1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử việt nam lớp 9 (giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)

21 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 239,5 KB

Nội dung

[1] Ngày nay, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vịtrí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhànước xác định, giúp học sinh nắm đ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHAI THÁC, SỬ DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ THẾ GIỚI ĐỂ DẠY VÀ HỌC TỐT

LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 9 (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945)

Người thực hiện: Quản Thị Hảo

Trang 2

2.3.2 Một số biện pháp khai thác và sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9( từ năm 1919 đến năm 1945).

7

2.3.3 Một số ví dụ cụ thể sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp

9 ( từ năm 1919 đến năm 1945)

11

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14

2.4.1 Đối với học sinh 14

2.4.2 Đối với giáo viên 15

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

“Trong lịch sử đất nước, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch

Sử Từ thời phong kiến, các nho sinh từ sáu tuổi trở lên đã phải ngày đêm đènsách, gắng sức học cho thông kinh sử, bởi không thông sử thì khó đỗ đạt làmquan để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đãdạy Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhấtvẫn là những bài học về lịch sử Những bài học, câu chuyện, áng thơ văn vềlịch sử nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòngyêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyềncủa đế quốc, phong kiến” [1]

Ngày nay, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vịtrí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhànước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch

sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quankhoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước Hơn nữa, học sinh biết tự hào

về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,biết quan tâm tới những vấn đề có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu.Trên nền tảng kiến thức đã học môn Lịch sử còn giúp học sinh phát triển nănglực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, hìnhthành thế giới quan, tình cảm đạo đức cho học sinh

Tuy nhiên, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh và thậm chí cảgiáo viên thì môn Lịch sử vẫn là môn học phụ nên hầu như không có sự đầu tưcho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học

ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả, học trò học đối phó,chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáodục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu

Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, với mụctiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồngquốc tế Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với nền giáo dục củanước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ,sức khỏe, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàChủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi

mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, trong

những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo cáccấp của ngành giáo dục ngày càng được tăng cường Đặc biệt là tại đơn vịtrường THCS Thị trấn Triệu Sơn, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họcđược thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, quán triệtsâu sắc việc tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện,

Trang 5

kỹ thuật dạy học hiện đại một cách phù hợp đối với từng bộ môn nhằm góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị.

Liên tục trong nhiều năm được nhà trường giao nhiệm vụ dạy môn Lịch sử

9 đồng thời phụ trách đội tuyển học sinh giỏi của trường, của PGD và tham dựnhiều tiết hội giảng của các đồng nghiệp Tôi luôn xác định rằng muốn cho giờdạy không bị khô cứng, tẻ nhạt, cần phải đổi mới phương pháp dạy học bằngcách tăng cường sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học, khai thác kênh hình,kênh chữ có sẵn trong sách giáo khoa giúp học sinh nắm vững kiến thức theo

nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn Đặc biệt, làm

cho học sinh thấy rõ Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc vốn là hai bộ phận riêngbiệt, mỗi phần có những đặc điểm riêng Tuy nhiên đây lại là hai bộ phận khôngtách rời nhau, luôn bổ trợ cho nhau Bởi trong thực tế, những sự kiện lịch sử xảy

ra ở mỗi quốc gia ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử thế giới

và những chuyển biến của lịch sử thế giới sẽ tạo nên xu hướng phát triển chung

cho các quốc gia Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nội dung: “Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 ( giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)” làm đề tài sáng kiến kinh

nghiệm của mình trong năm học 2016-2017

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh ở trườngTHCS Thị Trấn Triệu Sơn khi học phần lịch sử thế giới Thông qua đó để tìm rađược các giải pháp nhằm nâng cao ý thức và hứng thú học phần Lịch sử thế giớilàm tiền đề cho phần lịch sử Việt Nam các khối nói chung và lớp 9 nói riêng

- Nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học Lịch sử lớp 9

- Nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử lớp 9

- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng sống, đạo đức, tác phong, lối sốngthông qua các biểu tượng nhân vật lịch sử

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạyhọc, tôi chọn 2 lớp nguyên vẹn của Trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn, cụ thể:

- Lớp đối chứng: 9B

- Lớp thực nghiệm: 9C

Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tươngđồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực họctập, thái độ học tập với bộ môn Lịch sử trước khi tác động

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử

- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu

- Phương pháp tham khảo tài liệu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.[1]

Trang 6

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Luật Giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh…”

Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiếnthức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành

ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước,truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động vàthái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội Vì vậy phương pháp dạy họcmôn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảoluận nhóm, đóng vai ) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kểchuyện ) Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới phươngpháp dạy- học lịch sử hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác SGKmột cách có hiệu quả nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung bài học, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn

Trong chương trình lớp 4 và lớp 5, Lịch sử và địa lí được học trong cuốn

Tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, bắt đầu từ năm lớp 6 Lịch sử đã tách ra thànhmôn học độc lập Mỗi cuốn SGK Lịch sử từ chương trình lớp 6 đến lớp 9 đều cócấu trúc gồm hai phần rõ rệt: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam được thể hiện

- Thời lượng: 1 tiết/tuần

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốcđến thế kỉ X (20 bài: từ bài 8đến bài 27)

- Thời lượng: 1 tiết/tuầnLớp 7

Khái quát lịch sử thế giới trungđại (7 bài)

- Thời lượng: 2 tiết/tuần

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ Xđến giữa thế kỷ XIX

- Thời lượng: 2 tiết/tuần

Lớp 8

- Lịch sử thế giới cận đại (từgiữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế

kỉ XIX) gồm có 14 bài

- Lịch sử thế giới hiện đại (từ

1917 đến 1945) gồm có 9 bài

- Thời lượng: 2 tiết/tuần

Lịch sử Việt Nam từ năm 1858đến năm 1918 (8 bài)

Thời lượng: 1 tiết/tuầnLớp 9

- Lịch sử thế giới hiện đại từ

1945 đến nay (có 13 bài)

- Thời lượng: 1 tiết/tuần

Lịch sử Việt Nam từ năm 1919đến nay (có 34 bài)

- Thời lượng: 2 tiết/tuầnNhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy hai điểm:

+ Niên đại của các sự kiện thế giới thường gần với thời gian diễn ra các sự kiệntrong lịch sử dân tộc

Trang 7

+ Phần lịch sử thế giới được bố trí học trước phần lịch sử Việt Nam.

Trong quá trình giảng dạy, đã nhiều lần học sinh thắc mắc: “Tại sao khônghọc lịch sử Việt Nam trước lịch sử thế giới?” hoặc “ Nếu bỏ qua phần lịch sử thếgiới mà chỉ học mình phần lịch sử Việt Nam thì có được không?”

Có thể nói rằng, đây không phải là một sự sắp xếp ngẫu nhiên, tùy hứngcủa các nhà biên soạn sách giáo khoa, mà là một nghiên cứu khoa học và lôgictheo sự phát triển của tư duy con người nói chung và của khoa học lịch sử nóiriêng

Trong các bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lớp học chính trị (nhằmmục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cách mạng cho nước ta) tại Quảng Châu,

Trung Quốc (1925 – 1927) có nhấn mạnh: “ Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ”[2] Qua lời của cụ Hồ, chúng ta thấy rõ việc học tập Lịch sử nhân loại giúp

cho người dân Việt Nam hiểu rõ và đúng hơn về lịch sử chính dân tộc mình, hiểuhơn về những cống hiến của dân tộc mình đối với sự phát triển của nhân loại,những sự kiện, những nhân vật, những quốc gia tác động, ảnh hưởng đến thắnglợi của cách mạng Việt Nam, đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam Từ

đó, tiếp thu một cách “chọn lọc” những giá trị tinh hoa nhân loại, những bài họckinh nghiệm trong các cuộc đấu tranh cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệđất nước của các quốc gia trên thế giới Mặt khác, học tập, nghiên cứu Lịch sửnhân loại giúp chúng ta “biết” và “tường” quá trình phát triển xã hội loài người,một qúa trình đa dạng phức tạp, đầy mâu thuẫn và hợp quy luật

Như vậy, trong việc dạy và học lịch sử Việt Nam thì phần lịch sử thế giới

là rất quan trọng Việc vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của phần lịch sửthế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam sẽ giúp các em có được cách lý giải khoahọc nhất các sự kiện đang diễn ra của dân tộc mình tại thời điểm đó và đươngnhiên mỗi quốc gia là một phần của thế giới vì thế các sự kiện xảy ra ở các quốcgia tạo ra xu thế phát triển của thế giới

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9, môn Lịch sử không cònmới mẻ Các em đã được học từ cấp I có hệ thống theo tiến trình lịch sử nên ítnhiều đã có tư duy lịch sử nhất định Do đó, các em dễ dàng nắm bắt đượcnhững sự kiện lịch sử và bài học được rút ra

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rất nhiều học sinh quan tâm và hứngthú đối với môn học Các em chăm chú lắng nghe cô giảng bài, hồi hộp theo dõicác sự kiện và thích thú khi cô cung cấp, mở rộng kiến thức bằng những câuchuyện lịch sử, những con số “biết nói” Nhưng các em cũng gặp một số trởngại khiến cho việc học tập môn lịch sử chưa đạt kết quả như mong muốn Đólà:

+ Từ trước tới nay các em quen với phương pháp học cũ: thầy giảng- trònghe nên các em chưa thực sự tích cực, chủ động, linh hoạt trong giờ học làmcho giờ học trầm và nhàm chán

+ Dù bộ môn Lịch sử đóng một vai trò rất quan trọng ở cấp THCS nhưngtrong thực tế vẫn có những em chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn

Trang 8

Lịch sử, xem đó là môn phụ nên thời gian dành cho môn học này còn ít, học đốiphó, học vẹt.

+ Thực tế, hầu hết các em học sinh đều chưa hiểu hết mối quan hệ qua lạigiữa phần lịch sử thế giới với phần lịch sử Việt Nam Do đó, trong tư duy củacác em đây là hai phần độc lập, học hết phần lịch sử thế giới thì có thể bỏ quatheo kiểu (song thì cất đi), các em chưa có một sự vận dụng nhất định trong quátrình tư duy và học phần lịch sử Việt Nam Thậm chí, có em còn nghĩ chỉ cầnhọc lịch sử dân tộc mình là đủ, tại sao lại phải học cả lịch sử của các dân tộckhác

+ Chương trình Lịch sử lớp 9 gồm phần Lịch sử thế giới từ sau chiến tranhthế giới thứ hai (năm 1945) đến nay (năm 2000) và phần Lịch sử Việt Nam từsau chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1919) đến nay (năm 2000)

Phần Lịch sử thế giới được dạy ở học kỳ 1 với thời lượng 1tiết/tuần PhầnLịch sử Việt Nam chủ yếu được dạy ở học kỳ II và tăng lên 2 tiết/tuần Tuynhiên, khó khăn của giáo viên và học sinh khi học lịch sử Việt Nam giai đoạn1919-1945 là phần lịch sử thế giới có liên quan, tác động mạnh mẽ chủ yếu nằmtrong ở lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 mà các em đã học ở học kỳ I lớp 8

Qua khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp 9B, 9C ở trường THCS Thị TrấnTriệu Sơn khi chưa áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy, tôi thu được kết quảnhư sau:

Lớp HS Số Giỏi Khá TB Yếu Ghi chú

1919 đến năm 1945)

Ở lớp 9B (lớp đối chứng): Tôi dùng phương pháp truyền thống, trình bàykết hợp với vấn đáp, chỉ hỏi mà không chỉ ra mối liên hệ giữa lịch sử thế giớivới lịch sử Việt Nam Tôi cũng không đưa ra bảng hệ thống kiến thức thể hiệnmối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới Kết quả có nhiều em

Trang 9

thuộc bài song đó chỉ là sâu chuỗi các sự kiện lịch sử mà không hiểu bản chấtlịch sử và không rút ra được bài học.

Ở lớp 9C (lớp thực nghiệm): Ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra bảng hệthống kiến thức thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam

Đến khi các em học bài 13: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay”, tôi lại đưa ra bảng hệ thống một lần nữa bởi sau bài học này các em sẽ học

sang phần lịch sử Việt Nam Tôi cũng giao nhiệm vụ cho các em về tìm hiểu và

ôn lại các kiến thức lịch sử thế giới có liên quan đến bài học mới

Trong quá trình dạy học, tôi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trongsách giáo khoa (giai đoạn từ 1919 đến 1945) và chỉ cho học sinh thấy rõ mốiquan hệ, tác động của lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam Đồng thời, kết hợpvới tranh ảnh, lược đồ trên máy chiếu làm cho các em nắm bài rất nhanh và có

hệ thống, giờ học trở nên sôi nổi hơn

2 .3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .

2.3.1 Những lưu ý chung khi khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để

dạy và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 ( giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945).

Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạyphần lịch sử Việt Nam, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên

sử dụng, khai thác kiến thức thế nào Theo tôi, giáo viên cần chú ý những điểmsau:

- Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học

để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý vàtính tích cực của học sinh

- Những kiến thức lịch sử thế giới được trình bày ở phần bối cảnh tìnhhình trước một giai đoạn, hay một sự kiện nào đó trong bài học lịch sư ViệtNam Những kiến thức lịch sử thế giới này có thuận lợi là được phân bố thờigian để giáo viên trình bày cho học sinh, nhưng là phần kiến thức hỗ trợ, giúphọc sinh hiểu rõ hơn một sự kiện nào đó của lịch sử dân tộc, nên thường chỉđược trình bày rất sơ lược, nhiều khi chỉ nhắc đến cho có Bởi thế, khi soạn giáo

án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kiến thứclịch sử thế giới vào bài dạy, phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác mộtcách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực củahọc sinh trong học tập

- Kiến thức lịch sử thế giới thường rất rộng lớn và phức tạp, bao quát nhiềuthời kì, nhiều khu vực với nhiều sự kiện, khái niệm, cho nên muốn vận dụngđược đòi hỏi người giáo viên phải nắm rất vững kiến thức lịch sử thế giới Nhiềukhi, vì những lí do khác nhau mà giáo viên có thể bỏ qua những liên hệ cần thiếtgiúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc

- Vạch ra bản chất, quy luật và những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa

sự kiện lịch sử trong nhiều trường hợp thực chất là sự tác động lẫn nhau giữa các

sự kiện lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, các sự kiện dân tộc với nhau Giáoviên phải vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học bộ môn, nhưphương pháp thông tin tái hiện lịch sử, phương pháp nhận thức lịch sử, phương

Trang 10

pháp tìm tòi nghiên cứu để hình thành tri thức cho học sinh từ tạo biểu tượng,hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử.

- Phần lịch sử thế giới tác động đến lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm

1919 đến năm 1945 lại chủ yếu nằm trong chương trình lịch sử lớp 8 Vì vậy,học sinh cần lưu ý lịch sử hiện đại của lớp 8 từ giai đoạn từ năm 1917 đến 1945nhiều hơn Sau mỗi tiết học, giáo viên phải giao nhiệm vụ và hướng dẫn họcsinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

2.3.2 Một số biện pháp khai thác, sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy

và học tốt lịch sử Việt Nam lớp 9 ( giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945)”

Mục đích của việc sử dụng kiến thức lịch sử thế giới trong dạy học lịch

sử dân tộc là làm cho học sinh thấy được mối quan hệ biện chứng của lịch sử thếgiới và lịch sử dân tộc, giúp học sinh hiểu được vị trí của lịch sử dân tộc tronglịch sử nhân loại Từ đó, hiểu sâu sắc hơn những tác động của lịch sử thế giớiđến Việt Nam

Để khai thác triệt để nội dung tri thức lịch sử thế giới phục vụ cho việcdạy tốt nội dung lịch sử Việt Nam, tôi đã thiết kế lập bảng về mối quan hệ giữalịch sử thế giới hiện đại và lịch sử dân tộc

Ngay từ đầu năm học được giao dạy lịch sử lớp 9, giáo viên lập kế hoạch cho cả năm, hoặc học kì Nắm bắt được chương trình ở phần nào, lịch sử thế giới

có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam, từ đó có kế hoạch hướng dẫn học sinh lập bảng và giáo viên thiết kế bảng mối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sửthế giới

Tên

bài học

Nội dung lịch sử Việt Nam

Kiến thức lịch sử thế giới

có liên quan Bài 14:

-Pháp tiến hành chương trình khai

thác thuộc địa lần hai ở Việt Nam

- Chương trình khai thác này đã

tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã

hội Việt Nam

- Chiến tranh thế giới lần thứnhất (1914-1918) kết thúc

-Tháng 6-1919, Hội nghị Vécxai được họp để chia nhauquyền lợi sau chiến tranh Cuộcchiến tranh thế giới lần thứ nhất

đã để lại một dấu ấn không phai

mờ trong lịch sử nhân loại màgánh nặng của nó đè lên đầugiai cấp công nhân, nhân dâncác nước tham chiến cùng vớinhân dân các nước thuộc địa

- Pháp tuy là nước thắng trậnnhưng phải chịu tổn thất nặng

nề Để bù đắp những thiệt hại

ấy một mặt Pháp tiến hành bóclột nhân dân trong nước, mặtkhác Pháp tiến hành khai thácthuộc địa, trong đó có ViệtNam

Bài 15: - Những năm sau Chiến tranh thế - Cách mạng tháng Mười Nga

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w