1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng (2016)

70 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 657,05 KB

Nội dung

Với sự lựa chọn đề tài Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu và khám phá sâu hơn về vai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

======

QUẢNG VĂN HOÀNG

QUAN HỆ TỪ BIỂU THỊ QUAN HỆ ĐIỀU KIỆN – HỆ QUẢ NHÌN TỪ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

======

QUẢNG VĂN HOÀNG

QUAN HỆ TỪ BIỂU THỊ QUAN HỆ ĐIỀU KIỆN – HỆ QUẢ NHÌN TỪ CÁC BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP,

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý Thầy Cô và các bạn

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Quảng Văn Hoàng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền Các luận cứ nêu trong khóa luận là xác thực Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Quảng Văn Hoàng

Trang 5

QUY ƢỚC TRÌNH BÀY TRONG KHÓA LUẬN

1 Quy ƣớc kí hiệu

: kí hiệu dành riêng cho cấu trúc đề - thuyết

: dấu hiệu phân chia ranh giới đề - thuyết

2 Quy ƣớc trình bày

- Chú thích cho tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] theo thứ tự: tên tài liệu trích dẫn, trang tài liệu; thông tin tài liệu được trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo

- Khóa luận sử dụng 164 ví dụ; các ví dụ được đánh số thứ tự từ 1 đến 164, các số thứ tự đó được đặt trong ngoặc đơn ( ) Sau mỗi ví dụ là xuất xứ của ví dụ ấy

theo thứ tự: tên tác phẩm, số trang; thông tin đầy đủ về tác phẩm được ghi trong

mục Nguồn ngữ liệu

Trang 6

MỤC LỤC MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Khái quát về quan hệ từ trong tiếng Việt 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Các loại quan hệ từ 7

1.2 Khái quát về quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện hệ quả trong tiếng Việt 8

1.2.1 Đặc điểm của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả 8

1.2.2 Các loại quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả 8

1.3 Lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học 10

1.3.1 Bình diện ngữ pháp 10

1.3.1.1 Các thành phần câu 11

1.3.1.2 Phân loại kiểu câu theo cấu tạo 13

1.3.2 Bình diện ngữ nghĩa 14

1.3.2.1 Nghĩa miêu tả ( nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) 14

1.3.2.2 Nghĩa tình thái 16

Trang 7

1.3.3.1 Cấu trúc đề - thuyết 17

1.3.3.2 Cấu trúc thông tin 18

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA QUAN HỆ TỪ BIỂU THỊ QUAN HỆ ĐIỀU KIỆN – HỆ QUẢ TRÊN CÁC BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG 20

2.1 Chức năng ngữ pháp của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả 21

2.1.1 Đánh dấu chức năng ngữ pháp trong câu 21

2.1.2 Nối kết các vế trong câu ghép 25

2.1.3 Liên kết trong văn bản 29

2.2 Chức năng ngữ nghĩa của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả 34

2.2.1 Đánh dấu các vai nghĩa 34

2.2.2 Phân biệt các loại sự tình trong nghĩa miêu tả 36

2.2.3 Biểu thị các loại ý nghĩa tình thái 40

2.3 Chức năng ngữ dụng của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả 45

2.3.1 Biểu thị quan hệ lập luận 45

2.3.2 Đánh dấu cấu trúc đề thuyết 49

2.3.3 Đánh dấu cấu trúc thông tin 52

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

NGUỒN NGỮ LIỆU

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Vấn đề từ loại và việc nghiên cứu về quan hệ từ là vấn đề có tính chất truyền thống trong khoa học Ngôn ngữ nói chung và Ngôn ngữ Việt Nam nói riêng Trong ngôn ngữ học, quan hệ từ đã được xem xét từ nhiều phương diện:

- Từ loại

-Chức năng ngữ pháp trong cụm từ (nối kết) trong câu (thành phần chuyển tiếp)

- Chức năng lập luận (kết tử)

- Chức năng liên kết văn bản (phép nối)

Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, người học và người sử dụng quan hệ từ trong hoạt động giao tiếp thường chưa nắm vững các chức năng, vai trò của chúng một cách đầy đủ, toàn diện, từ đó chưa biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan hệ từ vào việc tổ chức, xây dựng văn bản, tạo nên tính mạch lạc, chặt chẽ, rõ ràng và trong sáng cho văn bản Hệ quả tất yếu của việc chưa nắm vững vai trò, chức năng của quan hệ từ dẫn đến nhiều lỗi trong diễn đạt do dùng quan hệ từ không chính xác hoặc thiếu quan hệ từ làm cho nội dung câu diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa

Quan hệ điều kiện – hệ quả là một trong những quan hệ rất phổ biến thuộc về

tư duy, nó tồn tại ở tầng sâu và được biểu hiện bằng phương tiện ngôn ngữ Nghiên cứu mối quan hệ này đặc biệt là cách biểu hiện của nó giúp ta thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện mối quan hệ điều kiện – hệ quả và mối tương quan giữa mặt hình thức và mặt nội dung trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung

Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng là vấn đề mới mẻ và hấp dẫn Quan hệ từ là những từ

không có ý nghĩa tự thân mà chỉ biểu hiện ý nghĩa quan hệ nhưng nó lại có vai trò to lớn trong việc biểu thị mối quan hệ điều kiện – hệ quả, góp phần làm rõ những vấn

đề quan trọng như ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng trong một ngôn ngữ cụ thể (tiếng

Trang 10

Việt) Với sự lựa chọn đề tài Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ

các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu

và khám phá sâu hơn về vai trò, chức năng của quan hệ từ và qua việc nghiên cứu này cũng nhằm tự trang bị cho bản thân mình hành trang tri thức để bước vào nghề được tự tin hơn, hướng tới tầm cao tri thức mới về từ loại tiếng Việt Khi chúng ta nắm vững bản chất của các từ loại tất yếu sẽ vận dụng chúng vào giao tiếp đạt hiệu quả cao làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu đẹp

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề quan hệ từ và chức năng của nó đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất sớm và có nhiều công trình về ngữ pháp và chức năng của quan hệ từ của nhiều tác giả khác nhau

Năm 1985, Đinh Văn Đức trong chuyên luận “Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)”

đã dành trọn một chương để trình bày về quan hệ từ Tác giả đã chỉ rõ vai trò của các hư từ cú pháp trong việc diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ và thực từ trong các phát ngôn, vai trò trong việc diễn đạt các mối quan hệ và phương tiện liên kết trong cấu trúc phát ngôn Tuy nhiên, tác giả Đinh Văn Đức lại thiên về miêu tả các quan

hệ từ chỉ hướng và chỉ vị trí (đây chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống các quan hệ từ của tiếng Việt) mà chưa đi sâu vào các quan hệ từ phản ánh tư duy như: điều kiện –

hệ quả; nguyên nhân – kết quả…

Năm 2007, trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” (Sách dành cho các trường Cao đẳng Sư phạm), tác giả Bùi Minh Toán cũng đã nghiên cứu về quan hệ từ và vai trò của các loại quan hệ từ trong câu Trong đó tác giả đã căn cứ vào quan hệ ngữ pháp của quan hệ từ, chia thành 2 nhóm: quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ và quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập căn cứ vào loại quan hệ ngữ pháp

mà từ biểu thị Tác giả cũng chỉ ra thêm rằng quan hệ từ có thể được dùng thành cặp

để liên kết các bộ phận của câu với nhau, nhất là việc liên kết giữa các vế của câu ghép chính phụ.Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến đề tài chứ chưa đi tìm hiểu sâu về vai trò của các quan hệ từ

Trang 11

Năm 2008, tác giả Hoàng Trọng Phiến trong chuyên luận “Ngữ pháp tiếng Việt (Câu)” đã nghiên cứu rõ vai trò của các quan hệ từ trong tổ chức cú pháp của câu Trong chương thứ ba và thứ tư của chuyên luận, ông chỉ ra vai trò của các quan

hệ từ khi tham gia vào tổ chức cú pháp của câu Tác giả nhấn mạnh: quan hệ từ không đảm nhận vai trò làm thành tố chính của câu nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong việc làm cho câu được hoàn chỉnh về mặt cú pháp Đặc biệt ở chương thứ tư, khi viết về tổ chức cú pháp của câu ghép, tác giả đã đi sâu phân tích và chỉ ra vai trò của quan hệ từ trong việc nối kết các vế của câu ghép với các quan hệ về thời gian, nhân – quả, điều kiện/giả thiết – hệ quả, nhượng bộ, tăng tiến, mục đích, so sánh trên câu ghép chính phụ; quan hệ từ trong kiểu câu biểu thị quan hệ lựa chọn, quan hệ liên hợp, quan hệ tương phản trong câu ghép đẳng lập Điều này cho ta thấy cái nhìn toàn diện về vai trò của quan hệ từ khi xem xét ở bình diện ngữ pháp

Năm 2008, trong luận văn Thạc sĩ “Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt” tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã đi sâu phân tích và miêu tả vai trò của quan hệ từ trong việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt Năm 2009, Diệp Quang Ban trong chuyên luận “Ngữ pháp tiếng Việt (phần câu)” và năm 2012 trong chuyên luận “Ngữ pháp tiếng Việt” (2 tập) đã phân loại, miêu tả các loại quan hệ từ và tìm hiểu vai trò của từ loại này từ các góc độ khác nhau Đồng quan điểm với Bùi Minh Toán, Diệp Quang Ban đã đi phân loại và miêu tả lớp quan hệ từ tiếng Việt thành hai loại: chính phụ và đẳng lập Trong đó tác giả đã đi phân tích và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của lớp quan hệ từ này cùng với khả năng kết hợp của chúng để liên kết, kết hợp các từ, các câu và các đoạn trong văn bản

Có thể nói, việc nghiên cứu về quan hệ từ đã được các tác giả đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau nhưng quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả thì chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào đề cập tới Kế thừa và tiếp thu những kết quả từ các bài viết và công trình nghiên cứu về quan hệ từ, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Quan hệ từ biểu thị

Trang 12

quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng”

để từ đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của quan hệ từ, đặc biệt là quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

-Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát quan hệ từ trong “Thạch Lam văn và đời”, Nxb

Hà Nội (1999); “Nguyễn Công Hoan truyện ngắn chọn lọc”, Nxb Văn học (2005);

“Truyện ngắn chọn lọc Nam Cao”, Nxb Văn hóa Thông tin (2006);“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hóa – Thông tin (2010)

- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nhìn

từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả trong tiếng Việt trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng để thấy rõ chức năng của từ loại này trên các bình diện đó Đây là khoảng trống vẫn còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu về từ loại trước đây Qua đó góp phần hoàn thiện

lí luận về các bình diện của quan hệ từ và nâng cao năng lực sử dụng và lĩnh hội từ trong hoạt động giao tiếp

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết về quan hệ từ nói chung và quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả nói riêng trong tiếng Việt

+ Nghiên cứu lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học (ngữ pháp, ngữ nghĩa

và ngữ dụng) để làm cơ sở lí luận cho đề tài

+ Nghiên cứu chức năng của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ: Phương pháp này được sử dụng khi chúng tôi giải thích, tường minh hóa các chức năng của quan hệ từ trên các bình

Trang 13

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Khi nghiên cứu quan hệ từ, chúng tôi luôn đặt trong ngữ cảnh, trong những đơn vị của diễn ngôn (câu) Chính ngữ cảnh chi phối các chức năng của quan hệ từ Do đó, phương pháp phân tích diễn ngôn được chúng tôi sử dụng để làm rõ từng chức năng của quan hệ từ trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng

Ngoài 2 phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp sau:

Thủ pháp thống kê, phân loại được chúng tôi áp dụng để thu thập, xử lí các câu có sử dụng quan hệ từ biểu thị điều kiện – hệ quả

Thủ pháp đối chiếu, so sánh được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt của các quan hệ, các hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ pháp liên quan đến cách biểu hiện mối quan hệ điều kiện – hệ quả

6 Đóng góp của khóa luận

Về lí luận: khóa luận làm rõ lý thuyết về chức năng của quan hệ từ nói chung, chức năng của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nói riêng nhìn từ các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

Về thực tiễn: khóa luận giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về chức năng của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả và vận dụng các quan hệ từ để tạo lập văn bản

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Ở chương này, chúng tôi trình bày những lí thuyết về quan hệ từ, chú trọng đến quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả và những lí thuyết về ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Đó là cơ sở, tiền đề để chúng tôi khảo sát, phân loại và đưa ra kết quả ở chương 2

Chương 2: Chức năng của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

Trang 14

Từ những lí thuyết về quan hệ từ, quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả và các bình diện nghiên cứu câu, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại ngữ liệu, phân tích và chỉ ra chức năng của các quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện –

hệ quả khi xem xét chúng trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng khi nghiên cứu câu

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về quan hệ từ trong tiếng Việt

1.1.1 Khái niệm

Quan hệ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp,

nó được dùng để biểu thị quan hệ, nối kết giữa từ với từ, từ với cụm từ, giữa các bộ phận của câu, các vế câu hoặc các câu với nhau

Quan hệ từ không đảm nhiệm vai trò làm thành tố chính, cũng không đảm nhiệm vai trò làm thành tố phụ trong cụm từ, cũng không đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu

Trong khóa luận này, chúng tôi chia sẻ quan niệm của tác giả Diệp Quang Ban

và Hoàng Văn Thung: Về ý nghĩa khái quát, quan hệ từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ

giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh Quan hệ từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ và hư từ một cách tường minh Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, quan hệ từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và các đoạn văn có quan hệ cú pháp [4, tr.152]

1.1.2 Các loại quan hệ từ

Dựa vào các kiểu ý nghĩa quan hệ (quan hệ cú pháp) được thể hiện bằng quan

hệ từ, có thể chia thành hai lớp: lớp quan hệ từ chính phụ và lớp quan hệ từ đẳng lập

Quan hệ từ chính phụ chỉ ý nghĩa quan hệ chính phụ, được dùng để nối kết thành tố phụ và thành tố chính trong câu Do đó, quan hệ từ chính phụ thường có xu hướng gắn với thành tố phụ, nó gồm hai nhóm là quan hệ từ hạn định và quan hệ từ phụ thuộc Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính quy ước, căn cứ vào phạm vi hoạt động của chúng

- Nhóm quan hệ từ hạn định là quan hệ từ đứng trước thành tố phụ để nối kết

thành tố phụ và thành tố chính Một số quan hệ từ hạn định thường gặp như: của,

Trang 16

cho, bằng, để, mà, ở, với, đối với, cùng, cùng với, về, đến, tới, từ, trong, ngoài, trên, dưới, giữa, như…

- Nhóm quan hệ từ phụ thuộc là quan hệ từ dùng trước thành phần phụ ở bậc câu (trong quan hệ với thành phần chính) gồm quan hệ từ phụ thuộc là từ đơn và quan hệ từ phụ thuộc là cặp từ phối hợp

+ Quan hệ từ phụ thuộc là từ đơn dùng kèm với thành phần phụ của câu, nối kết thành phần phụ của câu với nòng cốt câu là một cụm chủ – vị Một số thường

gặp như: vì, do, bởi, tại, mà, nhưng, như, để mà, để cho…

+ Quan hệ từ phụ thuộc là cặp từ phối hợp đứng trước cả thành phần phụ lẫn

thành phần chính Trong nhiều trường hợp có thể lược bỏ đi một trong hai quan hệ

từ đi kèm các thành phần này Các cặp từ thường gặp như: tuy/dù.mặc dù…

nhưng…; nếu/ giá/ hễ/ giả thử (là)… thì/ là/ thì là…; vì/ bởi/ tại/ do… nên/ cho nên/ mà…

Quan hệ từ đẳng lập chỉ ý nghĩa quan hệ đẳng lập, được dùng để nối kết các

từ, các kết hợp từ và không gắn bó với bất cứ thành tố nào trong một kết hợp có

quan hệ đẳng lập Một số quan hệ từ đẳng lập thường gặp như: và, với, cùng, hay,

hoặc, rồi, là, rằng là, hình như, thì, cũng như, chứ…

1.2 Khái quát về quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện hệ quả trong tiếng Việt 1.2.1 Đặc điểm của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả

Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hê quả có đặc điểm là biểu thị quan hệ chính phụ (nối kết thành tố chính và thành tố phụ)

Trong câu ghép, quan hệ từ thường đứng ở đầu vế chính và đầu vế phụ đánh dấu vế chỉ điều kiện và vế chỉ hệ quả Trong nhiều trường hợp có thể lược bỏ đi qua

hệ từ đứng trước thành phần chính hoặc quan hệ từ đứng trước thành phần phụ

1.2.2 Các loại quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả

Về vấn đề phân loại các quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả, cho đến nay vẫn có nhiều cách phân loại khác nhau Quan hệ điều kiện – hệ quả trong

Trang 17

với hai thành tố ấy là quan hệ từ biểu thị điều kiện và quan hệ từ biểu thị hệ quả Tuy nhiên, do đặc trưng về ngữ pháp có các câu khuyết thiếu hoặc rút gọn nên vấn

đề phân loại quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả trở nên phức tạp và chưa

đi đến thống nhất Có thể phân chia quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả theo 2 tiêu chí:

* Tiêu chí 1: Căn cứ vào hình thức, chúng tôi chia làm hai loại:

- Loại 1: Theo vị trí của quan hệ từ, chia làm hai dạng:

+ Dạng 1: Quan hệ từ chỉ thành tố điều kiện đứng trước thành tố chỉ hệ quả

Ví dụ: (1)Giá con tham tâm, thì con lấy rồi.[16,tr.534]

+ Dạng 2: Quan hệ từ chỉ thành tố điều kiện đứng sau thành tố chỉ hệ quả Ví

dụ: (2) Tôi thương hại thằng bé, nếu nó gặp nạn.”[16, tr.536]

- Loại 2: Theo sự hiện diện của quan hệ từ, chia làm hai dạng:

+ Dạng đơn: Chỉ có quan hệ từ đứng trước thành tố chỉ nguyên nhân hoặc đứng trước thành tố chỉ hệ quả trong câu.Ví dụ:

(3) Vì nếu anh không nín, ông bà ở nhà nghe tiếng khóc, nó sẽ phải đòn, phải

chửi [16, tr.592]

+ Dạng kép: quan hệ từ xuất hiện thành cặp: giá/hễ/nếu…thì…Ví dụ:

(4) Mà nếu gặp người phu xe thực thà hoặc ngu ngốc thìbà có thể lấy lại số

(5)Nếu ta thả một hòn đá vào nước, nó sẽ chìm

- Điều kiện – hệ quả giả định, chỉ là mong muốn và không thực hiện được trong thực tế.Ví dụ:

(6) Giá còn, tao cho thêm mày một vài đồng nữa [16, tr.352]

Tuy nhiên, phải nói rằng mọi sự phân chia các kiểu loại quan hệ từ chỉ là tương đối Trên đây chúng tôi đã phân loại các quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện

Trang 18

– hệ quả theo 3 tiêu chí và sẽ tiến hành khảo sát cách dùng cũng như chức năng của các quan hệ từ này được sử dụng trong câu tiếng Việt

1.3 Lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học

Trước đây khi nghiên cứu câu tiếng Việt, ngữ pháp truyền thống chỉ tập trung miêu tả mối quan hệ giữa câu với câu ở mặt cấu trúc Ngày nay trong sự phát triển của hàng loạt các lý thuyết mới, câu bắt đầu được nghiên cứu ở cả ba bình diện, đặc biệt là bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng

Nghiên cứu câu trên ba bình diện xuất phát từ lí thuyết kí hiệu học của Peircevà Morris Hai ông cho rằng kí hiệu học phải được nghiên cứu trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học

- Kết học: là lĩnh vực của các quy tắc hình thức kết hợp tín hiệu thành một thông điệp Nói vắn tắt, kết học nghiên cứu tín hiệu trong mối quan hệ với tín hiệu khác

- Nghĩa học: là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu tả, thông tin sự vật Nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực bên ngoài mà tín hiệu biểu thị

- Dụng học: nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu và việc sử dụng tín hiệu (người sử dụng, mục đích, hoàn cảnh sử dụng…)

Quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả được chúng tôi khảo sát chủ yếu trong câu ghép Vì lẽ đó, lí thuyết ba bình diện của câu sẽ là “tiền đề” giúp chúng tôi tìm hiểu chức năng của quan hệ từ được biểu hiện qua ba bình diện đó

1.3.1 Bình diện ngữ pháp

Đây là bình diện hình thức của câu có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên câu: từ và từ, cụm từ và cụm từ Ở bình diện này, những vấn đề được quan tâm nghiên cứu là các chức vụ cú pháp của các yếu tố ngôn ngữ tạo thành cấu trúc cú pháp của câu (thành phần câu) và kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu (cấu trúc câu).Ví dụ:

Trang 19

(7) Sáng nay,/tại giảng đường,/lớp chúng tôi/ học Ngữ pháp tiếng Việt

TN1 TN2 CN VN

1.3.1.1 Các thành phần câu

Theo ngữ pháp truyền thống, tổ chức của câu được miêu tả thông qua hệ thống các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ… Mỗi thành phần này có những đặc trưng riêng về ý nghĩa và hình thức ngữ pháp Từ trước tới nay, vấn đề thành phần câu luôn được quan tâm chú ý khi nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt, nhưng cho đến nay nó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa đi đến thống nhất Trong khóa luận này, chúng tôi xin được chia sẻ quan niệm về thành phần câu của hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, cho rằng:

thành phần câu là những từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu [13, tr.57 ] Tuy

nhiên, khác với quan điểm về sự phân chia thành phần câu của hai tác giả này, chúng tôi cho rằng để phân loại thành phần câu một cách chi tiết đồng thời để thuận lợi cho các thao tác khi phân tích câu về mặt hình thức, thành phần câu tiếng Việt

được chia thành bốn kiểu, đó là:

a, Thành phần chính của câu

Đây là thành phần nòng cốt đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp, ngay cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng Có hai quan niệm về phân chia thành phần chính:

+ Quan niệm thứ nhất của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp: các

thành phần chính gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc.Ví dụ:

(8) Tôi đến trường

CN VN BN

+ Quan niệm thứ hai, câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ

Ở đây chúng tôi theo quan niệm thứ hai, câu gồm hai thành phần chủ ngữ và

vị ngữ

Trang 20

- Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu có mối quan hệ qua lại với nhau, trong đó chủ ngữ nêu lên đối tượng được nói tới còn vị ngữ nói về nội dung của đối tượng đó Thông thường chủ ngữ đứng trước vị ngữ nhưng cũng có nhiều trường hợp đứng sau vị ngữ (do sự tri nhận, điểm nhìn của người nói, người viết)

- Chủ ngữ và vị ngữ có thể do danh từ, động từ, tính từ, đại từ hoặc số từ đảm

Thành phần phụ của từ là thành phần đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho một

thực từ (danh từ, động từ, tính từ) trong câu Đó là hai thành phần: định ngữ và bổ

Thành phần phụ của câu bao gồm:trạng ngữ, đề ngữ và vị ngữ phụ

d, Thành phần biệt lập

Trang 21

Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, không tham gia vào việc biểu hiện nghĩa sự việc của câu, đồng thời thường

được tách biệt khỏi phần còn lại của câu bằng ngữ điệu Bao gồm: tính thái ngữ,

phụ chú ngữ, hô ngữ, liên ngữ

1.3.1.2 Phân loại kiểu câu theo cấu tạo

Trong câu tiếng Việt, mỗi kiểu cấu trúc đều được xây dựng thành một mô hình khái quát Trong tiếng Việt, phần đông các nhà nghiên cứu đều dựa vào số

lượng kết cấu chủ - vị để phân biệt cấu trúc câu thành ba phạm trù: câu đơn, câu

phức và câu ghép

- Câu đơn: được cấu tạo bằng một kết cấu chủ – vị nòng cốt Với nòng cốt như vậy, câu đơn đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về tư duy và giao tiếp

- Câu phức: có hai kết cấu chủ – vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu chủ –

vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ – vị còn lại bị bao chứa và góp phần tạo nên một thành phần nào đó trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ…) Cụm chủ – vị

bị bao trùm tạo nên thành phần nào thì phức thành phần đó

- Câu ghép: là kiểu câu có từ hai kết cấu chủ – vị trở lên, trong đó không có kết cấu chủ – vị nào bao chứa kết cấu chủ - vị nào Các kết cấu chủ – vị có tính độc lập tương đối so với nhau, không là thành tố cấu tạo của nhau, tuy vậy vẫn có quan

hệ với nhau cả về ý nghĩa và ngữ pháp

Trong mỗi phạm trù cấu trúc trên lại phân biệt thành một số tiểu loại cấu trúc nhỏ hơn Chẳng hạn, trong câu đơntiếp tục phân thành câu đơn bình thường và câu đơn đơn đặc biệt; trong câu phức lại phân thành: câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ…; trong câu ghép lại phân thành câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập Ví dụ:

(15) Chao ôi! (câu đơn đặc biệt danh từ ghi lại cảm xúc)

(16) Cấm hút thuốc (câu đơn đặc biệt vị từ biểu thị sự cấm đoán)

(17) Ông Bụt xuất hiện khiến cho cô Tấm bàng hoàng (câu phức chủ ngữ) (18) Tôi thấy cô gái đang đến gần (câu phức vị ngữ)

(19) Nếu trời mưa thì đường lầy lội (câu ghép chính phụ)

Trang 22

(20) Bố tôi là bộ đội còn mẹ tôi là giáo viên (câu ghép đẳng lập)

1.3.2 Bình diện ngữ nghĩa

Bình diện ngữ nghĩa nghiên cứu nội dung của câu, hay nói cách khác, đây là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa câu xét ở mặt âm thanh với các sự vật, hiện tượng liên quan mà câu biểu hiện

1.3.2.1 Nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề)

a, Nghĩa sự tình

Nghĩa sự tình là thành phần nội dung phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng, hành động, tính chất, trạng thái trong thực tế hiện thực khách quan được biểu hiện trong câu qua lăng kính chủ quan của người nói hoặc người viết

(23) Tôi là giáo viên

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối vì trên thực tế còn một loại sự tình trung gian (đó là sự tình tồn tại)

b, Cấu trúc nghĩa miêu tả

Sự tình trong câu được phản ánh nhờ thành phần nghĩa miêu tả Thành phần này được ví như một màn kịch nhỏ mà động từ, vị ngữ là trung tâm của màn kịch

ấy Song, xung quanh động từ, vị ngữ là các tham thể (tham tố) Mỗi tham thể đảm nhiệm một vai nghĩa nhất định trong đó chủ ngữ cũng là một trong những tham thể

và nó được xem là tham thể quan trọng nhất Cấu trúc của nghĩa miêu tả gồm 2 thành phần: vị tố trung tâm (có thể là động từ, danh từ, tính từ) và tham thể (là các nhân tố tham gia vào sự tình, thường được biểu thị bằng danh từ, cụm danh từ, đại từ)

Trang 23

(26)Tôi buồn

Vị tố đòi hỏi hai tham thể (song trị), xuất hiện trong các vị tố tác động: làm cho vật bị hủy diệt, thay đổi trạng thái, tâm lý, hoạt động rời chuyển Ví dụ:

(27) Tôi xây một ngôi nhà

Ở đây “tôi” là chủ thể, “xây” là vị tố tác động và “một ngôi nhà” là đối thể

Vị tố đòi hỏi ba tham thể (tam trị) là những vị tố trao tặng, vị tố sai khiến.Ví dụ:

(28) Tôi tặng bạn một quyển sách

Vị tố đòi hỏi 4 tham thể (vị tố phát ngôn) Ví dụ:

(29) Mẹ nhắc tôi bảo Lan trả sách

b2)Tham thể (vai nghĩa)

Tham thể bắt buộc (tham thể cơ sở hay diễn tố) là những thực thể xoay xung quanh vị tố mà sự có mặt của chúng là do vị tố trong cấu trúc nghĩa đòi hỏi.Ví dụ:

(30) Tôi đánh nó

Tham thể không bắt buộc (còn gọi là tham thể mở rộng hay chu tố) là những thực thể xuất hiện trong sự tình, song sự có mặt của chúng không do vị tố đòi hỏi

mà do tình huống hoàn cảnh mách bảo Ví dụ:

(31)Tối qua, nó mời tôi đi chơi

Tham thể chỉ hoàn cảnh tương đương với trạng ngữ, bổ ngữ, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích chúng không thuộc cái nút của động từ,

Trang 24

có thể lược bỏ và không liên quan đến tính trọn vẹn của câu Tuy nhiên, chúng phải được ý nghĩa nêu ở động từ, được vị tố chấp nhận chứ không phải sự lắp ghép tùy thuộc Ví dụ:

(32) Chị Dậu chào chồng bằng hai hàng nước mắt.

Cấu trúc nghĩa miêu tả của ví dụ (32) có hai tham thể cơ sở: chị Dậu – chủ thể của hành động chào; chồng – đối thể được chào; tham thể mở rộng: bằng hai hàng

nước mắt – chỉ phương tiện của hành động chào Sự hiện diện của tham thể mở

rộng trong câu chỉ tùy thuộc nhu cầu thông tin và tình huống giao tiếp Nếu thiếu

tham thể mở rộng bằng hai hàng nước mắt thì cấu trúc nghĩa nòng cốt: chị Dậu

chào chồng vẫn tồn tại được

Tham thể bắt buộc và tham thể không bắt buộc chỉ có tính chất tương đối Một tham thể bắt buộc ở sự tình này có thể không bắt buộc ở sự tình khác

1.3.2.2 Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa của câu thể hiện thái độ hay quan hệ giữa người nói với người nghe, giữa người nói với sự tình được biểu hiện ở trong câu và giữa nội dung được đề cập tới trong câu với hiện thực ngoài thực tế khách quan Gồm 2 loại: tình thái của hành động nói và tình thái của phát ngôn

a, Tình thái của hành động nói

Tình thái của hành động nói thể hiện mục đích của người nói khi phát ngôn Tức là người nói định nói nhằm mục đích gì và được diễn đạt bằng 3 cách:

- Cách 1: dùng câu ngôn hành tức là câu có chứa các động từ ngôn hành (hay động từ ngữ vi) là động từ được thực hiện bằng lời nói ngay trong lúc nói, khi nói xong hành động cũng được thực hiện xong Ví dụ:

(33) Anh xin lỗi em!

- Cách 2: dùng câu phân loại theo mục đích nói trực tiếp như câu hỏi, câu cầu khiến… Ví dụ:

(34) Anh hãy đóng cửa lại.

- Cách 3: dùng câu phân loại theo mục đích nói gián tiếp, mục đích và hình thức không tương ứng nhau Ví dụ:

Trang 25

(35) Mai thi rồi, em đã học bài kỹ chưa? (hình thức là câu hỏi nhưng nhằm

mục đích nhắc nhở)

b, Tình thái của phát ngôn

Tình thái của phát ngôn là tình thái chỉ quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói với nội dung của câu hoặc người nghe Gồm có 3 loại: tình thái khách quan, tình thái chủ quan, tình thái liên cá nhân (còn gọi là tình thái quan hệ) Ví dụ:

(36) Bẩm các cụ, Phú ông đã ra đấy ạ.(tình thái quan hệ biểu thị thái độ kính

trọng)

(37) Chắc chắn, anh đã biết chuyện này từ trước (tình thái chủ quan biểu thị

thái độ tin cậy)

(38) Anh xem xét lại chứ tôi chưa bao giờ đến nhà anh (tình thái phủ định bác

- Làm rõ giá trị thông báo của câu đâu là tin cũ, đâu là tin mới

- Làm rõ mục đích của phát ngôn (người nói nói ra câu đó nhằm mục đích gì?)

- Làm rõ hàm nghĩa hay ẩn ý suy ra từ phát ngôn

Trong những năm gần đây, với việc xem xét câu trong hoạt động giao tiếp, bình diện dụng học quan tâm đến cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin của câu

1.3.3.1 Cấu trúc đề - thuyết

a, Khái niệm

Theo ngữ pháp chức năng thì cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt tương ứng với cấu trúc mệnh đề gồm hai phần đề và thuyết.Phần đề chỉ ra cái được nói đến trong

Trang 26

câu, thường là cái đã biết trong quá trình giao tiếp.Phần thuyết chứa đựng nội dung nói về phần đề, do đó nó là phần chứa đựng thông tin mới và là trọng tâm thông báo

b, Phương tiện đánh dấu sự phân chia đề thuyết

Phương tiện đánh dấu sự phân chia đề thuyết là các quan hệ từ thì, là, mà

- Từ thì: nếu câu xuất hiện từ thì, trước nó là đề, sau nó là thuyết Ví dụ:

(39) Anh Nam thì chăm chỉ

Tuy nhiên trong một số trường hợp từ thì không đánh dấu phân chia đề thuyết

Ví dụ:

(40) Anh quyến rũ tôi thì có

- Từ là: biểu thị quan hệ giữa phần đề và phần thuyết Ví dụ:

(41) Tình yêu là một điều kỳ diệu

Nếu câu xuất hiện cả thì và là thì ranh giới phân chia đề thuyết chính đa số nằm ở thì Ví dụ:

(42) Đàn bà thì nói nắng là mưa

Nhưng cũng có một số trường hợp ngược lại Ví dụ:

(43) Cách tốt nhất là chị thì xin lỗi anh, anh thì xin lỗi chị

- Từ mà có thể là ranh giới phân chia đề thuyết và phân chia tiểu cú Ví dụ:

(44) Người đàn ông mà được nhiều người thích thì sẽ khiến người phụ nữ lo

Trang 27

đâu là phần tin mới của câu Các phát ngôn dù có cùng mô hình cấu trúc ngữ pháp

thậm chí cùng trật tự thành tố nhưng xuất hiện trong các văn cảnh, tình huống khác

nhau mang những nhiệm vụ thông báo khác nhau

b, Căn cứ xác định cấu trúc thông tin

- Dựa vào ngữ điệu: thông thường phần tin mới được phát âm mạnh hơn phần

(46) Anh ấy là lớp trưởng

-Dựa vào trợ từ như: cũng, còn, cứ, lại, vẫn, đều, đã, sẽ, đang Ví dụ:

(47) Ngoài tuổi 30, Thị vẫn chưa có chồng

- Dựa vào khả năng tỉnh lược, phần có thể tỉnh lược là tin cũ, không thể tỉnh

lược là tin mới

- Dựa vào các từ lặp lại, các từ thay thế, các từ này chỉ là tin cũ Ví dụ:

(48) Nam là bạn thân nhất của tôi Nam đang học đại học

Trang 28

CHƯƠNG 2:CHỨC NĂNG CỦA QUAN HỆ TỪ BIỂU THỊ QUAN HỆ ĐIỀU KIỆN – HỆ QUẢ TRÊN CÁC BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP, NGỮ

NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG

Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu được xem là đơn vị tối thiểu để tiến hành hoạt động giao tiếp Nó vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp, vừa là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp Trong câu, các quan hệ từ, đặc biệt là quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả đảm nhiệm những vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi xem xét chúng từ các bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu

Để chỉ ra vai trò và chức năng của các quan hệ từ trên cả ba bình diện, chúng tôi tiến hành khảo sát 500 phiếu ngữ liệu có sử dụng các quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả Qua khảo sát, thống kê và phân loại, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Tiêu chí 1: Căn cứ vào hình thức, chia làm hai loại:

- Loại 1: Theo vị trí của quan hệ từ, có thể chia quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả ra làm 2 dạng: quan hệ từ biểu thị thành tố điều kiện đứng trước thành tố hệ quả và quan hệ từ biểu thị thành tố điều kiện đứng sau thành tố hệ quả

BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI NGỮ LIỆU THEO TIÊU CHÍ 1

Trang 29

BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI NGỮ LIỆU THEO TIÊU CHÍ 2

* Tiêu chí 2: Dựa vào nội dung ý nghĩa, có thể chia quan hệ từ biểu thị quan

hệ điều kiện – hệ quả ra làm 2 loại: điều kiện – hệ quả hiện thực (có thể xảy ra trong thực tế) và điều kiện – hệ quả giả định

BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI NGỮ LIỆU THEO TIÊU CHÍ 3

2.1 Chức năng ngữ pháp của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - hệ quả

Ngữ pháp học nghiên cứu về câu, tìm hiểu các quy tắc, cách thức liên kết các

từ thành cụm từ, và thành câu, các kiểu câu Trên bình diện ngữ pháp, các quan hệ

từ đảm nhiệm những chức năng, vai trò khác nhau

2.1.1 Đánh dấu chức năng ngữ pháp trong câu

Trong trường hợp bình thường, câu có hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và

vị ngữ, nó đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp

cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng Ngoài chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính, câu còn có các thành phần phụ như trạng ngữ, khởi ngữ (đề ngữ) Các thành phần này tuy vẫn nằm trong nòng cốt của câu nhưng không đóng vai trò quyết định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập về ngữ pháp của câu

Cũng như các loại quan hệ từ khác, quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả không đảm nhiệm vai trò làm thành tố chính và thành tố phụ trong câu mà chỉ

Trang 30

đảm nhận vai trò đánh dấu các chức năng ngữ pháp Ở đây, chúng ta đang đề cập đến vấn đề vị trí của quan hệ từ trong câu Vị trí chính là tổng thể các dấu hiệu hình thức của thành tố được xác định nhờ 3 yếu tố: sự phân bố của thành tố trong cấu trúc tuyến tính của ngôn ngữ; khả năng kết hợp của các thành tố và sự có mặt hay vắng mặt các hư từ Trong khóa luận, chúng tôi đi tìm hiểu kỹ về các chức năng của câu với sự có mặt của các quan hệ từ (hư từ) để thấy rõ tính trọn vẹn về nội dung và đầy đủ về hình thức của câu với các thành phần, từ đó làm rõ vai trò đánh dấu chức năng ngữ pháp của các quan hệ từ

Xem xét trên câu đơn, khi sử dụng quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả nó đảm nhiệm chức năng đánh dấu giữa trạng ngữ với thành phần nòng cốt của câu Khi quan hệ từ được sử dụng ở dạng đơn chỉ có quan hệ từ biểu thị điều kiện

(giá, hễ, nếu ) thì nó đảm nhận vai trò đánh dấu thành phần trạng ngữ chỉ điều kiện

Ví dụ:

(49) Nếu trúng, lão với tôi uống rượu [15, tr.95]

(50) Giá còn, tao cho thêm mày một vài đồng nữa [16, tr.352]

(51) Nếu thành công, ta không phải vất vả như thế này nữa [16, tr.279]

(52)Nếu rỗi, ông vừa đi vừa lách móng tay út gọt sẵn như lưỡi dao vào những

tờ giấy cuối cùng để rọc, và ngấu nghiến đọc một chập cho hết [16, tr.358]

Các ví dụ (49), (50), (51), (52) đều là các câu đơn có trạng ngữ chỉ điều kiện đứng ở đầu câu Sự hiện diện của điều kiện được nêu ở trạng ngữ là tiền đề cho sự xuất hiện của hệ quả được nêu ở nòng cốt câu Như ở ví dụ (49), trong điều kiện

“trúng” thì mới có chuyện (hệ quả) “lão với tôi uống rượu”, các ví dụ (50), (51), (52) cũng tương tự như vậy Với sự xuất hiện của các quan hệ từ “giá”, “nếu” đứng

ở đầu trạng ngữ, nó đảm nhận vai trò đánh dấu trạng ngữ chỉ điều kiện trong câu điều kiện này

Với các câu đơn chỉ điều kiện, quan hệ từ còn được sử dụng ở dạng kép với các cặp quan hệ từ Ví dụ:

(53) Nếu có thì bu em cho tôi một bát để tôi ăn cho mát ruột rồi tôi chết [16,

tr.224]

Trang 31

(54) Giá phải lúc khác thì anh đã cho ăn tát [16, tr.110]

Tương tự như ví dụ (49), (51), (52), quan hệ từ nếu ở ví dụ (53) cũng đảm

nhận vai trò đánh dấu trạng ngữ chỉ điều kiện trong câu nhưng ở đây có sự khác biệt

là các quan hệ từ được sử dụng theo cặp nếu – thì Với sự tham gia của quan hệ từ

thì, nó đảm nhiệm vai trò đánh dấu nòng cốt câu (cụm chủ – vị) phân biệt với trạng

ngữ chỉ điều kện của câu Còn ví dụ (54), giá đứng ở đầu trạng ngữ chỉ điều kiện có liên quan tới thời gian phải lúc khác, thì đứng sau trạng ngữ và đứng trước nòng cốt câu đánh dấu giữa trạng ngữ chỉ điều kiện và kết cấu nòng cốt anh đã cho ăn tát của

câu Ta có thể xem thêm các ví dụ sau để thấy được vai trò đánh dấu trạng ngữ chỉ điều kiện của các quan hệ từ:

(55)Nếu có việc thì còn phải lo gì nữa! [15, tr.121]

(56) Nếu không có việc thì thật tôi cũng không dám về [17, tr.107]

(57) Nếu cứ thay cái bộ máy thì lại như mới ngay [16, tr.181]

(58) Giá phải lần khác thì Ngạn đã gạt đi [15, tr.81]

(59) Nếu để mời mua báo gõ mõ thì tôi không mua đâu, vì tôi chỉ thích đập

trống [18, tr.149]

(60) Nếu chê ít thì ta mang về [16, tr.507]

Đảm nhận vai trò đánh dấu thành phần chính và thành phần phụ trong câu đơn, quan hệ từ biểu thị điều kiện – hệ quả khi xét trên câu ghép lại đảm nhận những vai trò khác nhau Ví dụ:

(61)Nếu ông làm việc, ông không sống lâu được đâu [15, tr 337]

(62) Nếu ông thong thả, mời ông lại đằng nhà chúng tôi mà xem [16, tr.294]

Khi tìm hiểu về các quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả, chúng tôi thấy nó chỉ được sử dụng trong các câu ghép chính phụ biểu thị quan hệ chính phụ của câu Hai ví dụ (61) và (62) là hai câu ghép chính phụ với vế phụ là vế chỉ điều

kiện còn vế chỉ hệ quả là vế chính Ở ví dụ (61), vế chính ông không sống lâu được

đâu là cái cốt lõi thể hiện thông tin muốn cung cấp của người nói, còn ông làm việc

chỉ là phần phụ nêu lên điều kiện cho sự xảy ra ở phần chính Ví dụ (62) cũng tương

tự, vế phụ ông thong thả chỉ là điều kiện cho hành động mời ông lại nhà chúng tôi

Trang 32

mà xem ở vế chính Quan hệ từ nếu ở đây đảm nhiệm vai trò đánh dấu vế phụ chỉ

điều kiện trong các câu ghép này Ví dụ:

(63)Nếu chẳng may ông tôi có thế nào, thì chúng tôi để ông tôi ở nghĩa trang

hội Hợp Thiện [16, tr.293]

(64)Nếu quý nương muốn, thì hôm nay ta đi bar chơi hơn [18, tr.93]

(65) Nếu ông không thương mà bắt giải thì vợ con tôi chết đói [15, tr.36]

Sự xuất hiện của cả cặp nếu – thì trên các ví dụ (63), (64), (65) làm rõ thêm

vai trò đánh dấu chức năng ngữ pháp của quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ

quả Nếu vẫn đảm nhiệm vai trò đánh dấu vế phụ chỉ điều kiện trong câu ghép còn

thì đánh dấu vế chính chỉ hệ quả của câu

Không dừng lại ở việc đánh dấu trạng ngữ chỉ điều kiện và đánh dấu vế phụ chỉ điều kiện của câu ghép, quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả còn giữ vai trò trong việc đánh dấu thành phần bổ ngữ chỉ điều kiện trong câu Ví dụ:

(66)Nó tự thấy đáng hổ thẹn nếu không đọc thơ như một kẻ tình địch

[18,tr.112]

(67)Cây sẽ chẳng sống được nếu thiếu ánh mặt trời

Các ví dụ (66), (67) sử dụng quan hệ từ nếu biểu thị điều kiện Xét về vị trí,

thành tố chỉ điều kiện đứng sau thành tố chỉ hệ quả còn xét về mặt cấu tạo ngữ pháp của câu, nó đứng trước thành phần bổ ngữ để bổ sung ý nghĩa cho phần đi trước nó

Ở ví dụ (66) ta thấy không đọc thơ như một kẻ tình địch là thành phần bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho sự việc nó tự thấy đáng hổ thẹn đi đằng trước nó; còn ở ví dụ (67)

bổ ngữ thiếu ánh mặt trời bổ sung ý nghĩa cho sự việc cây sẽ chẳng sống được Như vậy, quan hệ từ nếu ở đây đứng trước bổ ngữ đánh dấu thành phần bổ ngữ chỉ điều

kiện và phân biệt giữa bổ ngữ với thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) của câu Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy các quan hệ từ biểu thị quan

hệ điều kiện – hệ quả mặc dù không đảm nhận vai trò làm thành tố chính và thành

tố phụ trong câu nhưng lại giữa một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp của câu, nó đánh dấu các chức năng ngữ pháp, phân định giữa các thành phần chính – phụ của câu kể cả khi câu có sử dụng quan hệ từ ở dạng đơn hay dạng kép

Trang 33

Đặc biệt, loại quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện hệ quả này chủ yếu được sử dụng trong loại câu ghép chính phụ, nó còn đảm nhận vai trò đánh dấu giữa vế chính và vế phụ của câu ghép Trong trường hợp sử dụng cả cặp quan hệ từ

nếu thì hay giá thì , ta hoàn toàn có thể lược bỏ một trong hai quan hệ từ nếu

đứng trước vế chỉ điều kiện hoặc thì đứng trước vế chỉ hệ quả, thường thì quan hệ

từ đứng trước vế chỉ điều kiện sẽ dễ dàng bị lược bỏ hơn so với quan hệ từ đứng trước vế chỉ hệ quả Nhưng dù có lược bỏ bớt quan hệ từ hay hoán đổi vị trí của các thành phần ngữ pháp trong câu thì các quan hệ từ được sử dụng trong câu, dù đứng

ở vị trí nào đi chăng nữa vẫn đảm nhận vai trò đánh dấu chức năng ngữ pháp, phân định ranh giới giữa các thành phần câu

2.1.2 Nối kết các vế trong câu ghép

Câu ghép thuộc đơn vị giao tế bậc cao, so với câu đơn, câu ghép biểu hiện nhận thức nhiều mặt các hiện tượng khách quan và biểu đạt tính phức tạp bên trong các hiện tượng khách quan đó thông qua biện pháp tư duy phức tạp Theo Hoàng

Trọng Phiến: Về mặt nguồn gốc mà nói, câu ghép là hiện tượng tiếp theo sau và là

thành tựu cao của văn hóa ngôn ngữ [11;254] Từ phương diện cấu trúc mà nói, câu

ghép gồm các phần mà mỗi phần đều được xây dựng theo “công thức” câu đơn, chúng liên kết lại thành một thể thống nhất tương ứng theo mô hình cú pháp câu ghép Trên phương diện ý nghĩa, câu ghép biểu hiện nội dung thông báo phức tạp, giữa các bộ phận ý nghĩa trong câu có quan hệ rất chặt chẽ Trong tiếng Việt, khi nối liền hai vế để thành một tổng thể câu có thể sử dụng quan hệ từ như một phương tiện nối kết giữa các vế trong câu ghép Trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – hệ quả, quan hệ từ đóng vai trò quan trọng để nối kết giữa các vế của câu

Theo khảo sát thông kê và phân loại, chúng tôi thấy khi có quan hệ từ được sử dụng, ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng và chặt chẽ hơn, còn khi không sử dụng quan

hệ từ để biểu thị quan hệ điều kiện – hệ quả, ý nghĩa của hai vế câu trở nên mập mờ, lỏng lẻo Và ngoài việc dùng để nối kết các vế trong câu ghép, các quan hệ từ khác nhau còn biểu thị các ý nghĩa cụ thể khác nhau khi nối kết trong câu ghép ấy Ví dụ:

Trang 34

(68) Nếu quan không thương tình, thì tôi bị cái nạn ấy những hơn sáu chục

bạc [16, tr.184]

(69) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng [18, tr.170]

Ta thấy rõ, ở ví dụ (68), (69) nhờ có quan hệ từ nếu đứng ở đầu vế một và thì

đứng ở đầu vế hai nên ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, và cú pháp câu trở nên chặt

chẽ Cặp quan hệ từ nếu – thì ở đây biểu thị mối quan hệ qua lại giữa hai vế câu và nhờ có nó khi đọc lên ta thấy ngay được hệ quả là nhân vật tôi sẽ bị cái nạn ấy

những hơn sáu chục bạc với điều kiện quan không thương tình trong ví dụ (68), và

với việc tôi nói sẽ đi đến hệ quả chắc người ta cũng bằng lòng ở ví dụ (69) Vẫn câu

trên, khi ta bỏ cặp quan hệ từ này đi, câu sẽ trở nên mơ hồ về nghĩa và cấu trúc câu

sẽ trở nên lỏng lẻo, mỗi người sẽ có những cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩa của người tri nhận Ở đây, ta thấy được quan hệ từ đã nối kết hai vế câu để chúng liên quan đến nhau một cách chặt chẽ, và dựa vào nhau mà tồn tại Sự có mặt của các quan hệ từ làm cho các vế của câu có ngữ nghĩa kết hợp, mỗi vế không có nghĩa tự thân Các quan hệ từ được dùng để làm từ nối không tạo ra tính phụ thuộc của các vế câu mà chính nó tạo nên tính chất của mối liên hệ cú pháp giữa các vế của câu ghép Ở đây, tính chất chặt – lỏng, một chiều hay hai chiều của mối liên hệ

cú pháp cũng được biểu hiện Xem thêm các ví dụ:

(70) Nếu bác thôi thì tôi làm một mình sao được [16, tr.206]

(71) Nếu anh không làm hại tôi, thì làm gì tôi không lấy được người chồng tử

tế [16, tr.25]

(72) Nếu bà mặc bộ này thì không một người đàn ông nào lại không chạy

theo bà như chạy theo cô gái ngây thơ [18, tr.43]

Ở các ví dụ (68), (69), (70), (71), (72), ta thấy hai thành tố điều kiện và hệ quả được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cả câu là một chỉnh thể chặt chẽ không tách nhau được Sự hiện diện của quan hệ từ thuộc thành tố này làm tiền đề xuất hiện

cho quan hệ từ thuộc thành tố tiếp theo Hơn nữa, cặp quan hệ từ nếu – thì khi kết

hợp với nhau và được thể hiện trong câu ghép còn biểu hiện nghĩa giả thiết/điều

kiện – hệ quả trong mối quan hệ qua lại giữa hai vế câu Tương đương với nếu thì

Trang 35

giá cũng không chỉ giữ vai trò nối kết các vế câu, nó còn biểu hiện nghĩa giả thiết,

điều kiện ở đầu câu Ví dụ:

(73)Giá tôi ở nhà thì đâu đến nỗi [15, tr.31]

(74) Giá con lo được để ông che đỡ cho thì còn gì bằng nữa [15, tr.230]

Trong câu điều kiện – hệ quả, hễ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu

thị mối quan hệ này và nối kết giữa các vế của câu ghép đó Ví dụ:

(75) Hễ nói dối tao mà trốn vào đâu thì đừng ăn cái tết này thôi [16, tr.339] (76) Hễ mỗi lần gặp Mai là bà nhớ đến con trai bà

Khác với giá, nếu có thể đứng ở vế sau, hễ luôn đứng ở vế trước (đầu câu)

không chỉ giữ vai trò nối kết mà nó còn biểu hiện mối quan hệ liên nhân quả Quan

hệ từ hễ sẽ gây ra điều kiện cho vế hệ quả diễn ra ở sau bằng sự kết hợp của là hô

ứng

Vai trò nối kết trong câu ghép của quan hệ từ biểu thị điều kiện hệ quả thể hiện tính chất chặt – lỏng của phép nối Tính chất chặt – lỏng của câu ghép biểu hiện xu hướng phức tạp hóa các quan hệ khác nhau của một câu Trong câu ghép lỏng, ta dễ dàng có thể rút gọn một chủ ngữ, nhất là khi hai chủ ngữ cùng được biểu hiện bằng danh từ hay đại từ.Ví dụ:

(77) Giá ông không ngại,thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng [15, tr.186] (78) Giá con tham tâm, thì con lấy rồi [16, tr.534]

Danh từ ông trong ví dụ (77) và đại từ con ở ví dụ (78)ở cả hai vế đều đóng

vai trò làm chủ ngữ và ta hoàn toàn có thể rút gọn chủ ngữ ở vế một hoặc chủ ngữ ở

vế hai để tạo thành các câu mới và các câu mới tạo lập này mặc dù đã bị rút gọn chủ ngữ của một trong hai vế nhưng vẫn đảm bảo cho nội dung thông báo của câu được chuyển tải đến người đọc, người nghe một cách trọn vẹn và không gây ra sự mơ hồ trong cách hiểu

Như vậy, cả 2 ví dụ (77) và (78) đều là những câu ghép lỏng nhưng các quan

hệ từ được sử dụng lại thuộc phép nối chặt Trong tiếng Việt, câu ghép lỏng có khả năng rút gọn chủ ngữ khá phổ biến và nó dễ tạo ra những biến thể khác nhau của cùng một mô hình cấu trúc Nhưng phải nói rằng, những câu ghép này có thể rút

Ngày đăng: 25/10/2017, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w