Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2008-2010 tại Techcombankchi nhánh Chương Dương Hà Nội ( đơn vị: triệu đồng )

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhanh Chương Dương Hà Nôi (Trang 33 - 35)

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư (triệu đồng) Tỷ trọng Số dư (triệu đồng) Tỷ trọng Số dư (triệu đồng) Tỷ trọng Các khoản nợ Chính phủ và NHNN VN 0 0 17.097 4,7% 47.501 10,2%

Tiền gửi và vay các tổ chức tín

dụng khác 39.001 17,4% 44.983 12,4% 82.189 17,6% Tiền gửi của

khách hàng 172.251 76,8% 271.076 74,9% 299.926 64,2% Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 1.009 0,4% 7.099 2% 9.866 2,1% Phát hành giấy tờ có giá 12.008 5,4% 21.898 6% 27.643 5,9% Tổng cộng 224.268 100% 362.143 100% 467.242 100%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Techcombank Chương Dương năm 2008, 2009 và 2010 )

Qua bảng số liệu, nhận thấy tổng lượng vốn huy động qua các năm tăng đều đặn và ổn định. Cụ thể trong năm 2008 so với năm 2009 tốc độ tăng là 61,48%, và năm 2010 tăng lên 29,02% so với năm 2009. Sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động cụ thể là tiền gửi và tiền vay từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác tăng lên, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng (75% năm 2009 và 64,2% năm 2010). Nguồn tiền gửi khách hàng tuy có sự sụt giảm về mặt tỷ trọng (do có sự tăng trưởng từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng) nhưng giá trị huy động của nguồn tiền này vẫn được đảm bảo ở mức tăng trưởng cao, gần 50% từ năm 2008 đến 2009 và đạt giá trị 299,921 tỷ đồng năm 2010, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2009. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do chi nhánh đã tăng cường các hình thức ưu đãi, khuyến mãi khác nhau, mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ rộng khắp với khách hàng, địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng đông dân cư và quan tâm tới các dịch vụ của chi nhánh. Đồng thời những dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân bằng séc và bằng thẻ phát triển làm cho lượng tiền gửi thanh toán tăng như thẻ thanh toán nội địa F@stAccess, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa v.v…

 Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.2 :Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Techcombank trong giai đoạn 2008 - 2010

Số dư ( triệu đồng) Tỷ trọng Số dư ( triệu đồng) Tỷ trọng Số dư (triệu đồng) Tỷ trọng Phân theo kỳ hạn 224.268 100% 362.143 100% 467.242 100% Ngắn hạn 190.998 87,17% 320.334 88,45% 420.227 89,94% Trung hạn,dài hạn 33.270 14,83% 41.809 11,55% 47.015 10,06%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Techcombank Chương Dương năm 2008, 2009 và 2010 )

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì nguồn vốn ngắn hạn luôn có tỷ trọng lớn hơn do nguồn vốn ngắn hạn bao gồm nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, nhờ đó khách hàng có thể rút nhanh khi họ có việc đột xuất. Nguồn vốn trung và dài hạn khó huy động hơn vì khách hàng cũng biết rằng dài hạn thì rủi ro lớn hơn và không linh hoạt bằng tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn. Hơn nữa, cũng nhận thấy rằng tỷ trọng của nguồn vốn trung và dài hạn đang giảm dần trong tổng nguồn vốn, trong khi tỷ trọng của nguồn vốn ngắn hạn lại tăng lên. Điều này có thể được lý giải là do sự chênh lệch lãi suất huy động của các kỳ hạn không nhiều, dường như xấp xỉ hay bằng nhau, nên khách hàng thường ưu tiên gửi tiền theo các kỳ hạn ngắn vừa có thể rút tiền trong ngắn hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Techcombank Chương Dương giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhanh Chương Dương Hà Nôi (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w