Nghiên cứu về lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa nhằm mang đến những cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý văn hóa tại địa phương hoạch định chính sách khai thác, bảo tồn và phát huy mộ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Người Hoa bắt đầu di cư vào Nam Bộ kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên Trong 2 thiên niên kỷ, nhiều làn sóng người Trung Quốc gồm: lính, quan, dân đã đến định cư tại Việt Nam Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống với người Việt đã từ lâu đời, đa phần họ đều có quốc tịch Việt Nam Nhiều người Hoa còn kết hôn với người Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam Họ còn có nhiều tên gọi khác là: Khách, Hán, Tàu… Người Hoa đa số có nguồn gốc từ Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ v.v… Dân tộc Hoa sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán - Tạng Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán
Người Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn lẫn thành thị Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) 414.045 người, chiếm tỷ lệ 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam Người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia (HaKa) và Hải Nam Họ sinh sống chủ yếu tại vùng Chợ Lớn, tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận) và quận 6, 8, 10 Họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một “China Town” như cách gọi của báo chí nước ngoài trước năm
1975 Hiện tại tuy chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cộng đồng Người Hoa đã chiếm 30% số doanh nghiệp Cộng đồng này cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu
tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ có người Hoa sinh sống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Vai trò của người Hoa đã dần được khẳng định khi chính quyền thành phố bắt đầu tổ chức Ngày hội văn hóa của người Hoa đầu năm 2007
Trang 2Do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố Tinh thần cố kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị thiêng liêng Dù định cư đã qua nhiều đời, người Hoa vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vẫn giữ được các phong tục tập quán truyền thống và vẫn sử dụng tiếng Hoa với các nhóm ngôn ngữ: tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Hẹ… làm ngôn ngữ chính thức trong các giao dịch nội bộ Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng
đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của mình Người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc Đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ Cùng với các nghi lễ trong những ngày tết: Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… Trong đó, rằm tháng Giêng được đánh dấu là “Tiết” đầu tiên trong năm, tức Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên; là dịp để mọi người cầu mong “mưa thuận gió hòa”, “quốc thái dân an”, cùng nhau thực hiện được những ước mơ và có cuộc sống ấm no hạnh phúc Hàng năm, cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cùng nhau đón Tết Nguyên tiêu bằng chương trình diễu hành nghệ thuật đường phố đặc sắc và nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa khác Nó vừa phản ánh khía cạnh tín ngưỡng của đồng bào người Hoa với những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, vừa
là một hoạt động xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc đóng góp cho các hoạt động phúc lợi xã hội Vì vậy Học viên đã chọn nghiên cứu đề tài “Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh” với mong muốn bảo tồn
và phát triển truyền thống văn hóa vốn quý của người Hoa nói riêng, góp
Trang 3phần vào việc gìn giữ kho tàng văn hóa của đất nước nói chung; tăng sự đoàn kết dân tộc tại Việt Nam
ở Việt Nam
Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định người Hoa sinh sống tại Việt Nam là một thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và chính đều đó đã trở thành động lực để các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về cộng đồng này ngày càng trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tính đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về người Hoa ở Việt Nam, người Hoa ở Nam Bộ Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập nhiều đến vấn đề lịch sử di cư, nguồn gốc người Hoa ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng; các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam; đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo Riêng về tình hình lễ hội truyền thống, cụ thể là lễ hội Tết Nguyên Tiêu thì các công trình chưa đề cập nhiều Ngoài ra ở khía cạnh liên quan đến việc thực hành tín ngưỡng dân gian của người Hoa, vai trò của nhà nước trong quản lý và định hướng phát triển lễ hội thì chưa được
đề cập đến
Trang 4Một số công trình nghiên cứu miêu tả một cách chân thật và sâu sắc nhất
về hoạt động lễ hội truyền thống của người Hoa mà tôi đã tiếp cận như: Về sách có công trình “Chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” do PGS TS Phan
An chủ biên (1990) đề cập đến quá trình hình thành cộng đồng người Hoa, đến tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc của một số ngôi chùa (hội quán) do người Hoa xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh Công trình “Người Hoa ở Nam Bộ” của PGS TS Phan An (2005) đề cập đến toàn bộ đời sống của cộng đồng người Hoa từ quá trình hình thành, hoạt động kinh tế và xã hội, lối sống và phong tục, tập quán, tín ngưỡng Công trình “Văn hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” do Trần Hồng Liên chủ biên (2005), đề cập đến các hội quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục của người Hoa Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các hội thảo về người Hoa, đặc biệt là kỷ yếu hội thảo “Lễ hội cộng đồng: Truyền thống và biến đổi” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2014) với nhiều bài nghiên cứu mang tính thời sự về việc quản lý lễ hội cộng đồng, đề cập rất gần đến đề tài luận văn của tôi
Tất cả những tài liệu trên đều là những nguồn tham khảo vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lễ hội Tết Nguyên Tiêu dưới góc
độ của Việt Nam học Vì vậy, đề tài “Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài mới và cần thiết, nghiên cứu chủ yếu việc tổ chức và quản lý lễ hội Tết Nguyên Tiêu, để định hướng quản lý giúp cho công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống người Hoa ngày càng hoàn thiện và tốt hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trang 5Nghiên cứu về lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa nhằm mang đến những
cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý văn hóa tại địa phương hoạch định chính sách khai thác, bảo tồn và phát huy một nét đẹp văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lễ hội Nguyên tiêu người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Tập trung vào khảo sát chùa Ông ở TP HCM (địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, P 11, Quận
Hồ Chí Minh) Vì người Hoa tập trung đông nhất ở Quận 5 và hội quán Nghĩa An (chùa Ông) là một trong những nơi tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu lớn nhất
4.2.2 Về thời gian
Trang 6Đề tài nghiên cứu và phân tích cũng như đưa ra những đánh giá về thực trạng của lễ hội Tết Nguyên tiêu trong thời điểm hiện tại Nghiên cứu hiện trạng diễn ra lễ hội Tết Nguyên tiêu trong giai đoạn sau năm 1975 đến nay Đặc biệt trong thời gian gần đây nổi lên những vấn đề về lễ hội và việc quản
lý lễ hội
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp miêu tả các tiến trình lễ hội: trực tiếp tham dự lễ hội, miêu
tả một cách chi tiết về các quy trình nghi lễ cũng như các hoạt động hội trong lễ hội Tết Nguyên Tiêu
- Phương pháp điều tra xã hội học: điền dã khảo sát địa bàn cư trú của người Hoa, nghiên cứu định tính để nắm bắt tâm tư, nhu cầu đối với các lễ hội dân gian cũng như lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa, qua đó xem xét sự phù hợp đối với yêu cầu xã hội
- Phương pháp khảo sát thực địa: nghiên cứu và khảo sát địa bàn cư trú của người Hoa, khảo sát các chùa miếu có tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu
và đặc biệt chọn ra chùa miếu tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu 2017 lớn nhất
để thực hiện đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn nhằm cung cấp thêm nguồn tư liệu điền dã về quá trình chuẩn
bị và phần lễ hội diễn ra trong Tết Nguyên tiêu Qua đó có được cái nhìn tổng quan và nhận diện rõ hơn về Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của Tết Nguyên tiêu trong quá trình đổi mới và hội nhập
- Góp phần làm rõ nét hơn về văn hóa của người Hoa, làm cơ sở hoạch định các chính sách quản lý văn hóa phù hợp
Trang 7- Là nguồn tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa và dân tộc học
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trình bày những khái niệm cơ bản hỗ trợ nghiên cứu cho luận văn như: Lễ, Hội, Lễ Hội, Tết… Người Hoa và hội quán người Hoa Tổng quan về người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho tác giả tập trung nghiên cứu trong chương 2
Chương 2: DIỄN TRÌNH LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA
NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu trong thời gian vừa qua Từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng và rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội Tết Nguyên Tiêu
Chương 3: TẾT NGUYÊN TIÊU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Những vai trò quan trọng của lễ hội Tết Nguyên Tiêu đối với đời sống của cộng đồng người Hoa nói chung và đặc biệt là người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Đề xuất những mô hình quản lý cho lễ hội Tết Nguyên Tiêu đối với cộng đồng người Hoa hiện nay Đề xuất các giải pháp về phía nhà nước, các tổ chức của người Hoa có liên quan đến Tết Nguyên Tiêu, đặc biệt là các hội quán và cộng đồng nói chung (người dân địa phương, du khách…), phối hợp giữa nhà nước và cộng đồng Qua đó đề xuất một số kiến nghị để việc thực hiện tổ chức và quản lý tốt hơn lễ hội Tết Nguyên Tiêu
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm liên quan đến luận văn
1.1.1 Lễ
Trang 9Trong Tiếng Hán – Việt, Lễ chính là những khuôn mẫu của người xưa đã quy định; các phép tắc buộc phải tôn trọng, tuân theo các mối quan hệ xã hội Đó chính là rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với người trong bất kỳ một xã hội nào
Theo quan niệm của người xưa, lễ được coi là những phép tắc theo khuôn mẫu đã được hình thành và củng cố theo thời gian, được quy định một cách chặt chẽ từ “quan – hôn – tang - tế” đến đi đứng, nói năng, cư xử hằng ngày của mọi người dân Đây là những quy định, lễ nghi, phép tắc buộc mỗi người phải tuân theo tròng các mối quan hệ ứng xử của mình trong xã hội Dưới thời Phong kiến các nhà Nho quan niệm rằng: Lễ nghĩa thiên chi tự Theo họ, Lễ vốn là trật tự, là chữ đã định sẵn của Trời, cần thể có và không thể đảo ngược Cuộc sống xã hội của con người cần có lễ để phân biệt, giữ gìn tôn ty trật tự trong mối quan hệ đa chiều luôn diễn ra trong đời sống xã hội Lễ được coi là cơ sở của một xã hội có tổ chức và đã phát triển đến trình độ nào đó Đối với mỗi người, lễ thể hiện sự tôn kính, thái độ ứng xử của con người đối với đồng loại Lễ nhằm phòng ngừa những hành vi và tình cảm không chính đáng Lễ không chỉ quy định chi tiết về thái độ, cử chỉ bên ngoài mà còn tạo điều kiện hình thành một trạng thái tinh thần tương ứng trong mỗi con người Lễ cũng đồng thời trở thành phương tiện để tự sửa mình, điều chỉnh mình cho đúng mực, hoàn thiện hơn Những biểu hiện của lễ bao giờ cũng tương xứng với tuổi tác, vị thế và vai trò, điều kiện của các nhân nào đó trong các mối quan hệ gia đình và xã hội của con người
đó
Trong chiều dài lịch sử phát triển, lễ còn được coi là “phong hóa” của quốc gia, dân tộc; là những biểu hiện trong thuần phong mỹ tục, những tập tục truyền thống, lối sống, nếp sống và tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân
cư được hình thành và cũng cố theo thời gian
Trong “Từ điển lễ hội Việt Nam” của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội 2000 thì Lễ được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi [58, tr.5]
Trang 10Tác giả Lê Văn kỳ, Viện văn hóa dân gian cho rằng: Lễ trong lễ hội là một
hệ thống các hàng vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ, chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân
họ chưa có khả năng thực hiện [25, tr.67]
Tác giả Hoàng Lương trong công trình Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội – 2002) đã dành riêng một chương (chương 2) bàn về “khái niệm chung về các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc” để bàn về “khái niệm chung” tác giả đã đưa ra khái niệm về Lễ: “Lễ được thực hiện chủ yếu liên quan đến việc cầu mùa, người an vật thịnh Có thể nói, Lễ là phần đạo, phần tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu văn háo tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng của mọi thành viên trong cộng đồng” [27, tr.35]
Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó với mục đích cảm tạ, tôn vinh
về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, nhận được
sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu nhiên mà người ta thờ cúng Dưới góc
độ nào đó, lễ có thể được coi là “bức thông điệp” của hiện hiện tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu trưng của thế giới hiện thực gửi thế giới siêu hình Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng
Theo TS Dương Văn Sáu trong cuốn “Lễ hội Việt nam trong sự phát triển
du lịch” thì cho rằng Nghi Lễ là những ứng xử của các tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quan hệ “Người – Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của mọi người, mọi thời đại Nghi lễ còn là hình thức, biện pháp tiến hành trong các hoạt động xã hội của con người nhằm đối ứng và tương thích với đối tượng thờ cúng, với vị thế xã hội, môi trường sống của những người tổ chức tiến hành hoạt động nghi lễ
Trang 11Trong những hình thái như vậy, cần phải vượt ra ngoài những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, cúng tế mà còn phải coi lễ, nghi lễ là rường mối kỷ cương, phép tắc, đạo lý, góp phần tôn vinh, cũng cố và bảo vệ sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội [51, tr.27]
Vậy có thể hiểu một cách đơn giản Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định biểu trưng để dánh dấu, kỷ niệm một
sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về
sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng
1.1.2 Hội
Trong tiếng Việt, Hội có nhiều ý nghĩa Hội là danh từ để chỉ sự tập hợp một
số cá nhân vào trong một tổ chức nào đó, tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể
Tác giả Bùi Thiết quan niệm: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống [58, tr.5]
Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa dân gian cho rằng “ Hội là một sinh hoạt văn hóa dân dã, phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò chơi hấp dẫn do mình chủ động tham gia…” [25, tr.83] Đôi khi hội chỉ sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức có chung mục đích hoặc các mục đích gần giống nhau Hội còn được coi là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người đến dự theo phong tục tập quán, hay phong trào, trào lưu ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển xã hội Đặc điểm
cơ bản, xuyên suốt của hội (trong lễ hội) là có sự tham gia của đông người
và trong hội người ta được vui chơi thỏa mái Hội bao giờ cũng mang tính chất công cộng cả về tư cách tổ chức lẫn mục đích cần đạt được của những người tổ chức và tham dự Đồng thời đây cũng là dịp người ta tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho đông đảo người tham dự Các hoạt động này được diễn ra thường niên theo phong tục tập quán truyền thống của các địa phương, vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để hướng
Trang 12tới, tôn vinh với mong muốn đạt được những mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong đời sống văn hóa cộng đồng Như vậy trong hội lưu giữ một phần kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của địa phương và dân tộc Trong các hoạt động của hội còn có thể bao gồm các chương trình vui chơi giải trí hiện đại mang sắc thái thời gian, phản ánh và thể hiện trình độ phát triển của cộng đồng dân cư của một địa phương hay toàn xã hội vào thời điểm mà nó ra đời và tồn tại
Theo TS Dương văn Sáu cho rằng: Những hoạt động diễn ra trong Hội là một phần bộ mặt xã hội, là chiếc “phong vũ biểu”, tấm gương phản chiếu khách quan, trung thực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của một địa phương, của đất nước ở thời điểm diễn ra các hoạt động đó Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm các trò chơi dân gian, các hình thức diễn sướng dân gian do người dân trực tiếp tham gia, các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và các hoạt động mang tính hiện đại [51, tr.31] Tác giả Hoàng Lương khi bàn đến hội, đã đề cập đến yếu tố “đông người”
và có địa điểm “vui chơi” thoải mái; đến tính chất “cộng đồng”, đến “nhiều trò vui”, đến mọi người được “cộng cảm, cộng mệnh” , “phần đời” bên cạnh phần tâm linh của phần lễ… Tác giả cũng đề cập đến “mối quan hệ giữa lễ và hội” và cho rằng hội là hình thức biểu hiện của lễ, hội là hình thức, lễ là nội dung Quan hệ đó bền chặt, khăng khít trong nhau và tương
hỗ lẫn nhau, tồn tại trong sự thống nhất [27, tr.38]
Trong hội, có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm
lý cộng đồng; những đặc trưng của văn hóa dân tộc; những quan niệm, cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các cá nhân
và cộng đồng người Những hoạt động diễn ra trong hội phải luôn phản ánh
và thể hiện một phần lịch sử địa phương, đất nước
Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Hội là tập hợp những hoạt động kinh
tế, văn hóa – xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định; là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biệt Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả
Trang 13năng và trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn
Tác gải Bùi Thiết cho rằng: Hội lễ là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh thần và ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình đám của một cộng đồng làng xã nhất định [58, tr.5]
Theo T.S Dương Văn Sáu: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh
và con người trong xã hội
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Lễ hội là một sự kiện có tính văn hóa và tâm linh được tổ chức mang tính cộng đồng” Còn trong tiếng La tinh, “lễ hội” xuất xứ từ Festum, nghĩa là sự vui chơi, vui mừng của công chúng Trong các ngành khoa học xã hội, thông thường Fesstival có nghĩa
là một hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng
Các tác giả trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa,
Trang 14Hà Nội 2002, tr.674) đưa ra quan niệm: “Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc,
sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng xã hay lập miếu thờ thiên thần, thủy thần, sơn thần Lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội Tôn giáo thông qua lễ hội làm phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa những gì trần tục Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỷ 11), nhưng có người cho rằng lễ hội của dân tộc Việt nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt, đó là Hội mùa, Hội làng… Ngày hội cố kết cộng đồng biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng Có những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội đền Kiếp Bạc” Có thể thấy quan niệm về lễ hội trong từ điển Bách khoa Việt Nam là quan niệm tương đối toàn diện so với nhiều quan niệm khác
về lễ hội ở nước ta, thể hiện được nhiều góc độ phản ánh các vấn đề lịch
sử, nội dung và những biểu hiện cụ thể của nó gắn với tộc người chủ thể - người Việt ở nước ta Các tác giả Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân trong công trình Lễ tục, Lễ hội truyền thống xứ Thanh (Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội -2001, tr 11 -15) đã đưa quan điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội Hai tác giả nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận Lễ hội trong
sự tổng thể của nó, chứ không nên tách phần Lễ riêng và phần Hội riêng;
Trang 15Cho đến nay, chúng ta dễ nhất trí với nhau: Lễ không phải chỉ là một hiện tượng đơn thuần, hoạt động độc lập tách biệt chỉ là lễ và hội Đã có lúc ta coi đó là văn nghệ hoặc văn hóa thuần túy và xem xét lễ hội như là “hoạt động văn hóa”, tách phần hội như là tiết mục trò diễn văn nghệ, có khi tách phần ngôn từ để chỉ xem xét phần văn học của trò diễn.Việc tách biệt ra từng phần để nghiên cứu là cần thiết song một khi diện mạo của lễ hội chưa được khảo tả kỹ càng, đầy đủ và trung thực thì các phần nghiên cứu tách biệt về trò diễn, về văn bản lời ca, về lễ hội đơn thuần… dễ sa vào phiến diện, đại khái và suy diễn, không giúp cho chúng ta khái quát được con đường hình thành và phát triển của lễ hội truyền thống, không cắt nghĩa đúng đắn và đầy đủ bản sắc dân tộc trọng các lễ hội [59, tr.11-12]
Hai tác giả trên còn đưa ra quan niệm: Hội làng tập trung tất cả ý chí, tài năng của cả làng trong lễ và hội, là điểm sáng văn hóa làng nổi bật nhất Tất cả các nhân tố cấu thành Hội làng biểu hiện thành Lễ và Hội, có nhân
tố nổi lên, hiện rõ dễ thấy, có nhân tố chìm, ẩn tàng sau lễ hội; tất cả đều có
lý do tồn tại trong một mối quan hệ sinh động, ràng buộc, không thể thiếu Thiếu đi một nhân tố, sơ suất trong một trường hợp dễ dẫn đến sự lủng củng xích mích trong lễ hội [59, tr.12-13] Lễ hội của người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số từng gắn với các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, với mùa Xuân… Khi nghiên cứu về Lễ hội Rija Nwgar của người Chăm, tác giả Ngô Văn Doanh quan niệm rằng: Lễ hội gắn với vòng đời người như cưới xin, một
số nghi lễ tang ma như lễ nhập kút; một số lễ hội lớn tạ ơn thần linh được
tổ chức lớn tại các đền tháp như lễ hội Katê; những lễ hội có nguồn gốc từ Hồi giáo của người Chăm Bani như tháng chay Ramưvan… Các lễ hội của người Chăm không chỉ phong phú, đa dạng mà còn có nguồn gốc từ những
hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng bản địa khác nhau Có những lễ hội thuần túy chỉ là những lễ hội nông nhiệp như lễ cầu mưa (Yôr-yang), lễ khai mương đắp đập (Pơh băng yang) , có những lễ hội ít nhiều có liên quan với Bà-La-Môn giáo như Băng Katê…Và có những lễ hội có nguồn gốc Hồi giáo như lễ hội háng tháy Ramưvan… [10, tr.5]
Trang 16GS.TS Phạm Đức Dương trong Lời giới thiệu cuốn “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam á” của tác giả Trần Bình Minh (Viện Văn hóa - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000) cũng cho rằng: Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa Vì thế, lễ hội ở các nước Đông Nam Á đều
có chung một cấu trúc ban đầu gồm hai phần: Lễ và Hội Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh, để cầu xin thần linh thông qua những trung gian thiêng (thầy cúng, lời khấn, múa, nhạc cụ, lễ vật…) với các nghi lễ: tế, rước ở đây mỗi vật, mỗi hành động đều có tính biểu tượng Mối quan hệ giao cảm giữa con người và thần linh quyện lẫn trong hương khói, trong không gian thiêng… đưa con người vào thế giới ảo - thế giới tâm linh Phần hội là những trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng với sự tham gia của thần linh Vì thế không khí của ngày hội bao giờ cũng rộn ràng, kích động con người với những trò diễn xướng và trò chơi… [34, tr.5]
Như vậy, qua các công trình trên đây, các tác giả khi bàn về khái niệm lễ hội của người Kinh, lễ hội các dân tộc thiểu số hay các nước Đông Nam Á đều có những quan niệm tương đồng về Lễ và Hội, mối quan hệ của các nội dung trên trong tổng thể lễ hội
Tuy nhiên ở mỗi cộng đồng tộc người, mỗi vùng quê cụ thể các hoạt động
lễ hội gắn với đời sống tâm linh - tôn giáo, tín ngưỡng đều có những biểu hiện cụ thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế
- xã hội, sự bảo tồn và tương quan mạnh yếu giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại…
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ về không gian
và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng
về sự kiện nhân vật được thờ cúng Những hoạt động này nhằm để tỏ rõ những ước vọng của con người, để vui chơi giải trí trong cộng đồng Lễ hội
là những hoạt động, những sinh hoạt văn hoá mà ở đó có sự gắn kết không
