NỘI DUNG 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/- LÍ THUYẾT: 1- Chuyển động cơ học : - Sự thay đổi vò trí của một vật so với một vật khác (so với vật mốc) được gọi là chuyển động cơ học. - Vật chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn Trái đất và những vật gắn với Trái đất là vật làm mốc. - Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động cong, và chuyển động tròn. 2- Vận tốc : - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động. - Độ lớn của vận tốc được xác đònh bằng độ dài quảng đường đi được trong một đơn vò thời gian. - Công thức: v = s/t Trong đó: v là vận tốc (m/s), (km/h). s là độ dài quảng đường đi được (m), (km). t là thời gian đi hết quảng đường đó (s), (h). - 1 (m/s) = 3,6 (km/h); 1 (km/h) = 1/3,6 (m/s) 3- Chuyển động đều : Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. 4- Chuyển động không đều : Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 5- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quảng đường đực tính bởi công thức: Công thức: v tb = s/t Trong đó: v tb là vận tốc trung bình(m/s), (km/h). s là độ dài quảng đường đi được (m), (km). t là thời gian đi hết quảng đường đó (s), (h). II/- BÀI TẬP: 1. Chuyển động là gì? Tại sao khi nói một vật chuyển động hay đứng yên phải chỉ rỏ vaatjlamf mốc? 2. Chuyển động đều là gì? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều. Vận tốc được tính bằng những đơn vò nào? 3. Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rỏ điều gì? Tại sao? 4. Khi nào vận tốc của vật bằng không? Khi nào vận tốc của vật thay đổi? Khi nào vận tốc của vật không thay đổi? 5. Một học sinh đi xe đạp đến trường. Dọc đường có cây cối, nhà cửa. Hỏi học sinh đó chuyển động đối với vật nào? Đứng yên đối với vật nào? 6. Khi nói Trái đất quay quanh Mặt trời ta đã chọn vật nào làm mốc? Còn khi nói Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây ta đã chọn vật nào làm mốc? 7. Một đoàn máy kéo chuyển động cùng chiều với vận tốc bằng nhau, đi ngang qua một ô tô đang đứng yên. Hỏi: a. Đối với ô tô thì các máy kéo có chuyển động không? b. Đối với máy kéo này thì máy kéo kia có chuyển động không? c. Đối với máy kéo thì ô tô có chuyển động không? d. Khi nói ô tô đứng yên là ta đã lấy vật nào làm mốc? 8. Chuyển động của phân tử Hiđrô ở 0 0 C có vận tốc 1692 m/s; củavệ tinh nhân tạo chuyển đông quanh Trái đất có vận tốc 28800 km/h. hỏi chuyển động nào nhanh hơn? 9. Tính vận tốc của Mặt trăng chuyeerng động quanh Trái đất ra m/s và km/h. biết mỗi phút Mặt trăng đi được 60 km. 10. Con tàu vũ trụ đầu tiên bay quanh Trái đất một vòng hết 89,1 phút với vận tốc 28800 km/h. tính quảng đường bay được của con tàu khi bay hết một vòng. 11. Một học sinh đi xe đạp chuyển động đều trong 10 phút đi được 1,5 km. a. Tính vận tốc của học sinh đó ra m/s và km/h. b. Muốn đi từ nhà đến trường học sinh đó phải đi bao nhiêu phút nếu nhà cách trường 1800m? 12. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 60 m. người đó đi 15m đầu hết 6s; đoạn dốc còn lại hết 9s. tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn dốc và cả dốc. 13. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100 m hết 25s. Xuống hết dốc, xe đạp còn bon thêm 20s trên đoạn đường dài 50m rồi mới dừng. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường. 14. Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s. đoạn đường sau dài 1,95 km người đó vừa đi vừa nghỉ hết ½ giờ. Tình vận tốc trung bình của người đó đi trên cả đoạn đường. 15. Một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 20 m/s rồi chuyển động ngược lại từ B đến A với vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của ô tô. 16. Hai người đi xe đạp đều. Người thứ nhất đi quảng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quảng đường 7,5 km hết ½ giờ. a. Người nào đi nhanh hơn? b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? 17. Một ca nô mở máy đi xuôi dòng từ A đến B mất thời gian t 1 , đi ngược dòng từ B về A mất thời gian t 2 . Hỏi khi ca nô tắt máy trôi theo dòng nước từ A về B thì mất bao lâu? Coi chế độ làm việc của động cơ là không đổi. 18. Một người dự đònh đi xe máy khởi hành từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 30 km/h. nhưng khi đi được 45 phút, người đó dừng lại đổ xăng mất 15 phút, rồi tiếp tục đi tiếp đến B với vận tốc 36 km/h thì đến B vừa đúng bằng thời gian dự tính. Tính quảng đường AB và thời gian dự đònh đi hết quảng đường đó. 19. Hai anh em Tuấn và Tùng cùng đi học từ nhà dến trường. Tuấn đi trước với vận tốc 10 km/h. Tùng xuất phát sau Tuấn 6 phút với vận tốc 12,5 km/h và tới trường cùng lúc với Tuấn. Hỏi quảng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km? Thời gian Tùng đi từ nhà đến trường là bao nhiêu?