1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

24 224 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 196 KB

Nội dung

HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA TỚI ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH MỞ ĐẦU iện nay thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng với sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán dịch vụ ngân hàng. Sự phát triển này ngày càng trở nên mạnh mẽ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết gia nhập WTO với sự hiện diện thương mại của các tập đoàn tài chính quốc tế. H Thị trường tài chính càng phát triển thì sự đan xen trong hoạt động giữa hệ thống ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm càng sâu, rộng, trong đó các ngân hàng thương mại lớn trở thành nòng cốt thông qua việc đầu tư vào các công ty chứng khoán, bảo hiểm. Để thị trường hoạt động ổn định bền vững thì phải có một hệ thống thanh tra giám sát tài chính hoạt động hiệu quả bảo đảm cho sự ổn định của thị trường tài chính. A – LÝ THUYẾT PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ THANH TRA NGÂN HÀNG 1.Khái niệm Hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là một trông ba yếu tố cấu thành nên sự lãnh đạo, quản lý đó là: Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, thanh tra kiểm tra việc thực hiện quyết định Theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam: thanh tra ngân hàngthanh tra nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ thống thuộc bọ máy NHNN. Mục đích của thanh tra ngân hàng là nhắm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. 2.Nội dung của hoạt động thanh tra - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng. - Phát hiện, ngăn ngừa xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ hoạt động ngân hàng. - Kiến nghị Thống đốc NHNN, Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ các hoạt động ngân hàng. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 2 - Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tổ chức hoạt động ngân hàng; tham mưu giúp Thống đốc NHNN chỉ đạo công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng trong ngành ngân hàng. 3.Tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng Việc tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát các TCTD đối với mỗi quốc gia có thể khác nhau. Nhưng phương pháp nội dung thanh tra cơ bản là giống nhau, đều nhằm vào mục đích là đảm bảo an toần cho toàn hệ thống ngân hàng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền, nâng cao tính độc lập tính hiệu quả của công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng. Tuỳ theo điều kiện quan điểm của từng quốc gia mà cơ quan thanh tra ngân hàng có thể được tổ chức trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, trực thuộc ngân hàng trung ương, trực thuộc bộ tài chính, hoặc trực thuộc ngân hàng trung ương nhưng còn chịu sự giám sát chỉ đạo của các cơ quan khác như Chính phủ, cơ quan thanh tra của Chính phủ hoặc bộ tài chính. Một công trình nghiên cứu về bộ máy tổ chức GSNH được tiến hành bởi IMF (Tuya Zamalloa, 1994) đã chỉ ra rằng: ở hầu hết các nước châu Á, Trung Đông, các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ, châu Phi, thẩm quyền GSNH được trao cho NHTW; duy chỉ ở khu vực Tây bán cầu, thẩm quyền này được chia xấp xỉ ngang nhau giữa NHTW cơ quan bên ngoài - hoặc là Bộ Tài chính, hoặc là một cơ quan tách biệt. Hầu hết các NHTW trong các nước thành viên ASEAN (trừ Brunei) đều chịu trách nhiệm GSNH. ở một số nước châu Âu như ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hylạp, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, trách nhiệm điều hành hàng ngày hoạt động GSNH trực tiếp thuộc về NHTW. ở một số nước châu Âu khác như Áo, Na Uy, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về GSNH. Tình hình dường như phức tạp hơn ở các nước như Bỉ, Pháp, Đức Anh, nơi mà cơ quan chịu trách nhiệm GSNH là độc lập về vị thế, đôi chỗ còn có cả bộ máy nhân sự riêng. Tuy nhiên, dù có vị trí pháp lý độc lập, các cơ quan này thường được liên kết chặt chẽ với: hoặc là NHTW, hoặc là Bộ Tài chính. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 3 4.Các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát tài chínhngân hàng Xuất phát từ những yếu kém trong hệ thống ngân hàng, các quốc gia nhóm G10 thuộc OECD đã đề ra yêu cầu về an toàn vốn điều chỉnh theo rủi ro được Uỷ ban quản lý ngân hàng thuộc Ngân hàng thanh toán Quốc tế ban hành lần đầu vào năm 1988, gọi là quy định BASEL. Năm 1998, nhóm các nước G10 Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng thanh toán quốc tế đã đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả, đây là những nguyên tắc tối thiểu tài liệu cơ sở để tham khảo cho các nhà quản lý thanh tra ngân hàng. Việc áp dụng đồng nhất nguyên tắc BASLE tại mỗi nước sẽ là một bước đi quan trọng trong việc nâng cao tính ổn định tài chính của mỗi quốc gia toàn cầu. 4.1. Các nguyên tắc BASLE a) Nguyên tắc 1: Các tiền đề để giám sát ngân hàng hiệu quả Nguyên tắc này quy định, một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả phải phân định trách nhiệm mục tiêu rõ ràng đối với từng cơ quan tham gia giám sát ngân hàng, có một khung pháp lý phù hợp cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng. b) Các nguyên tắc 2-5: Cấp phép cơ cấu Xác định rõ các hoạt động mà tổ chức tài chính được phép thực hiện chịu sự giám sát, cơ quan cấp phép có quyền đưa ra các tiêu chí bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu. Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng có quyền rà soát từ chối bất kỳ đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho những bên khác, có quyền thiết lập các tiêu chí để rà soát việc bổ sung đầu tư của ngân hàng. c) Các nguyên tắc 6-15: Qui chế yêu cầu về giám sát thận trọng Các nguyên tắc này đề ra yêu cầu đối với ngân hàng về vốn an toàn, đánh giá chính sách tín dụng kiểm soát nợ vay, đánh giá chất lượng tài sản, hệ thống thông tin về khách hàng vay vốn, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, hệ thống đo lường giám sát rủi ro, thiết lập được qui trình quản trị rủi ro tổng thể, hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 4 d) Các nguyên tắc 16-20: các phương pháp giám sát ngân hàng liên tục Đưa ra các nguyên tắc đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả, bao gồm giám sát từ xa thanh tra tại chỗ, hiểu rõ hoạt động ngân hàng thường xuyên liên hệ với Ban Giám đốc ngân hàng, xây dựng các biện pháp thích hợp về thu thập xử lý thông tin, có biện pháp thẩm định độc lập các thông tin giám sát, tăng cường năng lực của chuyên gia giám sát tổng thể hoạt động của nhóm ngân hàng. e) Nguyên tắc 21: các yêu cầu về thông tin Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp theo yêu cầu về kế toán, có thể nắm được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. f) Nguyên tắc 22: quyền lực của thanh tra ngân hàng Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải có các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời (kể cả thu hồi giấy phép) khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về an toàn hiệu quả kinh doanh. g) Các nguyên tắc 23-25: hoạt động thanh tra ngân hàng xuyên quốc gia Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải thực hiện giám sát tổng hợp các tổ chức tài chính có giao dịch quốc tế, thiết lập quan hệ trao đổi thông tin với những chuyên gia giám sát khác, yêu cầu các ngân hàng nước ngoài phải hoạt động theo các tiêu chuẩn như đối với các ngân hàng trong nước. 4.2. Hệ thống xếp hạng CAMELS CAMELS là hệ thống đánh giá hoạt động ngân hàng toàn diện, được các thanh tra viên sử dụng để xếp hạng từng ngân hàng, bao gồm: tính đủ vốn, chất lượng tài sản có, chất lượng quản lý hoạt động, thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy với rủi ro. Theo tiêu chuẩn Camels, các ngân hàng được phân thành 5 loại. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 5 PHẦN II: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1. Đối tượng của thanh tra NHNN - Hoạt động của các tổ chức tín dụng - Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải tổ chức tín dụng được NHNN cấp phép - Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội các nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng hoạt đọng ngân hàng. 2. Tổ chức của hệ thống thanh tra ngân hàng nhà nước hiện nay. - Hiện nay theo quy định của Chính phủ, Thanh tra Ngân hàng được tổ chức hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Tại Trung ương có Thanh tra NHNN; tại 64 tỉnh, thành phố có Thanh tra chi nhánh NHNN, trực thuộc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Thanh tra chi nhánh NHNN chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thanh tra của giám đốc chi nhánh NHNN trên địa bàn, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của thanh tra NHNN (Thanh tra Trung ương). - Tính đến nay, toàn hệ thống Thanh tra Ngân hàng có khoảng 700 cán bộ. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 6 Thống đốc NHNN Tổng thanh tra nhà nước Các vụ, cục chức năng Chánh thanh tra NHNN Văn phòng vụ thanh tra Phòng thanh tra các TCTD nhà nước Phòng thanh tra các TCTD nước ngoài Phòng thanh tra các TCTD hợp tác Phòng thanh tra các TCTD phi ngân hàng Phòng thanh tra các TCTD cổ phần Phòng thanh tra xét khiếu tồ Phòng giám sát phan tích Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Các phòng chuyên môn Thanh tra chi nhánh NHNN Ghi chú: Quan hệ điều hành Quan hệ nghiệp vụ Sơ đồ tổ chức hệ thống thanh tra NHNN Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 7 3.Phương thức thanh tra 3.1.Giám sát từ xa: Được thực hiện thông qua việc thu thập xử lý các số liệu báo cáo của TCTD để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn cơ bản trong hoạt động ngân hàng; đồng thời tổng hợp đánh giá chung hoạt động của cả hệ thống các TCTD phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành toàn ngành của Thống đốc NHNN. Hiện nay hoạt động giám sát từ xa được tiến hành hàng tháng được thực hiện qua mạng máy tính, kết quả hoạt động giám sát từ xa còn có tác dụng hỗ trợ tốt để Thanh tra Ngân hàng thực hiện công tác thanh tra tại chỗ. - Nội dung cơ bản của giám sát từ xa ( nghiệp vụ CAMEL)  Vốn của ngân hàng Capital  Chất lượng tài sản có Asset quality  Khả năng quản lý Managament ability  Khả năng sing lời Earning  Khả năng thanh toán Liquidity - Xếp loại ngân hàng:  Loại 1: Mạnh: là những ngân hàng đảm bảo tính hợp lý ở tất cả các khía cạnh, chỉ tìm thấy một vài điểm yếu khong đáng kể, không cần đến sự phản ứng của thanh tra.  Loại 2: Thoả mãn: Là những ngân hàng về cơ bản là hợp lý với một số điểm yếu không đáng kể có thể khắc phục được. Phản ứng của thanh tra là không đáng kể.  Loại 3: Trung bình (đối với hạng này cần theo dõi). Là những ngân hàng đã thể hiện một số điểm yếu nếu không chấn chỉnh lại thì sẽ trở nên trầm trọng. Trường hợp này cần phải thanh tra cao hơn mức bình thường. Thanh tra ngân hàng có thể tiến hành các cuộc viếng thăm để kiểm tra việc chấp hành biên bản thanh tra.  Loại 4: Tới hạn( có thể có rủi ro về khả năng thanh toán) là những ngân hàng có dặc điểm yếy hơn mức bình thường, nếu không được đề cập đúng Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 8 đắn thì có thể làm phưuơng hại đến sự sống còn của ngan hàng trong tương lai. Đối với những ngân hàng này cần phải tiến hành tranh tra chặt chẽ.  Loại 5: không thoả mãn ( thể hiện rõ ràng về khả năng không thanh toán được nợ). là những ngân hàng đã thể hiện mức độ ruit ro cao, có thể áp dụng lệnh đống cửa ngừng hoạt động. Đối với loại này phải thanh tra liên tục ( có thể cử 1 thanh tra viên có mặt liên tục tại ngân hàng) 3.2.Thanh tra tại chỗ a) Khái niệm Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống, là việc thanh tra được tổ chức tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra tại các tổ chức kinh tế, cá nhân là khách hàng của ngân hàng trên cơ sở kiểm tra, xem xét các văn bản, thông tư chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế của ngành; các báo cáo kế toán, thống kê, các chứng từ, tài liệu, sổ sách, hợp đồng…có liên quan đến hoạt động huy động vốn - sử dụng vốn công tác kế toán – tài chính của đối tượng được thanh tra. b) Nội dung  Đối với các tổ chức tín dụng - Xem xét các công tác kiểm toán nội bộ - Kiểm kê tồn quỹ tiền mặt, kim khí quý, đá quý…và các loại tài sản có giá khác - Xác định tính chính xác của các báo cáo cân đối các báo biểu thống kê khác gửi thanh tra. - Kiểm kê các khoản thư lãi trả lãi. - Kiểm tra tài sản bất động sản. - Kiểm tra các tỷ lệ an toàn theo quy định trong các pháp lệnh quy chế của NHNN - Kiểm tra hồ sơ cho vay phân tích kết quả đối với những khoản cho vay lớn về các mặt. - Việc trả nợ trả lãi. - Tài sản thế chấp. - Vốn thực có. - Tư cách người vay. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 9 - Phân tích tài chính. - Kiểm tra việc thực hiện các chính sách khác có liên quan đến các hoạt động của ngân hàng.  Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc NHNN Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc NHNN, nọi dung thanh tra tại chỗ của tranh tra NHNN được thực hiện theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra của chánh thanh tra Thống đốc NHNN, tập trung vào các vấn đề: - Thanh tra công tác tự kiểm tra - Thanh tra việc thựu hiện các quy định về công tác thanh tra giải quyết khiếu tố. - Thanh tra các nội dung khác do thống đốc NHNN giao.  Đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội công dân thì tuỳ theo nội dung phạm vi hoặc mức độ vi phạm về chính sách, pháp luật về tín dụng, tiền tệ ngân hàng mà thựuc hiện việc thanh tra. c) Xếp hạng các tổ chức tín dụng Đây là phương pháp khoa học nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính khả năng quản lý của một tổ chức tín dụng. Việc xếp hạng các TCTD dựa trên việc lượng hoá các chỉ tiêu thang điểm xếp loại. Tuỳ từng quốc gia khác nhau để có các chỉ số chuẩn tắc để tính điểm xếp loại. Theo lý thuyết CAMELS, người ta sử dụng tới 500 chỉ số chuẩn tắc để tính điểm khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam các chỉ số chuẩn tắc đang được áp dụng là: + Vốn của ngân hàng – thang điểm chuẩn là 20 điểm + Chất lượng tài sản có – thang điểm chuẩn là 30 điểm + Khả năng quản lý – thang điểm chuẩn là 20 điểm. + Khả năng chi trả - thang điểm chuẩn là 10 điểm Cộng điểm của tất cả các phương diện trên rồi so với thang điểm xếp hạng là 100 điểm để tiến hành xếp loại tổ chức tín dụng đó theo các loại sau: + Hạng A ( tốt): là TCTD có tổng số điểm từ 75 đến 100 + Hạng B (khá) : là TCTD đạt số điểm từ 60 đến 74. + Hạng C ( trung bình): là TCTD đạt số điểm từ 45-59 điểm. Nhóm 2_Lớp ngân hàng 46qn 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w