Ứng dụng mô hình Miller – Orr trong việc xác định khoảng tiền mặt tại quỹ cho công ty đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày và những trường hợp cần thiết.
Để có tính toán được khoảng giao động cũng như các giới hạn sử dụng trong mô hình, một đòi hỏi cần thiết là dựa trên các số liệu thực tiễn về tình hình của các luồng tiền ra - vào, nhu cầu tiền mặt giao dịch hàng ngày của công ty. Giới hạn trên của khoảng dao động tiền mặt giúp cho công ty biết được thời điểm nên chuyển bớt lượng tiền mặt dư thừa sang đầu tư các chứng khoán ngắn hạn hay các hình thức đầu tư ngắn hạn khác. Giới hạn dưới sẽ chỉ ra được sự cần thiết bổ sung tiền mặt để đảm bảo an toàn cho các giao dịch thường xuyên và thanh toán kịp thời. Một trong các điểm cần chú ý khi sử dụng mô hình này là quyết định mức lãi suất để dự tính cho chi phí các giao dịch diễn ra trong ngày, từ đó ước lượng được ra quyết định việc mua bán chứng khoán ngắn hạn phục vụ mục đích thanh toán trong trường hợp cần thiết.
Việc gửi tiền tại các ngân hàng cũng chỉ giải quyết một phần song lại không mang lại nhiều thu nhập cho công ty. Vì vậy công ty có thể nghiên cứu đầu tư thêm vào các loại chứng khoán thanh khoản cao như trái phiếu kho bạc, các loại giấy nợ ngắn hạn hay các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao khác.
3.2.2 Ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại trong quản lý hàng tồn kho
- Cơ sở đề xuất
Tính ưu việt của các mô hình khi áp dụng vào hoạt động quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ đã được khẳng định rõ. Dù rằng các mô hình đôi khi mang nhiều tính lý thuyết, thiếu thực tế, tuy vậy cũng không thể phủ nhận được những lợi ích mà chúng có thể mang lại cho công ty.
Hàng tồn kho của Công ty hàng năm chiếm một tỷ trọng rất lớn trung bình khoảng 50,89% trong tổng tài sản lưu động. Trong năm 2007 lượng tồn kho của Công ty tăng tương đối mạnh khoảng 24,4% so với năm 2006.
Chính vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSLĐ cho đơn vị mình, điều cần thiết đối với công ty là từng bước ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại một cách sáng tạo cho phù hợp với tình hình của thực tiễn của thị trường và phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nội dung giải pháp
Trong việc quản lý hàng tồn kho cho công ty có thể sử dụng kết hợp nhiều mô hình khác nhau cho các loại vật tư khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với các loại vật tư sử dụng không thường xuyên, công ty có thể áp dụng mô hình EOQ (Economic Odering Quantily) – Quản lý dự trữ, tồn kho theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất để xác định được lượng đặt hàng, số lần đặt hàng, thời điểm đặt hàng và mức dự trữ tối ưu ngay từ đầu năm.
Những loại vật tư được cung cấp bởi các nhà cung cấp có quan hệ mật thiết, các công ty trong cùng tập đoàn hay từ chính công ty mẹ công ty có thể áp dụng mô hình JIT ( Just In Time ). Điều này có thể giảm thiểu một số loại chi phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong trường hợp có sự cố xảy ra, cung cấp đủ và kịp thời vật tư cho công ty khi cần thiết.
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài sản lưu động ở tất cả các khâu động ở tất cả các khâu
- Cơ sở đề xuất
Trong quản trị, kiểm tra được hiểu là việc đo lường và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và mọi bộ phận bên trong doanh nghiệp để tin chắc rằng các mục tiêu và giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra vẫn đang được hoàn thành. Hoạt động quản trị sẽ không đem lại kết quả hoặc đem lại kết quả không như mong muốn nếu thiếu hoạt động kiểm tra. Vì vậy việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng TSLĐ là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của công ty. Quá trình kiểm tra, giám sát đó cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ở tất cả các khâu trong chu trình luân chuyển của chúng.