Trang 17thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là Lễ và Hội Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như: hệ thống các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm và văn hoá ẩm thực Các thành tố này luôn có trục trung tâm là định hướng phát triển Các thành tố của lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng, chứ không chỉ phục vụ lợi ích của riêng những người tổ chức hoạt động lễ hội Từ tình hình trên đây chúng ta có thể nhận thấy một cách khái quát rằng: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngưòi với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội
Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền thống Việt Nam Trước hết, lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, bởi vì đây là hoạt động văn hoá của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức
Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành Chính họ là những người sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu
Họ là chủ nhân, đồng thời là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những thành quả sáng tạo văn hoá ấy Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xã hội Không có đông người tham dự, không thành hội, người ta nói: “đông như hội” chính là vậy
Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất cứ
lễ hội nào cũng gắn với các địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hoá của một địa phương đó Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Nam là những “lễ hội làng" nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định vào mùa xuân hay mùa thu trong năm Đây là
Trang 18thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp
Vào thời điểm này, người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đã diễn ra trong quá khứ Đây chính
là biểu hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, thần thánh, con người, thông qua các hoạt động trong lễ hội Đó là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng
cư dân với cả hai đối tượng: siêu hình (thần thánh) và hữu hình (con người)
Nó cũng phản ánh mối quan hệ, giao thoa giữa siêu và thực, giữa con người với con người trong những hoàn cảnh và hoạt động cụ thể
1.1.4 Tết
Tết xuất xứ từ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết (thời tiết), nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm Thuận theo sự vận hành của vũ trụ biểu hiện ở sự chu chuyển qua các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, đều có ý nghĩa rất đặc biệt đối với các nước thuần nông như các quốc gia Phương Đông Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để xum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, gặp gỡ nhau Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người Việt đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ Đây là dịp để mọi người hưởng thụ thanh nhàn trong những lúc nông nhàn
Tết cũng là dịp cho những người hành hương và đoàn tụ gia đình Họ bắt đầu quên đi những rắc rối của năm vừa qua và hy vọng năm tới sẽ tốt hơn
1.1.5 Người Hoa và chùa miếu người Hoa
Trang 191.1.5.1 Người Hoa
Trên phương diện dân tộc, người Hoa ở Việt Nam là một thành phần trong đại gia đình 54 các dân tộc Việt Nam Người Hoa là một dân tộc có một số đặc so với một số dân tộc thiểu số khác, người Hoa là chủ yếu sinh sống ở
đô thị và đồng bằng
Năm 1995, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị
số 62-CT/TW “về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới” đã nêu rõ quan điểm: “Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ đã sinh ra, lớn lên tại Việt nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”
Đề tài được triển khai theo các hiểu về người Hoa như trên
Người Hoa sinh sống tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu theo các nhóm ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ, Hải Nam… Trong đó chiếm số đông là người Hoa Quảng Đông và người Hoa Triều Châu
Người Hoa Quảng Đông: Sống tập trung đông nhất ở quận 5, 6, 11… Theo Nguyễn Văn Huy “Dân số người Hoa Quảng Đông đông nhất tại Việt Nam, 41% dân số tại Sài Gòn” Cộng đồng người Hoa nói chung, người Hoa Quảng Đông nói riêng đến định cư tại Sài Gòn – Gia Định cuối thế kỷ XVIII, khi các thương cảng, trung tâm thương mại Nông Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố, trấn Hà Tiên bị tàn phá nặng nề do cuộc nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh (1771 - 1785) Vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, từ năm 1788, phát triển thành một trung tâm có vị thế quan trọng, đến định cư tại đây, người Hoa góp phần xây dựng Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại danh tiếng Như tác giả Trịnh Hoài Đức mô tả: “Các đường đan xuyên nhau hình chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài
độ 3 dặm Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu
Trang 20báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu Hai đầu Nam
- Bắc bến sông không gì là không có… nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt” [15, tr.299]
Người Hoa Triều Châu: Sống tập trung đông đúc ở vùng Chợ Lớn, ngoài
ra còn ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Tiên (Kiên Giang) Người Triều Châu thường mang họ Trần, Trương, Lý, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu… Đặc điểm nổi bật trong xã hội của người Hoa Triều Châu là bảo tồn truyền thống văn háo dân tộc từ quê hương và giỏi trong việc làm ăn buôn bán Người Triều Châu di cư tới Việt Nam mang theo những hành trang văn hóa
từ quê cha đất tổ, được bảo tồn từ mấy trăm năm nay Trong hành trang văn hóa ấy, lễ hội Tết Nguyên Tiêu là một nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần của người Hoa
1.1.5.2 Chùa miếu người Hoa
Đến Việt Nam sinh sống, người Hoa thường di cư theo từng nhóm họ hàng, nhóm đồng hương hoặc đồng nghiệp, từ đó hình thành nên những làng hoặc phố người Hoa nhỏ ở Việt Nam Tổ chức xã hội đầu tiên của người Hoa ở vùng đất Sài Gòn xưa là làng Minh Hương (nay thuộc quận 5 Thành phố
Hồ Chí Minh) Thế kỷ 18 tình hình nhập cư của người Hoa vào miền Nam tăng lên nhanh chóng, làng Minh Hương không còn đáp ứng cho việc quản
lý xã hội người Hoa Năm 1787, chính quyền phong kiến cho phép những
di dân người Hoa thành lập tổ chức “bang”
Ban đầu, ở Sài Gòn thành lập 4 bang trên cơ sở tập hợp những di dân người Hoa cùng địa phương và phương ngữ Năm 1814, thay đổi thành 7 bang và đến thế kỷ XX còn lại 5 bang Bang trưởng đứng đầu mỗi bang là người có
uy tín trong cộng đồng, giàu, hiểu biết và quan hệ rộng rãi Bang trưởng là cầu nối giữa chính quyền và cư dân trong mỗi bang, có nhiều quyền hành
và có khả năng dàn xếp, giải quyết những tranh chấp trong bang
“Trước năm 1954 ở miền Bắc và trước 1995 ở miền Nam, người Hoa và Hoa kiều Việt Nam thường định cư theo các nhóm phương ngữ ở những
Trang 21làng hay đường phố nhất định nào đó Từ những đặc điểm này hình thành nên phố của người Quảng Đông, phố của người Phúc Kiến, phố của người Triều Châu” và “để duy trì bản sắc của mình, những người Hoa di cư đề cao hệ thống giáo dục gia đình, dòng họ và hội đồng hương (bang hội) [22, tr.39] Những hình thức liên kết bang, hội của người Hoa khá chặt chẽ, thường họ liên kết với nhau thành từng nhóm trên cơ sở đồng hương hoặc đồng tộc, do đó tên gọi của bang cũng theo tên gọi của địa phương như: bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông, bang Hải Nam, bang
Hẹ Sau năm 1954 Chính quyền Sài Gòn đã giải tán các tổ chức Bang Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh có “tất cả mười ba hội quán, phần lớn tập trung tại quận 5 (11 hội quán), trong đó có năm hội quán lớn và năm hội quán này đều là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, các hội quán đều tồn tại bên cạnh các di tích miếu” [48, tr.138] Nhìn lại quá trình di cư và định cư của người Hoa, ta thấy tổ chức xã hội gắn liền với cuộc sống của
họ mà hội quán là cầu nối giữa những người trong bang hội với nhau và giữa họ với cuộc sống bên ngoài, tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử hay chính sách của nhà cầm quyền đối với người Hoa, hội quán có khi cũng là cầu nối giữa chính quyền với cộng đồng người Hoa
Từ khi ra đời, các bang hội có xu hướng gắn kết với các chùa miếu thờ thần, thánh là cơ sở tập trung sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của bang hội Một số tác giả và thói quen của người Việt, Hoa gọi là đền miếu này là
“chùa”, như trong tác phẩm “Chùa Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan An chủ biên Miếu Tuệ thành là hội quán chính của nhóm người Quảng Đông, thờ Thiên Hậu; Miếu Nghĩa An thờ Quan Thánh Đế là hội quán của hai nhóm người Triều Châu và Hẹ; Còn miếu Nhị Phủ thờ Bắc
Đế là hội quán của người Phúc Kiến… Nơi đây đã trở thành nơi gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của mỗi nhóm người Hoa Vào những ngày
Lễ, Tết, Vía, các sinh hoạt văn hóa như lễ hội, hát kịch, múa lân, múa rồng… thường được tổ chức sôi nổi ở các hội quán với sự tham gia đông đảo của người Hoa và cả cộng đồng các dân tộc trong vùng Ngoài ra, mỗi
Trang 22hội quán còn có một công trình kiến trúc, nghệ thuật mang nét độc đáo và đặc thù của mỗi địa phương ở quê hương họ, tại một số hội quán còn nhiều hiện vật giá trị lịch sử được bảo tồn
Lịch sử đã chứng minh các tổ chức dòng họ và Bang hội của người Hoa có khả năng huy động sức người, sức của trong cộng đồng của mình để thực hiện những công việc lớn như xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa trang, chùa chiền, trùng tu và xây dựng các công trình văn hóa, tín ngưỡng, cơ sở cộng đồng Như vậy, hội quán hay trụ sở của các bang hội có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, ngoài việc giúp đỡ về tài chính tạo công ăn việc làm cho những người đồng hương mới nhập cư đến hội quán còn là nơi để người Hoa đáp ứng nhu cầu tâm linh, trước hết
tạ ơn những vị thần linh đã giúp đỡ họ vượt biển an toàn và mong muốn làm ăn thuận lợi Vì vậy, ở “mỗi bang có một hội quán làm nơi sinh hoạt chung và là trụ sở của bang, hội quán người Hoa theo định nghĩa thông thường là “nhà của một đoàn thể, để làm nơi hội họp và các hội viên gặp nhau” [66, tr.335] Bên cạnh đó còn có một ngôi miếu thờ các vị thần của bang, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của bang [53, tr.38-39]
1.2 Tổng quan về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Quá trình hình thành và định cư của cộng đồng người Hoa tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Ở Nam Bộ, Người Hoa di cư đến vào khoảng thế kỷ thứ XVII, phần lớn là những người nông dân, thợ thủ công nghèo đói vì chiến tranh, vì thiên tai, dịch bệnh, những phần tử “phản Thanh phục Minh”, hay những thương nhân tìm kiếm một vùng đất mới “Năm 1679, nhóm các tướng Trung Hoa
là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đổ bộ xuống Đà Nẵng Chúa Nguyễn cho vào vùng đất phương Nam khai khẩn Trần Thượng Xuyên định cư vùng đất Biên Hòa, Cù lao Phố (tỉnh Đồng Nai) Còn tướng Dương Ngạn Địch định cư tại Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)” [30, tr.11]
Trang 23Năm 1698, chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và phân chia lại ranh giới quận huyện, “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện tân Bình, dựng Phiên Trấn” [15, tr.112] Đối với người Hoa, ông tập trung họ vào những vùng cư trú riêng biệt, những người Hoa ở Trấn Biên hợp thành xã Thanh Hà, những người ở Phiên Trấn hợp thành xã Minh Hương rồi ghép vào sổ hộ tịch nghĩa là có quốc tịch Việt Nam
Các chúa Nguyễn đã thực hiện những chính sách khôn khéo và ôn hòa với người Hoa Từ lợi thế về kinh doanh, thương mại, những người Hoa đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành những khu chợ nổi tiếng, trong đó có khu phố thị Chợ Lớn Bên cạnh đó, những người Hoa đã tận dụng sự thuận lợi của điều kiện thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ để an cư lạc nghiệp, hình thành nên những trung tâm kinh tế, văn hóa Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược và biến Nam kỳ thành một xứ thuộc địa thì tình hình di cư của người Hoa đến Việt Nam vẫn còn tiếp tục phát triển
do chính quyền thực dân cần nguồn nhân lực lớn cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam
Thành phần người Hoa nhập cư chủ yếu gồm các nhóm ngôn ngữ địa phương vùng Đông Nam Trung Quốc như: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định là địa bàn người Hoa chọn làm nơi định cư đông nhất vì có vị trí là trung tâm của Nam Bộ, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, con người Việt thì sẵn lòng đón tiếp họ, cùng khai phá, xây dựng và sinh sống Từ năm 1788, nơi đây phát triển thành một trung tâm có vị thế quan trọng, nhiều người đến định cư tại đây Người Hoa đã góp phần xây dựng Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại danh tiếng Như tác giả Trịnh Hoài Đức mô tả: “Các đường đan xuyên nhau hình chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài
độ 3 dặm Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu Hai đầu nam
Trang 24bắc bến sông không gì là không có… nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt” [14, tr.229]
Hiện nay người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 55% người Hoa ở Nam Bộ, họ cư trú khắp 24 quận huyện, tập trung đông nhất tại các Quận 5, 6, 8, 10, 11 Đặc biệt, Quận 5 chiếm 52% người Hoa Thành phố
Hồ Chí Minh, “từng được xem là thủ phủ của người Hoa, các hội quán, cơ
sở tín ngưỡng của họ tập trung tại đây và thông qua những hoạt động của hội quán, của các cơ sở tín ngưỡng, người Hoa giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, lưu giữ và phát huy bản sắc dân tộc của mình một cách đầy đủ nhất Hiện nay, số lượng người Hoa ở Quận 5 khá đông, chiếm 33% dân số của Quận
và đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh [35, tr.128]
Người Hoa có chung một chữ viết nhưng tiếng nói lại khác nhau Theo thống kê năm 1992, người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm ngôn ngữ địa phương như sau: người Quảng Đông (chiếm 56,5% trong tổng
số người Hoa ở Thành Phố), người Triều Châu (34%), người Phúc Kiến (6%), người Hải Nam (2%), người Hẹ (2%) [9, tr.89] Chính vì thế, tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu là hai ngôn ngữ thông dụng trong đồng bào người Hoa pử Thành phố Hồ Chí Minh, tiếng Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Hẹ được sử dụng nhiều trong phạm vi hẹp hơn
1.2.2 Đời sống kinh tế - văn hóa
Về kinh tế: “Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung nhất là các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ” [2, tr.19]
Ngoài ra “do nhiều nguyên nhân mỗi cộng đồng phương tộc người Hoa sở đắc những tiềm năng chuyên môn, thành thạo trong một số lĩnh vực kinh tế nào đó” [62, tr.41] Một số tác giả nghiên cứu về người Hoa ở Thành phố
Hồ Chí Minh, đã đề cập đến hoạt động kinh tế của một số nhóm người Hoa trước năm 1975 như sau:
Trang 25Nhóm người Quảng Đông tập trung hoạt động vào các cửa tiệp tạp hóa, cung cấp các nhu yếu phẩm, các vật dụng đơn giản Ngoài ra nhóm Quảng Đông còn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiệm ăn, khách sạn, nhà hàng, may mặc và sửa chữa cơ khí nhỏ
Nhóm Triều Châu tập trung trên lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm như các loại bánh, trà, đường… Ngoài ra họ còn kinh doanh trên lĩnh vực kinh doanh đường bộ, đường thủy và trên lĩnh vực xuất nhập cảng
Nhóm Phúc kiến với nhiều thương gia hoạt động mua bán lúa gạo trên tòa Nam Bộ và cả Campuchia Ngoài ra có một hoạt động kinh tế khác mà người nhóm Phúc Kiến tham gia khá đông đó là thu mua phế liệu, nhất là các vật dụng kim loại đã hư hỏng Nhiều người đã trở nên khá giàu từ những hoạt động kinh tế này
Nhóm Hải Nam lại tập trung kinh doanh các quán nhậu bình dân, các quán
cà phê vỉa hè Trong nhóm người này cũng có nhiều người rất giỏi nghề đầu bếp làm việc ở các nhà hàng
Nhóm người Hẹ lại nổi tiếng với việc kinh doanh thuốc Bắc và Đông Nam dược, mà tập trung là các nhà thuốc trên đường Khổng Tử (nay là Hải Thượng Lãn Ông) Ngoài ra nhóm người Hẹ hầu như độc quyền sản xuất bánh mì cho các nhà hàng lớn
Về nhà ở: Dù sống xen kẽ với người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngôi nhà của người Hoa với mảnh giấy màu đỏ, chữ đen hoặc nhũ vàng dán trước nhà “Xuất nhập bình an”, chiếc gương vẽ hình bát quát, hay gương trấn trạch (tục này có từ thời thượng cổ) [62, tr.81] Bên trong nhà là bàn thờ tổ tiên và các vị thần (Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát, bài vị tổ tiên), bàn thờ Thổ thần, Thần tài đặt dưới đất ở gian nhà trên
Người Hoa thường đầu tư tiền vào làm ăn hơn là xây dựng nhà cửa, nên nhiều cặp vợ chồng đã có con cái, có kinh tế độc lập nhưng vẫn ở chung nhà với bố mẹ nên không gian sinh hoạt của gia đình khá chật hẹp Nhà ở
