1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số tác phẩm truyện hiện đại việt nam lớp 9

23 3,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Mục đích của giải pháp - Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một vài biện pháp đổi mới phương pháp dạyhọc và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục Vìthế đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn vẫn đang là một vấn đề quan trọng góp phầnvào đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam Dạy học các truyện hiện đại ViệtNam - Ngữ văn lớp 9 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Từ các tác phẩmtruyện (đoạn trích) học sinh sẽ có những ngữ liệu để khai thác những kiến thức thuộcphân môn: Tiếng Việt và Tập Làm Văn Đồng thời nắm vững về tác phẩm truyện hiện đạiViệt Nam theo định hướng phát triển năng lực là các em đã có một lượng kiến thức, kỹnăng tương đối để phục vụ tốt cho kì thi tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông, làm tiền

đề cho bậc học tiếp theo

Trang 2

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3 2.1 Mục đích của giải pháp

- Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một vài biện pháp đổi mới phương pháp dạyhọc và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để gópphần hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là: + Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực hợp tác;

+ Năng lực tự quản bản thân;

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt;

+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ

- Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của ngườihọc là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân;

+ Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

3.2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng

- Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vậndụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lựcgiải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vaitrò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức;

- Thực hiện quan điểm giáo dục hướng đến người học, đánh giá kết quả giáo dụcphải hướng tới việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng được học trong nhàtrường vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng lẻ Do

Trang 3

cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triểnnăng lực của người học để vận dụng vào việc dạy – học một số tác phẩm truyện hiện đạiViệt Nam - lớp 9;

2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long Tiết 66, 67

3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Tiết 71, 72

4 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê Tiết 141, 142

Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy truyện có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộngrãi hơn cho những năm sau.

3.2.3 Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp

3.2.3.1 Khái niệm năng lực:

Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa Trong bối cảnh phát triển

chương trình giáo dục phổ thông, “Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ

chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng

hiệu qủa một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” (Theo quan

niệm trong chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada);

Như vậy, nếu chỉ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ, học sinh đó chưa được coi

là có năng lực Cả ba yếu tố này phải trải qua hoạt động, rèn luyện, trải nghiệm cá nhânmới phát triển thành năng lực Nói chung, năng lực là sự tổng hoà các kiến thức, kỹ năng,thái độ, tình cảm… mang tính ứng dụng cao Định hướng chương trình giáo dục phổthông sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh ViệtNam cần phải có như:

– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:

+ Năng lực tự học;

+ Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực sáng tạo;

+ Năng lực quản lí bản thân

– Năng lực xã hội, bao gồm:

Trang 4

+ Năng lực giao tiếp;

+ Năng lực hợp tác

– Năng lực công cụ, bao gồm:

+ Năng lực tính toán;

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)

Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả nhữngyếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết cácvấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống;

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng pháttriển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuốicùng” của quá trình dạy học là kết quả học tập của HS;

Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chươngtrình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực:

Chương trình định hướng nội

dung Chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu

giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô tả

không chi tiết và không nhất thiết

phải quan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chitiết và có thể quan sát, đánh giá được; thểhiện được mức độ tiến bộ của HS mộtcách liên tục

Nội dung

giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào

các khoa học chuyên môn, không

gắn với các tình huống thực tiễn

Nội dung được quy định chi tiết

trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt đượckết quả đầu ra đã quy định, gắn với cáctình huống thực tiễn Chương trình chỉquy định những nội dung chính, khôngquy định chi tiết

Phương

pháp dạy

học

GV là người truyền thụ tri thức, là

trung tâm của quá trình dạy học

HS tiếp thu thụ động những tri

thức được quy định sẵn

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS

tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chútrọng sự phát triển khả năng giải quyếtvấn đề, khả năng giao tiếp,…;

- Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực

Trang 5

Hình thức

dạy học Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớphọc

Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ýcác hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và học

Đánh giá

kết quả học

tập của HS

Tiêu chí đánh giá được xây dựng

chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái

hiện nội dung đã học

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,

có tính đến sự tiến bộ trong quá trình họctập, chú trọng khả năng vận dụng trongcác tình huống thực tiễn

3.2.3.2 Các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn:

3.2.3.2.1 Dạy học đọc – hiểu:

- Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương phápdạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản Vậy thế nào là dạy học đọc hiểu? Dạy họcđọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên

về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận,khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho họcsinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân Hoạt động đọc –hiểu cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giaiđoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo Khi hìnhthành năng lực đọc – hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm

mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy Năng lực đọc – hiểu còn là sự tích hợpkiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệm sống của học sinh;

- Quan niệm và phương pháp dạy đọc – hiểu khá tương đồng với cách tiếp cận đọc –hiểu của PISA Nhưng dạy đọc – hiểu của ta nhấn mạnh đến việc hình thành cho học sinhcách đọc văn bản theo các kiểu loại và phương thức biểu đạt

- Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:

+ Tìm kiếm thông tin từ văn bản;

+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu biếtchung về văn bản;

+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản;

Trang 6

+ Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bảnkhác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.

3.2.3.2.2 Dạy học tích hợp

Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển nănglực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp Quá trình dạyhọc tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến, trong đó tích hợp làviệc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung,kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập,thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được nhữngnăng lực cần thiết Trong môn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dungcủa các phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bướcnâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộccác kiểu loại và phương thức biểu đạt Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệthuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiệnbiểu đạt là ngôn ngữ; Mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhàtrường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ Như vậy, cả ba nội dung văn học,tiếng Việt và tập làm văn trong môn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều

có mục đích là hình thành cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lậpvăn bản,…

Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn còn thể hiện ở mối liênthông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các tác phẩm vănhọc, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua chương trình dành chođịa phương), liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộcngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức

và kĩ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kĩ năng sống, hiểubiết xã hội,… Tích hợp trong môn học Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩnăng của tiếng Việt và văn học mà còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một

“phông” văn hoá cho HS trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những vănbản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra

Trang 7

trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, vănhoá, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bảnthân Điều này cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ của môn học là hướng đếnviệc cá thể hoá người học;

Quan điểm dạy học tích hợp còn gắn với dạy học theo phân hóa Phân hoá là việcphân chia HS thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học theo một chương trình phù hợpvới đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, phù hợp nhu cầu học tập của HS,trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của từng HS Trong môn học Ngữ văn, dạy họcphân hóa thể hiện ở việc tạo điều kiện để mỗi HS bộc lộ thế mạnh và khả năng và sở thích

cá nhân trong việc tự kiến tạo kiến thức cho mình, thông qua các hoạt động thảo luậnnhóm, khuyến khích các tìm tòi cá nhân, các hướng tư duy và lập luận theo các góc độkhác nhau trong quá trình học tập Quá trình tổ chức dạy học này sẽ tạo cho HS một nềntảng kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập bộ môn, đáp ứng với những thử thách đượcđặt ra trong học tập và trong cuộc sống

3.2.3.2.3 Thảo luận nhóm:

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tíchcực của học sinh trong học tập Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia trao đổi, bànbạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm Thảo luận nhóm còn làphương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạothói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm

cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn

3.2.3.2.4 Đóng vai:

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suynghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định” Đây là phương pháp giảng dạy nhằmgiúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn củangười trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai củamình Phương pháp đóng vai giúp HS rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày

tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; Gây hứng thú vàchú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc; Tạo điều

Trang 8

kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của họcsinh theo hướng tích cực; Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làmcủa các vai diễn.

