Nội dung đề xuất

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm (Trang 35 - 39)

Đối với ngân quỹ, trước hết cần đưa ra được các dự đoán về dòng vào – ra dựa trên các báo cáo hàng năm, hàng quý, hàng tháng và chi tiết đến hàng tuần. Dự báo chính xác về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về khả năng thanh toán trước khi nó xảy ra. Công tác dự báo đó phải được dựa trên những căn cứ xác thực của nhiều yếu tố khác nhau: việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, dựa trên tính toán kỹ lưỡng về những khoản sắp phải chi, và khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp. Trên cơ sở so sánh các dòng tiền vào – ra có thể xác định được mức dự trữ cần thiết từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm cân đối thu – chi. Trong quá trình sử dụng, các khoản thu – chi ngân quỹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thu hiệu quả − chi hợp lý.

Về các khoản phải thu: Nếu công ty được khách hàng thanh toán ngay sau khi giao hàng, công ty sẽ không bao giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng trên thực tế, điều đó khó có thể xảy ra, do vậy công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản công nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cần đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý và chặt chẽ hơn từ khâu thẩm định khách hàng, xem xét thời gian tín dụng, chính sách chiết khấu cũng như các biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết. Sau đây là một số gợi ý cụ thể về việc này:

+Cung cấp các khoản triết khấu thanh toán cho khách hàng, để khuyến khích họ thanh toán sớm tiền hàng.

+Yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng. +Yêu cầu séc tín dụng đối với tất cả các khách hàng mua chịu.

+Tìm mọi cách thanh lý hàng tồn đọng lâu ngày.

+Phát hành hoá đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ. +Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng.

+Thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách hàng chậm thanh toán.

+Đối với các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho bạn.

Hàng tồn kho: có thể ứng dụng các mô hình quản lý để xác định điểm đặt hàng, thời gian đặt hàng, lượng hàng đặt mỗi lần, thời gian lưu kho… Dự đoán các biến động của thị trường để xây dựng một kế hoạch dự trữ hợp lý. Hàng tồn kho có thể bị mất cắp và việc mất cắp có thể được che dấu. Để tránh tình trạng này, một số giải pháp có thể được sử dụng:

− Nên tách biệt chức năng lưu giữ sổ sách hàng tồn kho (kế toán hàng tồn kho) khỏi chức năng trông giữ hàng tồn kho (thủ quỹ).

− Nên cất giữ vật tư và thành phẩm vào nơi có khoá và chỉ người có thẩm quyền mới có khoá mở chỗ đó. Giống như cách kiểm soát tiền mặt, mọi hàng hoá nhập và xuất từ kho hàng phải có phiếu nhập và xuất hàng và phiếu này phải được thủ kho ký. Các phiếu này sẽ được dùng làm chứng từ hạch toán cùng với các chứng từ khác, khi phù hợp, để thủ kho cập nhật sổ kho và để kế toán hàng tồn kho hạch toán chính xác số hàng tồn kho trong sổ cái và sổ phụ.

− Thủ kho chỉ nên đồng ý xuất hàng khi có chỉ thị của người có thẩm quyền và chỉ thị này phải được viết thành văn bản với chữ ký có thẩm quyền. Chỉ thị này có thể kết hợp với phiếu xuất hàng.

− Khi di chuyển vật tư giữa các địa điểm xây dựng, phiếu lưu chuyển vật tư cần được chuyển giao giữa các tổ trưởng của các địa điểm đó.

− Ít nhất là hàng tháng công ty nên tiến hành kiểm kê hàng tồn kho và đối chiếu với sổ kho và sổ sách kếtoán.

Lời kết luận

Mỗi doanh nghiệp khi muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có tài sản. Tài sản biểu thị cho tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, biểu thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp có được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TSLĐ là một trong hai bộ phận của tài sản trong doanh nghiệp.

TSLĐ có thời gian luân chuyển ngắn, thường xuyên biến đổi, nhạy cảm với những biến đổi của thị trường, của doanh nghiệp. TSLĐ tham gia vào tất cả các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên hiệu quả sử dụng TSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục thì doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu TSLĐ hợp lý trong mối tương quan với nhu cầu TSCĐ, tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt TSLĐ, sử dụng TSLĐ một cách hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm em đã dựa trên lý thuyết về việc quản lý và sử dụng TSLĐ để phân tích thực trạng của tình hình sử dụng TSLĐ tại công ty, từ đó đưa ra một vài đánh giá, nhận xét về những kết quả đã đạt được và những hạn chế của công ty trong quá trình sử dụng TSLĐ để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập Ths. Vũ Trọng Nghĩa, người đã giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt thời gian em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú trong Công ty và đặc biệt em xin trân thành cám ơn chú Phạm Quốc Huy, nguyên là phó Giám đốc Công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ kiến thức nên chắc chắn bài viết còn tồn tại nhiều sai sót, yếu kém. Em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập cùng toàn thể các bạn đồng khoa để em có thể nâng cao kiến

thức và hoàn thiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn!

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, GS, TS Nguyễn Thành Độ& PGS,TS Nguyễn Ngọc Huyền

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, PGS.TS Lưu Thị Hương& PGS.TS Vũ Huy Hào

3. Các báo cáo đại hội cổ đông thường niên giai đoạn 2006-2009 4. Điều lệ Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong Công ty Cổ Phần XNK Văn Hóa Phẩm (Trang 35 - 39)