẹp hơn bất kỳ người con gái nào mà ngài từng gặp, vua đã đón cả hai về hoàng cung Cô trở thành hoàng hậu và sinh hạ được một hoàng tử
Còn hai mẹ con mụ phù thủy độc ác thì bị trừng trị thích đáng, người con bị đưa vào rừng sâu cho thú giữ ăn thịt, còn mụ phù thủy thì bị ném vào lửa chết trong đau đớn Sau khi mụ phù thủy chết người anh đã được trở lại hình dáng ban đầu và hai anh em sống bên nhau hạnh phúc suốt đời
Hay cô gái mồ côi trong truyện Suốt, thoi và kim cô đã phải làm việc rất
chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ để có thể kiếm sống qua ngày nhờ vào nghề kéo sợi, chính vì vậy cô đã gặp được chàng Hoàng tử và được chàng
vô cùng yêu quý nên đã đón cô về cung và cưới làm vợ, từ đây cô không còn phải sống trong cảnh nghèo khó nữa
Những phần thưởng trên chính là ước mơ của những con người thấp cổ
bé họng trong xã hội Họ luôn mơ ước về một tương lai tươi sáng, những con người đó luôn phải chịu phần thua thiệt, chịu sự bất công, chính vì vậy họ mong muốn cuộc sống mình đổi thay để có thể vượt ra cảnh nghèo khó, không còn phải chịu sự đàn áp của những kẻ xấu xa nữa
1.3 Các môtíp ban thưởng trong truyện cổ Grim
Truyện cổ tích được xây dựng là để thỏa mãn ước mơ của nhân dân, vì vậy phần thưởng giành cho những nhân vật chính diện sau mỗi chặng đường
là không thể thiếu, nhưng ở mỗi dân tộc lại có những cách thức ban thưởng
Trang 26khác nhau phù hợp với nền văn hóa cũng như là tín ngưỡng của dân tộc mình Truyện cổ Grim cũng vậy, anh em nhà ngôn ngữ học người Đức đã xây dựng lên những môtíp ban thưởng khác nhau, có nhiều môtíp quen thuộc nhưng cũng có những môtíp còn mới lạ ít xuất hiện, nó thể hiện một sự độc đáo khác
lạ của cuốn truyện khiến người đọc càng muốn khám phá Dưới đây là bảng thống kê, phân loại những môtíp ban thưởng và số lượng môtíp xuất hiện trong truyện
Dạng môtip ban thưởng trong truyện cổ
Grim
Số lượng Tỉ lệ phần
trăm Kết hôn và lên ngôi 19/49 38,8% Lấy lại trí nhớ và kết hôn 5/49 10,2% Ban thưởng báu vật thần kì 7/49 14,3% Ban thưởng của cải và trở lên giàu có 8/49 16.3% Hóa thân và hoàn trả 10/49 20,4%
1.3.1 Kết hôn và lên ngôi
Đến tuổi trưởng thành ước mơ lấy vợ lấy chồng, có được hạnh phúc lứa đôi êm ấm là khát khao muôn đời của con người và ước mơ này đã được gửi gắm qua truyện cổ tích Trong truyện cổ Grim môtíp kết hôn và lên ngôi xuất hiện khá nhiều chiếm 19/49 truyện, đó là những cuộc hôn nhân giữa những người khác nhau về địa vị, thân phận Sở dĩ có những cuộc hôn nhân giữa những con người khác nhau về thân phận, địa vị là bởi tác giả muốn khẳng định quyền được yêu được hạnh phúc của mỗi con người
Môtíp này được tổ chức bởi một chuỗi những hành động và sự kiện có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong dạng môtíp này xảy ra hai trường hợp, nếu kết thúc nhân vật chính kết hôn với công chúa và lên ngôi thì đó thường
là những chàng trai thông minh, dũng cảm nhưng lại nghèo khó, hoặc cũng có
Trang 27thể là một chàng hoàng tử gan dạ Họ không sợ nguy hiểm khó khăn, diệt trừ yêu ma, phép thuật để cứu nàng công chúa, hoặc giải cứu lâu đài của nàng khỏi bị phù phép và phần thưởng cuối cùng đó chính là lấy được nàng công chúa và có được ngôi báu Chàng thợ săn thông minh, dũng cảm trong truyện
chàng thợ săn tài giỏi đã giết chết được ba tên khổng lồ giúp công chúa thoát
khỏi nguy hiểm, và phần thưởng cho người có công chính là trở thành phò
mã Tên Đại úy đã mạo nhận công lao về mình, nhưng bằng sự thông minh nhanh nhẹn chàng thợ săn đã chứng minh được mình chính là người cứu công chúa, vì trước khi đi chàng đã cắt lưỡi của ba tên khổng lồ và mang đi chiếc hài, thanh kiếm có khắc tên nhà Vua Vì vậy mà Công chúa đã nhận ra chàng, hai người kết hôn với nhau và sau khi nhà Vua mất thì Phò Mã nối ngôi trở thành đức Vua Đó chính là phần thưởng xứng đáng chỉ giành cho những người có lòng dũng cảm và thông minh
Còn nếu kết thúc nhân vật chính kết hôn với Hoàng Tử hoặc nhà Vua thì đó thường là những cô gái có số phận bất hạnh, nghèo khó nhưng lại xinh đẹp và có một tấm lòng nhân hậu, chính vì vậy mà khi gặp ngay từ lần đầu tiên nhà Vua hay Hoàng Tử đã đem lòng yêu rồi cưới cô gái đó làm vợ và trở
thành Hoàng Hậu Trong truyện Suốt, thoi và kim, cô gái mồ côi cả cha lẫn
mẹ, được bà cụ sống một mình nhận về nuôi và truyền cho cô nghề kéo sợi, dệt vải, may vá khi bà mất cô sống một mình, rất chăm chỉ và khéo tay Nhờ
sự giản dị nhưng lại thanh nhã cao sang như bông hồng đứng giữa bụi gai hoang dại mà Hoàng Tử khi nhìn thấy đã phải nói rằng “Nàng đúng là cô gái nghèo nhất, nhưng cũng chính là cô gái giàu nhất”, Hoàng Tử đã đón cô về cung để ra mắt Vua và Hoàng Hậu, và một đám cưới được tổ chức linh đình vui vẻ Đây chính là phần thưởng cho sự chăm chỉ của cô gái nghèo khó
Những phần thưởng như Vương Quốc, Công Chúa hay Hoàng Tử thực
ra chỉ là những vật tượng trưng cho sự ham muốn Nhưng ở đây ta bắt gặp ý
Trang 28nghĩa triết lí của dân gian ở khắp mọi nơi, đó là mọi sự kiếm được trên đời đều không dễ dàng và nhất là phải trung thực mới mong giữ được
1.3.2 Lấy lại trí nhớ và kết hôn
Môtíp lấy lại trí nhớ và kết hôn là một môtíp mới, còn xuất hiện khá ít trong truyện cổ tích Ở đây truyện cổ Grim đã xây dựng và sáng tạo dạng môtíp này dựa trên những câu chuyện dân gian, truyện cổ tích đã cũ để cho ra đời những câu chuyện mới lạ Về hình thức thì dạng môtíp này cũng có mở
đầu và kết thúc không khác gì so với dạng môtíp kết hôn và lên ngôi, nhân vật
chính cũng là một chàng trai dũng cảm không sợ hiểm nguy để cứu cô gái và kết thúc họ được sống hạnh phúc bên nhau Tuy nhiên ở dạng môtíp này có một điểm khác biệt, đó là sau khi nhân vật trải qua hết mọi thử thách kiếp nạn tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc tốt đẹp ở đó, nhưng nó lại mở ra một cánh cửa mới đưa nhân vật vào những tình huống mới làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn hơn Nhân vật chàng trai sau khi trải qua hết thử thách và có được tình yêu của cô gái thì lại mất đi trí nhớ về cô và những gì mà họ đã từng trải qua cùng nhau, và chính cô gái lúc này bằng tình yêu của mình cùng với sự giúp đỡ của những báu vật khác như quả Hồ Đào hay chiếc nhẫn thần
sẽ làm cho chàng trai nhớ lại, sau đó thì họ mới nhận được hạnh phúc cuối cùng
Trong truyện Cuộc phiêu lưu kì lạ của Hoàng Tử chàng Hoàng Tử đã
phải trải qua rất nhiều thử thách của nhà Vua Đầu tiên là phải ở phòng của ba công chúa ba đêm không được ngủ nếu ngủ sẽ bị chặt đầu, tiếp theo là phải chặt hết cây trong rừng và xếp chúng gọn gàng trong ba tiếng đồng hồ, nhưng nhà Vua vẫn chưa bằng lòng gả công chúa cho chàng mà vẫn tiếp tục thử thách chàng, bắt chàng trong sáu tiếng dùng chiếc xẻng bằng pha lê xúc cạn
hồ nước và bắt hết cá lên bờ Rồi còn phải chặt sạch các bụi gai trên núi sau
đó xây một cung điện nguy nga mà phải làm xong mọi việc trước 6 giờ tối
Trang 29Nhờ có sự giúp đỡ của công chúa út mà Hoàng Tử đã vượt qua được hết các thử thách, nhưng nhà Vua vẫn không chịu gả công chúa út cho chàng mà lại lấy lý do là hai công chúa lớn chưa gả nên không thể gả công chúa út được Hai người rất thất vọng và quyết định bỏ trốn cùng nhau, sau bao vất vả gian nan cuối cùng cũng đến được lâu đài của Hoàng Tử, tưởng rằng hai người sẽ
có kết thúc tốt đẹp và cuộc sống hạnh phúc từ đó Nhưng lại có một biến cố khác xảy đến khi Hoàng Tử vào cung, Hoàng Hậu tiến lại hôn vào chán chàng, Hoàng Tử lập tức quên hết mọi chuyện xảy ra giữa hai người Công chúa vẫn đứng ngoài cổng đợi chàng nhưng không thấy chàng ra và sau đó còn nghe tin chàng sắp kết hôn với một người con gái khác, nàng đã rất đau buồn nhưng rồi Công chúa vẫn quyết định đi dự lễ cưới của Hoàng Tử, và bằng tình yêu của mình đối với Hoàng Tử cũng như nhờ có ba quả Hồ Đào thần kì mà Hoàng Hậu cho nàng trước khi từ biệt, đã giúp Công chúa lấy lại trí nhớ cho Hoàng Tử và hai người dắt tay nhau đến nhà thờ làm lễ cưới Đây mới là phần thưởng cuối cùng và xứng đáng với những khó khăn mà họ đã phải trải qua
Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các truyện của dạng môtíp này anh em nhà Grim đều để cho nhân vật chàng trai mất đi trí nhớ mà không phải
là cô gái Bởi vì trước đó đều là chàng trai phải vượt qua thử thách khó khăn, nguy hiểm mới yêu được cô gái, bởi vậy để cho cô gái cũng chứng minh tình yêu và sự chung thủy của mình với chàng trai tác giả cũng để cho cô gái phải vượt qua những khó khăn, gian khổ Khi cả hai cùng vượt qua được hết những khó khăn thì họ sẽ được hạnh phúc bên nhau mãi mãi, và tình yêu của họ là tình yêu vĩnh cửu không gì có thể chia cắt được Đó chính là kết thúc tốt đẹp nhất mà mỗi người trong cuộc sống đều mong muốn có được
1.3.3 Ban thưởng báu vật thần kì
Trang 30Báu vật thần kì là một công cụ có khả năng kì lạ, mang lại sức mạnh để con người chiến thắng Nó là phần thưởng giành cho những con người tốt bụng, chăm chỉ Báu vật thần kì có khi xuất hiện ngay ở đầu truyện để trợ giúp cho nhân vật chính vượt qua khó khăn, có khi nó lại xuất hiện ở cuối truyện trở thành phần thưởng quý giá và xứng đáng với sự khó khăn của nhân vật chính đã phải trải qua
Báu vật thần kì có thể là một loại cây thần kì, trong truyện Rau Lừa cây
rau thần kì đã giúp cho người thợ săn không những lấy lại được những gì mình đã mất, mà còn biến những kẻ tham lam, độc ác thành con Lừa Mụ phù thủy độc ác già yếu nên đã bị chết, còn cô con gái và cô hầu thì được chàng thợ săn cho hiện lại nguyên hình và kết hôn cùng chàng, hai người sống với nhau sung sướng hạnh phúc cho đến trọn đời
Có khi báu vật thần kì còn là đồ vật thần kì, gắn bó với cuộc sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người Như chiếc khăn tay có thể
chữa lành được vết thương trong truyện Con quỷ nhốt trong lọ đã giúp anh học trò nghèo có được tiền để đi học, và trở thành thầy thuốc lừng danh Hay nồi cháo thần kì trong truyện Nồi cháo đường mà cô gái nhà nghèo, nhưng nết
na đã được bà cụ già tặng cho, chỉ cần nói “Nồi ơi, nấu đi” là tức thì nó nấu cho một nồi cháo đường ngon lành, và nếu muốn ngừng lại chỉ cần nói “Nồi
ơi hãy ngưng” Từ đó cô bé không sợ đói nữa, cô còn chia cho tất cả mọi người cùng ăn
Môtíp báu vật thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động hằng ngày của con người, phản ánh đời sống tâm linh vô cùng sinh động và phong phú của họ Những phương tiện thần kì ấy vừa có thể là phương tiện để họ sinh sống, vừa là phần thưởng để họ đạt được ước mơ cháy bỏng của mình Vừa là phần thưởng để họ chia sẻ buồn vui
Trang 31trong cuộc sống nghèo nàn, khốn khó của mình, vừa là công cụ đắc lực giúp
họ chiến thắng
Như vậy, môtíp Ban thưởng báu vật thần kì ít nhiều phản ánh quan
niệm thần bí của người xưa đối với mọi vật xung quanh mình, chúng đều có linh hồn Nó phản ánh ước mơ của người xưa là có đủ sức mạnh và có những phương tiện kì diệu để giành quyền sống và hạnh phúc chính đáng của mình
1.3.4 Ban thưởng của cải vật chất
Có thể nói trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu dân tộc, và bao nhiêu con người là có bằng ấy ước mơ, bằng ấy khát vọng Mỗi một ước
mơ mỗi một khát vọng đều xuất phát từ những hoàn cảnh riêng, nhưng dường như ước mơ về sự giàu sang, phú quý, thịnh vượng luôn là mục tiêu chung của con người Nhưng bản thân lại không thể có được nó ở cuộc sống thực tại,
vì vậy họ đã gửi gắm ước mơ của mình vào thế giới cổ tích
Xem xét sự diễn hóa môtíp Ban thưởng có thể nhận ra sự vận động của
nó trong tiến trình thể loại, từ thần thoại đến truyện cổ tích ước mơ của con người có sự thay đổi Trong truyện cổ tích sự phân hóa giàu nghèo khiến người ta mơ về một cuộc sống giàu sang, vàng bạc trở thành thước đo cho đời sống vật chất phong phú của con người Vì vậy anh em nhà Grim đã mô hình hóa ước mơ đó của dân gian vào trong sáng tác của mình và xây dựng lên
dạng môtip Ban thưởng của cải vật chất Sự khác biệt của hình thức ban
thưởng này trong môtíp ban thưởng đó là những nhân vật được tặng thưởng không phải là những nhân vật có địa vị, giàu có trong xã hội như Vua, Hoàng
Tử, Hay công chúa mà đó là những con người bình thường như anh nông dân nghèo, anh lính, hay chàng thợ may… họ là đại diện cho những con người có địa vị thấp kém trong xã hội, không có tiền bạc hay của cải tài sản gì quý báu,
họ đều là những người tốt bụng cần cù chịu khó, vì vậy phần thưởng này chính là mơ ước của họ và nó rất xứng đáng với họ
Trang 32Cũng như các dạng môtíp ban thưởng khác nhân vật đều phải trải qua khó khăn, thử thách mới có được phần thưởng cuối cùng Thử thách đặt ra cho nhân vật càng gay cấn bao nhiêu thì tặng thưởng mà nhân vật gặt hái được càng lớn bấy nhiêu
Người lính trong truyện Đôi giày ủng da trâu, sau khi đã già yếu bác ta
bị thải hồi và cũng không học được nghề gì nên không kiếm được tiền đành đi lang thang ăn xin, trên vai bác khoác chiếc áo đi mưa, chân bác đi đôi giày ủng kỵ mã bằng da trâu tất cả của cải chỉ còn lại có thế Một hôm bác đi vào trong rừng vô tình gặp một người thợ săn cả hai cùng bị lạc, họ tới gõ cửa một nhà ở nhờ nhưng không may nhà đó lại là của bọn cướp, nếu biết chúng sẽ giết chết Nhưng bụng đang đói bác ta không nhịn được đành ra xin ăn, bọn chúng dọa giết nhưng bằng sự thông minh và tài lạ của mình bác đã khiến cho bọn cướp ngồi đơ ra như tượng đá, bác gọi người thợ săn ra ăn uống no say sau đó mới đi về gọi bạn bè của mình đi bắt cướp Sau khi bắt được bọn cướp bác cũng không hề đi nhận công, nhưng bác không thể ngờ rằng người thợ săn đi cùng mình lại là nhà Vua Chính vì có công cứu được nhà Vua và bắt được bọn cướp bác được trọng thưởng “ngươi sẽ không phải chịu cơ cực nữa,
ta nhất định chăm sóc ngươi, khi nào thèm ăn một bữa thịt quay như ở nhà bọn cướp thì cứ việc đến bếp Hoàng Gia”, đó chính là phần thưởng mà bác
mơ ước có được ngay lúc này, nó xứng đáng với những gì mà bác đã bỏ ra
Hay như trong truyện Gã thợ xay nghèo khó, chú Hans đã phải trải qua
khó khăn vất vả trong bảy năm, hầu hạ trung thành con mèo để có được một con ngựa đẹp tuyệt trần mang về cho thầy Ngày nào chú cũng phải chẻ củi, rồi cắt cỏ bằng rìu, bảy năm cũng trôi qua nhưng con mèo lại chưa cho chú ngựa mà bảo chú cứ trở về nhà ba hôm nữa sẽ mang ngựa đến Chú trở về nhà xay sau bảy năm với một bộ quần áo rách rưới và không mang được con ngựa nào về, chú bị mọi người chê bai rồi còn không cho ngủ trong nhà mà phải
Trang 33ngủ ngoài chuồng ngỗng Nhưng ba ngày sau có một cỗ xe ngựa chạy tới con nào cũng choáng lộn, có một người hầu mang cho chú một con ngựa, và từ trên đó nàng công chúa đẹp tuyệt trần bước xuống, đó chính là con mèo mà chú đã hầu hạ bảy năm Nàng dắt chú Hans trung hậu lên xe và đến ngôi nhà nhỏ mà chú xây dựng, giờ nó đã biến thành một tòa lâu đài nguy nga, đồ đạc đều bằng bạc Hai người lấy nhau và chú Hans trở nên giàu có, tiền của suốt đời không tiêu hết Đây chính là phần thưởng xứng đáng cho lòng trung hậu cũng như là những khó khăn vất vả mà chú Hans đã phải trải qua trong bảy năm
1.3.5 Hóa thân và hoàn trả
Theo từ nguyên “Hóa” nghĩa là “thay đổi thành cái khác”, hóa thân là
“biến hóa của thần thánh thành người hay thành vật khác”
Sự hóa thân theo nghĩa trên giống sự biến hóa trong thần thoại Nhân vật trong thần thoại có khả năng biến hóa từ dạng này sang dạng khác: Thần biến hóa thành người trần, thành con vật, cây cối…và từ các dạng đó lại biến hóa trở lại thành Thần Tuy nhiên trong truyện cổ tích sự hóa thân lại khác với thần thoại, nhân vật biến hóa từ người sang các dạng khác không bắt nguồn từ năng lực siêu nhiên tự thân của nhân vật mà là kết quả nhân vật nhận lấy từ một tác nhân bên ngoài Sự hóa thân này là một dạng, một hình thức cụ thể của yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích
Trong truyện cổ Grim, sự hóa thân của nhân vật có thể xuất hiện ở đầu hoặc ở giữa truyện Hoàng Tử bị phù phép biến thành Ếch (Hoàng Tử ếch), hay biến thành Thiên Nga (sáu con thiên nga) Môtíp này nằm trong chức năng sự gây hại của nhân vật ác đối với nhân vật chính trong truyện, mở đầu hoặc nằm trong quá trình phiêu lưu của nhân vật chính trải qua nhiều thử thách trong quan hệ với nhân vật đối thủ trước khi đi đến một kết thúc có hậu