Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất

20 5.8K 13
Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tâm lý học có vai trò to trong cuộc sống hoạt động của con người. Tách khỏi triết học để trở thành một môn khoa học độc lập, có thể nói rằng ở mọi thời kì lịch sử, các lĩnh vực xã hội, hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của tâm lý học. Từ những câu danh ngôn nổi tiếng “ Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng ” đều nói lên vai trò của các tri thức tâm lý, đó là tự nhận thức, tự ý thức. Tâm lý con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lý học có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người như: lao động sản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, an ninh quốc phòng… Mục đích cao nhất của hoạt động lao động là tạo ra năng suất lao động cao. Muốn vậy phải chú ý nhiều mặt việc chế tạo công cụ lao động, đảm bảo an toàn lao động, tổ chức lao động hợp lí khoa học, xây dựng bầu không khí lao động tập thể, động viên khen thưởng trong lao động…tất cả các mặt đó của lao động đều cần đến tri thức tâm lý học lao động, tâm lý học xã hội. Lĩnh vực quản lí xã hội đặc biệt công tác tổ chức cán bộ vận dụng nhiều tri thức tâm lý học. Vấn đề hiểu người, dùng người, bồi dưỡng đánh giá con người trong công việc, bầu không khí tâm lý trong tập thể quản lí, quan hệ cá nhân khác nhau trong tập thể đều sử dụng các tri thức tâm lý đồng thời là các vấn đề của tâm lý hoc. Ngoài ra, hầu khắp các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanh tra, y tế, thương mại, du lịch…đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời của các khoa học liên nghành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch…là những minh chứng cụ thể khẳng định vai trò to lớn của tâm lý học với các khoa học khác cuộc sống xã hội của con người. Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực “trồng người” tâm lý học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc dạy học, giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp. Ví dụ như: vận dụng các quy luật của cảm giác, tri giác để điều chỉnh ngôn ngữ, sử dụng những đồ dùng trực quan như cho nhiều hình minh hoạ vào bài giảng sử dụng máy chiếu để tăng mức độ nhận thức, hiểu bài cho học sinh, sinh viên. Nhận thức đúng lôgic phát triển nhận thức của học sinh đi từ “Trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng” định hướng cho cách dạy học của giáo viên Tóm lại, tâm lý học từ chỗ mô tả, giảng giải, tự biện dần dần chuyển sang tâm lý hoạt động, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ thực tiễn xã hội. Là một sinh viên học nghành thiết kế nội thất, em thấy tâm lý đóng một vai trò tương đối quan trọng trong việc học tập của chuyên nghành thiết kế nội thất. Khi cần suy ngẫm, khi cần sáng tạo chúng em cũng cần phải có những tri thức tâm lý cơ bản, để từ đó làm cơ sở cho việc sáng tác của mình. Từ những tri thức tâm lý cơ bản đó của mình, em năm bắt được những tâm lý của mọi người ở mọi độ tuổi. Để từ đó ta có thể sáng tạo ra những công trình nội thất trẻ trung, sang trọng hoặc theo nhiều phong cách khác nhau phù hợp với tâm lý từng chủ nhà. Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu cũng như thị hiếu của mọi người rồi phác thảo thực hiện những ý tưởng đó là một công việc không kém phần quan trọng trong nghành thiết kế nội thất. Để từ đó ta có thể khẳng định được phong cách riêng của mình, tạo ra một phong cách riêng. Do vậy tâm lý học vừa là một môn học khoa học, vừa dạy cho ta hiểu biết năm bắt được tâm lý của con người. Từ đó ta tích luỹ thêm kinh nghiệm để học tốt hơn chuyên nghành của mình, để có thể học hỏi phát triển thêm chính nhân cách của mình khi có thể trở thành một nhà thiết kế nội thất trong tương lai. Bản thân em là sinh viên học thiết kế nội thất năm thứ 3, sau khi được học môn tâm lý đây là môn học cần cho tất cả mọi người. Bởi mỗi một ngưòi khi bước ra cuộc sống xã hội, họ đều phải hoạt động, giao tiếp, nói chuyện với tất cả mọi người. Khi đã có hoạt động, giao tiếp thì mỗi người đều phải điều khiển, điều chỉnh những suy nghĩ của mình. Sự điều khiển, điều chỉnh đó ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, giao tiếp đều cần đến các tri thức của tâm lý, do vậy mà tâm lý học thực sự quan trọng cho mỗi người, nó phục vụ có ý nghĩa đối với đời sống của con người cho chính bản thân chúng ta. 2. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài: “ Các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách nhà thiết kế nội thất ” em lựa chọn, nghiên cứu để hiểu rõ hơn các yếu tố có thể chi phối đến sự hình thành phát triển cái cơ bản nhất đó là nhân cách của một con người, của một nhà thiết kế nội thất. Khi mà có những yếu tố như môi trưòng, yếu tố từ sinh thể đến sự giáo dục cho mỗi người. Cách giao tiếp, cách hoạt động của mỗi cá nhân đối với tập thể xã hội Đối với sinh viên nói chung, sinh viên nghành thiết kế nội thất nói riêng, nghiên cứu vấn đề trên là để học hỏi. Nó thực sự tốt cho mỗi sinh viên nếu chúng ta nghiêm túc nghiên cứu. Đó vừa là một bài học, là những kinh nghiệm để tạo cho ta sự thích thú trong học tập, trong việc sáng tác của nghành thiết kế nội thất, làm tăng sức làm việc hiệu quả độ tập trung cao cho hoạt động trí tuệ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để nghiên cứu vấn đề “Các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất” ta cần phải học hỏi kinh nghiệm thâm nhập thực tiễn một cách có hiệu quả. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan tới đề tài: “Các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất”. Nghiên cứu thực trạng vấn đề: “Các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách của nhà thiết kế nội thất”. Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao cho vấn đề hình thành phát triển nhân cách nhà thiết kế nội thất. 4. Phương pháp nghiên cứu; Phân tích tổng hợp tài liệu Phân tích sản phẩm của hoạt động B. NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Khái niệm chung về nhân cách: 1. Khái niệm: Nhân cách là một trong những từ chỉ con người cũng chỉ nói về con người đã được phát triển tới một trình độ nhất định. Các nhà tâm lý sử dụng các thuật ngữ khác như cá nhân, cá tính hay chủ thể để chỉ con người. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Cá nhân: Cá thể là từ chỉ đại diện cho một loài. Có thể nói cá thể động vật, một cá thể người, nhưng cá thể người được gọi là cá nhân. Cá tính: Dùng để chỉ cái độc đáo không lặp lại về những đặc điểm tâm lý sinh lý của mỗi cá nhân, nhân cách. Chủ thể: Khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức có mục đích, nhận thức cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó, được gọi là chủ thể. 2. Khái niệm nhân cách trong tâm lý: Nhân cáchtổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội giá trị xã hội củanhân đó. 3. Đặc điểm cơ bản của nhân cách: Tính ổn định của nhân cách. Tính thống nhất của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách. Tính giao lưu của nhân cách. II. Các thuộc tính cơ bản của nhân cách: 1. Xu hướng: Là một hệ thống động cơ, quy định tính tích cực của hoạt động cá nhân. Các thành tố của xu hướng: • Nhu cầu: Đó là những đòi hỏi mang tính tất yếu cần được thoả mãn Đặc điểm của nhu cầu: - Bao giờ cũng có tính tương đối. - Nhu cầu có tính chu kì. - Nhu cầu mang tính xã hội - Nội dung của nhu cầu do những điều kiện phương thức thoả mãn nó quy định. • Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của con người đối với một đối tượng nào đó khi đối tượng đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa mang lại khoái cảm cho con người. Ví dụ như: ta có nhu cầu, nếu đói thì sẽ ăn bánh mì, khoai…Nhu cầu hấp dẫn là bánh kem cho ta cảm giác thích thú, sảng khoái muốn ăn hơn. Vai trò của hứng thú: - Tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. - Tăng tích tích cực hoạt động, sức làm việc của con người. - Nảy sinh khát vọng hoạt động hoạt động sáng tạo. • Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới một hình thức, hình ảnh mẫu mực hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống củanhân trong một thời gian lâu dài hoạt động để vươn tới mục tiêu đó. Đặc điểm của lí tưởng: - Lí tưởng mang tính hiện thực, lãng mạn. - Lí tưởng mang bản chất xã hội. Chức năng của lí tưởng: - Giúp con người xác định được mục tiêu chiều hướng tâm lý cá nhân. - Động lực thúc đẩy điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. - Chi phối sự hình thành phát triển tâm lý của mỗi cá nhân. Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, về xã hội bản thân được hình thành ở mỗi người xác định phương châm hoạt động của người đó. 2. Tính cách: Là sự kết hợp độc đáo của các thuộc tính tâm lý củanhân bao gồm một hệ thống thái độ củanhân đối với hiện thực được biểu hiển trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng. • Cấu trúc: - Hệ thống thái độ. - Hệ thống hành vi cử chỉ tương ứng ( hiện thực ) Ví dụ như: Thái độ tốt - hành vi không tốt Thái độ không tốt – hành vi không tốt Thái độ không tốt – hành vi tốt Thái độ tốt – hành vi tốt. 3. Khí chất: Là một thuộc tính tâm lý phức tạp củanhân biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, thái độ của cá nhân. • Kiểu khí chất : Hăng hái, Bình thản, Nóng nảy, Ưu tư. 4. Năng lực: Là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo củanhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Các mức độ của năng lực: Năng lực: Mức độ nhất định của năng lực, sự hình thành một kết quả hoạt động, nhiều người có thể đạt được. Tài năng: Mực độ cao hơn đặc trưng bởi những thành tích lớn, ít người có thể sánh được, trình độ sáng tạo cao. Thiên tài: Mức độ năng lực cao nhất biểu thị cho sự hoàn chỉnh nhất, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình, có ý nghĩa tích cực, ý nghĩa xã hội. II. Các phẩm chất chung của nhân cách : Tình cảm: Là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người, liên quan tới nhu cầu động cơ của con người. là mức độ cao nhất của đời sống tình cảm • So sánh nhận thức tình cảm: Nhận thức: Phản ánh bất cứ một sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, phản ánh thế giới khách quan một cách trực tiếp Tình cảm: Chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu phản ánh thế giới bằng cách rung cảm Đặc điểm của tình cảm: - Tính nhận thức - Tính xã hội - Tính khái quát - Tính ổn định - Tính chân thật - Tính đối cực • Các mức độ của đời sống tình cảm: - Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Là những sắc thái tâm lý đi kèm quá trình cảm giác , đôi khi chỉ là thoáng qua, không mạnh mẽ là sắc thái của cảm xúc đi kèm quá trình cảm giác. Ví dụ : Màu xanh của bầu trời cho ta cảm giác dịu mắt, màu đỏ gây cảm xúc dạo rực, nhức nhối. - Xúc cảm: Là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó trong một hoàn cảnh xác định. Xúc động: Là loại cảm xúc có cường độ mạnh diễn ra trong thời gian ngắn Tâm trạng: Là một dạng của cảm xúc, có cường độ tương đối yếu tồn tại trong một thời gian tương đối dài. - Các quy luật của đời sống tình cảm: Quy luật thích ứng: Trong lĩnh vực tình cảm, nếu một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì một lúc nào đó có hiện tượng thích ứng mang tính chất “ chai dạn “ của tình cảm. Ví dụ : “ Năng mưa thì giếng năng đầy Anh năng đi lại thầy mẹ năng thương ” Quy luật cảm ứng: Trong quá trình hình thành biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. Ví dụ : “ Mai này anh có gặp người Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi Mai này anh gặp người người Không bằng người cũ anh thời nhớ tôi” Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau, chúng “pha trộn” vào nhau. Ví dụ : “ Em bảo anh đi đi Sao anh không đứng lại Em bảo anh đứng lại Sao anh vội đi ngay ” Quy luật di chuyển: Tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan với đối tượng gây ra tình cảm trước đó. Ví dụ : “ Yêu nhau yêu cả đường đi Gét nhau gét cả tông tri họ hàng ” Quy luật lây lan: Trong mối quan hệ tình cảm có hiện tượng vui “lây“, buồn “lây” hoặc “đồng cảm “, “cảm thông” giữa người này với người khác. Ví dụ : “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ” Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá khái quát hoá những xúc cảm cùng loại Ví dụ : “ Khi ta ở chỉnơi đất ở Khi ta đi đất cũng hoá tâm hồn ” III. Các yếu tố chi phối sự hình thành phát triển nhân cách : 1. Yếu tố bẩm sinh – di truyền: Di truyền : đó là sự tái tạo lại ở thế hệ con cái những thuộc tính sinh học nhất định giống với bố mẹ. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo hoạt động của các giác quan…Những yếu tố này sinh ra đã có do được bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh ). Các yếu tố bẩm sinh, di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên trong sự phát triển nhân cách. 2. Môi trường: Môi trường tự nhiên xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá … có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Đối với trẻ em, môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp mạnh mẽ đối với sự phát triển nhân cách các em. Giáo dục của nhà trường, gia đình xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp hình thành phát triển nhân cách trẻ. 3. Hoạt động cá nhân : Là sản phẩm kép của mối quan hệ giữa con ngưòi tác động vào đối tượng Vai trò của hoạt động : quyết định trực tiếp quyết định ở chỗ: Xuất tâm là quá trình con người bộc lộ những vốn hiểu biết của mình vào đối tượng sản phẩm là nơi con người được bộc lộ Nhập tâm là quá trình con người lĩnh hội những tri thức mới, thuộc tính mới, quy luật của thế giới, qua đó làm phong phú thêm đời sống của con người. Quá trình xuất tâm, nhập tâm hình thành phát triển về tâm lý ý thức – nhân cách. Quyết định trực tiếp ở chỗ: Nếu bẩm sinh- di truyền không thuận lợi, giáo dục không thuận lợi, môi trường không thuận lợi, cá nhân tích cực hoạt động thì vẫn hình thành phát triển nhân cách. Càng ý thức được tầm quan trọng của yếu tố hoạt động cá nhân, qua đó không ngừng hoạt động, trau dồi tri thức thì hình thành phát triển nhân cách. 4.Giáo dục : Là quá trình mà trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục tự tổ chức, lãnh đạo , tự điều khiển hoạt động học của mình nhằm tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để phát triển nhân cách. Vai trò của giáo dục: Giữ vai trò chủ đạo vì Nhờ giáo dục mà chỉ ra, vạch ra phương hướng cho sự hình thành phát triển nhân cách thông qua mục tiêu đào tạo. Giáo dục lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thành phát triển nhân cách theo hướng đã định Giáo dục đưa con người, học sinh vào vùng phát triển gần tạo ra ở các em sự phát triển nhanh mạnh , hướng vào tương lai Vùng phát triển gần : Trình độ phát triển hiện tại là trình độ phát triển các chức năng tâm lý mà người học đã có tính đến thời điểm hiện tại. Vùng phát triển hiện tại được coi là “vốn riêng” là kết quả tích lũy so với giai đoạn phát triển nhất định của mỗi người, vốn riêng cho phép mỗi người học với sự giúp đỡ của thầy, sự tự nỗ lực của bản thân để vươn tới lĩnh hội những tri thức mới, vươn tới việc giải quyết một số nhiệm vụ mới Giáo dục có thể can thiệp vào một số yếu tố khác: bẩm sinh- di truyền nếu khiếm khuyết thì sẽ có sự giáo dục đặc biệt, còn nếu như có năng khiếu thì sẽ được phát triển thành tài năng. Còn hoạt động thì có trại cai nghiện . Tuy vậy giáo dục không phải là vạn năng, do vậy mà bản thân mỗi cá nhân cần vạch ra cho mình kế hoạch học tập, làm việc cụ thể để tiếp tục phát huy những mặt mạnh của mình.

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan