1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết

88 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 119,45 KB
File đính kèm luận văn.rar (117 KB)

Nội dung

Nghiên cứu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Nghiên cứu quan niệm và cách ứng xử của người Việt với vấn đề cái chết và đề xuất thế ứng xử cho con người Việt Nam hiện nay về vấn đề cái chết theo định hướng giá trị văn hoá.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người Có một câu nói rất

hay: Đời người như một cuốn sách, điều quan trọng không phải là cuốn sách dài hay ngắn mà ở chỗ cuốn sách đó hay hay dở Vì thế, hãy sống tích cực, sống trọn

vẹn với thời gian, với những gì đang có, sống thật vui vẻ, có ý nghĩa và hữu ích.Hãy nỗ lực làm những gì có ích cho mình và mọi người, phục vụ và cống hiến, đểđời sống dù có mong manh, ngắn ngủi cũng trở nên có ý nghĩa và giá trị

Quan niệm về sống và chết, quan niệm về mối liên hệ giữa những người sống

và người chết từ lâu đã trở thành đề tài không chỉ được đề cập trong các tôn giáo,tín ngưỡng mà còn xuất hiện trong triết học và một số bộ môn khoa học Bởi suycho cùng, điều mà tôn giáo, tín ngưỡng và các ngành khoa học hướng đến cũng chỉ

để giải quyết vấn đề sống và chết của con người Đã là con người, chắc chắn aicũng quan tâm đến sự sống và chết của mình Tuy nhiên, trong cuộc sống hàngngày, chúng ta nhắc nhiều đến sự sống, sự tồn tại của mỗi đời người, mỗi xã hội vàthường né tránh không bàn đến cái chết, những điều liên quan đến cái chết

Vấn đề sự sống – cái chết đã được vô số học giả khắp thế giới, cả phươngĐông, phương Tây, từ xưa đến nay nghiên cứu và đưa ra nhiều kiến giải phongphú Trong văn học phương Tây, nhà soạn kịch thiên tài Shakespeare đã đưa ramột mệnh đề bất hủ “sống hay chết đó mới là vấn đề” Trong triết học phương Tây

cổ đại, Platon có tác phẩm nổi tiếng bàn về sự bất tử của linh hồn Ở phương Đông,các nhà tư tưởng thuộc các các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo cũng đưa ranhững quan niệm luận bàn về vấn đề sống – chết Một số tôn giáo lớn như đạo

Trang 2

Phật, đạo Kitô, đạo Hồi cũng góp tiếng nói của mình đưa ra những kiến giải lý thú

về sự kiện trọng đại này của con người

Cái chết của một thành viên trong cộng đồng thường gây nên một sự sợ hãi,một nỗi kinh hoàng đối với những thành viên còn lại Chết là một thực tại bí hiểmbởi không ai còn sống mà có kinh nghiệm về nó được; những gì người ta nói vềcuộc sống sau cái chết đều chỉ là niềm tin Khảo cứu quan niệm về cái chết củangười Việt và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa của người Việt cũng làmột cách để chúng ta có cái nhìn thông suốt và ứng xử phù hợp mỗi khi đối diệnvới cái chết của ai đó trong cộng đồng

Nhận thức về cái chết và quy phạm hóa cái chết qua các nghi thức lễ tang làmột việc cần thiết Bởi, thái độ của người Việt về cái chết và nghi thức tang ma cóảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình và cộng đồng trên nhiều phương diện từ đờisống tình cảm đến kinh tế vật chất Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội và vănhóa của cộng đồng Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế, xãhội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũnggặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúccuộc sống Vì vậy, việc nghiên cứu các quan niệm khác nhau về cuộc sống và cáichết có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể và cộng đồng

Qua những suy tư về cái chết, con người sẽ nhận ra giới hạn của kiếp người,tính bất định của sự sống, qua đó có thể sống tốt hơn, làm lợi cho tha nhân nhiềuhơn, và bình thản đón nhận cái chết Với những lí do trên đây, chúng tôi quyết định

lựa chọn: “Quan niệm về cái chết và định hướng giá trị văn hóa cho người Việt hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

của mình

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trang 3

Triết học về cái chết là mảng đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiêncứu trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, đề tài này gần như một mảnh đất bị bỏtrống, nhiều nhà nghiên cứu dường như còn lảng tránh vấn đề này.

Nghiên cứu về cái chết, chủ yếu là các công trình của các học giả nước ngoài

Trước hết phải kể đến công trình của Phùng Lô Tường (2010), Triết lý sinh tử Đông Tây, Thích Hoàng Trí dịch, Nxb Phương Đông Tác giả đã tập hợp những

kiến giải Đông Tây kim cổ về sự sống và cái chết của loài người Công trình

củaThích Điền Tâm (2011), Phật giáo sinh tử kỳ thư, Nxb Thời đại, Hà Nội, góp

phần lý giải chân tướng của sự sống và cái chết, giúp độc giả đối diện với cái chếtvới hơn 200 đồ hình miêu tả về quá trình trước và sau lúc lâm chung Công trình

của Sogyal Rinpoche (2013), Tạng Thư Sống Chết, Thích Nữ Trí Hải dịch, Nxb

Hồng Đức– Sách Bàn Về Sự Sống Và Cái Chết, trong tác phẩm này, SogyalRinpoche tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống,làm sao để chấp nhận cái chết, làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đãchết Tác giả có khuynh hướng nghĩ đến sự chết không phải là một cái gì đó hoàntoàn chấm dứt Tuy vậy, cái chết không thể biết trước vì ta không biết được khinào cái chết đến, và mình sẽ chết như thế nào Bởi thế, tốt hơn cả là ta hãy dựphòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra

Ngoài ra còn có một số công trình cũng đề cập đến vấn đề cái chết của các tác

giả: Francoise Dastur (2013), Sao lại là cái chết, Đăng Ngọc dịch, Nxb Tri thức,

Hà Nội; K Sri Dhammananda (2007), Chết có thật đáng sợ không, Nxb Tổng hợp

TP Hồ Chí Minh; Emmanuelle Huisman – Perrin (2013), Cái chết giải thích cho con, Đỗ Thị Minh Nguyệt dịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng) (2004), Sống hạnh phúc chết bình an, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Tống Đạo Nguyên (2011), Đạo giáo sinh tử kỳ thư, Cổ Đồ Thư dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội; Arthur Schopenhauer (2006), Siêu hình tình yêu – siêu hình sự chết,

Trang 4

Hoàng Thiên Nguyễn dịch, Nxb Văn học, Hà Nội; Tulku Thondup (2010), Chết an bình tái sinh hỷ lạc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về cái chết của cáchọc giả nước ngoài khá đồ sộ Những công trình này đã bàn luận, lý giải đề tài cáichết dưới rất nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Một số tác phẩm đi vào khái quát,khảo cứu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng Một số công trình lại triểnkhai theo hướng mô tả cái chết trong tương quan với sự sống Một số tác phẩmkhác lại đưa ra những suy tư, kiến giải về ý nghĩa của cái chết Nhưng nhìn chung,hầu hết các tác phẩm chưa có sự gắn kết giữa quan niệm về cái chết với địnhhướng giá trị văn hóa

Như trên đã khẳng định, trái ngược với tình hình nghiên cứu trên thế giới, ởViệt Nam hầu như chưa xuất hiện tác phẩm chuyên khảo nào về đề tài cái chết Cáichết mới chỉ được nhắc đến với tư cách là một trong những yếu tố củavăn hóa xuấthiện trong những công trình nghiên cứu về văn hóa của Trần Ngọc Thêm, Đào DuyAnh, Phan Kế Bính

Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam củaTrần Ngọc Thêm

do nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997 ta thấy với các tri thức, các

dữ kiện tổng hợp từ rất nhiều công trình đông tây kim cổ thuộc nhiều lĩnh vực vănhóa khác nhau, bằng phương pháp cấu trúc - loại hình, tác giả đã xâu chuỗi các sựkiện thành một bức tranh tổng quan về văn hóa Việt Nam Đi vào các yếu tố vănhóa, tác giả tập trung khảo cứu lĩnh vực văn hóa nhận thức dựa trên cơ sở triết lý

âm dương, mô hình tam tài, ngũ hành của phương Nam (trong đó có Việt Nam) tácgiả đã chỉ ra những nét đặc trưng trong văn hóa tổ chức cộng đồng của người Việt

mà cụ thể là phong tục tang ma thấm nhuần rất sâu sắc tinh thần triết lý âm dươngNgũ hành phương Nam

Trang 5

Đào Duy Anh vớiViệt Nam văn hóa sử cương (2000), Nxb Văn hóa Thông

tin, Hà Nội đã trình bày khá toàn diện những nội dung của lịch sử văn hoá ViệtNam, giúp người đọc hình dung được diện mạo của văn hoá dân tộc Trong đó, ông

đã đề cập đến tang chế, tang phục và đưa ra những luận giải trong tập tục về việctang của người Việt

Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (2011), Nxb Văn học, Hà Nội là một

công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tinh thần phản biện về thuần phong mỹ tụccủa Việt Nam Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề cập đến vấn đề tang ma, cảitáng và việc hiếu của người Việt, coi đó như một trong những phong tục tập quánthể hiện được bản sắc văn hóa Việt Nam

Bên cạnh những công trình văn hóa đề cập đến cái chết với tư cách là một yếu

tố văn hóa, khai thác đề tài cái chết ở khía cạnh phong tục tập quán ở nước ta còn

có các văn bản về những quy chế của nhà nước về nghi lễ tang ma Đó là các văn

bản như Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và

lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể

thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

và lễ hội; Nghị định 105/2012/NĐ-CPVề tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị 27 –CT/TW của Bộ chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang, lễ

Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài cái chết ởViệt Nam còn ít ỏi Những công trình nghiên cứu về đề tài này mới chỉ khai tháckhía cạnh bề mặt chẳng hạn như về nghi thức, tang lễ Các công trình nghiên cứu

về đề tài cái chết đặt dưới góc độ triết học và định hướng giá trị văn hóa hầu nhưchưa xuất hiện (Và cũng do hạn chế về mặt nhận thức mà bản thân tác giả chưađược tiếp cận với bất kỳ công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến đề tài

Trang 6

mà tác giả đã chọn) Do đó, khảo cứu quan niệm về cái chết và định hướng giá trịvăn hóa cho người Việt Nam hiện nay trong vấn đề ứng xử với cái chết thiết nghĩ

là một việc làm cần thiết Qua việc tìm hiểu quan niệm về cái chết trong lịch sử tưtưởng nhân loại nói chung, ở Việt Nam nói riêng để có thể khẳng định cái chết làmột sự kiện, một hiện tượng tự nhiên của đời sống con người và cũng là một thành

tố không thể thiếu của văn hóa Do vậy, luận văn nghiên cứu về cái chết, từ nhữngquan niệm của con người về cái chết mong muốn đưa ra một vài những ý kiếnmang tính định hướng cho người Việt trong vấn đề ứng xử với cái chết

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Làm rõ quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung và ởViệt Nam nói riêng, từ đó góp phần khẳng định giá trị của những quan niệm nàyđối với ứng xử của con người Việt Nam hiện nay với cái chết và cuộc sống

Nhiệm vụ

- Nghiên cứu quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng nhân loại

- Nghiên cứu quan niệm và cách ứng xử của người Việt với vấn đề cái chết và

đề xuất thế ứng xử cho con người Việt Nam hiện nay về vấn đề cái chết theo địnhhướng giá trị văn hoá

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm về cái chết trong lịch sử tư

tưởng nhân loại nói chung, ở Việt Nam nói riêng và cách người Việt Nam ứng xửvới cái chết

Phạm vi nghiên cứu củaluận văn tập trung khảo cứu trong lịch sử triết học

phương Đông và phương Tây, trong một số tôn giáo lớn và phong tục tang ma ởViệt Nam

Trang 7

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu lịch sửtriết học đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phươngpháp nghiên cứu văn bản, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic…

1.6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn trình bày một cách có hệ thống và chi tiết quan niệm về cái chếttrong lịch sử tư tưởng nhân loại và đưa ra một số đề xuất về thế ứng xử cho conngười Việt Nam hiện nay đối với vấn đề cái chết

1.7 Ý nghĩa của luận văn

Thông qua việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quan niệm về cáichết trong lịch sử triết học, tôn giáo và ở Việt Nam luận văn giúp chúng ta có mộtcái nhìn đầy đủ, đa chiều hơn về vấn đề luôn đi liền với cuộc sống của con người,

đó là cái chết, đồng thời luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những aiquan tâm tới vấn đề trên

1.8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kếtcấu gồm 2 chương, 5 tiết

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG LỊCH SỬ TƯ

TƯỞNG NHÂN LOẠI 1.1 Quan niệm về cái chết trong lịch sử triết học

1.1.1 Quan niệm về cái chết trong triết học phương Tây

Socrates (469 Tr CN – 399 Tr CN) là một nhà triết học vĩ đại Theo ông

triết học ra đời với mục đích chuẩn bị về mặt tinh thần để con người đón nhận cáichết Điều này đã được Socrates lý giải trong tác phẩm “Đối thoại Phedon”, mộtđối thoại được học trò của ông là Platon ghi lại, trong đó kể lại những thời khắccuối đời của người thầy

Socrates bị xử phải uống thuốc độc Môn đệ của ông tìm cách cứu ông mộtlần chót nhưng ông đã từ chối Với các môn đệ đến ngục thất để tiễn Socrates vềcõi chết, Socrates nói: Hãy cứ vui đi, các con chỉ chôn cái thể phách của thầy Đặcbiệt, Socrates cho rằng, nếu cái chết có thể tránh khỏi sự bất lực và bi thảm sau tuổigià thì con người sẽ có được kết luận là muốn tìm đến một cái chết còn tốt hơn làsống: Ai chưa kinh qua đời sống phản tỉnh thì người đó không đáng sống.TheoSocrates, “phản tỉnh” là công năng quan trọng của triết học Ý nghĩa sinh mệnh conngười đòi hỏi phải kinh qua sự phản tỉnh triệt để thì cuộc sống mới mang nhiều giátrị hơn

Do Socrates xoáy sâu vào sự sống, nhấn mạnh sống cần phải “phản tỉnh” thìmới có ý nghĩa Tương tự, đối với cái chết cũng vậy, trước khi nhắm mắt cũng cầnphải phản tỉnh thì cái chết mới mang ý nghĩa, giá trị của đời người, và không cóchút hối tiếc cũng như không có gì phải sợ hãi khi lâm chung

Trang 9

“Chính bản thân của Socrates do bị vu khống tội “bôi nhọ thần thánh”, “đầuđộc thanh niên” mà bị kết án tử hình Nhưng sau khi ông kinh qua quá trình phảntỉnh trọn vẹn, không những ông không biểu hiện chút gì sợ hãi, cự tuyệt trốn chạy,

mà trái lại còn phát huy dũng khí nhìn cái chết giống như cơ hội trở về, khác hẳnvới người bình thường Dũng khí này là trí tuệ có được sau sự “phản tỉnh” của ông,

vì ông cho rằng chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời nên thong dong tự tại

ra đi” [10, 212-213]

Socrates từng nói: Những người sống có giá trị thì sẽ không suy tính chuyện

an nguy của sinh mệnh, điều mà anh ta băn khoăn duy nhất chỉ là quan tâm đếnvấn đề thị phi, thiện ác của hành vi “Có nghĩa là, trong lòng anh ta lấy giá trị caothượng để làm tiêu chuẩn của việc phản tỉnh, cần thiết thì lúc nào cũng có thể hysinh mạng sống để bảo vệ chính nghĩa, biện biệt thị phi Trong suy nghĩ của anh taluôn luôn “Sống tốt, sống đẹp, sống chính nghĩa là một sự thống nhất” Có nghĩa,chỉ có dựa vào công bằng, chính nghĩa mà sống thì mới có thể gọi là sống tốt, sốngđẹp được Nếu không, mặc dù có cuộc sống giàu sang mà trái lại có hành vi khôngchính nghĩa, không phân biệt phải trái, sống chẳng có chút giá trị nào thì thà chếtcòn hơn sống” [10, 214]

Socrates nhìn nhận cần phải nuôi hy vọng lạc quan với cái chết Bời vì, theocách nhìn của ông, nếu cái chết có thể tránh khỏi sự bất lực và bi thảm sau tuổi giàthì con người sẽ có được kết luận là “muốn tìm đến một cái chết còn tốt hơn làsống” [10, 217]

Plato (427 Tr.CN – 347 Tr.CN) là một trong những triết gia vĩ đại của nềntriết học Hy Lạp cổ đại Tư tưởng của ông có quy mô rộng lớn, tư duy tinh tế, quánthông xuyên suốt hầu như tất cả các vấn đề triết học quan trọng

Plato kế thừa quan niệm của Pythagoras, cho rằng thân xác như nhà lao giamgiữ linh hồn, nên “chết là sự phóng thích linh hồn ra khỏi thể xác” Theo Plato, ýniệm mới là thế giới tồn tại vĩnh hằng nên trong thiên Phedo ông nói: chết là linh

Trang 10

hồn bất tử rời khỏi nhà lao của thân xác mà được phóng thích, sau đó bước sangthế giới ý niệm Plato cho rằng thế giới hiện thực và thế giới ý niệm như hai cõitrên và dưới đoạn tuyệt nhau nên cái chết của con người chính là linh hồn trở vềthế giới ý niệm Ngoài ra, ông cũng khẳng định tính tình con người bao gồm baphần lý tính, cảm xúc, ham muốn Trong đó chỉ có linh hồn lý tính mới có thểtrường tồn cho nên sau khi chết cảm xúc và ham muốn đều hủy diệt theo thể xácnhưng phần lý tính trong linh hồn thì vẫn quay về với thế giới ý niệm Con ngườisống trong thế giới hiện thực cũng như trú trong một cái hầm Do đó, chết là sựgiải thoát cho linh hồn và cũng là bước vào ánh sáng vĩnh hằng của ý niệm nênkhông có gì đáng lo sợ.

Theo Plato, “cuộc sống con người chỉ có những kẻ trí biết chuyên tâm dốc chí

để tập luyện cái chết không ngừng thì mới có thể gọi là nhà triết học chân chính.Trong triết học của Plato, mục tiêu quan trọng nhất của nhân sinh là theo đuổi

“Chân, Thiện, Mỹ”, mà bản thể của “Chân, Thiện, Mỹ” chính là cái thiện(Agathon) và đó chính là bản thể sáng suốt của vũ trụ” [54, 221]

Trong triết học Plato, “Chân, Thiện, Mỹ” chỉ tồn tại trong thế giới ý niệmvĩnh hằng, nên chỉ sau khi chết đi mới có thể đạt đến ba phạm trù đó Cho nên khibàn về ý nghĩa này, triết học chính là sự tập luyện cái chết Đương nhiên, nhà triếthọc tuyệt đối không nói, con người nếu tìm đến cái chết một cách mù quáng là trítuệ của triết học; càng không nói, tự sát một cách ngu muội là triết học; mà ông chỉnói, trong quá trình truy cầu chân lý, thiện hạn và mỹ đức, suốt cuộc đời nỗ lực

“sống chết để thành tựu điều đó” chính là triết học Vì mục đích truy cầu chân lý

mà sống chết cũng đạt cho bằng đươc Chân – Thiện – Mỹ, thì trong quá trình ấychính là triết học “Tinh thần truy cầu chân lý, thậm chí còn lấy thân mạng để bảo

vệ chân lý ở đây đáng được coi trọng và khâm phục” [54, 222]

Trang 11

Aristote (384 Tr CN -322 Tr.CN) là học trò của Plato, theo học với Plato tại

học viện đến hai mươi năm nhưng về sau ông có rất nhiều suy nghĩ khác với thầyPlato

Aristote phản đối thuyết linh hồn bất tử của Plato Aristote nhấn mạnh: Toàn

bộ linh hồn nằm ở cảnh giới sau khi con người chết, tiếp tục tồn tại là điều khôngthể chấp nhận

Nếu như Plato cho rằng linh hồn tồn tại độc lập không dựa vào thân xác conngười thì Aristote lại nhận định linh hồn chính là hình thức tồn tại của thân xác conngười Với ông, linh hồn và thân thể con người là một thể thống nhất, khi thân thểhủy diệt thì linh hồn cũng theo đó mà mất đi Điều đó có nghĩa, thân xác và linhhồn có tính thống nhất và tính cộng sinh nên quan điểm này hoàn toàn bất đồng vớicách nhìn nhận của Plato

Theo Aristote, chết là kết thúc nhưng đối với người chết thì tất cả mọi thứ đềuchết theo cá nhân anh ta, mà mất đi toàn bộ niềm tin của họ Do đó, chết là điềuđáng sợ Aristote nói mặc dù giành được toàn bộ thế giới này nhưng nếu mất đimạng sống thì có ích gì đâu Do đó, mạng sống và sinh tồn, đối với người bìnhthường, đương nhiên rất quan trọng, họ đối mặt với cái chết, tâm thường phát sinh

sợ hãi thì đó cũng là chuyện thường tình của con người “Aristote đã biết tường tận

về tâm lý của con người khi đối mặt với cái chết nhưng ông đi xa hơn một bướcnữa là chỉ ra vấn đề mang tính thiết thực hơn, tức là nhận thức nhân sinh còn có giátrị cao hơn, quan trọng hơn là mạng sống.” [54, 230] Chẳng hạn, theo con mắtnhìn nhận của Aristote thì việc truy cầu chính nghĩa theo đuổi vẻ vang lại cao hơnmạng sống rất nhiều Vì vậy, ông cho rằng con người có thể dựa vào dũng khí và

mỹ đức để khắc phục sự sự hãi của cái chết

Ông đã đưa ra ví dụ để thuyết minh: “Khi lính đánh thuê đối mặt với sự nguyhiểm lớn thì bao giờ cũng trở nên kẻ nhát gan, nhưng đối với công dân vũ trang thìsẵn sàng lấy thân mình hy sinh vì việc lớn… Vì đối với hậu thế mà nói thì bỏ chạy

Trang 12

là điều đáng tủi nhục; mà đối với cái chết, theo cách nhìn của một số người thìđáng được ca ngợi hơn so với con đường tìm sự an toàn” [54, 230].