Trang 26cũng là nơi kinh doanh, nên trong nhà chứa rất nhiều hàng hóa, đã chật càng chật Mặt khác, người Hoa còn có quan niệm, nhà nào làm ăn phát đạt, họ
sẽ để ở mãi mà không muốn sửa chữa lớn hoặc di dời, nên phần lớn nhà ở của họ cũ kỷ, ẩm thấp, và chật hẹp Trừ những người Hoa làm công chức nhà cửa khang trang hơn Chúng ta không thể đánh giá mức sống, điều kiện kinh tế của gia đình người Hoa qua ngôi nhà
Về Ẩm thực: Không chú ý nhiều đến ngôi nhà nhưng người Hoa đặc biệt chú trọng đến việc ăn uống Người Hoa ăn và uống là cả một nghệt thuật công phu và độc đáo, thức ăn phải chế biến đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng
âm dương cho cơ thể
Buổi sáng các gia đình người Hoa hay ăn cháo với củ cải muối, hoặc một cái “mằn thầu” với xíu mại Kỹ thuật nấu cháo thì phải kể đến người Hoa Quảng Đông rất công phu và độc đáo, gạo phải chọn loại gạo tấm, nấu nhừ
và bỏ bạch quả, còn người giàu có thì có thể bỏ bào ngư, khi ăn thì có thể thêm một số rau như cải cúc Ngoài ra, người Hoa còn khá nổi tiếng với những món ăn được nhiều người Việt ưa thích như: Hủ tiếu, bánh bao, Dim sum,…
Các món ăn đặc sản của người Hoa như: Heo quay, vịt quay, xá xíu, chè
mè đen (chí mà phù), chè đậu đỏ táo khô (lùng tào xá)… các loại nước uống: trà sâm, nước đắng, hoa cúc…
Người Hoa hay uống trà và trở thành một thói quen hằng ngày hay tiếp khách, trước đây trà uống của người Hoa thường nhập từ Quảng Đông hay Phúc Kiến nhưng về sau nguồn trà đã dần được thay thế bởi các nguồn trà
từ trong nước Ở khu vực Chợ lớn có rất nhiều quán trà được gọi là “Trà Tàu” nhưng sau này có bán kèm thêm nhiều loại nước giải khát, nên thói quen uống trà có chiều hướng giảm
Về tín ngưỡng – tôn giáo: Đời sống tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa
ở Thành phố Hồ Chí Minh rất phong phú, thể hiện nét văn hóa của người
Trang 27Hoa Ở Thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc thờ cúng trong gia đình, người Hoa còn có gần 200 cơ sở tín ngưỡng cộng đồng Một số cơ sở đã được xây dựng cách đây vài thế kỷ, có kiến trúc văn hóa độc đáo thu hút nhiều khách thập phương: người Hoa, người Việt và khách quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng, lễ bái Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 cơ sở được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia (Chùa Bà – Tuệ Thành, Chùa Ông – Nghĩa An và Minh Hương Gia Thạnh)
Về tín ngưỡng của người Hoa thuộc tín ngưỡng đa thần: Trong mỗi gia đình người người Hoa, phần lớn đều có nhiều bàn thờ và thờ cúng nhiều thần, thánh, vong linh Trước nhà là bàn thờ thiên nơi thờ trời, trong trang thờ có bài vị với 4 chữ “Thiên cung tứ phúc” một lọ hoa và bát chân nhang Cũng
ở trước nhà nhưng dưới đất là bàn thờ thần tài thổ địa và đôi khi cả môn thần là một vị thần giữ cửa Trong nhà nơi trang trọng nhất thường là phòng khách là bàn thờ tổ tiên với bài vị của những người dã khuất với các đồ thờ
tự như bát nhang Ngoài ra ở một số gia đình người người Hoa còn có bàn thờ: Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân… Trong nhà bếp người Hoa thờ Táo quân Hàng tháng vào ngày mùng một và ngày rằm (15), gia đình đều mua hoa và trái cây về cúng ông bà và các vị thần, cầu cho gia đình bình an, làm ăn phát đạt
Thờ cúng dòng họ người Hoa thường tổ chức ở tự đường Tự đường là nơi thờ cúng vị tổ đã sáng lập nên dòng họ của mỗi người Hoa Tự đường được lập ở một nơi riêng biệt dành cho ngày giỗ tổ Đây cũng là dịp để cho lớp trẻ nhận biết họ hàng Những người trong dòng tộc có trách nghiệm giúp
đỡ lẫn nhau khi cần thiết và tránh sự nhầm lẫn trong hôn nhân
Sự thờ cúng cộng đồng của người Hoa diễn ra trên nhiều phương diện và cách thức khác nhau Sự sùng tín của người Hoa rất lớn, họ thực hiện các nghi thức và tín ngưỡng với nhiều vị thần tại các cơ sở khác nhau như: Quan Thánh Đế Quân ở hội quán Nghĩa An, bà Thiên Hậu ở hội quán Tuệ Thành,…
Trang 28Đời sống lễ Tết của cộng đồng người Hoa cũng khá phong phú, bao gồm Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, lễ hội chùa Bà (23 tháng 3,
và mùng 9 tháng 9 Âm lịch), lễ hội chùa Ông (24 tháng 6 Âm lịch)
Ngoài ra một phần nhỏ người Hoa theo vẫn theo tôn giáo Số người theo Phật giáo và Đạo giáo nhiều hơn tín đồ Công giáo, Tin Lành Cộng đồng người Hoa thường xây dựng những những cơ sở tôn giáo riêng cho cộng đồng mình: chùa Nam Phổ Đà (quận 6), chùa Ân Phước, Khánh Vân Nam Viện (quận 11) (quán Đạo giáo duy nhất ở miền Nam), nhà thờ Fancisco Xavier (nhà thờ Cha Tam) (quận 5), các hội thánh Tin Lành Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Trãi, Tân Hòa Đông…
Về văn hóa – nghệ thuật: Phong phú với các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc Dân ca có các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm tăng thêm tính đa dạng văn hóa Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn
Hội họa là một trong những nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất trên thế giới Bắt đầu xuất hiện với những tác phẩm nghệ thuật dùng để làm đẹp và trang trí, kỹ thuật hội hoạ của người Hoa đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật cổ điển, điển hình cho trí tuệ và văn hoá truyền thống Hội hoạ của người Hoa không chỉ lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên xung quanh mà còn phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sỹ Trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ (thư pháp) của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu
cơ bản để tạo nên bức vẽ
Thư pháp là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa Hiện nay người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập rất nhiều hội thư pháp và thương xuyên tổ chức những ngày hội thư pháp để gây quỹ từ thiện Tiêu biểu như hoạt động viết chữ từ thiện được tổ chức thường niên do Báo Sài
Trang 29Gòn Giải Phóng Hoa văn, phối hợp với Chi hội Thơ Cổ và Chi hội Thư Pháp - thuộc Hội Văn hóa Nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với mục đích ủng hộ toàn bộ số tiền thu được từ khách đến đặt chữ, và các mạnh thường quân tài trợ cho chương trình
1.3 Hội Quán Nghĩa An (Chùa Ông)
Miếu Quan Đế Nghĩa An hội quán tức chùa Ông tọa lạc 678 đường Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, TP HCM Miếu vốn là hội quán của bang Triều Châu, do người Triều Châu và người Hẹ ở Triều Châu sang Việt Nam sinh sống thành lập nên [Phụ Lục 2, Hình 1] Không rõ miếu được xây dựng năm nào, có lẽ muộn nhất là đầu thế kỷ XIX vì khoảng năm 1818, khi viết
về chợ Sài Gòn xưa, Trịnh Hoài Đức đã nhắc đến hội quán Triều Châu:
“Đầu phía Bắc đường lớn có miếu Quan Thánh và ba hội quán Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu… Hễ gặp tiết đẹp đêm trăng, các ngày tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn, đặt ản, đua tranh
kỳ xảo…”
Văn bia chạm trên vách miếu cho biết đã được trùng tu vào các năm 1866,
1901, 1966 Lần Trùng tu mới nhất vào năm 1984
Như phần lớn các đền miếu người Hoa, miếu có kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu sân miếu khá rộng, gần 2000 m2, chiếu hơn phân nữa diện tích khuôn viên Phần còn lại gồm tiền điện, sân thiên tinh, nhà hương, chánh điện và văn phòng hội quán dọc theo hai bên các điện thờ Kiến trúc và trang trí ở miếu thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, qua các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ… trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm…
Từ hai cổng lớn vào đến của miếu có năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng nhau Đẹp hơn cả có lẽ là cặp “lân hàm châu” (lân ngậm châu) chầu hai bên cửa Phía trên, trước biển chữ “Nghĩa An hội quán” treo bức nghi môn làm năm 1903 chạm nổi cảnh “Lục Quốc phong tướng” Trên
Trang 30vách mặt tiền hai bên cửa miếu chạm chìm các chữ Hán và sáu bức chạm cành trúc khác nhau, là những tác phẩm chạm khắc đá giá trị
Nội thất miếu trang nghiêm với những cột gỗ cao treo câu đối, những bao lam cửa hạm hai mặt, bao lam khám thờ, khám thờ… chạm trổ tinh tế từ những điển tích Trung Hoa đến những sinh hoạt đời thường như: gánh nước, đốn củi… những con vật trong tứ linh xen lẫn tôm, cua, cá, mực… Chính điện miếu, giữa có gian thờ Quan Thánh Đế Quân – vị Thần được thờ cúng chính tại hội quán Nghĩa An Ông tên là Quan Vũ, tự Vân Trường, sinh năm 160, bị kẻ thù giết chết năm 219, thọ 60 tuổi, là người thôn Trường Bình, huyện Giảng Lương, tỉnh Sơn Tây, là một nhân vật thời Tam Quốc Tại vường đào, Ông kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, trở thành tình bạn điển hình muôn thuở trong văn hóa Trung Hoa Ông là biểu tượng cho tình bạn thủy chung, tận tụy, hy sinh, nhân ái độ lượng, trung hiếu tiết nghĩa Người Hoa rất tôn kính Ông, gọi Ông là Quan Thánh Đế Vương, Quan Đế, Quan Thánh Đế, Quan Lão Gia hay trang trọng nhất là “Ông” Quan Công trở thành vị thần tối thượng trong cuộc sống tinh thần của người Hoa ở Nam
Bộ Tượng Quan Thánh Đế được trang trí bao lam lưỡng long tranh châu Tượng cao 300cm, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200cm, đặt trong tủ kính
Hai bên tả hữu có gian thờ Thiên Hậu nguyên quân và Tài Bạch tinh quân (Thần Tài) bài trí giống nhau với bao lam phụng hoàng và khám thờ chạm cảnh vinh quy bái tổ, đánh cờ, chèo thuyền, giăng lưới, mục đồng cưỡi trâu, mai điểu, trúc điểu Tượng Bà Thiên Hậu bằng gỗ cao 60cm, ngồi trên ghế chạm, theo hầu Bà có hai thị nữ và hai vị Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ Thần Tài được thể hiện bằng tượng gỗ, cao 60cm, cũng ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên có Chiêu Tài đồng tử đứng hầu
Sát hai bên góc tường đặt hai bộ chuông trống đối xứng nhau Chuông bên trái bằng gang, đúc ở Phật Trấn - Quảng Đông vào năm Canh Tuất (1850)
Trang 31Chuông còn lại làm bằng hợp kim, có chạm nổi hàng chữ "Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu, Nghĩa An hội quán " (chuông do Tân Trường Châu cúng, được đúc trong khoảng năm 1836 - 1867) Ngoài gian thờ ở chính điện, còn có bàn thờ Quan Đế ở trung điện, đặt trước bàn thờ Văn Xương đế quân tức Khổng Tử, người đứng đầu Nho giáo Tượng Quan
Đế cao 80cm bằng gỗ thếp vàng, được làm cách nay hơn một trăm năm Chính giữa tiền điện bày một hương án, trên đặt chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825) Chuông cao 39cm, đường kính 46cm, hai bên đúc hai đầu lân, đường nét tinh xảo, phía trước có hàng chữ
"Quan Thánh Đế Quân" Hai bên tiền điện bài trí hai gian thờ đối mặt với chính điện Phúc Đức chính thần (Thần Đất) và hai người hầu được thờ ở gian bên trái Góc bên phải có tượng Mã Đầu tướng quân cao 200cm, tay cầm dây cương ngựa Xích Thố, được đánh giá là tượng đẹp hơn cả trong
số các tượng ngựa Xích Thố với dáng ngẩng cao đầu độc đáo
Quan Đế là vị thần được thờ chính nên phần lớn trong hơn 50 hoành phi, câu đối chạm chữ Hán rất mỹ thuật đều có nội dung ca ngợi ông như: "Vạn
cổ tinh huy" (Sao sáng muôn đời), "Thiên cổ nhất nhân" (Người xưa nay chỉ có một) hay:
Nghĩa khí trung tâm nguy nguy đế đức tham thiên địa
An Lưu tá Hán hách hách thần uy quán cổ kim
Tạm dịch:
Khí nghĩa lòng trung, đức ngài cao sánh trời đất
Giúp Lưu, phò Hán, uy thần lừng lẫy bao đời
Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, là
lễ cúng quan trọng nhất ở miếu Miếu Quan Đế - Nghĩa An hội quán có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm đá và nghệ thuật chạm gỗ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Ngày 7/11/1993 Bộ Văn hóa đã có quyết định số 43-VH/QĐ công nhận miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật
Trang 32Người Hoa đến Việt Nam sinh sống từ nhiều thế kỷ trước, nhưng ồ ạt nhất
là vào thế kỷ XVII trở về sau, hình thành nên cộng đồng người Hoa như hiện nay Hơn 300 năm định cư trên vùng đất Nam Bộ, Người Hoa nói chung và người Triều Châu nói riêng đã thể hiện được những nét độc đáo của mình trên nhiều lĩnh vực, đặt biệt về văn hóa tinh thần Trong tín ngưỡng dân gian và lễ hội, việc thờ cúng rất nhiều vị thần thánh cùng sinh hoạt lễ hội và các cơ sở thờ tự là một thiết chế văn hóa độc đáo của Người Hoa Trong đó, lễ Hội Tết Nguyên Tiêu là một trong những trường hợp điển hình, mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, là điểm tựa tinh thần cho một năm mới được bình an và phú quý, ngoài ra còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn “lấy của xã hội phục vụ xã hội” trong lễ hội Tết Nguyên Tiêu Giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành, định cư và đời sống kinh tế - văn hóa của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 33Giới thiệu khái quát về Chùa Ông – Hội quán Nghĩa An, nơi tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm Tết Nguyên Tiêu theo Phật giáo còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười) Vào ngày này, người Hoa thường đi chùa miếu cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh và phát tài phát lộc Tiết Nguyên Tiêu được tổ chức chủ yếu tại các đền miếu, khác với Tết Nguyên Đán tổ chức tại nhà hoặc tự đường
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giả thuyết, nhưng được truyền tụng nhiều nhất chủ yếu là hai truyền thuyết
Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: ngày xưa có một con chim phượng từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày
15 tháng Giêng xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh Thế là nhà nhà treo đèn lồng
Trang 34và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung, bị cấm về thăm cha mẹ Vào ngày 15 tháng Giêng đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành
Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15 Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết
Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới Một số học giả cho rằng, Tết Nguyên Tiêu này bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo
và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân
Theo tác giả Phan An viết trong sách Người Hoa ở Nam bộ: “Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày 15 (rằm) tháng Giêng Âm lịch Tết kéo dài nhiều ngày và có khi ăn Tết lớn hơn Tết Nguyên Đán Ở các chùa miếu người Hoa đi lễ rất đông, nhiều người mang đến cúng các phẩm vật như vịt, heo quay nguyên con Trên đường phố các đội đi múa lân chúc Tết Ban đêm tại nhiều chùa tổ chức hát Tiều, hát Quảng thu hút đông đảo người xem” [2, tr.65]
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu năm 2017 đã được tổ chức tại Nghĩa An hội quán (Chùa Ông) Nghĩa An hội quán cũng là một địa điểm thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ kèm theo các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng trong năm như: Ngày vía tử “Quan Công phi thiên” (13 Tháng Giêng Âm lịch), ngày vía sanh của Quan Công (24 Tháng 6 Âm lịch), cúng ông Bổn vào mùng 1 Tết, Vía Bà Thiên Hậu 23 Tháng 3, Lễ Vu Lan 15 Tháng 7, cúng Thần Tài 22/7… Trong luận văn này, việc trình bày điển hình Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tập trung miêu
Trang 35tả diễn trình của lễ hội tại chùa Ông năm 2017 ở chùa Ông là chủ yếu và so sánh với một số địa điểm khác ở quận 5 Sở dĩ địa điểm này tổ chức lễ hội Nguyên Tiêu, đó là nhờ vào khuôn viên rông lớn và sự quản lý chặt chẽ, làm việc bài bản của ban quản trị chùa
Theo Ban quản trị, trước 1975, các hoạt động cúng bái, lễ hội rình rang, kéo dài nhiều ngày và gần như rãi đều suốt năm, nhưng sau đó giảm dần Năm 2017 lễ hội Tết Nguyên Tiêu được tổ chức tại một số đền miếu người Hoa ở Chợ Lớn nhưng tổ chức ở Chùa Ông quận 5 là lớn nhất, đây là một dịp lễ hội rất quan trọng với cộng đồng người Hoa ở TP Hồ Chí Minh Lễ hội Tết Nguyên Tiêu năm 2017 cũng được tổ chức với quy mô lớn, đầy đủ
về cả phần lễ và phần hội Để thực hiện được một lễ hội có quy mô lớn như vậy đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, một kế hoạch rõ ràng và ban quản trị cùng với bà con người Hoa ở quận 5 làm việc cật lực…
2.2 Công tác Chuẩn bị cho Tết Nguyên tiêu
2.2.1 Của các cấp quản lý và nhà nước
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội lớn diễn ra hàng năm,
có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Tết Nguyên Tiêu cũng được xem là lễ hội đầu tiên của năm, để cầu cho một năm mới được bình an, phát tài phát lộc Ngoài ra đây cũng là dịp để gắn kết cộng đồng người Hoa ở khắp mọi nơi
Tại TP HCM cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tập trung đông nhất ở quận 5 Nơi đây được xem là một “China Town” thu nhỏ Với tinh thần đoàn kết và gắn kết mọi dân tộc anh em trên cùng một đất nước và bảo tồn một nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời Các cấp lãnh đạo, quản lý và nhà nước đã hiểu được ý nghĩa của lễ hội tết Nguyên Tiêu là quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của mọi người dân nói chung và đặc biệt người Hoa nói riêng
Trang 36Vì vậy, công tác chuẩn bị cho lễ hội Tết Nguyên Tiêu đòi hỏi phải có sự đầu tư kỹ càng, tránh những sai sót xảy ra và quản lý một cách chặt chẽ để mang lại cho người dân một mùa lễ hội an vui
Kế hoạch tổ chức Lễ Hội Nguyên Tiêu xuân Đinh Dậu năm 2017
Căn cứ Kế hoạch số 6281/KH-SVHTT-VP ngày 16 tháng 12 năm 2016 của
Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức đón mừng Tết Nguyên đán Đinh dậu năm 2017 ngành Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân Quận 5 về tổ chức đón mừng năm mới và Tết Đinh Dậu năm 2017; Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân quận 5, Trung tâm Văn hóa quận 5 phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố, ban ngành, đoàn thể quận tổ chức Lễ Hội Nguyên Tiêu xuân Đinh Dậu năm
2017 trên địa bàn quận 5, từ ngày 09/02 đến 11/02/2017 (nhằm ngày 13 đến rằm tháng Giêng), nội dung như sau:
- Tổ chức Tết Nguyên Tiêu phục vụ cho nhu cầu lễ hội và sinh hoạt văn hóa của người Hoa cũng như kế hợp một số yêu cầu chính trị xã hội khác của Thành phố Hồ Chí Minh
- Tuyên truyền, cổ động chào mừng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2017), 49 năm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968 – 2017), cổ vũ phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, vận động nhân dân tiếp tục hưởng ứng thực hiện Chỉ thị 27/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội
- Góp phần giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào người Hoa, nâng cao chất lượng và đa dạng loại hình văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn và du xuân của nhân dân
- Vận động nguồn lực xã hội tham gia; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trang 37Ở quận 5 các hoạt động lễ hội Tết Nguyên Tiêu được tổ chức rộng rãi ở một số địa điểm:
Tại Trung tâm Văn hóa quận 5 (105 Trần Hưng Đạo, phường 6):
Ngày 09/02/2017 (13 tháng Giêng âm lịch): Chương trình biểu diễn lân sư rồng và chương trình “Khúc hát trăng rằm” lần 1 - 2017 do CLB lân sư rồng
và nghệ nhân các nhóm nhạc xã thực hiện
Ngày 10/02/2017 (14 tháng Giêng âm lịch): Chương trình biểu diễn lân sư rồng và ca nhạc tiếng Hoa do Đội văn nghệ Mãi Xanh phường 11, đội thanh niên Hoa (Nhóm The Dream) và nhóm múa Hải Nam thực hiện
Ngày 11/02/2017 (Rằm tháng Giêng): Đêm Hội Nguyên Tiêu
+ 16g30: Diễu hành xe hoa và biểu diễn nghệ thuật trên đường phố (từ Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa và Trần Hưng Đạo)
+ 19g00: Lễ tổng kết Hội Đèn Hoa, Hội Nguyên Tiêu
+ 20g00: Chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thư pháp, vẽ tranh tập thể, Hội thi Đố đèn, trò chơi dân gian
Tại Cơ sở II (131 Triệu Quang Phục P11/Q5):
19g00, Ngày 10/02/2017 (14 tháng giêng âm lịch): Đoàn ca kịch Thống Nhất Quảng Đông thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn ca kịch tuồng cổ Tại các Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Nhị Phủ, Hải Nam, Ôn Lăng:
Từ ngày 09/02 đến 11/02/2017 (13 đến Rằm tháng giêng âm lịch): hoạt động văn hóa - tín ngưỡng mừng Nguyên Tiêu; lễ Tế Thánh, thầu đăng, biểu diễn ca nhạc, biểu diễn lân sư rồng, ca kịch các nhóm ngôn ngữ Quảng Châu, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam
Tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza phường 9:
Trang 3819g00, ngày 11/02/2017 (Rằm tháng Giêng âm lịch), Trung tâm Văn hóa phối hợp Ủy ban nhân dân phường 9 và Trung tâm thương mại An đông Plaza tổ chức biểu diễn ca nhạc tạp kỹ, lân sư rồng…
Tại Hội quán Nghĩa An:
19g00, ngày 15/02/2017 đến ngày 25/02/2017 chương trình biểu diễn giao lưu ca kịch tuồng cổ của Đoàn Ca kịch Thống nhất Triều – Quảng thành phố cùng với Đoàn II Viện Triều kịch Sơn Đầu – Quảng Đông – Trung Quốc
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Ban tổ chức:
Ông Trần Huy Chí – Giám đốc TTVH quận 5: Trưởng ban
Ông Nguyễn Trọng Phúc – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 5: Phó ban
Bà Huỳnh Mộng Hương – Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận 5: Phó ban
Bà Trương Tứ Muối – Chánh văn phòng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thành phố: Phó ban
Bà Khưu Ngọc Bích Thư – Phó Giám đốc TTVH quận 5: thành viên
Ông Nguyễn Thành Mỹ – Phó Giám đốc TTVH quận 5: thành viên
Ông Lưu Vĩnh Diêu – Phó Giám đốc TTVH quận 5: thành viên
Đại diện Ban Chỉ huy Công an Quận 5: thành viên
Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự Quận 5: thành viên
Đại diện Đội Cảnh sát Giao thông Chợ Lớn: thành viên
Đại diện Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Quận 8: thành viên
Đại diện Ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân các phường 6, 7, 9, 10, 11, 14: thành viên
Trang 39Đại diện Ban quản trị các Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Nhị Phủ, Hải Nam, Ôn Lăng: thành viên
Đại diện Trung tâm Thương mại An Đông Plaza: thành viên
Phân công:
Trung tâm Văn hóa quận 5: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung hoạt động; chịu trách nhiệm chính các hoạt động diễn ra tại Trung tâm Văn hóa; dự trù kinh phí phối hợp vận động tài trợ
Phòng Văn hóa Thông tin quận 5: phối hợp triển khai các chương trình hoạt động; phụ trách theo dõi nội dung hoạt động tại các Hội quán người Hoa
và các điểm biểu diễn trên địa bàn quận
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 5: phối hợp công tác tổ chức, đón tiếp đại biểu, vận động các đơn vị tham gia; phối hợp vận động tài trợ
Đề nghị Ban chỉ huy Quân sự quận 5, Công an quận 5, Đội Cảnh sát Giao thông Chợ Lớn, Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Quận 8: hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh, trật tự, giao thông đường phố, phòng cháy chữa cháy
Đề nghị Ủy ban nhân dân các phường 6, 7, 9, 10, 11, 14: phối hợp công tác theo dõi, hỗ trợ công tác tổ chức bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các điểm diễn ra Lễ hội trên địa bàn phường
Đề nghị các Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Nhị Phủ, Hải Nam, Ôn Lăng, Trung tâm Thương mại An Đông Plaza: phối hợp triển khai các hoạt động tại đơn vị; hỗ trợ kinh phí hoạt động
Tiến độ thực hiện:
Từ 12/01/2017 đến 22/01/2017: triển khai công tác tuyên truyền, cổ động chính trị, thông tin, quảng bá các hoạt động; trang trí, hậu cần, biên tập và tập luyện các chương trình biểu diễn
Trang 40Ngày 08/02/2017: họp các đơn vị liên quan kiểm tra công tác chuẩn bị; tổng duyệt các chương trình biểu diễn
Ngày 09/02/2017 (13 tháng Giêng âm lịch): triển khai các nội dung theo kế hoạch
2.2.2 Các hoạt động tổ chức Tết Nguyên Tiêu của người Hoa tại Nghĩa
An hội quán (Chùa Ông)
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu tổ chức tại Nghĩa An hội quán, thường được ban quản trị kết hợp chung với ngày vía “Quan Công phi thiên”, đây cũng là một dịp lễ hội quan trọng của cộng đồng người Hoa từ rất lâu đời Trong dịp lễ hội Tết Nguyên Tiêu phố phường quận 5 như được thay áo mới, trên các nẻo đường, nhất là tại các hội quán người Hoa khá nổi trội với những sắc màu đỏ, vàng, xanh… sắc màu chủ đạo trong nét văn hóa cổ truyền của người Hoa Bà con địa phương và du khách rạng rỡ đắm chìm trong không khí lễ hội: đi lễ chùa cầu may, cầu phúc, thưởng thúc nghệ thuật dân gian truyền thống…
Ban quản trị hội quán đã lên kế hoạch chuẩn bị từ ngay sau Tết Nguyên Đán, phân công các nhân sự chuẩn bị chu đáo các phần việc và huy động
số lượng lớn tình nguyện viên chủ yếu là thanh niên người Hoa Triều Châu thực hiện các công việc như:
Vệ sinh, dọn dẹp trong sân và điện thờ; trang hoàng cờ và lồng đèn trong
và ngoài chùa; trang trí sân khấu, chỗ ngồi, các bích chương quảng cáo chương trình lễ hội sẽ diễn ra tại di tích để mọi người biết lịch đến tham dự Phân công nhân sự trực bảo vệ cổng và bên trong di tích đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ nhang đèn và các công việc tạp vụ trong chùa
Ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, Ban quản trị chọn giờ tốt tổ chức lễ lau tượng Ông Quan Công Đại diện sẽ là một phó Ban quản trị làm lễ khấn và