1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bằng hình thức kỷ luật tích cực

11 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 450,43 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM Đơn vị: Trường Tiểu học Đa Phước Hội SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Đề tài t

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM

Đơn vị: Trường Tiểu học Đa Phước Hội

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC

KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục tiểu học

Họ và tên người thực hiện: Dương Thị Mộng Tuyết

Chức vụ: Giáo viên

Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ khối 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM

Đơn vị: Trường Tiểu học Đa Phước Hội

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC

KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục tiểu học

Họ và tên người thực hiện: Dương Thị Mộng Tuyết

Chức vụ: Giáo viên

Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ khối 3

Mỏ Cày Nam, tháng 05/2011

Trang 2

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bằng hình thức kỷ

luật tích cực

Mã số:

1 Tình trạng giải pháp đã biết:

+ Ưu điểm:

- Những giải pháp mà đề tài đề cập đáp ứng được yêu cầu của phương pháp giáo dục mới, đáp ứng được những quy định của ngành, của điều lệ nhà trường

về cách giáo dục học sinh, phù hợp với thực tiễn dạy học Giúp người giáo viên nâng cao uy tính, đạo đức người thầy trong xã hội nói chung và trong lòng từng học sinh nói riêng

- Đề tài áp dụng vào việc giáo dục học sinh theo hướng tích cực, tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, giữa nhà trường và xã hội Góp phần vào việc thay thế hình thức giáo dục theo lối cũ bằng những hình thức giáo dục theo hướng tích cực hơn

- Đề tài đưa ra một số hình thức kỷ luật dành cho học sinh theo hướng tích cực và phân tích rõ những hiệu quả mà chúng mang lại khi áp dụng trong giảng dạy

- Một số kinh nghiệm để áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực đã nêu đạt hiệu quả cao nhất

- Một số kinh nghiệm giúp giáo viên tự tin đứng trên bục giảng với tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng; rèn tính nhẫn nại, bao dung Từ đó, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

- Tạo cho học sinh học tập trên lớp với sự hứng thú, thân thiện, vui tươi, nhẹ nhàng

- Phát huy khả năng tự nhận thức, tự làm chủ bản thân của học sinh

+ Khuyết điểm của giải pháp:

Áp dụng các biện pháp này thành công giáo viên cần nhiều thời gian, sự kiên trì, nhẫn nại để tự điều chỉnh bản thân mình và để giáo dục học sinh

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Những năm gần đây, thông qua đài phát thanh, báo chí cũng như thực tế giảng dạy, có một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận rằng còn đó một bộ phận giáo viên vẫn áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với học sinh của mình chưa

phù hợp Tuy chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” song vẫn gây ra những bất bình

trong xã hội Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên?

Có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất là giáo viên chưa có phương

Trang 3

pháp giáo dục học sinh phù hợp, thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc, gia đình,…

Như chúng ta đã biết, trừng phạt học sinh là biện pháp giáo dục không đem lại hiệu quả như mong muốn Vấn đề cấp thiết đặt ra là tìm những biện pháp khác tích cực hơn để giáo dục trẻ vừa mang tính nhân văn, vừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay

Với mong muốn góp phần vào việc tạo cho học sinh một môi trường học tập thân thiện, tích cực và lành mạnh; góp phần vào việc giúp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh chính là mục đích khi tôi thực hiện đề tài này.

2.2 Mô tả ngắn gọn các giải pháp đã thực hiện:

2.2.1 Những việc làm giáo viên cần chuẩn bị :

* Thay đổi nhận thức

Muốn giáo dục các em học sinh bằng những biện pháp tích cực thì bản thân phải thường xuyên tự nhắc nhở mình rằng trừng phạt học sinh là một sự xúc phạm tội lỗi, là vi phạm Luật giáo dục, vi phạm Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi non nớt không có khả năng suy xét đúng sai và không có ý thức kỉ luật tự giác Thầy cô giáo chính là người giúp các

em biết phân biệt chuyện gì nên – chuyện gì không nên chứ không phải cứ dọa

nạt “Em phải thế nọ, thế kia” mà không cần giải thích “Vì sao ?”

* Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, khơi gọi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh: Hãy luôn nghĩ rằng, được đứng trên bục

giảng để dạy bảo mấy mươi em nhỏ là một điều hạnh phúc lớn lao chứ không chỉ giản đơn là trách nhiệm Hãy dùng 5 – 10 phút để nhắm mắt lại và tưởng tượng những mái đầu trẻ thơ ngồi dưới lớp kia mai này sẽ trở thành những bác

sĩ, kĩ sư, hay đơn giản hơn là trở thành một người công dân tốt cho xã hội Số lượng này sẽ là rất lớn nếu mình giảng dạy đúng phương pháp và thật lòng, tận tâm với các em Lầm lỗi của các em hôm nay chỉ vì các em còn nhỏ dạy Có như vậy ta càng yêu thích công việc, càng yêu thương học trò nhiều hơn Tình cảm tốt đẹp đó giúp ta không ngừng tìm tòi những biện pháp giáo dục hiệu quả

hơn để giúp học sinh tiến bộ thay vì luôn trách phạt các em

Trang 4

* Tự đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh:

Một học sinh lơ là trong giờ học, GV gọi em trả lời câu hỏi,

em không trả lời được

Cách cư xử 1:

- Đứng đó!

- Ai trả lời?

- Nhắc lại!

- Xòe tay ra! (đánh vào tay)

- Ngồi xuống!

Cách cư xử 2:

- Ai có thể giúp bạn nào?

- Em nhắc lại đi!

- Em trả lời được rồi đó!

- Em nhớ tập trung vào bài học

nhé!

Nếu là HS, bản thân ta sẽ muốn học với giáo viên nào? Vì sao? Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh thì chúng ta sẽ kiềm chế được cái giận của bản thân

và có cách ứng xử hợp lí nhất

* Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc học sinh, tự tạo niềm vui cho bản thân: Cuộc sống ai cũng có những muộn phiền nhưng học sinh không phải

là đối tượng cho giáo viên trút bực dọc Khi gặp những tình huống có thể tạo nên sự nóng giận hãy ra khỏi lớp, uống một ngụm nước hoặc hít thở thật sâu và nghĩ về việc khác

Tự tạo niềm vui cho bản thân giúp chúng ta tự tin hơn, thoải mái hơn khi tiếp xúc học sinh Một số thói quen thư giản hiệu quả như nghe nhạc, chăm sóc mình, ăn mặc đẹp ta sẽ thấy yêu đời hơn và sẽ dễ thông cảm cho những lỗi lầm của học sinh hơn

* Tạo không khí học tập sinh động: Lớp học sinh động, vui tươi, mới lạ

sẽ làm cho thầy trò gắn bó hơn Học sinh hoạt động tích cực, hứng thú học tập Các em sẽ ngoan hơn Ngược lại, các em sẽ nhàm chán và ưa nghịch phá trong giờ học

* Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh: Sau mỗi ngày dạy

hãy nhín chút thời gian ngẫm nghĩ lại cách cư xử hôm nay của mình trên lớp Cái nào tốt thì tiếp tục, cái nào chưa tốt thì sẽ tự điều chỉnh ở buổi dạy tiếp theo Bài học được rút ra từ thực tế làm việc của bản thân là bài học quý giá nhất

* Đừng tiếc lời khen với học sinh: Hãy dành thời gian chiêm ngưỡng nét

mặt rạng ngời, ánh mắt long lanh của những học sinh khi được khen chúng ta sẽ không bao giờ tiếc những lời khen dành cho trẻ Đó là những gì các em cần Và

Trang 5

đây chính là động lực giúp các em nhanh tiến bộ hơn

* Luôn mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người: Giao tiếp với học

sinh là một nghệ thuật, mà nghệ thuật đó đòi hỏi người giáo viên phải học hỏi thật nhiều qua những người có kinh nghiệm Khi gặp khó khăn hãy mạnh dạn hỏi ý kiến tư vấn của nhiều đồng nghiệp qua đó ta sẽ thu nhận được những kinh nghiệm quý báu

2.2.2 Một số biện pháp kỉ luật tích cực áp dụng tại lớp học:

2.2.2.1 Những biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học:

* Hộp thư vui:

Giáo viên tự tạo một thùng thư nhỏ đặt trên lớp, các em có vấn đề gì chia

sẻ sẽ viết vào giấy rồi bỏ vào Giáo viên nên khuyến khích các bạn cán bộ lớp viết thư khen những bạn học yếu, những bạn viết chữ chưa đẹp, những bạn hay nghịch phá… khi các bạn này có biểu hiện tiến bộ Cuối tuần vào giờ sinh hoạt lớp, giáo viên mở thùng thư và đọc cho cả lớp nghe (Lưu ý: nếu những vấn đề học sinh chia sẻ là riêng tư thì giáo viên trao đổi riêng với các em)

Hoạt động này giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực

trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản Tạo điều kiên cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bài tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui Giáo viên nên hướng cho các em biết ghi nhận những điểm tốt của bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt của bạn

*Phiếu khen:

Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay những học sinh vô kỉ luật trong lớp Hãy tìm cơ hội để khen ngợi các em

Giáo viên chuẩn bị mẫu phiếu khen để sẵn trên lớp, khi nhận thấy những

em học sinh có sự chuyển biến tích cực sẽ ghi vài dòng nhận xét, động viên rồi trao cho các em Các em sẽ rất hãnh diện với các bạn từ đó sẽ có động lực thúc đẩy các em cố gắng nhiều hơn

Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng phiếu khen mà mất tác dụng

Trang 6

Tên HS được khen:………

Lý do được khen:………

………

Lời nhắn gửi: ………

GVCN

*Gửi thư khen về nhà: Khi học sinh có những biểu hiện chuyển biến rõ rệt

theo hướng tích cực, giáo viên viết một bức thư nhỏ, chỉ cần vài dòng động viên, khen gợi, cảm ơn sự hợp tác của phụ huynh trong thời gian qua để gởi về cho

cha mẹ các em

Tuy sổ liên lạc hàng tháng có phần trao đổi giữa giáo viên và gia đình học sinh nhưng qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt khi phụ huynh và học sinh nhận được thư khen này Các em thấy tự tin hơn, các em có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự gần gũi thân thiện giữa học sinh – giáo viên, cha mẹ học sinh - giáo viên

* Ý nghĩa của những biện pháp trên: Dựa trên cơ sở động viên, khuyến

khích, nêu gương,… nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, còn có sự hợp tác của bạn bè và cha

mẹ của các em

2.2.2.2 Những biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh:

* Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của học sinh:

Thông qua các bài dạy, giáo viên nên nghiên cứu lồng vào những trò chơi nhỏ Những trò chơi này vừa giúp củng cố nội dung bài học và cũng thông qua quá trình tham gia trò chơi của học sinh, giáo viên phát hiện những điểm tốt của các em để tuyên dương, khen ngợi trước lớp

Chẳng hạn, trong trò chơi môn Toán thì tìm ra bạn tính nhanh nhất, bạn tính cẩn thận nhất, bạn có cách giải thông minh nhất,………Hoặc trong môn Tiếng Việt thì khen bạn có giọng đọc truyền cảm nhất, bạn đọc trôi chảy nhất, bạn có vốn từ ngữ phong phú nhất, …Biện pháp này giúp học sinh tăng thêm

Trang 7

lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể (dù là bất kì hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của học sinh

* Đặt mình vào hoàn cảnh người khác: Trong quá trình giảng dạy, giáo

viên phải cố gắng kiềm chế không thể hiện thái độ nóng nảy, căng thẳng trước học sinh Nên lắng nghe xem xét vấn đề từ học sinh, giúp học sinh làm rõ vấn đề

và cùng các em tìm cách giải quyết

Không nên phạt học sinh bằng cách chép phạt, điều đó học sinh nghĩ rằng học tập là sự trừng phạt, không phải là quyền lợi

Thỉnh thoảng, giáo viên nêu lên một tình huống xảy ra trong trường hoặc trong lớp để các em cùng nhau suy nghĩ chỉ ra cái tốt, cái chưa tốt để tìm cách khắc phục

Ý nghĩa: Biện pháp này giúp học sinh hiểu khi xem xét một vấn đề là xem xét nhiều khía cạnh, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xem xét sự việc

và giải quyết Giúp học sinh thấy được trách nhiệm của mình Giúp trẻ biết lắng nghe, thông cảm chia sẻ, tôn trọng người khác để xem xét sự việc và giải quyết

* Tổ chức điều tra:

Nếu có điều kiện, mỗi năm vào cuối học kì 1, giáo viên thực hiện khảo sát học sinh của mình bằng phiếu điều tra Chỉ cần vài câu hỏi để học sinh bộc lộ cảm xúc của mình chẳng hạn:

- Điều em yêu thích nhất ở lớp của mình là gì?

- Điều em không thích nhất ở lớp của mình là gì?

- Có khó khăn gì làm ảnh hưởng đến việc học của em?

- Em không thích học môn học nào nhất? Vì sao?

- Em có hài lòng với cách cư xử của thầy (cô) đối với em không? …

Ý nghĩa: Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ mức độ những nhu cầu của các em và giúp giáo viên hiểu về học sinh của mình nhiều hơn Từ đó

giáo viên có thể tự điều chỉnh để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em

2.2.2.3 Biện pháp tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình dạy – học:

Trang 8

Vào đầu năm học, giáo viên thông qua nội quy của trường, lớp Đây là những nội quy cơ bản Dựa vào thực tế của lớp giáo viên chia nhóm cho các nhóm thảo luận tự bổ sung những quy định cụ thể hơn cho lớp Quy định chế độ thưởng và xử phạt Chọn học sinh viết chữ đẹp nhất viết và trang trí nội quy lớp

Việc giúp các em thực hiện nội quy mà có phần đóng góp, xây dựng của chính các em luôn dễ hơn và mang lại hiệu quả cao hơn

2.2.2.4 Biện pháp tổ chức, xây dựng tập thể lớp:

Một tập thể lớp tốt là môi trường lí tưởng để học sinh học tập và phát triển nhân cách Một tập thể tốt là học sinh phải biết tôn trọng, yêu thương, giúp

đỡ nhau, đoàn kết, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực

Để xây dựng một tập thể tốt giáo viên cần:

- Biết tôn trọng người ít tuổi hơn mình: Học sinh luôn kính trọng những người tôn trọng chúng Các em sẽ quan tâm đến người khác nếu biết rằng các

em cũng được mọi người quan tâm

- Gần gũi, chân thành trong giao tiếp: Hãy dành thời gian trò chuyện với học sinh Thái độ chân thành, thân thiện, cởi mở không cứng nhắc sẽ giúp giáo viên gần học sinh mình hơn Càng hiểu các em thì quá trình giáo dục các em càng có hiệu quả

- Làm gương trong cách cư xử: Học sinh học và làm theo những gì em

thấy từ cuộc sống và những người xung quanh Giáo viên dùng bạo lực các em

sẽ làm theo Giáo viên cư xử nhẹ nhàng, khoan dung, độ lượng, kiên trì, nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó

2.2.2.5 Những hình thức xử phạt tích cực:

Khi học sinh phạm lỗi ta có thể sử dụng các hình thức xử phạt tích cực

như:

* Dừng học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân: Những học sinh hay

mắc sai phạm thường không có thời gian yên tĩnh để suy nghĩ về việc mình làm Chẳng hạn lớp có học sinh đánh nhau với bạn Giáo viên có thể cho em tạm dừng việc học, ngồi yên lặng một mình để giảm căng thẳng và viết ra giấy câu trả lời một số câu hỏi của cô giáo như: Em đã là gì? Có thể giải quyết chuyện đó

Trang 9

theo cách nào khác không? Từ đó, ta sẽ biết hướng để giúp các em tự điều chỉnh lại hành vi của bàn thân

* Tước bỏ đặc quyền: Khi học sinh ngoan sẽ được tham gia những hoạt

động mà các em yêu thích Khi các em mắc lỗi những đặc quyền đó sẽ bị hủy bỏ cho đến khi em tiến bộ hơn Các em nghịch phá, năng động rất sợ hình thức xử phạt này Bởi lẽ với các em không gì khổ sở hơn việc phải ngồi im nhìn các bạn mình chơi đùa Vì thế các em sẽ cố gắng để không phạm lỗi nữa

* Phiếu báo cáo sai phạm: Đối với học sinh cá biệt, phụ huynh ít quan

tâm, chúng ta sẽ làm phiếu báo cáo hàng ngày hoặc hàng tuần Nội dung của báo cáo là những sai phạm mà học sinh vướng phải và việc cần nhờ sự hỗ trợ của gia đình Phụ huynh sẽ xem và kí tên vào phiếu rồi gửi lại cho giáo viên Biện pháp này hiệu quả với các học sinh hay mắc lỗi như không học bài, không làm bài tập

về nhà, quên mang dụng cụ học tập Nếu trong vài ngày liên tiếp học sinh không mắc lỗi nữa thì sẽ ngừng việc gửi báo cáo Để biện pháp này có hiệu quả hơn nữa là khi học sinh tiến bộ rõ rệt giáo viên có thể gửi một vài câu khen ngợi về nhà Làm như vậy cả phụ huynh và học sinh đều cảm thấy rất vui và sự hợp tác của gia đình học sinh sẽ ngày một tăng lên

Đặc biệt, tuyệt đối đừng bao giờ chê bai học sinh trước mặt phụ huynh

Bởi lẽ đối với họ đứa con là vô giá Vì thế thay vì nói “ Con chị học rất tệ, lười

biếng lại không vâng lời” ta hãy nói “ Cháu học khá nhưng nếu biết giữ nền nếp lớp thêm một chút sẽ rất hay đấy chị” hoặc “ Em thấy cháu cũng có cố gắng nhưng sức học cháu còn yếu chị cố gắng quan tâm đến cháu nhiều hơn” Với

cách nói này sẽ không có phụ huynh nào có thể từ chối phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục con em của họ

3 Khả năng ứng dụng, triển khai:

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng rộng rãi với đối tượng là học sinh của khối tiểu học và có thể phù hợp với những điều kiện của từng trường cụ thể, không phân biệt vùng miền

Những biện pháp đề cập trong đề tài đã, đang và sẽ tiếp tục được sử dụng tại đơn vị để chứng minh cho tính khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 10

4 Hiệu quả của việc áp dụng những hình thức kỉ luật tích cực đã nêu:

Thời gian công tác của bản thân tôi chỉ mới năm năm Tôi cũng đã dành ngần ấy thời gian để suy nghĩ, để học tập, để thử nghiệm những điều tôi đã viết Một số kết quả bước đầu đã đạt được như sau:

* Đối với học sinh:

- Các em luôn có cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với giáo viên, luôn được quan tâm, lắng nghe ý kiến

- Học sinh tích cực, mạnh dạn hơn trong học tập, tự tin trước đám đông, biết phát huy khả năng của mình

- Các em cư xử hòa nhã, thân thiện với nhau hơn Và trong giờ sinh hoạt

lớp, nhiều học sinh đã mạnh dạn nhận khuyết điểm như “ Thưa cô! Điều em

không hài lòng nhất trong tuần qua là em đã vi phạm về đồng phục của trường làm lớp bị trừ điểm thi đua Em hứa sẽ không như vậy nữa” Khi nghe những

lời nói này từ học sinh của mình, tôi biết mình đang đi đúng hướng

- Học sinh ngày càng gần gũi giáo viên và thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ của các em với giáo viên chủ nhiệm

- Các vi phạm nội quy ngày càng giảm Bảng xếp hạng thi đua lớp về nền nếp thường xuyên đạt hạng nhất Đặc biệt, lớp luôn đạt giải nhất trong phong

trào thi đua xây dựng lớp có “Nền nếp tốt” Hạng nhất trong phong trào thi đua

“ Hoa điểm 10” Trong các năm học vừa qua, hạnh kiểm của các em được xếp

Đạt (100%) Học lực của các em qua các môn học mỗi ngày thêm tiến bộ

Cụ thể:

Năm học 2009-2010:

* Môn toán: KSCL đầu năm: Y 4 ( 12.1%), TB 4 (12.1%), K-G 25 (75.8%)

Học kì I: Y 0 ( 0%), TB 1(3%), K- G 32 (97%)

* Môn TV: KSCL đầu năm: Y 13 (39.4%), TB 9 (27.3%), K-G 11 (33.3%)

Học kì I: Y 0 ( 0%), TB 0(0%), K- G 33 (100%)

Năm học 2010-2011:

* Môn toán: KSCL đầu năm: Y 0 ( 0%), TB 2 (7.7%), K-G 24 (92.3%)

Học kì I: Y 0 ( 0%), TB 1(3.8%), K-G 25 (96.2%)

* Môn TV: KSCL đầu năm: Y 13 ( 50%), TB 4(15.4%), K-G 9 (34.6%)

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT TÍCH CỰC  - skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bằng hình thức kỷ luật tích cực
GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT TÍCH CỰC (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w