Cách nhìn về sinh tử của Aristote hoàn toàn tương đồng với câu nói “nguxuẩn mới sợ chết” của Socrates Thầy của ông là Plato cho rằng, nhà triết học chânchính vốn không bao giờ sợ chết mà trong quá trình truy cầu Chân – Thiện – Mỹ,

họ có thể khám phá được bộ mặt sinh tử Từ quan điểm này, chúng ta có thể nhận

ra được nét tương đồng về tư tưởng của các nhà triết học

Epicure (341 Tr.CN – 270 Tr CN) cho rằng: Chết là việc chẳng có can dự

gì đến chúng ta; ông khẳng định con người và vạn vật tương đồng, vì tất cả đều donguyên tử cấu thành nên đều đó trùng hợp một cách ngẫu nhiên Khi nhữngnguyên tử này tổ hợp lại thì gọi là sinh, nhưng khi chúng ly tán thì gọi là tử Chonên cái chết và bản thân con người hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau Sau khicon người chết, những nguyên tử cơ bản này có thể làm mới thông qua các nguyên

tố mang tính ngẫu nhiên để hình thành nên một con người hoặc một động vật khác,nên những chỗ này cũng chẳng có liên quan gì đến con người cả

Vì vậy, Epicure nhấn mạnh: Đối với chúng ta cái chết chẳng liên can gì, vì tất

cả những thứ đã tiêu tan rồi đều không có cảm giác, mà những thứ không có cảmgiác đều không có liên quan gì đến chúng ta: “Người có chí vừa không sợ hãi cáichết, vừa không chán ghét sinh tồn.”[54, 234]

Vì Epicure là người thuộc chủ nghĩa Khoái lạc tinh thần mang tính điển hìnhnên ông rất chú trọng cuộc sống hạnh phúc Ông gọi “Cuộc sống hạnh phúc” là

“cái thiện tối cao của chúng ta do thiên phú, tất cả những thứ chọn lựa của chúng tađều xuất phát từ cảm giác khoái lạc” Song, điều đáng chú ý là, khoái lạc màEpicure nói ra hoàn toàn không phải là niềm lạc thú của những kẻ buông lơi,hưởng thụ, hoặc niềm khoái lạc xác thịt, mà là chỉ cho thân thể không đau khổ vàlinh hồn không loạn động Theo cách nhìn của ông, người có chí trang bị cho mình

Trang 13

trí tuệ triết học thì người đó vừa không sợ hãi cái chết, vừa không chán ghét sinhtồn.

Nói cách khác, Epicure nhấn mạnh đối mặt với vấn đề sinh tử, trong khi cáichết của vận mệnh chưa tới thì phải cố gắng mà sống, khi tử thần đến thì hãy bìnhtĩnh mà chết Đây chính là thái độ rộng lượng của ông “vừa không sợ hãi cái chếtvừa không chán ghét sinh tồn”

Decartes (1596 – 1650) là người khai sáng ra chủ nghĩa Lý tính, hay còn gọi

là “Người cha đẻ của triết học cận đại”

Theo cách nhìn của Decartes, linh hồn của chúng ta lâu bền hơn thân thể cónghĩa là ông cho rằng linh hồn bất tử nên chẳng có gì phải sợ hãi đối với cái chết.Nói cách khác sau khi con người chết, linh hồn sẽ lìa khỏi thể xác nhưng sẽ không

vì thân thể chúng ta chết mà nó chết theo, thậm chí nó vẫn còn nguyên vẹn khôngchút tổn hại Decartes nhấn mạnh tâm linh chúng ta có một bản tính hoàn toàn độclập với thân thể nên chắc chắn sẽ không chết cùng với thân thể Chúng ta đã khôngthấy được nguyên nhân nào khiến cho tâm linh hủy diệt nên một điều đương nhiên

mà chúng ta chắc chắn rằng tâm linh là cái bất tử

Nói cách khác, Decartes nhấn mạnh: Tâm linh chúng ta có một bản tính hoàntoàn độc lập với thân thể nên chắc chắn sẽ không chết cùng với thân thể Chúng ta

đã không thấy được nguyên nhân nào khiến cho tâm linh hủy diệt nên một điềuđương nhiên mà chúng ta chắc chắn rằng, tâm linh là cái bất tử

Spinoza (1632 - 1677) cho rằng trí tuệ con người tự do không phải nằm ở chỗ

trầm tư về cái chết mà lại suy nghĩ về sự sống Spinoza không bị chi phối bởi tâmtrạng sợ chết mà mong muốn một cách trực tiếp về điều thiện; có nghĩa là ông đãvượt qua khỏi nỗi ám ảnh của cái chết mà ông toàn tâm toàn sức để làm điều thiệnđối với cuộc đời này

Theo Spinoza đã nhấn mạnh: Tâm linh con người không thể tiêu diệt hoàntoàn theo thể xác Chỉ cần lòng người theo đuổi con đường làm điều thiện thì chắc

Trang 14

chắn sẽ bước vào thế giới của Chúa nên con đường bảo trì mạng sống chính là ởchỗ biết về Chúa, tức là chỉ cần sống trong cảnh giới của Chúa thì có thể tồn tạivĩnh hằng, siêu việt cả không gian và thời gian

Fichte (1762 -1831) cho rằng linh hồn bất tử chính là tự ngã thuần túy và

Thượng đế bất tử, cho nên khi một người chết tức là hợp nhất với Thượng đế, nhưvậy thì còn sợ chết gì nữa? Đây là vấn đề mà Fichte đã nói: Đối với tôi mà nói,chết là việc hết sức nhỏ bé không đáng để nói Đối với chính tôi mà nói, khi chếtchính là lúc sản sinh ra một mạng sống hoàn toàn mới và tráng lệ hơn Cho nêntheo cách nhìn của Fichte thì chết là việc tốt lành có thể mang con người đến vớiThượng đế, mang đến kiếp sau và mang đến một thế giới hoàn hảo hơn

G.W.F.Hegel (1770 -1831) nói đến trong cuốn sách Hiện tượng học tinh thần

như sau: “Đời sống tinh thần không phải là sợ chết để may mắn thoát khỏi cuộcsống dày vò mà là dám đón nhận cái chết và có được cuộc sống tự tại trong cáichết.” [54, 247] Vì vậy, chỉ có khám phá cái chết mới có thể phủ định nỗi sợ hãibởi bóng đêm bên ngoài và mới có thể phủ định được nỗi sợ hãi trong linh hồn.Chỉ có như vậy mới có thể mãi thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng củatinh thần tuyệt đối Nói cách khác, Hegel cho rằng, chết chính là sự dung hợp mớigiữa Thượng đế và con người Cho nên thông qua cái chết, Thượng đế mới làmcho thế giới này hài hòa, giúp cho bản thân thế giới được vĩnh hằng cùng với sựhài hòa của thượng đế

Karl Japers (1883 -1969) – nhà triết học Đức mang tư tưởng khoáng đạt

thuộc chủ nghĩa tồn tại Japers đã đưa ra câu nói nổi tiếng: làm triết học tức là họctập cái chết nên có thể nói đó là quan niệm hạt nhân chủ yếu của ông Japers chorằng có bốn tình huống ngoài lề khiến con người phải kinh hoàng đầu tiên là cáichết, sau đó là gian khổ, đấu tranh và tội lỗi Chính vì cái chết là tình huống ngoài

lề rõ ràng nhất ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mong manh Bước qua ranhgiới này, trời người sẽ vĩnh viễn cách xa, đồng thời tất cả vinh hoa phú quý hoặc

Trang 15

quyền lợi địa vị xã hội bên ngoài cũng tuột khỏi tầm tay Vì vậy, tất cả cảnh tượngtrên thế gian cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bức tường âm dương đã tạo nên cuộcchia ly mãi mãi nên đó là chỗ khiến người ta sợ hãi nhất Do đó, đối với tình huốngngoài lề - cái chết chúng ta cần phải xử lý ra sao, suy nghĩ thế nào, đó mới là sựthử thách lớn nhất của triết học Đặc biệt Japers nhấn mạnh, con người phải đốimặt với cái chết, nắm chặt cái đang tồn tại lúc này và lấy sứ mệnh lịch sử để siêuviệt tồn tại, nhìn về tương lai đánh giá lịch sử thì mới có thể sống một cách chânthành với ý nghĩa của mạng sống

Martin Heiderger (1889 -1976) là một nhà triết học nổi tiếng của triết học

phương Tây hiện đại Về căn bản triết học Heiderger khẳng định con người là sựtồn tại đang bước dần đến cái chết, cho nên nhân sinh quan chính là nhân tử quan

vì con người phải đối mặt với cái chết, hoàn thành trách nhiệm mới không uổngphí một đời Theo Heiderger, tồn tại trước tiên phải nằm ở bản chất, ý nghĩa đạibiểu cho cái chết của mỗi cá nhân làm cho mỗi người không giống nhau: phươngthức chết, thời gian chết, không gian chết của từng người cũng khác nhau Do đó,đối với tồn tại ở đây của mỗi người thì chỉ có cái chết mới có khả năng thể hiệnđược tính đặc sắc của nó Từ vấn đề trên Heiderger đã tìm ra tính tích cực và tínhđặc biệt của cái chết

Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) cho rằng sống chết không hề

thuộc về vấn đề triết học mà thuộc về vấn đề khoa học và tôn giáo Nhưng ông vẫncho rằng triết học có nhiệm vụ giúp con người tránh khỏi sợ hãi về cái chết TheoRussell mặc dù biết nhân sinh nhất định đều sẽ chết, “con người do mệnh trời đãđịnh hôm nay mất đi người mà anh ta yêu quý nhất, ngày mai chính họ cũng phải

đi qua cánh cửa tối tăm kia” nhưng hoàn toàn không vì thế mà suy sụp, trái lại cầnphải “ôm tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của anh ta có đầy

đủ phẩm chất cao quý, tuyệt đối không trở thành kẻ nô lệ cho vận mệnh mà nhu

Trang 16

nhược tinh thần” Tinh thần không chịu cúi đầu trước vận mệnh, ngang nhiên kiếnlập tư tưởng cao thượng này của Russell vẫn được mọi người khâm phục.

1.1.2 Quan niệm về cái chết trong triết học phương Đông

Khổng Tử (551 – 579 tr CN) cho rằng bản thân vấn đề sống chết đều do

mệnh trời quy định với câu nói khá nổi tiếng: Sống chết có mệnh, giàu sang tạitrời Trời đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật tự của vạn vật, cóchỗ ông khẳng định trời có ý chí: Mắc tội với trời không thể cầu ở đâu mà thoátđược “Thiên mệnh nói vắn tắt là mệnh Ông cho rằng, mỗi cá nhân, sự sống –chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do Thiên mệnh quy định” [61, 31] Vì vậy,Khổng Tử đặt hết niềm tin vào ý chí của trời Ông khuyên mọi người phục tùng ýchí đó và coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện trở thành con người hoànthiện “Không hiểu mệnh trời thì không thể là người quân tử” Khi Tử Lộ hỏi ông

về việc thờ quỷ thần và về cái chết, ông đã thẳng thắn trả lời: “Chưa biết thờ người,làm sao có thể thờ quỷ… Sự sống còn chưa biết, sao biết được sự chết?” [58, 405]

Vì đã là sống chết có mệnh thì không cần phải nghiên cứu thế giới sau khi chết đểlàm gì, do đó Khổng Tử đề cao trí tuệ và nỗ lực của mỗi cá nhân trong cuộc sốnghiện thực, sống cho đúng đạo làm người

Mạnh Tử (372 – 289 tr CN) nhấn mạnh trời là một đấng anh minh tối cao,

sáng tạo và chi phối vạn vật trong vũ trụ Cho nên, ông khuyên nhủ con người phảiluôn luôn tuyệt đối phục tùng mệnh trời, an phận nhận lấy số mệnh trời đã định:Không có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời, người ta phải thuận theo mà nhậnlấy cái số mệnh chính đáng ấy Trong đó, theo Mạnh Tử: Chết non hay sống lâukhông nghi ngờ gì cả Chỉ sửa mình để đợi mệnh, tức là giữ trọn theo số mệnh trời

đã giao phó cho vậy, và khi đã theo chọn cái đạo trời mà chết, ấy là số mệnh chínhđáng “Mạnh Tử khẳng định nhân tâm có được từ thiên tâm, do đó, nếu mọi ngườitận tâm tận lực, kích phát tiềm năng, hoàn thành thiện căn tự ngã, thì có thể biết

Trang 17

được bản chất của mạng sống, tức là trực tiếp tri thiên, biết được bản chất của thiêntâm” [54, 284] Ông khẳng định, “tuổi thọ nhân sinh đều có số mệnh nhất định,hoặc dài hoặc ngắn, mệnh số không hai, đều do mệnh trời, con người đứng trước

số mệnh này không thể thay đồi, không thể chạy trốn mà chỉ có thể đối mặt với nó,thông qua phương pháp tu thân mỗi ngày để hoàn thành trách nhiệm sinh mệnh,đây chính là con đường an thân lập mệnh vững vàng nhất” [54, 285] Chính vì vậy

mà Mạnh Tử cho rằng: “Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta hammuốn, nhưng trong những cái ta ham muốn còn có lớn hơn cả sự sống, cho nên takhông thể cẩu thả ôm lấy sự sống Chết là điều ta ghét, nhưng trong những cái tachán ghét còn có cái ta chán ghét hơn sự chết, cho nên có khi gặp hoạn nạn (biết là

có thể chết đấy) nhưng ta cũng không né tránh.” [58, 742]

Tuân Tử (298- 238tr CN): Tuân Tử cho rằng đạo Trời luôn diễn ra theo lẽ tự

nhiên nhất định không liên quan gì đến đạo người Trời có thiên chức của Trờingười có thiên chức của người Người quân tử, bậc chí nhân là người thấu hiểu đạoTrời, không ỷ lại và không phụ thuộc vào Trời, không tranh thiên chức của Trời

mà luôn lo làm tốt việc của con người Ông khuyên con người ta không nên chờđợi sự ban phát của tự nhiên một cách bị động mà phải vận dụng tài trí, khả năng,sức lực của mình để dưỡng vật chế tài vật, ứng phó với thời, hóa vật và trị vật ngàymột tốt hơn Đây là quan niệm hết sức tiến bộ của Tuân Tử nó hoàn toàn đối lậpvới những quan điểm thuận mệnh, chờ mệnh, sợ mệnh có tính chất duy tâm thần bíđược tuyên truyền đương thời Tuân Tử khẳng định quỷ thần không thể chi phốiđược đời sống con người Cho nên, con người là cao quý nhất trong vạn vật Ôngcoi tri giác và ý thức là đặc điểm của con người, qua đó ông phủ nhận quan điểmvạn vật đều có linh tính đã được thịnh hành trong tư tưởng mê tín tôn giáo đươngthời Về mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác con người, Tuân Tử cho rằng tìnhcảm, dục vọng, khí quan, cảm giác và hoạt động tư duy của con người đều là hiện

Trang 18

tượng tự nhiên Ông thừa nhận không có một lực lượng thần bí siêu nhiên nào chiphối hoạt động tinh thần của con người.

Dương Chu (395 -335tr CN) cho rằng tất cả sự vật hiện tượng cũng như mọi

biến cố của tự nhiên và xã hội đều tuân theo tính chất tự nhiên không phụ thuộcvào một lực lượng siêu nhiên như thần thánh hay ma quỷ nào cả Đời sống conngười và vạn vật trong vũ trụ là tự sinh tự diệt Do đó, ông phê phán những quanniệm có tính chất mê tín tôn giáo tin vào sự bất tử của đời sống Ông kêu gọi hãytận hưởng mọi điều hiện có trong cuộc sống và không nên làm cho mình khổ sởbằng ý nghĩ về cái gì sẽ đến sau khi chết Ông cho rằng đời sống chỉ là tạm, chẳngbao lâu rồi chết, cho nên hành động theo lòng mình, không trái với thị hiếu tựnhiên, không bỏ lỡ cái gì làm vui cho cuộc sống, không màng tới cái danh sau khichết Danh tiếng hơn hay kém, tuổi thọ nhiều hay ít họ không quan tâm tới: “Đãsinh ra thì cứ thản nhiên nhận cuộc sống và thỏa mãn hết thị hiếu của mình đến lúcchết, sắp chết thì cứ thản nhiên nhận sự chết, sống hết đời mình cho đến khi tiêudiệt Cái gì cũng thản nhiên, cái gì cũng chấp nhận thì còn mong cái gì nó tới sớmhay muộn nữa Đối với “mệnh trời” và “việc người” có thể nói Dương Chu vậndụng quan điểm tổng hợp nên đều thừa nhận cả hai Ông quan niệm cái gì khôngbiết tại sao nó lại như vậy thì gọi là do mệnh trời Đã tin có mệnh trời rồi thì không

có gì là thọ yểu Người như vậy có thể gọi là không tin cái gì cả mà không có cái gì

là không tin

Trang Tử (369 - 286 tr.CN) cho rằng con người ta chẳng qua là tạp chất biến

hóa ra có khí, khí lại biến hóa có hình, hình biến hóa mà có sinh, sinh biến hóa mà

có tử Theo cách nhìn của ông nhân sinh có sống chết thì cũng như tự nhiên cóngày đêm, cũng như vạn vật có quy luật tự nhiên, đều thuộc sự vận động mang tínhkhách quan hóa mà hoàn toàn chẳng phải do ý muốn chủ quan của bản thân conngười Vì vậy, cho dù là sống hay chết thì con người đều cần thản nhiên đối mặt và

Trang 19

đón nhận nó Sự sống và cái chết dựa vào nhau để cùng tồn tại trở thành điểm đầu

và điểm cuối của nhau để tạo thành quá trình hoàn chỉnh của sinh mệnh Theo nhậnđịnh của Trang Tử, đối với bất cứ một cá thể sống nào thì sống có ý nghĩa của sựsống và chết có ý nghĩa của sự chết Trang Tử coi cuộc sống là trách nhiệm với rấtnhiều mệt mỏi gánh nặng còn chết lại là sự nghỉ ngơi từ đó làm nổi bật lên ý nghĩacủa cái chết trong quá trình sống của một con người Theo Trang Tử chết là sự quythuận theo tạo hóa, chỉ khi con người có thể thản nhiên quy thuận theo sự sắp đặtsống chết của tạo hóa thì mới được xem là đã thực sự lĩnh hội được ý nghĩa chânchính trong số mệnh của mình

1.2 Quan niệm về cái chết trong một số tôn giáo lớn

Vấn đề cốt lõi trong quan niệm của các nhà triết gia Đông - Tây là tráchnhiệm, mục đích của con người đối với xã hội, tìm cách trả lời cho câu hỏi: conngười sống để làm gì? Cần phải sống ra sao? Thì trái lại, các tôn giáo quan tâm tớivấn để bản thể luận của con người: con người là ai? Con người từ đâu tới, sẽ đi vềđâu? trong mối tương quan với vũ trụ, vạn vật Cái chết là vấn đề trung tâm đượccác tôn giáo quan tâm và luận bàn sâu sắc nhất so với các học thuyết, tư tưởngkhác

1.2.1 Quan niệm về cái chết trong đạo Kitô

Quan niệm thế giới quan của Kitô giáo bao gồm ba tầng: tầng Trời (ThiênĐàng), tầng Luyện Ngục và tầng Đất (Địa/Hỏa Ngục) Thiên Đàng dành chonhững người sạch tội cùng những người đã đền tội đủ Luyện Ngục là nơi giam giữnhững người lành nhưng còn mắc những tội mọn hay đền tội chưa đủ Địa/HỏaNgục là nơi giam giữ những người phạm tội trọng

Tín đồ Kitô tin tưởng có sự tồn tại của linh hồn và thế giới dành cho ngườichết Vì vậy, trong nhận thức về cái chết Kitô giáo quan niệm chết là cửa dẫn vàocõi sống, chết không phải là chấm dứt sự sống mà sẽ có ngày con người được sống

Trang 20

lại Sống lại chính là Phục sinh Người Kitô giáo tin tưởng: con người sau khi chết,thân xác có phải mục nát đi theo quy luật vật lý nhưng Thiên Chúa sẽ làm sống lạitrong ngày Chung cuộc Vì vậy, người chết rồi không phải cố níu kéo sự nhớthương của người sống dành cho người chết (tồn sinh trong tâm trí người sống) mà

cố gắng đi vào trong ký ức của Thiên Chúa

Vào ngày Chung cuộc, Thiên Chúa sẽ cho thân xác được sống lại nhưngkhông phải xác chết hồi sinh nguyên hình như khi còn sống mà là một thân xác đãđược biến đổi trong sự Phục sinh của Chúa Kitô Như vậy, Phục sinh là kết quảbiện chứng sống – chết ở Chúa Kitô và cũng là kết quả biện chứng xác – hồn ở mỗitín đồ Qua cái chết và sự sống lại, Đức Giêsu loan báo cho con người một TinMừng khi khẳng định cái chết không phải là một ngõ cụt mà là một cửa ngõ dẫnvào một đời sống mới Tất cả kho tàng Kitô giáo được xây dựng trên niềm tin ấy.Đối với mỗi người Thiên chúa giáo, thế giới bên kia là xứ sở của những ngườiđược phục sinh, nơi những người sau khi chết tìm được một cuộc sống mới Đó lànơi những con chiên chân chính sẽ được sống một cuộc sống vĩnh hằng màThượng đế đã hứa ban cho họ Đạo Kitô khẳng định rằng cuộc sống thực sự, cuộcsống vĩnh hằng, không phải cuộc sống trên thế gian này mà là cuộc sống chúng ta

sẽ có thế giới bên kia Như Kinh Phúc Âm lý giải về điều này, vào thời khắc tậncùng, có một cuộc phán xét cuối cùng, khi đó mỗi người phải báo cáo mọi hànhđộng của mình Do đó, đối với người theo đạo Kitô, phải nỗ lực ngay từ khi đangsống ở cuộc sống hiện tại để xứng đáng được cứu rỗi, nghĩa là chuộc lại những lỗilầm của mình để được phép đón nhận vào vương quốc của Chúa Đạo Kitô khuyênnhủ các môn đồ của mình rằng hãy để người chết được ra đi thanh thản, bởi lẽ điềuđáng quan tâm hơn cả chỉ có cuộc sống vĩnh hằng mà thôi Sức mạnh của một tín

đồ Kitô giáo ấy là nhìn thấy ở việc đấng Kitô bị đóng đinh câu rút, hình ảnh mộtThượng đế trong cơn hấp hối cũng có khả năng chiến thắng cái chết và do sẵn sàng

Trang 21

đón nhận cái chết mà đạt tới niềm hân hoan phục sinh: “Người Kitô Hữu nào cũngtin rằng chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới vĩnh cửu Cuộcsống vĩnh cửu này sướng hay khổ là do cuộc sống hiện tại này ta có tin vào ThiênChúa, vào Ðức Kitô và có sống phù hợp với niềm tin ấy hay không Người Kitô Hữucòn tin rằng ngay cả thân xác này cũng sẽ sống lại vào ngày tận thế để trở thành thânxác bất khả hư hoại hầu sống đời sống vĩnh cửu, để được thưởng hoặc chịu phạtmuôn đời Niềm tin căn cứ vào sự phục sinh từ cõi chết của Đức Kitô Chính ĐứcGiêsu Kitô, Ngài là vị Thiên Chúa đã chết để gánh tội nhân loại và chính Ngài đãhoàn toàn chiến thắng sự chết, đem lại sự sống muôn đời cho những ai có niềm tinvào Ngài”[44, 375].

Bởi đức tin công giáo coi đau khổ là một phương thế liên kết một người vớiĐức Kitô, Đấng đã dùng đau khổ và sự chết để tôn vinh Thiên Chúa Cha “Chúng

ta mang trong mình sự chết của Đức Kitô, để sự sống của Người có thể được biểuhiện nơi thân xác chúng ta Khi chết, người Kitô hữu được hợp nhất với Đức Kitô,

sự kết hợp đã bắt đầu khi lãnh nhận phép Rửa tội, được đổi mới và củng cố bởi Bítích sám hối và Thánh Thể, nay được hoàn toàn mỹ mãn Khi chết người tín hữu tựdâng cho Thiên Chúa hành vi tự hiến cuối cùng của mình, họ chết cho Chúa như

họ đã từng sống cho Chúa [15, 304]

1.2.2 Quan niệm về cái chết trong đạo Phật

Hạt nhân của quan niệm về sinh tử của Phật giáo là không có sống không cóchết, vô thường, vô ngã Phật giáo cho rằng bản chất của vạn vật là không, thân xácgiả tạo chẳng qua là sự kết hợp của nhân duyên, vật thể giả hợp của nhân duyênđều không có tự tính, tồn tại độc lập, cũng không thể vĩnh hằng được Bởi vậy, cáichết là không thể tránh khỏi, đó là khi nhân duyên tan, các yếu tố tạo nên thân thểcon người như sắc, thọ, tưởng, hành, thức không còn kết hợp với nhau được nữa

Đó là sự vô thường của sinh mệnh Mặt khác, Phật giáo lại cho rằng, sự luân hồi

Trang 22

của kiếp sống là có thể vượt qua, nguyên nhân dẫn dắt mọi người chìm đắm trong

bể khổ luân hồi là vô minh Chỉ cần chúng ta dập tắt mọi phiền não, vô minh thì cóthể thoát khỏi sinh tử, chứng được cảnh giới Niết bàn [46, 14]

Khi chết là lúc thần thức lìa bỏ xác thân (linh hồn), lúc đó là lúc đã đoạn tuyệtmệnh căn Chỉ khi nào thần thức thực sự rời bỏ thể xác, toàn thân đều lạnh thì lúc

ấy mới gọi là chết Theo quan niệm của Phật giáo, chết thỉ là một giai đoạn trongvòng sinh tử luân hồi Sinh có trước tử và tử lại có trước sinh Sinh và tử chỉ lànhững tiếng gọi khác nhau nhưng lại có cùng một tiến trình Sự tương quan giữachết và sống, sống và chết tương tự như nước bốc hơi, hơi gặp lạnh đông lại thànhmây, rồi mây lại sinh ra mưa để cho lại nước Cái vòng luân chuyển sống chết cứluân lưu mãi không ngừng Chết chỉ là sự chấm dứt của một hiện tượng sinh mạng

ở một giai đoạn gọi là kiếp người Chết chỉ là một sự thay đổi như đang ở nơi nàyphải dọn đến nơi khác Khi đó chỉ có môi trường sinh sống và địa điểm bị thay đổi.Như vậy, theo quan niệm Phật giáo thì chết không phải là hết, chỉ có thân xác giảtạm là tan rã Còn nguyên nhân sâu xa của sự chết là do nghiệp (Karma) Vì nghiệp

là nguồn gốc gây ra sự sống chết, luân hồi

Phật giáo cho rằng khi hơi thở chấm dứt là con người sẽ chết, nó là một trong

4 khâu của định luật "thành, trụ, hoại, diệt" “Bất cứ sự vật nào thuộc thế giới hiệntượng, nghĩa là có hình có tướng, đều phải trải qua bốn giai đoạn của hiện hữu:Thành (từ chưa có trở nên có), Trụ (tồn tại một thời gian), Hoại (bị hư hoại, yếudần, suy thoái), và Diệt (cuối cùng bị tiêu diệt, mất đi, không còn tồn tại nữa) Chếtchính là khâu cuối cùng của 4 giai đoạn hiện hữu trên cho mọi vật sống” [18, 145].Ðịnh luật “thành, trụ, hoại, diệt” là định luật phổ quát tuyệt đối cho tất cả mọi

sự vật vô thường (hay thay đổi) trong thế giới hiện tượng Theo định luật này,phàm cái gì có sinh thì phải có diệt, chỉ những cái không sinh mới không diệt thôi

Hễ cái nào đã từng sinh ra, nghĩa là trước chưa có mà sau lại có, ắt thuộc loại bấttất, vô thường, hay thay đổi, mà thay đổi tức là phải “thành, trụ, hoại, diệt”, nghĩa

Trang 23

là cuối cùng phải bị hủy hoại, tiêu diệt, chết Không thể có sinh mà không có tử,cũng như không thể có tử mà trước đó đã không sinh Vì thế, Phật giáo không thểchấp nhận một linh hồn đã được sinh ra mà sau đó lại tồn tại vĩnh cửu, hay một thểxác sống lại để rồi tiếp tục sống mãi Nếu có một linh hồn bất tử, thì linh hồn đó ắtphải có từ trước muôn đời không do ai sinh ra cả Mà hễ do một nhân duyên nàosinh ra, ắt phải có ngày hủy diệt: “có hoàn cảnh sinh tồn rồi sẽ có sinh, có sinh rồi

sẽ có lão và tử” [62, 226]

Quan niệm về cái chết của Phật giáo thể hiện qua những luận thuyết cơ bản:thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi vàthuyết tứ diệu đế

Thuyết vô thường: Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi.

Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta Sự vật luôn luôn biến đổikhông có gì là thường trụ, bất biến Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau

đó chuyển đến diệt, thành, hoại, không Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ,

di, diệt Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vậtdiệt mới gọi là diệt mà từng phút, từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà chết vàchết để mà sống Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn

Thuyết vô ngã: Vô ngã là không có cái ta Thực ra làm gì có cái ta trường tồn,

vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từngSatna Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần: cái ta sinh lý và cái

ta tâm lý Trong đó, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đại là: địathuỷ, hoả, phong Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là những thứ đó,những thứ đó không thuộc về ta Khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của nó thìkhông có gì ở lại để có thể gọi là cái ta được nữa Cho nên cái mà ta gọi là cái tasinh lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợp sinh lý mà thôi Còn cái ta tâm lý gồm:thụ, tưởng, hành, thức Bốn ấm này cùng với sắc ấm che lấp trí tuệ làm cho takhông nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái chân ngã của chúng ta

Trang 24

Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là sự kết hợp của thất tỉnh:

Hỷ, nộ, ai, lạc, ái, nỗ, dục

Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật Chấpngã chấp có cái ta còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luânhồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người

Thuyết lý nhân duyên sinh: Với lý thuyết nhân duyên Phật giáo muốn nói tới

một định lý Theo định lý ấy vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyênhội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã Nhân lànăng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh Tất cả mọi hiện tượngđều nương nhau mà hành động Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sựliên hệ mật thiết với nhau, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối

Sự vật chỉ “có” một cách giả tạo, một cách vô thường: Nhân duyên hội họpthì sự vật là “có”, Nhân duyên tan rã thì sự vật là “Không” Thế giới vũ trụ, vạnpháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp điệp Các phápkhông có thực thể, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, một cách giả hợp mà sinh ra

Thuyết nhân quả: Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một

trong những thuyết cơ bản của giáo lý đạo Phật Phật giáo chủ trương vạn vậtkhông bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyềnnào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật Sự vật sinh ra là có nguyên nhân.Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thìmới tạo ra quả được Trong nhân lại có mầm mống của quả sau này nhưng quảkhông nhất định phải đúng như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả

- Đó là thuyết “Bất định pháp” trong luật nhân quả Sự vật là bất định, người tuhành căn cứ vào thuyết này mà tu dưỡng và tiến tới trên con đường giải thoát vềnhân Những luận thuyết cơ bản được trình bày ở trên đã hình thành nên thế giớiquan Phật giáo Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyểnkhông ngừng theo quy luật nhân duyên Một hiện tượng phát sinh không phải là do

Trang 25

một nhân mà do nhiều nhân và duyên Nhân không phải tự mà có mà do nhiềunhân duyên đã có từ trước Như vậy, một hiện tượng có liên quan đến tất cả cáchiện tượng trong vũ trụ

Theo Phật giáo, khi con người chết sẽ tiếp tục đầu thai trong vòng sinh tử luânhồi với thân và tâm được thừa hưởng từ sự tích lũy nghiệp thiện và ác ở kiếp sốngvừa qua Khi nói đến “thân trung ấm (bardo) nên hiểu là sự sống sau khi chết trướckhi thần thức người ấy đi tái sinh vào một trong sáu cõi nào đó (Trời, Người, A tu

la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh) Thân trung ấm là thân không có xác thịt mà lấy

tư tưởng làm thân Sau khi người ấy chết, thần thức thoát ra khỏi xác thân trụ lại ởthế giới trung gian này từ một đến bảy tuần lễ, rồi sau đó tìm kiếm một nơi thíchhợp với nghiệp lực của mình mà đi tái sinh Nếu trong thời gian này, thân trung ấmchưa tìm thấy một nơi tương ứng với mình để tái sinh thì nó lại chết đi sau mỗi bảyngày, sau đó thần thức lại chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ sinh diệt này

cứ lặp lại cho đến khi thần thức đi tái sinh Nếu vong linh là người từng tạo phước,

tu tập tâm linh, thì luôn có những cảm giác yên bình, thanh thản và dễ dàng để tìmđường tái sinh vào cõi lành Còn những người từng tạo ra nghiệp ác, có đời sốngtiêu cực thì luôn đối mặt với những cảnh tượng đau khổ, kinh hoàng, sợ hãi, thấtvọng, chán chường Họ lang thang một cách tuyệt vọng trong cõi trung ấm vàmuốn tìm một thân xác để tái sinh tương ứng với nghiệp lực của họ.” [45, 11-12]

“Sự chuyển tiếp sự sống từ đời này sang đời khác là nghiệp lực Nghiệp(karma) có một năng lực cá biệt và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấutạo tâm tính của con người Nghiệp được hình thành dưới sự tập hợp của tam độctham, sân, si hay vô minh và ái dục Chính vô minh và ái dục là cội rễ của mọi ácnghiệp Do ác nghiệp này mà khiến con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi

Để thoát khỏi vòng tuần hoàn khổ đau này con người phải nỗ lực tu tập đoạn diệtđược cội rễ của vô minh Khi vô minh bị tận diệt thì ái dục cũng bị tận diệt, ái dục

Trang 26

diệt thì sinh, lão, bệnh, tử sầu bi khổ ưu não cũng không còn, và lúc ấy con ngườimới thật sự thoát khỏi vòng vây của sinh tử luân hồi” [45, 13].

1.2.3 Quan niệm về cái chết trong Hồi Giáo

Nhân vật mang tính là đại biểu của Hồi giáo là Mohammed, sinh ra ở Meca,bản thân ông không phải là Chúa mà là con người trở thành sứ giả đại biểu choChúa, đức Chúa chân thực của Hồi giáo là đấng Allah Thượng đế tuyên cáo Thánh

dụ của mình thông qua lời rao giảng của Mohammed Những Thánh dụ này củathượng đế được biên tập thành kinh Koran

Khi bàn về cái chết, có những đặc điểm quan trọng sẽ được trình bày dướiđây:

Thứ nhất, theo quan niệm về cái chết của Hồi giáo, chương 3 câu 145 của

kinh Koran quy định: Kỳ hạn của mạng sống là do Allah quy định, nên chết là trở

về với Allah, ai muốn phần thưởng ở trần gian, Allah sẽ ban cho họ Theo cáchnhìn này, thì việc sống chết hoàn toàn không thuộc về Túc thần luận Mặc dù trênhình thức, Hồi giáo cũng cho rằng, sống chết có mệnh, giống như Túc mệnh luận,nhưng sống chết có mệnh của Hồi giáo lại do Allah trên trời quy định

Thứ hai, mục đích cái chết nằm ở chỗ có kỳ hạn hoãn án Trong thời kỳ này,

Thượng đế sẽ tiến hành thử thách họ Vì vậy, trong thời gian con người sinh sốngchính là thời kỳ thử thách của Thượng đế đối với cuộc đời họ Vì vậy, theo giáonghĩa Hồi giáo, kinh Koran, chương 21, chương 29 đều đề cập: Mỗi một con ngườiđều phải nếm trải cái chết, ta lấy điều thiện và điều ác để thử thách các con, cáccon cuối cùng cũng phải trở về gặp ta Theo nghĩa đó, đối với Hồi giáo mà nói thìcái chết tuyệt đối không phải là sự trừng phạt mà là đi đến kết thúc một giai đoạnnào đó trong sự phán xét cuối cùng Nói cách khác, mạng sống chỉ là một giai đoạntiếp nhận sự thử thách của Allah, là một thời kỳ hòa hoãn và cuối cùng phải trở vềbên Allah

Trang 27

Thứ ba, đối với cách nhìn nhận về cái chết, Hồi giáo cho rằng, linh hồn của

con người đến từ tinh thần của Thượng đế, tinh thần này cuối cùng lại quay về vớiThượng đế Sau khi quay về với Thượng đế, sinh lại một mạng sống mới tức sẽ ởmột trình độ khác Chết giống như một cách của, một cổng vào, nếu bước vào cánhcổng thì không thể quay trở ra mà phải bước tiếp vào một giai đoạn khác Do đó,đứng ở khoảng giữa của cái chết và giai đoạn đến bên Allah thì hoàn toàn không cóbất kỳ một cơ hội quay trở lại nào, tức là không có chuyện “sống lại” như quanniệm của Kitô giáo

Thứ tư, con người do xác thịt (basher) và linh hồn (rash) kết hợp thành Trong

hình thể xác thịt của con người, được thổi vào một linh hồn Thượng đế, mà thể xác

và linh hồn lại kết hợp lại từ mạng sống tinh thần để hoàn thành Cho nên, toàn thểmạng sống con người do ba yếu tố thân xác, linh hồn và mạng sống tinh thần kếthợp lại mà thành

Kinh Koran, chương 60 có nói: Sau khi con người chết, linh hồn sẽ lìa thânxác Chương 56 cũng nói, nếu binh sỹ Hồi giáo đem quân địch trói lại để giết, theotruyền thống Hồi giáo, trước lúc trói hãy thả lỏng một tay để cho linh hồn của hắnthoát ra; cho dù là còn sống thì linh hồn sẽ lìa khỏi thân thể trong lúc ngủ Như vậymạng sống là hoàn toàn do Allah quyết định

Thứ năm, Hồi giáo tin rằng, trong ngày phán xét cuối cùng, mỗi người sẽ dựa

vào sự đánh giá chân thức của tự thân mà được đền đáp Đây là chủ đề được nhấnmạnh nhiều nhất trong kinh Koran Vào ngày thẩm phán cuối cùng của Thượng đếthì người làm lành sẽ được trọng thưởng, người làm ác sẽ bị trừng phạt, hoàn toànkhông dung thứ một ai, tuyệt đối công bằng

Thứ sáu, tín đồ Hồi giáo tin rằng, để một hành vi đi đến hoàn thiện thì động

cơ và ý đồ của hành vi ấy rất quan trọng Nếu một người thành tâm tin vào Allah,động cơ rất tốt nhưng hiệu quả mà hành vi đưa lại thì tương phản, hoặc giả, người

Trang 28

ấy làm chuyện sai trái nhưng chỉ cần họ tin vào Allah thì người ấy sẽ được xá miễntội lỗi.

Trong kinh Koran cho rằng, khi bạn trở về điểm đầu tiên bị ném lên ấy – tứcchỗ của Thượng đế, thì chính bản thân bạn phải đối đãi với Thượng đế và có tráchnhiệm với chính mình Cách nhìn về nhân sinh như thế này đã thể hiện một cách rõràng về tính chất đặc sắc của Nhân sinh quan Hồi giáo: Chỉ cần là động cơ thiện thìbạn có thể đối diện với cái chết mà khong một chút nào sợ hãi

Kết luận chương 1

Như vậy, có thể thấy đề tài sống, chết là một trong những đề tài trung tâmtrong lịch sử tư tưởng nhân loại Dù được bàn đến một cách trực tiếp hay gián tiếptrong các tác phẩm hay trong tư tưởng của các nhà triết học, thì nó cũng cho thấytầm quan trọng và sức thu hút của đề tài này Triết học phương Tây từ cổ đại, cậnđại đến hiện đại với những gương mặt tiêu biểu như Socrates, Aristote, Plato, …đều đã bàn đến vấn đề sống chết, đặt nó trong tương quan với những suy tư về bảnchất người, cuộc sống đích thực của con người Triết học phương Đông đặc biệt làtriết học Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến đề tài này, gắn liền với nhữngtriết lý về mối quan hệ Trời – Người Bên cạnh đó, các tôn giáo lớn như Phật giáo,Kitô, Hồi giáo… cũng góp những tiếng nói riêng hết sức sâu sắc và phong phú về

đề tài này Nếu như Phật giáo coi cái chết như một quy luật tự nhiên trong dòngchảy vô thường, vô ngã, vô tạo giả của vạn vật con người thì Kitô lại cho rằng cáichết chính là điểm kết thúc và cũng là điểm khởi đầu cho một thế giới tốt đẹp hơncủa con người Với Hồi giáo, cái chết không phải là sự trừng phạt mà là kết thúcgiai đoạn thử thách của Allah và cuối cùng phải trở về bên Allah Mặc dù có nhữngkiến giải khác nhau về việc thừa nhận hay không thừa nhận về một cuộc sống saukhi chết nhưng những tư tưởng triết học cùng các triết lý tôn giáo đều gặp nhau ởmột điểm: đều khuyên con người sống thiện, phải nỗ lực với cuộc sống của chính

Trang 29

mình và trân trọng cuộc sống hiện tại Đó là những tư tưởng phù hợp với giá trịvăn hóa, đạo đức của người Việt, chính vì vậy trong quá trình giao lưu và tiếp biếnvăn hóa chúng ta đã kế thừa những giá trị tốt đẹp đó để làm nên nét độc đáo, đadạng phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.

Trang 30

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT THẾ ỨNG XỬ CHO NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA 2.1 Thái độ và nghi lễ tang ma của người Việt hiện nay trong cách ứng

xử với cái chết

2.1.1 Thái độ của người Việt trong ứng xử với cái chết

Nhân loại nói chung, người Việt Nam nói riêng đứng trước vấn đề sống chếtcủa mình đều có những thái độ ứng xử nhất định Đó có thể là thái độ tích cực vớicái chết, xem nó như một điều tất yếu sẽ xảy ra và họ lạc quan đón nhận lựa chọncho mình “cái chết đẹp” Bên cạnh đó có những thái độ tiêu cực với cái chết xem

nó như là lối thoát duy nhất để giải thoát khỏi bế tắc,… Việt Nam là đất nước đatôn giáo, tín ngưỡng, do đó, mỗi nhóm người theo hoặc không theo các tôn giáo,tín ngưỡng khác nhau sẽ có thái độ ứng xử khác nhau trước cái chết Có thể kháiquát về thái độ ứng xử điển hình của người Việt trước cái chết như sau:

Thứ nhất, thái độ sẵn sàng đón nhận cái chết như một điều tất yếu sẽ xảy ra trong cuộc đời như quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”

Theo Kinh Thánh, con người do Chúa tạo ra từ đất theo hình ảnh của Chúa và

Chúa đã thổi linh hồn vào đó để hoàn thành con người Con người được tạo ra từđất, nên khi chết, thể xác con người trở về với cát bụi chỉ có linh hồn do Chúa ban

là “không hư, không nát” Mọi tín đồ Công giáo sẵn sàng đón nhận cái chết, sẵnsàng nhận lệnh khi “Chúa gọi” Tín đồ Công giáo ví sự ra đi như chuẩn bị đèn dầusẵn sàng thắp sáng Và Chúa sẽ đến bất thình lình (không có sự báo trước) như “kẻ

ăn trộm” để đón đi Với người Công giáo, chết nơi trần thế lại là sự bắt đầu củamột đời sống mới Chết không phải là hết, mà là ra đi, là về với Chúa hay về nhàCha [11, 222] Người Công giáo quan niệm linh hồn sau khi chết được Chúa phán

Trang 31

xử khác nhau tuỳ theo từng người sống theo lời răn của Chúa như thế nào: kẻ dữkhi chết linh hồn bị đày xuống Hoả ngục với những hình phạt nặng nề, người lànhđược Chúa cho lên Thiên Đàng hưởng phúc đời đời Các linh hồn là giống thiêngliêng chẳng hề chết được; và đến ngày tận thế, xác loài người sẽ sống lại mà chịuphán xét, kẻ lành lên thiên đàng hưởng phúc lộc đời đời; kẻ dữ sa hoả ngục chịuphạt vô cùng Đối với người phạm các tội nhẹ, tất nhiên không được lên ThiênĐàng, nhưng cũng không phải xuống Hoả ngục mà chỉ ở nơi Luyện ngục và ở đâynếu linh hồn họ được thân nhân cầu nguyện họ có thể được lên Thiên Đàng Đây làmột trong các lí do tạo ra các nghi lễ tôn giáo đối với người chết.

Phật giáo cho rằng khi hơi thở chấm dứt là con người sẽ chết, nó là một trong

4 khâu của định luật "thành, trụ, hoại, diệt" Đó là định luật phổ quát tuyệt đối chotất cả mọi sự vật vô thường (hay thay đổi) trong thế giới hiện tượng Theo quanniệm của nhà Phật, chết chưa phải là chấm dứt, và sanh cũng không phải là bắtđầu Thực ra, chết chính là sự bắt đầu (một kiếp sống mới), và sanh là sự chấm dứt(kiếp sống cũ) Cái chết chỉ là một phần trong tiến trình sinh tử, tử sinh Các thiền

sư Việt Nam thời Lý đã có những bài thơ, bài kệ và những lời phát biểu nói rõquan điểm của mình về sự sống chết Ni sư Diệu Nhân Lý Ngọc Kiều có viết: Sinh,lão, bệnh, tử / Tự cổ thường nhiên Nghĩa là: Sinh, lão, bệnh, tử / Lẽ thường xưanay thế Vì thế, sống và chết là những sự kiện tất nhiên không tránh khỏi của mộtđời người Con người đã sinh ra rồi thì đến lúc phải chết Quan niệm về sự sốngchết như vậy đã góp phần khắc phục những hành vi và thái độ thấp hèn như “thamsống, sợ chết” đã nảy sinh trong đời sống, nhất là trong các cuộc chiến tranh giữnước Nó đã làm dịu đi những nỗi đau buồn quá mức của mỗi người trước cái chếtcủa người thân

Những người Việt theo phong tục truyền thống, cho rằng trong con người cóphần xác và phần hồn, sau khi chết, linh hồn sẽ về nơi “thế giới bên kia” cùng với

Trang 32

thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm của lối tư duy theo triết lý âm dương) chonên người Việt Nam rất bình tĩnh yên tâm chờ đón cái chết Họ chuẩn bị khá chuđáo, kỹ càng cho cái chết của chính mình hoặc của người thân, đưa tiễn người thânvào cuộc hành trình xa xôi đó “Chết già vì vậy được xem là một sự mừng: trẻ làm

ma già làm hội Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo; chắt chút để tang cụ kịthì đội khăn màu đỏ, khăn vàng (theo ngũ hành màu đỏ và vàng là màu của phươngNam, màu tốt)” [48, 295]

Các cụ già tự mình lo sắm cỗ hậu, người khá giả thì làm cỗ hậu bằng gỗ vàngtâm (gỗ này không mục) để xương cốt khỏi bị hư hại Quan tài của người Việt làmhình vuông tượng trưng cho cõi âm theo triết lý âm dương Người cẩn thận còn cholàm thêm chiếc quách bọc ngoài Cỗ thọ làm xong, kê ngay dưới bàn thờ như mộtviệc hết sức bình thường Có cỗ thọ rồi, các cụ lo đến việc nhờ thầy địa lý đi tìmđất rồi xây sinh phần Các vua chúa bao giờ cũng lo tất cả những việc này rất chutất thường là ngay từ khi mới lên ngôi; các lăng mộ vua còn được giữ ở Huế, đồngthời cũng là những nơi thẳng cảnh là vì thế

Thứ hai, đó là thái độ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng cao đẹp.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết vàkhông có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy,giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên, ông cha bị uy hiếp; sự sống của cha mẹ,anh em, vợ con, họ hàng bị đe doạ, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếmthì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang vàcao cả Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hàoquang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là những dòng chữbằng vàng khắc sâu vào lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùngcủa dân tộc

Trang 33

Để nói tới thái độ của những tấm gương anh dũng đó, trước hết chúng ta cóthể kể đến thái độ của những trung thần tiết nghĩa vì nước quên thân trong lịch sử Vấn đề cái chết nhìn từ thế ứng xử với thân xác từ thế kỷ XIII trở đi mangđậm nét ảnh hưởng của Nho giáo Đó là sự đề cao nhân cách của hình tượng nhànho lý tưởng: trung thần tiết nghĩa Có thể nói, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào

hiểm nguy thì tinh thần quyết tâm giết giặc, không sợ chết của quân dân Đại Việt

đã tạo nên sức mạnh ý chí to lớn đem tới chiến thắng lẫy lừng Những nhà nhođược coi là mẫu hình trung nghĩa là những bậc danh nho không những không sợhãi trước những nỗi đau thể xác mà còn sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo toànnghĩa lớn, bảo toàn đạo lý của kẻ bề tôi trước hoàn cảnh nguy khốn Trước cảnhđất nước nguy nan, quân vương bị sỉ nhục, bản thân kẻ làm bề tôi tự cảm thấy đauđớn, Trần Quốc Tuấn khảng khái tuyên bố: Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quênngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột dacủa quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũngđành lòng Không sợ chết, không sợ cảnh “da ngựa bọc thây” của chính bản thânmình, cũng tất yếu dẫn tới sự không coi trọng sinh mạng, thân xác của kẻ khác,nhất là khi đó lại là kẻ thù Điều này lý giải cho chúng ta hiểu sự thật về “xả thịt lột

da, ăn gan uống máu quân thù” không chỉ là một cách nói hùng biện, mà còn cóthật trong lịch sử các cuộc chiến thời cổ trung đại

Hình ảnh của những tấm gương tuẫn tiết có thật trong lịch sử Việt Nam để lạitrong sử sách, văn học là sự nối tiếp quan niệm về cái chết được nhìn qua lăng kínhđạo đức Nho giáo Có thể thấy trước cái chết, sự hy sinh của nhục thể, đối với nhànho mà nói, không có gì đáng sợ hãi, mà trái lại, nó thể hiện cho tiết tháo to lớncủa kẻ sĩ: trung với vua – chết vì nước là vinh Trong các sách sử, đáng kể với quy

mô lớn như Đại Việt sử kí toàn thư đều chép lại rất nhiều chuyện những nhà nho đã

bỏ thân mệnh, tuẫn tiết để bảo toàn nghĩa lớn, là minh chứng cho niềm tin và sự

Trang 34

khích lệ tinh thần “sát thân thành nhân”, “xả thân thủ nghĩa” của người Việt Giữvững tín niệm bỏ sống để giữ nghĩa, còn hơn là sống Cầu sống mà chịu nhục,người quân tử không làm, đó là tâm thế khi đối mặt với cái chết của những nhà nholuôn mang dáng vẻ hiên ngang khí khái, không hề run sợ Trần Bình Trọng kiêuhãnh “thà làm quỷ phương Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; An phủ sứ

Lê Giác bị giặc Chiêm bắt còn lớn tiếng mắng chửi vẫn được truyền tụng nhưnhững tấm gương sáng chói

Như vậy, cái chết được người Việt trong lịch sử sử dụng như một biểu tượngcủa lòng trung thành, cho nhân cách kẻ sĩ theo quan điểm nho giáo Ứng xử trướccái chết (hay là sự lựa chọn giữa sống và chết) của các nhà nho minh chứng rõ ràngcho sự ăn sâu bám rễ của mẫu hình thánh nhân của Nho giáo Thân xác của mỗingười là duy nhất, thuộc về cái riêng tư, cá nhân nhất, nhưng ở đây lại được lựachọn “dâng” cho nhà vua, hy sinh cho đạo quân thần Họ dùng cái chết để chứng tỏnhân cách chân chính của một nhà nho như học thuyết Nho giáo đã xác lập và củng

cố bằng truyền thống mang đậm dấu ấn tên tuổi các nhà nho tử tiết trong lịch sử.Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, tuổi trẻ Việt Nam luôn cónhững đóng góp xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lịch sử được Đảng, Bác Hồ và

cả dân tộc giao phó Dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ dù phải hy sinh cảtính mạng khi còn ở tuổi thanh xuân thì thế hệ trẻ với những cái tên đã đi vào lịch

sử như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, vẫn luôn nêucao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để gìn giữ lý tưởng sống mà họ

đã chọn và truyền lại cho nhiều thế hệ thanh niên viết tiếp trang sử vàng chói lọicủa dân tộc Việt Nam

Không nghĩ đến tính mạng của bản thân để cứu người lúc nguy nan, câuchuyện của Nguyễn Văn Nam, Trần Văn Nguyên, Trần Hữu Hiệp đã khiến nhiềungười cảm phục Đó là những tấm gương khiến hàng nghìn người khi nhắc đến vẫn

Trang 35

còn thổn thức Những cậu học sinh này đã bỏ lại tuổi trẻ, và những ước mơ còndang dở để nhường lại sự sống cho nhiều người Họ là minh chứng lớn cho việclòng tốt vẫn còn rất nhiều trong cuộc sống này, những anh hùng tuổi trẻ cũng vẫncòn rất nhiều trong xã hội hiện tại Đây chính là những tấm gương sáng cho thanhthiếu niên cả nước học tập.

Thứ ba, đó là thái độ coi cái chết như một phương tiện để giải thoát khỏi sự đau đớn bệnh tật hoặc sự bế tắc trong cuộc sống.

Đối với một số người, cái chết có thể là một phương tiện giải phóng mongmuốn thoát khỏi những đau khổ kéo dài, đôi khi kéo theo nó là sự đau ốm và giànua Vẫn biết rằng, cuộc sống là vốn quý nên chúng ta hãy yêu quý nó Tuy nhiên,không phải lúc nào chúng ta cũng yêu thích cuộc sống được Khi quá đau đớn họkhông yêu hay không còn yêu cuộc sống nữa Họ thực sự muốn chết Đó quả làvấn đề do nỗi đau hay nỗi thống khổ mang lại Cuộc sống dường như không thểchịu đựng nổi, đến mức người ta muốn rời bỏ nó Trong những khoảnh khắc đó, họchỉ còn duy nhất một ý nghĩ, đó là muốn chết ngay lập tức, chừng nào cơ thể cònkhiến họ đau đớn Họ không thể nói được, không thể nghĩ được, chỉ muốn kết thúc

nó Những yêu cầu được chết không đau được hiểu như vậy

Theo tiếng Latinh, “euthanasia” có nghĩa là “cái chết hạnh phúc” Người ta sửdụng từ này để chỉ việc bác sĩ giúp bệnh nhân mắc căn bệnh dù cố gắng thế nàocũng không thoát khỏi cái chết Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp và khókhăn nhất mà bác sĩ phải đối diện Làm rút ngắn nỗi đau đớn không thể cứu chữa,cũng là rút ngắn cuộc sống, hẳn không phải là sứ mệnh của bác sĩ nhưng là nhiệm

vụ khủng khiếp mà họ tất yếu gặp phải trong công việc

Cũng có một số bệnh nhân có thể quyết định kết liễu đời mình Nhưng khimắc một căn bệnh không thể chữa khỏi, cần phải có sự can đảm rất lớn và đủ sứcmạnh để làm được điều đó Tự tử không dễ dàng Nếu tự tử không thành công thì

Trang 36

các điều kiện cho việc sống sót còn tệ hại hơn sau đó Vì vậy, kể cả đối với việc tự

tử, đôi khi người ta cũng cần đến sự hỗ trợ hay giúp đỡ của bác sĩ Trong một thờigian dài, ở nước ta việc tự vẫn vẫn bị lên án về mặt tôn giáo, đạo đức và luật pháp.Ðối với không ít người, khi gặp hoàn cảnh đau khổ cùng cực hay bị bế tắctuyệt vọng trong cuộc sống, họ thường tìm đến cái chết không phải vì họ thích chếtnhưng vì họ coi nó như lối thoát duy nhất “Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ tự

tử trên thế giới là khoảng 16/100.000 người mỗi năm, tăng 45% trong vòng 45 nămqua Nhiều quốc gia đã quan tâm nghiên cứu, tìm ra các cách phòng chống nạn tự

tử Ở Việt Nam, tự tử được ước tính nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đếncái chết của người Việt Nam (theo bộ Y tế Việt Nam)” [Dẫn theo: 64] Có nhữngngười xem cái chết như một sự giải thoát khỏi những khủng hoảng trong cuộc sốngnhư hiện tượng tự sát Đây chính là một vấn đề khá nhạy cảm đáng báo động ởViệt Nam nói riêng và ở thế giới nói chung Hiện nay, các cá nhân trong xã hộikhông chỉ phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà còn có cả khủnghoảng niềm tin Khi mà con người ta bị rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin,con người ta sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng Chính vì thế, việc xử lý tiêucực nó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra mà tự tử là một trong những dấu hiệu cụthể nhất Nếu cứ tiếp tục để cá nhân xử lý bi kịch cá nhân và bi kịch của khủnghoảng niềm tin, khủng hoảng tài chính theo cách tiêu cực của riêng họ sẽ để lạinhững thiệt hại vô cùng lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội

Thứ tư, đó là thái độ sợ hãi cái chết bởi vì họ còn nuối tiếc sự nghiệp, tiền tài, danh vọng, không dám đương đầu với cái chết

Đó là những người sống theo cách hưởng thụ hiện tại tối đa vì ngày mai sẽchết Đó là thái độ lẩn tránh mà nhà tư tưởng Pascal của Pháp đã nói tới đó là: đa

số người đời không muốn trực diện với vấn đề sự chết vì nó vượt quá sức mình,nhất là vì nó quá bi đát, nên họ lẫn tránh vào trong đủ thứ "tiêu khiển" Cái mà

Trang 37

Pascal gọi là tiêu khiển (divertissement) bao gồm không những vui chơi, ăn uống,tiền tài, danh vọng, nhục dục mà ngay cả lòng say mê làm việc, hoạt động, chinhphục, chiến tranh …

2.1.2 Nghi lễ tang ma của người Việt

a Nghi lễ tang ma của người Việt theo Công giáo

Nghi lễ tang ma của người Việt hết sức phong phú, đa dạng và mang nhữngnét đặc trưng riêng tùy thuộc vào từng vùng, miền, địa phương cũng như yếu tố tôngiáo Trước hết, chúng ta có thể khảo sát, xem xét nghi lễ tang ma của người Việttheo Công giáo

Do quan niệm khi tắt thở là sinh thì (chết nơi trần thế là lúc bắt đầu cuộc sốngkhác nên người sắp qua đời gọi là rình sinh thì) Thân nhân người hấp hối mời linhmục đến làm bí tích sức dầu bệnh nhân “Bằng phép Xức dầu thánh và lời cầunguyện của các linh mục, toàn thể Hội thánh phó thác bệnh nhân cho Đức Kitô đaukhổ và hiển vinh, để người an ủi, cứu rỗi họ Hơn nữa hội thánh còn thúc giục họsẵn sàng kết hợp với Đức Kitô chịu đau khổ và chịu chết để mưu ích cho ThiênChúa”[49, 269] Cùng với việc Xức dầu, bệnh nhân còn được nhận Mình ThánhChúa như của ăn đường để chuẩn bị “về quê Trời” Ngoài ra, người rình sinh thìcòn được thân nhân và các tín hữu láng giềng tụ tập nhau đọc “kinh cầu cho ngườihấp hối mong sinh thì”

Khi tín đồ qua đời, người thân đến báo cho linh mục và Ban Hành giáo xứbiết Nhà thờ rung chuông để báo tin gọi là chuông sầu hay chuông tử Hình thứcrung chuông mỗi vùng có khác nhau “Ở nhiều xứ đạo Bắc Bộ và Trung Trung Bộ,người nam giới qua đời chuông sẽ rung bảy tiếng rời, rồi rung ba hồi chuông, là nữgiới thì rung chín tiếng rời, rồi rung ba hồi (theo quan niệm nam thất nữ cửu) [11,228]

Khi nghe tiếng chuông sầu, tín đồ ngừng việc làm hướng về phía nhà thờ đọc

Trang 38

kinh lạy Cha tỏ lòng thương tiếc đồng đạo Người chết được đặt trên giường, xung

quanh có thể rắc hoa tươi, rồi sau đó được tẩm liệm nhập quan “Người Công giáokhông quan niệm chết vào giờ lành hay dữ, không chọn ngày giờ tốt đưa tang;không thiết hồn bạch, làm nhà táng, minh tinh, không có linh xa đưa rước linh hồnngười qua đời Tuy nhiên luật buộc một số ngày như Chủ nhật, mùa vọng, mùachay, Phục sinh, các ngày lễ trọng không được làm lễ an táng người chết mà phảidời sang ngày khác”[11, 228]

Địa điểm thực hành nghi lễ an táng được tiến hành ở ba nơi: ở gia đình, tạinhà thờ, tại vườn thánh (nghĩa địa) Thông thường giáo dân thường chọn nghi lễ antáng tại nhà thờ Quan tài được đưa đến nhà thờ, linh mục đón ở cửa nhà thờ rảynước thánh lên quan tài Khi đặt quan tài ở nhà hay nhà thờ đều phải để người quađời nhìn về phía bàn thờ Chúa Khi đưa đám chân người qua đời đi trước (ngượclại với người Việt) Nghi thức này tựu trung có hai cách giải thích: Hướng về thánhgiá ở phía trước; người Công giáo quan niệm chết là về quê trời (một đi không trởlại)[11, 423] Việc đưa người quá cố ra nghĩa địa được người Công giáo gọi là đưaxác, còn người Việt gọi là đưa ma

Trong nghi lễ an táng ở vườn thánh (nghĩa địa) linh mục hoặc thừa tác viêntiến hành các nghi thức tiễn biệt cuối cùng với người qua đời theo Giáo hội quyđịnh Đó là các nghi thức làm phép ngôi mộ mới và nghi thức từ biệt trước khi hạquan tài xuống huyệt Người Công giáo cho rằng chết là về với Chúa nên “không

có tục cha đưa, mẹ đón (tiễn bố qua đời đi phía sau, tiễn mẹ qua đời đi giật lùi) cáchình thức khóc lóc, lăn đường, cắt tóc tang Giáo hội cấm ngặt)[11, 219] Nơi antáng của người theo Công giáo gọi là vườn thánh Trung tâm vườn thánh có đặt câythánh giá, nơi gần cây thánh giá chôn những người có chức thánh, những trẻ nhỏ

đã chịu phép rửa tội qua đời Vườn thánh được chôn cất theo thứ tự, có một khu ởgóc vườn thánh chôn cất những người lỗi đạo Có nơi ở vườn thánh có xây ngôi

Trang 39

nhà nguyện để tín đồ có thể nghỉ ngơi và cầu nguyện sau khi an táng Đối vớinhững xứ đạo không có vườn thánh thì người chết phải được linh mục làm phéphuyệt trước khi an táng.

Người Công giáo trước đây không cất mả như người Việt nên họ thường đàosâu, chôn chặt, không cải táng Đối với nghi thức cúng giỗ của phong tục ngườiViệt, có nơi người Công giáo vẫn làm 49 ngày, 100 ngày giỗ đầu và giỗ hết, nhưngcúng đã được thay bằng hình thức cầu nguyện: “ba ngày đi thăm mộ, cầu kinh 49ngày, 100 ngày lễ và đọc kinh cầu nguyện [11, 232]

Chính vì người Công giáo chỉ thờ có Chúa và không tin người chết có thể ảnhhưởng đến người sống nên họ không có nghi lễ giỗ, lập gia phả hay xây từ đường.Điểm này tạo sự khác biệt lớn đối với người Việt theo phong tục tín ngưỡng truyềnthống

b Nghi lễ tang ma của người Việt theo Phật giáo

Theo quan niệm của Phật giáo, nếu con người tu không đạt đến giác ngộ, giảithoát thì vẫn nằm trong luân hồi Chết là rơi vào một trong sáu cõi “Những người

tu hành đã đắc đạo, họ an lạc tự tại giữa hai bờ sống chết, hoặc có thể tái sinh vàobất cứ cõi nào họ muốn Còn chúng sinh mê muội phàm phu tục tử đều phải tuỳnghiệp mà thọ sinh tức là phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực về cảnh giới thíchứng cho nghiệp mà mình đã tạo ra Nói vậy không có nghĩa là Phật tử tin vàothuyết định mệnh, tức là cái đã sắp đặt mọi chuyện, mình phải đi theo cái sẵn có

ấy Ở đây, không phải vậy, người Phật tử tin rằng mình là chủ nhân của chínhmình, tuy nhiên mình không làm chủ được mình để cho ác nghiệp xảy ra, thì chínhcái nghiệp ấy trở lại điều khiển mình” [45, 88] Phật tử không quan niệm có sốmệnh, số mệnh là do nghiệp của ta tạo ra từ thân khẩu ý Thân khẩu ý thiện sẽ tạo

ra nghiệp lực thiện khiến người chết về cõi lành Thân khẩu ý ác tạo ra nghiệp ác đivào cõi ác Lúc hấp hối người chết thường có điềm báo Điềm lành báo trước cho

Trang 40

người chết về cõi lành và ngược lại Ví dụ “chết về cõi Tịnh độ thì tâm hồn khôngbối rối, biết trước ngày giờ chết, nên tắm giặt thay quần áo, tự mình niệm Phật,niệm có tiếng hoặc niệm thầm Điềm chết về cõi địa ngục thì bà con và con cáinhìn người sắp chết bằng con mắt ghét bỏ, người sắp chết thường đưa hai tay lên

rờ mó hư không, người sắp chết kêu gào than khóc, đi ra tiểu tiện, đại tiện màkhông biết gì ”[45, 89] Khi người thân là Phật tử đang hấp hối, họ thường báocho tăng, ni và Ban hộ tự đến để đọc kinh tiếp dẫn độ cho người chết khỏi hoảnghốt Nếu không có tăng ni, họ thường mời các Phật tử trong làng đến tụng kinhhoặc cùng niệm câu Nam Mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật Đọc như vậy cho tớikhi người hấp hối trút hơi thở cuối cùng Họ tránh không kêu khóc vì cho rằng làmnhư vậy khiến thần thức người chết quyến luyến không rời khỏi thân xác được.Đây cũng là điểm khác với người Việt theo phong tục tín ngưỡng truyền thống.Sau khi Phật tử chết, người thân để thi thể ngay ngắn sau ba đến năm giờđồng hồ thì rửa thi thể người chết bằng bằng nước ấm hoặc rượu cồn, lau khô rồimặc quần áo mới Động tác thật nhẹ nhàng êm ái vì theo quan niệm Phật giáo cáichết lâm sàng đến cái chết não bộ là khá lâu “Điều rất quan trọng là ngay sau khingười ấy chết không được đụng chạm đến thi hài của họ để cho tiến trình chếtkhông bị gián đoạn, tiến trình này chỉ chấm dứt khi thân trung ấm(Bardo/intermediate state) hoàn toàn thoát khỏi thân xác”[45, 15] Nếu đụng chạmmạnh đến thi thể dễ làm người chết đau đớn khó chịu và điều này khiến cho thầnthức người chết dễ đầu thai vào cõi ác Người Phật tử chết, người thân phải sửasang bàn thờ Phật cho ngay ngắn có hương hoa đăng, rồi lập bàn thờ vong ở dướicũng trang nghiêm có hoa quả hương đèn, có ảnh người quá cố cùng tên tuổi ngàysinh ngày mất Như vậy, nghi lễ của Phật giáo khác nhiều với Công giáo, Phật giáovừa có bàn thờ Phật vừa có bàn thờ vong Sau khi khâm liệm, đóng nắp quan tài thìlàm lễ cúng cơm chay Tăng ni và Phật tử đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn đượcsiêu thoát Khi đưa tiễn người Phật tử ra nghĩa địa tuỳ từng địa phương mà có thể

Ngày đăng: 24/10/2017, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w