Ngoài những phương pháp kể trên, còn một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực khác như: nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án; các kỹ thuật dạy học tích cựcnhư kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật phòng tranh… nhưng trong phạm vi sáng kiến này chỉ

đưa ra những thu hoạch cá nhân về bốn phương pháp nói trên

3.2.4 Các biện pháp ứng dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực cho học sinh

Dạy học một tác phẩm truyện là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các thao tác,phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ đẹp về nội dung tưtưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Dạy học theo theo định hướng phát triển năng lựccủa người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đaviệc hình thành các năng lực cho học sinh Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìmhiểu để hình thành kỹ năng đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụngkiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vậndụng kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm;

Để hướng tới mục đích đó, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cựccủa bộ môn cũng như các phương pháp chung trong từng tác phẩm, đoạn trích như sau:

3.2.4.1 Phương pháp dạy học đọc – hiểu:

Để áp dụng phương pháp này có hiệu quả giáo viên phải rèn cho HS kỹ năng tự học tiêu biểu là đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập văn bản) GV chuẩn

bị cho HS một số câu hỏi để HS soạn nhằm kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản GV yêu cầu

HS đọc ít nhất từ 1 - 2 lần trong một tác phẩm;

+ Lần 1: đọc để nắm được nội dung khái quát Lần 2: sau khi đọc, các em sẽ nắmđược nội dung, các phần trong văn bản Trong quá trình đọc lần 2, HS sẽ lấy bút chì gạchdưới những chi tiết, sự kiện liên quan đến phần bài học cần phân tích HS chuẩn bị bàisoạn ở nhà theo yêu cầu, gợi ý của GV và kết hợp các câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn

GV kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản của HS tại lớp bằng nhiều hình thức khác nhau (vấn

Trang 9

đáp, thảo luận, cảm nhận…) Đối với truyện, GV hướng HS trong phần đọc - hiểu là nắmđược nội dung chính của truyện Diễn biến truyện (những sự việc chính) Nhân vật nào làtrọng tâm Truyện có gì đặc sắc về nghệ thuật Trong quá trình đọc HS ghi lại những cảmnhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm Tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học Làmtất cả các câu hỏi sách giáo khoa đưa ra Thường xuyên trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô vềnhững điều mình băn khoăn hoặc chưa hiểu Tự rèn luyện cách đọc, viết thường xuyên đểnâng cao cách hành văn.

3.2.4.1.1 Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắn Làng– Kim Lân.

- Công việc chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt những nội dung chính trongvăn bản Gạch dưới những chi tiết chính trong từng sự việc đó Nhân vật chính trongtruyện là ai? Có điều gì đặc biệt? Tìm những chi tiết thể hiện cụ thể Truyện hay là nhờtình huống nào? Cảm nhận của em về nhân vật ra sao? " HS trả lời các câu hỏi trên kếthợp với câu hỏi trong SGK

Hoạt động trên lớp, yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:

Bước 1: HS đọc văn bản: GV gọi một HS đọc đoạn đầu của văn bản từ "……" nhằmthể hiện nội dung chính của truyện GV gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các

sự việc chính HS trả lời các câu hỏi " Mở đầu truyện là gì? " Diễn biến thế nào? " Kếtthúc ra sao? HS tóm tắt nội dung từng phần HS chia bố cục văn bản;

- HS sẽ tìm kiếm thông tin về văn bản Ông Hai rất tự hào về làng… sau đó phải đitản cư Ông nghe tin làng Dầu theo việt gian, ông đau khổ, xấu hổ, tủi nhục cuộc đấutranh nội tâm gay gắt Tin làng Dầu được cải chính, ông vui mừng khoe: Tây đốt làng, đốtnhà ông nhẵn;

GV cho HS nhận xét về kết cấu của văn bản, về cốt truyện (Làng) Làng: có cốttruyện tâm lý chú ý đến tình huống truyện Tác giả tạo nên sự kịch tính của câu chuyệnnhư thế nào? Định hướng trong phần phân tích tác phẩm, hệ thống nhân vật, tính cách,điểm nhìn của tác giả

- Bước 2: Phân tích - đánh giá: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sự kiện, hoạtđộng liên quan đến tính cách nhân vật ông Hai: khi nghe tin làng theo Việt gian (trạngthái) Tìm chi tiết liên quan (nét mặt, cử chỉ "cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân,

Trang 10

người lặng đi, tưởng chừng như không thở được nữa" và cúi gầm mặt xuống mà đi) Diễnbiến tâm trạng ông Hai (buồn, đau khổ, có một cuộc đấu tranh nội tâm) được miêu tả quanhững yếu tố nào? HS phát hiện chi tiết qua ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, tâm trạng… nêu cụthể chi tiết GV đặt câu hỏi kiểm tra cảm nhận của HS về nhân vật qua diễn biến tâm lý.

GV cho HS phân tích tiếp sự việc khác (khi nghe tin làng được cải chính) GV đặt câu hỏigợi ý: Tâm trạng nhân vật có thay đổi không? Tìm chi tiết thể hiện Ông còn nói "làng thìyêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù" - HS phát hiện chi tiết qua văn bản (gạch trongSGK) - Vì sao có sự thay đổi đó? Từ đó, chúng ta hiểu được tình cảm gì của ông Hai GVgợi ý HS: HS thảo luận nhóm để trình bày những cảm nhận của mình về nhân vật( đó làtình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng của nhân vật…) GV chốt lại nội dung chủ yếuliên quan đến nhân vật ông Hai (làng và nước là một: yêu làng luôn gắn liền với yêunước);

+ HS so sánh điểm tương đồng giữa các nhân vật: Cùng là người nông dân yêu làng,yêu nước trung thành với kháng chiến với cụ Hồ;

+ Phân tích được nghệ thuật xây dựng tình huống của truyện: Truyện được tổ chứctheo hướng phát triển có dụng ý của tác giả đặt nhân vật vào tình huống gay cấn cái tinthất thiệt và cuối cùng cái tin được cải chính tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng vàphẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đềtác phẩm: ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành của người nông dân Việt Namtrong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Bước ba là tổng hợp: Điều gì ở nhân vật ông Hai làm em cảm động nhất? Vì sao?

HS nêu cảm nhận về nhân vật Theo em, tình huống truyện có gì đặc biệt không? Điều

này có góp phần làm nên thành công của tác phẩm không? ( tình huống truyện: Khi ông Hai nghe tin làng của ông theo Tây làm Việt gian, tình huống truyện tạo xung đột nội tâm sâu sắc, bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật, làm sáng tỏ chủ đề của truyện (tình yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai) Đưa ra kết luận về văn bản: Tình yêu làng, yêu nước đã hòa

làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyệnnhư tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng Đây là nét đẹp truyền thống

Trang 11

mang tinh thần thời đại Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kìkháng chiến chống Pháp.

+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: Nhà văn đã khẳng định niềm tin vềngôi làng kháng chiến và tình cảm của người dân Việt Nam luôn trung thành với cáchmạng, với kháng chiến với cụ Hồ;

+ Đánh giá khuynh hướng tư tưởng của người viết: Kim Lân là một cây bút hàngđầu về đề tài phong tục Trong truyện Làng, sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làngquê được ông vận dụng hết sức khéo léo vào xây dựng tâm lí, hành động, ngôn ngữ nhânvật Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoạicủa nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo Trong số rấtnhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làngquê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc;

+ Khái quát hóa ở mức phê bình: Một truyện ngắn xuất sắc giai đoạn đầu của cuộckháng chiến chống Pháp

+ Làm rõ phong cách của người viết: Ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, cốt truyệntâm lí, sử dụng thành công các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm nên tácphẩm có sức hấp dẫn, ấn tượng riêng, độc đáo;

+ Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như: Tình yêu làng, lòng yêu nước trongmỗi người

3.2.4.1.2 Phương pháp dạy học đọc – hiểu truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long

- Công việc chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt những nội dung chính trongvăn bản HS trả lời theo hệ thống câu hỏi + Truyện viết về ai? + Viết về những sự việcgì? + Gạch dưới những sự việc chính đó? + Em có nhận xét gì về tình huống truyện này

so với truyện Làng? + Cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện?

- Hoạt động trên lớp, yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:

Bước 1 HS đọc văn bản, tìm kiếm thông tin về văn bản: Đọc theo từng phần thểhiện nội dung chính của truyện GV gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các sựviệc chính GV có thể kiểm tra việc đọc của HS bằng hệ thống câu hỏi: " Truyện gồm cómấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Anh ta làm công việc gì? Ở đâu? Tinh thần làm

Ngày đăng: 25/10/2017, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w