1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

11 2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 143,03 KB

Nội dung

Ngày nay, kế toán quản trị không còn xa lạ đối với các nhà quản lý doanh nghíệp. Kế toán quản trị cung cấp thông tin định lượng tình hình kinh tế- tài chính về hoạt động doanh nghiệp cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp và kế toán quản trị là một bộ phận kế toán linh hoạt do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý.

Họ tên : Trịnh Thị Thu Phương Lớp : QTKD Tổng hợp cuối tuần BÀI KIỂM TRA Môn: Quản trị chi phí kinh doanh Đề bài: Đánh giá công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Ngày nay, kế toán quản trị không còn xa lạ đối với các nhà quản lý doanh nghíệp. Kế toán quản trị cung cấp thông tin định lượng tình hình kinh tế- tài chính về hoạt động doanh nghiệp cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp và kế toán quản trị là một bộ phận kế toán linh hoạt do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý. Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Về mặt luật pháp, thuật ngữ kế toán quản trị được ghi nhận chính thức trong luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/6/2008. Việc ban hành thông tư 53/2006/TT-BTC bước đầu đã đề cập, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng và tổ chức công tác kế toán quản trị vào thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tùy theo đặc điểm và tình hình của từng doanh nghiệp mà cần phải tổ chức công tác kế toán quản trị sao cho phù hợp. Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng quản lý. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị của Acecook Việt Nam chưa được thực sự quan tâm đầy đủ về mọi mặt. Đề tài xin đánh giá sơ qua công tác kế toán quản trị tại Acecook Việt Nam, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng quản lý của công ty. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.Khái niệm về kế toán quản trị: Kế toán quản trị là khoa học thu thập xử lý cung cấp thông tin về tình hình họat động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phục vụ người quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị. 1 2.Phân biệt kế toán quản trịkế toán tài chính: Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu kế toán tài chính là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng năm của Acecook Việt Nam cho các cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm các nhà đầu tư, khách hàng. Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trịkế toán tài chính cũng nhiều điểm giống nhau bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm thủ tục, nhân sự và hệ thống máy tính để thu thập và lưu trữ các dữ liệu tài chính của tổ chức. thể tóm tắt sự giống và khác nhau giữa kế toán quản trịkế toán tài chính theo bảng sau: Bảng 1: Phân biệt kế toán quản trịkế toán tài chính Căn cứ phân biệt Kế toán tài chính Kế toán quản trị a. Giống nhau - Cùng nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế, pháp lý để quản lý, điều hành tổ chức - Cùng ghi nhận và thể hiện trách nhiệm, quyền lợi vật chất, pháp lý của tổ chức, nhà quản trị - Cùng sử dụng thông tin đầu vào trên hệ thống thông tin kế toán căn bản b. Khác nhau * Mục đích - Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các BCTC - Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động SXKd * Đối tượng phục vụ - Các nhà quản lý doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, quan thuế, quan tài chính, quan thống .) - Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc .) * Đặc điểm của thông tin - Phản ánh quá khứ - Tuân thủ thống nhất theo các nguyên tắc, chuẩn mực của chính sách kế toán - Chủ yếu thể hiện bằng thước đo giá trị - Chú ý và hướng về tương lại - Đặt nhu cầu tối ưu về linh hoạt, kịp thời - Được đo lường bằng bất kỳ các đơn vị hiện vật, thời gian lao động, giá trị. * Phạm vi của thông tin - Liên quan đến việc quảntài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. - Liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân liên quan. * Kỳ báo cáo - Định kỳ, theo qui định chung - Thường xuyên, khi nhu cầu * Quan hệ với các lĩnh vực khác - Ít mối quan hệ với các môn khoa học khác - Kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: kinh tế học, thống kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư * Tính bắt buộc theo luật định - tính bắt buộc theo luật định (Số sách báo cáo ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất) - Không tính bắt buộc (Doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tình hình thực tế để tổ chức hay không sao cho hiệu quả) 2 3.Quá trình quản lý: Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) bản: *Lập kế hoạch: Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định. *Tổ chức và điều hành hoạt động: trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. *Kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập. *Ra quyết định: Là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các quyết định đều nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định. 4.Mục tiêu của kế toán quản trị Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các 3 chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị bốn mục tiêu chủ yếu như sau: - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định - Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức - Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức - Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức 5.Nội dung bản của kế toán quản trị trong doanh nghiệp: * Xét theo thông tin kế toán quản trị cung cấp: - Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh - Kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm - Kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh - Kế toán quản trị hoạt động đầu tư, tài chính - Kế toán quản trị hoạt động khác của doanh nghiệp * Xét theo mối quan hệ với chức năng quản lý: - Chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp - Lập dự toán chung, dự toán chi tiêu - Cung cấp thông tin để thực hiện kết quả các mục tiêu - Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị 6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp - Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán - Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị - Tổ chức phân tích thông tin kinh tế, tài chính Do vậy, để thực hiện được công tác kế toán quản trị tại mỗi doanh nghiệp, các công việc chính cần triển khai là: + Tổ chức bộ máy đảm nhận công tác + Tổ chức thu nhận thông tin + Xây dựng nội dung công việc + Thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị 4 II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI ACECOOK VIỆT NAM: 1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam: Là một nhà sản xuất mỳ ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993 với số vốn đầu tư 4 triệu USD. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam- vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008. Acecook Việt Nam hiện đang sở hữu 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mỳ ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, . với những thương hiệu quan thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, nicecook, Bestcook, Oh Ricey, . Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị đầy đủ về kiến thức và chuyên môn. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng hàng năm đạt 85%. Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700 đại lý phân phối rộng khắp cả nước. Ngoài ra các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu đi các nước như Nga, Mỹ, Cộng hòa Sec, Úc, Malaysia, . 2. Tình hình tổ chức công tác kế toán quản trị tại Acecook Việt Nam: - Acecook Việt Nam mang đặc điểm của một công ty thương mại, không trực tiếp quản lý và theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm (công việc này được giao thẳng cho các đơn vị sản xuất tự hạch toán chi phí và định giá thành), nhưng sẽ phụ trách việc marketing, phân phối cho các sản phẩm. - Acecook Việt Nam là một công ty kinh doanh đa dạng các sản phẩm, phạm vi rộng (cả trong và ngoài nước). Do vậy, vấn đề thanh toán và các khoản công nợ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động. Hiện tại, Acecook Việt Nam mới thực hiện được một số nội dung công tác kế toán quản trị sau: + Tổ chức sổ sách kế toán quản trị (trọng tâm là các sổ kế toán chi tiết) + Lập các báo cáo kế toán quản trị - Lập dự toán 5 3. Đánh giá công tác tổ chức kế toán quản trị tại Acecook Việt Nam: * Ưu điểm: - Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình phân tán, như vậy sẽ làm giảm tải được công việc và áp lực cho Phòng sản xuất và Phòng kinh doanh của công ty, phù hợp với hình thức kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. - Tổ chức sổ sách: Các tài khoản được phân cấp chi tiết, đầy đủ nên việc theo dõi các khoản mục, cũng như đối tượng phát sinh cũng sẽ được chi tiết hóa theo đó. - Báo cáo kế toán quản trị: tương đối đầy đủ và đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên quan đến các mặt hoạt động của Công ty. - Lập dự toán: Bước đầu đã sự kết hợp giữa phòng Kế toán và phòng Kế hoạch của công ty. * Nhược điểm: - Tính độc lập: + Acecook chưa tổ chức kế toán quản trị riêng, thông tin kế toán quản trị chủ yếu lấy từ thông tin của mảng kế toán tài chính mà chưa sự liên hệ với các phòng ban khác. + Một số công việc thuộc phạm vi của kế toán quản trị như lập kế hoạch cũng đã được công ty tổ chức thực hiện nhưng không quy củ, bài bản, đan xem giữa công việc của kế toán quản trịkế toán tài chính. + Kế toán tổng hợp kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ chủ yếu của 1 kế toán viên quản trị nên công việc nhiều khi bị chồng chéo, dẫn đến không đạt hiệu quả như mong đợi. - Tổ chức sổ sách: Việc mã hóa và trình bày các tài khoản chi tiết chưa được thống nhất theo một phương pháp cụ thể, dẫn đến việc sắp xếp và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận biết đối tượng. - Báo cáo kế toán quản trị: + Mẫu báo cáo phụ thuộc vào chương trình phần mềm kế toáncông ty đang dùng nên chưa thể hiện được tính chủ động và linh hoạt khi cần thông tin. + Các mẫu báo cáo chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin về số liệu, chưa chỉ ra được một số thông tin cần thiết những nguy cơ, hội, tiềm năng phát triển kinh tế . thể hiện qua các con số kế toán. + Các mẫu báo cáo nhiều và còn trùng lặp, chưa mang tính tổng hợp cao nên sẽ 6 làm mất nhiều thời gian của các nhà quản lý. + Phần thanh toánphần chủ yếu và quan trọng, nhưng lại chưa các mẫu báo cáo theo dõi những nội dung trình bày theo thời gian thực hiện. - Lập dự toán: + Chưa sự kết hợp với các phòng ban khác nên thông tin để lập dự toán bị hạn chế. + Toàn bộ công tác lập kế hoạch đều được thực hiện tại phòng kinh doanh, trong khi đó thông tin chi phí lại được cung cấp bởi phòng Kế toán. Điều này sẽ gây mất thời gian. + Chỉ mới lập dự toán về mặt giá trị, mà chưa chú ý đến việc bảo toàn về mặt hiện vật. III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOẢN QUẢN TRỊ TẠI ACECOOK VIỆT NAM: 1. Tổ chức các bộ phận của kế toán quản trị: Kế toán quản trị sẽ được tổ chức gômg 3 bộ phận như sơ đồ của hình số 1 dưới đây: Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán quản trị *Bộ phận dự toán: - Chỉ định giám đốc dự toán: Công ty nên tổ chức chỉ định một nhà quản lý làm giám đốc dự toán. Người này sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc lập dự toán của công ty. Giám đốc dự toán sẽ tổ chức một hội đồng dự toán bao gồm các nhà quản lý từ nhiều bộ phận và lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. - Thành lập hội đồng dự toán: Dưới sự chỉ đạo của giám đốc dự toán, các thành viên từ nhiều bộ phận và lĩnh vực khác nhau trong công ty sẽ được huy động để phục vụ cho hội đồng dự toán. Hội đồng dự toán thể gồm các nhà quản lý kinh doanh, quản lý 7 sản xuất, quản lý tiếp thị, quản lý nhân sự, kỹ sư phụ trách về công nghệ và kế toán trưởng. - Bộ phận dự toán này nhiệm vụ xây dựng chiến lược dự toán. Để truyền đạt quy trình cũng như thời hạn dự toán đến mọi người trong công ty, giám đốc dự toán soạn thảo và phổ biến một cuốn cẩm nang dự toán. được xem như là một tài liệu để hướng dẫn việc lập dự toán. Tài liệu hướng dẫn lập dự toán này chỉ rõ ai trong công ty chịu trách nhiệm cung cấp thông tin gì, khi nào cung cấp thông tin, và thông tin được soạn thảo và cung cấp như thế nào? *Bộ phận phân tích đánh giá: Bộ phận này nhiệm vụ đánh giá và kiểm soát lại các báo cáo dự toán và so sánh với các chỉ tiêu trong dự toán. *Bộ phận tư vấn dự án: Sau khi xem xét các sai lệch trong báo cáo dự toán của bộ phận dự toán và các phân tích đánh giá các nguyên nhân thì bộ phận tư vấn dự án sẽ phải đưa ra các hành động hiệu chỉnh sao cho các sai lệch này sẽ không lặp lại trong tương lai. 2. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán quản trịkế toán tài chính: Trên sở bộ máy kế toán tài chính đã của đơn vị, các bộ phận của kế toán quản trị sẽ được kết hợp với các kế toán phần hành theo sơ đồ của hình 2 và hình 3 như sau: Hình 2: Sơ đồ kết hợp công việc của kế toán quản trịkế toán tài chính KTTC KTTC Lập báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu liên quan) Ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Xử lý số liệu tổng hợp KTQT Xử lý số liệu chi tiết Lập báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu liên quan) ) Lập dự toán, phân tích, tư vấn dự án 8 Hình 3: Sơ đồ tổ chức các phần hành chính trong mô hình kết hợp kế toán quản trịkế toán tài chính tại Acecook Việt Nam KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Thanh toán Kế toán thuế và công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng Kế toán Kho hàng 3. Hoàn thiện xử lý thông tin kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị: - Xây dựng bộ mã tài khoản để nâng cao hiệu quả theo dõi các đối tượng 9 - Tổ chức hệ thống tài khoản nhằm phục vụ cho kế toán quản trị 4. Tổ chức nội dung công việc kế toán quản trị tại Acecook Việt Nam: - Nhận diện và phân tích, phân loại chi phí phát sinh tại doanh nghiệp - Xây dựng giá bán theo phương pháp trực tiếp - Hoàn thiện công tác lập dự toán: + Lập dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo cách sắp xếp chi phí thành biến phí và định phí. + Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp + Lập dự toán linh hoạt 5. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm: Công ty thể phân loại các đơn vị hoặc bộ phận trong một tổ chức thành bốn loại trung tâm trách nhiệm: - Trung tâm chi phí thể là một phân xưởng sản xuất, trong đó nhà quản lý chỉ quyền điều khiển, kiểm soát sự phát sinh của chi phí. - Trung tâm doanh thu: thể là một bộ phận bán hàng của công ty, trong đó nhà quản lý chỉ trách nhiệm về doanh thu phát sinh. - Trung tâm lợi nhuận: là các cửa hàng của Acecook, trong đó nhà quản lý chịu trách nhiệm về cả doanh thu và chi phí. - Trung tâm đầu tư: là một khu vực kinh doanh của Công ty (Khu vưc Miền bắc, Miền Trung, Miền Nam). Trong đó, nhà quản lý chỉ trách nhiệm về lợi nhuận và vốn đầu tư sử dụng bởi đơn vị/ bộ phận đó. 6. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho vấn đề ra quyết định của các nhà quản trị: - Phân tích điểm hòa vốn: tại từng nhà máy sản xuất, sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng khu vực. - Tổ chức sử dụng thông tin để ra các quyết định ngắn hạn: + Mô hình phân tích thông tin thích hợp + Phân tích thông tin quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh 1 mặt hàng. + Phân tích thông tin quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh giới hạn. - Tổ chức sử dụng thông tin để ra các quyết định dài hạn: Ra quyết định vốn đầu 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính Căn cứ phân  - Đánh giá công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Bảng 1 Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính Căn cứ phân (Trang 2)
2. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính: - Đánh giá công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
2. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính: (Trang 8)
Hình 3: Sơ đồ tổ chức các phần hành chính trong mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính tại Acecook Việt Nam - Đánh giá công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Hình 3 Sơ đồ tổ chức các phần hành chính trong mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính tại Acecook Việt Nam (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w