Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

68 457 1
Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phải phụ thuộc vào nhiều nguồn lực: nguồn tài lực, nguồn nhân lực, nguồn vật lực... Nhưng chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng của mình chỉ có thể thông qua nguồn nhân lực. Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực và không phải ngẫu nhiên mà các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, khai thác sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho hiệu quả nhất lại là một bài toán luôn luôn được đặt ra đối với các nhà quản lý.

Chuyên đề thực tập tốt nghiêp LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phải phụ thuộc vào nhiều nguồn lực: nguồn tài lực, nguồn nhân lực, nguồn vật lực . Nhưng chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng của mình chỉ có thể thông qua nguồn nhân lực. Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực và không phải ngẫu nhiên mà các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, khai thác sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho hiệu quả nhất lại là một bài toán luôn luôn được đặt ra đối với các nhà quản lý. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng như vậy là do các vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ nhất, nguồn nhân lực tào ra sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp. Thứ hai, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng của công nghệ. Thứ ba, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy của sự phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm ra cho mình một vị trí trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cá lớn nuốt cá bé, ai mạnh thì người ấy còn. Để làn được điều đó, sản phẩm của doanh nghiệp phải có sự khác biệt hoặc chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải tốt hơn những sản phẩm cùng giá khá hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp hơn những sản phẩm cùng loại khác. Muốn như vậy doanh nghiệp phải tận dụng tối đa những lợi thế, nguồn lực, cơ hội mà mình nắm giữ để đưa ra những chiến lược kinh doanh sản xuất kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Trong khi các nguồn lực khác như nguồn vật lực, nguồn tài lực là hạn chế thì chỉ có nguồn nhân lực mới là một nguồn lực có thể khai thác vô hạn. Tiềm năng trí tuệ và tay nghề của con người là vô cùng to lớn, nhưng để biến tiềm năng đó thành hiện thực thì các nhà quản lý cần phải có các biện pháp, các công cụ thích hợp để Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp tạo động lực cho người lao động. Các nhà quản lý cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và công cụ quản lý để tác động lên người lao động, làm cho họ cảm thấy hăng say, nhiệt tình với công việc và ngày càng trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Vấn đề nâng cao động lực cho người lao động đang được Công ty Vật liệu xây dựng bưu điện nghiệp tông bưu điện II thực hiện trong nhiều năm nay. Vấn đề này đặc biệt quan trọng khi sang năm 2006, Công ty Vật liệu xây dựng bưu điện tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Đây là một bước tiến quan trọng để Công ty chuyển thành từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành một doanh nghiệp đa sở hữu. Trong thời gian thực tập tại nghiệp tông bưu điện II, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền – giảng viên khoa Khoa học quản lý em đã quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại nghiệp tông bưu điện II.” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Mụcđích của đề tài là: - Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động và những biện pháp, công cụ nghiệp sử dụng trong thời gian qua nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực hiện nay. - Đưa ra một số hướng nhằm hoàn thiện các biện pháp, công cụ nghiệp đã sử dụng đồng thời kiến nghị thêm một số biện pháp mà nghiệp nên sử dụng nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động. Đề tài có kết cấu như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại nghiệp tông bưu điện II. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động. Do thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những sơ xuất, hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ, sửa chữa của các cô chú trong nghiệpcác thầy cô trong khoa để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ HỆ THỐNG CÔNG CỤ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I . ĐỘNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNGCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC 1. Động lực lao động Động lực lao độngcác nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong hoàn cảnh làm việc nhất định nhằm tạo ra năng suất và hiệu quả công việc cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và của bản thân. Động lực gắn liền với mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi công việc và mục tiêu làm việc cụ thể. Tuy động lực không phải là nhân tố quyết định duy nhất đối với năng suất lao động và hiệu quả công việc nhưng khi có động lực, người lao động sẽ làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn. Họ sẽ cống hiến hết tài năng của mình, phát huy mọi khả năng của mình có để hoàn thành tốt nhất công việc mà tổ chức giao cho họ. Khi có động lực, năng suất và hiệu quả công việc bao giờ cũng cao hơn là lúc không có động lực. Ví dụ, đối với một sinh viên đi học sáng mà hôm nào trời rét là ngại dạy sớm để đi học. Nếu không có động lực học tập thì họ sẵn sàng bỏ một hoặc hai tiết đầu để được ngủ cho thỏa giấc. Người lao động cũng vậy, khi không có động lực họ vẫn có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ của mình nhưng họ thường làm việc với tâm lý ngại việc, không ổn định, họ coi công việc như là một nghĩa vụ chứ không phải sự yêu thích và say mê. Vì vậy họ có thể có xu hướng rời xa tổ chức và sẽ gây ra một thiệt hại lớn cho tổ chức. Tạo động lực lao động: được hiểu là hệ thống các biện pháp, chính sách, thủ thuật quản lý mà nhà quản lý sử dụng để tác động đến người lao động làm cho người lao độngđộng lực trong công việc. Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp Tạo động lực trong lao động vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu và trách nhiệm của quản lý. Khi người lao độngđộng lực làm việc sẽ tạo ra khả năng tăng năng suất lao độngnâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy các nhà quản lý phải tìm mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người lao động trong khả năng và điều kiện cho phép để không ngừng làm cho người lao động thỏa mãn với công việc, từ đó tạo động lực lao động. Nếu làm được việc này thì coi như doanh nghiệp đã củng cố được lòng trung thành của người lao động và tận dụng được hết khả năng tiềm ẩn của họ để phục vụ hết mình cho sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp. 2. Các học thuyết tạo động lực 2.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow Ông cho rằng con người có nhiều nhu cầu khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Khi con người thỏa mãn nhu cầu bậc dưới rồi thì họ mới hướng lên nhu cầu bậc cao hơn. Khi đó nhu cầu bậc thấp không còn là động cơ thúc đấy nữa mà động cơ thúc đất lúc này sẽ là các nhu cầu bậc cao hơn mà người ta hướng tới. Nhu cầu sinh lý ( nhu cầu vật chất ): là những nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống của con người bao gồm các nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại . Nhu cầu về an toàn: là nhu cầu được ổn định, được bảo vệ, tránh sự nguy hiểm về thể chất và tinh thần. Nhu cầu được chữa bệnh, nhu cầu được bảo đảm an ninh trật tự xã hội, . Nhu cầu xã hội ( nhu cầu về liên kết và chấp nhận ): là nhu cầu quan hệ với người khác, được thể hiện và chấp nhận tình cảm. Ví dụ các nhu cầu: nhu cầu có bạn bè, nhu cầu có đồng nghiệp, nhu cầu có người yêu . Nhu cầu được tôn trọng: là loại nhu cầu có địa vị, có quyền lực, có uy tín và lòng tự tin. Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu bậc cao nhất theo cách phân cấp nhu cầu của Maslow. Đó là sự mong muốn biến được các nguồn lực, tiềm năng của mình thành hiện thực. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Theo học thuyết này thì tiền là công cụ để thỏa mãn các nhu cầu. Tiền là cơ sở đảm bảo nhu cầu ăn mặc, đi lại của con người như mua quần áo, phương tiện đi lại . Tiền cũng giúp cho các cá nhân, tổ chức đảm bảo an toàn như tiền để khám chữa bệnh, chi phí bảo hộ lao động. Tiền còn đảm bảo nhu cầu về mặt xã hội, người ta dùng tiền để thể hiện tình cảm của mình đối với cấp dưới ( thưởng, bảo hiểm ), cũng nhờ có tiền mà con người có thể theo học những gì mình muốn để từ đó hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó trong một nền kinh tế thị trường, tiền còn là công cụ biểu hiện giá trị con người. Người có tiền là những người có quyền lực về kinh tế, họ được xã hội tôn trọng và giá trị xã hội của họ ngày càng được nâng cao. Như vậy, theo lý thuyết này thì nhà quản lý phải biết chính xác được nhân viên của mình đang mong muốn điều gì, ở bậc nhu cầu nào để từ đó có tác động chính xác. Nhà quản lý phải sử dụng đồng tiền như là một công cụ tạo động lực quan trong nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động để họ có động lực làm việc và động cơ để hành động. 2.2 Mô hình xác định các bộ phận cấu thành của động lực M = E x V x I Trong đó: - M ( motivation ): Động lực - E (expectation ): Kỳ vọng - V ( value ): giá trị kỳ vọng - I (intruments ): Công cụ Con người có rất nhiều kỳ vọng: tiền, quyền, sự tôn trọng, công việc thử thách . và kỳ vọng của họ càng lớn khi họ có khả năng, nguồn lực, trình độ và có nhu cầu . Trong khi đó, ở mỗi con người, tại mỗi một thời điểm khác nhau các giá trị Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp kỳ vọng này lại khác nhau. Ví dụ đối với một sinh viên mới ra trường thì tiền có thể là kỳ vọng lớn nhất của họ, vì lúc này họ chưa có tiền. Nhưng cùng với sự thay đổi của thời gian thì kỳ vọng của họ có thể thay đối, nếu có đủ tiền thì tiền không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ mà lúc này kỳ vọng đầu tiên của họ có thể là vị thế hay sự tôn trọng. Để có được động lực thì con người phải được cung cấp công cụ để hoàn thành nhiệm vụ. Thứ nhất, đó là các công cụ để thực hiện kỳ vọng, nó bao gồm các nguồn lực về vốn, nhân lực và phương tiện. Việc cung cấp này được thực hiện theo hai hướng, đó là đảm bảo cung cấp các nguồn lực và tạo điều kiện để người lao động tự có nguồn lực. Ví dụ một ông giám đốc chi nhánh của nghiệp không chỉ ngồi chờ đợi nguồn vốn của Công ty rót xuống cho mình mà Công ty cần phải đưa ra các quy chế, quy định để tạo điều kiện cho họ có thể tự huy động được nguồn vốn từ bên ngoài. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì xu hướng đảm bảo nguồn lực giảm dần và xu hướng tạo điều kiện để có nguồn lực tăng dần. Một vấn đề mà con người quan tâm là họ sẽ nhận được gì nếu họ hoàn thành tốt công việc. Đối với người lao động ngoài tiền lương mà họ nhận được thì nhà quản lý có thể thưởng cho họ một số tiền. Theo mô hình này, các nhà quản lý cần nắm bắt được kỳ vọng của người lao động của từng con người, tại từng thời điểm cụ thể để từ đó có phương hướng tác động phù hợp. Bên cạnh đó họ phải cung cấp đầy đủ công cụ thực hiện công việc cho họ. 2.3 Mô hình xác định động cơ, động lực theo tính chất của động cơ, động lực Theo mô hình này động cơ, động lực được chia làm ba loại và tương ứng với ba loại này là ba loại công cụ tác động. Đó là: - Độngkinh tế tương ứng với nó là các công cụ kinh tế sẽ tác động vào. Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp - Động cơ tinh thần tương ứng với nó là các công cụ tâm lý giáo dục sẽ tác động . - Động cơ cưỡng bức - quyền lực tương ứng với nó là các công cụ hành chính tổ chức sẽ tác động. Khi nghiên cứu mô hình này nhà quản lý cần nhận biết được động cơ làm việc của người lao động trong tổ chức mình để từ đó xây dựng được một hệ thống công cụ tác động cho phù hợp. Với mỗi con người thì động cơ hành động là khác nhau và công cụ tác động lên nó sẽ khác nhau. Ví dụ, với người lao động làm việc với độngkinh tế thì ta phải sử dụng các công cụ kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, . để tác động vào độngnhằm tạo động lực lao động của họ. Trong ba loại động cơ, độngkinh tếđộng cơ quan trọng nhất của con người, tất cả hoạt động của con người đều xuất phát từ động cơ và lợi ích kinh tế. Vì vậy, để tạo động lực làm việc cho người lao động một cách mạnh mẽ thì các nhà quản lý phải đặc biệt quan tâm chú ý xây dựng một hệ thống công cụ tạo động lực trong đó cần phải tập trung vào hoàn thiện các công cụ kinh tế. 2.4 Học thuyết về sự công bằng Theo quan điểm truyền thống, sự công bằng được thể hiện thông qua mức hưởng. Nhưng theo quan điểm hiện đại thì trước khi xét sự công bằng về mặt hưởng thụ thì người ta phải xem xét công bằng về mặt cơ hội. Đó là các cơ hội được: đào tạo, đảm bảo nguồn lực, được giao việc . Công bằng về mặt cơ hội được xét trên hai phương diện đó là công bằng kinh tếcông bằng xã hội. Công bằng kinh tế được thể hiện là ai đóng góp nhiều hơn, ai có trình độ hơn, ai có triển vọng hơn và ai có đạo đức hơn sẽ được tạo cơ hội nhiều hơn. Nhưng bên cạnh đó thì công bằng xã hội cũng cần được quan tâm, đó là công bằng cho những người yếu đuối của xã hội, họ chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo vì vậy các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho họ. Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp Đối với sự bất công bằng, con người thường có xu hướng cam chịu hoặc phản ứng lại. Nhưng nếu họ nằm trong tình trạng bị đối xử bất công kéo dài thì động lực làm việc của họ sẽ bị giảm dần. Vì vậy, để duy trì và nâng cao động lực cho người lao động, nhà lãnh đạo cần đảm bảo công bằng về mặt cơ hội và hưởng công cho người lao động để họ có động lực làm việc. Sử dụng các mô hình kể trên ta có thể rút ra được một số nhân tố quyết định và ảnh hưởng đến động lực của người lao động như sau: 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động 3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động Hệ thống nhu cầu của con người: Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không thỏa mãn về một cái gì đó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Mục tiêu cá nhân: Mục tiêu cá nhân là trạng thái mong đợi, đích hướng tới của mỗi cá nhân. Mỗi một con người đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau và họ sẽ có những biện pháp, cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Tùy thuộc và mục tiêu được đặt ra cao hay thấp mà mức độ cố gắng, nỗ lực thực hiện của cá nhân nhiều ít tương ứng. Và từ đó hình thành nên động lực lao động với mức độ phù hợp. Lợi ích: Lợi ích là kết quả mà con người có thể nhận được qua các hoạt động của bản thân, cộng đồng, tập thể, xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Lợi ích và động lực có mối quan hệ cùng chiều, tức là khi lợi ích thu được càng lớn thì động lực làm việc của con người càng cao. Lợi ích buộc con người phải suy nghĩ, cân nhắc, tìm tòi các phương thức thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Năng lực, khả năng của người lao động: Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiêp Thông thường năng lực, khả năng của người lao động càng cao thì họ càng dễ dàng , suôn sẻ trong việc thực hiện công việc của mình. Vì vậy họ có xu hướng đặt ra mục tiêu và có nhu cầu đòi hỏi cao hơn so với những người khác. Từ đó động lực lao động của họ cũng lớn hơn. 3.2 Nhóm các nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp Chính sách nhân sự và sự thực hiện chính sách nhân sự Chính sách nhân sự và sự thực hiện chính sách nhân sự đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra động lực cho người lao động. Trong chính sách nhân sự bao gồm các chính sách tuyển dụng, đào tạo, trả lương, trả thưởng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực của người lao động. Phong cách của người lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là cách thức mà người lãnh đạo dùng để gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức nhằm đạt được mục đích của mình trong những tình huống cụ thể.Trong quá trình lao động, người lao động chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo. Các phương pháp và công cụ tạo động lực mà nhà quản lý sử dụng Các phương pháp và các công cụ mà nhà quản lý sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến động lực lao động. Tùy từng loại động cơ, từng hoàn cảnh cụ thể mà nhà quản lý có thể lựa chọn các phương pháp và công cụ tác động phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu. Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những quan niệm mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết những vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. Văn hóa vừa là mục tiêu, phương tiện và động lực cho sự phát triển. Văn hóa doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hành vi các cá nhân và động lực lao động của họ. Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì các cá Chử Thị Lan - Quản lý Kinh tế 44A 10

Ngày đăng: 17/07/2013, 07:58

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 200 3- 2004 - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 2.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 200 3- 2004 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 của Xí nghiệp - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 3.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 của Xí nghiệp Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 4: So sánh động lực năm 2003 và 2004 của Xí nghiệp. - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 4.

So sánh động lực năm 2003 và 2004 của Xí nghiệp Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6: Bảng giá cho một công sản phẩm được quy định tại Xí nghiệp - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 6.

Bảng giá cho một công sản phẩm được quy định tại Xí nghiệp Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 7: Thu nhập bình quân tháng của người laođộng tại Xí nghiệp qua các năm - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 7.

Thu nhập bình quân tháng của người laođộng tại Xí nghiệp qua các năm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 9: Thang điểm và các chỉ tiêu đánh giá đối với người laođộng gián tiếp - Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm nâng cao động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Bê tông bưu điện II

Bảng 9.

Thang điểm và các chỉ tiêu đánh giá đối với người laođộng gián tiếp Xem tại trang 58 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan