giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

39 423 0
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm trước đây là công ty Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm, được thành lập vào ngày 30 tháng 05 năm 1998, theo quyết định số 215/QĐ-BVHTT cấp ngày 30 tháng 05 năm 1998. Sau khi có Nghị định Chính phủ số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần, và theo Quyết định số 8818/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc chuyển Công ty Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm thành công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm.

Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Vũ Trọng Nghĩa Mục Lục Sinh Viên: Vũ Quốc Hùng MSV: CQ481232 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Vũ Trọng Nghĩa LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, vốn ngắn hạn và tài sản lưu động ý nghĩa quan trọng đối với các Doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn vòng luân chuyển khá lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh nghiệp được thể hiện ở các khoản mục tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, các khoản phải thu, hàng dụ trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Chính vì lý do trên, với mong muốn đưa ra được những biện pháp để thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm, em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và lựa chọn đề tài:"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm". Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm. Sinh Viên: Vũ Quốc Hùng MSV: CQ481232 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths. Vũ Trọng Nghĩa Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú trong Công ty và đặc biệt em xin trân thành cám ơn chú Phạm Quốc Huy, nguyên là phó Giám đốc Công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty. Và cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập Ths. Vũ Trọng Nghĩa, người đã chỉ bảo và đồng hành cùng em trong suốt thời gian em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010. Sinh viên Vũ Quốc Hùng Sinh Viên: Vũ Quốc Hùng MSV: CQ481232 3 ChươngI: Giới Thiệu Chung Về Công Ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Thông tin chung • Tên công ty: Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm • Hình thức pháp lý: Công ty Cổ Phần Nhà nước • Tên công ty bằng tiếng anh: VIETNAM JOINT STOCK COMPANY FOR EXPORT-IMPORT OF CULTRAL COMMODITIES • Tên viết tắt: CULTURIMEX • Trụ sở chính: 22B-Hai Bà Trưng-Hoàn Kiếm-Hà Nội • Điện thoại: 38254067-38252257 • Fax : 043.9343471 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm trước đây là công ty Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm, được thành lập vào ngày 30 tháng 05 năm 1998, theo quyết định số 215/QĐ-BVHTT cấp ngày 30 tháng 05 năm 1998. Sau khi Nghị định Chính phủ số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần, và theo Quyết định số 8818/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc chuyển Công ty Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm thành công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm. Ban Giám đốc đã tiến hành cấu lại Công ty và chuyển đổi hình thức pháp lý của Công ty cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại. Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Văn Hóa Phẩm được thành lập vào ngày 30 tháng 03 năm 2006, giấy phép kinh doanh số 0103012482 cấp lần I ngày 06/06/2006, lần II ngày 16/06/2008 của sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Sau hơn 12 năm thành lập dưới sự nỗ lực của Ban quản trị hiện nay Công ty đã xây dựng được hệ thống các của hàng bao gồm: Sách Infostones, Tranh Đông Phong, Piano Tuấn, Nhạc cụ Ngọc Chung và các đơn vị phụ thuộc gồm: Trung tâm mỹ thuật và trang trí nội ngoại thất, Chi nhánh Công ty tại Tp. HCM. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công tySản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại hàng văn hóa phẩm, đồ gỗ trạm khảm, thủ công mỹ nghệ. • Thiết kế, thi công các công trình văn hóa: tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật, quảng cáo, trang tri nội, ngoại thất, tu bổ các công trình di tích. • Kinh doanh vật tư thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, hàng điện, điện tử, máy vi tính. • Đại lý kinh doanh xuất nhập khẩu các loại sách ngoại văn và tạp chí chuyên nghành. • Thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của Công ty nhằm tối đa hóa các nguồn lợi nhuận thể được của Công ty, đảm bảo lợi ích của các cổ đông. • Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động trong công ty. • Đóng góp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.2 cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Công ty • Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty • Chức năng, nhiệm vụ của tùng bộ phận trong Công ty a. Đại hội cổ đông Đại hội cổ đông quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông quyền và nhiệm vụ sau đây: • Thông qua định hướng phát triển của Công ty; • Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; • Quyết định đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, hoặc bán số tài sản giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty; Đại Hội Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Tổng Giám Đốc Kế Toán Trưởng Phó Giám Đốc Phòng TCKT Phòng HCTH Ban Xây Dựng Các Cửa Hàng Phòng Kinh Doanh XNK Trung Tâm Mỹ Thuật & Trang Trí Nội Ngoại Thất Chi Nhánh Công Ty Tại Tp. HCM • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán trong điều lệ của Công ty; • Thông qua báo cáo tài chính hàng năm: phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, mức cổ tức theo đề nghị của Hội đồng Quản trị; • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã chào bán của mỗi loại; xem xét và sử lý các vi phạm của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công tyCổ đông ; • Thông qua báo cáo của ban kiểm soát, Hội đồng Quản trị; thông qua báo cáo của Hội đồng Quản trị về tổng số tiền thù lao của Hội đồng Quản trị, của Ban kiếm soát và của từng thành viên được nhận trong năm, quyết định mức tổng thù lao của Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát cho năm tài chính mới; • Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, việc chuyển nhượng cổ phần cổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông trong 03 năm năm đầu kể từ ngày Công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh; • Chấp thuận việc Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời kiêm Tổng Giám đốc điều hành; quyết định việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty… b. Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị là quan quản lý Công ty, toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng Quản trị quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; • Kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần được chào bán của từng loại, quyết định chào bán số cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; • Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty; quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Điều lệ Công ty; • Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư hoặc bán số tài sản giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty; • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng giá trị khác bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại điểm K khoản 2 điều 23 của Điều lệ Công ty; • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, quyết định mức lương và những lợi ích khác của cán bộ quản lý; • Quyết định cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ Đại hội cổ đông, triệu tập họp Đại hội cổ đông hoặc lấy ý kiến của Đại hội cổ đông để thông qua quyết định; • Trình báo cáo tài chính nên Đại hội cổ đông; kiến nghị mức cổ tức được trả; quyế định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗi phát sinh trong quá trình kinh doanh, xem xét quyết định hình thức xử phạt sai phạm của Tổng Giám đốc gây thiệt hai cho Công ty và quyết định các biện pháp cần thiết để khắc phục; • Đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc nếu xét thấy trái với pháp luật, vi phạm Điều lệ Công ty, nghị quyết, quyết định của Đại hội cổ đông và Hội đồng Quản trị; • Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần phổ thông đã bán, quyết định giá mua lai cổ phần; thông qua việc định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam; ngoại tệ tụ do chuyển đổi vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ và các tài sản khác; các quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật và Điều lệ Công ty… c. Ban kiểm soát • Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện các việc được giao; • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; • Thẩm định báo cáo tài chính kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng đầu năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị; • Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông thường niên; • Xem xét sổ kết toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nêu xét thấy cần thiết hoặc quyết định của Đại hội cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 3 Điều 21 của điều lệ Công ty; • Khi yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 3 Điều 21 của điều lệ này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu; • Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại điểm này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; • Khi phát hiện thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ người quản lý Công ty quy định tại Điều 38 của Điều lệ này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm giải pháp khắc phục hậu quả; • Ban kiểm soát quyền sử dụngvấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao… d. Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám Đốc quyền và nhiệm vụ sau: • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần quyết định của Hội đồng quản trị; • Xây dựng và trình Hội đồng quản trị về kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm; • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; • Kiến nghị phương án cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty; • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; • Ký kết hợp đồng lao động, quyết định lương, phụ cấp đối với lao động trong Công ty; tuyển dụng lao động; ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự của Công ty; đối với các hợp đồng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Tổng Giám Đốc phải giải trình Hội đồng quản trị để xin ý kiến chấp thuận trước khi ký; • Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động của Công ty, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu về hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; • Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến quyến lợi của Công ty, trừ những trường hợp quy định tại điểm s khoản 1 Điều 32 của Điều lệ này; • Kê khai thông tin về các doanh nghiệp mà Tổng Giám Đốc góp vốn hoặc mua cổ phần; doanh nghiệp mà vợ, con đẻ, con nuôi làm chủ sở hữu hoặc sở hữu trên 35% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; • quyền từ chối thực hiện những nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và trái nghị quyết của Đại hội cổ đông, đồng thời phải trách nhiệm báo ngay cho Ban kiểm soát… 1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty

Ngày đăng: 19/07/2013, 09:08

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: BCKQKD & So sánh giữa các năm Đơn vị tính: Triệu đồng - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 1.

BCKQKD & So sánh giữa các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị: Triệu đồng - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 2.

Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị: Triệu đồng Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình sử dụng TSLĐ giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Triệu đồng - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 3.

Tình hình sử dụng TSLĐ giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Triệu đồng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 4: Tỷ trọng các thành phần trong ngân quỹ ĐV: Triệu đồng - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 4.

Tỷ trọng các thành phần trong ngân quỹ ĐV: Triệu đồng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Nhìn chung tình hình ngân quỹ của Công ty trong giai đoạn 2006-2009 có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm giảm khoảng 10,5% sự sụt giảm ngân quỹ chung  này là do ảnh hưởng của của sự sụt giảm ngân quỹ liên tiếp trong 2 năm 2008 và  - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

h.

ìn chung tình hình ngân quỹ của Công ty trong giai đoạn 2006-2009 có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm giảm khoảng 10,5% sự sụt giảm ngân quỹ chung này là do ảnh hưởng của của sự sụt giảm ngân quỹ liên tiếp trong 2 năm 2008 và Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu các khoản phải thu ĐV: Triệu đồng - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 5.

Cơ cấu các khoản phải thu ĐV: Triệu đồng Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu hàng tồn kho ĐV: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông thường niên 2006-2009 - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 6.

Cơ cấu hàng tồn kho ĐV: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông thường niên 2006-2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 8: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán ĐV: Lần - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm

Bảng 8.

Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán ĐV: Lần Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan