Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

74 413 1
Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay và tiến hành đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường nội địa

Đề tài : Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam MỞ ĐẦU: 1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngành thép là ngành non trẻ thay thế nhập khẩu. Trong những năm qua ngày thép đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10-15%/năm.Năng lực sản xuất thép đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và đang từng bước tiến tới xuất khẩu.Tuy nhiên ,Nhà nước vẫn còn bảo hộ sản xuất trong nước với mức thuế nhập khẩu cao do năng lực cạnh tranh còn thấp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì con đường duy nhất cho doanh nghiệpnâng cao năng lực canh tranh của hàng hoá và dịch vụ.Đề tài nhằm định hướng cho chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. 2.Mục đích nghiên cứu: Đề tài thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay và tiến hành đề xuất các chính sách , giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường nội địa . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết về năng lực cạnh tranhcác nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu:  Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng chủ yếu là hai Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam.  Số liệu sử dụng từ năm 2002-2008.  Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam nghiên cứu tới năm 2020. 4.Bố cục đề tài: Chương I: Cơ sở lí luận nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh thép xây dựng tại Việt Nam. Chương II: Phân tích năng lực cạch tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. 1 Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. Chương I: Cơ sở lí luận nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh thép xây dựng tại Việt Nam. 1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.Khái niệm về cạnh tranh: - Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường và cũng là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường.Sẽ không có kinh tế thị trường nếu như không có cạnh tranh.Trong nền kinh tế thị trường năng lực cạnh tranh là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp.Có thể hiểu cạnh tranh là là một quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn ) để đạt được mục tiêu kinh tế của mình như:chiếm lĩnh thị trường,giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ sao cho có lợi nhất nhằm thu lợi nhuận cao nhất và nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với doanh nghiệp là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng. - Cạnh tranh điều tiết nhu cầu thị trường :quan hệ cung -cầu từ đó dẫn tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm để thu lợi nhuận.Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp,nhà sản xuất tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh và trong cuộc chạy đua khốc liệt này doanh nghiệp nào không đáp ứng được sẽ bị đào thải.Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, trong khi người tiêu dùng chỉ mua các sản phẩm, dịch vụ mà họ cho là tốt,phù hợp.Như vậy nhà sản xuất muốn bán được hàng,thu lợi nhuận thì phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm,lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với chi phí nhỏ nhất . Cạnh tranh lành mạnh còn là động lực phát triển,cơ bản kết hợp hài hòa, hợp lí giữa lợi ích của doanh nghiệp,lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích toàn xã hội. - Cạnh tranh một mặt thúc đấy sản xuất phát triển mặt khác nó cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo , cạnh tranh không lành mạnh…Vì vậy cần có sự quản lí của Nhà nước. 1.2.Khái niệm năng lực cạnh tranh: 1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia: 2 - Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 1997: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đói vững chắc”. - Uỷ ban cạnh tranh Công nghiệp của Mĩ thì : “Năng lực cạnh tranh quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sắp xếp các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế cho nhân dân nước đó trong điều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội” - Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng những thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên người theo thời gian” - Diễn đàn cấp cao về năng lực cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) thì định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành,quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” - Hiện tại về đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia có hai phương pháp được áp dụng rộng rãi.Phương pháp một do Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) đưa ra trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu,phương pháp hai do Viện quốc tế về quản lí và phát triển(IMD) đưa ra trong cuốn Niên gián cạnh tranh thế giới.Theo WEF và IMD thì năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 8 yếu tố:  Độ mở nền kinh tế : gồm hoạt động đầu tư và thương mại như: chính sách xuất nhập khẩu,chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,chính sách tỷ giá…  Vai trò của Chính Phủ: mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính Phủ,chính sách thuế ,chính sách tài khóa …  Năng lực tài chính - tiền tệ: hiệu quả của các trung gian tài chính,rủi ro tài chính,đàu tư và tiết kiệm…  Kết cấu hạ tầng: năng lực và hiệu quả vận hành hệ thống KCHT khả năng thu hút đầu tư FDI và tư nhân cho hệ thống hạ tầng…  Trình độ công nghệ: năng lực phát triển công nghệ trong nước,công nghệ qua vốn FDI và chuyển giao công nghệ của nước ngoài… 3  Trình độ quản lí: xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,tổ chức vận hành các bộ phận của doanh nghiệp…  Lực lượng lao động : kĩ năng tay nghề,năng suất lao động,tính linh hoạt thị trường lao động,quan hệ lao động giữa các ngành…  Thể chế kinh tế, chính trị: sự phù hợp pháp luật với cơ chế thị trường,hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật… 1.2.2.Năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp: Trên thực tế tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp. - Theo trung tâm kinh tế quốc tế Úc thì: Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước. - Trong báo cáo tại hội nghị thương mại quốc tế năm 1985, Ủy ban lựa chọn của thượng nghị viện Anh đưa ra quan điểm “Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế của mình” - Bộ thương mại Hoa Kỳ thì cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ một cách bền vững có lợi nhuận những sản phẩm,dịch vụ của mình và khách hàng của họ thì sẵn sang mua những sản phẩm,dịch vụ này hơn so với các đối thủ cạnh tranh” - Quan điểm khác cho rằng: năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp đó có thể là sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường,có nghĩa là doanh nghiệp nào có năng lực sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như các doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh cao hơn” hay “Năng lực cạnh tranhnăng lực giành được và duy trì thị phần trên thị trường với một mức lợi nhuận nhất định”, “ Một ngành được coi là có khả năng cạnh tranh nếu ngành đó có mức năng suất các yếu tố tổng hợp ngang bằng hoặc cao hơn so với các quốc gia khác” - Trong đề án quốc gia về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí ,duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phẩn của sản phẩm,dịch vụ trên thị trường”. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng 4 hoá dịch vụ hấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh. Tổng hợp các trường phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu tố cấu thành sau: 1. Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào. 2. Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp. 3. Yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. 4. Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. - Để lượng hóa năng lực cạnh tranh của ngành, người ta sử dụng hai chỉ tiêu:Lợi thế so sánh (RCA) và Mức độ bảo hộ hiện hữu( ERP)  Chỉ số RCA càng cao thì lợi thế so sánh càng lớn. Công thức tính RCA: RAC= Xn :kim ngạch xuất khẩu mặt hàng n của quốc gia Xt :tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đó Xnw : tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng n của toàn thế giới Xtn : tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. RCA <1 : Mặt hàng không có lợi thế so sánh 1<RCA<2.5: Mặt hàng có lợi thế so sánh,mức độ ngày càng cao khi nó tiệm cận cận trên. RCA>2.5 : Mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao .  Chỉ số ERP đo lường phạm vi mức độ bảo hộ và can thiệp của Chính Phủ tới tỉ lệ bồi hoàn đối với các nhân tố sản xuất như: đất đai,lao động,vốn so với khi không có sự can thiệp của Chính Phủ.Công thức tính ERP đối với ngành j là: 5 VAdj : giá trị gia tăng của ngành j theo giá nhận định( biểu hiện tác động của chính sách thương mại và các can thiệp của Chính Phủ) VAwj :giá trị của ngành j theo giá thế giới ERP>0 :giá trị gia tăng của ngành lớn hơn trong trường hợp thương mại tự do. ERP<0 và VAw >0:ngành sẽ thuận lợi hơn khi tự do hóa thương mại. ERp<0 và VAw<0 : ngành đang được bảo hộ quá cao. 1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: - Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu quản lí trung ương (CIEM) và chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) thì năng lực canh tranh sản phẩm đựơc đo bằng : thị phần của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường . Năng lực canh tranh của một sản phẩm được thể hiện qua lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại.Lợi thế so sánh của sản phẩm bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài:năng lực cạnh tranh,chi phí sản xuất,chiến lược sản phẩm, thị phần…Khi nói sản phẩm A của doanh nghiệp B có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm A do doanh nghiệp C sản xuất thì điều đó có nghĩa là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do doanh nghiệp B sản xuất như doanh nghiệp này có chi phí sản xuất/ một đơn vị sản phẩm thấp hơn,sản phẩm có chất lượng tốt hơn…Còn nếu so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố được thể hiện cơ bản qua giá bán sản phẩm. - Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuấtnăng suất lao động. Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm. 6 Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong canh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:  Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.  Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ. Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí: - Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. - Tính cạnh tranh về giá cả. - Khả năng thâm nhập thị trường mới. - Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh ngày càng phong phú hơn. Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn định, giá cả sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm. Tóm lại năng lực cạnh tranh là một khái niệm động , được cấu thành bởi nhiều yếu tố, chịu sự tác động của cả các yếu tố vi mô và vĩ mô. 1.2.4. Mối quan hệ giữa các cấp độ cạnh tranh: - Năng lực cạnh tranh sản phẩm là cơ sở để tạo sự cạnh tranh của doanh nghiệp,của ngành và tổng thể các ngành các doanh nghiệp lại tạo nên sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia có nghĩa là có nhiều doanh nghiệpnăng lực cạnh tranh và ngược lại.Để tạo điều kiện cho doanh nghiệpnăng lực cạnh tranh thì môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, chính sách vĩ mô rõ ràng có tính dự báo cao, bộ máy Nhà nước phải trong sạch, hoạt động hiệu quả .Do vậy khi phân tích về năng lực cạnh tranh phải lồng ghép các cấp độ cạnh tranh với nhau để có cái nhìn tổng thể . 7 - Doanh nghiệp là một tổ chức có thể sản xuất được nhiều sản phẩm khác nhau với năng lực cạnh tranh khác nhau. Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thể hiện sản phẩm đó có thể thay thế một sản phẩm khác đồng chất hoặc khác biệt.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra khi họ cung ứng những sản phẩm hoàn toàn giống nhau hoặc có sự khác biệt nhưng có thể thay thế cho nhau. Nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn thì danh nghiệp đó năng lực cạnh tranh hơn. Nếu một sản phẩm nào đó ngày càng chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường thì cũng có thể nói rằng sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh cao hơn. Chúng ta thường phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp nhưng trên thực tế chúng rất gần với nhau. Vì một doanh nghiệpnăng lực cạnh tranh tốt thì sản phẩm của nó có năng lực cạnh tranh tốt và ngược lại. Trên thực tế, ta hay dùng khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpnăng lực cạnh tranh của sản phẩm như những thuật ngữ có thể thay thế cho nhau. Các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng của Tổng Công ty hiện chỉ sản xuất thép xây dựng là chủ yếu nên ta có thể coi năng lực cạnh tranh của sản phẩm như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Vai trò nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: - Hội nhập kinh tế là quá trình mở của nền kinh tế và chấp nhận đặt nền kinh tế quốc dân trong sự cạnh tranh khốc liệt và phức tạp với các nền kinh tế khác để tồn tại và phát triển.Việc cạnh tranh được dựa trên việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc đan xen nhiều chiều với nhau.Trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế là xu hướng có tính quy luật.Do vậy để phát triển nền kinh tế trong bối cảnh nhu vậy thì từng quốc gia phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mà ở đó doanh nghiệp phải là những người đi tiên phong. - Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (Association of South East Asian Nations); Hợp tác kinh tế trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc; Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương APEC (Asian Pacific Economic 8 Cooperation) và mới đây là Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization). Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do thương mại mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích về thương mại, mở rộng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam; cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại với các nước, khuyến khích đầu tư nước ngòai vào Việt Nam, và quan trọng hơn là thúc đẩy công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. Đây cũng là động lực quan trọng đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tự sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ kinh doanh, thực hiện chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh; tạo ra tư duy làm ăn mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội do hội nhập đem lại thì Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và quy tắc bắt buộc, trong đó có các quy định về cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan để tiến tới tự do hóa thương mại. Giảm thuế nhập khẩu và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đồng nghĩa với việc giảm hàng rào bảo hộ đối với các ngành sản xuất trong nước nói chung và ngành sản xuất thép nói riêng, vì vậy các ngành sản xuất trong nước sẽ đứng trước những thách thức rất lớn khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước. - Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang . Tóm lại, máy móc, thiết bị đang được sử dụngcác doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (tỷ lệ này ở Thái Lan là 31%, Ma-lai-xi-a là 51% và Xin-ga-po là 73%). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu.Theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương thì chỉ có 20% doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập. Mà nguyên nhân chủ yếu là: sản xuất qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu,hiệu quả sản xuất thấp,quản lí yếu,trình độ lao động thấp,kĩ năng trong thương mại quốc tế kém… 9 Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế trong điều kiện hội nhập,Đảng và Chính Phủ đã đề ra nhiều chủ trương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và chủ động hội nhập.Từ nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII(1996),NQ 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định:’ “…các ngành, địa phương,doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại hoạt động,nâng cao hiệu quả sản xuất,nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh,bảo đảm hội nhập kinh tế có hiệu quả” và “Đi đôi với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh , khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng và thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng,đẩy mạnh cải cách hành chính”.Qua đó có thể thấy nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Thép là ngành non trẻ, thay thế nhập khẩu, năng lực cạnh tranh thấp.Khi chúng ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới bảo hộ của Nhà nước sẽ dần được gỡ bỏ.Đó là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp thép trong nước.Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép trong môi trường hội nhập. 3. Các chỉ tiêu đánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép: - Sản lượng ,doanh thu của sản phẩm:có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong đó sản lượng và doanh thu là một trong các chỉ tiêu quan trọng.Nếu sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng cao qua các năm tức là hàng hóa được duy trì và giữ vững thị phần.Tương tự nếu doanh thu hằng năm cao và tăng với tốc độ hợp lí qua các năm chứng tỏ giá cả hàng hóa được duy trì và hàng hóa đó đứng vững trong cạnh tranh và có năng lực cạnh tranh cao được thị trường chấp nhận.Còn nếu như khối lượng tiêu thụ lớn nhưng doanh thu không tương ứng thì chứng tỏ giá bán sản phẩm có sự giảm sút và năng lực cạnh tranh của hàng hóa đó giảm đi. - Thị phần của doanh nghiệp:trong một thời kì (một năm) là tỉ lệ phần trăm giữa tổng lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng lượng tiêu thụ trên thị trường trong thời kì đó.Chỉ tiêu này 10 . doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. 1 Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép. Đề tài : Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam MỞ ĐẦU: 1.Sự cần thiết

Ngày đăng: 17/07/2013, 14:59

Hình ảnh liên quan

-Tình hình kinh tế thế giới - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

nh.

hình kinh tế thế giới Xem tại trang 18 của tài liệu.
Nhóm sản phẩm thép hình, hiện chỉ có hai đơn vị của Tổng Công ty sản xuất chính với nhiều chủng loại thép hình cỡ nhỏ,chiếm khoảng 9-10% trong cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty. - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

h.

óm sản phẩm thép hình, hiện chỉ có hai đơn vị của Tổng Công ty sản xuất chính với nhiều chủng loại thép hình cỡ nhỏ,chiếm khoảng 9-10% trong cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 8: Các cơ sở sản xuất thép phôi - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

Bảng 8.

Các cơ sở sản xuất thép phôi Xem tại trang 51 của tài liệu.
01 Thép Lưu Xá 30 225 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

01.

Thép Lưu Xá 30 225 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Từ các số liệu ở bảng trên ta thấy các lò điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ trừ nhà máy thép Phú Mỹ được trang bị lò điện hồ quang kiểu DANARC 70 tấn/mẻ mới được đưa vào vận hành - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam

c.

ác số liệu ở bảng trên ta thấy các lò điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ trừ nhà máy thép Phú Mỹ được trang bị lò điện hồ quang kiểu DANARC 70 tấn/mẻ mới được đưa vào vận hành Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan