Góp một số ý kiến nhỏ xung quanh nội dung:“ Chỉ đạo thực hiện các cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường THCS Phạm Văn Hinh đạt hiệu quả” là vấn đề mà người viết muốn trình bày, chia sẻ cùng
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong sự hội nhập với nền văn hóa thế giới, sự phát triển như vũ bão củakhoa học công nghệ, nền giáo dục Việt Nam cũng từng bước chuyển mình đểđáp ứng sự phát triển của đất nước và thời đại Đảng và nhà nước ta luôn khẳng
định:“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đồng thời xác định mục tiêu của giáo
dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lựccông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “ Mục tiêu của giáo
dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN ”( Luật
Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009) Như vậy, mục tiêu chung hết sức quan
trọng của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, kỹ năng sống, có khả năng thực hành Giáo dục phải đào tạo được
nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức ở ViệtNam trong giai đoạn tiếp theo
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, đại đa số học sinh thiếu kiến thức
cơ bản toàn diện về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nặng kiến thức sách vở,vốn sống hạn chế, kỹ năng sống không có nhiều, khả năng thực hành yếu Đểđạt được các mục tiêu trên, nếu trong nhà trường chỉ đơn thuần tổ chức hoạtđộng dạy- học thì khó có thể phát triền con người Việt Nam toàn diện Việc tổchức các cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường có ý nghĩa lớn lao nhằm hỗ trợ vànâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần quan trọng trong việc
bổ sung kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách toàndiện cho con người Việt Nam
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là cần thiết nhưng việc thực hiện các cuộcthi này tại trường THCS trong tinht Thanh Hóa nói chung, tại các trường THCStrong huyện Thạch Thành và trường THCS Phạm Văn Hinh nói riêng hiện naynói riêng đôi khi còn bị xem nhẹ hoặc không được chú trọng đúng mức nên kếtquả còn hạn chế
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, bản thân tôi là một nhà quản lýgiáo dục luôn cảm thấy trăn trở nghĩ suy: Làm thế nào để tổ chức có hiệu quảcác cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường THCS nói chung, trong trường THCSPhạm Văn Hinh nói riêng? Bản thân đã tìm đọc một số tài liệu về quản lý giáodục có liên quan đến đề tài để tìm câu trả lời, tuy nhiên chưa có tài liệu nào bàn
sâu về vấn đề trên Góp một số ý kiến nhỏ xung quanh nội dung:“ Chỉ đạo thực hiện các cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường THCS Phạm Văn Hinh đạt hiệu quả” là vấn đề mà người viết muốn trình bày, chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu: Người viết nghiên cứu đề tài trên nhằm trả lời cho câu
hỏi: Nhà quản lý giáo dục phải chỉ đạo thực hiện các cuộc thi tìm hiểu trong nhà
Trang 2trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả? Tức là người viết phải trình bày cácgiải pháp cụ thể, các biện pháp tổ chức mà bản thân đã thực hiện, được thực tiễnkiểm nghiệm và đạt kết quả nhất định tại trường THCS Phạm Văn Hinh, huyệnThạch Thành.
3 Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) này sẽ nghiên cứu,
tổng kết về vấn đề:
“ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các cuộc thi tìm hiểu trong trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện Thạch Thành đạt hiệu quả.”
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ
sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phươngpháp thống kê, xử lý số liệu, chứng minh, so sánh đối chiếu
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong SKKN này, người viết xin dẫn một số khái niệm lý luận từ cuốn
sách “ Đại cương về quản lý giáo dục” của thạc sĩ Bùi Văn Hùng, Đại học Vinh
làm cơ sở cho bài viết:
“Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác ( có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”.
“Chỉ đạo /lãnh đạo là khả năng tác động, thúc đẩy, hướng dẫn chỉ đạo
người khác để đạt được những mục tiêu đề ra, là khái niệm gắn bó với quản lý,
là hình thức quản lý cao nhất, chung nhất, là hạt nhân, ngọn đèn của quản lý, lãnh đạo là gây ảnh hưởng, lôi cuốn quần chúng nỗ lực tự giác hăng hái thực hiện có kết quả các kế hoạch nhiệm vụ đề ra Đây là chức năng thể hiện năng lực của người lãnh đạo quản lý Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra” Chỉ đạo /lãnh đạo là một trong 4 chức năng cơ bản
trong quản lý giáo dục( Gồm có: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và kiểm tra đánh giá) Nhà tâm thần học Guy Ferguson đã nói: “ Biết cách làm một việc là thành công của người lao động Có khả năng diễn đạt với người khác là thành công của người giáo viên Biết khích lệ người khác làm việc hiệu quả hơn là thành công của nhà quản lý Có khả năng thực hiện cả ba công việc trên là thành công của nhà lãnh đạo thực thụ” Trong việc tổ chức thực hiện các
cuộc thi tim hiểu trong nhà trường THCS, chỉ đạo /lãnh đạo giữ vai trò thenchốt, quyết định sự thành công
“Biện pháp trong quản lý giáo dục được hiểu là những cách thức,
phương pháp, là con đường để đạt được những mục tiêu đề ra của tổ chức Trong quản lý giáo dục có thể kể đến một số phương pháp chính: Phương pháp Hành chính- pháp luật, phương pháp Giáo dục- tâm lý, phương pháp kích thích tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần” Trong
Trang 3nhà trường THCS nói chung, trong việc tổ chức thực hiện các cuộc thi tim hiểunói riêng, người lãnh đạo/ quản lý cần vận dụng linh hoạt cả 3 phương pháptrên.
Các cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường THCS thực chất là những hoạt
động giáo dục tự tìm tòi nghiên cứu của người tham gia trên cơ sơ những địnhhướng cơ bản về nội dung, thể lệ, yêu cầu mỗi cuộc thi Điều này đòi hỏingười tham gia phải trình bày những hiểu biết của bản thân từ kiến thức lýthuyết sách vở, từ những trải nghiệm thực tiễn thể hiện qua nội dung bài thi
Có thể kể đến một số loại cuộc thi trong nhà trường THCS như sau: Nếu
căn cứ vào hình thức tổ chức, ta thấy có các kỳ thi tổ chức qua mạng (Chinh phục vũ môn, Sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin ) và các cuộc thi tổ chức viết bài (Viết thư Quốc tế UPU, Em yêu lịch sử Việt Nam, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn ); Nếu căn cứ vào đối tượng
có thể chia thành: các cuộc thi dành cho học sinh (Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các vấn đề thực tiễn, Sáng tạo khoa học kỹ thuật ) các cuộc thi dành cho giáo viên (Dạy học tích hợp, Sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin); Nếu căn cứ vào tính chất có thể chia ra: Những cuộc thi có tính chất lặp lại trong nhiều năm đã trở thành quen thuộc (Viết thư Quốc tế UPU), có những
cuộc thi chỉ tổ chức trong một năm hoặc một số năm do mục đích tuyên truyền
hoặc do yêu cầu tại thời điểm lịch sử (Em yêu lịch sử Việt Nam, Tìm hiểu Pháp luật nước CHXHCNVN, Tìm hiểu luật Phòng chống tham nhũng (PCTN), Cuộc thi Sáng tạo Xanh, Vẽ tranh về mái trường không có ma túy)
Mục đích chung của tất cả các cuộc thi này đều hướng đến việc phát triểntoàn diện nhân cách cho người học, gắn kiến thức nhà trường với thực tiễn cuộcsống, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, rèn luyện năng lực trình bày, năng lực
diễn đạt của người tham gia Trong phạm vi SKKN này, người viết chỉ bàn đến một số cuộc thi viết cơ bản, phổ biến, có tính chất thường xuyên, lặp lại
ở một số năm đối với cả GV và HS.
Hiệu quả được hiểu là kết quả tốt đã đạt được trong quá trình thực hiện
một hoặc một số hoạt động trong nhiều lĩnh vực “Trong quản lý giáo dục, hiệu quả là thước đo quan trọng của quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu giáo dục đã đề ra trong một thời kỳ hoặc trong một năm học” Khi tổ chức thực hiện
các cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường, hiệu quả không chỉ được tính bằng kếtquả của các bài thi giải cấp Huyện, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia được đánh giá trongmỗi cuộc thi mà điều quan trọng là trong mỗi cuộc thi ấy, nhà trường đã tổ chức
và động viên được bao nhiêu người tham gia, mỗi cuộc thi ấy tác động như thếnào đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người để từ đó họ có thêm nhậnthức mới, thay đổi tư duy, hành động góp phần làm thay đổi bản thân và xã hội
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Về mặt tích cực, có thể nhận thấy rõ chúng ta đã tổ chức triển khai đượcnhiều cuộc thi trong nhà trường, đại đa số các nhà trường đã thực hiện mọi cuộcthi tìm hiểu theo quy định của các cấp, một số trường đã chú ý đến chất lượngbài dự thi Tại trường THCS Phạm Văn Hinh, mọi cuộc thi tìm hiểu đều được
Trang 4triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên( CBGVNV) và học sinh(HS), có những cuộc thi đã được chú trọng phát động, đầu tư, bước đầu thu đượcnhững kết quả nhất định.
Về tồn tại hạn chế, cũng xin mạnh dạn chỉ ra: Tại huyện Thạch Thành nóichung, tại trường THCS Phạm Văn Hinh nói riêng, nhiều cuộc thi còn tổ chứcnặng về hình thức, theo kiểu đối phó, tổ chức thực hiện cốt để khỏi bị cấp trênphê bình nhắc nhở Người quản lý chưa xây dựng được những kế hoạch phù hợp
khả thi, chưa cùng GV thật sự “vào cuộc”, công tác kiểm tra đôn đốc nhắc nhở
đôi khi còn bị sao nhãng
Nhiều GV trong Hội đồng sư phạm nhà trường chưa tích cực tham gia vàchưa hướng dẫn HS tham gia, chưa đầu tư sửa bài cho HS; nhiều GV khi đượcphân công phụ trách cuộc thi tìm hiểu nào đó thì tìm cách thoái thác hoặc xinchọn làm công việc khác Có một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là nếu đượclựa chọn hướng dẫn HS thực hiện các bài thi tìm hiểu và bồi dưỡng HS ôn thihọc sinh giỏi văn hóa các cấp, đại đa số GV sẽ lựa chọn công việc thứ 2- dù khókhăn và nhiều áp lực hơn
Đại đa số HS trong nhà trường thực sự say mê học tập văn hóa, tích cựctham gia các đội tuyển học sinh giỏi nhưng rất ngại làm bài thi tìm hiểu mặc dùcác em có đủ năng lực làm bài Bởi vậy, nhiều năm qua ( từ trước năm 2014), tạitrường THCS Phạm Văn Hinh, các cuộc thi tìm hiểu chỉ đạt được những kết quảthật khiêm tốn, số lượng giải ít, chưa toàn diện, sự tác động của các cuộc thiđến người tham gia chưa có nhiều Bạn bè trong huyện, trong tỉnh chỉ biết đếnTHCS Phạm Văn Hinh, Thạch Thành là các nôi giáo dục chất lượng mũi nhọn
về văn hóa, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi văn hóa lớp 9 chứ chưa biết đếnnăng lực sáng tạo, trải nghiệm thực tiễn của thầy và trò trong các cuộc thi tìmhiểu
Có thể xem xét một số minh chứng cụ thể qua bảng số liệu sau đây:
( Được theo dõi từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014)
Tên các cuộc thi
Số lượng,
tỉ lệ tham gia
Kết quả cụ thể Đạt giải cấp
Huyện
Dự thi, đạt giải cấp Tỉnh
Cuộc thi sáng tạo
thanh thiếu niên
nhi đồng
Thanh Hóa với
chiến thắng Điện
Biên Phủ (Năm
học 2013-2014)
423(100%)HStham gia
01 giải Nhất
cá nhân, giảiNhất đồngđội
Gửi dự thi
01 bài
Trang 5Dạy học tích hợp
(Năm học
2013-2014)
01 bài thixếp loạicấp
trường
Đạt 01 giải Nhì
Đạt 01 giảiBa
trường
Đạt 05 giải (01 Nhì, 02
Ba, 02 KK)
Đạt 03 giải ( 01 Nhì, 02Ba)
Đạt 02 giải( 01 Ba, 01KK)
Nguyên nhân nào dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên?
Xét nguyên nhân khách quan, ta thấy rất rõ là trong một năm học cả
thầy và trò đều phải gồng mình lên để gánh trên vai quá nhiều hoạt động giáodục: Từ dạy và học trên lớp, hoạt động lao động vệ sinh, hoạt động ngoài giờ lênlớp, hoạt động ngoại khóa, dạy thêm, kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi,tham gia tuyên truyền cùng địa phương trong các ngày lễ , một năm học, nhàtrường phải tham gia thực hiện nhiều cuộc thi tìm hiểu (Theo thống kê chưa đầy
đủ, trong 3 năm liên tục, trung bình mỗi năm nhà trường phải thực hiện trên 10cuộc thi tìm hiểu ) Điều này thực sự là quá tải với cả thầy và trò! Mặt khác, vớiyêu cầu của một Trung tâm chất lượng cao của giáo dục THCS huyện ThạchThành, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường bên cạnh việc nâng dần chất lượngđại trà là nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn nên CBGVNV cũng không cónhiều thời gian dành cho các cuộc thi tìm hiểu
Về nguyên nhân chủ quan, đại đa số CBGVNV và phụ huỵnh HS chưa
nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò ý nghĩa của các cuộc thi tìm hiểu, nhiềungười cho rằng tham gia các cuộc thi này không có ý nghĩa gì, không giúp íchđược nhiều cho việc học tập, lại mất thời gian nên dành thời gian cho việc họcvăn hóa là hơn Bên cạnh đó, tất cả các cuộc thi tìm hiểu đều chỉ có định hướngchung chung về nội dung, yêu cầu, về thể thức trình bày, thể lệ cuộc thi chứkhông có hướng dẫn cụ thể hoặc đáp án rõ ràng như các cuộc thi văn hóa, một
số cuộc thi còn đòi hỏi năng khiếu về một số lĩnh vực trong khi đó năng lựccủa CBQL, GV còn hạn chế nên việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn HS tham giacòn nhiều lúng túng
3 Các giải pháp đã thực hiện:
3.1 Tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động giáo dục, triển khai đến toàn thể CBGVNVHS về nội dung, vai trò, ý nghĩa của các cuộc thi tìm hiểu trong năm học.
Tại sao phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, triển khai
đến toàn thể cán bộ giáo viên học sinh về nội dung, vai trò, ý nghĩa của cáccuộc thi tìm hiểu trong năm học? Bởi lẽ, để tiến hành bất kỳ hoạt động giáo dụcnào trong nhà trường, mọi người cần hiểu và xác định được vai trò ý nghĩa củaviệc làm đó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cần nắm được yêu cầucách thức nội dung tiến hành để công việc đạt hiệu quả Trong việc tổ chức thựchiện các cuộc thi tìm hiểu, người cán bộ quản lý phải triển khai đến toàn thể
Trang 6CBGVNV và HS nội dung, yêu cầu, thể lệ các cuộc thi, đặc biệt là vai trò ýnghĩa của từng cuộc thi để tìm đến sự ủng hộ, nhất trí, đồng thuận cao của Hộiđồng sư phạm nhà trường và đây sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến thànhcông.
Bản thân tôi đã thực hiện nội dung trên với một số biện pháp cụ thể sauđây:
Về việc triển khai nội dung các cuộc thi: Trước hết, chúng ta phải gửicông văn hướng dẫn cuộc thi đến từng tổ chuyên môn, đến Tổng phụ trách Đội,
Tổ trưởng chuyên môn phối hợp cùng Tổng phụ trách Đội phô tô tài liệu, yêucầu mọi người đọc và nghiên cứu trước một tuần, sau đó triển khai trong cáccuộc họp giao ban hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn Khi nhà trường triểnkhai cuộc thi, bản thân các thành viên tham gia đã nắm được nội dung yêu cầu
cơ bản các cuộc thi, đã hình thành sẵn trong đầu những thắc mắc băn khoăn cầnđược chia sẻ và định hướng Khi đó, người cán bộ quản lý sẽ là người triển khainội dung thể lệ và nhấn mạnh vai trò ý nghĩa của các cuộc thi đến mọi thànhviên tham gia
Chúng ta phải làm gì để vận động tuyên truyền mọi người cùng đồng lòngnhất trí tham gia? Thực chất đây là công tác dân vận của người cán bộ quản lý,không phải bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng dùng luật định là đủ, điều quantrọng là phải biết kích thích khả năng làm việc, khơi gợi tiềm năng sáng tạo củamỗi người, tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ của các thành viên tham gia
Muốn làm được điều đó, bản thân nhà quản lý cũng phải sẵn lòng vớicông việc, phải là tấm gương trong việc tham gia các cuộc thi, sẵn sàng chia sẻcùng anh em những khó khăn trở ngại trong việc thực hiện, thực sự là chỗ dựacho anh em Bản thân phải là người hiểu hơn ai hết vai trò ý nghĩa, nội dung, thể
lệ của các cuộc thi, đủ khả năng vận động giải thích giúp mọi người nhận thứcđầy đủ đúng đắn về ích lợi của người tham gia
Không chỉ tuyên truyền, giải thích, vận động trong các cuộc họp mà tùyđiều kiện hoàn cảnh, có thể thông qua giao việc cho tổ chuyên môn, cho từng cánhân, thông qua đề nghị giúp đỡ, thông qua đề nghị cộng tác người cán bộquản lý cũng phải làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong
và ngoài nhà trường đặc biệt là tổ chức Đội và Công đoàn trong việc vận độngmọi người tham gia Một biện pháp quan trọng có thể áp dụng vào công tác vậnđộng đó là khi giao việc cho GV phụ trách cuộc thi nào đó cần giảm bớt nhữngviệc khác cho anh em, luôn biểu dương họ và động viên kịp thời trong các cuộchọp hoặc phải lưu tâm khi thực hiện thi đua khen thưởng trong năm học
Đối với HS và phụ huynh, người cán bộ quản lý cần sát thực tế, hiểu nănglực thật sự của HS, nắm vững hoàn cảnh của các em để có những tác động phùhợp, phải nói rõ những lợi ích của cuộc thi với HS và phụ huynh để mọi ngườiđồng thuận, ủng hộ Ví dụ, khi tổ chức thực hiện cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU,nhà quản lý cần tuyên truyền để GV và HS cũng như phụ huynh hiểu được ýnghĩa cũng như lợi ích thiết thực của cuộc thi: Nếu đạt giải ở cấp nào được côngnhận là học sinh Giỏi môn Ngữ văn ở cấp đó
Trang 73.2 Căn cứ tình hình thực tiễn, căn cứ năng lực sở trường của đơn vị chọn đầu tư cho những cuộc thi trọng tâm, trọng điểm.
Như trên đã trình bày và phân tích, một trong những nguyên nhân kháchquan dẫn đến thực trạng các cuộc thi không được như mong muốn là do trongmột năm học, nhà trường phải tham gia quá nhiều cuộc thi mà theo quy định thìkhông được bỏ cuộc thi nào Vậy, điều tất yếu là chúng ta không thể đầu tư vàomọi cuộc thi như nhau, nếu đầu tư dàn trải thì kết quả không thể cao được,chúng ta vẫn tham gia tất cả các cuộc thi theo quy định nhưng cần biết lựa chọntrọng tâm, trọng điểm để đầu tư và thực hiện tốt
Người cán bộ quản lý phải căn cứ nội dung yêu cầu cụ thể của từng cuộcthi, căn cứ nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra trong năm học để xác định những cuộc thiquan trọng cơ bản có khả năng góp phần lớn trong việc phát triển năng lực, rènluyện kỹ năng sống cho người tham gia, nâng chất lượng giáo dục toàn diệntrong nhà trường Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần phải căn cứ vào năng lực
sở trường của đơn vị, của từng tổ chuyên môn, vào năng lực của tùng cá nhântham gia để chọn lựa những nội dung thi phù hợp, đạt hiệu quả Theo quan điểmcủa người viết, một năm học, mỗi nhà trường nên nghiên cứu và đầu tư đạt hiệuquả khoảng từ 5-7 cuộc thi trọng tâm đã là một thành tích đáng ghi nhận
Tại trường THCS Phạm Văn Hinh, bản thân tôi là một cán bộ quản lýđược phân công chuyên chỉ đạo mảng các cuộc thi tìm hiểu Việc tham gia thựchiện các cuộc thi phần lớn giao cho Tổ Khoa học Xã hội phụ trách vì các cuộcthi trọng tâm chủ yếu là viết bài, điều này phù hợp với khả năng của giáo viên
thuộc các môn xã hội (Như cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho HS THCS, Em yêu lịch sử Việt Nam, Tìm hiểu Hiến pháp Nước CHXH CN Việt Nam, Tìm hiểu Luật phòng chống tham nhũng ); Các cuộc thi đòi hỏi khả năng tính toán thực hành vận dụng thường được lựa chọn và giao cho Tổ Khoa học Tự nhiên (Cuộc thi Sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho HS THCS ) Một số cuộc thi mà nhà trường không thể đầu tư nhiều
song vẫn tổ chức triển khai phát động tới tất cả CBGV NVHS nhằm thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền vận động là chủ yếu (Như cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước, Vẽ tranh về một mái trường không có ma túy, Cuộc thi Chăm sóc sức khoẻ
nữ sinh )
3.3 Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp, khả thi cho từng cuộc thi đã chọn lựa
Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng đầu tiên trong 4 chức năng
cơ bản của nhà quản lý Nếu trong mọi hoạt động giáo dục nói chung và hoạtđộng chỉ đạo các cuộc thi nói riêng, nhà quản lý không xây dựng được kế hoạchthì không định ra được con đường cần đi, không xác định được những công việc
cụ thể, thời gian cụ thể cần hoàn thành Vì vậy không thể đạt kết quả như mongmuốn
Có những kế hoạch mang tầm chiến lược lâu dài, có những kế hoach cụthể chi tiết cho từng công việc Trong bài viết này, xin đề cập đến loại kế hoạch
Trang 8thứ hai: Kế hoạch ngắn hạn (Hoặc kế hoạch tác nghiệp) Việc xây dựng kếhoạch cho từng cuộc thi thực chất là xác định nhiệm vụ mục tiêu, định ra yêucầu nội dung công việc, phân công những con người cụ thể vào từng công việc
cụ thể ứng với thời gian hoàn thành của các phần công việc
Để có kế hoạch phù hợp mang tính khả thi, người quản lý cần căn cứ vàođặc điểm của tình hình đội ngũ, vào chất lượng học sinh, vào yêu cầu cụ thể củatừng cuộc thi tìm hiểu Kế hoạch phải chỉ rõ: Nội dung yêu cầu cần đạt ở tùngcuộc thi, công việc phải thực hiện của từng CBGV, từng lớp học cụ thể trongtừng thời kỳ hoặc trong suốt năm học, thời gian hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt, một
số giải pháp cụ thể Người quản lý cần đọc kỹ công văn hướng dẫn các cuộc thi
và ngay từ đầu năm học phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo để bản thân mỗiCBGV NV bố trí sắp xếp công việc, dành thời gian thích đáng cho việc tham giacác cuộc thi tìm hiểu
Sau đây người viết xin trình bày sơ lược một bản kế hoạch về các cuộc thitrọng tâm áp dụng trong năm học 2015-2016 làm ví dụ minh họa:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU
Năm học 2015- 2016
A Đặc điểm tình hình:
1 Đặc điểm tình hình chung
- Tình hình đội ngũ: Tổng số: 33 CBGV NV, trong đó: QL: 03; Giáo viên: 26
01 GV biệt phái; Nhân viên: 03.; 100% CBGV, nhân viên có trình độ chuẩn,trong đó có 21/33 = 63,6 % CBGV NV có trình độ trên chuẩn
- Tình hình HS: Toàn trường có 12 lớp với 420 HS, mỗi khối có 2 lớp chấtlượng cao được thi chọn lớp 2 lần / năm học số còn lại là HS có khẩu tại Thị trấnKim Tân
2 Những thuận lợi, khó khăn
- Nhu cầu của thực tiễn giáo dục nhà trường và địa phương đặt ra nhiều tìnhhuống bức thiết cần giải quyết là tình huống cho các cuộc thi
- Các cuộc thi tìm hiểu có sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Thạch Thànhcủa Tổ chuyên môn THCS
2.2 Khó khăn:
- Trong năm học, nhà trường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn nên có
ít thời gian đầu tư cho các cuộc thi tìm hiểu
- Năm học 2015-2016 có sự xáo trộn về đội ngũ GV( 02 GV nghỉ hưu, 03 GVchuyển trường), đội ngũ GVNV chưa thực sự đồng đều về trình độ và năng lực,một số CBGV chưa thực sự nhiệt tình hướng dẫn HS thực hiện các cuộc thi tìmhiểu
Trang 9- Kinh phí khen thưởng dành cho các cuộc thi tìm hiểu còn hạn chế nên chưathật sự động viên được phong trào.
- Một số phụ huynh HS chưa thật sự ủng hộ nhà trường trong các cuộc thi tìmhiểu
B Kế hoạch cụ thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
I Cuộc thi “ Sáng tạo khoa học kỹ thuật”:
1 Nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp:
1.1 Nhiệm vụ:
Người phụ trách hướng dẫn HS chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, hướngdẫn HS thực hiện tạo ra sản phẩm; có trách nhiệm hỗ trợ HS hoàn thiện sảnphẩm; hướng dẫn HS trình bày, giới thiệu sản phẩm
HS đọc kỹ các đề tài làm bài thi, dưới sự hướng dẫn của GV tạo ra sảnphẩm dự thi
1.2 Chỉ tiêu: Đạt ít nhất 01 giải cấp huyện
1.3 Một số giải pháp:
- GV trực tiếp hướng dẫn HS tham gia tập huấn, tham khảo các dự án đã đạt giải
cấp Huyện, Tỉnh, Quốc gia
- Trên cơ sở các đề tài HS đã chọn lựa, người phụ trách hỗ trợ tư vấn cho HSchọn mô hình sản phẩm giản tiện, gần gũi, thiết thực, gắn với đời sống hàngngày, có thể sử dụng các nguyên vật liệu dễ làm, dễ kiếm
- Làm tốt công tác phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm (GVCN), phụ huynh
HS trong quá trình thực hiện; Tập cho HS cách giới thiệu, trình bày mô hình sảnphẩm; Người chỉ đạo tham mưu cho Hiệu trưởng trong vấn đề tài chính để hoànthiện sản phẩm
2 Phân công người chỉ đạo và phụ trách:
- Chỉ đạo : Trịnh Thị Hạnh
- Người phụ trách: Trương Đại Bàng, Hoàng Hữu Nhân.
3 Thời gian thực hiện: Tháng 8/2015: Đăng ký chủ đề, mô hình sản phẩm;
Tháng 9/ 2015: Triển khai thực hiện; 01/10 đến 25/ 11/2015: Tiếp tục hoànthiện, nạp sản phẩm dự thi về huyện
Thời gian nạp sản phẩm về huyện: 30/11/2015
II Cuộc thi “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vẫn đề thực tiễn” dành cho HS trung học:
1 Nhiệm vụ, chỉ tiêu, các giải pháp cơ bản:
1.1 Nhiệm vụ:
- Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm chung về từng nhóm được phân công chỉ đạo;Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lớp,
GV phụ trách khối nào chịu trách nhiệm về chất lượng từng bài thi của khối đó
- Mỗi giáo viên trong từng nhóm đề tài có nhiệm vụ hướng dẫn HS làm bài thitheo quy định
1.2 Chỉ tiêu: Mỗi khối, mỗi chủ đề có ít nhất hai bài gửi dự thi cấp huyện
Cả trường đạt ít nhất 10 giải cấp huyện, 05 giải cấp Tỉnh.
1.3 Một số giải pháp:
Trang 10- GVCN phối kết hợp cùng với các GV được phân công trên cơ sở những chủ đề
HS đã lựa chọn, định hướng tư vấn HS chọn tình huống cụ thể, thiết thực, gầngũi, gắn với tình hình nhà trường, địa phương, gia đình; có thể giải quyết bằngkiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS
- Các GV được phân công phụ trách khối nào hướng dẫn HS viết bài, có tráchnhiệm chấm, sửa bài, có đầu tư trọng tâm trọng điểm về chất lượng bài thi
- GVCN và GV được phân công phụ trách có thể phối kết hợp cùng phụ huynhtrong việc hướng dẫn HS viết bài
2 Phân công người chỉ đạo và phụ trách:
2.1 Nhóm đề tài 1: Các vấn đề liên quan đến Môi trường: Bảo vệ môi trường,
bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng nănglượng tiết kiệm
- Chỉ đạo: Lê Thị Sinh- Phó Hiệu trưởng, chuyên môn Địa lý- Hóa học
- Các thành viên: Phụ trách khối 6,7: Đinh Thị Chuyên, Phạm Thị Nguyệt , LêVăn Dũng, Nguyễn Ngọc Anh
Phụ trách khối 8,9: Lê Thị Quyên, Trần Thị Nghĩa, NguyễnThị Hà
2.2 Nhóm đề tài 2: Các vấn đề liên quan đến An toàn giao thông, hiểu biết pháp luật, tham nhũng:
- Chỉ đạo: Lê Lệnh Luân- Hiệu trưởng, chuyên môn GDCD
- Các thành viên: Phụ trách khối 6,7: Ngô Thị Thu, Hồ Thị Lan Phương
Phụ trách khối 8,9: Lưu Thị Luân, Lê Tiến Lực.
2.3 Nhóm đề tài 3: Các vấn đề liên quan đến Bảo vệ chủ quyền quốc gia và biên giới biển đảo, quyền sống của con người.
- Chỉ đạo: Trịnh Thị Hạnh- Phó Hiệu trưởng, chuyên môn Ngữ văn
- Các thành viên: Phụ trách khối 6,7: Lưu Thị Thu, Lê Thị Thương
Phụ trách khối 8, 9: Hoàng Thị Huê , Nguyễn ĐứcThắng,
Thời gian nạp bài về huyện: 14/12/2015
III Cuộc thi “ Dạy học tích hợp”:
1 Nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp:
1.1 Nhiệm vụ:
- GV chọn bài đảm bảo tích hợp, viết mô tả, soạn bài, quay băng ghi hình, thuthập các sản phẩm của HS
- Người chỉ đạo và phụ trách cùng tổ chuyên môn giúp đỡ hỗ trợ GV tham gia
1.2 Chỉ tiêu: Cả 04 nhóm phải gửi bài dự thi cấp huyện
Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 giải cấp tỉnh
1.3 Giải pháp: