Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm rượu của công ty cổ phần avinaa

31 765 2
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm rượu của công ty cổ phần avinaa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm rượu của công ty cổ phần avinaa

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường rượu hiện nay rất phong phú , đa dạnh về chủng loại, mẫu mã, chất lượng với khoảng trên 25 doanh nghiệp tên tuổi và hàng trăm sở sản xuất nhỏ tham gia. Sự cạnh tranh ở thị trường này rất khốc liệt. Các thương hiệu nổi tiếng như: thăng long, vodka hà nội. đà lạt, …và rả nhiều sản phẩm nhập ngoại nữa. Vì vậy để tồn tại và phát triển trên thị trương công ty cần các chiến lược marketing riêng để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Rượu là một sản phẩm đặc trưng. Và là sản phẩm mùa vụ, được tiếp thị bán mạnh vào các dịp lễ tết, hội, đinh chùa, cưới hỏi…còn những tháng nóng thì mức tiêu thụ giảm . vì vậy , chiến lược phân phối sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất rượu , giúp đưa sản phẩm đén tay người tiêu dùng cuối cùng đúng thời điểm họ mong muốn. Thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả là doanh nghiệp đã tạo nên được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Hiện tại , sản phâm rượu của công ty cổ phần aviana đã tiêu thụ rộng khắp từ bắc vào nam . sản phẩm được bán thông qua : nhà hàng , khách sạn , cửa hàng , đại lý. Tuy nhiên sản phẩm chủ yếu bán qua các nhà hàng khách sạn. thể thấy hệ thống phân phối của công ty vẫn còn nhiều hạn chế , còn só sự chồng chéo, và cạnh tranh giữa các đại lý phân phối , mạng lưới hoạt động chưa thực sự hiệu quả cao. Do đó em đã lựa chọ đề tài : “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm rượu của công ty cổ phần avinaa “ làm đề án cho mình. 1 Chương I: NHỮNG SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI. 1.1. Những vấn đề bản về hệ thống kênh phân phối. 1.1.1. Khái niệm kênh phân phối rất nhiều khái niệm về kênh phân phối tùy theo những góc độ nghiên cứu khác nhau. Xét theo quan điểm marketing, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ với các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. 1.1.2. Các dòng chảy trong kênh marketing. Khi một kênh phân phối đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất hiện trong nó. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên của kênh. Từ quan điểm quản lý kênh, những dòng chảy quan trọng là: Dòng vận động của sản phẩm về mặt vật chất; dòng đàm phán hay thương lượng; dòng chuyển quyền sở hữu; dòng thông tin; dòng xúc tiến; dòng thanh toán; dòng chia sẻ rủi ro; dòng tài chính; dòng đặt hàng; dòng thu hồi và tái sử dụng bao gói Trong kênh phân phối sản phẩm bếp điện từ, nhấn mạnh 5 dòng chảy: dòng vận động của sản phẩm về mặt vật chất, dòng thông tin,dòng xúc tiến, dòng đặt hàng, dòng thanh toán, dòng đàm phán hay thương lượng. Các dòng chảy vận động không ngừng, cung cấp sự kết nối và ràng buộc các thành viên kênh và các tổ chức bổ trợ trong quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ. Khi kênh phân phối tồn tại tức là các dồng chảy này tự hình thành và vận động thông qua chế “kéo” và “đẩy”. Tuy nhiên, để các dòng chảy này vận động thông suốt à hiệu quả, các dòng này cần phải được quản lý. Chìa khóa để làm các dòng chảy trong kênh thông suốt là sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên kênh và thiết lập chế vận hành của mỗi dòng chảy một cách hợp lý. Quan hệ giữa các thành viên trong kênh và các hành vi bản ứng với quan hệ nó là một trong những vấn đề được đề cập đến trong tổ chức kênh phân phối. 1.1.3. Các hình thức tổ chức kênh phân phối. Ngoài vấn đề nêu trên, tổ chức kênh phân phối còn đề cập đến vai trò lãnh đạo/ điều khiển kênh. Nếu sắp xếp theo tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau tăng dần, thì 3 hình thức tổ chức kênh phân phối, bao gồm: kênh trao đổi đơn, kênh truyền thống, kênh liên kết dọc (VMS). 2 Trong kênh VMS các thành viên tham gia vào kênh đều thừa nhận và mong muốn phụ thuộc vào nhau, dựa trên việc họ hiểu rằng lợi ích dài hạn của mỗi thành viên kênh sẽ được đảm bảo khi lợi ích dài hạn của cả kênh được đảm bảo. Đặc điểm của VMS hợp đồng: Sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh được xác định trong một hợp đồng. Nội dung chính của hợp đồng bao gồm sự phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động phân phối hàng hóa và giữa các thành viên kênh. Các điều khoản được thảo thuận trong hợp đồng sẽ là sơ sở cho việc quản lý điều hành hoạt động của kênh. Kênh phân phối nhiều loại trung gian nhưng thể tạm chia thành bốn loại bản: Nhà bán buôn; Nhà bán lẻ; Đại lý và môi giới; Nhà phân phối. 1.1.4. Các loại hình trung gian trong kênh phân phối. 1.1.4.1. Đại lý và môi giới Đại lý là hình thức bán hàng rất hiệu quả cho các nhà cung cấp cũng như sự tiện lợi cho khách hàng. Đại lý là trung gian tiêu thụ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, vừa là bên mua đối với bên cung cấp lại vừa là bên bán đối với khách hàng. Địa điểm đặt đại lý thường là những nơi lộ chính, dễ nhìn thấy, gần các trung tâm buôn bán của địa phương. 1.1.4.2. Nhà bán lẻ Bộ phận tiếp xúc với người tiêu dùng nhiều nhất là các nhà bán lẻ. Đây là bộ phận trung gian đông đảo nhất, len sâu toả rộng nhất trên mọi địa bàn kinh tế. Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Đại lý và môi giới Nhà phân phối 3 Hình 1.1: Các loại hình trung gian trong kênh phân phối Nhà bán lẻ mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Khi mua của nhà bán lẻ, khách hàng chỉ giao dịch với nhà bán lẻ mà không quan hệ với nhà sản xuất. Giao dịch giữa nhà bán lẻ và khách hàng là hợp pháp. 1.1.4.3. Nhà bán buôn Nhà bán buôn thường lượng vốn lớn, địa điểm không đòi hỏi cao. Khách hàng của họ thường là nhà bán lẻ, khách hàng lớn nên giá trị xuất bán mỗi lần thường lớn hơn giá trị mỗi lần xuất bán của nhà bán lẻ. Khi nhận định nguồn hàng sẽ khan hiếm trong khi giá cả leo thang hoặc lượng cung trên thị trường sẽ thiếu trong một tương lai gần, họ sẵn sàng móc một lượng lớn hầu bao mua dự trữ với giá bằng hoặc thấp hơn, thậm chí cao hơn giá thị trường hiện tại rồi đợi đúng thời điểm khan hiếm, họ sẽ tung hàng với giá cao hơn, thu nhiều lợi nhuận. Cũng như nhà bán lẻ, nhà bán buôn chia sẻ rủi ro với nhà cung cấp dịch vụ. 1.2. Nội dung bản của tổ chức và quản lý kênh phân phối trong doanh nghiệp. 1.2.1.Tổ chức (thiết kế) kênh Thiết kế kênh là đưa ra những quyết định liên quan đến việc phát triển kênh phân phối mới ở những nơi chưa tồn tại hoặc để cải tiến những kênh phân phối hiện tại. Ở đây, chúng ta xem xét việc thiết kế kênh dưới góc độ “hoàn thiện hệ thống kênh phân phối” thông qua việc xác định các mối quan hệ giữa các biến số của công ty, tuyên truyền mục tiêu và chiến lược marketing với việc thiết kế kênh phân phối. 1.2.1.1. Thị trường mục tiêu và việc thiết kế kênh. Trong tổ chức kênh phân phối, các đặc điểm của thị trường mục tiêu là yếu tố bản nhất định hướng cho các thiết kế cấu trúc và kiểu quan hệ trong kênh phân phối; cấu trúc kênh phân phối phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn nhận được từ các kênh phân phối bao gồm thông tin, sự tiện dụng, đa dạng và dịch vụ khách hàng kèm theo. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm của thị trường mục tiêu là địa lý thị trường, quy mô, mật độ và hành vi khách hàng. Địa lý thị trường: Mọi hoạt động phân phối đều gắn với một khu vực thị trường nhất định. Các dữ liện thông tin về một số khu vực địa lý: tỉnh, thành phố, nông thôn, miền núi…… là sở để các nhà quản lý phân chia vùng thị trường. những khó khăn về thị trường mà buộc các nhà doanh nghiệp không thể xây dựng hệ thống kênh phân phối do chi phí quá lớn, công tác vận chuyển phức tạp. Đồng thời một sự thay đổi của địa lý thị trường cũng thể là 4 hội lớn của doanh nghiệp, nhà quản lý phải nhanh nhạy nắm bắt được những vấn đề này vì nó liên quan mật thiết đến việc thiết kế kênh. Quy mô thị trường: Số lượng khách hàng xác định quy mô của thị trường. Thị trường số lượng khách hàng càng lớn thì việc sử dụng trung gian lại càng cần thiết. Ngược lại, nếu thị trường số lượng khách hàng nhỏ nhưng quy mô của mỗi khách hàng lớn, công ty nên bán trực tiếp tránh sử dụng trung gian. Mật độ thị trường: Số lượng khách hàng trên một đơn vị diện tích xác định mật độ thị trường. Mật độ thị trường càng thấp thì phân phối càng khó khăn và tốn kém. Nói cách khác, thị trường càng phân tán thì càng cần sử dụng các trung gian và ngược lại, thị trường càng tập trung thì càng nên sử dụng ít trung gian. Hành vi của thị trường: Hành vi thị trường thể hiện ở 4 loại sau: Người tiêu dùng mua như thế nào? Mua ở đâu? Mua khi nào? Ai mua? Mỗi người hành vi của khách hàng thể những ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc kênh. Nhiệm vụ của các thành viên kênh là phải đảm bảo sự mặt của hàng hóa trên thị trường bất kỳ lúc nào khách hàng muốn. Tuy nhiên nhà quản lý cần phải làm sao cho lượng tồn kho của các thành viên kênh là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo được tính sẵn của hàng hóa. Đây là yêu cầu của việc thiết kế kênh. Kiều cửa hàng mà người tiêu dùng cuối cùng lựa chọn và vị trí của nó sẽ quyết định thị trường mua ở đâu. Nó liên quan chặt chẽ đến yếu tố địa lý thi trường. những khách hàng thích mua tại chợ, người muốn mua ở siêu thị, đại lý… tất cả đó là thói quen của khách hàng và nhà quản lý phải tìm hiểu xem thói quen đó như thế nào và nó dễ thay đổi không. Ngày nay công việc bận rộn khiến mọi người luôn cảm thấy thiếu thời gian, vì vậy hệ thống kênh phân phối cần phải bảo đảm sự thuận tiện và dễ dàng trong mua bán, dễ phân biệt với các cửa hàng khác. 1.2.1.2. Các yếu tố của Công ty và việc thiết kế kênh. Các yếu tố bên trong công ty chính là sức mạnh để công ty quyết định mình thể vươn tới các thị trường mục tiêu hay không và vươn tới đó bằng cách nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Quy mô của công ty: sẽ quyết định đến kiểu kênh, quyết định phân phối tối ưu các công việc phân phối cho các thành viên kênh. Khả năng tài chính: đây là một trong những lý do mà công ty phải sử dụng trung gian. Khả năng tài chính tốt thì công ty ít phải phụ thuộc vào các thành viên 5 kênh và vì vậy cấu trúc kênh của công ty lựa chọn sẽ khác với các công ty khả năng như mình. Sự trợ giúp về quản lý: đây là một bằng chứng tích cực thể hiện sự quan tâm của nhà sản xuất. Các thành viên kênh luôn muốn biết nhà sản xuất sự trợ giúp họ trong việc quản lý kinh doanh không. Sự trợ giúp này được thể hiện trên nhiều mặt: đào tạo, phân tích tài chính, phân tích môi trường. 1.2.1.3. Chiến lược marketing và việc thiết kế kênh. Chiến lược kênh phân phối phải luôn đặt trong chiến lược Marketing chung của toàn doanh nghiệp. Nếu công ty đang xác định là mở rộng thị trường, phải đảm bảo tính sẵn sàng của sản phẩm thì lúc này công ty nên sự ưu tiên hệ thống kênh phân phối. Song kênh phân phối chỉ là một bộ phận trong hệ thống marketing – mix, nó quan hệ hữu với các biến số khác. Sự thành công của hệ thống kênh phân phối gắn liền với sự thành công của hệ thống marketing – mix để thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường mục tiêu. 1.2.2. Tuyển chọn thành viên kênh. Công việc tiếp theo mà các nhà quản lý cần thực hiện là tuyển chọn các thành viên kênh. Như chúng ta đã biết, để thiết kế được một hệ thống kênh phân phối hiệu quả công ty phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Nhưng bù vào đó công ty cả một lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, góp phần vào việc hình thành nên hệ thống kênh phân phối đó là công tác tuyển chọn các thành viên kênh. Các thành viên của kênh mặc dù là các doanh nghiệp cá nhân độc lập nhưng đều là sự mở rộng của nhà sản xuất và các thành viên này sẽ tác động trở lại nhà sản xuất. Chính vì vậy, bất kỳ một công ty nào cũng phải tuyển chọn các thành viên kênh một cách cẩn thận để họ tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như uy tín của doanh nghiệp sau này. 1.2.2.1. Tìm kiếm danh sách các thành viên kênh tiềm năng. rất nhiều thông tin giá trị giúp nhà quản lý kênh tìm kiếm được thành viên kênh đó là: Tổ chức bán hàng theo khu vực Các nguồn thương mại Các khách hàng Ngoài ra công ty còn thể sử dụng các nguồn khác như: Quảng cáo; tham gia hội chợ; thông qua báo chí, ngân hàng, tư vấn 1.2.2.2. Các tiêu chuẩn lựa chọn thành viên kênh. 6 Các tiêu chuẩn này được đặt ra theo yêu cầu của từng công ty. Tuy nhiên một số tiêu chuẩn mà mọi công ty đều phải thông qua là: Điều kiện tín dụng và tài chính: đây là tiêu chuẩn được lựa chọn nhiều nhất để chấp nhận các thành viên kênh trong tương lai. Do vậy các nhà sản xuất đều phải điều tra xem trong những thành viên tiềm năng, thành viên nào đủ khả năng tài chính đáp ứng được yêu cầu của công ty. Sức mạnh bán hàng: đây là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng của các thành viên kênh. Tiêu chuẩn này được đánh giá dựa vào các thước đo: Chất lượng của lực lượng bán Số lượng người bán thực sự đang làm việc Khả năng hỗ trợ của lực lượng bán hàng Khả năng bao phủ thị trường: các nhà sản xuất luôn cố gắng để đạt được việc bao phủ thị trường với ít nhất sự trùng lặp. Chính vì vậy mà sử dụng các thành viên kênh hiệu quả sẽ tránh được sự trùng lặp, tránh gây xung đột và sự lãng phí về tiền của. Hoạt động bán: thông tin này cho biết về hoạt động bán hàng của các trung gian Khả năng quản lý: thành viên giá trị là những thành viên khả năng quản lý tốt. Nhiệm vụ của họ là phải quản lý một đội ngũ bán hàng của mình, tổ chức duy trì lực lượng bán, đào tạo và phân chia công việc cho họ đề họ được những kỹ năng trong công tác bán hàng. 1.2.3. Khuyến khích và đánh giá các thành viên kênh. 1.2.3.1. Khuyến khích các thành viên kênh. Mối quan hệ giữa các thành viên kênh và nhà sản xuất là mối quan hệ hai chiều. Mối quan hệ đó càng thân thiết càng dễ đi đến mục tiêu chung của cả hệ thống. Muốn vậy nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các trung gian và hướng giúp đỡ giải quyết. Trợ giúp về dòng sản phẩm: nhà sản xuất đảm bảo cung cấp cho các thành viên kênh dòng sản phẩm tốt nhất, khả năng bán được với doanh số cao, đạt được lợi nhuận cao. Trợ giúp về quảng cáo và xúc tiến bán hàng: một chiến dịch quảng cáo là cách lôi cuốn tốt nhất đối với người tiêu dùng vì khi đó họ sẽ biết đến sản phẩm, biết đến công ty và khi đó hội bán hàng sẽ tăng lên. Sự trợ giúp về quản lý: công ty nên đào tạo một lực lượng nhân viên bán hàng để họ khả năng trong việc phân tích và xúc tiến thị trường. 7 Ngoài các biện pháp trên, nhà sản xuất còn phải giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn về sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, về sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất phải để cho các nhân viên thấy rằng họ được sự giúp đỡ khi họ tham gia vào hệ thống kênh phân phối của nhà sản xuất, đồng thời sự giúp đỡ này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian họ là thành viên của kênh. Nhà sản xuất phải thấy được rằng các trung gian chính là khách hàng của mình. Và khi đó việc thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của các trung gian là vô cùng cần thiết. Nhà sản xuất phải thường xuyên động viên, khuyến khích các trung gian. Song khuyến khích bằng cách nào để nó đem lại hiệu quả cao nhất là một vấn đề không đơn giản. Để thể những biện pháp khuyến khích thích hợp thì công ty phải thực sự hiểu được các thành viên trong hệ thống kênh phân phối. Bên cạnh những biện pháp khuyến khích đó, nhà quản lý cũng phải xây dựng những hình thức phạt thích hợp đối với các thành viên hoạt động không hiệu quả. Biết kết hợp hài hòa giữa thưởng và phạt là một nghệ thuật trong quản lý. 1.2.3.2. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Bước cuối cùng của mỗi công việc là phải đánh giá kết quả. Với các thành viên kênh cũng vậy, việc đánh giá hoạt động của họ là rất quan trọng, mang tính thời kỳ và là sự xem xét tổng hợp. Mặc dù rất nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động của các thành viên kênh song hầu hết các nhà sản xuất sử dụng các yếu tố như: khối lượng bán, duy trì tồn kho, khả năng cạnh tranh, thái độ của các thành viên trong kênh. Hoạt động bán: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất và hay được sử dụng nhất là để đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Thông thường người quản lý đánh giá hoạt động bán dựa trên: • Doanh số bán hiện tại của các thành viên kênh so với lượng bán hàng trong lịch sử. • So sánh khối lượng bán của mỗi thành viên kênh với tổng lượng bán của các thành viên kênh. • Lượng bán của từng thành viên kênh so với các chỉ tiêu đã được xác định trước. Từ kết quả so sánh nhà quản lý sẽ biết được thành viên nào hoạt động hiệu quả, so sánh nó với những chi phí đã bỏ ra cho hoạt động kênh, cho từng thành viên kênh để từ đó hướng đầu tư thích hợp. 8 Duy trì tồn kho: lượng tồn kho được thể hiện trong hợp đồng buôn bán của các thành viên kênh. Xác định một mức tồn kho đều đặn là cần thiết bởi nó đảm bảo tính sẵn của hàng hóa trên thị trường. Hoạt động tồn kho được thể hiện bởi: • Mức tồn kho trung bình của các thành viên kênh là bao nhiêu? • Điều kiện và phương tiện tồn kho như thế nào? Ngoài ra, các nhà quản lý phải đánh giá hoạt động của các thành viên kênh dựa trên sức cạnh tranh của các thành viên đó. Thông qua hoạt động đánh giá, nhà quản lý biết được thành viên nào hoạt động hiệu quả để từ đó kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ kịp thời, tạo nên cấu trúc kênh tốt nhất đáp ứng được với sự đòi hỏi của thị trường. 9 Chương II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM RƯỢU VODKA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AVINAA 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHUNG VỀ CÔNG TY RƯỢU VODKA AVINAA 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Vào đầu những năm 2000, Kỹ sư Tô Văn Năm, Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty AVINAA, đã trăn trở làm sao để được một loại sản phẩm vừa là để dân tộc Việt Nam tự hào về nó, vừa là để qua sản phẩm thể giới thiệu đến thế giới về Việt Nam. Xét thấy vodka hội tụ đủ điều kiện để thực hiện ước mơ của mình cho Đất Việt bởi lẽ trên thị trường Việt Nam tất cả các sản phẩm vodka nội địa đều là những vodka bình dân và chưa sở sản xuất nào thực sự dám đầu tư một cách bài bản, nghiêm túc để xây dựng một nhà máy dây chuyền sản xuất tối tân, công nghệ vodka hiện đại như các hãng hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, bản thân Kỹ sư Tô Văn Năm rất nhiều kiến thức về rượu bởi lẽ Kỹ sư Năm từ bé đã chính kiến bố của mình nấu rượu thường xuyên và sau đó lớn lên đã trải nghiệm qua việc kinh doanh rượu ở xứ Kinh Bắc, rồi sau này đọc rất nhiều sách về rượu. Chính vì vậy Kỹ sư Năm đã quyết tâm cùng với em trai của mình là Tiến sĩ Tô Văn Nhật nghiên cứu, tìm hiểu và mời các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về rượu trong nước và các chuyên gia thế giới như Đức, Anh Quốc và Mỹ tham gia tư vấn và lập dự án để xây dựng một nhà máy sản xuất rượu vodka với công nghệ tối tân nhất thế giới nhằm mang đến cho đất Việt những sản phẩm vodka cao cấp nhất trong khu vực Châu Á. Năm 2009, sau 6 năm xây dựng và lắp dựng kể từ năm 2003, thì Nhà máy rượu AVINAA đã chính thức đi vào hoạt động. Kể từ khi sản phẩm đầu tiên ra đời, Kỹ sư Tô Văn Năm, Tiến sĩ Tô Văn Nhật đã cùng với các chuyên gia và kỹ sư của mình không ngừng nghiên cứu bổ sung các dòng sản phẩm cũng như nghiên cứu mở rộng để AVINAA mãi mãi là thương hiệu dẫn đầu Châu Á cả về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, và kiểu cách phục vụ. 2.1.2 Giới thiệu sản phẩm rượu vodka của công ty cổ phần aviana Vodka là loại đồ uống chiếm đa số ở các nước Đông Âu. Nó được làm bằng cách lên men sau đó chưng cất dung dịch đường lên men và xử lý sau chưng cất. Nguyên liệu để sản xuất vodka chủ yếu được làm từ ngũ cốc, khoai tây, sắn, 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan