1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số chính sách và pháp luật dành cho người khuyết tật ở Việt Nam

23 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Một số chính sách và pháp luật dành cho người khuyết tật ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi con người sống trong cuộc sống này có những số phận khác nhau,không ai giống ai, mỗi người một số phận một vai trò xã hội khác nhau,cuộcsống là mạng lưới các vai trò năng động và các mối quan hệ giữa các vai trò.Nhưng có một số người vì lí do này hay lí do khác không thể thực hiện một haynhiều chức năng xã hội của họ một cách đầy đủ Đó là một trong những điềuđáng buồn nhất Nhưng trong cuộc sống này vốn không có sự hoàn hảo toànvẹn, có người giàu kẻ nghéo, người hạnh phúc kẻ bất hạnh nhưng tất cả tựuchung lại đó chính là cuộc sống, đó chính là bức tranh toàn cảnh về xã hôi

Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng khát khao những cái lớnhơn,có người khát khao tiền tài, có người khát khao danh vọng địa vi xã hôi.Nhưng bên cạnh đó lại có những niềm mong ước hết sức giản đơn, đó là cuộcsống giống như bao người bình thường khác.Có những người suốt cả cuộc đờikhông thể bước đi trên đôi chân của mình, lại có những người cả cuộc đời chưabao giờ được nhìn thấy ánh sáng, chưa bao giờ được cất lên một tiếng khóc từkhi mới sinh ra… Đó là phần không may mắn mà những người khuyết tật đangphải gánh chịu Họ khát khao được làm những điều mình muốn, khát khaođược sống cuộc sống như người bình thường, bởi dù là người khuyết tật nhưngtrái tim của họ thì không bao giờ khuyết

Với mong muốn để cuộc sống này công bằng hơn và cuộc sống của ngườikhuyết tật được nâng cao Em chọn đề tài “ Một số chính sách và pháp luậtdành cho người khuyết tật ở Việt Nam”

Trong thời gian học tập được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê ThịDung Em xin chân thành cảm ơn cô, em xin kính chúc cô và gia đình sức khỏe

và hạnh phúc

I.CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Trang 2

1.Cơ sở lí luận.

1.1 Khái niệm cơ bản.

Khái niệm chung về người khuyết tật

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về người khuyết tật được đưa ra nhưngchung nhất là “người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của

cơ thể dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong việc thực hiện chức năng so với những

cá nhân bình thường khác”

Khái niệm người khuyết tật trong Công tác xã hội

Người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các di chứnghoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậuquả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống cần được

xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ

1.2 Phân loại người khuyết tật

Dựa vào các căn cứ khác nhau, người khuyết tật được chia làm một sốnhóm:

1.2.1 Về độ tuổi.

Có trẻ em khuyết tật (1 tháng tuổi - 18 tuổi)

Người lớn khuyết tật (18 tuổi trở lên)

- Khuyết tật do bệnh nói chung: là nhóm người khuyết tật do di chứng củanhững căn bệnh cũ để lại

Ví dụ: Một số người do tai biến mạch máu não đã bị liệt nửa người hoặc

toàn thân…

1.2.3 Về mức độ khả năng lao động.

- Những người khuyết tật nhóm 1: mất kahr năng lao động

- Những người khuyết tật nhóm 2: tạm thời mất khả năng lao động hoặccòn khả năng lao động trong những lĩnh vực hạn chế

Trang 3

Ví dụ: Người tàn tật do bị mất một chân họ vẫn có thể tham gia hoạt động

Những người khuyết tật có thể được liệt vào các nhóm:

- Cơ động được: vẫn có thể có hoạt động, tham gia làm việc ở lĩnh vực cóthể

- Ít cơ động: hạn chế mức độ hoạt động

- Bất động: không thể hoạt động cơ thể được (liệt)

Tùy theo sự quy thuộc nhóm này hay nhóm khác mà giải quyết các vấn

đề về bố trí công ăn việc làm và tổ chức sinh hoạt đời sống cho người khuyếttật

Đối với những người khuyết tật ít cơ động (có khả năng di chuyển chỉ khinhờ có xe lăn hay nạng chống) có thể làm việc ở nhà hoặc chuyên chở giúp họđến nơi làm việc

1.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của người khuyết tật

Là một nhà Công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó khăncủa người khuyết tật thì trước hết phải hiểu về tâm lý, nhu cầu của các nhómngười khuyết tật - nhóm yếu thế Ngoài những nhu cầu chung nhất họ còn cónhững đòi hỏi riêng mà nhà Công tác xã hội cần chú ý:

- Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của ngườikhuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinhhoạt, lao động, học tập… Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ, ưu tiên đặcbiệt cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, làmtay chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi, nhà ở … cần cóđược các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật

Ví dụ: Dạy chữ nổi Braile cho người mù, chương trình giáo dục đặc biệt

cho trẻ câm điếc,…

- Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tậtđược thể hiện rõ nét: khi họ mất đi khả năng hoạt động của cơ quan cảm giácnào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự

Trang 4

nhận biết thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan còn lạinày.

Ví dụ: Người mù do mất đi khả năng thị giác nên độ nhạy cảm của cơ

quan thính giác, xúc giác phát triển Với đặc điểm trên, khi thực hiện các hoạtđộng dạy học, dạy nghề… ta cần vận dụng tối đa sự tham gia của các cơ quancảm giác còn lại (cần nghiên cứu, thiết kế nhiều đồ dùng học tập để khi giảngdạy người câm điếc ta tăng cường sử dụng hình ảnh trực quan, các động tác taychân để mô phỏng, ngược lại với người mù phải tích cực hỗ trợ bằng cácphương tiện nghe, sờ…

- Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động một trong các cơ quan tiếp nhậnthông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người khuyếttật giác quan, tật thần kinh… hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ dokhối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế (những người tật vận động thì vẫnbình thường) Chính vì vậy trong hoạt động giáo dục, dạy nghề ta cần cung cấpthông tin qua nhiều kênh, nhiều nguồn bằng nhiều biện pháp để tăng cườnglượng thông tin cho hoạt động nhận thức của đối tượng

Ví dụ: Dạy trẻ câm điếc ta dùng hình ảnh để trẻ nhìn, dùng vật mà trực tiếp

tiếp xúc được, thậm chí dùng độ rung của âm thanh để trẻ được cảm nhận

- Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động,giao lưu hạn chế hơn so với người bình thường nếu không có hỗ trợ xã hội thìphạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp Do đó, gia đình và xãhội cần tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập vào cuộc sống xã hội của nhữngngười bình thường

Ví dụ: Tổ chức các câu lạc bộ, các sinh hoạt giải trí, thể thao… để họ có

dịp được gặp, tạo cơ hội để trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ em bình thường

để xóa bỏ mặc cảm

- Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật: các công việcthủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ Việc làm vừa đemlại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập… điều này giúp họgiảm bớt tâm lý bị phụ thuộc vào kinh tế, tâm lí bị bỏ đi…

- Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần được thích ứng với hoàncảnh của người khuyết tật

Ví dụ: Trong gia đình, tại trường học, các khu công cộng cần được thiết kế

các phương tiện sinh hoạt phù hợp với nhu cầu người khuyết tật

Trang 5

- Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nênngười khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt,nóng nảy… Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng Cộng đồng

và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa lánh, cần loại

bỏ những tên gọi theo dị tật như “thằng què, con cụt”… xúc phạm đến họ

- Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của than chủ.Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trỉa qua, nhưng họ lại

là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật nguyên Với sự hỗtrợ thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được nhiềuthành tích cao trong lao động và học tập

- Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy ảm và tế nhị, họ rấtthông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bìnhthường Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong cácnhóm tự giúp Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻkinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn

Đối với những người khuyết tật bất động không di chuyển được nếukhông có người khác giúp đỡ họ có thể làm những công việc về trí óc như:nghiên cứu khoa học, viết sách báo, sáng tác văn học nghệ thuật…

Đối với những người bị mù nhưng vẫn đi lại được thì những người làmCông tác xã hội hay các tổ chức xã hội cần trực tiếp giúp đỡ họ…

2 Cơ sở thực tiễn.

Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết hiện nay ở Việt Nam có trên5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số Người khuyết tật ở độ tuổi laođộng từ 16-55 đối với nữ và từ 16-60 đối với nam, chiếm trên 69% Một thực tế

là hơn 80% người khuyết tật sống ở nông thôn với các điều kiện về cơ sở hạtầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn,

do vậy họ gặp nhiều trở ngại về đi lại và giao tiếp với cộng đồng, xã hội Trình

độ học vẫn của người tàn tật cũng rất thấp, gần 36% không biết chữ, chỉ có20,7% có trình độ tiểu học và 24,5% trung học cơ sở Đại bộ phận tàn tật khôngthể sống tự lập, khoảng 70% phải sống dựa vào gia đình, chỉ khoảng trên 25%

có hoạt động tạo thu nhập bằng chính sức lao động của mình

Vì vậy người khuyết tật rất cần được sự quan tâm và chia sẻ của cộngđồng Cuộc sống của người bình thường đã khó thì cuộc sống của những ngườikhuyết tật càng khó khăn hơn gấp nhiều lần Họ là những người chẳng maymắn, có những người còn có thể tự làm những việc đơn giản còn có những

Trang 6

người không thể tự làm phải cần người hỗ trợ Căn cứ vào số lượng ngườikhuyết tật trên, đó là cơ sở thực tiễn để nhà nước có những giải pháp hợp lí hỗtrợ cho cuộc sống cho người khuyết tật Và cũng là căn cứ để nhân viên côngtác xã hội có những kỹ năng hợp lí để trợ giúp cho người khuyết tật một cáchhiệu quả nhất.

II THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NƯỚC TA.

1 Thực trạng về số lượng người khuyết tật ở nước ta.

Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết hiện nay ở Việt Nam Theo sốliệu khảo sát của Bộ Lao đô ̣ng, Thương binh và Xã hô ̣i, cả nước có khoảng 5,3triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số

Trong đó có 1,1 triệu người bị khuyết tật nặng, 29,41% người bị khuyết tậtvận động, 16,83% khuyết tật thần kinh, 13,84% bị thị giác

Năm năm lại đây, mỗi năm có khoảng 8.000 người được học nghề, gấp hailần giai đoạn 1999-2004 Người khuyết tật ở độ tuổi lao động từ 16-55 đối với

nữ và từ 16-60 đối với nam, chiếm trên 69%.Và được phản ánh theo các dạngkhuyết tật sau:

Các dạng khuyết tật

Dạng tật Vận động Thị giác Thính

giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh

Tính theo nguyên nhân của các dạng khuyết tật:

Các bảng trên đây cho thấy người tàn tật cơ quan vận động chiếm tỉ lệcao nhất: 35,46% sau đó là thị giác: 15,70% và thần kinh chiếm 13,93%.Nguyên nhân dẫn tới tàn tật là do: bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật chiếm

Thứ tự Nguyên nhân Tỉ lệ % so với người tàn tật

Trang 7

35,75% và tai nạn chiến tranh là 19,07% Riêng nguyên nhân tai nạn chiếntranh tỉ lệ nam tàn tật cao hơn nhiều so với tỉ lệ của nữ Tỉ lệ người đa tật chiếmkhá cao: 20,22% trong tổng số nguời tàn tật

Báo cáo của Tiến sĩ Ôn Tuấn Bảo, Giám đốc văn phòng điều phối cáchoạt động hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam, về tổng quan tình hình người tàn tậtViệt Nam và sự hỗ trợ của chính phủ cho biết:

Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85% Sốngười tàn tật sống độc thân chiếm 3,31% Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảotrợ xã hội của nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%) Người tàn tật sống langthang là 0,62%

Cả nước có 58,18% số người tàn tật có việc làm, tự nuôi sống mình vàtham gia đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác nhau Tỉ lệ người tàntật có nhu cầu song chưa có việc làm là 30,43% Vùng đồng bằng sông Hồng

và Đông Nam bộ là hai vùng có số người tàn tật chưa có việc làm chiếm tỉ lệcao, tương ứng là 41,86% và 35,77% Đây là một nhiệm vụ cấp bách cần được

đề cập trong các chương trình, dự án hỗ trợ người tàn tật để giúp họ có điềukiện hòa nhập vào cộng đồng

Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động Đặcbiệt, có tới 20% bị đa tàn tật (vừa câm, vừa điếc hoặc bị khiếm khuyết cả vềvận động, thị giác, trí tuệ ) Sức khoẻ yếu, lại không được học hành đầy đủ(chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình độ trung học phổ thông, trên 20% cótrình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có.Đây là nguyên nhân chính khiến họ không tìm được việc làm, phải sống dựavào gia đình và trợ cấp xã hội

2 Thực trạng về chính sách và luật pháp dành cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay.

Pháp lệnh về người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1998 gồm 8 chương 35 điều được ban hành nhằm để “bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng” Pháp lệnh này quy định tráchnhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước đối với người tàn tật và quyền lợi củangười tàn tật Cụ thể là các chính sách sau:

2.1 Các điều quy định chung.

Chuơng I gồm 9 điều quy định chung:

Trang 8

- Điều 1 định nghĩa về người tàn tật: nguồn gốc , biểu hiện, khả năng hoạtđộng của người tàn tật

- Điều 2: chỉ ra những điều khoản áp dụng cho thương bệnh binh trongPháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thươngbinh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cáchmạng tại điều 12 và 13, ngoài việc được hưởng chế độ ưu đãi riêng của Nhànước theo pháp luật, còn được hưởng những quyền lợi trong Pháp lệnh này màchế độ ưu đãi riêng chưa quy định

- Điều 3: trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và bản thân người tàn tật:khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn hòa nhập cộng đồng

- Điều 4: trách nhiệm của gia đình, người giám hộ: nuôi dưỡng, chăm sóc,giúp đỡ người tàn tật tham gia sinh hoạt xã hội Trách nhiệm của Nhà nước và

xã hội đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nươngtựa Đối với người tàn tật nặng có người thân nhưng già yếu, không đủ khảnăng kinh tế để chăm sóc thì được hưởng trợ cấp xã hội

- Điều 5: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện trợ giúp người tàn tật:dành 1 khoản ngân sách; kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động

xã hội – từ thiện giúp đỡ người tàn tật

- Điều 6: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, đơn vị

vũ trang nhân dân,… và mọi công dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tàntật, hạn chế nguy cơ phát sinh tàn tật

- Điều 7: Người tàn tật được tham gia vào các tổ chức xã hội, hiệp hội sảnxuất và được bảo trợ theo quy định của pháp luật

- Điều 8: trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên, tổ chức xã hội khác: vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh vềngười tàn tật; giám sát việc thi hành pháp luật; kiến nghị với các cơ quan nhànước về việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật

- Điều 9: quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, ngược đãingười tàn tật; việc lợi dụng tổ chức của người tàn tật để thực hiện những hành

vi vi phạm pháp luật

2.2 Việc chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ và nuôi dưỡng người tàn tật:

Chương 2 gồm 5 điều quy định :

Trang 9

- Điều 10: đối với người tàn tật, người tàn tật nặng không có nguồn thunhập và không có nơi nương tựa, người tàn tật nghèo, người mắc bệnh tâm thầnthể nặng được khám chữa bệnh và được điều trị bắt buộc ở các cơ sở y tế.

- Điều 11: đối với người tàn tật được phục hồi chức năng và cung cấpdịch vụ chỉnh hình; người tàn tật nghèo được cấp phát miễn phí hoặc hỗ trợmột phần kinh phí; gia đình người tàn tật được cơ quan y tế hướng dẫn chămsóc sức khỏe, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình

- Điều 12: quy định đối với trợ cấp và kinh phí nuôi dưỡng người tàn tật

Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội tổ chức các hình thứcnuôi dưỡng để thu nhận những người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập,không nơi nương tựa; trợ cấp hàng tháng đối với người tàn tật nặng; kinh phínuôi dưỡng người tàn tật nặng trích từ ngân sách các cấp, tài trợ của các tổchức, cá nhân; người chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở xã hội đượchưởng phụ cấp bằng 30% mức lương theo ngạch, bậc

- Điều 13: nhà nước hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học về người tàntật; các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị trợ giúp người tàn tật được vay vốn vớilãi suất ưu đãi

- Điều 14: nhà nước với việc sản xuất và nhập khẩu các dụng cụ, tài liệu

và trang thiết bị chuyên dùng: khuyến khích sản xuất và miễn thuế nhập khẩutheo quy định của pháp luật thuế

2.3 Việc học văn hóa đối với người tàn tật:

Chương 3 gồm 3 điều quy định :

- Điều 15 đối với học sinh là người tàn tật thì được nhà trường xét giảmhoặc miễn học phí và các khoản đóng góp khác; được hưởng trợ cấp và xét họcbổng

- Điều 16: việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức bằng các hìnhthức hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt: học sinh cónăng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào các trường năng khiếu tương ứng; giáoviên dạy các trường lớp chuyên biệt được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theoquy định

- Điều 17: học sinh là người tàn tật trong các cơ sở giáo dục, nuôidưỡng nội trú được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định Nhà nước tạođiều kiện để các tổ chức, cá nhân mở trường lớp; giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật,chuyên môn

2.4 Việc học nghề và việc làm đối với người tàn tật

Trang 10

Chương 4 quy định việc học nghề và việc làm đối với người tàn tật gồm 6 điều:

- Điều 18: trách nhiệm của nhà nước, các cơ sở dạy nghề, tổ chức kinh tếtạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật chọn nghề phù hợp với khả năng laođộng; miễn giảm học phí Tổ chức cá nhân thu nhận người tàn tật được hưởngchế độ ưu đãi

- Điều 19 cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật được xét miễngiảm thuế; vay vốn ưu đãi, chi phí hỗ trợ ngân sách xây dựng trường lớp

- Điều 20: người tàn tật tự tạo việc làm tại nhà được vay vốn với lãi suất

ưu đãi; được chính quyền địa phương giúp đỡ chuyển giao công nghệ, tiêu thụsản phẩm Các trung tâm dịch vụ việc làm giảm hoặc miễn phí đối với ngườitàn tật có nhu cầu hướng nghiệp, tìm việc làm

- Điều 21: trách nhiệm của cơ quan hành chính, sự nghiệp không được

từ chối nhận người tàn tật; sử dụng lao động là người tàn tật được thực hiệntheo quy định của pháp luật lao động

- Điều 22: cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật đượcmiễn thuế, vay vốn với lãi suất thấp, được xét hỗ trợ vốn từ Quỹ việc làm dànhcho người tàn tật

- Điều 23: vốn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho ngườitàn tật sử dụng nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể những người tàn tật,không được chia cho cá nhân

2.5 Về hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng của người tàn tật:

Chương 5 quy định về hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng của người tàn tật:

- Điều 24: nhà nước và xã hội tạo điều kiện để người tàn tật phát huy cáctiềm năng sáng tạo về văn học, nghệ thuật, thể thao… phù hợp với khả năng vàsức khỏe

- Điều 25: các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao phải tạo điều kiện, ưu tiêntrợ giúp người tàn tật: nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục,… nhữngmôn thể thao dành riêng cho người tàn tật

- Điều 26: việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở, côngtrình công cộng… phải tính đến nhu cầu sử dụng của người tàn tật

2.6.Về quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật:

Trang 11

Chương 6 gồm 5 điều nói về quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật:

- Điều 27: những quy định về quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ,chăm sóc người tàn tật Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành các vănbản pháp luật; chính sách, chế độ đối với người tàn tật Phân loại các dạng tật,mức độ và nguyên nhân tàn tật để hoạch định chính sách và các biện pháp phòngngừa và trợ giúp người tàn tật Lập và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án,hợp tác quốc tế về trợ giúp người tàn tật Kiểm tra việc thực hiện pháp luật vềngười tàn tật Khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về người tàn tật

- Điều 28: trách nhiệm của chính phủ, Bộ Lao động,Thương binh và Xãhội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân cáccấp thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật

- Điều 29: chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp lập chương trình phòngngừa tàn tật và trợ giúp người tàn tật: không có nguồn thu nhập, người tàn tậtnghèo, ở nông thôn, miền núi và nơi xa xôi hẻo lánh

- Điều 30: Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật được hình thành dướinhiều hình thức, tăng thêm nguồn kinh phí trợ giúp người tàn tật Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vận động xây dựng Quỹ nhân đạo trợgiúp người tàn tật trên nguyên tắc tự nguyện

- Điều 31: quy định ngày 18 tháng 4 là ngày bảo vệ, chăm sóc người tàntật…

Bên cạnh đó các chính sách ngày càng hoàn thiện hợn:

- Văn bản: Thông tư số 13/2001/TT-BLĐTBXH Nội dung: Điều 3 củathông tư ghi rõ "trẻ em tàn tật, người tàn tật do hậu quả của chất độc da camtrong chiến tranh được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc"

- Văn bản: Chỉ thị 03/2006/CT BGTVT của Bộ Trưởng Bộ Giao thôngVận tải Nội dung: Tăng cường thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật trongngành giao thông vận tải

- Văn bản: Quyết định số 554/TTg của Thủ tướng Chính phủ Nội dung:Cho phép thành lập Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt NamNgày ban hành: 11/9/1995

3 Việc áp dụng các chính sách pháp luật vào trong cuộc sống đối với người khuyết tật.

3.1.Tăng cường thực hiện chính sách về việc làm cho người khuyết tật.

.* Thực tế “việc làm” của người khuyết tật.

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w